Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

CHUYÊN đề GIÁO dục PHÁP LUẬT - THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 145 trang )




























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
_________________________




TÀI LIỆU
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ




CHUYÊN ĐỀ
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT













Hà Nội, 2012

2




























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN




TÀI LIỆU

THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NGƯỜI HỌC, CẬP NHẬT KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ



CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT


CHUYÊN ĐỀ 1

PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH,
DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH


CHUYÊN ĐỀ 2

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN
PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM





HÀ NỘI, 2012

3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
4
CHUYÊN ĐỀ 1 - PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH; DÂN SỐ VÀ
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
6
PHẦN 1. PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
6
I. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm gia đình
6
6
2. Trách nhiệm của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chế độ hôn
nhân và gia đình Việt Nam
6
3. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam 8
4. Xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình 9
5. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình 23
6. Chấm dứt quan hệ hôn nhân 34
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN GHI NHỚ
41
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Mục tiêu
46
46
2. Chuẩn bị cho hoạt động tổ chức lớp học 46
3. Gợi ý các thức tổ chức các hoạt động dạy học 47
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THAM KHẢO SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY…….
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………

52
81
PHẦN 2. PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
82
I. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm dân số và kế hoạch hóa gia đình
82
82
2. Chính sách của Nhà nước và các nguyên tắc của công tác dân số 90
3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện công tác dân số 99
4. Các hành vi bị ngăn cấm trong việc thực hiện công tác dân số 100
5. Kế hoạch hóa gia đình 111
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN GHI NHỚ
113
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Mục tiêu
118
118
2. Chuẩn bị cho hoạt động tổ chức lớp học 118
3. Gợi ý các thức tổ chức các hoạt động dạy học 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
CHUYÊN ĐỀ 2. PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ
VÀ TRẺ EM…………………………………………………………………….
I. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHUYÊN ĐỀ ……………………………………
1. Khái quát về thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em trên thế giới và ở Việt Nam
hiện nay………………………………………………………………………….

123

123

123
2. Nguyên nhân và hậu quả của thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em 126
3. Các hành vi bị cấm liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em 132
4. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị buôn bán 134
5. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, tổ chức trong việc trợ giúp nạn nhân và
phòng ngừa, đấu tranh với hành vi buôn bán phụ nữ và trẻ em
135
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN GHI NHỚ
138
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Mục tiêu
140
140
2. Chuẩn bị cho hoạt động tổ chức lớp học 140
3. Gợi ý cách thức tổ chức các hoạt động dạy học…………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….
141
145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

4
LỜI NÓI ĐẦU

Học tập là một trong những nhu cầu cốt yếu, đồng thời cũng là quyền
lợi chính đáng của mỗi con người. Xây dựng xã hội học tập để tạo điều kiện
cho mỗi người dân có thể học tập suốt đời, học tập bất kỳ ở đâu là điều mà
mọi quốc gia tiên tiến trên thế giớ
i đều đang hướng tới.
Ở Việt Nam bên cạnh việc phát triển việc giáo dục ở các cấp học phổ
thông, các trường chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, việc học tập tại các

Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm học tập cộng đồng cũng được
hết sức chú trọng.
Thực hiện Thông tư số 26/2010/TT.BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm
2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dụ
c thường
xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thực, kỹ năng, chuyển
giao công nghệ bao gồm 5 chương trình: chương trình giáo dục pháp luật,
chương trình giáo dục văn hóa - xã hội, chương trình giáo dục bảo vệ môi
trường, chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe và chương trình giáo dục phát
triển kinh tế. Vụ Giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ chủ trì biên soạn
các tài li
ệu dưới dạng các chuyên đề phục vụ cho việc triển khai thực hiện
chương trình trên tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Học
tập cộng đồng.
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của các chương trình trên, các chuyên đề
được biên soạn theo tinh thần đáp ứng yêu cầu của người học: cần gì học nấy,
cần trước học trước những vấn đề thiết thực, sát sườn, phù hợp vớ
i thực tiễn
của đất nước và của địa phương.
Căn cứ vào danh mục các chuyên đề được biên soạn đáp ứng nhu cầu
người học đã được phê duyệt kèm theo Quyết định số 3455/QĐ-BGDĐT ngày 5
tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục thường
xuyên tổ chức biên soạn 02 chuyên đề thuộc lĩnh vực giáo dục pháp luật:
Chuyên
đề 1: Pháp luật về hôn nhân và gia đình; dân số và kế
hoạch hóa gia đình
Chuyên đề 2: Pháp luật về phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em

5
Các chuyên đề trên được biên soạn nhằm thực hiện các mục tiêu của các

chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu người học cập nhật kiến
thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ là những vấn đề còn mới mẻ, chưa tích
lũy được nhiều kinh nghiệm, trong khi yêu cầu của người học rất phong phú,
đa dạng vì thế chắc chắn không thể tránh khỏi những thiế
u sót. Chúng tôi rất
mong muốn được tiếp nhận những ý kiến nhận xét, góp ý của người học,
người đọc để tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống các chuyên đề đáp ứng yêu cầu
người học ngày càng hữu ích và đạt được hiệu quả cao hơn.

VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN





















6
CHUYÊN ĐỀ 1
PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH;
DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

PHẦN 1. PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I. NỘI DUNG CƠ BẢN
1. Khái niệm gia đình
Gia đình gắn liền với mỗi cá nhân và xã hội. Ngay từ khi ra đời, ra đình
đã luôn là cơ sở của xã hội, sự ổn định của gia đình sẽ góp phần vào sự ổn
định và phát triển chung của xã hội. Khái niệm gia đ
ình được xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi
dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân
cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Lời nói đầu -
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000).
- Dưới góc độ kinh tế: Gia đình vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một
đơn vị tiêu dùng.
- Dưới góc độ pháp luật: Gia đ
ình là tập hợp những người gắn bó với
nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm
phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau ” (khoản 10, Điều 8 - Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000).
Trên cơ sở các góc độ nghiên cứu về gia đình, chúng ta có thể thấy:
“Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan
hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng; các thành viên trong gia đình có sự gắn bó
và ràng buộ
c với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp được nhà
nước thừa nhận và bảo vệ”.

2. Trách nhiệm của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ
chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam
2.1. Trách nhiệm của Nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công
dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
+ Từng bướ
c xóa bỏ các hình thức hôn nhân theo hủ tục; phát hiện và
xử lý kịp thời các trường hợp cưỡng ép kết hôn, hôn nhân giả tạo.

7
+ Có chính sách và pháp luật phù hợp nhằm đảm bảo các thành viên
trong gia đình bình đẳng; phòng, chống các hành vi bạo lực trong gia đình
dưới mọi hình thức; có cơ chế phát hiện và xử lý kịp, thích đáng thời các hành
vi tiêu cực nói trên.
Thứ hai, Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để gia đình thực hiện
đầy đủ chức năng của mình, trong đó phải kể đến các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: giữa
vợ và chồng, giữa cha mẹ và các con, giữa anh chị em trong gia đình trong
việc thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã
hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì.
- Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã hội, là
yếu tố đầu tiên và c
ơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận
trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục.
- Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ với sự
đa dạng về tính cách của các thành viên trong gia đình và những mối quan hệ
nảy sinh. Vì vậy, gia đình là môi trường đầu tiên để mỗi cá nhân học cách hoà
hợp với cộng đồng.
- Chức năng kinh tế: Cho

đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản
xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng
chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan
trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Thứ ba, Nhà nước thực hiện việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về hôn nhân và gia đình; v
ận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc
hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp
thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ.
2.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức
Để xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc, các cơ quan, tổ
chức có những trách nhiệm cụ thể sau:
Thứ nh
ất, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ,
công chức, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn
hóa. Trong đó cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối
sống và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, về vai trò của gia đình
với xã hội; phòng chống các tệ nạn xã hội như cờ bạc, bói toán, mê tín dị
đoan, ma tuý, mại dâm

8
Thứ hai, thực hiện tư vấn về hôn nhân và gia đình. Cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm tư vấn về các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình cho các
thành viên hiểu và thực hiện, đồng thời động viên, khích lệ các thành viên
trong gia đình văn hóa, gương mẫu.
Thứ ba, kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh các cơ quan quản lý
chuyên trách trong l
ĩnh vực hôn nhân và gia đình, gia đình, các cơ quan, tổ
chức khác cũng có trách nhiệm trong việc hòa giải những mâu thuẫn gia đình

phát sinh.
Thứ tư, Nhà trường với tư cách là một tổ chức giáo dục có trách nhiệm
phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ. Nhà trường được coi là cầu nối quan trọng
giữa học sinh v
ới gia đình và xã hội, do đó, nhà trường cần thực hiện tốt công
tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục gia đình cho học sinh, sinh viên; giúp họ
nhận thức được các quyền và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng
gia đình hạnh phúc, tiến bộ, bình đẳng.
2.3. Trách nhiệm của cá nhân
Mỗi cá nhân là thành viên của gia đình, có trách nhiệm trong việc xây
dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc, bình đẳng. Trách nhiệm của cá
nhân trong gia đình đượ
c thể hiện thông qua những nội dung sau:
- Mỗi cá nhân phải góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách,
pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trong
gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình.
- Mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện văn hóa gia đình, gắn với các
phong trào khác, như xây dựng khu dân cư văn hóa, làng, xóm văn hóa Đưa
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dự
ng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu,
thiết thực, hiệu quả.
- Mỗi cá nhân cần thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
- Mỗi cá nhân có trách nhiệm trong việc góp phần vào sự nghiệp giải
phóng phụ nữ nhằm thực hiện bình đẳng giới.
3. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nh
ững nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam
được ghi nhận trong Điều 2 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

Thứ nhất, nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng,

9
vợ chồng bình đẳng.
Thứ hai, nguyên tắc hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân
tộc, các tôn giáo; giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo; giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ.
Thứ ba, nguyên tắc vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số
và kế hoạch hoá gia đình.
Thứ tư, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi c
ủa cha mẹ, các con cũng như các
thành viên khác trong gia đình.
Thứ năm, nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Khoản 6, Điều 2 Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: "Nhà nước, xã hội và gia đình có
trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng
cao quý của người mẹ". Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong các Điều 41,
Điều 42, Đi
ều 85 của Luật.
4. Xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình
4.1. Kết hôn
4.1.1. Điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn
a. Điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn là một nội dung quan trọng của Luật Hôn nhân và
Gia đình. Xuyên suốt từ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 đến nay, các
văn bản luật đều quy định rất cụ thể về điều kiện k
ết hôn giữa nam và nữ. Tuy
nhiên, các điều kiện kết hôn có sự thay đổi về nội dung. Đến nay, Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000 quy định điều kiện kết hôn theo ba nội dung: độ
tuổi, sự tự nguyện và các trường hợp cấm kết hôn.

Thứ nhất, điều kiện về độ tuổi kết hôn
Điều 6, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000 đều ghi nhận độ tuổi
kết hôn thống nhất đó là: "Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên". Việc
pháp luật quy định độ tuổi kết hôn với nam và nữ là trên cơ sở sự phát triển về
năng lực hận thức và tâm sinh lý của cá nhân.

10

Chị Hạn Thị Dua - Dân tộc Mông - Bắc Yên, Sơn La
Lên chức bà khi mới 35 tuổi

Điểm a, mục 1-Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân Tối cao ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về điều kiện kết
hôn giải thích về tuổi kết hôn "Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên"
được hiểu là: chỉ cần nam bước sang tuổi 20, nữ bước sang tuổi 18 là đủ
điều
kiện về độ tuổi kết hôn mà không cần phải đủ 18 tuổi và đủ 20 tuổi.
Thứ hai, điều kiện về sự tự nguyện của các bên
Khoản 2, Điều 9 - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:
"Việc kết hôn phải do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở việc kết hôn". Quy đị
nh
trên nhằm đảm bảo sự tự do trong hôn nhân, thể hiện quyền của công dân
trong việc quyết định đến hôn nhân của mình.

11


Hôn nhân không tự nguyện
afamily.vn

Thứ ba, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết
hôn
+) Người đang có vợ, có chồng. Người đang có vợ, có chồng được hiểu
là: người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc một bên chưa chết; người sống
chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung
s
ống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.


+) Người mất năng lực hành vi dân sự. Người mất năng lực hành vi dân
sự có thể do mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi.

12


+) Giữa những người cùng dòng máu trực hệ và có họ trong phạm vi ba
đời. Trong đó, giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ
với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong
phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ
nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ
hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

+) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi
với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Những người này tuy không có quan

hệ huyết thống nhưng họ cùng là thành viên trong gia đình, những mối quan
hệ giữa họ là rất gần gũi. Vì vậy, việc cấm kết hôn giữa nhưng ng
ười trên góp
phần bảo vệ nền tảng đạo đức, sự trong sáng, lành mạnh và tôn ti trật tự trong
quan hệ gia đình mang bản sắc luân lý đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
+) Giữa những người cùng giới tính. Người cùng giới tính được hiểu là:
1
2
3
4

13
giữa nam với nam và nữ với nữ. Ở nước ta quan hệ đồng giới tính là một hiện
tượng không mới nhưng hiện nay lại đang nổi lên khá công khai, nhất là trong
cư dân đô thị. Thái độ của Nhà nước ta với việc kết hôn cùng giới tính là sự
ngăn cấm. Việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính chỉ được chính
thức ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.


b. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Theo quy định của Điều 12, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và
Điều 5, Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ
quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo nghị quyết số 35/2000/QH10 của
Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình, thẩm quyền đăng ký kết
hôn được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, trường hợp kết hôn giữ
a công dân Việt Nam với nhau ở Việt
nam: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên
kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Nơi cư trú trong trường hợp trên được
hiểu là: nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên; nếu cả hai bên

không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy
định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì ủy ban nhân dân cấp xã, n
ơi một
trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.


14


Thứ hai, trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài: có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn ở một trong hai quốc gia, nếu kết
hôn tại Việt Nam thì thực hiện tại sở tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh. Các bên
phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn, với người nước
ngoài thì ngoài việc phải tuân thủ pháp luật nước mình còn ph
ải tuân thủ pháp
luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Thứ ba, trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước
ngoài: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là
cơ quan đăng ký kết hôn.
c. Thủ tục đăng ký kết hôn
Điều 11, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 ghi nhận: việc kết hôn
phải được đăng ký và do cơ quan nhà n
ước có thẩm quyền thực hiện theo nghi
thức được quy định, mọi nghi thức kết hôn không theo quy định đều không có
giá trị pháp lý. Các thủ tục đăng ký kết hôn gồm các vấn đề có liên quan sau:
- Các giấy tờ cần thiết:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu). Các bên muốn kết hôn phải lập
một tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu do Bộ Tư pháp phát hành.






15
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Kính gửi:


NGƯỜI KHAI BÊN NAM BÊN NỮ
Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Dân tộc

Quốc tịch

Nơi thường trú/tạm trú

Số Giấy CMND/Hộ chiếu

Kết hôn lần thứ mấy


Chúng tôi cam đoan lời khai trên đây là đúng sự thật, việc kết hôn của chúng tôi không vi
phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
cam đoan của mình.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân đăng ký.

Làm tại: ngày tháng năm


Bên nam Bên nữ






Chú thích:
(1) Chỉ cần thiết trong trường hợp nơi đăng ký kết hôn khác với nơi thường trú/tạm trú của người đăng ký kết hôn;
(2) Chỉ cần thiết trong trường hợp người đăng ký kết hôn là cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang.

Xác nhận về tình trạng hôn nhân của
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (1)/
Thủ trưởng đơn vị nơi công tác (2)



Xác nhận này có giá trị trong thời hạn
6 tháng, kể từ ngày cấp.
Ngày
tháng năm

CHỦ TỊCH UBND/
THỦ TR
Ư

ỞNG ĐƠN V

Mẫu STP/HT-2006-KH.1
(QĐ số: 01/2006/QĐ-BTP) STP

16
+ Xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp hai bên cư trú khác
xã, phường, thị trấn). Xác nhận tình trạng hôn nhân có thể là một văn bản độc
lập hoặc tại tờ khai đăng ký kết hôn do cơ quan, đơn vị nơi công tác hoặc của
UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của mỗi bên về tình trạng hôn nhân của
đương sự. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác
nhận.


+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

17
+ Sổ hộ khẩu gia đình của bên nam hoặc bên nữ nơi đăng ký kết hôn;
giấy đăng ký tạm trú.
+ Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên đều đã từng có vợ (chồng)
nhưng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân (do ly hôn hoặc do một bên chết), thì
còn phải nộp một bản sao bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật về
việc ly hôn hoặc bản sao giấ
y chứng tử, quyết định tuyên bố chết của Tòa án.
- Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn: Các bên phải có mặt và trực tiếp nộp hồ
sơ cho người đại diện của UBND. Trong trường hợp một trong hai bên không
thể đến nộp hồ sơ mà có lý do chính đáng, thì có thể gửi cho UBND nơi đăng
ký kết hôn đơn xin nộp hồ sơ vắng mặt; trong đơn phải ghi rõ lý do vắng
mặt, có xác nhậ
n của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

- Việc có mặt của hai bên nam nữ: khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có
mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao: trong một số trường hợp vì những
lý do khách quan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên
nam hoặc nữ; do đó, nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn
đã thực hiện đúng
quy định và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với
nhau, thì không coi là việc đăng ký kết hôn vi phạm về nghi thức. Để tạo điều
kiện thuận tiện cho các bên kết hôn, việc đăng ký kết hôn có thể được thực
hiện tại trụ UBND hoặc tại thôn, bản, tổ dân phố theo kế hoạch của UBND
cấp xã.
- Quy trình thự
c hiện việc đăng ký kết hôn:
Bước 1. Các bên có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn và xuất trình các
giấy tờ theo quy định.
Bước 2. Sau khi nhận đủ hồ sơ đăng ký kết hôn, UBND phải tiến
hành xác minh về các điều kiện kết hôn, đồng thời niêm yết công khai việc xin
đăng ký kết hôn tại trụ sở UBND. Thời hạn niêm yết là 5 ngày (không kể ngày
nghỉ). Nếu cần phải xác minh thêm, thì thời hạn có thể
được kéo dài, nhưng
thời hạn tổng cộng không được quá 10 ngày.
Bước 3. Trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện
kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, thì trong thời hạn
5 ngày UBND thụ lý hồ sơ đăng ký phải mời hai bên đến trụ sở UBND để
thông báo việc từ chối và cấp cho các đương sự văn bản từ chối trên đó ghi rõ
lý do từ ch
ối. Các bên có quyền khiếu nại việc từ chối theo các quy định hiện
hành về giải quyết khiếu nại.

18

Bước 4. UBND ấn định ngày đăng ký kết hôn và báo cho các bên biết.
Thông thường UBND không xác định ngày đăng ký cụ thể mà chỉ yêu cầu các
bên đến trụ sở UBND để tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn trong hạn 5 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 5. Tổ chức lễ đăng ký kết hôn. UBND tiến hành đăng ký kết hôn
khi hết thời hạn niêm yết mà không nhận thấy có sự vi phạm các điều kiệ
n
kết hôn do pháp luật quy định. Khi có tình tiết chưa rõ là một trong hai bên
hoặc cả hai bên có đủ điều kiện kết hôn hay không, thì UBND yêu cầu các bên
làm giấy cam đoan và có xác nhận của ít nhất hai người làm chứng về nội
dung cam đoan đó. Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính chính xác của lời chứng. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai
bên cho biết ý muốn tự nguyện kế
t hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại
diện cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức cho hai bên ký tên vào giấy chứng nhận
kết hôn và sổ đăng ký kết hôn.
Bước 6. Chủ tịch UBND ký và trao cho mỗi bên một bản chính giấy
chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ,
chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Bản sao và số
lượng bản sao giấy chứng nhận k
ết hôn được cấp theo yêu cầu của hai bên.



19
4.1.2. Kết hôn trái pháp luật và hủy việc kết hôn trái pháp luật
a. Kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết
hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Để đảm bảo tính
nghiêm minh của pháp luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích cho các cá nhân,

Luật Hôn nhân và Gia đình đã đưa ra các quy định về việc hủy việc kết hôn
trái pháp lu
ật. Luật không quy định về vi phạm thủ tục kết hôn (vi phạm hình
thức), do vậy, việc kết hôn trái pháp luật chỉ là sự vi phạm quy định tại Điều 9
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, đây là sự vi phạm về nội dung.


b. Người yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 15, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 người
có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật gồm:
+ Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu Tòa án
hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật;
+ Viện Kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp
lu
ật do vi phạm quy định về độ tuổi kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn;
+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;
+ Hội liên hiệp Phụ nữ có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện
Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định
về độ tuổi kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
c. Hậu quả pháp lý của việc hủ
y kết hôn trái pháp luật
Thứ nhất, về quan hệ nhân thân.
Theo Điều 17, Khoản 1-Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, khi việc

20
kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ
chồng. Nếu các bên vẫn duy trì quan hệ như vợ chồng thì hậu quả pháp lý
trong các trường hợp cụ thể như sau:
- Nếu việc huỷ kết hôn do vi phạm quy định về tuổi kết hôn, thì người
tiếp tục duy trì quan hệ như vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn s

ẽ bị xử
lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tảo hôn. Nếu không
có bên nào đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự, thì người tổ chức việc duy trì
quan hệ đó sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn.
- Nếu việc huỷ kết hôn do vi phạm chế độ một vợ một chồng, thì các
bên duy trì quan hệ như vợ chồng s
ẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.
- Nếu việc huỷ kết hôn do các bên có cùng dòng máu trực hệ hoặc quan
hệ anh, chị, em cùng cha, mẹ hoặc cùng cha hay cùng mẹ, thì các bên duy trì
quan hệ như vợ chồng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.
- Nếu việc huỷ kết hôn do có sự cưỡng ép hoặc l
ừa dối:
+ Nếu cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện,
thì coi như không còn sự cưỡng ép hoặc lừa dối. Hai bên có thể đăng ký lại
việc kết hôn.
+ Nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tục cưỡng ép một hoặc hai bên
duy trì quan hệ như vợ chồng trái với ý chí của họ, thì người cưỡng ép có thể
bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Thứ hai, v
ề quan hệ tài sản.
Giữa các bên mà quan hệ hôn nhân không được thừa nhận không thể có
các quan hệ tài sản của vợ chồng. Việc thanh toán và phân chia tài sản chung
của hai bên được thực hiện như trong trường hợp thanh toán và phân chia tài
sản thực hiện theo quy định của pháp luật Dân sự. Theo Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, Điều 17 khoản 3, sau khi việc kết hôn bị huỷ, thì tài sản riêng
của ai vẫn thuộc quyền sở hữu riêng củ
a người đó; tài sản chung được chia
theo thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết, có
tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng

của phụ nữ và các con.
Thứ ba, đối với các con
Nguyên tắc chung của Luật Hôn nhân và Gia đình là bảo vệ quyền lợi
của con khi cha mẹ ly hôn hoặc kết hôn bị hủy bỏ. Theo Đi
ều 17, Khoản 2 -
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ,

21
thì quyền lợi của con được giải quyết như khi ly hôn: cha, mẹ vẫn tiếp tục có
nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã
thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình; cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con đó thì có nghĩa vụ cấp
dưỡng, đồng thời có quyền thăm nom với con Tất nhiên, nếu cha mẹ tiếp tục
chung sống như
vợ chồng, thì các vấn đề cấp dưỡng, thăm nom không được
đặt ra.
4.2. Nuôi con nuôi
a. Khái niệm chung
Một trong ba yếu tố nhằm xác lập quan hệ gia đình là sự nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp việc thực hiện nuôi dưỡng đều tất yếu
phát sinh giữa cha mẹ và con. Do một số trường hợp đặc biệt, quan hệ nuôi
dưỡng chỉ có thể xác lập khi có sự công nhận của Nhà nước.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận
con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con
nuôi; bảo đảm sự tự nguyện, bình đẳng giữa nam và nữ; không trái pháp luật
và đạo đức xã hội.
Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Người đượ
c nhận làm con

nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi hoặc đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc trường
hợp: được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú,
bác ruột nhận làm con nuôi.
Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.


b. Nhận nuôi con nuôi

22
* Điều kiện
Có thể nói nhận nuôi con nuôi là một hành vi nhằm xác lập quan hệ
giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo khả
năng thực hiện vai trò thay thế, người nhận nuôi con nuôi phải thỏa mãn điều
kiện nhất định. Điều 14, Luật Nuôi con nuôi ghi nhận điều kiện với người nuôi
con nuôi gồm:
- Với việc nuôi con nuôi trong nước: có năng l
ực hành vi dân sự đầy đủ;
hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo
đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt.
Bên cạnh đó Luật cũng quy định những người đang bị hạn chế một số quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết
định xử lý
hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù;
chưa được xóa án tích về một trong các tội: cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà,
cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc
hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo,
chiế
m đoạt trẻ em thì không được nhận nuôi con nuôi.

- Với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều
ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con
nuôi khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó
thường trú và quy định tại Điề
u 14 của Luật Nuôi con nuôi.
* Hồ sơ để thực hiện việc nhận nuôi con nuôi
Theo quy định, người nhận nuôi con nuôi phải làm các thủ tục nhận
nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam, hồ sơ gồm:
- Nuôi con nuôi trong nước:
+ Đơn xin nhận con nuôi;
+ Bản sao hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị
thay thế;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận tình trạ
ng hôn nhân;
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản
xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trừ trường hợp cha

23
dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi
hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi).
Việc nhận nuôi con nuôi trong nước được thực hiện tại UBND cấp xã
nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con
nuôi thường trú.


- Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
+ Đơn xin nhận con nuôi;

+ Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
+ Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
+ Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
+ Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.
Hồ sơ của ngườ
i nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư
pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận
con nuôi thường trú. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi thường trú của người được giới
thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
5. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
5.1. Quan hệ giữa vợ và chồng
5.1.1. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong quan hệ nhân thân
a. Quyền củ
a vợ, chồng

24
+ Vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau và cư xử với nhau một
cách thanh lịch, văn minh. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau
(Điều 21, Khoản 1-Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Vợ (chồng) cũng
không có quyền để cho người khác hành hạ, ngược đãi chồng (vợ) mình.

http:// xahoi.com.vn
+ Vợ chồng không có quyền xúc phạm đến danh dự, uy tín của nhau.
+ Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề
nghiệp, học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham
gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả
năng của mỗi người.

+ Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau;
không được cưỡng ép, cản tr
ở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
+ Tự do xác lập các quan hệ xã hội.
* Nghĩa vụ của vợ, chồng
- Nghĩa vụ chung sống
Một trong những điều kiện cần thiết của cuộc sống chung là vợ chồng
có nơi ở chung. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được thực hiện trên cơ
sở thoả thuận giữa vợ và chồng. Việ
c xác định nơi cư trú khác nhau của vợ
chồng chỉ có giá trị, nếu nó phù hợp với lợi ích của hôn nhân, đặc biệt là nhằm
tạo điều kiện để củng cố quan hệ vợ chồng, chứ không phải nhằm cắt đứt quan
hệ đó.
- Nghĩa vụ yêu thương và chung thủy
Vợ (chồng) vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ có thể bị áp dụng biện pháp
x
ử lý hành chính hoặc hình sự nếu quan hệ với người khác có tính chất như vợ
chồng - vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng.
- Nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau

25
Sự chăm sóc và giúp đỡ có hai mặt - vật chất và tinh thần. Về phương
diện vật chất, vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu
của gia đình; có nghĩa vụ dùng tài sản riêng của mình để đảm bảo các nghĩa vụ
chung nếu tài sản chung không đủ thực hiện. Về phương diện tinh thần, vợ,
chồng phải dành cho nhau sự chăm sóc t
ận tình trong mọi hoàn cảnh.
- Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện
Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự
hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt

thiết yếu của gia đình. Quy định này được đặt ra nhằm tránh sự thoái thác
trách nhiệm của vợ, chồng trong m
ột số giao dịch dân sự mà một bên vợ hoặc
chồng xác lập.
5.1.1. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm hai chế độ: tài sản chung của
vợ và chồng và tài sản riêng của vợ, chồng.
a. Tài sản chung của vợ và chồng
Theo quy định tại Điều 27, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, tài
sản chung của vợ
chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, nghĩa là tài sản này
không thể tách biệt một cách rõ ràng sự đóng góp của vợ và chồng. Trong
trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi
tên của cả vợ chồng.
- Tài sản chung vợ chồng gồm:
+ Tài s
ản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân - nguồn chủ yếu của tài sản chung của vợ và
chồng.
+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung.
+ Tài sản do vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền và nghĩa vụ của vợ ch
ồng liên quan đến tài sản chung:
+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung.
+ Quyền đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung vợ, chồng.
+ Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở
hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng.

×