Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.39 KB, 16 trang )

Chuyên đề phát triển và hội nhập
Trong thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành tổng kết "Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá". Báo cáo được
tiến hành dưới sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Bộ trưởng Cao Đức Phát và nguyên
Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, tổng kết từ các kết quả nghiên cứu đã tiến hành, thu thập thông
tin và ý kiến của các cơ quan trong ngành, hội thảo với các chuyên gia trong và ngoài
ngành…Trong số 7/2005, "Bản tin Nông nghiệp: Phát triển và Hội nhập" của Viện Kinh
tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp&PTNT đã giới thiệu tổng quan quá trình chuyển đổi
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trong số 8/2005 này chúng tôi xin giới thiệu kinh
nghiệm và bài học chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam trong 20 năm đổi mới vừa
qua.

KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ NÔNG
THÔN VIỆT NAM
Trong suốt quá trình đổi mới, cơ cấu công-nông-dịch vụ cả nước chuyển đổi đúng qui
luật nhưng chưa lành mạnh. Xét trong phạm vi toàn nền kinh tế, công nghiệp chưa cung
cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu và vật tư đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phát
triển nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn và hộ gia đình có nhiều tiến
bộ nhưng diễn ra chậm và khác biệt giữa các vùng.
Trong cơ cấu các ngành hàng, những năm qua, sản xuất lúa gạo đã tiến vượt bậc, tuy
nhiên trong tương lai, muốn tiếp tục tăng giá trị, sản lượng lúa trong điều kiện nguồn đất
và nước ngày càng hạn hẹp, phải đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ, các nghiên cứu về thị trường.
Đối với chăn nuôi, mặc dù có bước tăng trưởng rõ nhưng chủ yếu là tăng số đầu con.
Hiệu suất và chất lượng chăn nuôi còn thấp, thêm vào đó là tình trạng dịch bệnh kéo dài,
nhà máy giết mổ quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu không đảm bảo vệ sinh... làm cho sản
phẩm cạnh tranh yếu, giá thành cao, rủi ro lớn. Các yếu tố khách quan cùng với sự chậm
chễ trong việc cụ thể hoá các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác phát
triển và bảo vệ rừng làm chính sách chưa trở thành động lực cho nông dân tích cực tham
gia đầu tư kinh doanh rừng theo cơ chế thị trường.



1


Chuyên đề phát triển và hội nhập

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung cả nước
Trong suốt quá trình đổi mới, cơ cấu công-nông-dịch vụ cả nước chuyển đổi đúng qui
luật nhưng chưa lành mạnh. Nông nghiệp luôn làm tròn vai trò nền tảng cho công
nghiệp và dịch vụ phát triển, nhưng đến nay, khi lĩnh vực nông nghiệp thu hẹp lại,
công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn hẳn, thì các lĩnh vực này vẫn chưa
trở thành đầu tầu kéo nông nghiệp đi lên. Trước đổi mới, tăng trưởng nông nghiệp rất
thấp. Trong suốt thời kỳ đổi mới (1986-2003) nông nghiệp (cả nông lâm ngư nghiệp)
Việt Nam liên tục tăng trưởng giá trị sản lượng với tốc độ bình quân 5,55%/năm và tăng
GDP là 3,63%/năm. Lĩnh vực công nghiệp sau những khó khăn ban đầu, nhờ vốn đầu tư
nước ngoài và đầu tư Nhà nước tăng nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng trưởng rất
nhanh với tốc độ bình quân tăng GDP 9,31%/ năm. Hoạt động dịch vụ nhờ chính sách đổi
mới tự do hoá thương mại và phát triển các thành phần kinh tế đã khởi sắc rõ rệt với mức
tăng trung bình 6,66%.
Theo xu hướng chung, khi nền kinh tế phát triển cao, thu nhập bình quân đầu người tăng
từ 100 USD lên 25.000 USD thì tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp càng thu hẹp, từ
mức 60-70% xuống còn 2-3%, tỷ lệ của lĩnh vực công nghiệp tăng từ 10% lên đến 3540% và lĩnh vực dịch vụ còn tăng cao hơn: từ 25-30% đến 60-70%.
Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế 1985-2003 (%)
100%
90%
80%

Dịch vụ

70%

60%

Công
nghiệp

50%

Nông
nghiệp

40%
30%
20%
10%
0%
1985

1990

1995

2000

2003

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

2



Chuyên đề phát triển và hội nhập
Theo xu hướng đó, Việt Nam vốn là một nước có trình độ phát triển thấp, sau 20 năm
đổi mới, nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế cũng biến đổi rõ rệt. Đóng góp
cho GDP nông nghiệp giảm từ 38,1% năm 1986 xuống 21.8% năm 2003, tỷ trọng công
nghiệp tăng từ 28,9% năm 1986 lên 40% năm 2003 và tỷ trọng về dịch vụ đã tăng từ
33,0% năm 1986 lên 38.2% năm 2003.
Những nhu cầu như vậy còn có thể kể ra rất nhiều về vật tư, phân bón, con giống, cây
giống, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, thiết bị thay thế, nguyên liệu
sản xuất nông nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc ... và hàng hóa phục
vụ đời sống đông đảo dân cư nông thôn như vật liệu xây dựng, thuốc men, nhiên liệu ...
Lĩnh vực dịch vụ cũng chưa hỗ trợ cho nông nghiệp tương xứng với yêu cầu. Giai
đoạn 1998 –2003, tỷ trọng của các ngành dịch vụ tài chính tín dụng hầu như không thay
đổi, các hoạt động phục vụ thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp như vận tải, kho bãi, viễn
thông... tăng trưởng chậm 2% về tỷ trọng và 6% về tốc độ. Do cước vận tải cao, thời gian
bốc dỡ, di chuyển chậm, chi phí giao dịch và tiếp cận thị trường của Việt Nam rất cao so
với các nước trong vùng. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh vật tư đầu vào và nông sản đầu
ra của nông nghiệp và thương mại nông thôn đang ở tình trạng tổ chức và phát triển thấp
kém. Tiểu thương đảm nhiệm phần lớn giao dịch với đa số hộ tiểu nông, buôn bán xuất
khẩu phần nhiều qua trung gian. Kênh phân phối kinh doanh kém hiệu quả, các cơn sốt
giá, vật tư chất lượng không đảm bảo thường xuyên xảy ra. Có thể nói, công nghiệp và
dịch vụ Việt Nam chưa thực sự biến thị trường nông thôn thành địa bàn ưu tiên phục vụ.

2. Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp mở rộng (nông-lâm-thuỷ sản)
Trong nông-lâm-thủy sản, chuyển dịch cơ
cấu diễn ra rõ rệt nhưng không đồng đều.
Trong 3 ngành, ngành thuỷ sản với chu kỳ
kinh tế ngắn, tổ chức sản xuất khép kín, thị
trường phát triển thuận lợi, có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất. Gần 20 năm qua, tỷ
trọng GDP thuỷ sản tăng từ 5,6% năm

1986 lên trên 18% năm 2003. Sản xuất
nông nghiệp có chu kỳ kinh tế dài hơn, địa
bàn và tổ chức sản xuất phức tạp hơn nên
tăng trưởng đều nhưng chậm hơn thuỷ sản.

Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất

3


Chuyên đề phát triển và hội nhập

Lâm nghiệp có chu kỳ kinh tế rất dài, địa bàn sản xuất trải rộng, thị truờng kém phát triển
nên tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua rất thấp. Ngoài ra, rừng còn có những chức
năng rất quan trọng về môi trường và xã hội, không thể tính toán đơn thuần về mặt tăng
trưởng kinh tế. Do tốc độ tăng trưởng không đều giữa 3 ngành nông lâm và thuỷ sản, tỷ
trọng GDP ngành thuỷ sản tăng dần, nông nghiệp giảm tỷ trọng từ 81% năm 1986 xuống
77% năm 2003, trong khi lâm nghiệp giảm nhanh từ 13,5% năm 1986 xuống còn 5% năm
2003.
Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản
80
70

Ngh×n tû VN§

60

Ng− nghiÖp
L©m nghiÖp
N«ng nghiÖp


8.4
6.7

50
40

5.3
1.7

30
20

4

2.7

2.4

2.2
54.5

33.5

35.7

1986

1990


2.6

2.5

59.4

43.7

10
0
1995

2000

2003

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giữa ba ngành chính là trồng trọt-chăn nuôi-dịch vụ,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng diễn ra chậm. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong
tổng giá trị sản xuất nông nghiệp giảm từ 80% năm 1986 xuống 76% năm 2002. Trồng
trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Chăn nuôi, sau rất nhiều cố gắng, gần
đây đã đạt mức tăng trưởng bình quân 6,7%/năm so với 3% giai đoạn 1986-1990, chiếm
20% giá trị sản xuất nông nghiệp và 13% cơ cấu GDP nông nghiệp, chưa đủ để trở thành
một ngành chính. Khu vực dịch vụ tăng trưởng rất chậm, tốc độ bình quân là 3,6%/năm,
chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống và chưa trở thành nguồn thu nhập
quan trọng cho cư dân nông thôn.

4


Chuyên đề phát triển và hội nhập

Xét về tổng giá trị, nhờ kinh doanh tổng hợp, phát triển sản xuất hàng hoá, giá trị sản
lượng nông lâm nghiệp và thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt mức độ
cao nhất cả nước, thứ nhì là Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) rồi đến Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên. Vùng Tây Bắc và sau đó là duyên hải Nam Trung Bộ là những vùng có giá
trị sản lượng nông lâm nghiệp và thuỷ sản thấp nhất.
Xét về cơ cấu, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1995-2002 ở hầu hết các
vùng sinh thái nông nghiệp chính đều giảm, trừ vùng duyên hải Bắc Trung Bộ có điều
kiện tự nhiên khó khăn và Tây Nguyên do cà phê xuống giá kéo dài. Đóng góp của lâm
nghiệp trong tổng giá trị sản lượng nhìn chung trong 5 năm qua giảm sút trên phần lớn
các vùng, chỉ duy trì tỷ trọng tại 3 vùng phát triển rừng trồng và chế biến lâm sản là
ĐBSCL, ĐBSH và Đông Nam Bộ. Giá trị sản lượng thủy sản trong giai đoạn 1995-2002
tăng rõ rệt ở 3 vùng có điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản là ĐBSH, Duyên hải Nam
Trung Bộ và ĐBSCL, trong khi ở các vùng khác, tỷ trọng này giữ nguyên.
Rõ ràng, sản xuất thuỷ sản thời gian qua tiếp tục khởi sắc trong khi nông nghiệp và lâm
nghiệp thu hẹp cơ cấu. So sánh giữa các vùng về kết cấu nông lâm nghiệp và thuỷ sản
trong giai đoạn gần đây, ĐBSCL và Duyên hải Nam Trung Bộ là hai vùng diễn ra nhiều
chuyển biến nhất, sau đó là Đông Nam Bộ, Đông Bắc và ĐBSH. Bắc Trung Bộ và Tây
nguyên chuyển biến chậm.
Việc phát huy lợi thế các địa phương từng bước tạo nên những vùng sản xuất chuyên canh
quy mô lớn ở những nơi có điều kiện sản xuất thuận lợi, có khả năng cạnh tranh tốt trên
thị trường. Ở Việt Nam đã hình thành một số vùng tập trung sản xuất lúa gạo, trái cây,
thủy sản, gia cầm ở ĐBSCL; cà phê và cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên; cao su,
mía, lạc, hạt điều, trái cây ở Đông Nam Bộ; lúa, rau ở ĐBSH ; chè, rừng sản xuất ở Trung
du và miền núi phía Bắc ; chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản ở duyên hải miền
Trung… Chính các vùng sản xuất tập trung này đang tạo ra lượng nông sản hàng hoá lớn
cho đất nước. Khoảng 90% lúa gạo xuất khẩu được sản xuất tại ĐBSCL, 80% lượng cà
phê được sản xuất tại Tây Nguyên, 85% lượng cao su sản xuất và xuất khẩu là của vùng
Đông Nam Bộ…

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn và hộ gia đình có nhiều tiến bộ nhưng diễn
ra chậm và khác biệt giữa các vùng. Theo kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp và
5


Chuyờn phỏt trin v hi nhp

T l h nụng thụn tham gia cỏc ngnh ngh chớnh trong giai on 1994-2001
90
79.6
80

77.4

70
60
Năm 1994

50

Năm 2001

40
30
20

12.4

10.6


10

1.9

0.2 0.2

3.4

4.4

5.8
1.6

2.7

0
Hộ nông
nghiệp

Hộ lâm
nghiệp

Hộ thuỷ
sản

Thơng
mại, dịch
vụ

CN, Xây

dựng

Hộ khác

Ngun: Kt qu tng iu tra Nụng nghip, nụng thụn v thy sn 1994, NXB TK v
GSO, Kt qu tng iu tra Nụng nghip, nụng thụn v thy sn 1994, 2002
a dng hoỏ thu nhp nụng thụn theo vựng nm 1993, 1998 v 2002
BSCL

S ngun thu
nhp nm 2002

ụng Nam B
Tõy Nguyờn

S ngun thu
nhp nm 1998

Nam Trung B
Bc Trung B

S ngun thu
nhp nm1993

ng bng sụng Hng
Min nỳi TD phớa Bc
0

1


2

3

4

5

6

Ngun: IFPRI, a dng hoỏ thu nhp v gim nghốo min nỳi phớa Bc, 2003

6


Chuyên đề phát triển và hội nhập
Cơ cấu tổng thu của ngành nông nghiệp thay đổi chậm, thu từ trồng trọt chiếm 68,5%,
thu từ chăn nuôi (kể cả săn bắt...) chiếm gần 30%, từ dịch vụ nông nghiệp chỉ có 1,7%.
Trong thu trồng trọt, thu từ cây lương thực vẫn chiếm gần 61%. Cơ cấu thu của hộ trong
ngành thuỷ sản thể hiện rõ xu hướng lành mạnh chuyển từ hoạt động đánh bắt (44,8%)
sang nuôi trồng (54,3%) trong tổng thu. Cơ cấu thu của ngành lâm nghiệp ở cấp hộ thể
hiện sự chuyển đổi trì trệ. Trong tổng thu, hoạt động khai thác lâm sản vẫn chiếm tới
78%, thu nhặt lâm sản hơn 13% so với thu từ hoạt động trồng mới, chăm sóc, khoanh
nuôi, tu bổ rừng chỉ chiếm 7,4%. Trong các hộ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ở nông thôn,
đã có một số lao động chuyển sang tham gia các hoạt động công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ nên các khoản thu ngoài sản xuất kinh doanh (kể cả tiền công, tiền lương, thu
nhập BHXH,...) đã chiếm 22,5% tổng thu.
Khoảng cách kinh tế và đời sống giữa nông thôn và thành thị tiếp tục giãn ra. Bình
quân thu nhập hàng tháng 1 tính theo đầu người, thành thị gấp nông thôn 1,8 lần năm
1993, đến năm 1999 là 2,2 và đến 2002 tăng lên 2,4 lần. Sự chênh lệch giữa nhóm hộ

giàu và nhóm hộ nghèo vẫn tăng thêm theo tỷ lệ 4,6 lần năm 1995, 5,5 lần 1999 và 6,2
lần 2002 2 . Sự khác biệt về tốc độ và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn khác biệt
giữa đồng bằng và miền núi, giữa các vùng thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ
tầng, trình độ lao động với các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

4. Chuyển đổi cơ cấu ngành trong nông nghiệp
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa
Sản xuất lúa phát triển tạo tiền đề an ninh
lương thực và thu nhập cho đông đảo nông
dân, khởi động quá trình đổi mới kinh tế cả
nước. Trong giai đoạn 1980-2002, sản lượng
lúa tăng bình quân 5%/năm. Giai đoạn đầu đổi
mới 1985-1990, sản lượng lúa tăng chủ yếu là
nhờ tăng năng suất và sau đó là tăng vụ. Các
chính sách đổi mới tạo động lực mạnh mẽ để
nông dân khai thác tiềm năng sẵn có về khoa
học công nghệ tạo nên tốc độ tăng nhanh sản
1

Điều tra mức sống dân cư Tổng cục Thống Kê 2002. Tính toán của Viện Quản lý Kinh tế TW
CIEM. 2004.
2
Điều tra mức sống dân cư. Tổng cục Thống kê 2002.

7


Chuyên đề phát triển và hội nhập

Nhờ sản xuất lúa tăng trưởng, Việt Nam từ năm 1989 quay trở lại vị trí xuất khẩu gạo lớn

đứng thứ nhì thế giới, từ 1989 đến 2002 đã xuất khẩu trên 33 triệu tấn gạo sang 30 thị
trường thế giới, đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 12%/ năm. Lượng xuất khẩu gạo tăng
đều từ năm 1989 đến năm 1999 và bắt đầu giảm từ năm 2000, chuyển sang giai đoạn phát
triển theo chiều sâu.
Chuyển đổi cơ cấu cây hoa màu và cây công nghiệp hàng năm
Đầu đổi mới, nông dân lo giải quyết cái ăn, diện tích lương thực tăng mạnh. Từ thập kỷ
90, các cây màu có giá trị kinh tế được chú ý phát triển, diện tích khoai lang và sắn giảm
dần. Riêng cây ngô đáp ứng nhu cầu thức ăn gia sức ngày càng tăng, tiếp tục phát triển ổn
định và tăng nhanh trong những năm gần đây. Diện tích rau tăng rõ rệt, trong giai đoạn
1990-2001, diện tích rau đậu tăng bình quân 4,4%/ năm, trong 5 năm gần đây tốc độ này
tăng lên 5,2%/năm. Tiềm năng tăng diện tích rau đậu còn rất lớn vì mới chiếm 6,7% diện
tích cây trồng hàng năm. Nhìn chung, diện tích cây hàng năm đang giảm dần từ 91,2%
năm 1986 xuống còn 83,4%, năm 2000, nhường chỗ cho cây lâu năm và thủy sản.
Nhóm cây công nghiệp hàng năm thay thế nguyên liệu nhập khẩu phục vụ công nghiệp
chế biến được bảo hộ mậu dịch và trong một số trường hợp còn được đầu tư trợ cấp trực
tiếp nên có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Tốc độ tăng trưởng của mía trong giai đoạn
1990 – 2002 là 8,13%/năm, bông là 11% ... Nhóm cây công nghiệp hàng năm không có
chính sách bảo hộ và trợ cấp thì tăng trưởng chậm và sản xuất thay đổi theo cung cầu thị
trường như lạc cùng giai đoạn tăng 1,6%, cói 2% ...
Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ thay thế nhập khẩu không hợp lý trong một số trường hợp
tạo nên sự phát triển không bền vững, kém hiệu quả. Điển hình cho hiện tượng này là
trường hợp cây mía. Trong khi nhà nước ưu tiên chính sách bảo vệ nhập khẩu và đầu tư
phát triển các nhà máy đường thì cây mía và vùng nguyên liệu không được hỗ trợ thích
đáng. Năng suất mía cây và trữ lượng đường trong cây bình quân của Việt Nam thấp hơn
8


Chuyên đề phát triển và hội nhập
3


. Vùng nguyên liệu không cung ứng đủ
làm giá nguyên liệu cao và các nhà máy không chạy hết công suất thiết kế. Trong số 44
nhà máy, 11 nhà máy đạt công suất từ 50-80% công suất, 5 nhà máy dưới 50% công suất.
Do đó, giá thành đường của Việt Nam rất cao, khả năng cạnh tranh kém.
Chuyển đổi cơ cấu cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm
Thu nhập của nhân dân tăng, thúc đẩy thị trường trái cây trong nước. Diện tích cây ăn
quả tăng lên rất nhanh chóng. Mạnh nhất là nhóm nhãn, vải, chôm chôm với mức tăng
bình quân 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước. Xoài và cây có múi cũng
tăng trưởng 18%/năm và 11%/năm.
Khác với cây ăn quả, các cây công nghiệp lâu năm
phục vụ xuất khẩu lại gắn chặt với thay đổi trên thị
trường quốc tế. Cây cà phê là ví dụ điển hình về sản
xuất điều tiết theo tín hiệu thị trường quốc tế. Giá năm
1995 cao gấp 2,3 lần giá năm 1991, diện tích cà phê
năm 2000 đã vọt lên 56 vạn ha làm cho giá xuất khẩu
tụt xuống chỉ bằng một phần ba so với năm 1995. Kết
quả là, nhiều hộ sản xuất phải thay cây trồng, chịu thiệt
hại kinh tế nặng nề. Sự phát triển của cà phê ra ngoài
phạm vi diện tích thích nghi đem lại nhiều hậu quả xấu
về xã hội và môi trường.
Nhìn chung, giai đoạn 1991-2000 diện tích cây lâu năm tăng trưởng với tốc độ cao,
khoảng 8,3%/năm. Năm 2001, tỷ trọng giá trị cây công nghiệp dài ngày trong tổng giá trị
sản xuất trồng trọt lên tới 25% so với mức 14% năm 1985. Sau khi đạt đỉnh điểm về diện
tích, gần đây, tốc độ tăng trưởng diện tích cây lâu năm giảm xuống.
Chuyển đổi cơ cấu trong chăn nuôi
Sản phẩm chăn nuôi gắn bó với thị trường trong nước. Khi chi tiêu của nhân dân tăng 1%
thì tiêu thụ thịt lợn, thịt gà cũng tăng lên gần 1%. Ngược lại, khi giá tăng 1% thì nhu cầu

3


Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Australia, Chương trình ngành mía đường: Cái gì tiếp theo, 2001

9


Chuyên đề phát triển và hội nhập
4

. Với dân số hơn
80 triệu người và mức sống được cải thiện trong các năm qua, ngành chăn nuôi phát triển
chậm nhưng ổn định với mức 5,27%/năm. Do tập quán và mức thu nhập còn thấp, tỷ
trọng thịt lợn năm 2002 vẫn chiếm 77% trong tổng số 1,8 triệu tấn thịt hơi tiêu thụ cả
năm. Trong ba năm gần đây, tiêu thụ thịt gia cầm tăng nhanh dần, từ mức 3,5% năm 1986
- 1990 lên 9,1%/năm.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi mặc dù có bước tăng trưởng rõ nhưng chủ yếu là tăng số
đầu con, hiệu suất và chất lượng chăn nuôi thấp, thêm vào đó là tình trạng dịch bệnh kéo
dài, nhà máy giết mổ quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu không đảm bảo vệ sinh... làm cho
sản phẩm cạnh tranh yếu, giá thành cao, rủi ro lớn.
Chuyển đổi cơ cấu trong ngành lâm nghiệp
Mức tăng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp từ 1986 đến 2003 tính theo giá so sánh
năm 1994 là 2,47%/năm. Do tăng trưởng chậm và không đều, đến nay lâm nghiệp chỉ còn
chiếm dưới 5% tổng GDP của toàn ngành. Xu thế giảm sút này tương tự như nhiều nước
khác vào giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Mặt khác, đối với ngành lâm
nghiệp, hiệu quả kinh tế không phản ánh đủ được tác dụng về môi trường và các tác dụng
xã hội tổng hợp khác đang ngày càng trở nên quan trọng.
Trong giai đoạn đầu đổi mới, đáp ứng nhiệm vụ khai thác gỗ cho Nhà nước để khắc phục
khó khăn kinh tế, ngành lâm nghiệp khai thác rừng tự nhiên ồ ạt. Thập kỷ 90 chứng kiến
những bước ngoặt quan trọng về nhận thức và hành động của lâm nghiệp Việt Nam.
Chuyển từ khai thác rừng tự nhiên sang tăng đầu tư trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ
rừng năm 1993-1998, và đa dạng hoá, xã hội hoá hoạt động trồng và bảo vệ rừng từ năm

1994. Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng
cùng các chính sách tổng hợp khác đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng từ 33,2% năm
1999 lên 35,8% năm 2002 5 . Các chính sách giao đất, giao rừng, hỗ trợ gạo cho dân, tăng
đầu tư trồng rừng và hạn chế khai thác gỗ đã góp phần làm diện tích rừng tăng trưởng trở
lại.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là chu kỳ sản xuất rất dài, rủi ro do cháy và phá hoại cao,
nhiều chức năng xã hội và môi trường không thể phản ánh trong quan hệ thị trường, địa
4

Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực Quốc tế- Bộ Nông nghiệp và PTNT, “Nghiên cứu lựa chọn chính
sách chăn nuôi nhằm đa dạng hóa thu nhập của người nông dân”, 2000.
5
Báo cáo của Viện điều tra qui hoạch rừng.

10


Chuyên đề phát triển và hội nhập

Trong thời gian qua, chất lượng rừng tự nhiên suy giảm, hầu như không còn các khu rừng
giàu đạt trữ lượng trên 350-400 m3/ha. Rừng giàu giảm bình quân 46 nghìn ha/năm, rừng
trung bình giảm bình quân 42 ngàn ha/năm, rừng tre nứa giảm 260 ngàn ha/năm.... Trong
khi đó, rừng nghèo kiệt tăng bình quân 34 ngàn ha/năm. Thay thế vào đó là diện tích rừng
trồng ngày càng tăng trong cơ cấu rừng. Đặc biệt, ngành chế biến gỗ phát triển mạnh
trong những năm gần đây, chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Đây là một
triển vọng tốt để phát triển ngành lâm nghiệp với giá trị gia tăng cao.
Các yếu tố khách quan cùng với sự chậm chễ trong việc cụ thể hoá các chủ trương
của Đảng và Nhà nước làm cho chính sách chưa thể hiện được lợi ích kinh tế, chưa
trở thành động lực cho nông dân tích cực tham gia đầu tư kinh doanh rừng theo cơ
chế thị trường như kết quả của các chính sách đổi mới đã đem lại cho nông dân và ngư

dân.

5. Chuyển đổi cơ cấu thủy sản
Thủy sản là ngành đi đầu trong quá trình đổi mới. Những thử nghiệm khoán sản phẩm
thành công của quốc doanh đánh cá Vũng Tàu- Côn Đảo đã mở đường cho việc khoán
theo tàu, hạch toán kinh tế cho doanh nghiệp. Năm 1981, toàn ngành thủy sản đã thực
hiện "tự cân đối, tự trang trải" vừa phát triển đánh bắt, vừa phát triển nuôi trồng, hình
thành hệ thống các nhà máy chế biến thuộc mọi thành phần kinh tế, bám sát vùng nguyên
liệu, áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh và quản lý quốc tế, tạo ra những chuyển biến lớn trong
cơ cấu kinh tế thủy sản và kinh tế nông thôn ven biển.
Trong thời kỳ 1986-2002, ngành thuỷ sản tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân
9,23%/năm. Năm 1986, mới đạt giá trị 6.317 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), thì
đến năm 2003 đã tăng gấp gần 5 lần, đạt 30.212 tỷ đồng. Thuỷ sản trở thành mũi nhọn
phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu. Năm
1995, giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 621,4 triệu USD và dù gặp nhiều khó khăn về mặt thị
trường nhưng năm 2003 đã đạt hơn 2 tỷ USD.

11


Chuyên đề phát triển và hội nhập
Nhà nước và chính quyền địa phương đã có các chính sách cụ thể như cho vay vốn, miễn
giảm tiền thuê đất, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ ... nhằm
khuyến khích chuyển đổi các diện tích đất trũng sản xuất lúa hiệu quả thấp sang nuôi
trồng thuỷ sản hoặc phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp (vườn-aochuồng) đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Các chính sách thu hút khuyến khích đầu tư cũng
góp phần tích cực phát triển hệ thống nhà máy chế biến thủy sản, hỗ trợ ngư dân đóng tàu
đánh bắt cá.
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản chuyển dịch mạnh theo hướng nâng cao tỷ trọng thuỷ sản
nuôi trồng. Giai đoạn 1986-2002, giá trị thủy sản nuôi trồng tăng 22,6%. Trong đó, giai
đoạn 1990-2002, diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ tăng bình quân 14%/năm, cao hơn

nhiều so với sự tăng trưởng diện tích của nuôi trồng thủy sản nước ngọt 4%/năm.
Bên cạnh những thành tựu to lớn, sự phát triển của ngành thủy sản thời gian qua cũng
biểu hiện một số yếu kém. Việc qui hoạch phát triển vững bền thủy sản ở các vùng sinh
thái nhạy cảm như vùng rừng ngập mặn ...việc kiểm tra ngăn chặn các phương pháp đánh
bắt mang tính hủy diệt như dùng thuốc nổ, rà điện, dùng hoá chất độc, dùng đèn pha, lưới
mắt nhỏ ... chưa có tác dụng hiệu quả. Các đầu tư kém hiệu quả cho chương trình đánh
bắt xa bờ ... các vấn đề kỹ thuật về xử lý nước thải, cung cấp con giống, ngăn chặn dịch
bệnh đang là những vấn đề cần giải quyết của một quá trình phát triển rất nhanh.

6. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng
Xét theo địa bàn, ĐBSCL đạt mức tăng trưởng về giá trị sản lượng nông-lâm nghiệp và
thuỷ sản cao nhất cả nước, sau đó là ĐBSH và Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Tây Bắc và
Duyên hải Nam Trung bộ là những vùng có giá trị sản lượng nông lâm ngư nghiệp thấp
nhất. Nhìn chung trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp những năm gần đây
giảm đều ở các vùng sinh thái, trừ Tây Nguyên. Phần đóng góp của lâm nghiệp ở các
vùng đều giảm trừ ĐBSCL, ĐBSH và Đông Nam bộ là những nơi phát triển rừng trồng
và công nghiệp chế biến lâm sản. Giá trị sản lượng thuỷ sản trong những năm gần đây
tăng mạnh nhất ở ĐBSH.
ĐBSCL trở thành vùng chuyên canh lúa, cung cấp 80-90% lượng lúa xuất khẩu của cả
nước. Chăn nuôi chủ yếu là lợn và vịt. Đây cũng là vùng có “miệt vườn” nổi tiếng chuyên
trồng cây ăn quả, các khu nuôi trồng thủy sản trên đất lúa, nuôi cá bè trên sông và nuôi
thủy sản vùng nước lợ ven biển. Thời gian qua, các vùng rừng ngập mặn ven biển và nhất
là rừng tràm vùng đất phèn Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau bị tàn phá nặng nề và
12


Chuyên đề phát triển và hội nhập

Tây Nguyên cùng với Đông Nam Bộ đang trở thành vùng cây công nghiệp chuyên canh
cà phê, tiêu, điều, cao su và phát triển chăn nuôi qui mô lớn. Diện tích và chất lượng rừng

tự nhiên giàu có bị suy giảm nặng nề và bị sản xuất nông nghiệp lấn át. Hiện nay, công
tác trồng rừng đang được tích cực đẩy mạnh.
Vùng Đông Nam Bộ phát triển mạnh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu, điều, cao
su ...và các vườn cây ăn quả lớn trồng sầu riêng, nhãn, chôm chôm ... Phát huy lợi thế về
thức ăn gia súc và gần thị trường lớn, đây là vùng phát triển chăn nuôi qui mô lớn với các
trang trại chăn nuôi lợn, gà, bò sữa.
Duyên Hải Trung Bộ là nơi lý tưởng để phát triển nghề muối, tuy nhiên tốc độ phát triển
công nghiệp sản xuất muối thời gian qua khá chậm. Một số cây ăn quả đặc thù như thanh
long, nho và các cây trồng như bông, điều đã được tập trung phát triển. Nghề nuôi trồng
thủy sản trên cát và chăn nuôi dê, cừu, bò đàn cũng được đẩy mạnh mạnh.
Bắc Trung Bộ chuyển đổi cơ cấu chậm. Rừng tự nhiên giàu có trong vùng bị tàn phá
nặng. Rừng trồng đang thay thế rừng tự nhiên, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến gỗ.
ĐBSH tuy là cái nôi của nghề trồng lúa Việt Nam nhưng trong thời gian qua, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng lại hướng về thu hẹp đất lúa để phát triển rau màu vụ đông và tăng
cường chăn nuôi lợn, gà. Nhiều lao động từ ĐBSH và ĐBSCL thoát li chuyển ra đô thị và
các khu công nghiệp làm việc. Xu hướng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở
đây khá cao.
Vùng núi và Trung du Bắc Bộ có chuyển biến mạnh về phát triển sản xuất lương thực
nhất là ngô lai, lúa lai, giải quyết tốt việc tự túc lương thực. Cây ăn quả ôn đới và nhiệt
đới như mận, đào, nhãn, vải được phát triển nhanh nhưng thị trường chưa ổn định. Rừng
tự nhiên cũng thay nhanh bằng rừng trồng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy và
đáp ứng các yêu cầu khác về gỗ rừng trồng.

7. Nguyên nhân và bài học chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn

13



Chuyên đề phát triển và hội nhập
Chuyển đổi cơ cấu ngành hàng do tác động của chính sách và thị trường.
Một số ngành như chăn nuôi và rau quả chịu ảnh hưởng rõ rệt của thị trường trong
nước đang tăng trưởng theo mức tăng trưởng kinh tế chung. Thu nhập tăng, nhu cầu
của nguời tiêu dùng tăng, kích thích người sản xuất mở rộng quy mô, chuyển đổi cơ cấu
mặt hàng, nâng cao chất lượng. Sản xuất ngày càng phát triển và thị trường phân chia
riêng biệt tuỳ theo thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng giàu, nghèo; thành thị và
nông thôn.
Một số ngành sản xuất chủ yếu để xuất khẩu như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su,
đồ gỗ xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ... bám sát biến động giá cả trên thị trường quốc
tế. Hầu hết các mặt hàng này được xuất khẩu dưới dạng thô và bán qua trung gian nên giá
cả rất bấp bênh và tín hiệu thông tin thị trường chuyển đến người sản xuất chậm và sai lạc,
đôi khi gây ra khủng hoảng thừa nông sản đầu ra (cà phê và cao su) hoặc thiếu nguyên
liệu đầu vào (hạt điều), khó khăn cho người sản xuất, nhất là người nghèo. Ảnh hưởng
của đàm phán hội nhập và toàn cầu hoá liên quan rõ rệt đến tăng trưởng của các ngành
hàng này. Do gắn với cơ chế thị trường nên các mặt hàng này chuyển đổi cơ cấu và phát
triển sản xuất nhanh.
Một số ngành hàng tuy có thị trường rất lớn trong nước nhưng thị trường chưa
hình thành hoàn chỉnh, cung cầu nối tiếp kém, thông tin sai lạc khiến cho sản xuất
không phát triển tương ứng với nhu cầu tiêu dùng. Đó là trường hợp của gỗ và các
sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, muối ăn và muối công nghiệp... Đối với các sản phẩm này,
người tiêu dùng phải nhập khẩu sản phẩm từ bên ngoài trong khi người sản xuất trong
nước không tiêu thụ được hàng hoá, tình trạng buôn lậu, độc quyền mua, độc quyền bán
tồn tại dai dẳng, Nhà nước đầu tư nhiều và đưa ra nhiều chính sách can thiệp nhưng kém
hiệu quả.
Một số mặt hàng thuộc diện thay thế nhập khẩu, thường là Việt Nam không có lợi
thế mạnh, được hưởng chính sách bảo hộ mậu dịch ở mức độ khác nhau để khuyến
khích sản xuất. Với những mặt hàng chỉ được bảo vệ, không có đầu tư như đậu nành,
đay, ngô... thì sản xuất lên xuống theo thị trường và không có chuyển biến mạnh. Đối với
một số mặt hàng như mía đường, sữa bò,... các biện pháp bảo vệ thường kèm theo các

chính sách ưu đãi đầu tư tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu khá nhanh, đôi khi đe dọa sự vững
bền về hiệu quả kinh tế.

14


Chuyên đề phát triển và hội nhập
Chuyển dịch cơ cấu gắn với qui hoạch và khoa học công nghệ
Chuyển dịch cơ cấu thành công khi hàng hoá có khả năng cạnh tranh, chiếm được thị
trường. Muốn vậy, quy hoạch phải chỉ ra được lợi thế của địa phương. Những địa phương
xác định được thế mạnh của mình thì hình thành được các vùng chuyên canh có giá thành
sản xuất thấp, năng suất cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường như cây thanh long, cây
nho, cây bông ở Duyên hải Trung Bộ; cây lúa, con cá basa, con tôm ở ĐBSCL ... Ngược
lại, những trường hợp quy hoạch sai, sản phẩm tạo ra sẽ bị lấn át trên thị trường. Đó là
trường hợp của ngành đường Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, ngành chế biến quả Hải Phòng,
Bắc Giang ...
Từ lợi thế so sánh chuyển thành lợi thế cạnh tranh cần có sự đầu tư đáng kể về khoa học
công nghệ, quản lý và chính sách, trong đó, khoa học công nghệ đóng vai trò đặc biệt
quan trọng. Ví dụ, cây lúa được quy hoạch đúng vào vùng chuyên canh ở ĐBSCL đã có
năng suất cao, phẩm chất tốt, lại được áp dụng quy trình sản xuất “3 tăng, 3 giảm” hạ giá
thành xuống 30%, tăng mạnh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việc áp dụng
khoa học công nghệ ở các khâu chọn giống, chăm sóc, chế biến, tiếp thị... đều góp phần
quan trọng làm tăng khả năng cạnh tranh của nông sản, mở đường cho cơ cấu sản xuất
chuyển dịch thuận lợi.
Có thể nói, quy hoạch đúng sẽ chỉ ra ngành hàng và địa bàn sản xuất thích hợp, áp
dụng tốt khoa học công nghệ sẽ xác định quy mô sản xuất tối ưu và tạo ra cách làm
hiệu quả để nông sản hàng hoá đứng vững trên thị trường.
Chuyển đổi cơ cấu xuất phát từ nội lực mọi thành phần kinh tế
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra đồng loạt trên khắp cả nước, từ sản xuất đến chế biến
và kinh doanh nông sản. Chỉ có một nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần mới đủ sức

thực hiện một cách hiệu quả.
Một số hoạt động chuyển đổi cơ cấu sản xuất được tập trung cao cả về chính sách và đầu
tư như các chương trình phát triển dâu tằm, mía đường, muối, làm giấy ... nhưng chỉ tập
trung hỗ trợ cho công nghiệp chế biến, cho các doanh nghiệp quốc doanh ... Kết quả là
được nhà máy thì mất vùng nguyên liệu, được sản phẩm thì không có thị trường.

15


Chuyên đề phát triển và hội nhập
Trong khi đó, một số ngành hàng tuy không được Nhà nước tập trung đầu tư nhưng cơ
chế thị trường khuyến khích mọi thành phần kinh tế huy động nội lực tham gia sản xuất
và kinh doanh lại phát triển thành công như các ngành nuôi trồng thuỷ sản ở ĐBSCL,
ngành điều, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, chế biến gỗ... Mặt hàng lúa gạo giai đoạn phát
triển về sau cũng phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, từ người
nông dân, thương lái nhỏ đến các chủ máy xay, các công ty xuất khẩu quốc doanh và tư
nhân đem lại khả năng cạnh tranh ngày càng lớn cho hạt gạo Việt Nam. Trong các trường
hợp này, mọi thành phần kinh tế cùng phát huy nội lực, chẳng những các hộ nông
dân, trang trại tích cực tham gia sản xuất mà các doanh nghiệp tư nhân và Nhà
nước cùng tham gia chế biến và kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nâng cao thu nhập của nhân dân là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vì chính nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất
phát triển và điều chỉnh sự thay đổi trong kết cấu sản xuất nên những mặt hàng đem lại
lợi ích kinh tế, trực tiếp nâng cao thu nhập của người sản xuất kinh doanh thường
chuyển đổi cơ cấu thành công. Khi nuôi trồng thủy sản có lợi, dù cấm, dân vẫn lén phá
lúa nuôi tôm. Trong khi đó, mặc dù Nhà nước đổ tiền của khuyến khích trồng rừng sản
xuất, nhưng hiệu quả kinh tế không hấp dẫn, không thu hút được các thành phần kinh tế
tích cực tham gia. Tương lai của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn Việt
Nam thành công hay không tuỳ thuộc chính sách và thị trường có đưa ra tín hiệu định
hướng cho nhân dân vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cho thu nhập cao hơn hay

không và ngược lại, kết quả của chuyển dịch kinh tế có đem lại thu nhập cho nhân dân thì
nội lực mới được tích lũy để tạo ra bước chuyển đổi mới, cao hơn.

16



×