Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chuyển địch cơ cấu Nông nghiệp ở Việt Nam , thực trạng và pháp.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.65 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu.............................................3
CHƯƠNG1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI...................................................4
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về sự chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp..................................................................................................4
1. Các khái niệm........................................................................................4
1.1. Khái niệm cơ cấu ngành......................................................................4
1.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành..............................................5

2. Cơ sở khoa học chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................................6
2.1. Quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel..............................................6
2.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher..................................7
2.3. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow................7

3. Cơ cấu nông nghiệp và sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu
nông nghiệp...............................................................................................8
3.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp:.................................................................8
3.2. Sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu nông nghiệp..............................9

II. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp.............10
1. Vấn đề quy hoạch ,chính sách của nhà nước......................................11
2. Điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng........................................................14
3. Vốn và sự ảnh hưởng của vốn.............................................................14
4. Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học.........................15

CHƯƠNG 2.......................................................................................... 16
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM..................................................................................... 16
I. T ổng quan về thực trạng kinh tế Việt Nam........................................16


SV: Lương Bá Thiện

1

Lớp: KTPT 47B_QN


1. Tình hình phát triển kinh t ế xã hội Việt Nam....................................16
2. Tình hình phát triển nơng nghiệp Việt Nam.......................................17
II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam
thời gian qua...............................................................................................19
1. Những thành tựu đạt được:..................................................................19
2. Những vấn đề tồn tại, cần tập trung sức giải quyết.............................22

CHƯƠNG 3:......................................................................................... 23
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM..............................................................23
I. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
đến năm 2020..............................................................................................23
II. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp........................25
1. Giải pháp về Quy hoạch......................................................................25
2. Giải pháp về vốn.................................................................................26
3. Giải pháp về công nghệ.......................................................................27

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 28

SV: Lương Bá Thiện

2


Lớp: KTPT 47B_QN


Lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu
Việt Nam là một nước nơng nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai,
lao động và điều kiện sinh thái,... cho phép phát triển một nền nông nghiệp sinh
thái bền vững đa canh và có nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
Song trong thực tế, sản xuất nơng nghiệp hiện nay vẫn cịn nhiều bất cập cần
phải tập trung nghiên cứu và giải quyết, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát
triển CNH và HĐH, tạo thế và lực mới cho sự nghiệp phát triển của nền Nông
Nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Trước xu thế hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ
chức thương mại quốc tế WTO. Tuy rằng xu thế hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội để
trao đổi hàng hố, dịch vụ, thơng tin... tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh
tế. Nhưng nông nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt trước những thách thức
lớn về sự cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong
môi trường tự do thương mại, mà trên thực tế Việt Nam chưa có mấy lợi thế, nhiều
mặt cịn yếu kém: về chất lượng, cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường
thế giới... kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó năng suất lao động xã
hội và nơng nghiệp cịn thấp.
Với 80% dân số sống trong khu vực nông nghiệp và trên 70% lao động xã
hội đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - nghiệp. Nên vấn đề phát
huy các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh sản xuất và
xuất khẩu, không chỉ là yêu cầu đối với sự nghiệp phát triển của nền kinh tế nơng
nghiệp, mà cịn là vấn đền có tính chiến lược, nhằm giải quyết có tính tổng thể về
các quan hệ kinh tế - xã hội... trong nông thôn và nông nghiệp
Tiếp tục đổi mới cơ cấu nông nghiệp và thể chế, chính sách, nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh và hiệu quả hàng hố nơng nghiệp trên thị trường trong nước
và thị trường thế giới là nội dung có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có
hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Do vậy, em xin nghiên cứu đề tài:

Chuyển địch cơ cấu Nông nghiệp ở Việt Nam , thực trạng và pháp .’’ với phạm
"
vi nghiên cứu trên toàn bộ nền nơng nghiệp Việt Nam .
Đây là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp . Trong quá trình làm
bài mặc dù đã cố sự hướng dẫn nhiệt tình của thày giáo _Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn
nhưng trong điều kiện hạn chế về thời gian và kiến thức , kinh nghiệm nên bài viết
không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót , em rất mong sự góp ý của thày cơ để bài
viết được hồn thiện hơn !
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Lương Bá Thiện

3

Lớp: KTPT 47B_QN


CHƯƠNG1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp.
1. Các khái niệm.
1.1. Khái niệm cơ cấu ngành
Trước khi đi đến khái niệm cơ cấu ngành của nền kinh tế, cần làm rõ nội
dung của thuật ngữ “cơ cấu”.1
“Cơ cấu ngành của một nền kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương
quan tỷ lệ, biểu thị mối liên hệ giữa các ngành đó của một nền kinh tế quốc dân.
Định nghĩa trên đã nêu được nội dung cơ bản của cơ cấu ngành. Tuy nhiên, do lệ
thuộc vào cách xác định cơ cấu ngành hiện nay trong định nghĩa mới mô tả mối
quan hệ ngành ở một phạm vi hẹp và khơng đầy đủ: chỉ nói đến tương quan giữa

các bộ phận.
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, Cơ cấu ngành của một nền kinh tế là
tập hợp tất cả các ngành hình thành lên nền kinh tế và các mối quan hệ ổn định
giữa chúng.
Có thể có nhiều cách phân ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển dịch
cơ cấu ngành. Song cho đến nay chính thức tồn tại hai hệ thống phân ngành kinh tế
theo hệ thống "Sản xuất vật chất"(Material Production System-MPS). Và hệ thống
phân ngành theo Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts-SNA).
Trong hệ thống sản xuất vật chất, các ngành kinh tế được phân làm hai khu
vực: Sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Khu vực sản xuất vật chất và
không sản xuất được chia thành các ngành cấp I như công nghiệp, nông nghiệp...
Các ngành cấp I được chia thành các ngành cấp II, chẳng hạn ngành công nghiệp
lại bao gồm các ngành sản phẩm như điện năng, nhiên liệu... Đặc biệt trong các
1

“ Cơ cấu” là cách tổ chức các thành phần nhằm thực hiện một chức năng của chỉnh thể (tr 233, Từ
điển Tiếng Việt- Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội).

SV: Lương Bá Thiện

4

Lớp: KTPT 47B_QN


ngành cơng nghiệp, người ta cịn phân ra thành nhóm A và nhóm B (nhóm A là các
ngành cơng nghiệp nặng, nhóm B là các ngành cơng nghiệp nhẹ).
Theo hệ thống Tài khoản quốc gia các ngành kinh tế được phân chia thành 3
nhóm ngành lớn là Nơng nghiệp , Công nghiệp- Xây dựng và dịch vụ. Ba ngành
này bao gồm 20 ngành cấp I như: Nông nghiệp và lâm nghiệp, Thuỷ sản (nuôi

trồng và khai thác), Khai mỏ và khai khoáng, chế biến... Các ngành cấp I lại chia
nhỏ thành các ngành cấp II. Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành càc ngành
sản phẩm.
Có nhiều mức phân ngành khác nhau, tuỳ theo mức độ gộp hay chi tiết hố
đến chừng nào mà có được một tập hợp các ngành tương ứng. Ngồi ra, một số tác
giả cịn đưa ra các cách phân ngành riêng tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
Với một cách phân ngành hợp lý và một đại lượng giá trị được chọn thống
nhất, có thể xác định được chỉ tiêu định lượng phản ánh một mặt của cơ cấu ngành,
đó là tỷ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế. Loại chỉ tiêu
định lượng thứ nhất này đã được sử dụng trong các nghiên cứu về phát triển liên
quan đến cơ cấu ngành của nền kinh tế . Các chỉ tiêu loại một này chỉ cho biết số
ngành kinh tế và quy mô của chúng trong sự so sánh tương đối với nhau và với
tổng thể. Chỉ tiêu định lượng thứ hai có thể mơ tả được phần nào mối quan hệ tác
động qua lại giữa các ngành kinh tế, đó là các hệ số trong bảng cân đối liên ngành
( của hệ MPS ) hay bảng Vào-Ra (I/O) (của hệ SNA). Các hệ số về liên hệ phía “
thượng lưu ”-CLAM2 và các hệ số liên hệ phía “hạ lưu”-CLAV 3 cũng là một
trường hợp của loại chỉ tiêu này.
Như vậy, theo định nghĩa cơ cấu ngành đưa ra và xét về mặt định lượng, ít ra
phải có hai loại chỉ tiêu trên đây mới cho ta có được một sự hiểu biết đầy đủ hơn
về cơ cấu ngành của một nền kinh tế.

1.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (trong đó có cơ cấu ngành) đã được định nghĩa
như sau: “là quá trình cải biên kinh tế xã hội từ nền kinh tế lạc hậu, mang tính
chất tự cấp, tự túc bước vào chun mơn hồ hợp lý, trang bị kỹ thuật, công nghệ
hiện đại, trên cơ sở tạo ra năng suất lao động cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho
nền kinh tế nói chung ”. Định nghĩa này mang nhiều tính chủ quan, mong muốn
hơn là mơ tả bản chất của sự việc, và thiếu một sự khái quát nhất định. Vì rằng
2
3


CLAM- Viết tắt của: Coefficient de liaison en a mont
CLAV- Viết tắt của: Coefficient de liaison en aval

SV: Lương Bá Thiện

5

Lớp: KTPT 47B_QN


khơng chỉ có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển (tự túc, tự cấp) mới có sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế . Ngày nay, chính các nền kinh tế công nghiệp phát triển cũng
phải thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển.
Kết hợp với ý nghĩa của thuật ngữ “chuyển dịch” có thể định nghĩa chuyển
dịch cơ cấu ngành như sau: Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình phát triển của
các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay
đổi mối tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Theo định nghĩa
này, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chỉ xẩy ra sau một khoảng thời gian nhất
định (vì nó là một quá trình) và sự phát triển của các ngành phải dẫn đến thay đổi
mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của chúng (ở thời điểm trước đó)
Sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành trong mỗi
nền kinh tế. Cho nên, chuyển dịch cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả của quá trình
phát triển. Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế (xét
ở mức độ phân ngành nào đó). Vấn đề đáng quan tâm là ở chỗ: sự chuyển dịch cơ
cấu ngành diễn ra theo chiều hướng nào và tốc độ chuyển dịch nhanh chậm ra sao,
có những quy luật gì?.
Có rất nhiều nền kinh tế đã đạt được thành công trong sự phát triển nhờ quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đặc thù phù hợp với điều kiện cụ thể. Việc
tìm ra một xu hướng và giẩi pháp cho chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta không

đơn thuần là áp dụng kinh nghiệm có được, mà là sự phát triển những đặc thù của
đất nước, của môi trường trong nước và thế giới nay để làm thích ứng những bài
học đã có cho hồn cảnh Việt Nam.

2. Cơ sở khoa học chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1. Quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel.
Ngay từ cuối thế kỷ 19, nhà kinh tế học người Đức E.Engel đã nhận thấy
rằng, khi thu nhập của các gia đình tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương
thực, thực phẩm giảm đi. Do chức năng chính của khu vực nơng nghiệp là sản
xuất lương thực, thực phẩm nên có thể suy ra là tỷ trọng nơng nghiệp tồn bộ nền
kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên.
Quy luật của E.Engel được phát hiện cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm
nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho việc nghiên cứu tiêu
dùng các loại sản phẩm khác. Các nhà kinh tế gọi lương thực, thực phẩm là các
sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu dùng lâu bền, và việc cung

SV: Lương Bá Thiện

6

Lớp: KTPT 47B_QN


cấp dịch vụ là sự tiêu dùng cao cấp. Qua quá trình nghiên cứu, họ phát hiện ra xu
hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho hàng tiêu dùng lâu bền
tăng phù hợp với tăng thu nhập, còn chi tiêu cho tiêu dùng cao cấp tăng nhanh hơn
tốc độ tăng thu nhập.
Như vậy, quy luật tiêu thụ sản phẩm của E.Engel đã làm rõ tính xu hướng của
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển.


2.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher.
Năm 1953, trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kĩ thuật”, A.Fisher đã
giới thiệu khái niệm về việc làm ở khu vực thứ nhất, thứ hai và thứ ba. A.Fisher
quan sát thấy rằng, các nước có thể phân loại theo tỷ lệ phân phối tổng số lao động
của từng nước vào 3 khu vưc. Khu vực thứ nhất bao gồm sản xuất nông
nghiệp,lâm nghiệp và theo một số quan điểm còn bao gồm cả khai thác mỏ. Khu
vực thứ hai bao gồm công nghiệp chế biến và xây dựng. Khu vực thứ ba gồm có
vận tải, thơng tin, thương nghiệp, dịch vụ Nhà nước, dịch vụ tư nhân. Theo
A.Fisher, tiến bộ kĩ thuật đã có tác động đến sự thay đổi phân bố lao động vào 3
khu vực này. Trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc và các
phương pháp canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất lao
động. Kết quả là, để đảm bảo lượng lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hội thì
khơng cần đến lượng lao động như cũ và do vậy, tỷ lệ của lực lượng lao động
trong nông nghiệp giảm. Dựa vào các số liệu thống kê thu nhập được, A.Fisher cho
rằng tỷ lệ giảm này có thể từ 80% đối với các nước chậm phát triển nhất xuống 1112%, ở các nước công nghiệp phát triển và trong những điều kiện đặc biệt có thể
xuống tới 5%. Ngược lại, tỷ lệ lao động được thu hút vào khu vực thứ hai và khu
vực thứ ba ngày càng tăng do tính co dãn về nhu cầu sản phẩm của 2 khu vực này
và khả năng hạn chế hơn của việc áp dụng tiến bộ kĩ thuật, đặc biệt là đối với khu
vực thứ ba.

2.3. Lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow.
Năm 1960 cuốn “Các giai đoạn phát triển kinh tế” của nhà kinh tế học Mỹ
W.Rostow đã tạo ra sự quan tâm lớn về nghiên cứu qúa trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế của các nước. Theo W.Rostow nhìn chung quá trình phát triển kinh tế
của một nước có thể chia ra 5 giai đoạn: Xã hội truyền thống; chuẩn bị cất cánh;
cất cánh; trưởng thành và mức tiêu dùng cao. Việc xem xét các giai đoạn phát triển
của W.Rostow tập chung làm rõ các vấn đề.

SV: Lương Bá Thiện


7

Lớp: KTPT 47B_QN


- Dưới tác động nào mà xã hội nông nghiệp truyền thống đã bắt đầu q trình
hiện đại hố.
- Những lực lượng nào đã thúc đẩy quá trình tăng trưởng.
- Những đặc chưng cơ bản của từng giai đoạn.
- Những lực lượng nào tác động đến mối quan hệ giữa các khu vực trong quá
trình tăng trưởng.
Các giai đoạn phát triển của W.Rostow có thể minh họa bằng đường cong ở
sơ đồ 1
Thu nhập

1

2 3

4

5

Thời gian

Với các mốc thời gian ứng với các giai đoạn :
1_ Xã hội truyền thống
2_Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
3_Giai đoạn cất cánh
4_Giai đoạn trưởng thành

5_Giai đoạn mức tiêu dung cao

3. Cơ cấu nông nghiệp và sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu nông
nghiệp.
3.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp:
Cơ cấu ngành nông nghiệp của một nền kinh tế là tập hợp tất cả các nhóm
ngành nơng nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành: nông-lâm-ngư
nghiệp; theo nghĩa hẹp bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi) và các mối quan hệ
tương đối ổn định giữa chúng. Nói cách khác giữa các ngành nơng nghiệp gồm các
yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển trong những
không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế nhất định.

SV: Lương Bá Thiện

8

Lớp: KTPT 47B_QN


Cơ cấu ngành nông nghiệp luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của nền
kinh tế. Đó là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các ngành (tỷ lệ giữa ngành trồng trọt
và chăn nuôi; giữa nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ), các vùng, các thành phần
(do sự xuất hiện một số ngành ngồi nơng nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp, dich vụ nông thôn...) hay do sự gia tăng hoặc giảm sút tốc độ tăng trưởng
giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu ngành nông nghiệp là không đồng đều. Sự thay
đổi của cơ cấu ngành nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù
hợp với môi trường phát triển được gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông
nghiệp.
Mặt khác trong thực tế cũng như trong lý luận, cơ cấu nông nghiệp chịu ảnh
hưởng trực tiếp của cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động.


3.2. Sự cần thiết phải chuyển dich cơ cấu nông nghiệp.
Trong hơn 10 năm phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã và đang đạt được
những thành tựu hết sức to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng bắt đầu xuất hiện
những vấn đề đáng lo ngại. Những năm gần đây, tỷ suất hàng hố trong nơng
nghiệp của nước ta có xu hướng ngày càng nâng cao. Nơng nghiệp Việt Nam ngày
càng có nhiều mặt hàng tham gia vào thị trường thế giới, trong đó có một số mặt
hàng có thứ hạng cao trong thị phần như cà phê, gạo, hồ tiêu, điều...Có thể thấy,
tăng trưởng của nông nghiệp nước ta ngày càng tuỳ thuộc vào kinh tế và thị trường
thế giới
Thế nhưng kinh tế thế giới và khu vực trong những năm qua vẫn đang nằm
trong chu kỳ suy thối, thậm chí dường như nằm ở đáy của chu kỳ này. Do vậy,
những nỗ lực gia tăng sản lượng đã không đủ bù đắp lại thiệt hại về giá cả trên thị
trường thế giới.( xem biểu đồ)

SV: Lương Bá Thiện

9

Lớp: KTPT 47B_QN


Sản l ợng l ơng thực quy thóc
40
35

Triệu tấn

30
25


29.2

30.6

31.9

1996

1997

1998

34.3

34.5

34

1999

2000

2001

25.1
19.7

20
15

10
5
0
86-90 91-95

Năm
Sản l ợng l ơng thực quy thóc

Nhng con s trờn đây một mặt thể hiện nổ lực to lớn của những người hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặt khác cũng cho thấy những khó khăn khơng
kém trong lĩnh vực này. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng như cà
phê, gạo...phải thực hiện bù lỗ xuất khẩu dưới nhiều hình thức. Khơng ít hộ nơng
dân lâm vào tình trạng điêu đứng.
Tình trạng “ bí đầu ra” thị trường thế giới đã tác động ngay đến thị trường
nông sản trong nước, một thị trường mà như nhiều năm gần đây, người nơng dân
trong tình thế bất lợi. Năm nay, hàng bán ra thị trường thế giới lỗ lãi, tồn đọng ở
thị trường trongnc nhiều. Độ co dãn về cầu trong nước của những mặt hàng này lại
thấp. Những tín hiệu trên đây của thị trường mách bảo điều gì?.
Ít nhất thì cũng có hai điều có thể nhận biết từ động thái của thị trường trong
những năm gần đây, nhất là từ năm 2002. Một là, cần phải đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp, nông thôn cho thích ứng với địi hỏi thị trường. Hai là, tổ chức
lại nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhằm nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm và nắm bắt thông tin thị trường thế giới cũng như trong nước.

II. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Mỗi giai đoạn phát triển nông nghiệp đều chịu tác động của rất nhiều yếu tố,
trong đó có nhân tố chủ quan do nhà nước tạo ra và những yếu tố khách quan của
mơi trường đã được hình thành và thay đổi theo thời gian.

SV: Lương Bá Thiện


10

Lớp: KTPT 47B_QN


1. Vấn đề quy hoạch ,chính sách của nhà nước
Việc đưa ra các chính sách và quy hoạch cửa Nhà nước có tác động lớn tới
việc chuyển dịch cơ cấu .Về vấn đề này trong thời gian tới nhà nước ta đã có địng
hướng phat triển nơng nghiệp với nội dung như sau :
Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam đầu thế kỷ 21.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lược về CNH-HĐH đất
nước là: từ nay (1996) đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước cơng nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất… Trong
cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch
vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GNP và trong lao động xã hội. Đặc biệt coi trọng
cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn, phát triển tồn diện
nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản… Hình
thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật ni, có
sản phẩm hàng hố nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương
thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường
trong và ngoài nước. Thực hiện thuỷ lợi hố, điện khí hố, cơ giới hố, sinh học
hố…
Nước ta là một nước đang phát triển, nơng nghiệp mới bắt đầu có sự chuyển
dịch từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa. Là nước đi sau, chúng ta có
thuận lợi là có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của những nước đi trước trong
khu vực và trên thế giới về con đường phát triển nơng nghiệp trong thời đại hiện
nay, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm tốt, tránh được những sai lầm của các
nước đi trước trong q trình CNH-HĐH nơng nghiệp.

Bước vào thế kỷ 21, nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo con đường
nào để thu hút được hiệu quả kinh tế- xã hội tối ưu, với tốc độ nhanh trong điều
kiện điểm xuất phát thấp và cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, trình độ sản xuất nơng
sản hàng hoá chưa cao?
Qua đúc kết kinh nghiệm trong nửa sau của thế kỷ 20 và tham khảo kinh
nghiệm một số nước trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể khẳng định con
đường phát triển nơng nghiệp Việt Nam từ thế kỷ 20 bước vào thế kỷ 21 là: nơng
nghiệp sản xuất hàng hố trên cơ sở CNH-HĐH với mức độ phù hợp yêu cầu của
nông nghiệp bền vững.

SV: Lương Bá Thiện

11

Lớp: KTPT 47B_QN


Những ngành sản xuất hàng hố quan trọng của nơng nghiệp 10 năm tới:
Ngày 15/06/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quuyết về một số chủ trương
chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp. Theo
đó, trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hố quan trọng của nơng nghiệp
nước ta cần phát triển theo định hướng sau:
- Về sản xuất lương thực: lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Mức sản lúa
ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu
tấn/năm. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản
xuất lúa. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5-6 triệu
tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi.
- Về cây công nghiệp ngắn ngày : Không xây dựng thêm các nhà máy đường
mới, phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc (đậu phụng), đậu tương (đậu
nành), vừng (mè), hướng dương…để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi như

bơng, dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa phát triển thuốc lá nguyên liệu để
giảm lượng thuốc lá nhập khẩu.
- Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao là: cà
phê với mức 400.000 ha cà phê với hiện có, tập trung phát triển cà phê chè, sản
lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh
cây điều ở miền Trung, tăng diện tích lên 500.000 ha, sản lượng khoảng 100.000
tấn nhân điều/năm. Hồ tiêu là cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, cần nâng diện
tích lên 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Tập trung thâm canh 400.000 ha
cao su hiện có, mở rộng vườn cây cao su để đạt 600.000 tấn cao su mủ khơ/năm.
Bên cạnh đó phát triển cơng nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao
su. Chè là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cần mở rộng
100.000 ha với công nghệ thâm canh để đạt sản lượng 100.000 tấn chè các
loại/năm.
- Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các
loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược
liệu…là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục
phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long…
- Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh ni, tái sinh, trồng rừng phịng
hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể: phát triển các loại tre, trúc, keo, thông, các
loại bạch đàn…làm nguyên liệu phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các
ngành sản xuất ván gỗ nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công

SV: Lương Bá Thiện

12

Lớp: KTPT 47B_QN


nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát triển các loại quế,

hồi…,các loại cây gỗ quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch…các
loại cây đặc sản, cây lấy gỗ làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ
nghệ.
- Về chăn nuôi: phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trong
nước, một số vùng nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu, phát triển đàn bò thịt
theo hướng bò Zêbu có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200.000 con
bị sữa, trong đó có 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300.000 tấn sữa tươi/
năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.
- Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát
triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong ngành nuôi
trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng
xanh). Diện tích ni thâm canh và bán thâm canh là 100.000 ha, sản lượng
300.000 tấn/năm. Đồng thời phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt,
nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác.
Theo định hướng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn
lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch
xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương,
chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể, nhanh chóng ứng
dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.
Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững,
nâng cao năng xuất , chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt
hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh.
Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành
trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp
của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên
trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống
tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng cơng nghệ sinh học trong
chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hoá, đẩy mạnh
nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm… cơ giới hoá
khâu làm đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày.


SV: Lương Bá Thiện

13

Lớp: KTPT 47B_QN


2. Điều kiện tự nhiên và ảnh hưởng
Điều kiện tự nhiên (đất đai, nguồn nước, hải sản..) và các điều kiện thiên
nhiên ( khí hậu, thời tiết..) phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Tuy vậy, việc khai thác các yếu tố này phục vụ phát triển cơ cấu và chuyển
dịch cơ cấu nơng nghiệp cịn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan.
Thông thường ở mỗi giai đoạn phát triển người ta tập trung khai thác tài
nguyên có lợi thế. Chẳng hạn để đạt được mục tiêu tăng sản lượng ngành trồng trọt
cần khai thác lợi thế tăng phạm vi vốn đất đai phục vụ ngành trồng trọt, điều này
có thể dẫn đến việc thu hẹp phạm vi của ngành chăn nuôi hoặc ngược lại. Rõ ràng
việc đó đã tạo ra một sự chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn ni.
Tóm lại sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện
tự nhiên có ảnh hưởng tới quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp
là nhân tố cần phải tính đến trong q trình hoạch định cơ cấu.

3. Vốn và sự ảnh hưởng của vốn
Cho đến nay vấn đề về vốn trong sản xuất nông nghiệp vẫn làm đau đầu các
nhà hoạch định chính sách. Không chỉ bởi sự phức tạp trong việc sử dụng hợp lý
nguồn vốn mà còn bởi đối tượng đầu tư. Muốn tạo ra bước đột phá trong q trình
CNH-HĐH nơng nghiệp cần phải có nguồn vốn lớn đầu tư vào các khâu quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu. Do đó những thay đổi
trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng

và công ăn việc làm. Đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, làm tăng khả năng sản
xuất của nền kinh tế.
Tính đến nay đa số vốn đầu tư cho nông nghiệp đều tập trung cho cơ sở hạ
tầng phục vụ nông nghiệp, tuy nhiên thực tế tính bền vững cũng như quy mơ cơng
trình chưa cao, (ví dụ: chỉ riêng cơn bão số 5 đã khiến 33 vạn ha lúa bị hư hại).
Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật nơng nghiệp, thuỷ lợi cịn thấp khả năng chống đỡ
diễn biến phức tạp của thời tiết còn yếu, chưa đảm bao an ninh lương thực.
Huy động vốn bằng nhiều cách, đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông
nghiệp là mục tiêu hàng đầu cần phải giải quyết thoả đáng trong thời gian tới.

4. Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học.
CNH-HĐH trong nông nghiệp đã đem lại bộ mặt mới cho nông thôn Việt
Nam, sản lượng lương thực không ngừng tăng, vấn đề tăng năng suất cây trồng,
SV: Lương Bá Thiện

14

Lớp: KTPT 47B_QN


vật ni khơng cịn chịu phụ thuộc q nhiều vào điều kiện tự nhiên mà chịu tác
động trực tiếp của con người với các ứng dụng của khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới trong
nơng nghiệp mà cịn đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp.
Trong điều kiện mở cửa hội nhập, tiến bộ khoa học công nghệ cho phép tạo
ra sản phẩm nông sản với chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, do đó tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả làm chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp theo hướng xuất khẩu.
Đẩy nhanh tốc độ ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp tất
yếu sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp có hiệu quả.


SV: Lương Bá Thiện

15

Lớp: KTPT 47B_QN


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM

I. T ổng quan về thực trạng kinh tế Việt Nam
1. Tình hình phát triển kinh t ế xã hội Việt Nam
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân 7,5%/
năm (đạt kế hoạch đề ra). Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838 nghìn tỉ
đồng, bình quân đầu người trên 10,0 triệu đồng (tương đương khoảng 640 USD
Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%), giá trị tăng thêm tăng khoảng 3,8%/năm.
Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm; một
số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới. Trồng rừng,
chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến; độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000
tăng lên 37,4% năm 2005.
Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư nhiều hơn. Bộ mặt nông thôn, đời sống
nông dân, kể cả ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, có bước được cải thiện. Chương
trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vượt lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đạt
được kết quả bước đầu.
Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng
10,2%/năm. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất

lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế
hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước. Cả nước đã có trên 100 khu
cơng nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỉ lệ cơng nghiệp chế
tác, cơ khí chế tạo và nội địa hố sản phẩm tăng. Công nghiệp ở nông thôn và miền
núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Một số sản phẩm công
nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng
tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng

SV: Lương Bá Thiện

16

Lớp: KTPT 47B_QN


kể theo hướng hiện đại; việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở đạt nhiều kết quả,
hàng năm đưa thêm vào sử dụng khoảng 20 triệu m2.
Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến
bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất của
các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%); giá trị tăng thêm tăng gần 7%/
năm (kế hoạch 6,8%). Riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao hơn mức
tăng GDP.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng khoảng 15%/năm (kế hoạch 11 12%). Ngành du lịch phát triển khá, cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm du
lịch. Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2005 đạt 19 máy
điện thoại và 3,2 thuê bao Internet trên 100 dân; 100% xã có điện thoại, hầu hết
các xã có điểm bưu điện - văn hố hoặc điểm bưu điện. Các dịch vụ tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, tin học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, đào tạo, văn
hố... đều có bước phát triển.

2. Tình hình phát triển nơng nghiệp Việt Nam

C ùng v ới s ự phat tri ển cua n ền kinh t ế , N ônng nghi ệp trong tho ăi gian
qua c ũng đ ã đ óng g óp v ào nh ững gi á tr ị quan tr ọng .K ết qu ả đ ạt đ ư ợc c ủa
n ông nghi ệp đ ư ợc th ể hi ện ở b ảng s ố li ệu sau :
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam GDP trong nơng nghiệp được
tính tốn có kết quả
1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất (%) các khu vực kinh tế qua các thời kỳ
(đơn vị: %)
GDP
NLTS
Công nghiệp
Dịch vụ
1990-1995
8,19
4,1
12,02
8,6
1995-2000
6,96
4,42
10,63
5,72
2001-2005
7,51
3,42
10,25
6,97
2006-2007
8,36
3,55
10,49

8,49
2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (%) qua các thời kỳ
(đơn vị: %)
Tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng nông , lâm , thuỷ sản Nơng nghiệp
Trong đó

SV: Lương Bá Thiện

17

Lớp: KTPT 47B_QN


Nơng nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Trồng trọt
Chăn ni
1990-1995
6,51
5,9
5,9
10,9
1995-2000
7,87
6,4
6,5
8,1
2001-2005
5,44
4,1
3,5
1,4

9,7
2006-2007
4,78
3,5
2,9
1,5
9,8
3. Trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, mức độ cơ giới hố nơng nghiệp
+ Khoa học kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi
Trong trồng trọt, việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến,
chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh. Trong chăn nuôi, giống
mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn ni kiểu cơng nghiệp, bán cơng
nghiệp, an tồn sinh học được phổ biến ngày càng rộng hơn.
Trong thuỷ sản, cơng nghệ sinh sản nhân tạo một số lồi thuỷ sản có giá trị
kinh tế cao (tơm sú, tơm he, cá tra, ba ba, cua, nhuyễn thể 2 vỏ...) đã tạo nên cuộc
cách mạng thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản. Công nghệ mới cũng được áp dụng
trong các nghề khai thác như câu vàng cá ngừ, câu cá mực, điều chỉnh kích thước
mắt lưới trong khai thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng công nghệ làm lạnh nước
biển để bảo quản cá, tôm và các sản phẩm khai thác sau thu hoạch...
Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển
chọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được đưa vào
sản xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lư¬ợng rừng. Hiện nay, nhiều diện tích
rừng kinh tế được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng
trồng tăng từ 50% bình quân vào những năm 1990 lên trên 80%, nhiều nơi năng
suất rừng trồng đã đạt 15 – 20m3/ha/năm.
Trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngồi việc chủ động đổi mới cơng nghệ,
thiết bị, đa dạng hố sản phẩm, cịn tăng cường việc kiểm tra, kiểm sốt vệ sinh an
tồn thực phẩm tại vùng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, bảo đảm chất lượng
nguyên liệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trong thuỷ lợi, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và quản lý, như

công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa, van nhựa tổng hợp, đập xà lan di động,
đập cao su, bơm di động trên ray, công nghệ điều khiển từ xa trong quản lý, điều
hành các công trình thuỷ lợi...
+ Cơ khí hố nơng nghiệp có bước tiến bộ
Đến năm 2007, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hoá
cao, như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước 85%, tuốt lúa 83,6%; xay xát lúa gạo đạt
95%; phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở đồng bằng

SV: Lương Bá Thiện

18

Lớp: KTPT 47B_QN


sông Cửu Long (trong năm 2005, 2006 tăng trên 10%). Tổng công suất tàu, thuyền
đánh bắt thuỷ sản năm 2006 đạt 5,8 triệu CV; cơng suất trung bình máy tàu tăng từ
17,5 CV/tàu (năm 1990) lên 60,6 CV/tàu (năm 2006).
4. Mức thu nhập của nông dân
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở hầu hết các vùng nông thơn
ngày càng được cải thiện; xố đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn
Do sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống nông dân ở đa số các vùng được cải
thiện rõ rệt. Từ năm 1996 đến nay, thu nhập bình qn đầu người ở nơng thơn tăng
lên hơn 2,7 lần (năm 2006 thu nhập bình quân là 6,1 triệu/người theo giá hiện
hành; thu nhập bình quân 1 hộ nông thôn đạt 26,1 triệu đồng, tăng 11,3 triệu đồng
(tăng 75,8% so với năm 2002). Nhờ thu nhập của hộ nơng dân tăng, nên vốn tích
luỹ trong dân tăng khá; năm 2006 vốn tích luỹ bình qn 1 hộ nơng thôn là 6,7
triệu đồng (tăng 3,5 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với 2001)
Nông nghiệp vẫn là nguồn thu lớn nhất của hộ gia đình ở nơng thơn; năm
2006 có đến 68% hộ ở nông thôn dựa chủ yếu vào sản xuất nông, lâm, thủy, sản,

tiếp đến là các hộ làm dịch vụ và công nghiệp, xây dựng tương ứng là 15% và
11%. Nhờ thu nhập của người dân tăng nên điều kiện sinh hoạt của hộ nông thôn
ngày càng được cải thiện, nhất là về nhà ở, mua sắm vật dụng lâu bền, phương tiện
đi lại và các vật dụng đắt tiền.

II. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp Việt Nam thời gian qua
1. Những thành tựu đạt được:
Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực
theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nơng sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và
có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện
tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy
sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng
từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2004), trong đó, sản lượng
lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng hơn một
triệu tấn. Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo.
Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị
trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất
hàng hóa tập trung gắn với cơng nghiệp bảo quản, chế biến. Diện tích, sản lượng

SV: Lương Bá Thiện

19

Lớp: KTPT 47B_QN


cây công nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, cao-su diện tích tăng 9,5%, sản
lượng tăng 37,6%; hồ tiêu diện tích tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; hạt điều
diện tích tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; chè diện tích tăng 35,3%, sản lượng
tăng 54,9%; diện tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; bơng vải diện tích tăng 42,5%, sản

lượng tăng 57,4%; đậu tương diện tích tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các
loại cây cơng nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng
và kim ngạch xuất khẩu.
Chăn ni tăng bình qn 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông
nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn
con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần,
sản lượng khai thác tăng 1,2 lần.
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn: Giá trị
sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình qn 12-14%/
năm. Sản xuất tiểu, thủ cơng nghiệp và ngành nghề nơng thơn tăng bình qn 15%/
năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông
thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ, thu hút hơn 10 triệu lao động (trong đó có khoảng
1,5 triệu người làm hàng mỹ nghệ).
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức
cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là 4,8%/năm).
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2004 đạt gần 7 tỷ USD, tăng
1,5 lần so với năm 2000, trong đó nơng, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6
lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, càphê, cao-su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và lâm sản tăng mạnh,
đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000.
Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2004 trong tổng GDP của cả
nước, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao
động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm 2003, hộ thuần nơng
đã giảm cịn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp
18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu.
Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng
bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương


SV: Lương Bá Thiện

20

Lớp: KTPT 47B_QN



×