Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề án khuyến nông phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.4 KB, 18 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

ĐỀ ÁN
KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG
NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020
Phần 1
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi thuộc vùng trung du - Miền núi Bắc bộ,
tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Có diện tích tự nhiên 3.562,82km2, dân số trên một
triệu dân, với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân số nông nghiệp
chiếm trên 70%. Trong những năm qua ngành nông lâm nghiệp tỉnh Thái
Nguyên đã có tốc độ tăng trưởng vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, đã phát triển sản
xuất theo hướng hàng hoá gắn với thị trường, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn
vị diện tích, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan nên sản xuất nông
nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, phần lớn quy mô sản xuất nhỏ, chất
lượng sản phẩm thấp, ít có sản phẩm chế biến sâu, chưa có thương hiệu; sản
phẩm mang tính hàng hóa nổi bật ít nên hiệu quả và sức cạnh tranh kém; việc áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến, có hiệu quả vào sản xuất
chưa mạnh; sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao động và thu nhập từ nông
nghiệp không cao so với các ngành khác, tình trạng nông dân bỏ ruộng, ao,
chuồng có xu hướng gia tăng.
Từ thực tế trên, xây dựng Đề án Khuyến nông phục vụ mục tiêu tái cơ cấu
ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, mùa vụ, tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp
ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị gia tăng là yêu cầu thực tế khách quan
và cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, thực tế ở địa phương


và xu thế phát triển trong tình hình mới nhằm nâng cao thu nhập, ổn định sản
xuất, đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1


Quyết định số 1258/QĐ-BNN-KNCN ngày 04/06/2013 của Bộ Nông
nghiệp & PTNT về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương trọng
điểm giai đoạn 2013-2020;
Chỉ thị số 6771/CT-BNN-KH ngày 21/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp & PTNT và lập
kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ vào Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 01 năm 2010
của Chính phủ về khuyến nông;
Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/2/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT quy định thực hiện một số điều của nghị định 02/2010/NĐ-CP;
Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15 tháng 11 năm
2010 của Bộ tài chính – Bộ NN và PTNT về việc hướng dẫn chế độ quản lý,
sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông
cơ sở;
Quyết định số 918/QĐ-BNN-TC ngày 5/5/2014 về việc phê duyệt
quy định tạm thời nội dung, mức chi cho các hoạt động khuyến nông;
Thông tư 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT Thông tư hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ
chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
Phần 2
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Thông tin tuyên truyền

- Xuất bản 39.400 bản tin khuyến nông, bám sát nội dung hoạt động của
khuyến nông về thông tin tuyên truyền. Bao gồm: Tuyên truyền chủ trương
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ, giới thiệu điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh phát triển
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp: Tổ chức thành công diễn đàn
khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề: Sản xuất chè theo hướng ViêtGAP.
Tham gia các diễn đàn có Trung tâm Khuyến nông và bà con nông dân của 8
tỉnh miền núi phía bắc như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang,
Lạng Sơn, Lao Cai, Yên Bái, Phú Thọ, đại diện của các ban, ngành, các trường
Đại học, Viện nghiên cứu. Thông qua diễn đàn đã giúp các đại biểu tham dự
hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật liên quan đến chuyên đề, các chính sách của Nhà
2


nước, thông tin liên quan đến thị trường, là cơ hội giao lưu trực tiếp giữa người
nông dân và các nhà khoa học …
- Tổ chức tham gia Hội thi "Cán bộ Khuyến nông giỏi người dân tộc thiểu
số" vùng Đông Bắc. Đoàn Thái Nguyên đạt giaỉ ba.
2. Đào tạo, huấn luyện
2.1 Tập huấn:
Đã tổ chức đào tạo được 35 lớp tập huấn cho 1.050 người với 30 người/lớp
CBKN, KNV cơ sở, CTV khuyến nông. Thông qua các lớp tập huấn đã giúp các
học viên nắm bắt được những kỹ thuật mới trong chăn nuôi và trồng trọt một số
cây, con chủ lực trên địa bàn tỉnh, kịp thời chuyển giao tới bà con nông dân.
Đồng thời rèn luyện và nâng cao các kỹ năng tuyên truyền của các học viên
nhằm phục vụ tốt công tác khuyến nông.
2.2 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn:
Năm 2015 đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo được 4 lớp học nghề cho lao
động nông thôn với nội dung các nghề được đào tạo gồm: Kỹ thuật nuôi và

phòng trị bệnh cho lợn; kỹ thuật chế biến chè xanh, chè đen; Kỹ thuật trồng hoa
ly. Với tổng số học viên tham gia là 120 người. Công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đang được đơn vị chú trọng đầu tư cả về nguồn lực và chất
lượng đào tạo. Ưu tiên đào tạo các địa bàn vùng sâu vùng xa, các xã NTM.
2.3. Tham quan:
Tổ chức 04 chuyến tham quan học tập mô hình hiệu quả cho cộng tác viên
khuyến nông để tìm hiểu cách làm và áp dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của
địa phương, gia đình từ đó cải thiện hiệu quả sản xuất.
3. Xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn
- Trung ương: Trong giai đoạn 2011 - 2015, đơn vị đã ký kết hợp đồng
với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các đơn vị như các viện, các Trung
tâm với nguồn kinh phí mỗi năm hơn 1 tỷ đồng triển khai thực hiện được 15 mô
hình trình diễn với 592 hộ được hưởng lợi trực tiếp mô hình, dự án; Tổ chức
được 32 lớp tập huấn với hơn 1000 lượt nông dân tham dự, 8 cuộc hội thảo và
tổng kết mô hình. Nhìn chung các mô hình khuyến nông đều được triển khai
đảm bảo tiến độ. Thực hiện 100% so với kế hoạch đề ra. Nhiều mô hình đạt
được kết quả khá nổi bật như: Dự án chăn nuôi lợn đảm bảo vệ sinh an toàn; Dự
án cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ
béo bò thịt trong nông hộ, dựa án phát triển sắn bền vững tại các tỉnh phí bắc,
các dự án đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa, ngô, chè ... thu hút được sự quan tâm
và hưởng ứng thực hiện của bà con nông dân. Tuy nhiên số lượng mô hình, dự
án đầu tư còn ít nên số lượng người dân được hưởng lợi còn hạn chế.
3


- Địa phương: Với nguồn kinh phí mỗi năm 300-600 triệu đồng, Trung tâm
Khuyến nông đã đẩy mạnh công tác xây dựng các mô hình trình diễn để nâng
cao kiến thức kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân. Trong giai
đoạn 2011 – 2015, đơn vị đã tổ chức được 25 lớp tập huấn khuyến nông gắn với
tham quan học tập cho 750 lượt nông dân; 10 cuộc hội thảo và tổng kết thu hút

300 lượt người tham gia; Tạo điều kiện cho 205 hộ dân được hưởng lợi trực tiếp
từ mô hình. Nhìn chung các mô hình khuyến nông đều được triển khai đúng tiến
độ. Nhiều mô hình đã cho kết quả nổi bật và được rất nhiều nông dân tham quan
học tập như: Mô hình trồng thanh long ruột đỏ, mô hình cải tạo đàn dê, mô hình
chăn nuôi gà thịt ATSH ... Các mô hình trình diễn được tổ chức gắn với các
nhiệm vụ về chỉ đạo sản xuất của ngành, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về kế
hoạch sản xuất nông nghiệp của Bộ, ngành.
Dựa trên lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa
phương, đơn vị đã xây dựng được nhiều dự án khuyến nông mang lại ý nghĩa
thiết thực đối với người dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần
vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh các dự án xây
dựng có nguồn ngân sách nhà nước thì cũng có dự án được các tổ chức nước
ngoài tài trợ thực hiện mang lại sự thay đổi tích cực đến phát triển kinh tế của
các hộ gia đình như: Dự án khí sinh học đã triển khai và đưa các công trình vào
sử dụng có hiệu quả tại địa bàn toàn tỉnh, năm 2012- 2015 xây dựng được 3.600
hầm khí sinh học Biogas và tổ chức tập huấn cho 470 lượt người tham gia sử
dụng hầm khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi đã góp phần rất lớn trong việc
xử lý môi trường ở nông thôn, hạn chế ô nhiễm không khí, chương trình cũng đã
góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển mở rộng quy mô, hạn chế dịch bệnh gia
súc, gia cầm, đồng thời tiết kiệm chi phí chất đốt trong sinh hoạt và thay thế một
phần nguồn điện thắp sáng ở nông thôn.
4. Xây dựng nông thôn mới
Hệ thống khuyến nông tỉnh thái nguyên có thể khẳng định sau 5 năm thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đời sống kinh tế - văn hóa –xã hội ở
các địa phương đang thay đổi từng ngày, mỗi địa phương đều có thế mạnh riêng
của mình để chung sức xây dựng nông thôn mới, trong đó có 4 tiêu chí trong 19
tiêu chí “ thuộc nhóm 5 tiêu chí” có liên quan trực tiếp đến vai trò, nhiệm vụ của
khuyến nông đó là tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số 11 về hộ nghèo. Tiêu chí
số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 13 về hình thức tổ
chức sản xuất.

Khuyến nông đã phối hợp với Văn phòng điều phối mở lớp tập huấn nghiệp
vụ khuyến nông với công tác xây dựng nông thôn mới đưa cán bộ khuyến nông
và nông dân đi thăm quan những mô hình kinh tế tỉnh bạn, thăm quan học tập
những mô hình trình diễn và khảo nghiệm, cùng nhiều lớp kỹ thuật về cách
4


trồng và chăm sóc các loại hoa quý, kỹ thuật chiết ghép những loại cây có giá trị
kinh tế cao để từ đây nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.
5. Dự án trồng cây phân tán:
Tiếp tục triển khai thực hiện tiếp dự án giai đoạn 2008-2020, trong 5 năm
qua, toàn tỉnh đã trồng được 1695,46 ha cây phân tán (quy đổi từ số cây ra diện
tích: 1.650 cây/ha). Trung tâm cũng đã phối hợp với Trạm Khuyến nông các địa
phương triển khai kế hoạch tới cơ sở, vận động người dân và các tổ chức tham
gia. Lợi thế của trồng cây phân tán là người dân có diện tích đất nhỏ lẻ, phân
tán, không nằm trong quy hoạch trồng rừng tập trung được tham gia trồng rừng;
trồng cây trên diện tích đất thuộc sở hữu của các tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nhà
máy, đơn vị quân đội.
Trồng cây lâm nghiệp phân tán là dự án phát triển lâm nghiệp xã hội phù
hợp với khả năng, điều kiện sản xuất và nhu cầu của người dân được các tổ chức
xã hội nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia. Chương trình không chỉ đem lại
hiệu quả kinh tế, mà còn góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường, bảo vệ môi
trường sống. Với chính sách hỗ trợ động viên hợp lý và hiệu quả, mục tiêu phát
triển lâm nghiệp xã hội ngày càng được khẳng định thông qua chương trình
trồng cây, trồng rừng.
II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Công tác khuyến nông nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, các Sở ngành, đoàn thể và
chính quyền địa phương đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao và hiệu quả của Sở Nông

nghiệp & PTNT.
- Chính phủ kịp thời ban hành các chính sách về khuyến nông và UBND
tỉnh đã cụ thể hoá thành các chinh
́ sách tại địa phương tạo cơ sở cho hoạt động
khuyến nông ngày càng hiệu quả, thiết thực với người nông dân và thuận lợi cho
hoạt đông
̣ khuyến nông.
- Hệ thống tổ chức khuyến nông các cấp tiếp tục được củng cố và tăng
cường đặc biệt mạng lưới khuyến nông cơ sở; đội ngũ cán bộ khuyến nông các
cấp hầu hết có kinh nghiệm, thường xuyên bám sát thực tiễn sản xuất ở địa
phương, cơ sở, tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông thiết thực, có hiệu
quả cho nông dân.
- Việc chuyển đổi cơ chế khuyến nông từ đầu tư theo kế hoạch hàng năm
sang đầu tư theo các chương trình, dự án khuyến nông ổn định 2- 3 năm bước
đầu đảm bảo tính tập trung, ổn định, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn
trải trong hoạt động khuyến nông
2. Khó khăn
5


- Định mức kỹ thuật của một số cây, con đã cũ; một số cây, con mới chưa
có định mức nên quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn và lúng túng.
- Do ảnh hướng của quá trình lạm phát, giá giống cây trồng, vật nuôi, vật
tư, máy, thiết bị nông nghiệp tăng cao và không ổn định, thị trường tiêu thụ sản
phẩm một số cây, con chủ lực trên địa bàn bị giảm sút mạnh giảm khả năng đầu
tư thâm canh và áp dụng TBKT cũng như triển khai các dự án khuyến nông.
- Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động Khuyến nông Trung ương, tỉnh
còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động Khuyến nông tại địa
phương.
- Chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người hoạt động khuyến nông còn thấp,

chưa thu hút và tạo động lực để cán bộ khuyến nông yên tâm công tác đặc biệt là hệ
thống KNV cơ sở.
- Do cơ chế đấu thầu nên các Trung tâm Khuyến nông tỉnh không đủ năng
lực làm chủ các Dự án khuyến nông Trung ương mà chỉ làm các mô hình nhánh.
Nhiều dự án khuyến nông Trung ương do doanh nghiệp làm chủ dự án nên vô hình
chung các Trung tâm Khuyến nông lại làm “thuê” cho các doanh nghiệp.
Phần 3
NỘI DUNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU
NGÀNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Theo định hướng phát triển của Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững trên
cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Nâng cao hiệu quả
sản xuất, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh thông qua liên kết mở rộng quy mô
sản xuất, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng phát
triển nền nông nghiệp hiện đại, đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp.
Nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện mức sống của người dân nông
thôn; đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quản lý, sử dụng có
hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng
chống thiên tai đảm bảo an toàn, phát triển sản xuất bền vững.
6


2. Mục tiêu cụ thể:
- Về Thông tin tuyên truền: Cung cấp bản tin khuyến nông đến toàn bộ các

xóm có sản xuất nông nghiệp, các nông dân đầu mối trên địa bàn tỉnh. Nâng cao
chất lượng bản tin Khuyến nông Thái Nguyên.
Xây dựng và duy trì trang web của khuyến nông Thái Nguyên.
Mỗi năm xây dựng 10 chuyên mục khuyến nông phát trên đài truyền hình
tỉnh, phát vào các tối thứ 4 tuần thứ 4 hàng tháng.
Tổ chức Diễn đàn khuyến nông 2 năm một lần nhằm cung cấp, chia sẻ thông
tin, chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước, tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh
nghiệm trong thực tiễn về sản xuất nông nghiệp tới bà con nông dân; đồng thời giải
đáp những khó khăn vướng mắc của nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất
nông nghiệp
- Về đào tạo: Trang bị và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động khuyến nông
tại cộng đồng, năng lực quản lý dự án bổ xung kiến thức và kỹ năng về các tiến bộ
kỹ thuật mới, nâng cao kiến thức các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, bảo quản chế biến nông sản theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hoá
theo thế mạnh của địa phương. Góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp
hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của tỉnh
- Về xây dựng các chương trình, dự án Khuyến nông: Hỗ trợ cho các hoạt
động khuyến nông, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng thu
nhập, giảm nghèo nhanh và bền vững cho nông dân. Góp phần nâng cao trình độ
sản xuất nông nghiệp cho nông dân ở các huyện, thành, thị.
Phát huy cao hơn vai trò, năng lực, kinh nghiệm của hệ thống khuyến nông
nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở; huy động các nguồn lực
đầu tư và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
II. QUAN ĐIỂM
1. Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa
phương; gắn phát triển nông nghiệp bền vững với xây dựng nông thôn mới và bảo
vệ môi trường.
2. Trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, giá trị cao và

thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa có lợi thế như cây chè, cây rau màu...; áp dụng khoa học công
nghệ là khâu đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành, gắn
sản xuất với nhu cầu của thị trường nhằm phát triển nhanh và bền vững, nâng
cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.
7


3. Vừa theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về
phúc lợi, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, tiêu dùng. Tập trung hỗ
trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học, phát triển thị trường phục vụ
sản xuất và đời sống, cung cấp thông tin, dịch vụ.
4. Được thực hiện đồng bộ trên các nội dung: Cơ cấu lại quy mô, kỹ thuật
công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất.
5. Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế từ tỉnh đến cơ
sở; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư và phát triển đối tác công tư, phát huy vai trò
của các tổ chức theo hướng nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới
quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh và sử dụng hiệu quả tài nguyên.
III. NỘI DUNG
1. Định hướng chung
1.1. Về kinh tế:
Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, giá trị,
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Xây dựng và từng bước phát triển
các vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp theo hình thức trang trại, gia trại
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với bảo quản,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm có lợi thế
như lúa gạo, chè,…; đồng thời, duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng,
phù hợp với điều kiện thực tế đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có tiềm
năng.

1.2. Về xã hội:
Tăng thu nhập cho nông dân trên cơ sở tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế, đặc biệt là người nghèo ở nông thôn, người dân ở vùng sâu, vùng xa,
dân tộc thiểu số không thuận lợi về các điều kiện sản xuất thông qua hỗ trợ giảm
nghèo, duy trì sản xuất và thu nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường lao động
phi nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng.
1.3. Về môi trường:
Giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường do khai thác các nguồn lực cho
sản xuất; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên; tăng cường áp
dụng các biện pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý, sử dụng
hiệu quả, an toàn các loại vật tư nông nghiệp, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi
trường.
2. Định hướng cụ thể
2.1. Trồng trọt:
8


* Cây lương thực:
Cây lúa năm 2015, diện tích là 72.400 ha, đạt 106,2% so với kế hoạch; năng
suất lúa cả năm đạt khoảng 52,52 tạ/ha, đạt 101% so với kế hoạch. Đến năm
2020, dự kiến diện tích gieo trồng lúa là 68.000 ha. Xây dựng và hình thành các
vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất cao, vùng sản xuất lúa chất lượng và hiệu
quả cao theo hướng xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn” để áp dụng đồng bộ các tiến
bộ kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, tập trung trên địa bàn tỉnh.
Cây ngô năm 2015, diện tích gieo trồng cả năm 21.000 ha, đạt 120% so
với kế hoạch, bằng 107,3%; năng suất ngô cả năm đạt 42,3 tạ/ha, đạt 98,2% so
với kế hoạch; sản lượng ngô cả năm đạt 88.615 tấn, đạt 117,7% so với kế hoạch.
Sử dụng các giống ngô lai có năng suất chất lượng cao, thích ứng rộng, đồng
thời phát triển ngô nếp, ngô rau chất lượng, giá trị kinh tế cao; diện tích ngô lai
đến năm 2020 chiếm trên 98% diện tích gieo trồng.

* Cây rau các loại: năm 2015 diện tích là 12.700 ha, đạt 115,5% so với kế
hoạch; năng suất ước đạt 158,8 tạ/ha; sản lượng ước đạt 202.700 tấn. Đến năm
2020 đạt 15.000 ha trên đất lúa một vụ, đất hai lúa chuyển đổi và rau vụ Đông.
Ưu tiên phát triển các loại rau chất lượng, phục vụ chế biến, xuất khâu, có thị
trường tiêu thụ ổn định.
* Các cây màu khác: Ổn định diện tích sắn 3.470 ha, mở rộng diện tích giống
sắn mới, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất; mở rộng diện tích lạc, đậu tương,
khoai lang, tích cực đưa các giống mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất
lượng.
* Cây công nghiệp lâu năm: Đến năm 2015 diện tích chè toàn tỉnh 21.000
ha. Trong đó diện tích chè cho sản phẩm 17.500 ha, chiếm 83,3%; năng suất chè
đạt 111,7 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi ước đạt 193,8 nghìn tấn. Đẩy mạnh đầu
tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, sản xuất chè an
toàn để vừa tăng năng suất vừa nâng cao chất lượng; diện tích chè được chứng
nhận theo quy trình sản xuất an toàn; xây dựng thương hiệu sản phẩm chè. Năm
2020 ổn định diện tích chè toàn tỉnh là 20.000 ha (chủ yếu trồng thay thế lại
bằng giống mới), chè kinh doanh đạt 19.000 ha, sản lượng đạt 215.000 tấn búp
tươi. Diện tích chè giống mới đạt 70% trở lên, sử dụng giống chè lai, chè nhập
nội có năng suất cao, chất lượng cao, thích ứng với thời tiết, khí hậu, chống chịu
sâu bệnh.
Nâng sản phẩm chè chế biến công nghiệp từ 17% hiện nay lên 25% vào
năm 2020; chế biến quy mô hộ gia đình bằng phương pháp thủ công truyền
thống, bán công nghiệp và dây chuyền chế biến nhỏ đảm bảo an toàn thực phẩm
chiếm còn khoảng 75%; chế biến công nghệ cao (chế biến sâu) nhằm tạo ra sản
phẩm có giá trị gia tăng cao.
9


* Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh đạt 17,1 nghìn ha, trong
đó diện tích cây vải, nhãn chiếm khoảng 28% tổng diện tích cây ăn quả của toàn

tỉnh. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng một
số cây ăn quả khác. Diện tích cây ăn quả đến năm 2020 ổn định khoảng 17.000
ha với các loại cây chủ yếu gồm: Chuối, Na, Bưởi, Nhãn, Ổi, Táo.
2.2. Chăn nuôi:
Tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh, phát triển chăn nuôi thành
ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh cao, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đáp ứng
nhu cầu cho tiêu dùng trong nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo
hướng phát triển trang trại tập trung, công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị
(từ giống, thức ăn, thú y... đến giết mổ, tiêu thụ) gắn với thị trường trong tỉnh và
khu vực lân cận. Chú trọng phát triển đàn gia cầm, lợn, nâng cao chất lượng đàn
trâu, bò.
Phát triển mạnh các hình thức chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp
quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi nông hộ an toàn và bền
vững.
- Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, hình thành được
vùng chăn nuôi tập trung tại các huyện: Phú Bình, Phổ Yên...; duy trì số lượng
tổng đàn trâu. Năm 2015 đàn trâu của tỉnh là 71 nghìn con, giảm 1,4% với cùng
thời điểm năm 2014. Đàn bò khoảng 35,3 nghìn con, giảm 0,5% so với cùng
thời điểm năm 2014.
- Phát triển chăn nuôi gà theo hướng trứng, thịt công nghệ cao; chăn nuôi
gà đồi, gà thả vườn quy mô sản xuất hàng hóa gắn với thị trường năm 2015 tổng
đàn gia cầm 9,2 triệu con, trong đó đàn gà đạt 8,3 triệu.
- Phát triển chăn nuôi lợn ngoại, hướng nạc để nâng cao giá trị ngành
chăn nuôi tổng đàn lợn đến năm 2015 là 580 nghìn con, tăng 5,45% so với cùng
thời điểm năm 2014.
Về phát triển trang trại chăn nuôi: Theo kết quả điều tra trang trại thời
điểm 1/7/2015, số lượng trang trại chăn nuôi của tỉnh là 548 trang trại. Trong đó
trang trại chăn nuôi lợn 253 trang trại; chăn nuôi gia cầm 295 trang trại.
Năm 2020 dự kiến tỷ lệ chăn nuôi tập trung: đàn lợn 35,0%; trâu 25,0%;

bò thịt 25,0%; gia cầm 55,0% tổng đàn.
2.3. Lâm nghiệp.
Năm 2015 trồng rừng tập trung nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
5.848,47 ha (trong đó: 11 ha rừng đặc dụng, 492,5 ha rừng phòng hộ, 5.344,97
ha rừng sản xuất). Trồng cây phân tán: 675.000 cây (tương đương 450 ha).
10


Duy trì ổn định diện tích đất lâm nghiệp, dự kiến diện tích đến năm 2020
là 179.883,8 ha, trong đó: diện tích đất rừng sản xuất là 96.306,7 ha (chiếm
53,5%); đất rừng phòng hộ là 47.232,6 ha (chiếm 26,2%) và đất rừng đặc dụng
là 36.344,5 ha (chiếm 20,2%).
- Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường;
từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả và năng lực canh tranh:
3. Nội dung hoạt động khuyến nông
3.1. Công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông:
Tập trung vào việc áp dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa công tác
khuyến nông (điện thoại, internet, phát thanh, truyền hình,…). Xây dựng trang
wed, bản tin khuyến nông, các cuộc tham quan hội thảo các mô hình đạt kết quả
cao.
Đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông về xúc tiến thương mại, phát triển
thị trường, liên kết bốn nhà để giúp nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ổn
định, bền vững.
3.2. Công tác đào tạo huấn luyện khuyến nông:
Tiếp tục tập trung đào tạo, bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và nâng
cao kiến thức các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, bảo quản chế
biến nông sản theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hoá theo thế mạnh của địa
phương, chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn (cán bộ
khuyến nông, các kỹ thuật viên ngành nông nghiệp và nông dân sản xuất hàng

hóa) để đảm bảo tính bền vững của hoạt động khuyến nông và góp phần thực
hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
3.3. Xây dựng các dự án và nhân rộng mô hình trình diễn khuyến nông:
Tập trung vào các dự án khuyến nông sản xuất theo quy trình GAP, các
dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, khuyến nông công nghệ cao, mở rộng
các dự án khuyến nông hợp tác với doanh nghiệp nhằm huy động các nguồn lực
phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Các chương trình, dự án khuyến nông đều tập trung vào phát triển sản
xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản
phẩm theo chuỗi giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực
phẩm đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh cao như:
* Trồng trọt:
Đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng thời đưa nhanh cơ giới
hoá vào sản xuất (từ khâu làm đất, thu hoạch đến bảo quản, chế biến) giảm chi
phí, ô nhiễm nguồn nước, giảm tổn thất sau thu hoạch; sử dụng hiệu quả sản
phẩm phụ (rơm, rạ, trấu,...), tăng hiệu quả, giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
11


Mở rộng diện tích ngô trên đất có điều kiện, chuyển đổi một số diện tích
trồng lúa năng suất thấp. Đa dạng cơ cấu các loại rau màu, phát triển mạnh rau
màu đang có thị trường tiêu thụ tập trung ở các xã ven Quốc lộ 3, ven đô thị,
khu công nghiệp; tăng cường sử dụng các loại giống mới kết hợp với áp dụng
quy trình sản xuất an toàn theo hướng VietGap, nâng cao chất lượng, đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai một số mô hình và từng bước hình thành,
phát triển mô hình cánh đồng mẫu lớn trên cây rau tại một số địa phương có lợi
thế.
* Chăn nuôi:
Xây dựng các dự án chăn nuôi theo hướng tập trung đẩy mạnh phát triển
chất lượng; từng bước chuyển chăn nuôi phân tán sang chăn nuôi tập trung,

trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp; phát triển chăn nuôi nông hộ đối với
vùng nông thôn có mật độ dân cư thưa (vùng gò đồi); khuyến khích áp dụng
công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong
chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn đến chế biến để nâng cao chất lượng,
giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
Tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò cả số lượng, chất lượng.
Chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, các loại cây rau màu
hiệu quả thấp sang trồng cỏ, kết hợp sử dụng các loại phụ phẩm trồng trọt làm
thức ăn cho trâu, bò. Khuyến khích một số doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn
nuôi bò.
Phát triển các trang trại quy mô vừa và lớn liên kết với các doanh nghiệp
chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Đối với chăn nuôi nông hộ, tổ chức phát triển theo
hướng hình thành các tổ hợp tác, câu lạc bộ chăn nuôi an toàn dịch bệnh; đẩy mạnh
phát triển mạng lưới tư thương để tiêu thụ, tạo ra sản phẩm lớn kết nối thị trường
chế biến thực phẩm hoặc giết mổ ở các cơ sở tập trung tiêu thụ nội tỉnh.
Tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm cả số lượng, chất lượng.
tập trung các vùng chăn nuôi có lợi thế ở hầu hết các huyện, thị xã. Tuyển chọn
giống gia cầm năng suất cao, chất lượng tốt; chuyển đổi mạnh cơ cấu giống gà
theo hướng giảm giống công nghiệp, tăng nhanh giống gà thả vườn chất lượng
cao, dễ tiêu thụ như Ri vàng rơm, Jdabaco,... Phát triển các trang trại chăn nuôi
gia cầm theo hình thức thả vườn ở các vùng đồi, gắn sản xuất với tiêu thụ để từng
bước hình thành cho một số địa phương, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ nhằm giảm thiểu tác động bất
lợi về môi trường; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; tăng cường áp dụng các biện pháp giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính; bảo tồn đa dạng sinh học.
* Lâm nghiệp:
12



Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án về phát triển lâm nghiệp bền
vững, nâng cao thu nhập cho người dân; thu hút nguồn vốn đầu tư của các tổ
chức, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, các dự án phát triển lâm sản
ngoài gỗ, trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến lâm sản...
3.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo hướng đào tạo nâng cao tay nghề
đối với các nghề truyền thống, đồng thời đào tạo nghề mới phù hợp; chú trọng
đào tạo nghề gắn với việc làm sau đào tạo, nhu cầu thực tiễn của người dân, địa
phương; đào tạo nghề mới, nghề truyền thống phải gắn với quy hoạch, định
hướng phát triển ngành nghề của tỉnh và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện dạy nghề lao
động nông thôn; tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên dạy nghề, cán
bộ quản lý dạy nghề; từng bước đầu tư các trang thiết bị dạy nghề đáp ứng tiêu
chuẩn quy định.
3.5. Xây dựng nông thôn mới
Nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới là tăng thu nhập cho
nông dân, công tác khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho các
địa phương xây dựng và thực hiện có hiệu quả các dự án phát triển sản xuất;
đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả; tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản
phẩm … nhằm giúp cho người dân nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm mang tính bền vững, ổn định góp phần quan trọng
trong việc đẩy nhanh tiến trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng nông thôn mới ở địa phương.
3.6. Về cơ cấu và nguồn lực đầu tư cho hoạt động khuyến nông:
Đối với kinh phí khuyến nông từ nguồn ngân sách nhà nước: ưu tiên đầu
tư kinh phí cho hoạt động khuyến nông để phục vụ tái cơ cấu ngành nông
nghiệp. Kinh phí phân bổ hàng năm tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm, trọng
điểm phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp với cơ cấu như sau:
+ Nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên (thông tin tuyên truyền, đào tạo

huấn luyện khuyến nông): chiếm 30- 35% tổng kinh phí khuyến nông hàng năm.
+ Các dự án xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông: chiếm khoảng 6570% tổng kinh phí khuyến nông hàng năm.
Đối với các nguồn kinh phí khuyến nông ngoài ngân sách: Đẩy mạnh xã
hội hóa khuyến nông theo cơ chế đối tác với các doanh nghiệp nhằm huy động,
thu hút nguồn lực và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động khuyến
nông.
13


3.7. Về phương pháp hoạt động khuyến nông:
Chú trọng hơn việc đào tạo tập huấn, công tác truyền thông, tăng cường
áp dụng các phương tiện, công nghệ hiện đại trong hoạt động khuyến nông (như:
điện thoại, internet, phát thanh, truyền hình,…) để nâng cao hiệu quả của các
hoạt động khuyến nông. Cụ thể:
- Đối với hoạt động trình diễn và nhân rộng mô hình: Đổi mới phương
thức đánh giá, phổ biến và nhân rộng các mô hình trình diễn khuyến nông:
+ Coi trọng đánh giá tính nổi trội và hiệu quả của các TBKT, các công
nghệ mới trong mô hình.
+ Đánh giá phương pháp tổ chức chỉ đạo xây dựng và thực hiện mô hình.
+ Khuyến cáo các nội dụng, địa bàn có thể mở rộng và các điều kiện cần
thiết để mở rộng mô hình có hiệu quả (điều kiện sinh thái, điều kiện cơ sở vật
chất, điều kiện vốn, đất đai, điều kiện tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,...).
+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đào tạo tập huấn gắn với mô
hình để phổ biến và nhân rộng mô hình ra sản xuất đại trà.
- Đối với hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông: Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin khuyến nông điện tử,
đẩy mạnh tuyên truyền khuyến nông qua truyền hình, phát thanh, tổ chức các sự
kiện khuyến nông, khuyến nông xúc tiến thương mại kết nối “bốn nhà” trong
sản xuất và tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy sản cho nông dân.
- Đối với hoạt động đào tạo huấn luyện khuyến nông: Phương thức đào

tạo, tập huấn khuyến nông theo hướng gắn với các mô hình trình diễn khuyến
nông, gắn với các mô hình sản xuất hiệu quả, tăng thời lượng thực hành, tham
quan thực tế, áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động đào tạo, tập huấn khuyến nông.
- Đối với hoạt động tư vấn dịch vụ khuyến nông: Tăng cường tư vấn
khuyến nông trực tiếp qua internet, điện thoại, các chuyên mục hỏi đáp trên
truyền hình, truyền thanh,...
Phần 4
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt đầy đủ, sâu rộng nội dung Đề
án, tạo đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và cộng đồng
doanh nghiệp, người dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất theo
hướng hàng hóa; liên kết hóa trong sản xuất, doanh nghiệp hóa sản phẩm và xã
hội hóa đầu tư.
2. Đẩy mạnh cơ giới hoá, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ
14


Tập trung hỗ trợ nâng cao tỷ lệ cơ giới vào sản xuất, tăng năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ
cơ giới hóa các khâu làm đất đối với cây hàng năm đạt 70 - 80%, cơ giới hoá khâu
gieo trồng đạt 20 -30%, cơ giới hóa khâu phòng trừ sâu bệnh đạt 70 - 80%, thu
hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đạt 70 - 80%...
Tiếp tục triển khai các đề tài khoa học, mô hình khuyến nông có hiệu quả
nhân rộng vào sản xuất, chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng,
vật nuôi, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với nhu cầu thị
trường; sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP,... ; áp dụng công nghệ bảo
quản, chế biến, gắn với phát triển liên kết vùng sinh thái.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa

học công nghệ, tăng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo
nguồn nhân lực. Hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu,
chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển mạng lưới công
nghệ thông tin đến tận xã, thôn, xóm để người dân tiếp cận thông tin kinh tế
khoa học kỹ thuật, thị trường.
3. Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế; hỗ trợ cải
tiến mẫu mã, bao bì, đăng ký thương hiệu, thông tin, tìm kiếm thị trường. Xây
dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến cách thức quản lý, kỹ thuật nuôi trồng an toàn
và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP
Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản
xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Xây
dựng cơ chế chính sách khuyến khích mạng lưới thương lái phát triển làm đầu
mối thu mua, tiêu thụ nông sản cho nông dân; đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất
là kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất theo mô hình cánh đồng
lớn
4. Các dự án ưu tiên
- Tổ hợp tác trong sản xuất ngô với quy mô 60 ha tại các huyện Võ Nhai, Phú
Bình, Phú Lương.
- Tổ hợp tác trong sản xuất lúa với quy mô tại Thị Xã Phổ Yên, TP Sông Công,
Phú Bình, Huyện Định Hóa.
- Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà thịt quy mô 9.000 con tại các huyện
Đồng Hỷ, TP Thái Nguyên, Huyện Đại Từ
- Sản xuất rau an toàn công nghệ cao quy mô 20 ha tại huyện Đồng Hỷ, TP Sông
Công, Thị xã Phổ Yên.
15


- Trồng cỏ thâm canh năng suất cao phục vụ chăn nuôi trâu, bò thịt với quy mô 6
ha tại các huyện Phú Bình, Phú Lương, TP Sông Công

- Xây dựng chương trình thông tin, tuyên truyền khuyến nông tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng chương trình đào tạo tập huấn với 30 lớp và tham quan học tập tỉnh bạn
5 cuộc.
- Chương trình trồng cây lâm nghiệp phân tán triển khai 9 huyện, thành, thị xã
- Chương trình trồng hoa lan
- Chương trình cây ăn quả
5. Hiệu quả của Đề án
Các kết quả nghiên cứu của dự án được áp dụng và triển khai sẽ góp phần
ổn định và nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất của tỉnh Thái
Nguyên.
Kết quả của dự án sẽ được nhân rộng ra địa bàn trong những năm tiếp
theo, thúc đẩy thị trường lương thực, thực phẩm nói chung và của tỉnh Thái
Nguyên nói riêng, giúp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng
Sản phẩm rau an toàn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh về giá thành
và mang hiệu quả kinh tế cao, giúp ổn định an ninh lương thực tại địa phương,
tạo đời sống lo ấm cho bà con trong vùng, từ đó giúp ổn định tư tưởng về an
ninh quốc phòng, tạo được lòng tin của bà con về đường nối lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước ta.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi thay đổi nhận thức của người dân trong việc
chăn nuôi. Khuyến cáo cho nông dân phát triển chăn nuôi góp phần thay đổi cơ
cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp.
Tăng được nguồn thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con nông
dân miền núi. Cung cấp cho thị trường sản phẩm năng suất cũng như chất lượng
cao phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Phần 5
KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. KINH PHÍ
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 15.636.895.000 đồng
Trong đó chia ra các năm:

ĐVT: 1.000đ
Số
TT

Hoạt động

Năm 2016
Số
lượn
g

Giá trị

Năm 2017
Số
lượn
g

Giá trị

Năm 2018
Số
lượn
g

Giá trị

Năm 2019
Số
lượn

g

Giá trị

Năm 2020
Số
lượn
g
Giá trị

16


1

CT Thông tin, tuyên
truyền

406,770

544,950

465,150

541,550

725,325

2
DA đưa cơ gới hóa

trong sản xuất rau

20ha

530,600

20ha

530,600

20ha

530,600

20ha

530,600

20ha

530,600

3
DA đưa cơ gới hóa
trong sản xuất lúa
4
5

356,900


356,900

356,900

DA Đưa cơ giới hóa
trong sản xuất ngô

60ha

925,600

60ha

925,600

60ha

925,600

Trồng cỏ thâm canh
năng suất cao

2ha

90,000

2ha

90,000


2ha

90,000

356,900

356,900

60ha

925,600

60ha

925,600

7

74,530

7

74,530

6
3000

3000

3000


Sử dụng đệm lót sinh
học trong CN gà

con

160,000

con

160,000

con

160,000

Chương trình tập huấn,
tham quan

7

74,530

7

74,530

7

74,530


7

8

Chương trình trồng
cây lâm nghiệp phân
tán

360,000

360,000

360,000

360,000

360,000

DA trồng hoa lan

150,000

150,000

150,000

150,000

150,000


Chương trình cây ăn
quả

43,000

43,000

43,000

43,000

43,000

3,097,400

3,235,580

3,155,780

3,165,955

2,982,180

9
10

Tổng cộng

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Thái Nguyên quản lý nhà
nước về quá trình triển khai, thực hiện đề án.
Trung tâm khuyến nông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các trạm
khuyến nông huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Đề án và Kế hoạch
hành động, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- UBND tỉnh;
- Sở NN & PTNT;
- Lưu VT, KNKL.

Nguyễn Văn Dũng

17


18



×