Chuyờn thc tp tt nghip GVHD: PGS.TS. T Quang Phng
trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa đầu t
báo cáo thực tập tốt nghệp
Đề tài:
S K HOCH V U T TNH THANH HểA
GV hng dn : PGS.TS T QUANG PHNG
Sinh viờn thc hin : NGUYN ANH HONG TNG
Mó sinh viờn : CQ513341
Lp : U T 51B
H : CHNH QUY
Nguyn Anh Hong Tựng Lp: KTT 51B
Hà Nội - 2013
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
MỤC LỤC
TT 14
TT 40
Loại sản phẩm 40
Lương thực 54
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ
Cây CNLN Cây công nghiệp lâu năm
CN Công nghiệp
DT Diện tích
DTGT Diện tích gieo trồng
DV Dịch vụ
Giá HH Giá hiện hành
GT Giá trị
GTSX Giá trị sản xuất
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KHCN Khoa học công nghệ
LN Lâm nghiệp
LT Lương thực
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS Ngân sách
SL Sản lượng
TW Trung ương
XD Xây dựng
XDCB Xây dựng cơ bản
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
DANH MỤC BẢNG
TT 14
TT 40
Loại sản phẩm 40
Lương thực 54
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là đòi hỏi tất yếu của các quốc gia đang
phát triển trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay nhưng phát triển nột nền
nông nghiệp ổn định và vững mạnh là điều không thể thiếu với bất kì một quốc gia
nào. Việt Nam là một nước hơn 60% dân số nằm trong khu vực kinh tế nông nghiệp,
nông thôn đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và trong tình hình quốc
tế và trong nước đang có nhiều biến động, kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự bước qua
khủng hoảng , chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước gây rất nhiều khó khăn cho
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ , tình hình chính
trị thế giới và trong khu vực có nhiều biến động thì đầu tư phát triển vào nông nghiệp
là vấn đề đặc biệt quan trọng cần phải được chú trọng giải quyết
Thanh Hóa là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào nông
nghiệp. Nhiều dự án lớn về nông nghiệp đã và đang góp phần thay đổi, cải thiện
đáng kể đời sống của nhân dân trong tỉnh. Thực tế cho thấy , việc đầu tư phát triển
nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, nền nông nghiệp
của tỉnh đã có những bước tiến quan trọng . Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực
thì công tác đầu tư phát triển ngành nông nghiệp vẫn đang bộc lộ rất nhiều vấn đề
còn hạn chế và khó khăn cần được khắc phục. Đó là công tác quy hoạch nông
nghiệp chưa thật hợp lý, việc thực hiện các chính sách đề ra còn chưa hiệu quả. Do
vậy việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả
đầu tư phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả
về lý luận và thực tiễn
Nhận thức được tầm quan trọng của những điều đó, em đã lựa chọn đề tài “
Đầu tư phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2020 của tỉnh Thanh
Hóa” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển nông nghiệp
trên cả nước nói chung , tỉnh Thanh Hóa nói riêng, làm cơ sở cho việc phân tích
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
,đánh giá thực trạng rút ra hạn chế, yếu kém cùng những nguyên nhân trong việc
đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2005-
2012 và đầu tư phát triển nông nghiệp tại Thanh Hóa trong những năm tới
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khảo cứu, hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc nhằm làm rõ cơ sở lí luận và thực
tiễn về đầu tư phát triển nông nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tại Thanh Hóa.
Từ đó chỉ ra những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất quân điểm và các giải pháp cơ bản nhằm phát huy tốt vai trò của đầu
tư phát triển nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu và phương pháp của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Đầu tư phát triển nông nghiệp và các giải pháp phát triển nông nghiệp nói
chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu
Giai đoạn 2005-2012 và đề xuất phương hướng, giải pháp cho giai đoạn 2013-
2020
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: thống kê, phân
tích, so sánh.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm có 2 chương:
Chương 1. Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chương 2. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nông
nghiệp tỉnh Thanh hóa
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp đỡ em rất
nhiều trong việc hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này .
Do lượng kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như kinh nghiệm
thực chưa có, và thời gian có hạn nên bài viết chuyên đề không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết
được hoàn chỉnh hơn.
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH THANH HÓA
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
TỈNH THANH HÓA
1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lí
Tỉnh Thanh Hóa nằm ở cực Bắc miền Trung Việt Nam, phía đông giáp với
biển Đông, phía tây tiếp giáp với nước bạn Lào, tiếp giáp với các tỉnh Nghệ An ở
phía Nam, Ninh Bình, Sơn La và Hòa Bình ở phía Bắc. Cách thủ đô Hà Nội khoảng
150km về phía Nam. Nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ hai vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Trung Bộ. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt và quốc lộ
1A chạy qua vùng đồng bằng và ven biển Thanh Hóa, các tuyến đường chiến lược
15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt trung du và miền núi trong địa bàn tỉnh và cả
nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh thành phố
trong cả nước.
1.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Với thời tiết bốn
mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 23 - 24 độ C.
Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 1.600-2.300mm, mỗi năm có khoảng
90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối 85-87%, số giờ nắng bình quan 1.600-1.800
giờ. Mưa tập trung nhiều vào thời kì từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%
Mùa nóng thường hay có lũ lụt , bão kèm theo mưa lớn và những ngày gió lào
nhiệt độ lên tới 39-40C
Chịu ảnh hưởng của thủy triều , đẩy nước mạn vào, khối nước cửa sông và
đồng ruộng ven biển bị ngập mặn.
Nhìn chung, tuy vẫn có những khó khăn nhưng về tổng thể Thanh Hóa có
những điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lời để phát triển nông nghiệp.
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
1.1.1.3. Đặc điểm địa hình
Vùng miền núi, trung du: bao gồm 11 huyện: Lang Chánh, Như Xuân, Bá
Thước, Như Thanh, Thường Xuân,Mường Lát, Cẩm Thủy, Quan Hóa, Quan
Sơn, Ngọc Lặc và Thạch Thành chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn tỉnh. Vùng đồi
núi phía tây có khí hậu mát cùng một lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào,
phong phú. Lại có tiềm năng thủy điện lớn với hệ thống sông ngòi dày đặc, có nhiều
điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Khu vực phía Nam của tỉnh
là miền đồi núi thấp, đất đai khá màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển các giống cây
công nghiệp, cây đặc sản và có Vườn quốc gia Bến En (thuộc hai huyện Như
Thanh và Như Xuân), có rừng phát triển tốt, với nhiều loại gỗ và thú quý.
Vùng đồng bằng: Đồng bằng Thanh Hoá có diện tích lớn, nằm trong số
những vùng đồng bằng có diện tích lớn nhất trong khu vực miền Trung nói riêng và
cả nước nói chung. Mang đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ, do phù sa
các hệ thống sông Hoạt, sông Yên, sông Mã bồi đắp.
Vùng ven biển: Bao gồm các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Hậu
Lộc, Quảng Xương và thị xã Sầm Sơn, chạy dọc theo bờ biển là các cửa sông
Mã, sông Yên, sông Hoạt , sông Bạng và vùng sình lầy ở Nga Sơn.
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp
•Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên 1.110.609 héc-ta, của Thanh Hóa gồm 8 nhóm đất chính,
các nhóm đất có diện tích tương đối lớn gồm:
- Đất xám có diện tích là 717.245 héc-ta chiếm 64,6% diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi Quan Hóa, Bá Thước, Như Xuân,
Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh. Thích hợp cho
phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Đất đỏ có diện tích 37.826 héc-ta, chiếm 3,4%, phân bố ở độ cao trên 700m
ở các huyện Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, thích hợp cho phát
triển cây rừng, cây công nghiệp dài gnày và cây ăn quả.
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
- Đất phù sa có diện tích 191.216 héc-ta, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven biển, phù hợp cho trồng lúa, màu, cây công
nghiệp ngắn ngày.
- Đất mặn và đất cát diện tích 41.700 héc-ta, chiếm 3,75% diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở vùng ven biển, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, trồng cói,
trồng rừng và các loại hoa màu
•Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh Hoá rất dồi dào với bốn hệ thống sông chính,
cung cấp nước là sông Mã, sông Hoạt,sông Yên, sông Lạch Bạng cùng với đó là hệ
thống thủy văn dày đặc gồm 264 suối nhỏ và 1.760 hồ chứa lớn nhỏ phân bố khá
đều trên toàn địa bàn tỉnh. Tổng lưu lượng dòng chảy bình quân hàng năm đạt
khoảng từ 20 - 22 tỷ m
3
, năm cao nhất đạt xấp xỉ 27 tỷ m
3
, năm nhỏ nhất khoảng 12
tỷ m
3
. Trong tổng lượng dòng chảy hàng năm chỉ có khoảng 11 tỷ m
3
nước được sinh
ra trong nội tỉnh, còn lại là nước ngoại lai. Chế độ dòng chảy được phân ra thành 2
mùa khá rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau, trong đó
tháng 3, và tháng 4 là những tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất trong cả năm. Lượng
dòng chảy trong mùa khô chỉ đạt khoảng 25% tổng lượng dòng chảy năm (xấp xỉ 4,5
tỷ m
3)
Bình quân trữ lượng nước trên đầu người trên địa bàn tỉnh nhỏ hơn so với
trung bình cả nước, đạt 5.600 m
3
/người.năm so với cả nước là 11.000
m
3
/người.năm và còn tiếp tục giảm. Do vậy, ngay từ bây giờ cần điều tiết và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên nuớc một cách hiệu quả nhằm đảm bảo cho nhu cầu
phát triển trong tương lai.
•Tài nguyên rừng
Với khoảng 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh là đồi nùi, Thanh Hóa có tài
nguyên rừng hết sức đa dạng và phong phú, không chỉ giữ vai trò đối với việc
phòng hộ đầu nguồn mà còn có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Theo
kết quả kiểm kê về hiện trang rừng và đất lâm nghiệp, năm 2010, hiện nay tỉnh
Thanh Hóa có diện tích đất rừng khoảng 600.627héc-ta với tỉ lệ che phủ khoảng
54%, chủ yếu là rừng là rộng với hệ động, thực vật đa dạng về giống loài. Về thực
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
vật có các cây gỗ quỹ như lim, lát, sến, trầm, pơ-mu…; các loại cây dược liệu, cây
thả kiến, cây song, cậy mây và đặc biệt là các cây thuộc họ tre nứa như luồng, nứa,
vần, giang, tre, bương…cùng với đó là hệ thống động vật rừng rất phong phú. Tuy
nhiên do việc khai thác quá mức trong những thập kỉ gần đây, chất lượng rừng và
các loại động, thực vật , động vật quý hiếm chỉ còn rải rác ở một số huyện vùng
sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các Vườn Quốc Gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.
Hơn 90% rừng gỗ hiện nay của tỉnh được xếp vèo loại rừng nghèo và rừng non,
rừng trung bình và rừng giàu chiếm tỉ lệ rất thấp khoảng 6,6% diện tích rừng toàn
tỉnh, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn, phân bổ rài rác ở khu vực biên
giới Việt Lào và một số vùng ở trên độ cao từ 700-1.200m, khu vực hiểm trở, hẻo
lánh như Pù Rinh, Pù Kha, Pù Luôn, Pù Man….Các vùng đồi núi thấp dưới 700m
gần các khu dân cư và trục đường chính đều bị khia thác kiệt quệ , kể cả các các
loại rừng tre nứa hỗn giao.
•Tài nguyên biển
Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (kéo dài từ Hà Nẫm, Tĩnh Gĩa đến cửa Càn,
Nga Sơn),với vùng lãnh hải rộng hơn 17000 km
2
. Vùng biển và ven biển Thanh
Hoá có tài nguyên khá dồi dào. Trong đó, nổi bật nhất là nguồn tài nguyên thuỷ sản,
tiềm năng du lịch biển, xây dựng cảng biển và dịch vụ hàng hải.
Về tài nguyên thuỷ sản: Vùng biển Thanh Hoá có những bãi cá, tôm có trữ
lượng khai thác lớn so với các tỉnh phía Bắc nhờ chịu ảnh hưởng của các dòng hải
lưu nóng và lạnh. Nguồn tài nguyên hải sản dồi dào phong phú với hơn 120 loài cá,
thuộc 82 giống, 58 họ gồm 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy và các loại hải sản khác.
Tổng trữ lượng ước tính đạt khoảng 150.000 - 165.000 tấn, với khả năng khai thác
đạt từ 60.000 - 70.000 tấn/năm. Trong đó lượng cá nổi chiếm hơn 60%, còn lại là cá
đáy; ngoài ra vùng biển và ven biển của tỉnh còn có nhiều loại hải sản khác có trữ
lượng lớn như sứa, tôm hùm, ốc hương, cua, ghẹ có giá trị kinh tế cao và đang
được ưa chuộng trên khắp các thị trường trong và ngoài nước.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Thanh Hoá có trên 8.000 héc-ta bãi triều, không kể
đến diện tích bãi triều thuộc 2 huyện Nga Sơn và Hậu Lộc mỗi năm bồi thêm ra
biển từ 8 đến 10 mét, dọc ven biển còn có hơn 5.000 héc-ta nước mặn ở vùng quanh
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
đảo Nẹ, đảo Mê , là môi trường thuận lợi để phát triển việc nuôi trồng các loại hải
sản có giá trị kinh tế cao như cá cam, trai ngọc, tôm sú theo các hình thức lồng bè.
Bên cạnh đó, tại khu vực các cửa lạch còn có những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn
héc-ta, là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng các loại hải sản, trồng cói,
trồng cây chắn sóng và sản xuất muối
Về tiềm năng xây dựng cảng: Với điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi, có
một bờ biển dài và nhiều cửa lạch, đặc biệt là cảng nước sâu Nghi Sơn, Thanh Hoá
có một tiềm năng rất lớn để phát triển cảng biển. Xây dựng và phát triển vận tải
biển tạo điều kiện tiền đề để tỉnh mở rộng giao lưu hàng hoá với các tỉnh trong
nước và thế giới. Ngoài ra, dọc chiều dài bờ biển còn có 5 cửa lạch lớn là Lạch
Sung, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Trường và Lạch Bạng, đã và đang là điểm giao
lưu kinh tế khá nhộn nhịp và là những trung tâm nghề cá của tỉnh, đồng thời cũng là
những khu vực rất thuận lợi và đầy tiềm năng cho phát triển xây dựng cảng biển với
quy mô khác nhau.
1.1.2. Dân số và lao động
Dân số độ tuổi lao động có khoảng 2,26 triệu người (số liệu 2012) chiếm tỉ lệ
58,8% dân số toàn tỉnh từ đó mà Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào, có trình độ
văn hóa. Tính đến năm 2012, số lao động đã qua đào tạo chiếm trên 46% dân số
toàn tỉnh tăng đáng kể so với năm 2001(19,6%). Tỷ lệ lao động hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp khá cao, năm 2012 chiếm 50% trong tổng số dân số. Số lao
động chưa có việc làm còn nhiều, tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2012 là 3,9%.
Nếu tỉnh có chính sách đào tạo tốt thì đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng
của tỉnh trong tương lai . Có thể nói nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa rất dồi
dào tuy nhiên số lao động được đào tạo nghề vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu
lao động của tỉnh, trình độ lao động còn thấp, mặc dù đã qua đào tạo nhưng tay
nghề và năng lực còn nhiều hạn chế. Do vậy, tỉnh cần có những biện pháp tích cực
nhằm phát triển lực lượng sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động, tạo động lực để
phát triển kinh tế một cách bền vững.
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Bảng 1.1 Chỉ tiêu dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-2012
Đơn vị :1000 người, %
TT Lao động 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1
Dân số trong độ tuổi
lao động
2.297 2.159 2.171 2.183 2.200 2.217 2.237 2.258
2
Lao động trong
ngành kinh tế
1.9863 1.866 1.884 1.898 1.913 1.934 1.958 1.983
Chia theo nhóm
ngành
- Nông,lâm, thủy sản 1.430 1.288 1263 1215 1139 1064 1.018 992
- CN-XD 238.4 270 301 351 411 445 479 505
- Dịch vụ 317.9 308 320 332 363 425 461 486
Tỉ lệ lao động nông
nghiệp
72,0 69,0 67,0 64,0 59,5 55,0 52,0 50,0
CN-XD 12,0 14,5 16,0 18,5 21,5 23,0 24,5 25,5
DV 16,0 16,5 17,0 17,5 19,0 22,0 23,5 24,5
3
Tỉ lệ thất nghiệp
thành thị
5 4,8 4,5 4,3 4,1 4,0 4,0 3,9
4
Tỉ lệ lao động thiếu
việc làm nông thôn
8,1 7,8 7,5 7,3 7,4 7,2 7,0 6,8
5
Số lao động đợc đào
tạo trong năm
35 37,2 41,2 45,1 49,1 53 58 66,2
6
Số lao động được
giải quyết việc làm
trong năm
35,2 45,7 477 52,4 53 55,1 57,0 58,2
7
Tỷ lệ lao động được
đào tạo
27 29 32 33,5 36,5 40 43 46
8
Tỷ lệ lao động qua
đào tạo nghề
17 18,5 21 22,8 25 27,2 29,9 32,2
9 Tỷ lệ hộ nghèo 34,71 30,8 27,7 21,53 17,6 15 15,2 13,9
Nguồn: Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế xã hội 2005-2012, sở Kế hoạch đầu
tư tỉnh Thanh Hóa
1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
1.1.3.1. Tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh
Trong những năm qua, cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, kinh tế
Thanh Hóa cũng đã từng bước đi vào ổn định và trên đà phát triển, tạo điều kiện để
cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là trong
những năm gần đây, thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ XVI,XVII thực
hiện phát triển kinh tế giai đọan 2006-2010 và 2011-2015 kinh tế của tỉnh đã có
những bước chuyển biến đáng ghi nhận.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 205-2010 là đạt 11,3%/năm ,trong đó nông lâm
nghiệp và thủy sản tăng 3,5%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,6%/năm và dịch
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
vụ tăng 10,2%/năm. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu
hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận
lợi cho thời kỳ tiếp theo.
Bảng 1.2. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tổng hợp tỉnh Thanh Hóa
(giai đoạn 2005 – 2012)
Đơn vị : tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1 Tổng GDP(94) 11.909 13.125 14.50
2
16.152 17.888 20.303 23.195 26.368
NN,LN,TS 3.633 3.843 3.838 3.952 4.054 4.160 4.279 4.416
- NN 2.934 3.107 3.069 3.128 3.168 3.212 3.275 3.350
- LN 309,0 329,5 346,7 366,0 392,9 420,0 443,5 470,3
- TS 390,0 406,6 422,6 458,3 493,2 528,0 560,3 595,6
CN-XD 4.538 4.989 5.826 6.794 7.861 9.475 11.41
5
13.48
3
- CN 3.321 3.617 4.127 4.731 5.309 6.445 7.791 9.000
- XD 1.217 1.372 1.699 2.063 2.552 3.030 3.624 4.482
Dịch vụ 3.738 4.292 4.838 5.406 5.973 6.668 7.501 8.469
2 Tổng GDP (giá HH) 18.745 21.573 25.47
9
35.086 42.35
5
51.035 62.34
3
75.913
NN,LN,TS 6.052 6.563 7.283 10.501 11.550 12.420 13.543 14.953
CN-XD 6.484 7.573 9.316 12.628 16.257 21.045 27.254 34.446
- CN 4.237 4.953 5.698
- XD 2.247 2.620 3.618
Dịch vụ 6.209 7.436 8.879 11.957 14.54
8
17,570 21.545 26.514
3 Cơ cấu KT(giá HH)
NN-LN-TS 32,3 30,4 28,6 29,9 27,3 24,3 21,7 19,7
CN-XD 34,6 35,1 36,6 36.0 38,4 41,2 43,7 45,4
Dịch vụ 33,1 34,5 34,8 34.1 34,3 34,4 34,6 34,9
4 Tổng GTSX(94) 22.677 26.529 30.14
1
34.398 39.103 45.884 53.94
7
63.105
Nông, lâm, thủy sản 5.758 6.224 6.373 6.604 6.822 7.032 7.295 7.591
- NN 4.720 5.100 5.175 5.300 5.411 5.510 5.670 5.857
- LN 361,6 393,8 418,6 451,8 488,8 528,0 560,2 598,0
- TS 676 730 778 852 921 994 1.065 1.142
CN-XD 11.509 13.630 15.924 18.957 22.373 27.612 33.737 40.655
- CN 8.249 9.188 10.423 12.190 13.887 17.400 21.228 24.942
- XD 3.260 4.442 5.501 6.767 8.486 10.212 12.509 15.712
Dịch vụ 5.410 6.675 7.843 8.837 9.908 11.24
0
12.91
4
14.85
2
5 Tổng mức bán lẻ hàng
hóa dịch vụ
7.479 8.874 10.638 14.301 17.379 20.700 24.300 20.300
6 Tổng GT xuất khẩu 105,3 133,7 170,5 225,6 287,0 35,.0 453,0 578,0
7 Thu ngân sách nhà
nước trên địa bàn
1.520 1.633 1.932 2.421 2.976 2.957 4.174 5.429
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
8 Chi ngân sách trên địa
bàn
5.741 5.549 6.810 9.147 12.446 13.893 13.527 16.232
9 Thực hiện vốn đầu tư 6.095 7.793 10.800 15.450 21.200 28.000 35.000 65.000
1
0
GDP bình quân đầu
người
430 473 520 626 690 810 964 1.135
Nguồn: Báo cáo tổng hợp kinh tế xã hôi 2005-2012, sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa
Về quy mô nền kinh tế
Mặc dù kinh tế Thanh Hóa đã có tốc độ tăng trưởng khá từ năm 2005 trở lại
đây nhưng do xuất phát từ một tỉnh nông nghiệp lạc hậu nên quy mô kinh tế còn
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển, GDP bình quân đầu người/năm 2012 đạt
12,4 triệu đồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 65% mức trung bình của cả nước,
đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các huyện vùng cao, vùng sâu,
vùng xa.Thu ngân sách trên địa bàn không lớn, chỉ đáp ứng dưới 50% nhu cầu chi
thường xuyên của tỉnh.
Bảng 1.3 . Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh Hoá
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2005 2010 2012
Tổng thu ngân sách 6.627.791 9.723.000 14.610.000
1 Thu trên địa bàn 1.968.670 2.870.000 6.181.000
2 Thu bổ sung từ TW 4.246.230 6.173.000 8.429.000
Tổng chi trên địa bàn 6.379.102 9.336.000 14.421.000
1 Chi đầu tư phát triển 1.042.253 1.223.000 4261000
Trong.đó: Chi đầu tư XDCB 1.016.103 1.195.000 2.317.000
2 Chi thường xuyên 2.555.036 6.644.000 7.843.000
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá 2010 và số liệu Sở KH&ĐT
1.1.3.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
•Cơ cấu ngành
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế của Thanh Hoá
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng
trong tổng GDP ngày càng tăng lên. Năm 2012, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông
nghiệp ,công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh là 21,7%-34,8%-43,5% so
với 31,6%-35,1%-33,3% năm 2005. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong việc
chuyển dịch cơ cấu của tỉnh đi đến hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế, công nghiêp –
xây dựng và phát triển dịch vụ. Mặc dù cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch
đúng hướng tuy nhiên tốc độ chuyển dịch kinh tế chưa nhanh và còn phụ thuộc
nhiều vào nguồn đầu tư từ ngân sách TW. Trong những năm qua tỷ trọng khu vực
công nghiệp - xây dựng đạt khá cao, tuy vậy phần lớn là nhờ sự đóng góp của ngành
xây dựng mà trong đó chủ yếu là từ nguồn vốn hỗ trợ của TW nên tác động của
ngành công nghiệp đối với nền kinh tế còn hạn chế. Khu vực dịch vụ đã đạt tăng
trưởng khá cao và ổn định; tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh có
xu hướng tăng dần.
Tuy nhiên quá trình chuyển dịch này không làm cho năng suất lao động xã hội
của ngành nông nghiệp tăng lên so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này
được thể hiện như sau: tỉ trọng nông nghiệp năm 2005 là 30,5% GDP giảm xuống
còn 21,7% năm 2012 tương ứng với thời gian này công nghiệp đã tăng từ 38,3% lên
35,7% lên 43,5% ; dịch vụ tăng từ 31,2% lên 34,8%.
Năm 2012 , lao động nông nghiệp chiếm 67,2% , tương ứng chiếm 21,7%
GDP ; trong khi lao động ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm 32,3% nhưng chiếm
đến 78,3% GDP. Điều đó chứng tổ năng suất lao động xã hội trong ngành công
nghiệp và dich vụ so với ngành nông nghiệp gấp (78,3/32,8) : (21,7/67,2)= 7,4 lần;
so với toàn quốc tỉ lệ này là (79.4/51.8) : (20.58/48.20) = 3,59 lần.
Tương tự cách xác định trên, năm 2005, năng suất lao động xã hội trong
nghành công nghiệp và dịch vụ so với ngành nông nghiệp gấp 7,2 lần, so với toàn
quốc tỉ lệ này là 4,55.
Như vậy năng suất lao động ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giảm xuống
trong giai đoạn 2005-2012. Điều này là do lao động nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
chuyển dịch sang các ngành khác chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
Bảng 1.4. Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng, %
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2005-2012 Sở KHĐT
•Cơ cấu thành phần kinh tế
Với định hướng chính sách phát triển một nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa và chuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc
doanh, cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh Thanh Hóa đã được nghiên cứu
chuyển dịch và dần phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh được chú trọng tập trung phát triển, ngày càng chiếm vai trò
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Khu vực quốc doanh: Bên cạnh vấn đề củng cố một số doanh nghiệp công ích
và các doanh nghiệp đang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, đa phần các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh sẽ được tiến hành cổ
phần hoá. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã và đang thực hiện quá trình đổi mới và sắp xếp
lại hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước .Tỷ trọng khu vực kinh tế quốc doanh trong
tổng GDP toàn tỉnh tiếp tục giảm dần từ 27,8% năm 2005 xuống còn 25,3% năm
2012
Khu vực ngoài quốc doanh: Tỉnh đã có những chính sách khuyến khích và
hỗ trợ để tạo ra được một nguồn lực đáng kể trong nhân dân để thực hiện đầu tư
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
Chỉ tiêu 2005 2010 2012
Tổng GDP (giá HH) 18.745,0 42.206,8 51474.5
1. Cơ cấu theo ngành kinh tế 100 100 100
- Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 31,6 27 21,7
- Công nghiệp và xây dựng 35,1 38,5 43,5
- Dịch vụ 33,3 34,5 34,8
2. Cơ cấu theo khu vực kinh tế 100
- Quốc doanh 27.8 23.7 25,3
- Ngoài quốc doanh 68,1 72,6 68,7
- Vốn đầu tư nước ngoài 4,1 3,7 6,0
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
phát triển sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh đã có những bước tiến mạnh mẽ, phát triển năng động,
ngày càng chứng tỏ rõ sự ưu việt và việc thích nghi tốt với cơ chế thị trường, có
tốc độ tăng trưởng khá,chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, năm
2005 chiếm 68,1%, cao hơn so với mức trung bình cả nước (45,7%) và đang có
những tác động lớn, tích cực đến công cuộc phát triển nền kinh tế của tỉnh, năm
2012 chiếm tỷ trọng 68,7% trong kinh tế tỉnh.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ
trọng thấp trong nền kinh tế do mới được hình thành và phát triển nên còn , năm 2005
chiếm 4,1% GDP toàn tỉnh,, năm 2012 chiếm 6,0% .Tuy nhiên khu vực này được kì
vọng sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai.
Bảng1.5 . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đơn vị , tỷ đồng, %
Nguồn: Số liệu Thống kê tỉnh Thanh Hoá, Sở KH&ĐT,2005-2012.
•Cơ cấu lãnh thổ
Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay có hơn 50% tổng số lao động của
tỉnh đang làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với hơn 80% dân số
đang sinh sống trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, tổng giá trị gia tăng của khu
vực này chỉ chiếm khoảng 17% trong tổng GDP toàn tỉnh. Điều này đã cho thấy
một vấn đề rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông lâm ngư
nghiệp sang các khu vực khác diễn ra rất chậm. Mức chênh lệch trong thu nhập
giữa lao động nông lâm nghiệp đối với lao động trong các ngành nghề khác là
khá cao, khoảng cách về giàu nghèo giữa hai khu vực thành thị và nông thôn
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
Chỉ tiêu 2005 2010 2012
Tổng GDP (giá hh) 18.745,0 42.206,8 51474.48
2. Cơ cấu theo khu vực kinh tế
- Quốc doanh 27,8 23,7 25,3
- Ngoài quốc doanh 68,1 72,6 68,7
- Vốn đầu tư nước ngoài 4,1 3,7 6,0
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
cũng ngày càng lớn.
Cơ cấu vùng: Kinh tế có sự tăng trưởng ở tất cả các vùng, tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng không đều, có xu hướng tập trung cao ở vùng đồng bằng và ven biển.
- Vùng ven biển : Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực này tương đối cao,
liên tục đứng đầu các vùng về tốc độ tăng trưởng, đạt 12,6% trong giai đoạn
2005 – 2010. Từ sự tăng trưởng nhanh, tỷ trọng kinh tế của vùng này trong nền
kinh tế của tỉnh cũng tăng dần từ 29,7% vào năm 2005 lên khoảng 35% năm
2012. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, với nhiều
nguồn lực phong phú, dồi dào. Do vậy, trong thời gian tới vùng này được dự báo
sẽ còn phát triển với tốc độ cao hơn.
- Vùng Đồng bằng: Có điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng với nhiều thuận lợi,
cùng chủ trương chính sách phát triển được tập trung, do đó mà nền kinh tế khá
phát triển, luôn đạt mức tăng trưởng ổn định 8-10%/năm trong những năm trở lại
đây. Tỷ trọng trong GDP toàn tỉnh luôn giữ mức một khá cao, trên 50%.
- Vùng Trung du,miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân còn thấp,
chỉ đạt khoảng 5-6%/năm, thua kém nhiều lần so với mức tăng trưởng chung của
nền kinh tế tỉnh nhà, do có nhiều khó khăn so với các vùng kinh tế khác về nhiều
mặt như cơ sở hạ tầng còn thiếu, nhiều hạng mục công trình xây dựng chưa được
đầu tư đúng mức hoặc đã hư hại, trình độ dân trí còn thấp,…. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, nhờ những chính sách, đường lối phát triển mới của tỉnh, các
biện pháp hỗ trợ của chính phủ, một số huyện miền núi đã có mức tăng trưởng trên
10%/ năm như Như Xuân, Thọ Xuân, Thạch Thành,
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua tuy vẫn còn nhiều thiếu
xót cần khắc phục, xử lý. Tuy nhiên, đã có những chuyển dịch đúng hướng, tận
dụng tương đối tốt các lợi thế của tỉnh, góp phần đảm bảo và thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhanh và ổn định, phù hợp với những yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song, bên cạnh đó, tỉnh cũng cần vạch ra những chính
sách và phương hướng tích cực để giải quyết triệt để những vấn đề khó khăn còn
tồn đọng trong cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ để phát triển kinh tế bền vững.
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
1.2.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH
THANH HÓA
1.2.1. Quy mô vốn đầu tư
Thanh hóa vẫn là một tỉnh nông nghiệp với hơn 60% dân cư hoạt động trong
lĩnh vực này, ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống
kinh tế xã hội của tỉnh vì vậy mà trong thời gian qua tỉnh Thanh Hóa vẫn luôn chú
trọng đầu tư phát triển nông nghiệp.
Bảng 1.6. Quy mô vốn đầu tư nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2005-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006-2010 2011 2012
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 80.301 36.089,8 40.725
Vốn đầu tư nông, lâm, thủy sản 10.519,4 3.918,6 4.261,6
Tỷ trọng % 13,1 10,3 10,5
Nguồn : Báo cáo kế hoạch giao vốn đầu tư phát triển nông nghiệp các năm từ 2006
đến 2012
Từ bảng số liệu trên đây có thể nhận thấy nguồn vốn đầu từ vào nông nghiệp tỉnh
Thanh Hóa nhìn chung tăng về giá trị tuyệt đối qua các năm tuy nhiên giá trị tương đối
thì có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây.
Cụ thể ta có thể thấy rằng tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp đã tăng
đáng kể, từ 776,7 tỉ đồng vào năm 2006 lên 4961,6 tỉ đồng năm 2012, tăng gấp 6,4
lần, tương ứng với tỉ trọng đầu tư cho nông nghiệp đã tăng từ 10% năm 2006 lên
12,2% năm 2012. Tuy nhiên mức tăng này không ổn định, năm 2007 tỉ trọng nguồn
vốn đầu tư cho nông nghiệp là 16% nhưng đã giảm xuống 13,4% vào năm 2008 và
tiếp tục giảm còn 10,3% năm 2011 sau khi có sự tăng trở lại vào năm 2012.
1.2.2. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thanh Hóa tương đối đa dạng
và phong phú bao gồm :
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
- Nguồn vốn trong nước: vốn đầu tư do trung ương cấp, vốn tín dụng, vốn tự
cân đối, vốn huy động từ dân cư
- Nguồn vốn nước ngoài: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài (ODA)
Cụ thể các nguồn vốn được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 1.7. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Đơn vị : tỉ đồng, %
T
T
Chỉ tiêu
2006-2010 2011 2012
Tổng số
Tỉ lệ so
với tổng
vốn đầu
tư
Tổng
số
Tỉ lệ so
với tổng
vốn đầu
tư
Tổng
số
Tỉ lệ so
với tổng
vốn đầu
tư
(%) (%) (%)
Nông nghiệp 10.519,4 100 3.918,6 100 4.261,6 100
2 Trong nước 8.184,1 77,80 3.707,1 94,60 3.993,7 93,71
Vốn Ngân sách
trung ương
4.671,2 44,41 1.031,6 26,33 926,82 23,21
Vốn Ngân sách
do địa phương
quản lí
172,98 1,64 82,62 2,11 65,19 1,53
Vốn tín dụng
đầu tư
815,32 7,75 1.140,1 29,09 1.350,1 31.69
Vốn đầu tư của
doanh nghiệp
189,3 1,80 62,7 1,60 104,2 2,45
Vốn đầu tư của
dân cư
2.335,3 22,20 1.390,1 35,47 1.547 36,31
Vốn đầu tư
nước ngoài
617,2 5,87 211,5 5,40 267,9 6,29
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa 2006-2010, BC…
1.2.2.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Đây là nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho tỉnh hoạch bổ sung vào ngân
sách tỉnh để đầu tư nông nghiệp. Giá trị nguồn vốn này phần nào phản ánh sự quan
tâm của Đảng và nhà nước vào việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế
nông nghiệp nói riêng. Nguồn vốn này tập trung vào việc xây dưng hệ thống hạ
tầng cơ sở, hệ thống thủy lợi và đường giao thông nông thôn nhằm phát triển tiền đề
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
để thu hút các nguồn vốn khác vào đầu tư phát triển nông nghiệp.
Xem xét vào khối lượng vốn ta thấy lượng vốn này có xu hướng tăng dần
trong giai đoạn 2006-2010 nhưng lại giảm dần trong 2 năm gần đây. Năm 2006
tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp là 575,8 tỉ đồng đã tăng lên
1.178,7 tỉ đồng năm 2010 sau đó giảm xuống lên xuống 1.141,49 tỉ đồng năm 2011
và chỉ còn 991 tỉ đồng năm 2012. Trong đó nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo
chương trình mục tiêu quốc gia chiếm tỉ trọng rất lớn gấp 2 đến 3 lần nguồn vốn
ngân sách tập trung và trái phiếu chính phủ. Riêng năm 2010 do những sự cố về đê
điều và thiên tai nên chi ngân sách tập trung lên tới 680 tỉ đồng.
Nguồn vốn trung ương được chia làm 2 phần: Nguồn vốn do cấp bộ quản lý
(thường đầu tư vào các công trình có quy mô lớn) và nguồn vốn do tỉnh quản lý
(đầu tư vào các dự án có quy mô nhỏ hơn). Hai nguồn vốn này hỗ trợ lẫn nhau triển
tuy vậy xu hướng biến động của 2 nguồn vốn này có nét tương đồng nhưng không
hoàn toàn giống nhau.
Bảng 1.8. Cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển nông
nghiệp giai đoạn 2006-2012
Đơn vị : tỷ đồng
TT Nguồn vốn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng vốn Ngân
sách
575,79 769,42 692,37 854,76 1.178,68 1.114,20 991,01
1
Nguồn vốn ngân
sách tập trung
và trái phiếu
chính phủ
137,42 148,25 184,65 200,00 698,10 458,50 443,83
2
Vốn cân đối ngân
sách địa phương
24,33 30,14 40,12 50,56 54,82 82,62 65,18
3
Nguồn vốn trung
ương hỗ trợ theo
chương trình mục
tiêu quốc gia
414,04 591,03 467,59 604,19 425,758 573,08 482,00
Nguồn : Báo cáo kế hoạch giao vốn đầu tư phát triển nông nghiệp các năm từ
2006 đến 2012
Trước hết, cần khẳng định rằng vốn đầu tư cho nông nghiệp từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển
kinh tế nông nghiệp. Vốn Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp có vai trò to lớn, giúp
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
tăng cường năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Mặt khác, do đặc
điểm của đầu tư trong nông nghiệp là khả năng thu hồi vốn chậm hoặc không có
khả năng thu hồi vốn, rủi ro cao nên không thu hút được hoặc thu hút rất ít các nhà
đầu tư vào lĩnh vực này. Vốn ngân sách đóng vai trò đi tiên phong, mở đường để
thu hút các nguồn vốn khác thông qua các hình thức: tạo ra cơ sở hạ tầng tốt, nâng
cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo cho các nhà đầu tư có cảm giác
yên tâm hơn đầu tư vào nông nghiệp khi có sự tham gia của Nhà nước.
Những năm gần đây tỉ trọng của nguồn vốn này trong cơ cấu vốn đầu tư nông
nghiệp giảm 1,54 lần từ 34,9% giai đoạn 2006-2010 xuống còn 26,3 % năm 2011
và chỉ còn 12,2% năm 2012 . Điều này là do việc cắt giảm ngân sách nhà nước nói
chung và cắt giảm đầu tư nông nghiệp nói riêng của chính phủ cùng với việc hệ
thống các cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp đã dần hoàn thiện so với giai đoạn
trước đây.
Vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư cho thuỷ lợi,hệ thống tưới tiêu, đê
diều chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư vào các công trình trồng rừng, hỗ trợ tiêu
thụ sản phẩm cho nông dân.
1.2.2.2. Vốn cân đối ngân sách địa phương
Trong giai đoạn từ 2006-2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân
hàng năm khá cao, đạt mức 10,3%. Nhờ vậy thu ngân sách nhà nước tăng nhanh tạo
điều kiện tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Tronh giai đoạn
2006-2012, tổng chi ngân sách do địa phương quản lí cho đầu tư phát triển nông
nghiệp đạt gần 3.713,3 tỷ đồng chiếm 13,3% tổng chi cho đầu tư phát triển và
chiếm 19,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển nông nghiệp giai đoạn này.
Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương ngày càng đóng vai trò quan trọng
hơn trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp, từ mức 19,4% giai đoạn 2006-2010
đến năm 2012 tỉ trọng của nguồn vốn này đã lến tới 22,8% ,tăng xấp xỉ 49% . Trong
khi nguồn vốn ngân sách do nhà nước quản lí giảm thì nguồn vốn do địa phương
quản lí đã có sự tăng lên đáng kể phần nào ổn định nguồn vốn đầu tư cho nông
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
nghiệp trong những năm gần đây đồng thời thể hiện được sự chủ động hơn của cấp
tỉnh trong việc thu và chi phục vụ phát triển nông nghiệp
1.2.2.3. Vốn tín dụng ưu đãi
Do đầu tư trong nông nghiệp có lợi nhuận thấp nên không thu hút được nhiều
nhà đầu tư, mặt khác những người nông dân sống trong khu vực này chủ yếu là
những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn vì thế họ rất thiếu vốn sản xuất.
Trong khi tỉnh Thanh Hóa còn nhiều khó khăn, mặc dù có nhiều thuận lợi về điều
kiện tự nhiên nhưng hệ thống sông ngòi lớn tạo áp lực cho việc kiên cố hóa đê điều,
kè, cống chiếm một tỉ trọng lớn trong vốn đầu tư trong nông nghiệp. Do vậy bên
cạnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước thì cần sự trợ giúp của các ngân hàng cùng
các tổ chức tín dụng thông qua các chương trình cho vay vốn với lãi suất ưu đãi
cùng các điều kiện vay thuận lợi, dễ dàng tạo điều kiện để giúp cho người nông dân
gia tăng sản xuất nâng cao đời sống của họ đồng thời khai thác những tiềm năng
của tỉnh Thanh Hóa.
Huy động vốn tín dụng đầu tư đầu tư phát triển nông nghiệp có tốc độ
tăng trưởng khá, giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 15%/năm. Trong nguồn
vốn tín dụng thì tỉ trọng cũng đã chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đó là
vốn tín dụng ưu đãi có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này. Đến năm 2012
tỷ trọng vốn tín dụng đầu từ trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển nông
nghiệp đạt 1350 tỷ đồng chiếm 31% trong đó có 43% là vốn tín dụng ưu đãi,
tăng lên so với cuối năm 2005 (32%).
1.2.2.4. Nguồn vốn của doanh ngiệp
Đây là nguồn vốn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn phát triển nông
nghiệp. mặc dù được khuyến khích đầu tư phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng của
nguồn vốn này còn rất chậm và thiều ổn định. Đến năm 2012 nguồn vốn của khu
vực doanh nghiệp đạt 104,2 tỷ đồng chiếm 2,1% trong tổng vốn đầu tư cho nông
nghiệp, tăng 16,6% so với cuối năm 2005. Do ngành nông nghiệp có tốc độ thu hồi
vốn chậm, rủi ro cao nên các doanh nghiệp còn chưa mặn mà trong việc đầu tư
nguồn lực vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây là một trong những nguồn lực
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Từ Quang Phương
quan trọng đóng vai trò nâng cao giá trị nông-lâm-thủy sản . Cần phát triển một
hệ thống các doanh nghiệp phục vụ hậu sản xuất để tăng giá trị nông sản, điều
này cũng chính là chìa khóa để phát triển nganh nông nghiệp theo hướng thị
trường. Tuy vậy khu vực doanh nghiệp vẫn chưa được khuyến khích và hỗ trợ
đúng mức để phát triển.
1.2.2.5. Nguồn vốn của dân cư
Cùng với vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các hộ nông dân
cũng góp phần rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nguồn vốn
này được đầu tư để phát triển sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất
nông nghiệp, mua phân bón, giống mới Hiện nay, vốn đầu tư của các hộ nông dân
được tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại với
số vốn đầu tư tương đối lớn.Tiềm năng của nguồn vốn này là rất to lớn bởi vì nó
phụ thuộc lớn vào thu nhập của các hộ nông dân. Khi năng lực sản xuất tăng, năng
suất lao động tăng thì thu nhập của hộ nông dân cũng tăng. Đây là nguồn vốn đặc
biệt quan trọng trong phát triển chăn nuôi , trồng trọt bởi 2 lĩnh vực nàycó nguồn
vốn từ ngân sách không cao mà chủ yếu là do kinh tế tập thể và hộ gia đình trong
khi đó chiếm tỉ trọng ít hơn trong ngành lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên cùng
với việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành nông- lâm- ngư nghiệp cần có các giải
pháp hướng nguồn vốn này vào khu vực có giá trị phát triển cao hơn như thủy sản
hay cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
Trong giai đoạn 2006-2012 tăng dần về giá trị tuyệt đối nhưng lại giảm dần về
tỉ trọng. Cụ thể, năm 2006 nguồn vốn đầu tư từ dân cư là 792,7 tỉ đồng chiếm
32,3% đến năm 2010 mức đầu tư là 829,5 tỷ đồng chiếm 24% và 1.131,2 tương ứng
với 22,3% năm 2012
1.2.2.6. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Mặc dù có nhiều lợi thế về tự nhiên và nguồn lực nhưng tỉnh Thanh Hóa vẫn
chưa thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp.
Năm 2007 toàn tỉnh có 27 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư, trong đó
ngành nông nghiệp có 14 dự án (1 dự án FDI, 13 dự án ODA). Đến năm 2012 có 36
dự án được cấp phép thì chỉ có 12 dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp mà chủ yếu
là các công trình đê điều, thủy lợi. Tỉ trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong tổng
Nguyễn Anh Hoàng Tùng Lớp: KTĐT 51B
25