ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH:
NHÓM 05 THỰC HIỆN:
TRẦN KIM KHÁNH
NGUYỄN THỊ HỒNG LAN
PHẠM DUY LINH
NGUYÊN HỒNG NHẬT
NGUYỄN HƯU NGHĨA ( C)
1
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
1. Vận tải và vai trò vận tải.
1.1. Vận tải: Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm hoán chuyển
hang hóa và bản than con người từ nơi này sang nơi khác bằng các phương tiện vận tải.
Vận tải có những đặt điểm chủ yếu sau:
•
Là quá trình tác động lên không gian đối với đối tượng chuyên chở chứ không phải là
quá trình tác động kinh tế lên đối tượng lao động.
• Sản phẩm vận tải là vô hình: nó ko có hình dạng hay kích thước cụ thể, không tồn tại
độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành mà tiêu thụ ngay trong quá
trình sản xuất. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ
ngay.
• Vận tải ko có khả năng dự trử sản phẩm. Trong quá trình vận tải để thỏa mãn nhu cầu
tăng lên đột xuất người ta có thể dự trử năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải :
thêm toa xe, đầu máy, ô tô…
1.2. Vai trò của vận tải trong hoạt động Logistics :
Vận tải có vai trò đặt biệt quan trọng trong hoạt động Logistics và vai trò ngày càng tăng
them, bởi chi phí cho hoạt động vận tải chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trông hoạt động
Logistics. Do vậy vận tải có ảnh hưởng đến hoạt động KD &SX của DN và khả năng cạnh
tranh trên thương trường.
Các nhà quản trị ngoài việc chú ý đến chi phí vận tải của tổ chức mình, còn phải quan
tâm & chú ý đến chi phí vận tải của đối thủ cạnh tran, bởi chi phí này có ảnh hưởng lớn đến
khả năng cạnh tranh của các tổ chức với nhau. Việt Nam và Thái Lan có cùng giá thành trong
sản xuất Gạo nhưng do vị trí thuận lợi & cơ sở vật chất hạ tầng tốt hơn nên khi xuất khẩu gạo
theo điều kieenjj : E & F ( Incoterm 2010 ) thì Thái Lan nhiều đơn hang hơn; còn theo C & D
thì tỷ suất lợi nhuận Thái Lan sẽ cao hơn.
Vận tải là hoạt động không thể thiếu và rất quan trọng trong mọi tổ chức: vì nếu không
thể cung cấp vật tư đúng lúc – đúng nơi thì hoạt động SX sẽ gián đoạn, không thể tiến hành
lien tục, nhịp nhàng sẽ dẫn đế hậu quả nghiêm trọng. Người ta luôn chuyển vật liệu đến và
chuyên thành phẩm đi. Trong các ngành khác nhau tỷ trọng chi phí của vận tải trong tổng chi
phí có thể khác nhau. Ví dụ ở Mỹ : tỷ tọng vận tải ở các ngành công nghiệp nặng và chế biến
gỗ, xi măng, hóa chất tỷ trọng VT chiếm 20 – 40 %; còn ở ngành điện và dược thì chiếm
khoảng 1%... Nhưng dù chi phí thấp hay cao thì CP VT là khoản chi phí ko thể thiếu.
2. Lựa chọn chuyên chở và lộ trình
Để làm việc này cần phải chú ý:
• Lựa chọn điều kiện giao nhận vật tư hang hóa.
• Phương thức vận tải
• Người chuyên chở
• Lộ trình ….
2.1. Lựa chọn điều kiện giao hang:
2
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Trong thực tế cung ứng có 2 điều kiện giao hang chủ yếu:
• Người cung cấp vật tư hang hóa mang đén tận cơ sở của người mua để giao cho người
mua
• Người mua đến cơ sở của nhà cung câp để nhận hang.
Lựa chọn hình thức nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
• Tình hình thị trường
• Giá cả
• Loại hang hóa, số lượng, chất lượng, chủng loại ….
• Khả năng làm thủ tục
• Qui định của nhà nước
• Thế và lực của các bên
Muốn chọn đúng các điều kiện giao hang cần hiểu thấu đáo về chúng, có 2 điều kiện giao hang
chủ yếu :
• Giao hàng nội địa
• Giao hang quốc tế.
2.1.1.Điều kiện giao hang nội địa:
Mỗi quốc gia trong quá trình hình thành phát triển đã hình thành nên tập quán giao hang của
riêng mình. Tuy nhiên có 3 điều kiện giao hang nội địa phổ biến như sau:
• FOB cơ sở người mua ( địa điểm đến ) : giao hàng tận cơ sở người mua và chỉ định
PTVT hoặc qua Người VT. Người bán chịu mọi rủi ro, phí tổn và trả cước phí VT
• FOB cơ sở người bán ( địa điểm đi ) – Người mua tự chỉ định phương tiện vận tải và
chịu cước phí VT. Thông thường là thu mua hang hóa vật tư hay đến tận nhà máy SX
để lấy hàng
• FOB cơ sở người bán , nhưng người bán đã trả cước phí vận tải đến nơi quy định –
Người bán chịu chi phí vận tải nhưng rủi ro dọc đường thì người mua chịu.
2.1.2. Điều kiện thương mại quốc tế:
Với xu hướng phát triển của hội nhập và toàn cầu hóa, nguồn cung ứng vật tư từ bên
ngoài càng trở nên quan trọng. Để lựa chọn điều kiện giao hang phù hợp các doan nghiệp
cần phải nắm vững và nghiên cứu kỹ các điều kiện để vận dụng nhuần nhuyễn các ´điều kiện
thương mại quốc tế - Incoterm “.
In coterm là bộ nguyên tắc thương mại do phòng TM QT phát hành để giải thích các
điều kiện thương mại quốc tế. Được xuất bản lần đậu vào năm 1936 và đã trải qua 7 lần sửa
đỗi vào các năm : 1953,1967,1976,1980,1990,2000 và mới nhất là Incoterm 2010.
Incoterm 2010 với 11 điều kiện và chia thành 2 nhóm dựa trên phương tiện vận tải:
•
• Nhóm E-EXW-Ex Works-Giao hàng tại xưởng
Nhóm F:
FCA-Free Carrier-Giao hàng cho người chuyên chở:
Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong
cơ sở của người mua.
FAS-Free alongside-Giao hàng dọc mạn tàu:
3
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ
sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển
để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.
FOB-Free on Board-Giao hàng lên tàu:
Nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó – Miễn
trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.
FCA———>>>FAS———>>> FOB
•
Nhóm C
Như vậy, nói đến nhóm C, là nói đến thêm chi phí người bán sẽ lo thêm từ việc thuê tàu,
đến việc chuyên chở và bốc hàng, cũng như bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên
chở. Và những tính chất này cũng là cơ sở để phân biệt các điều kiện trong nhóm C
CFR-Cost and Freight-Tiền hàng và cước phí
Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi
phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận.
CIF-Cost-Insurance and Freight-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí:
Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc
đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như
vậy CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối
thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch.Bí quyết để nhớ nhóm CIF vối các nhóm
khác là từ I-Insurance-Bảo hiểm
Có những doanh nghiệp mua hàng, làm sang, mặc dù ta đã chuyển hàng đến cảng nhưng họ chưa
thỏa mãn, muốn ta chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh
thêm điều kiện CPT,CIP
CPT-Carriage padi to-Cước phí trả tới
CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán
chỉ định).
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận
chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định
CIP-Carriage and insurance paid to-Cước phí và bảo hiểm trả tới
CIP = CIF + (I+F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng
do người bán chỉ định)
= CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau :
Trách nhiệm làm thủ tục nhập khãu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua.
Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP
4
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy
CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức
Nhóm D
•
•
•
DAT-Delireres at terminal- Giao hàng tại bến
Nghĩa là người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến tại 1 bến
theo quy địnhỞ đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được giao
Trường hợp muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển hàng từ bến đến địa điểm
khác thì nên dùng điều kiện DAP hoặc DDP, vậy thì làm thế nào để phân biệt DAP và
DDP…., câu trả lời nằm ở rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu
-Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phi thông quan nhập khẩu thì nên sử
dụng DAP
-Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên
quan đến nhập khẩu thì sử dụng DDP
DAP-Delivered at place-Giao hàng tại nơi đến
Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua
trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến
DDP -Delivered duty paid-Giao hàng đã thông quan nhập khẩu
Nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nới đến và có nghĩa vụ thông
quan nhập khẩu—> DDP thể hiện nghĩa vụ thối đa của người bán.
Một số lưu ý:
1.Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:
* Nhóm E,F :người mua . Địa điểm giao hàng tại nơi đến.
* Nhóm C,D:người bán . Địa điểm giao hàng tại nơi đi.
4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa :FAS, FOB, CFR, CIF : địa
điểm chuyển giao hàng là cảng biển.
2.Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:
* Nhóm E,F: người mua.
* Nhóm D: người bán.
* Nhóm C:
o CIF, CIP: người bán.
o CFR, CPT: người mua.
3.Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.
Xuất khẩu:
* EXW : người mua.
* 10 điều kiện còn lại :người bán.
Nhập khẩu :
* DDP:người bán.
* 10 điều kiện còn lại là người mua.
5
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
•
•
•
2014
2.2. Phương thức vận tải :
Tất cả những ai có nhu cầu vận tải đều hiểu rằng phương thức vận tải nhanh thì thường
có chi phí cao hơn phương thức vận tải có chi phí chậm.
Khi tiếp cận với vấn đề vận chuyển người ta thường so sánh chi phí vận chuyển và thời
gian giao hang với các phương thức khác nhau
Trong thương mại quốc tế để chuyên chở hang hóa, người bán, người mua, người cung
cấp dịch vụ Logistics có thể lựa chọn một trong các phương thức sau:
• Đường thủy : vận tải thủy nội địa, vận chuyển dọc bờ và vận chuyển trên các biển
hay trên đại dương.
• Vận tải đường sắt.
• Đường hàng không
• Đường ống
• Vận tải đa phương thức.
2.3. Lựa chọn hang vận tải.
Các hang vận tải ngày càng hình thành nhiều trên khắp các quốc gia châu lục, để lựa
chọn các hang vận tải cần chú ý các yếu tố sau:
Tổng chi phí vận chuyển : Chi phí vận chuyển trực tiếp và các chi phí khác như: Bao bì, đóng
gói, bóc dỡ, nhập kho, bảo quản…Tiền cước vận chuyển và lộ tình của các hãng khác nhau thì
rất khác nhau,.Vì vậy người có nhu cầu vận chuyển cần phải thu thập các thông tin về các hãng
vận tải và lộ trình của họ; rồi căn cứ những thông tin thu thập được tiến hành so sánh về giá
cước và lộ trình vận tải từ đó lựa chọn hãng vận tải cho phù hợp.
Các hãng vận tải khác nhau có những dịch vụ khác nhau vì thế người có nhu cầu sử dụng vận
tải phải chú ý đến yếu tố này. Và yếu tố thời gian có vai trò cực kỳ quan trọng. Ngoài ra người
vận tải cần chú ý đến các yếu tố dịch vụ khác như: giao nhận hang, bốc xếp, lưu kho bãi, các
thông báo, lệnh cấp hang…. Cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hãng vận tải nào.
Một yếu tố ko kém phần quan trọng là mối quan hệ giữa các hãng vận tải và người sử dụng
dịch vụ vận tải. Một hãng vận tải thân quen, có mối quan hệ tố thường tạo điều kiện thuận lợi
cho KH của mình và giúp KH giải quyết tốt các vấn đề của người sử dụng vận tải.
6
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
3.
2014
GIAO NHẬN HÀNG HÓA
KHÁI NIỆM:
3.1. Nghiệp vụ giao nhận:
Đặc điểm nổi bậc của mậu dịch quốc tế là người bán và người mua thường ở cách xa
nhau. Việc di chuyển hàng hóa là do người vận tải đảm nhận. Đây là khâu nghiệp vụ rất
quan trọng, thiếu nó thì coi như hợp đồng mua bán không thể thực hiện được. Để cho
quá trình vận tải được Bắt Đầu – Tiếp Tục – Kết Thúc, tức là hàng hóa đến tay người
mua ta cần phải thực hiện một loạt các công việc khác liên quan đến quá trình vận
chuyển như đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, tổ chức xếp/ dỡ, giao hàng cho
người nhận ở nơi đến….Tất cả các công việc này được gọi chung là “ Nghiệp vụ giao
nhận – Forwarding”.
Có nhiều khái niệm về giao nhận:
-
Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động về vận tải nhằm
đưa hàng đến đích an toàn.
Giao nhận là dịch vụ hải quan
Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải là vận tải
Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải, nhằm
mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.
“”(Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
Giao nhận quốc tế
Giao nhận nội địa
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
Giao nhận thuần túy là hoạt động chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi hoặc nhận
hàng đến.
Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động như xếp, dỡ,
bảo quản, vận chuyển, v.v…
Căn cứ vào phương thức vận tải :
7
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Giao nhận hàng bằng đường biển
Giao nhận hàng không.
Giao nhận đường thủy.
Giao nhận đường sắt.
Giao nhận ô tô
Giao nhận bưu điện
Giao nhận đường ống
Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT), vận tải đa phương thức
( Multimodal Transportation – MT)
Căn cứ vào tính chất giao nhận:
Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh XNK)”””””
Phân loại giao nhận hàng hóa:
A.
GIAO HÀNG CHO NGƯỜI VẬN TẢI:
I/ Giao hàng rời:
1. Giao hàng bằng đường biển:
Công việc của chủ hàng:
-
-
-
Lập “ bảng kê hàng chuyên chở” (cargo list) gồm các mục chủ yếu: consignee,
mark, B/L number, description of cargoes, number of packages, gross weight,
measurement, named port of destination…
Yêu cầu tàu cho xem cargo plan để biết hàng mình được xếp khi nào, ở đâu, nếu
thấy vị trí bất lợi thì thay đổi.
Chịu chi phí xếp hàng lên tàu và chi phí liên quan.
Luôn luôn có mặt tại hiện trường để theo dõi, giám sát, nắm chắc số lượng hàng
được xếp xuống tàu và giải quyết kịp thời những vướng mắt phát sinh như: hàng
hóa bi rách, ướt do việc xếp dỡ hàng.
Nhận Clean Bill of Lading sau khi thuyền phó xác nhận hàng đã bốc lên tàu
8
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Công việc của cảng:
-
Nhân viên kiểm kiện (Tally man) của cảng luôn theo dõi hàng trên cơ sở chứng từ
và số lượng hàng hóa thực tế giao lên tàu.
Lập giấy kiểm nhận hàng (Tally report) với tàu sau mỗi mã hàng lên tàu, nhân viên
kiểm kiện (Tally man) sẽ đánh dấu và ký vào đó.
Nhân viên kiểm kiện trên tàu cũng ghi kết quả vào giấy kiệm nhận hàng (Tally
sheet) trên tàu.
Sau khi hàng đã xếp lên tàu xong, cảng và tàu lập biên bản tổng kết giao nhận
hàng và lập sồ sơ hàng đã xếp lên tàu cho người gửi hàng.
Công việc của thuyền phó:
Cấp cho chủ hàng biên lai thuyền phó (Maste’s receipt) xác nhận đã nhận hàng
xong.
- Xác nhận số kiện, ký mã hiệu , tình trạng hàng đã bốc lên tàu, cảng đến….
2. Giao hàng bằng đường hàng không hoặc ô tô:
- Chủ hàng sau khi ký hợp đồng vận chuyển (với các điều kiện cơ sở giao hàng:
CPT, CIP…) giao hàng cho người vận chuyển và cuối cùng lấy vận đơn.
- Ở Việt Nam hiện nay gửi hàng bằng đường hàng không chủ yếu thực hiện thông
qua các công ty, đại lý giao nhận, vận tải…
Ví dụ: Viettrans, Germartrans….nên công việc trở nên rất đơn giản, nhẹ nhàng.
-
Công việc của chủ hàng:
-
Chuẩn bị hàng hóa để giao cho bên giao nhận. (Proforma Invoice, packing list)
Chuẩn bị các chứng từ của lô hàng cho bên giao nhận.
Liên hệ với bên giao nhận để nhận hàng hóa tại kho công ty hoặc giao hàng đến
sân bay.
Nhận House airway bill ( Vận đơn “nhà”) do bên giao nhận phát hành.
Công việc của bên giao nhận:
-
-
Nếu chủ hàng giao hàng tại sân bay thì bộ phận hiện trường (Operation) của
người giao nhận và nhân viên sân bay tiếp nhận hàng, tổ chức bốc xếp, cân
hàng, kiểm hóa hải quan, đóng gói, dán nhãn….
Nếu nhận hàng tại kho của chủ hàng thì người giao nhận đến tận kho của chủ
hàng để đem hàng ra sân bay, làm thủ tục hải quan, cân, đo, dán nhãn…
9
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Sau khi gửi hàng cho hãng hàng không theo chứng từ và số lượng thực tế thì
hãng hàng không lập MAWB ( Master airway bill – Vận đơn “chủ”), trên MAWB
thể hiện người nhận hàng là đại lý giao nhận và đại lý giao nhận phát hành
HWB (House airway bill – vận đơn “nhà”) giao cho từng chủ hàng.
3. Gửi hàng bằng đường sắt:
-
Công việc của chủ hàng:
-
Chuẩn bị hàng hóa và giấy tờ cần thiết của lô hàng.
Giao hàng cho đường sắt nếu là hàng lẻ
Đăng ký to axe, bốc hàng lên to axe rồi giao cho đường sắt nếu là hàng nguyên
toa.
Nhận vận đơn đường sắt.
Công việc của bên giao nhận:
-
Nhận hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng.
Phát hành vận đơn đường sắt giao cho chủ hàng.
II/ GIAO HÀNG BẰNG CONTAINER:
Bao gồm 2 phương thức:
•
Gửi hàng FCL – Full container load.
FCL/FCL được hiểu là hàng xếp trong nguyên một container, người gửi hàng và người
nhận hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container.
•
Gửi hàng LCL – Less than a container load.
LCL/LCL có thể hiểu như sau: người vận chuyển hay người giao nhận có nghĩa vụ gom
hàng – nhận nhiều lô hàng khác nhau để đóng chung một container - và có trách
nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container.
1/ GỬI HÀNG FCL:
Qui trình gửi hàng theo hình thức FCL:
-
Chuẩn bị container để đóng hàng, hàng hóa được đóng tại kho công ty của chủ
hàng hoặc một điểm nội địa nào đó. Sau khi được hải quan kiểm tra thì
container được bấm seal của hải quan và bấm seal của hãng tàu.
10
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
-
-
2014
Vận chuyển container đã đóng hàng và được bấm seal đến cảng do người
chuyên chở chỉ định hoặc bãi container đã thỏa thuận của chủ hàng hoặc
người giao nhận để bốc hàng lên tàu.
Tại cảng đích người chuyên chở sẽ lo liệu và vận chuyển container xuống bãi
container của mình hoặc của cảng.
Người nhận hàng phải loa làm thủ tục hải quan nhập khẩu và dỡ hàng ra khỏi
container.
Trách nhiệm của các bên
-
Trách nhiệm của chủ hàng:
+ Chịu mọi chi phí để đưa container rỗng về nơi đóng hàng, đóng hàng vào, dỡ
hàng ra khỏi container.
-
Trách nhiệm của người chuyên chở:
+ Chịu trách nhiệm đối với container kể từ khi nhận container đã kẹp chì từ bãi
container hay bến container của cảng.
+ Bốc container lên tàu, dỡ container ra khỏi tàu và đưa về bãi container của
mình hoặc bến container của cảng.
2/ GỬI HÀNG LCL:
Qui trình gửi hàng theo hình thức LCL:
-
-
Hàng hóa của chủ hàng gửi cho một số người nhận hàng được người chuyên
chở nhận tại bãi đóng hàng container ( CFS – Container Freight Station) do
người chuyên chở chỉ định.
Người chuyên chở sẽ đóng hàng vào container bằng chi phí của mình.
Người chuyên chở bốc container lên tàu.
Tại cảng đến người chuyên chở sẽ đưa container về CFS và dỡ hàng khỏi
container để giao hàng cho người nhận hàng.
Trách nhiệm của các bên:
-
-
Trách nhiệm của chủ hàng:
Chuẩn bị hàng hóa và giao hàng đúng thời gian tại nơi qui định của người
chuyên chở.
Trách nhiệm của người chuyên chở:
+ Xếp hàng vào container
11
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
+ Bốc container lên tàu
+ Hạ container xuống bãi tại cảng đến.
+ Dỡ hàng ra khỏi container và giao cho người nhận hàng.
Trách nhiệm của người chuyên chở thường được kết thúc khi giao được hàng cho
người nhận ở CFS.
B. NHẬN HÀNG TỪ NGƯỜI VẬN TẢI:
Trước khi tàu đến, đại lý tàu biển hoặc hãng tàu sẽ gửi “ Giấy báo tàu đến” cho người
nhận hàng để họ biết và tới nhận “ lệnh giao hàng” ( Delivery order – D/O) tại đại lý
tàu. Khi đi nhận D/O cần mang theo:
Original B/L và giấy giới thiệu của đơn vị. đại lý giữ lại B/L gốc và trao 03 bản D/O cho
chủ hàng và thu phí nếu có. Sau khi có được D/O thì chủ hàng cần nhanh chóng làm
thủ tục để nhận lô hàng của mình để tránh phải trả các chi phí lưu kho, lưu bãi và chịu
rủi ro tổn thất phát sinh.
Nếu gặp trường hợp : hàng đến nhưng chứng từ chưa đến, chủ hàng cần suy nghĩ kỹ
để chọn một trong hai giải pháp: tiếp tục chờ chứng từ hoặc đến ngân hàng mở L/C
xin giấy cam kết của ngân hàng khi chưa có B/L gốc.
1. Thủ tục nhận hàng rời hoặc hàng container rút ruột tại cảng:
- Chủ hàng đến cảng hoặc chủ tàu để đóng phí lưu kho và xếp dỡ, lấy biên lai.
- Đem biên lai lưu kho, 03 bản D/O, Invoice và Packing list đến văn phòng đại lý
hãng tàu tại cảng để xác nhận D/O, tìm vị trí hàng, tại đây lưu 01 D/O.
- Chủ hàng mang 02 D/O còn lại đến bộ phận kho để làm phiếu xuất kho. Bộ phận
này giữ một D/O và làm 02 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
- Đem 02 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách riêng
hàng hóa để chờ hải quan kiểm tra, đến hải quan cảng mời hải quan kho bãi
giám sát việc nhận hàng.
- Sau khi hải quan xác nhận “ hoàn thành thủ tục hải quan, hàng đã qua khu vực
giám sát” hàng được xuất kho, mang ra khỏi cảng để đưa về địa điểm qui định.
2. Thủ tục nhận hàng nguyên container:
Sau khi đã cân nhắc kỹ hiệu quả kinh tế, chủ hàng muốn nhận nguyên container, kiểm
tra tại kho riêng, trong trường hợp này cần làm những việc.
12
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Làm đơn xin kiểm hàng tại kho riêng, nộp cùng bộ hồ sơ đăng ký thủ tục hải
quan.
- Làm thủ tục mượn container tại hãng tàu: đóng tiền, ký quĩ, phí xếp dỡ và các
phí liên quan khác.
- Đem bộ chứng từ :
+ D/O (03 bản) có chữ ký của nhân viên hải quan khâu đăng ký thủ tục, đóng
dấu “ đã tiếp nhận tờ khai”
+ Biên lai thu phí xếp dỡ và phí vận chuyển của hãng tàu.
+ Biên lai thu tiền phí lưu giữ container.
+ Đơn xin mượn container đã được chấp thuận.
Sau đó đem đến văn phòng đại lý hãng tàu để làm giấy phép xuất container
khỏi bãi.
Cùng nhân viên phụ trách bãi tìm container, kiểm tra tính nguyên vẹn của
container và Seal ( kẹp chì).
Nhận hai bản “ Lệnh vận chuyển” của nhân viên kho bãi, mang hồ sơ đến hải
quan kho bãi để nhân viên hải quan kiểm tra, ký xác nhận số container và số
seal, tờ khai và lệnh vận chuyển.
Xuất container ra khỏi bãi, nộp một lệnh vận chuyển cho hải quan cổng cảng,
một cho bảo vệ cảng, đưa container về kho riêng.
Đến cơ quan hải quan để đón hải quan đi kiểm tra. Kiểm tra xong, nếu không có
vấn đề gì sẽ được xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan”.
3. Thủ tục nhận nguyên tàu hoặc nhận hàng với số lượng lớn:
- Sau khi nhận D/O, nộp hồ sơ cho hải quan, nhận NOR (Notice of readiness)
thông báo sẵn sàng bốc hàng, nhân viên giao nhận tiến hành nhận hàng hóa.
- Trước khi mở hầm tàu cần có đại diện các cơ quan:
+ Đơn vị nhập hàng
+ Đại diện người bán ( nếu có văn phòng đại diện tại Việt Nam)
+ Cơ quan kiểm định hàng hóa.
+ Đại diện tàu, đại lý tàu.
+ Hải quan giám sát, hải quan kiểm hóa.
+ Đại diện cảng.
+ Bảo hiểm ( nếu nghi ngờ hàng hóa có bảo hiểm bị hư hỏng).
- Trong quá trình nhận hàng, nhân viên giao nhận phải thường xuyên bám sát
hiện trường, cập nhật số liệu từng giờ, từng ca, từng ngày. Kịp thời phát hiện
sai sót để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Cơ quan giám định hàng hóa lấy mẫu, phân tích kết luận số lượng, chất lượng
hàng hóa có phù hợp với hợp đồng không.
-
13
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
-
2014
Bảo hiểm xác định mức độ thiệt hại, lập biên bản giám định ( Survey Report).
Cảng lập “ biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng đổ vỡ do tàu gây nên” (cargo
out turn report), ngoài ra cảng còn lập biên bản kết toán nhận hàng với tàu
( report on receipt of cargo) và bảng kê hàng hóa thiếu hoặc thừa so với lược
khai của tàu ( Certificate of short overlanded cargo and outturn report). Cuối
cùng khi giao hàng xong cần ký “ biên bản tổng kết giao nhận hàng hóa”.
Hình 10.2: Quy trình giao hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất.
4. Kiểm tra, kiểm soát quá trình vận chuyển
14
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Để có thể nhận được nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa đúng chất lượng, số lượng kịp
thời gian cần đôn đốc xúc tiến và kiểm tra
Trong suốt quá trình vận chuyển cần kiểm soát chặt chẽ để hàng được giao đúng và
kịp thời cần liên lạc thường xuyên với đại lý hãng vận chuyển.
Những thông tin cần nắm chắc khi giao hàng theo hình thức CL/TL
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Tên hàng, mô tả chi tiết hàng hóa,
Ngày giao hàng,
Vận đơn,
Số xe/ số tàu/số toa
Lộ trình vận chuyển,
Người gửi hàng,
Người nhận hàng,
Nơi đi,
Nơi đến
Sự cố và cách giải quyết (nếu có)
Nếu giao hàng theo hình thức LCL/LTL thì cần them các thông tin
Số lượng
Khối lượng hàng
Số vận đơn
Địa điểm giao hàng đầu tiên
5. Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyể và cách giải quyết
5.1. Hàng hoá bị mất mát trong quá trình vận chuyển
Trong quá trình vận tải hàng hóa đôi khi không trách khỏi việc mất mát hay thất lạc.
Người vận tải phải có trách nhiệm bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển
cho tới khi hàng đã giao cho bên nhận.
Nếu có mất mát xảy ra và để được bồi thường một cách thỏa đáng người nhận cần làm
những công việc sau:
Nếu quá thời hạn dự định tới vài ngày mà hàng vẫn chưa đến lúc đó người mua
phải liên hệ với người bán để biết hàng hóa đã đi chưa, và nếu đã gửi thì giao
bằng chứng cụ thể
• Nếu hàng giao cho bên vận tải người mua cần liên lạc với hãng vận tải để biết
thong tin chính xác về hàng hóa
•
15
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Nếu không xác định tình trạng hàng hóa ở đâu, tiến độ ra sau, người mua làm thủ
tục khiếu nại, đòi bồi thường giao hàng
• Thủ tục bồi thường cần tiến hành nhanh chóng
Ví dụ: Ở Mỹ hiệu lực khiếu nại trong vòng 9 tháng kể từ khi nhận khiếu nại
•
5.2. Hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa có thể bị hư hỏng dưới 02 dạng sau:
Hàng hỏng dễ thấy:
hàng hóa bị hư hỏng hay mất 1 phần tiến hành lập biên bản, yêu cầu bên vận
tải ký xác nhận để có cơ sở bồi thường
• Hàng hỏng khó thấy:
Khi phát hiện hàng bị hư hỏng nhưng không rõ ràng người nhận hàng cần dừng
lại và thông báo ngay cho người bán, người vận tải, người giám định, bảo
hiểm.. Với sự có mặt của các bên mới tiến hàn2ng h mở hàng. Thông thường
dùng camera ghi lại hiện trang hàng hóa.
Trên cơ sở kiểm tra để giám định hàng hóa xem mức độ hư hỏng và tiền hành
lập hồ sơ bồi thường
Hồ sơ bồi thường bao gồm như sau:
- Đơn khiếu nại
- Biên bản giám định tình trạng hàng hóa
- Các chứng từ có liên quan
•
6. Bốc dỡ hàng hóa- tiền phạt bốc dỡ chậm
Bốc dỡ hàng hóa tốt không chỉ ảnh hưởng đến việc giao hàng đúng thời hạn và kịp
thờim, mà còn liên quan đến tiền phạt bốc dỡ chậm.
Mỗi loại phương thức vận tải ở các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào thỏa thuận của
từng hãng và có những quy định cụ thể về tiền phạt bốc dỡ chậm.
Ví dụ: Ở Mỹ, khi người mua nhận được hàng giao nguyên toa, ngành đường sắt cho
họ khoảng 02 ngày để dỡ hàng xuống toa. Nếu người mua giữ toa quá thời hạn cho phép,
hãng vận tải sẽ tính tiền phạt bốc dỡ chậm, vì toa nằm nhàn rỗi quá lâu sẽ mất thu nhập
Tiền phạt bốc dỡ chậm cố định được tính theo quy định sau đây:
Sau khi toa hàng được nhận và bốc dỡ hàng, người mua cho phép trong vòng 48
tiếng, thời gian bắt đầu kể từ 7 giờ sáng.
Nếu 1 công ty mua rất nhiều toa hàng, họ sẽ rất muốn thực hiện thỏa thuận tiền
phạt bốc dỡ chậm trung bình với hãng vận tải.
16
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Khi hàng được giao bằng đường biển thì cần đặc biệt lưu ý cụm từ viết tắt có liên
quan đến các tính thời gian bốc dỡ hàng cho phép
WWDSHEIU: Weather Working Days Sunday And Holidays Excepted, Event
If Used - Ngày làm việc với thời tiết thích hợp, không tính ngày chủ nhật,
ngày lễ, ngay cả khi có làm cũng không tính.
WWDSHEXUU: Weather Working Days Sunday And Holidays Excepted,
Unless Used - Ngày làm việc với thời tiết thích hợp, không tính ngày chủ nhật,
ngày lễ, nhưng nếu làm thì tính
Mức phạt bốc xếp chậm trong vận tải đường biển rất cao thường là vài ngàn USD/
ngày bốc dỡ chậm.
Để tránh tình trạng bị phạt do bốc dỡ chậm, bộ phận cung ứng cần có sự phối hợp
chặt chẽ với các phòng ban khác như: vận tải, kho vận… Cần lên kế hoạch nhận hàng
khoa học, hợp lý, trách xảy ra tình trạng dỡ hàng chậm.
7. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ( B/L - BILL OF LADING ) – BẢN CHẤT, CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI
VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN:
7.1 Khái niệm vận đơn đường biển ( Bill Of Lading - B/L):
Là loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng, đại lý hoặc người làm thuê cho
chủ tàu cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển
17
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
7.2. Chức năng của vận đơn đường biển: ( gồm 3 chức năng cơ bản )
- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở: sau khi cấp vận đơn
người chuyên chở có trách nhiêm đối với toàn bộ hàng hóa ghi trong vận đơn và sẽ giao cho
người cầm vận đơn hợp pháp tại cảng đên..
- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển ( nó không phải
là hợp đồng vận tải vì chỉ có một bên ký )
- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn, do đó cho phép việc mua bán hàng hóa
bằng cách chuyển nhượng B/L
7.3. Nội dung vận đơn đường biển
Cho đến nay trong vận tải biển quốc tế chưa có mẫu vận đơn thống nhất, mỗi hang tàu đều
soạn thảo và cấp phát một loại vận đơn riêng, nói chung gồm 2 mặt:
chúng có những điểm chung:
** Mặt trước vận đơn:
1. Tên, địa chỉ hãng tàu/ đại lý hãng tàu.
2. Shipper: Tên, địa chỉ người gửi hàng :
3. Consignee: Tên, địa chỉ người nhận hàng:
4. Notify party: Tên, địa chỉ người được thông báo.
5. Vessel: Tên tàu.
6. Port of loading : Tên cảng xếp hàng.
7. Port of discharge: Tên cảng dỡ hàng
8. Final destination: Tên cảng đến cuối cùng.
9. Mark and Number: Ký mã hiệu hàng hóa.
10. Number of container packages: Số container/ số lượng kiện.
11. Kind of packages, Description of Goods: Hình thức đóng gói, mô tả hàng hóa.
12. Gross weight: Trọng lượng cả bì.
18
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
13. Measurement: Thể tích.
14. Freight and Charges: Cước phí và Phụ phí.
15. Place of Issue, date: địa điểm, ngày tháng phát hành vận đơn.
16. Number of Original B/L: Số lương bản gốc được phát hành.
17. B/L NO: Số hiệu vận đơn.
18. For the Master ( ỏ Agent only ) : chữ ký của thuyển trưởng hoăkc đại lý vận tải.
** Mặt sau của vận đơn ghi các điều kiện chuyên chở ( trách nhiện và nghĩa vụ của người
chuyên chở, miên trách nhiệm của người chuyên chở, thông báo tổn thất )
7.3. Phân Loại Vận Đơn:
1. Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:
Vận đơn đã xếp hàng lên tàu : (Shipped on board B/L): Là loại vận đơn được cấp khi hàng
hóa đã nằm lên tàu
Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): Là vận đơn được cấp khi hàng hóa
được xếp lên tàu.
2/ Căn cứ theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không thì vận đơn được
chia làm 2 loại:
Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay
bao bì.
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): Là loại vận đơn trên đó người chuyên
chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.
3/ Căn cứ theo dấu hiệu qui định người nhận hàng sẽ có các loại vận đơn:
Vận đơn theo lệnh ( B/L to Order): là vận đơn không ghi rõ người nhận hàng là ai mà chỉ ghi
chữ theo lênh ( TO ORDER ). Trong trường hợp này người chuyên chở sẽ giao hàng “ theo
lệnh của người gửi hàng” ( To the Order of Shipper ) hoặc theo lệnh của người nhận hàng “
To the Order ò Consignee
19
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
Vận đơn đích danh ( B/L to named person ) hay (Straight B/L): là vận đơn ghi đích danh tên và
địa
chỉ người nhận hàng
Vận đơn xuất trình ( Bear B/L ): vận đơn vô danh, người chuyên chở sẽ giao hàng cho bất kỳ
người nào cầm vận đơn này
4/ Nếu theo dâu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu:
Vận đơn đi thẳng ( Direct B/L ): là vận đơn được cấp trực tiếp từ cảng xếp đến cảng đích.
Vận đơn đi suốt ( Throught B/L ): là dùng trong trường hợp chuyên chở hàng hóa có ghé qua
các cảng khác rồi mới tới cảng đến. Khi cấp vận đơn này người chuyên chở thứ nhất sẽ chịu
trách nhiệm trên toàn bộ quảng đường chuyên chở, kể cả việc chuyển tải ở các cảng dọc
đường, tức là có trách nhiệm thuê những người vận tải tiếp theo. Những người vận tải sau chỉ
chịu trách nhiệm trên quảng đường chuyên chở của mình và sẽ cấp một vận đơn địa hạt ( Local
B/L – Vận đơn địa hạt ), vận đơn này chỉ làm chức năng là biên lai nhận hàng mà thôi
Ngoài các loại B/L cơ bản trên trong thực tế còn gặp các loại B/L khác:
-
Vận đơn theo hơp đồng thuê tàu ( Charter party B/L )
Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L )
Vận đơn rút gọn ( Short B/L )
7.5 NHỮNG NỘI DUNG CẦN LƯU Ý KHI KIỂM TRA BILL OF LADING ( Khi Thanh Toán Bằng L/C )
- Tên tàu chờ hàng
- Tên nơi bốc hàng, nới dỡ hàng: có phù hợp với L/C không. Nếu L/C quy định không cho phép
chuyển tải ( transhipment prohibited), trên B/L không được thể hiện bất cứ bằng chứng nào về
sự chuyển tải.
- Ngày ký phát vận đơn: so sánh với ngày hàng lên tàu phải trùng hoặc trước ngày giao hàng trễ
nhất do L/C qui định
20
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
- Người gửi hàng: thường là người hưởng lợi trên L/C
- Mô tả hàng hóa trên bill: có thể thể hiện một cách chung chung không mâu thuẫn với mô tả
trong L/C.
- Cước phí và phụ phí: L/C yêu cầu B/L phải ghi rõ cước phí PP hay CC thì B/L phải ghi chú cho
phù hợp
- Kiểm tra đặc điểm của vận đơn: có thể là vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L) hoặc v
ận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L)- loại vận đơn này không được ngân hàng
chấp nhận và từ chối thanh toán trừ khi có sự chấp nhận của người nhập khẩu
- Số lượng bản chính của vận đơn được phát hành
- Kiểm tra mục người nhận hàng: có đúng với quy định của L/C hay không
- Kiểm tra tính xác thực của vận đơn: Nhà nhập khẩu phải kiểm tra vận đơn có chữ ký của
người chuyên chở (hãng tàu) hoặc đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng của con
tàu hoặc người giao nhận và tư cách pháp lý. Nếu chỉ có chữ ký của người vận chuyển, không
nêu tư cách pháp lý hoặc không nêu đầy đủ các chi tiết liên quan tư cách pháplý của người đó
thì chứng từ sẽ không được ngân hàng thanh toán.
- Kiểm tra mục người nhận hàng: có đúng với quy định của L/C hay không
To order: ai cầm vận đơn này điều có thể đi nhận hàng. L/C qui định " Full set of original
of clean on board ocean B/L showing L/C No made out to order of shipper and blank
endorse ... " thi người gửi hàng ký hậu để trắng ( chỉ ký tên , mà không ghi tên người
được hưởng lợi tiếp theo )
• To Order Of + tên địa chỉ ngân hàng. Nếu L/C qui định “… made out to order of issuing
bank..”
• To Order Of + tên địa chỉ người xin mớ L/C. Nếu L/C qui đinh “.. made out to order of
applicant.. “
- Các sửa chữa và thay đổi: sửa chữa và thay đổi trên vận đơn, ngân hàng chỉ chấp nhận khi có
xác nhận của người vận chuyển, thuyền trưởng hay đại lý của người vận chuyển hoặc thuyền
trưởng
•
21
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
1. Chiến lược vận tải
1. Nghiên cứu môi trường tổng quan
Nghiên cứu về quy hoạch phát triển giao thông vận tải của chính phủ, giá cước
vận chuyển hàng hóa trong nước và thế giới, địa lý thổ nhưỡng, khí hậu của
từng khu vực, quốc gia, đặc điểm tính chất của từng loại hàng hóa mà công ty
có chiến lược vận tải hàng hóa khác nhau
2. Dự báo nhu cầu
Các mặt hàng có nhu cầu độc lập thường là những mặt hàng tồn kho phân phối
bao gồm các sản phẩm hoàn tất không tùy thuộc vào nhu cầu của bất cứ mặt
hàng nào hoặc tùy thuộc vào nội tại của sản xuất. Nhu cầu độc lập thường nằm
bên ngoài tổ chức và do đó nên nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ chức. Ví dụ xe
hơi là một mặt hàng có nhu cầu độc lập, không có sản phẩm nào tạo ra nhu cầu
đối với một chiếc xe hơi, còn nhu cầu đối với bánh xe thì lại tùy thuộc vào việc
sản xuất chiếc xe.
Nhu cầu độc lập mang tính ngẫu nhiên, nghĩa là gây ra bởi một tình huống may
rùi, nên loại nhu cầu này phải được dự báo. Do đó, dự báo giữ vai trò quan
trọng trong những quyết định giữ hàng tồn kho đối với những mặt hàng thuộc
nhu cầu độc lập. Phần lớn các mặt hàng có nhu cầu độc lập được giữ trong kho
suốt thời gian và thường đòi hỏi một tồn kho an toàn.
Nhu cầu lệ thuộc là khi nhu cầu đối với một mặt hàng đặc biệt nào đó lại tùy
thuộc nhu cầu đối với một mặt hàng khác. Các mặt hàng này thường là tồn kho
sản xuất ( bán thành phẩm). Do đó có thể tính toán nhu cầu lệ thuộc bằng cách
nhân số lượng dự báo của sản phẩm cuối cùng ( những mặt hàng có nhu cầu
độc lập)
Phương pháp dự báo chia làm hai loại: dự báo định tính ( lấy ý kiến chuyên
gia, đường cong phát triển, viết bối cảnh, nghiên cứu thị trường, các nhóm tập
trung) và dự báo định lượng (Chỉ tiêu kinh tế, dự báo thống kê theo mô hình
dãy số thời gian hay theo mô hình nhân quả).
3. Xác định nguồn cung cấp:
Xây dựng được nguồn cung cấp tốt, bền vững là điều tối cần thiết đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của một công ty trong điều kiện hội nhập toàn cầu và
cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Do đó, công ty cần phải có chiến lược xác
định nguồn cung ứng sớm để tạo tiền đề xác định chiến lược, năng lực vận tải
để giảm thiểu chi phí và phát triển bền vững.
Nguồn cung cấp này có thể tự cung cấp, sản xuất tại doanh nghiệp hay mua
ngoài… Nhưng xu thế hiện nay phải tập trung xây dựng liên minh chiến lược
với các nhà cung cấp để tập trung vào năng lực cốt lõi tạo lợi thế cạnh tranh
22
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
trong thị trường toàn cầu đang phát triển rất mạnh mẽ.
Những mặt hàng nào về mặt chiến lược là không quan trọng thường là cho gia
công bên ngoài, bao gồm các linh kiện, phụ tùng và các hoạt động: Không liên
hệ chặt chẽ với các đặc tính của các sản phẩm chủ lực, không đòi hỏi những
hiểu biết chuyên môn cao và kỹ năng, không cần những tài sản vật lý đặc biệt
và thuộc một lĩnh vực theo đấy tổ chức không dẫn đầu về công nghệ
4. Lựa chọn phương tiện, tuyến đường vận tải:
Từ việc nghiên cứu môi trường tổng quát, dự báo nhu cầu, xác định nguồn
cung ứng mà doanh nghiệp chọn phương tiện vận tải và tuyến đường vận tải để
giảm thiểu chi phí, tăng thêm chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm cho khách hàng
cũng như đảm bảo dòng chảy vật tư, hàng hóa đồng bộ với kế hoạch sản xuất
và kinh doanh của doanh nghiệp
5. Lựa chọn người vận tải
Trên cơ sở đã xác định được tuyến đường, phương tiên vận tải loại và lượng
hàng hóa vận chuyển doanh nghiệp tiến hành lựa chọn người vận tải. Lựa chọn
người vận tải có thể doanh nghiệp tự tổ chức hay thuê ngoài nên xem xét một
số yếu tố như sau:
•
•
•
•
Tự tổ chức
Trình độ quản lý
Vốn + Chi phí
Chủ động vận chuyển hàng
Giành được quyền vận tải
•
•
•
•
•
•
Thuê ngoài
Tình hình tài chính
Năng lực vận chuyển
Các dịch vụ phụ trợ
Uy tín của nhà vận tải
Hệ thống thông tin, kiểm soát
hàng hóa trên đường
Cước vận chuyển
2. Vai trò của các công ty / bộ phận Logistics trong vận tải
Một trong những yếu tố để giảm thiểu chi phí, tăng năng lực cạnh tranh thì dòng
chảy vật tư hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp cũng như bên ngoài phải được
đảm bảo chính xác, kịp thời và phải đúng chỗ. Chính vì vậy bộ phận/ công ty
logistics có một vai trò đặc biệt quan trong trong sự phối hợp với bộ phận vận tải
để xây dựng một chiến lược vận tải khoa học, hợp lý, đôn đốc, kiểm soát hàng hóa
trong quá trình vận chuyển, nếu sai xót phải làm hồ sơ khiếu nại…
23
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ VẬN TẢI - NHÓM 05
2014
24