Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận: Tâm lý quản trị pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.4 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
TÂM LÝ QUẢN TRỊ
MỤC LỤC
I)Giới thiệu chung 4
Khái niệm tâm lý học 4
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, hoạt động
quản lý đã xuất hiện rất sớm cùng với sự hình thành
các cộng đồng người. Từ xa xưa, các nhà quản lý và
các nhà tư tưởng đã thấy vai trò của nhân tố con
người trong hoạt động này. Thực tiễn cho thấy, bất kể
hoạt động quản lý nào, dù là quản lý xã hội, quản lý
kinh tế, quản lý khoa học kỹ thuật… muốn thực hiện
tốt mục đích đề ra thì phải nhận thức đúng và vận
dụng sáng tạo khoa học về nhân tố con người. Con
người trong hoạt động quản lý luôn luôn là chủ thể
của thế giới nội tâm phong phú , với những thuộc tính
muôn màu, muôn vẻ. Từ đó tâm lý học về con người ra
đời, nó không chỉ là khoa học về con người mà đã trở
thành một trong những cơ sở khoa học quan trọng của
toàn bộ quá trình quản lý 4
3)Hứng thú 8
1)DAVID THAI 10
Sơ lược qua tiểu sử 10
1.1. Với nhu cầu cá nhân: 11
1.2. Với nhu cầu xã hội: 11
2. Niềm tin 12
4. Lý tưởng 15
2)Nhà quản trị Jack welch 18
Tự tin và táo bạo với các chiến lược kinh doanh 19
I)Giới thiệu chung.
Khái niệm tâm lý học.


Trong lịch sử phát triển của nhân loại, hoạt động quản lý đã xuất
hiện rất sớm cùng với sự hình thành các cộng đồng người. Từ xa xưa,
các nhà quản lý và các nhà tư tưởng đã thấy vai trò của nhân tố con
người trong hoạt động này. Thực tiễn cho thấy, bất kể hoạt động quản
lý nào, dù là quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý khoa học kỹ thuật…
muốn thực hiện tốt mục đích đề ra thì phải nhận thức đúng và vận dụng
sáng tạo khoa học về nhân tố con người. Con người trong hoạt động
quản lý luôn luôn là chủ thể của thế giới nội tâm phong phú , với những
thuộc tính muôn màu, muôn vẻ. Từ đó tâm lý học về con người ra đời,
nó không chỉ là khoa học về con người mà đã trở thành một trong
những cơ sở khoa học quan trọng của toàn bộ quá trình quản lý.
Vậy tâm lý học là gì ?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về tâm lý con người, nó nghiên cứu cái
chung trong tâm tư của con người và những quan hệ tâm lý của con người với
nhau.
I. Tâm lý học quản trị kinh doanh là gì?
Tâm lý học quản trị kinh doanh là môn khoa học chuyên ngành được ứng
dụng vào hoạt động quản trị kinh doanh như một nghệ thuật tác động vào tính
tích cực của người lao động , thúc đẩy họ làm việc vừa vì lợi ích cá nhân vừa vì
lợi ích của tập thể và lợi ích của toàn xã hội, tạo nên bầu không khí vui tươi
đoàn kết trong doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học tâm lý có tác dụng to lớn giúp các nhà quản
trị thành đạt trong hoạt động kinh doanh.
II. Nhiệm vụ của tâm lý học quản trị kinh doanh.
Tâm lý học quản trị kinh doanh có nhiệm vụ góp phần đặt cơ sở khoa học
cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình quản lý. Do đó một số nhiệm
vụ cơ bản được đặt ra cho tâm lý học quản trị kinh doanh là:
- Nghiên cứu những cơ sở hiện tượng tâm lý của những con người diễn ra
trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, lãnh
đạo cũng như việc nâng cao năng suất lao động của những người thực hiện.

- Nghiên cứu những quy luật tâm lý của con người trong kinh doanh như: quy
luật nhu cầu, diễn biến tâm trạng và ý chí… đáp ứng cho việc tuyển chọn,
bố trí, sử dụng cán bộ quản lý , lao động và những người thực hiện.
- Nghiên cứu các cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý diễn ra trong quản
trị nhằm đưa ra những biện pháp tâm lý – sư phạm để đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, phát triển toàn diện nhân cách của cán bộ , công nhân , viên chức ,
phát triển quan hệ xã hội tốt đẹp trong tập thể lao động cũng như trong tập
thể lãnh đạo…
III. Vai trò của tâm lý học quản trị kinh doanh.
- Vận dụng tâm lý học trong công tác quản lý nhân sự.
- Vận dụng tâm lý học trong việc hoàn thiện các quy trình sản xuất , cải tiến
các thao tác lao động.
- Vận dụng tâm lý học trong việc giải quyết những vấn đề tâm lý học xã hội
trong tập thể lao động.
- Vận dụng tâm lý học để hoàn thiện nhân cách , năng lực quản lý của bộ máy
quản lý của doanh nghiệp và của bản thân người lãnh đạo.
IV. Giới thiệu chung về xu hướng.
- Khái niệm: là sự hướng tới một mục tiêu , một đối tượng nào đó . Đó là hệ
thống các nhân tố thúc đẩy bên trong quy định tính tích cực của con người
trong hoạt động của mình.
- Biểu hiện của xu hướng : xu hướng có 5 biểu hiện sau:
+ Nhu cầu .
+ Thế giới quan.
+ Hứng thú.
+ Lý tưởng .
+ Niềm tin .
Dưới đây là phân tích các biểu hiện của xu hướng.
V. Xu hướng.
1. Lý tưởng.
1.1 Khái niệm.

Trong cuộc sống , ai cũng có lý tưởng sống cho riêng mình và mỗi người có
những lý tưởng khác nhau .
Ví dụ: một đứa trẻ học Tiểu học có lý tưởng là : em cố gắng học chăm để luôn
luôn là học sinh giỏi xuất sắc, ngoan ngoãn để được ông bà, bố mẹ, thầy cô và bạn
bè yêu quý. Lớn lên, em muốn trở thành một bác sĩ tài giỏi để cứu giúp người
nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Như vậy lý tưởng là gì?
Lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực , tương đối hoàn chỉnh,
có sức lôi cuốn con người vươn tới.
1.2 Đặc điểm.
+ Lý tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn.
Có tính hiện thực vì hình ảnh lý tưởng bao giờ cũng được xây dựng từ nhiều chất
liệu trong hiện thực, có sức thúc đẩy con người hoạt động để đạt được mục đích
hiện thực. Đồng thời lý tưởng còn có tính lãng mạn, vì mục tiêu của lý tưởng bao
giờ cũng là cái gì đó có thể đạt được trong tương lai , trong một chừng mực nào đó,
nó đi trước cuộc sống, phản ánh xu thế phát triển của con người. Lý tưởng còn
mang tính xã hội – lịch sử.
+ Lý tưởng là biểu hiện tập trung của xu hướng nhân cách, nó có chức năng
xác định mục tiêu, chiều hướng phát triển của cá nhân, là động lực thúc đẩy, điều
khiển toàn bộ hoạt động của con người trực tiếp chi phối sự hình thành và phát
triển của mỗi cá nhân.
1.3 Vai trò.
- Đối với cá nhân: Khuyến khích mọi người nên sống có lý tưởng cao đẹp,
thiết thực. Giúp mọi người có định hướng để lên kế hoạch thực hiện.
- Đối với nhà lãnh đạo:các nhà lãnh đạo phải là những tấm gương sáng trong
cuộc sống, vừa ra sức chú ý nâng cao trình độ trí tuệ, đạo đức của những
người dưới quyền, bồi dưỡng lý tưởng chân chính của họ.
- Đối với xã hội: mỗi cá nhân, tổ chức hướng tới thực hiện lý tưởng tốt đẹp,
giúp xã hội ngày càng phát triển văn minh, bền vững.
2)Nhu cầu

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình
độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những
nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả
năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng
nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có
sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu.
Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể
sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với
môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được
lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính:
nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có
đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu
cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu
này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc
sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu
cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ,
địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao
này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ không quan tâm đến
các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng
Tháp nhu cầu của Maslow:
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt
kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các

nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được
đáp ứng đầy đủ.
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
• Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) -
thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi…
• Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an
toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
• Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có
gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
• Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác
được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
• Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn
sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có
được và được công nhận là thành đạt.
3)Hứng thú
- Hứng thú là sự xuất hiện sự chú ý đặc biệt của con người đến một đối
tượng nào đó, là sự khao khát của con người muốn tiếp cận đến đối tượng
nhu cầu để đi sâu tìm hiểu.
- Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân đối
với sự vật và hiện tượng xung quanh. Hứng thú giúp cho con ngườI hăng say
làm việc, quên mệt mỏi, là một nhân tố kích thích hoạt động của con người,
kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo.
*Muốn cho nhân viên có hứng thú làm việc phải:
- Nêu được ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của công việc đối với
công ty và với bản thân họ.
- Làm cho họ hiểu rõ cách thức thực hiện công việc đó
*Vai trò của hứng thú:
-Tạo ra khát vọng đi tìm hiểu đói tượng,từ đó điều chỉnh mọi hành vi,cử chỉ…theo

một hướng xác định
-Là động lực thúc đẩy con người hoạt động đạt hiệu quả
*Điều kiện ảnh hưởng đến hứng thú
-Khách quan:có cường độ kích thích mạnh gây sự chú ý của con người
-Chủ quan:tùy thuộc vào con người,cá nhân có ý thức đầy đủ,rõ ràng hiểu được ý
nghĩa của nó đối với điều kiện riêng của mình
4)Niềm tin
-Là kết tinh của các quan điểm tri thức tình cảm,ý chí được con người thử nghiệm
và trở thành chân lý của mỗi cá nhân,tạo cho con người động lực để thành công
-Giữ vai trò kim chỉ nam cho mỗi con người,nhờ nó mà con người vượt qua khó
khăn,sống và hi vọng cho tương lai
*Điều kiện ảnh hưởng đến niềm tin:khi bạn muốn giữ được niềm tin của người
khác thì bạn nên:
-Hãy nói thật:mọi lời nói thật có thể khiến mọi người không thích nhưng họ sẽ
không thấy bị phản bội khi cuối cung sự thật dược bộc lộ
-Biết giữ lời hứa:bạn nói được và làm được là lời nói chân thánh nhất,hãy giữ lời
hứa và bạn sẽ dươc lòng tin
-Nghĩ tới mối quan tâm của người khác trước khi nghĩ tới bản thân
-Hãy cư xử đúng đạo
-Thay đỏi người quản lý để tạo đươc niềm tin tứ nhân viên
5)Thế giới quan
-Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên xã hội và bản thân xác định phương trâm
hoạt động của con người,giúp con người giải quyết các câu hỏi:tôi là ai,sống vì cái
gì…vì thế nó là biều hiện rất quan trọng của xu hướng
-Thế giới quan quyết định quan hệ của mọi người đối vơi thế giới xung
quanh,quyết định đến phẩm chất va xu hướng phát triển của nhân cách
-Trong lãnh đạo việc lắm được thế giới quan của con người sẽ giup ta biết được họ
là người như thế nào và sử dụng họ ra sao?
II)Liên hệ thực tế
Các biểu hiện của xu hướng đối vớ nhà quản trị

1)DAVID THAI
Cạnh tranh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở lên gay gắt có
để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thích ứng kịp thời với những thay đổi
của không ngừng của môi trường. Để làm được điều đó thì vai trò của nhà quản trị
là rất cần thiết. Trên thế giới đã và đang có rất nhiều nhà quản trị giỏi với rất nhiêu
những bài học kinh nghiệm đáng để kể tới. Với các nhà quản trị Việt Nam cungc
có thể kể ra rất nhiều tấm gương đáng để học hỏi. Một trong số đó là nhà quản trị
David Thai – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Việt Thái quốc tế. Đầu năm
2009, David vinh hạnh được vinh danh là một trong hai người Việt Nam nhận giải
thưởng Lãnh đạo Toàn cầu Trẻ - Young Global Leaderdo Diễn đàn Kinh tế Thế
giới bình chọn.
Sơ lược qua tiểu sử
David Thái sinh năm 1972 tại miền Nam Việt Nam trong gia đình người
Bắc. Năm 1978, gia đình anh đến sinh sống tại Seattle. Anh đã học triết học và
kinh doanh tại Mỹ vàTốt nghiệp với bằng xuất sắc.
1996 – Trở lại Hà Nội, Việt Nam. David theo học một năm về tiếng Việt và
văn hóa Việt Nam.
1998 – Là Việt Kiều đầu tiên đăng ký thành lập công ty tư nhân Việt Nam.
2000 – Là công ty tư nhân đầu tiên đăng ký hoạt động dưới hình thức một công ty
cổ phần. Tung ra sản phẩm cà phê rang xay đóng gói thương hiệu “Highlands
Coffee” thông qua các khách sạn cao cấp và hệ thống siêu thị.
2002 – Quán cà phê Highlands Coffee đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh
được khai trương tại tòa nhà Metropolitan, đối diện nhà Thờ Ðức Bà. Một tuần sau
đó, quán cà phê đầu tiên tại Hà Nội cũng ra đời đánh dấu những bước phát triển
không ngừng của công ty.
2006 – Quán Highlands Coffee tại Saigon Center ra mắt với một diện mạo
mới, mở ra một tương lai của việc đầu tư quy mô.
2007 – 70 quán trên khắp Việt Nam là mục tiêu đặt ra đến cuối năm, sẽ bao
gồm luôn cả những “điểm nóng” như Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Đến nay, Công ty Cổ phần Việt Thái quốc tế đã có 1.700 nhân viên, trong đó

có 25 người nước ngoài, quán xuyến hệ thống nhiều điểm cà phê Highlands Coffee
ở nhiều thành phố.
1.Nhu cầu
1.1. Với nhu cầu cá nhân:
Xuất phát từ tâm nguyện của một người con xa xứ, David Thai đã có ý định
trở về Việt Nam từ rất lâu rồi. Mặc dù đã được tìm hiểu quê hương qua những lời
kể của gia đình, nhưng anh vẫn không cảm thấy hài lòng, vẫn chưa thực sự hiểu hết
về con người Việt, đất Việt. Trong suốt 23 năm theo học ở Seattle, Mỹ, anh đã
nhận ra rằng chỉ có giáo dục, lối sống và giọng nói của mình là Mỹ, còn bản thân
vẫn là một người Á Đông chính gốc. Vì vậy mà David đã quyết định học thêm về
triết học với mục đích trả lời câu hỏi “ tồn tại hay không tồn tại”. Anh bắt đầu nghĩ
về Việt Nam và thấy không thoả mãn với hai tiếng mỗi ngày tiếp cận với nền văn
hóa Việt ở nhà. Những gì ba mẹ giải thích về Việt Nam không làm anh thấy hài
lòng và anh quyết định, chỉ có về Việt Nam, sống trong văn hoá Việt với con người
Việt, anh mới có thể tìm lại con người mình.
1.2. Với nhu cầu xã hội:
Khi về Việt Nam với một xuất học bổng tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, anh
đã gặp rất nhiều khó khăn để tự lập, vừa học vừa kiếm sống. Với công việc làm
công tác viên cho Báo Time, anh đã kiếm được 6 USD/ ngày, đủ để trang trải cho
việc sinh hoạt hàng ngày. Và cũng chính từ đây, anh đã nhận thấy một nhu cầu mới
cho việc kinh doanh cà phê. Chỉ vài tháng đến Việt Nam, nhờ công việc trợ lý cho
các tổng giám đốc (CEO) của tạp chí Time trong chương trình "Time News Tour"
tại Hà Nội, David Thái đã được một số CEO gợi ý cho một dự án kinh doanh ở
Việt Nam và quán café Âu Lạc nằm ven bờ hồ Hoàn Kiếm chính là kết quả của ý
tưởng này. Quán cà phê do một công ty ở Hà Nội đứng tên, David Thái làm chân
chạy bàn nhưng mọi ý tưởng từ địa điểm, nội thất, pha chế cà phê đến phong cách
phục vụ đều do anh thiết kế. Hơn một năm sau, khi quán cà phê bắt đầu sầm uất,
phía công ty đứng tên yêu cầu thu lại quán và đề nghị anh đảm nhiệm chức “tư vấn
viên”. Và sau đó, anh quyết tâm làm lại từ đầu quyết định ở lại để giúp một người
bạn thân thiết của anh - chính là người rửa cốc chén ở quán cà phê Âu Lạc (sau này

là phó Tổng Giám đốc của công ty Việt Thái) lập nghiệp
Hồi còn ở quán cà phê đầu tiên anh đã quan sát thấy một điều, ca sáng
thường ít khách nhưng ca tối lại rất nhiều. Một điều đặc biệt nữa là, buổi sáng
thường chỉ thấy một ông Tây ngồi một bàn nhâm nhi cà phê nhưng buổi tối thì một
bàn có đến bốn năm người, có khi sáu bảy người. Anh thấy người Việt Nam có
thói quen đi cà phê là rủ nhau, đến quán cà phê nhiều khi chỉ là cái cớ, họ đến quán
cà phê để gặp gỡ hàn huyên là chính. Và như thế thì chủ đầu tư rất có lợi, tiết kiệm
được diện tích, một nhân viên có thể phục vụ được nhiều khách. Điều này quả là
tuyệt vời. Và như thế thì David đã nghĩ rằng không có lý do gì mà mình không tạo
cho khách hàng một điểm để gặp gỡ, trò chuyện tốt nhất, lý tưởng nhất. Vì vậy mà
ý tưởng kinh doanh cà phê của anh lại bắt đầu được hình thành.
Vậy với nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội, David Thái đã xây dựng ý tưởng
kinh daonh cho mình. Anh không chỉ thành công trong việc xây dựng Highlands
mà còn thành công trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống
2. Niềm tin
Một nhà quản trị muốn thực hiện tốt công việc quản lý của mình thì việc tạo
niềm tin cho nhân viên là hết sức quan trọng. Và với một nhà quản trị giỏi, để tạo
được niềm tin, trước tiên phải đảm bảo trình độ chuyên môn của mình, khả năng
lãnh đạo. David Thái đã làm được điều đó. Xuất phát từ ngành quản trị kinh doanh,
anh đã sớm bộc lộ khả năng kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện ở việc,
khi về Hà Nội, với việc mở quán cà phê Âu Lạc ở Hoàn Kiếm do một công ty ở Hà
nội đứng tên, mọi ý tưởng từ địa điểm, nội thất, cách pha chế cà phê đến phong
cách phục vụ đều do anh thiết kế. Và chỉ hơn một năm sau, quán cà phê đã trở nên
sầm uất. Qua đó đã chứng tỏ khả năng kinh doanh của anh. Thứ hai, nhà quản trị
cần phải tin tưởng nhân viên để khuyến khích, động viên nhân viên lao động một
cách hiệu quả. Chính vì vậy mà David đã coi việc đào tạo con người là điểm mấu
chốt của sự thành công. Theo anh, cần phải đào tạo con người từ người vun luống
cà phê, người tách lựa từng hạt cà phê cho đến người bưng ly cà phê phục vụ…
làm sao phải lĩnh hội và thấm thía sâu sắc triết lý sống còn “serving people – not
serving coffee” của thương hiệu. Trong niềm tin của mình, anh luôn nghĩ rằng mỗi

con người đều có một chìa khóa mở cửa mọi tiềm năng, vì thế anh không tiếc công
sức và tiền của xây dựng một trung tâm đào tạo nhân lực riêng của Highlands với
quyết tâm xây dựng một nguồn lực con người đạt tiêu chuẩn quốc tế trong tư duy
và phong cách làm việc nhưng tâm hồn vẫn thấm đẫm văn hóa Việt. Nhân viên của
Highlands được hưởng mọi chế độ bảo hiểm, phúc lợi tốt nhất… để làm sao mỗi
người coi công ty như gia đình của mình và từ đó họ quay lại phục vụ khách hàng
và cộng đồng một cách tốt nhất có thể. David Thái nói, mỗi khoảng 5 triệu lượt
bước chân đi vào Highlands trên cả Việt Nam và mục tiêu mà anh hướng đến chính
là đưa Highlands trở thành một tiếng nói tác động đến cộng đồng nhỏ này bằng
những hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới, giúp đỡ trẻ em nghèo đến trường,
xóa bỏ định kiến ở các nhóm kỳ thị… Chính những điều đó đã tạo được niềm tin
cho nhân viên, người lao động của công ty và đã thu hút được ngày càng nhiều
người lao động. Cho nên số lượng nhân viên trong công ty không ngừng tăng lên,
cả người lao động nước ngoài. Trong số hơn 2000 nhân viên Highlands có 25 nhân
viên nước ngoài đến từ nước Anh, Mỹ… đảm nhiệm mọi vị trí kể cả phục vụ bàn
trên khắp các quán Highlands. Theo David: Thành lập một công ty tức là thành lập
một tập thể, để mời gọi hơn 1.500 người đi theo cùng một hướng, đó là thách thức
lớn, phải có một tầm nhìn và một mục đích rõ ràng.
Anh luôn có niềm tin rằng thị trường còn rất nhiều tiềm năng trong khi các
công ty cà phê Việt chủ yếu chú ý tới xuất khẩu mà thiếu đầu tư vào thị trường
trong nước. David cho rằng, với khoảng thời gian tuy không dài ở Việt Nam, anh
đã gắn bó với con người và mảnh đất nơi đây, có lợi thế so với người nước ngoài
khi làm kinh doanh tại đây vì anh đã có cái hiểu nhất định về văn hoá Việt. Đây là
lợi thế của anh khi quyết định đi theo hướng này. Đó chính là lý do David quyết
định làm lại từ đầu. Năm 1997, David bắt đầu tìm hiểu luật khuyến khích đầu tư
nước ngoài. Tới 1998, anh là Việt kiều đầu tiên được cấp phép thành lập công ty tư
nhân tại Hà Nội. Tới năm 2000, David là doanh nhân đầu tiên đăng ký thành lập
công ty cổ phần. Tập đoàn Việt Thái ngày nay được thành lập năm 2002. Ban đầu,
chỉ có hai cửa hàng Highlands Coffe ở Hà Nội và Tp.HCM. Sau 7 năm, hiện nay
số lượng cửa hàng Highland Coffee đã vượt quá con số 80 trên sáu tỉnh thành bao

gồm Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và Đồng Nai. Trong năm
2008, Tập đoàn Việt Thái có hơn 5 triệu lượt khách và phục vụ hơn 2 triệu bữa ăn,
hơn 4 triệu cốc.
David tin tưởng: “Là một công ty Việt, chúng tôi cam kết vì sự phát triển
của một Việt Nam, vì một nền kinh tế thị trường bằng cách cung cấp thương hiệu
đẳng cấp cho tầng lớp trung lưu của Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi hướng tới đóng
một vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng cuộc sống của khách hàng
thông qua thương hiệu của chúng tôi. Chúng tôi không có ý định dừng lại và sẽ
tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại và tiếp tục phát triển cả thương hiệu của
chúng tôi và tiếp tục tìm kiếm những thương hiệu làm thỏa mãn khách hàng mục tiêu
mà chúng tôi hướng tới”,
3)ẢNH HƯỞNG CỦA HỨNG THÚ TỚI SỰ NGHIỆP CỦA NHÂN
VẬT
Có thể nói thành công của David Thái ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn
của hứng thú trong con người anh. Phải là người có niềm hứng thú, say mê cao độ
với café thì mới có thể gắn bó và phát triển nhờ nghề được.
Ngay từ khi còn là sinh viên của trường Bách Khoa Hà Nội anh đã nghĩ đến
một quy mô cho cà phê Việt Nam. Khi đó người nước ngoài muốn đầu tư vào Việt
Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục. Nhưng chính thời gian phải chờ đợi
này đã giúp anh có dịp tìm hiểu nhiều hơn về cà phê, anh nhận ra rằng, người chế
biến cà phê ở Việt Nam thường trộn cà phê xẻ và cà phê vối vào nhau không theo
một tỷ lệ thích hợp nên không thể nào cho ra một chất lượng cà phê hoàn hảo
được. Phương pháp rang trộn và sao tẩm cà phê này đã làm mất đi rất nhiều ưu
điểm đặc trưng của cà phê. Anh đã nhiều lần đến tận nông trường, trò chuyện với
những nông dân, anh hiểu ra rằng nếu chú ý đến khâu trồng cà phê hơn thì sẽ có
nhiều loại cà phê tốt hơn rất nhiều. Từ đây, anh đã xác định cho mình một hướng
đi mới, anh tìm đến với sự tinh khiết của cà phê. Anh đã nghiên cứu và tìm tới
những phương pháp rang xay cà phê mới mang tính đột phá vào thời điểm lúc bấy
giờ mang đi giao cho các quán cà phê. Chính thời gian này đã giúp anh học hỏi
được rất nhiều điều.

Và chính sự hứng thú, say mê đã tạo cho anh có khả năng quan sát rất tốt từ
hồi còn ở quán cà phê đầu tiên. Anh đã quan sát thấy một điều, ca sáng thường ít
khách nhưng ca tối lại rất nhiều. Một điều đặc biệt nữa là, buổi sáng thường chỉ
thấy một ông Tây ngồi một bàn nhâm nhi cà phê nhưng buổi tối thì một bàn có đến
bốn năm người, có khi sáu bảy người. Người Việt Nam mình có thói quen đi cà
phê là rủ nhau, đến quán cà phê nhiều khi chỉ là cái cớ, họ đến quán cà phê để gặp
gỡ hàn huyên là chính. Và như thế thì chủ đầu tư rất có lợi, tiết kiệm được diện
tích, một nhân viên có thể phục vụ được nhiều khách. Điều này quả là tuyệt vời.
Và như thế thì không có lý do gì mà mình không tạo cho khách hàng một điểm để
gặp gỡ, trò chuyện tốt nhất, lý tưởng nhất.
Chính từ những quan xát tinh tế, nhạy bén ấy giúp anh hình thành lên ý
tưởng và đã thành công bởi hệ thống các quán ca phê Highlands Coffee tại khắp
các tỉnh thành trên cả nước.
4. Lý tưởng
Khi quyết định xây dựng Highland, David Thái đã có quan niệm: “Đem cái
gì tốt nhất của thế giới đến Việt Nam và đem cái gì tốt nhất của Việt Nam ra thế
giới, đó là sứ mệnh của chúng tôi nhằm biến Highlands trở thành một thương hiệu
của châu lục, của toàn cầu với cốt lõi là tâm hồn và những giá trị Việt”. David
Thái xây dựng ý tưởng này với niềm tin, Highland không chỉ là thứ cà phê hiện có,
mà là một "thương hiệu mang tính toàn cầu" của cà phê VN trong 20-30 năm nữa.
Và khi đó, nhiều bạn bè đã cười ồ khi nghe Thái bàn đến một "thương hiệu" của cà
phê. Thời ấy, đã có những thương hiệu cà phê trên thị trường làm chuyện nhượng
quyền, nhưng Thái nhận ra họ chỉ mới bán bảng hiệu và cà phê mà chưa bán được
một giá trị của mô hình. Để hiện thực hóa tham vọng biến Highlands trở thành
những gì tuyệt vời nhất về cà phê, David Thái quyết tâm xây dựng một bộ tiêu
chuẩn quốc tế nghiêm ngặt cho Highlands từ khâu chọn lọc, chế biến, pha chế cho
đến phong cách phục vụ. Một trung tâm chế biến cà phê Highlands với phòng thí
nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại đã ra đời để đảm bảo chất lượng tuyệt đối
từ khâu chọn nguyên liệu, kiểm tra các mẫu hàng, bảo quản đến rang xay và đóng
gói.

5. Thế giới quan
Với vị trí là một người sáng lập ra công ty, David Thái đã nhìn ra được
hướng đi mới, đúng đắn cho công ty. Ngày nay, hoạt động kinh doanh của tập đoàn
được chia ra hai mảng chính. Thực phẩm, đồ uống (F&B) và hoạt động liên quan
tới phong cách khách hàng (Consumer Lifestyle).
- Nhóm hoạt động F&B của Việt Thái bao gồm thương hiệu Highlands, và 2
nhãn hiệu nhà hàng là Meet & Eat và Nineteen 11.
+ Với thương hiệu Highlands, công ty luôn chọn những vị trí cao ốc sang
trọng nhất để “bày hàng”, vì David muốn biểu tượng Highlands phải song hành
cùng những bước phát triển mới nhất của đất nước. Anh muốn đóng góp vào "di
sản cà phê” của VN. Một mai, Highlands có thể đi ra thế giới nhưng đồng thời
cũng phải vào chợ Bến Thành, Chợ Lớn… cho người bình dân hưởng thụ - nghĩa
là những giá trị thế giới phải đến được với mọi người Việt. Đó chính là cái nhìn
mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với nhu cầu của xã hội. Việt Thái cũng đang tập trung
mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ của mình trong thị trường nội địa. Hiện nay,
thương hiệu này cũng nhận được hàng nghìn đề nghị từ các công ty nước ngoài về
sản phẩm đóng gói và chuyển nhượng thương mại nhưng hiện nay mới chỉ dừng lại
ở sản phẩm đóng gói. Hiện công ty đang xây dựng chiến lược và tổ chức để mở
rộng số lượng cửa hàng Highlands ra thị trường quốc tế. Công ty đã chính thức
thiết lập đại lý bán buôn cả trong nước và trên thị trường quốc tế, đồng thời xây
dựng một đội ngũ nhân viên mạnh dưới sự quản lý của David France, trước đây
từng làm tổng giám đốc của sản phẩm nước đóng chai Coca Cola tại Việt Nam.
Đại lý ở thị trường quốc tế của chúng tôi đã có hoạt động phân phối tại vài quốc
gia trên thế giới và hiện đang xuất khẩu dòng sản phẩm của chúng tôi sang Mỹ, Úc
và Nhật Bản. Mở rộng ra thị trường quốc tế là một bước đi chiến lược của chúng
tôi và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược này trong các năm sắp tới. Tập
đoàn này cũng tham vọng sẽ có 150 đại lý trong toàn quốc trong vòng ba năm tới
và mở rộng sản phẩm đóng gói lên hơn 50.000 điểm bán hàng trong cùng thời
điểm đó.
+ Meet & East bao gồm căng tin và góc ẩm thực với mục đích tập trung vào

giá trị của đồng tiền trong một môi trường sạch sẽ vệ sinh và hiện đại được đặt tại
E-Town 2 (Tp.HCM) với diện tích 800 m2. Còn Nineteen 11 là một nhà hàng sang
trọng nằm trong nhà hát lớn Hà Nội. Nhà hàng là một minh chứng cho khả năng
phát triển và quản lý của Việt Thái, đồng thời cũng cho thấy sứ mệnh của công ty
trong việc đem lại những gì tốt đẹp nhất của thế giới tới Việt Nam và những gì tốt
đẹp nhất của Việt Nam ra thế giới.
- Về hoạt động Consumer Lifestyle, Việt Thái tham gia phân phối sản phẩm
Nike, một trong những sản phẩm hàng đầu về quần áo, giày dép trên thế giới. Tập
đoàn mở cửa hàng Nike đầu tiên năm 2006 và hiện có 6 cửa hàng tại Hà Nội, Sài
Gòn và Đà Nẵng.
+ David cho biết sự hiện diện của Nike tại thị trường Việt Nam mới chỉ ở
giai đoạn khởi đầu và đây là đối tác chiến lược mà Việt Thái lựa chọn, và muốn
đóng một phần quan trọng trong việc phát triển thương hiệu này tại thị trường Việt
trong tương lai sắp tới.
+ Bên cạnh Nike, Việt Thái cũng không giấu tham vọng sẽ tiếp tục hợp tác
với các thương hiệu hàng đầu khác trên thế giới. Hiện tập đoàn đã có những đàm
phán ban đầu với những thương hiệu hàng đầu thế giới và gần đây ký thoả thuận
với nhãn hiệu ALDO, nhãn hiệu thời trang lớn nhất Canada về giày dép.
+ Năm 2006, Việt Thái hợp tác với tập đoàn Grey Global Group, một công
ty dịch vụ hàng đầu được bình chọn là một trong 1.000 nhẵn hiệu hàng đầu do tạp
chí Fortune chọn, với tỷ lệ nắm giữ 49%. Ngày nay, liên doanh này đã trở thành
một trong những công ty quảng cáo có mức độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt
Nam với số lượng nhân viên trên 70 người và những khách hàng lớn như BAT,
Sara Lee, Arla Foods, Bayer, P&G và Glaxo Smith & Kline.
► David Thai đã từng nói: Có đam mê và phải tin vào đam mê của mình. Các
bạn hãy lắng nghe trái tim, trực giác mình mách bảo. Nhưng các bạn cũng
chuẩn bị tinh thần cho thất bại. Nếu thất bại, hãy lắng nghe bản thân mình hơn
nữa và cần có đủ dũng cảm, năng lượng, nỗ lực để tiếp tục. Đừng đo thành
công bằng tiền. Thành công của mỗi người là sự độc lập trong suy nghĩ, tự do
trên con đường đi của mình. Mỗi người có cách đi riêng. Nếu không thách thức

mình, không tin mình, có thể chúng ta sẽ giống như tất cả những người khác.
Ai ở tuổi đôi mươi cũng đều tin mình là người khác biệt, mà xã hội đôi khi
khiến ta giống như người khác. Nếu lắng nghe trái tim mình, lắng nghe khát
vọng, ước mơ của mình và nuôi dưỡng nó, tôi tin chúng ta sẽ thành công.
Vậy chính niềm tin đã giúp ông thành công và sẽ thành công hợn nữa trong sự
nghiệp kinh doanh của mình.
2)Nhà quản trị Jack welch
Jack Welch là cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (CEO) tập đoàn
General Electric (GE). Ông có công lớn trong việc phát triển GE.
Đầu những năm 80, khi Jack Welch bắt đầu giữ vị trí phải chèo lái GE, tình hình
lạm phát đang ở mức cao, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của GE (chẳng hạn
như đồ gia dụng) đang tỏ ra không mấy khả quan ở mọi thị trường, tương lai có vẻ
đang mờ mịt. Nhưng Welch có nhiều ý tưởng khác nhau và có được sự ủng hộ
cũng như nhiệt huyết để theo đuổi chúng.
Ý tưởng lớn đầu tiên của ông là hướng sự tập trung quản lý để đưa sản phẩm của
mình lên hạng nhất nhì trong ngành. Ông đã cùng đội ngũ của mình theo sát ý
tưởng đó. Nếu họ không vươn lên được vị trí đầu ngành, họ sẽ không còn nhiều lựa
chọn.
Và vấn đề lớn của ông là vượt qua được tính tự mãn, bộ máy tổ chức quan liêu và
sự phát triển cồng kềnh của tổ chức. Ban đầu, ngoài ông ra, chẳng ai coi đó là vấn
đề đáng quan tâm. Cuối cùng, GE đã trở thành một công ty tổ chức chuyên nghiệp,
thành công và lớn mạnh. Nhưng ông vẫn không ngừng theo đuổi mục tiêu khắc
phục sự cồng kềnh và tính tự mãn trong công ty.
Trong những năm 1980, số công nhân của ông giảm từ 404.000 xuống còn
229.000, và ông bắt đầu được biết đến như “Neutron Jack”. Và ông cũng không
phải là một nhà lãnh đạo “chỉ tay năm ngón”, đứng ngoài cuộc. Ông đã từng là cựu
chiến binh trong 20 năm, đã vào GE năm 1960. Vì những lẽ đó, ý tưởng lớn phải
trở thành công ty số 1 hoặc ít nhất là số 2 trong ngành đã là một mục tiêu hàng đầu
của công ty.
Cho đến nay tất cả mọi ý tưởng lớn khác của ông đều được thực hiện thành công,

kể cả mục tiêu hướng tới toàn cầu hoá, sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực dịch vụ
công nghệ cao. GE tăng trưởng từ mức doanh thu 25 tỷ đôla với lợi nhuận 1,5 tỷ
đôla năm 1980 lên mức 110 tỷ doanh thu với 10 tỷ đôla lợi nhuận vào năm 1999.
Đó là một mục tiêu rõ ràng mà họ đã thực hiện được.
Lãnh đạo không phải là ra lệnh mà là tăng lực cho nhân viên để họ nhận ra khả
năng hành động của mình. Khi ai đó đưa ra ý tưởng ở GE, chúng tôi sẽ để người đó
trình bày ý tưởng. Bạn nên luôn để nhân viên trình bày ý tưởng của mình. Người ta
cần cảm thấy sự tham gia của mình là quan trọng. Hãy luôn luôn cho họ tiếng nói
và phẩm giá. Đó là cái những nhà lãnh đạo làm. Và đó là cách lãnh đạo xây dựng
lãnh đạo
Tự tin và táo bạo với các chiến lược kinh doanh
Không chỉ trong quản lí nhân sự, Jack Welch cũng rất kiên quyết và táo bạo với
các quyết đinh chiến lược kinh doanh của tập đoàn. Để đạt mục tiêu đưa GE trở
thành tập đoàn số 1 thế giới. Jack Welch đã đề ra phương châm chỉ theo đuổi các
sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh mà tập đoàn có khả năng giữ vị trí số 1 hoặc số 2
thế giới. Vì thế mà hàng loạt sản phẩm không hiệu quả của GE bị Jack Welch
thẳng tay loại bỏ.
Rất nhiều sách giáo khoa về quản trị kinh doanh đã ghi nhận đây là một trong
những bí quyết, công thức dẫn đến thành công trong kinh doanh. Mệnh lệnh "hoặc
là bán hay phải đóng cửa" của Jack Welch với nhân viên cũng chính là một triết lí
kinh doanh đầy tự tin và quyết tâm của ông. Thay cho những sản phẩm, lĩnh vực
yếu kém, Jack Welch cho tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có tiềm
năng khác như thiết bị phụ tùng máy bay, thiết bị, máy móc y tế
Bên cạnh việc tập trung vào một số sản phẩm chính và tăng năng suất lao động một
cách tối đa, Jack Welch cũng sớm nhận ra tầm quan trọng của các dịch vụ kèm
theo. Ðê thống lĩnh thị trường thì không chỉ có giá cả mà còn là qui mô và chất
lượng của các dịch vụ mà nhà sản xuất dành cho khách hàng. Dưới thời của Jack
Welch, một trong những dịch vụ lớn nhất mà GE cung cấp cho khách hàng, đối tác
là dịch vụ tài chính.
Ðặc biệt, ông đã mạnh dạn thành lập một công ty tài chính chuyên phát hành thẻ

tín dụng cho khách hàng của GE và nhiều công ty thuê mua tài chính phục vụ cho
các khách hàng mua máy bay trên toàn cầu. Năm 1986, Jack Welch làm chấn động
giới kinh doanh và làm nhiều đối thủ cạnh tranh lo lắng khi có một quyết định táo
bạo và bất ngờ là mua lại toàn bộ Hãng truyền hình NBC - một trong những hãng
truyền hình lớn nhất nước Mỹ.
Tất cả các chiến lược nhân sự, kinh doanh táo bạo, dũng cảm, kiên quyết và rất
thành công đều được xuất phát từ một sự tự tin cao độ của Jack Welch vào khả
năng của mình. Năm 1981, ông mới chỉ là một trong các ứng cử viên của vị trí Chủ
tịch điều hành và là ứng cử viên trẻ nhất (45 tuổi). Không ít người chưa tin hẳn vào
khả năng lãnh đạo điều hành của ông với cương vị là người đứng đầu của một tập
đoàn lừng danh và lớn bậc nhất thế giới.
Khi được phỏng vấn, Jack Welch đã làm các ông chủ và chủ tịch đương nhiệm của
GE lúc đó phải bất ngờ và sửng sốt khi ông rất tự tin và mạnh mẽ khẳng định mình
là người sáng giá nhất, không ai có thể bằng ông trong việc lãnh đạo điều hành tập
đoàn để vượt qua trì trệ và phát triển kinh doanh. Và thực tế gần 20 năm điều hành
của ông đã chứng minh điều đó.
Đường lối lãnh đạo của Jack Welch chính là: Kinh doanh rất đơn giản, đừng phức
tạp hoá nó, phải đối diện với thực tế, đừng sợ thay đổi, hãy đấu tranh với bệnh
quan liêu, sử dụng bộ óc của nhân viên, phát hiện và thực tế hoá các sáng kiến.

Jack welch luôn quan niệm là:khi niềm tin bị lay động thì không kém gì cường độ
của vụ nổ lớn khiến cả nóc của tòa nhà bị phá hủy

“Khi mọi người mắc sai lầm điều cuối cung mà họ cần đến là kỉ luật nhưng nhiệm
vụ thiết yếu trươc mắt là phục hồi lại niêm tin”.

Theo Jack Wech, để thành công, lãnh đạo cần có tư chất, năng lực sau:
* Hướng đạo và củng cố lòng tự tin của nhân viên. Trong những lúc khó khăn,
hay khi giải quyết vướng mắc công việc, người lãnh đạo phải biết động viên đội
ngũ nhân viên, nói để họ hiểu những khó khăn trước mắt lại chính là cơ hội để họ

phát triển, để họ khẳng định mình. Jeck Welch nói: "Tôi luôn tự nhủ mình như
người làm vườn, một tay cầm bình nước tưới, tay kia là túi phân vun bón cho
những hạt giống nhân viên được này mầm tươi tốt".
* Những kế hoạch tốt được mọi người đồng tâm. Jack Welch cho rằng đó chính
là thước đo hiệu quả của công tác lãnh đạo. Nếu là người cầm quân giỏi, người
chủ phải tìm được cách để nhân viên của mình không chỉ đứng nhìn mà còn sống
và thở cùng với những kế hoạch công tác đó.
* Luôn phải tâm niệm trong cư xử, hành động làm sao để nhân viên luôn nghĩ
mình là người ngay thẳng, không thiên vị, minh bạch và rất đáng tin. Cũng theo
Jack Welch ông luôn tránh và thường nhắc nhở lãnh đạo cấp dưới tuyệt đối không
được trộm nhặt ý tưởng của nhân viên để ghi điểm cho mình.
* Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo là dẫn đường. Trong giai đoạn khó khăn,
tài chính thu hẹp, cắt giảm nhân công là những lúc thường nổ ra những tranh cãi
bất phân thắng bại. Công việc của người lãnh đạo lúc này là ngồi nghe, phân tích,
mở đường dẫn mọi người tiến lên chứ không phải là giành chiến thắng trong cuộc
đấu khẩu.
* Khơi dậy lòng nhiệt tình và sáng tạo của nhân viên cho phù hợp mục tiêu
chiến lược phát triển. Jack Welch cho rằng để trở thành lãnh đạo giỏi phải có sự
kết hợp cả thiên chất và khổ luyện. Thiên chất là nguồn năng lượng tiềm tàng rất
khác nhau trong cơ thể của từng người, là chỉ số IQ được bộc lộ trong nhạy bén,
năng động trong quyết sách; còn khổ luyện là sự chăm chỉ học hỏi và quan sát và
dự báo chuyên môn vững hơn người.
Với Jack Welch, “việc phát triển lãnh đạo là trái tim và linh hồn của mọi công ty.
Hơn bao giờ hết, các công ty không sợ mạo hiểm bằng việc đưa những nhà lãnh
đạo tương lai vào những vị trí hôm nay. Thật tuyệt khi có một tổ chức năng động
và thay đổi với những người ở vị trí quản lý đầy nhiệt huyết. Những đôi mắt sáng
đôi lúc sẽ nhìn thấy những cơ hội mới mẻ. Họ sẽ sẵn sàng? Có thể họ không được
đào tạo một cách hoàn hảo, nhưng họ sẽ có thể phát triển trong công việc nếu
bạn hỗ trợ họ đúng mức. Khi tôi rời GE, người kế nhiệm tôi 46 tuổi và những báo
cáo viên trực tiếp của ông tuổi đời chỉ trung bình 38. Đó là đội ngũ kế cận tiềm

năng.
Một điều chủ chốt cần nhớ là việc lãnh đạo là công việc tập thể, không phải là độc
quyền. Khi bạn gặp một rắc rối, tôi nghĩ bạn cần khuyến khích càng nhiều người
tham gia giải quyết vấn đề càng tốt. Quan điểm lúc nào cũng chỉ có một ý kiến
đúng là hoàn toàn điên khùng. Khi bạn gặp khủng hoảng, bạn phải tiến tới mọi
cấp bậc của tổ chức và tìm mọi nơi. Đó là một phần cái tôi gọi là “bầu không khí
vai trò kiểu mẫu” ở GE.
Lãnh đạo không phải là ra lệnh mà là tăng lực cho nhân viên để họ nhận ra khả
năng hành động của mình. Khi ai đó đưa ra ý tưởng ở GE, chúng tôi sẽ để người
đó trình bày ý tưởng. Bạn nên luôn để nhân viên trình bày ý tưởng của mình.
Người ta cần cảm thấy sự tham gia của mình là quan trọng. Hãy luôn luôn cho họ
tiếng nói và phẩm giá. Đó là cái những nhà lãnh đạo làm. Và đó là cách lãnh đạo
xây dựng lãnh đạo. Tất nhiên làm và biến điều này thành hiện thực khó hơn nói
rất nhiều”.

III) Kết luận:

* Niềm tin là chia khóa của sự thành công.

Sai lầm là chuyện bình thường trong cuộc sống,nhưng chính sự liên trì mới là
điểm nhấn tách biệt giữa nhà quan trị thành công và những nhà quản trị bình
thường.Khi mà rất nhiều nhà kinh doanh vĩ đại phải đối mặt vơi không ít thất bại ở
đâu đó trên suốt chăng đương sự nghiệp của họ thì theo các chuyên gia tâm lý thì
điều đó chính là bài học đáng gia.

Các nhà tâm lý học nói rằng sự việc không đơn giản là những doanh nhân này học
hỏi từ những sai lầm để dẫn tới thành công sau cùng.Nó còn là sự bền bỉ và dẻo dai
mà các doanh nhân này thể hiện để vượt qua các hố sâu khó khăn.

Thất bại có thể mang nhiều điều giá trị hơn là sự hủy hoại về ý chí.No nói với bạn

về những gì bạn có thể cần làm nhằm đat được các mục đích khác.Một niềm tin nội
tại bên trong mỗi chúng ta về khả năng vươn tới thành công.

Theo Bandura, sự tự tin là nhận thức về năng lực,niềm tin rằng chúng ta sở hữu
nhưng kĩ năng cá nhân và khả năng hanh động sẽ giúp chung ta tiếp xúc một cách
trực tiếp và thành công trong những khó khăn định trước.

Trong khi sự tự tin khá giống vơi các yếu tố tích cực như tự trọng,tin tưởng…nó
đặc biệt liên quan tới niềm tin về khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể nào
đó.Lúc mà các thất bại tấn công những doanh nhân có sự tự tin cao độ sẽ học hỏi
nhiều điều từ các sai lầm họ và củng cố hơn giải pháp đi đến thanh công
.

×