Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận chuỗi cung ứng giá trị tìm hiểu sự thành công của chuỗi cung ứng đối với sản phẩm dệt may của công ty may 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY MAY 10
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu:
Mục tiêu của chuỗi cung ứng là đưa hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp đến tay khách
hàng, từ nơi xuất xưởng đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Mặc dù đó không phải là một
chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, bởi vì còn phải mở rộng đến cả Chuỗi cung ứng ngược
(Reverse Supply Chain), thu hồi hàng hóa, vật liệu tái sinh và hơn thế nữa. Tuy nhiên
chuỗi cung ứng, vốn chứa đựng trong nó sự phức tạp và mạng lưới các hoạt động. Vì vậy
việc tìm hiểu về sự thành công của một chuỗi cung ứng trong nước là rất cần thiết đê chúng
ta có những bài học hữu ích đồng thời tìm ra được những giải pháp tối ưu nhằm quản lý
chuỗi cung ứng đó có hiệu quả hơn.

1.2Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may của Công ty may 10. Nghiên cứu
các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng của Công ty. Xây dựng chuỗi cung ứng và
phân tích các yếu tố tạo nên sự thành công của Công ty may 10 đồng thời từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm tối ưu quản lý chuỗi cung ứng đó.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:





Tìm hiểu và xây dựng mô hình chuỗi cung ứng
Tìm hiểu vai trò và hoạt động của các tác nhân trong chuỗi
Phân tích các yếu tố tạo nên sự thành công đã đạt được của Công ty
Phân tích điểm mạnh, diểm yếu, cơ hội và thách thức sản phẩm dệt may của
Công ty may 10.


 Đưa ra các vấn đề còn tồn tại từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa
chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may của công ty.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chuỗi cung ứng sản phẩm sản phẩm của Công ty may 10. các tác nhân trong
chuỗi cung ứng như: công ty sản xuất nguyên liệu (vải, cúc, chỉ ..), phân phối và
vận chuyển, các đại lý …
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: Do thời gian có hạn nên chỉ nghiên cứu đề tài ở Hà Nội
là một trong những vùng là thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
 Phạm vi thời gian: đề tài được nghiên cứu từ ngày … tới ngày …
1


 Phạm vi nội dung: Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào
các hoạt động chủ yếu của chuỗi cung ứng tại địa bàn nghiên cứu.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Để đảm bảo tính chính xác của tài liệu, dùng các phương pháp sau để thu thập
số liệu:
 Đối với tài liệu thứ cấp: Tham khảo trên sách báo, internet, các báo cáo khoa
học có liên quan ở các phòng ban, các bản báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh...
của Công ty.
 Đối với tài liệu sơ cấp: trực tiếp xuống điểm tham gia bán hàng với đại lý
thống kê số liệu các mặt hàng bán được kết hợp với phỏng vấn người tiêu dùng.
1.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
1.4.2.1


Phương pháp thống kê mô tả:

Trong đề tài này sử dụng phương pháp thống kê mô tả đặc điểm tình hình kinh
tế nhân sự vật chất kỹ thuật của công ty ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất tiêu thụ và
các giai đoạn khác trong chuỗi cung ứng. ngoài ra dùng để phân tích phản ánh hoạt
động trực tiếp của chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may.
1.4.2.2

Phương pháp thống kê so sánh:

Phương pháp thống kê so sánh là phương pháp dùng để phân tích, đánh giá, so
sánh sự thay đổi giá qua các tác nhân trong chuỗi cũng như so sánh giữa lợi ích, chi
phí trong chuỗi.
1.4.2.3

Phương pháp phân tích chuỗi giá trị:

Nội dung của phân tích chuỗi giá trị là: con đường từ sản xuất đến tiêu dùng,
là một chuỗi các tác nhân từ sản xuất đến tiêu dùng tập trung vào:






Xác định chất lượng sản phẩm trong chuỗi
Sơ đồ và Quan hệ của hệ thống tác nhân trong chuỗi
Sự phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân
Các cơ hội nâng cao giá trị ở từng khâu và toàn chuỗi
Nhấn mạnh vai trò của thể chế quản trị trong và ngoài chuỗi


Nhờ hiểu được một cách có hệ thống về những mối liên kết này trong một
mạng lưới, có thể đưa ra những kiến nghị chính sách tốt hơn, và hơn thế nữa,
hiểu hơn về tác động ngược lại của chúng trong toàn chuỗi.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm của công ty:
2.1.1 Quá trình hình thành công ty:
Tên giao dịch Việt Nam :Công Ty May 10
Tên giao dịch quốc tế

:Garment Company 10
2


Địa chỉ :km10 thị trấn Sài Đồng -Gia Lâm-Hà Nội
Website :www.Garco10.com
Email :
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty dệt - may Việt Nam,
chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc. Công ty May 10 ra đời từ trong thời
kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đến nay Công ty May 10 đã có hơn nửa thế
kỷ tồn tại và phát triển. Từ những công xưởng nhỏ bé với máy móc thiết bị thô sơ
ban đầu. Ngày nay, Công ty May 10 đã trở thành một doanh nghiệp nổi trong những
doanh nghiệp đứng hàng đầu của Ngành dệt - may Việt Nam, với những trang thiết
bị tương đối hiện đại, có cơ giới khang trang, sản xuất và đời sống không ngừng
phát triển. Từ nhiệm vụ may quân trang phụ vụ quân đội là chính, ngày nay Công ty
May 10 không ngừng mở rộng các mặt hàng trong nước, và còn là một doanh
nghiệp có uy tín trên thị trường may mặc thế giới. Đặc biệt trong những năm gần
đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt - may Việt Nam, Công ty May
10 đã mạnh dạn tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Đẩy mạnh

đầu tư trang thiết bị, đổi mới mặt hàng, thường xuyên đào tạo nghiệp vụ nâng cao
tay nghề cho đội ngũ công nhân và đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý
kinh tế - kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong từng thời kỳ. Vì vậy, mỗi năm
Công ty đạt mức tăng trưởng bình quân trên 30%. Công ty đang từng bước vững
chắc đi lên để trở thành một trung tâm sản xuất và kinh doanh hàng dệt - may của
Việt Nam.
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty:
Hội
đồng quản trị

Tổng Giám đốc
Phó Tổng GĐ
TC - KD

Phòng
KT

Giám đốc
điều hành

Phó Tổng GĐ
KT

Phòng

Phòng

Phòng

TC-KT


KH-VT

HC-TH

3

Phòng
Kho vận

Phòng QA

Các phân
xưởng


2.1.3 Tình hình cơ bản của công ty:
2.1.3.1 Tình hình lao động của công ty
Công ty hiện nay có 5.518 cán bộ công nhân viên trong đó:
Chỉ tiêu

Số lượng

Tỉ lệ (%)

5518

100%

+ Công nhân bậc 3


3377

61,2%

+ Công nhân bậc 4 trở lên

1247

22,6%

+ Cao đẳng, Đại học và trên Đại học

452

8,2%

+ Trung cấp

442

8,0%

* Tổng số lao động
* Lao động trực tiếp sản xuất

* Lao động gián tiếp

2.1.3.2 Các chi nhánh và đại lý của công ty:
Công ty hiện nay có: 41 đại lý phân phối

STT

Tỉnh, thành phố

Số lượng Đại lý

1

Hà Nội

26

2

Bắc Giang

1

3

Ninh Bình

1

4

Thanh Hóa

1


5

Vĩnh Phúc

1

6

Bắc Cạn

1

8

Phú Thọ

1

9

Tuyên Quang

1

10

Quảng Ninh

1


4


11

Sơn La

1

12

Hải Phòng

3

13

TP Hồ Chí Minh

3

2.1.3.3 Doanh số bán hàng của công ty qua các năm:
Năm

Tổng DT (Triệu
đồng)

DT xuất khẩu
(Triệu đồng)


DT nội địa (Triệu Tỉ trọng DT xuất Tỉ trọng doanh thu
đồng)
khẩu
nội địa

2006

146.000

117.395

28.605

80,4%

19,6%

2007

180.000

139.223

40.777

77,3%

22,7%

2008


200.000

144.518

55.482

72,3%

27,7%

2009

221.920

245.079

68.980

76,63%

23,37%

2010

357.700

290.345

67.355


81,16%

18,83%

Qua kết quả trên ta thấy doanh số bán hàng của công ty liên tục tăng lên đó là
nhờ nỗ lực khai thác và mở rộng thị trường của công ty.
2.1.3.4 Sản phẩm của công ty:
Hiện nay sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú với nhiều mẫu mã
và chủng loại. được phân phối tới tất cả mọi vùng trong và ngoài nước. Các sản
phẩm chủ yếu gồm: sơ mi; đồng phục; veston nam; quần nam; quần nữ; veston nữ;
jacket. Trong đó mặt hàng thế mạnh là sơ mi.

5


2.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may của công ty:

Công ty
cung cấp
nguyên liệu

Công ty
sản xuất
phụ trợ

Đại lý
cấp 2

Công ty

may 10

Đại lý
cấp 1

Người tiêu
dùng

Các cửa
hàng bán
lẻ

Xuất khẩu

Sơ đồ : cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may của công ty
Đặc điểm:
Chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may của công ty may 10 có mỗi liên hệ chặt chẽ
với nhau. Dựa vào sơ đồ trên ta có thể chia hệ thống cấu trúc kênh phân phối của
công ty như sau:
 Kênh 1: Đây là hình thức công ty bán sản phẩm trực tiếp cho
đối tác nước ngoài. Loại kênh là kênh chính tiêu thụ sản phẩm với
số lượng lớn theo hình thức đặt hàng hoặc thuê gia công sản
phẩm.
 Kênh 2: Đây là hình thức công ty bán sản phẩm trực tiếp cho
người tiêu dùng. Loại kênh này thường ít được sử dụng, khách
hàng tham gia vào cấu trúc kênh chủ yếu là các doanh nghiệp đặt
hàng đồng phục….
 Kênh 3: Công ty đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu
dùng qua hệ thống các đại lý cấp 1. Hoạt động của hệ thống kênh
này tương đối mạnh đứng sau sự hoạt động của cấu trúc kênh thứ

3.
 Kênh 4: Công ty đưa sản phẩm của mình qua các hệ thống
đại lý cấp 1. Các đại lý cấp 1 vận chuyển hàng tới các đại lý cấp 2
sau đó đại lý cấp 2 bán lại cho người tiêu dùng. Đây là kênh chủ
yếu trong hệ thống phân phối sản phẩm dệt may của công ty. Với
việc sử dụng loại kênh này, khả năng bao phủ thị trường lớn hơn,
hoạt động giao tiếp của cửa hàng đơn giản hơn.
6


 Kênh 5: Kênh sản phẩm này có nhiều cấp độ trung gian: đại
lý cấp 1, đại lý cấp 2, các cửa hàng bán lẻ. do vậy kênh này phù
hợp với các vùng miền xa. Hệ thống này giúp cho bà con nông dân
ở các miền xa có cơ hội tiếp cận với sản phẩm của công ty.
Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng là công ty may 10
và các đại lý cấp 1. Nhưng tác nhân chính trực tiếp tác động tới doanh thu của công
ty lại chính là các đại lý cấp 2 và bộ phận kinh doanh hàng xuất khẩu của công ty .
Chúng ta sẽ xem xét vấn đề này khi đi phân tích cụ thể từng tác nhân trong chuỗi
cung ứng.
2.2.1 Công ty may 10:
2.2.1.1Chính sách sản phẩm của công ty:
Thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Tăng cường tinh thần trách
nhiệm, tính chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Công ty.
Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của công ty theo hướng đa dạng hóa hoạt
động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới
Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng,
phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Tư vấn, thiết kế và trình diễn thời trang
Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng
kênh phân phối trong nước và quốc tế.
2.2.1.2 Chính sách giá cả:

Cạnh tranh qua giá là hết sức khó khăn và khốc liệt cho công ty cũng như toàn
ngành, trong khi đó nguyên liệu đầu vào hầu hết được nhập từ nước ngoài và biến
động liên tục theo xu hướng ngày một tăng. Một khó khăn nữa là chất lượng sản
phẩm không được bộc lộ ngay mà đôi khi thời gian tác dụng kéo dài làm khó nhận
rõ chất lượng sản phẩm, gây khó khăn cho việc định giá sản phẩm, nhiều khi việc
định giá cần được xác định ngay trong khi việc để người tiêu dùng nhận ra giá trị
của nó lại cần một thời gian nhất định nào đó. Bên cạnh đó là một mẫu thuẫn không
dễ dàng giải quyết ngay được là để giữ uy tín, đảm bảo chất lượng sản
phẩm theo tiêu chuẩn thì không thể cạnh tranh qua giá mà các mặt
hàng nhập lậu vẫn xuất hiện tràn lan và hàng Trung Quốc thì được bán với giá rẻ.
Chính sách định giá cơ bản của công ty là định giá trên giá của đối thủ cạnh
tranh. Tuy nhiên công ty cũng có một số sản phẩm hơn hẳn về chất lượng và đã
khẳng định được uy tín trong tâm trí khách hàng thì công ty sử dụng mối quan hệ
chất lượng – giá cả để định giá cho sản phẩm đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh cho
người dẫn đầu thị trường và uy tín cho nhãn hiệu của công ty.
2.2.1.3 Tuyển chọn các tác nhân tham gia chuỗi:
Với định hướng phát triển của thời kỳ kinh tế thị trường, Công ty may 10 đã
nhìn thấy định hướng phát triển là đẩy mạnh hàng xuất khẩu đồng thời phát triển
tiêu thụ trong nước. Công ty đã đặt ra vấn đề chất lượng là hàng đầu. Tìm kiếm
khách hàng ở thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản. Qua quá trình bằng sự nỗ lực Công
7


ty may 10 đã xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông,…
Nhiều tên tuổi lớn của nghành may mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới
đã hợp tác sản xuất với Công ty May 10 như Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim,
Jacques Britt, Seidensticker, Dornbusch, C&A, Camel, Arrow, .... Đồng thời đã
khẳng định được thương hiệu May 10 trên thị trường trong nước thông qua hệ thống
phân phối được lựa chọn có hiệu quả. Công ty may 10 từng ngày, bằng tâm huyết,
say mê nghiên cứu tạo ra những dòng sản phẩm mang nhãn hiệu và đẳng cấp vượt

trội như Pharaon, Bigman, Chambray, Freeland, Cleopatre, PrettyWoman, JackHot,
MM Teen,....
2.2.1.4 Chiến lược xúc tiến sản phẩm của công ty:
Ngày nay, khi hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt thì
các chiến lược xúc tiến, khuếch trương là công cụ quan trọng và rất cần thiết để
công ty tạo dựng hình ảnh trên thị trường. Công ty có đội ngũ tiếp thị, giới thiệu sản
phẩm thuộc phòng Kinh doanh của công ty và hệ thống phân phối bán hàng trên
từng khu vực thị trường đảm bảo việc giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng,
thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm . Đội ngũ này trợ giúp theo dõi tình hình kinh doanh
từng khu vực thị trường và từng loại sản phẩm để có những báo cáo kịp thời về
công ty, để công ty có những phản ứng tốt nhất.
Mối quan hệ với đại lý, bán buôn, bán lẻ,.. cũng luôn được công ty quan tâm,
chú ý. Công ty liên tục có những trương trình hỗ trợ tiêu thụ, khuyến khích đại lý tiêu
thụ hàng với chiết khấu cao, thưởng % cho những đại lý thanh toán nhanh, khen
thưởng định kỳ cho những khách hàng tiêu thụ tốt.
Hoạt động quảng cáo, tuyên truyền. Quảng cáo đem lại cho khách hàng sự hiểu
biết về hoạt động của Công ty được thực hiện thông qua một số công cụ : Quảng cáo
trên các thời báo có uy tín, qua catalog, tờ gấp được phát cho các đại lý giới thiệu
về công ty hay cho những sản phẩm mới của công ty. Công ty có
phòng thiết kế có nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã , bao bì sản phẩm
nhằm giới thiệu sản phẩm và quảng cáo ngay trên sản phẩm của
công ty. Bên cạnh đó công ty cũng tiến hành việc quảng cáo trên
các phượng tiện thông tin đại chúng như đài , tivi trung ương và địa
phương.
Hoạt động tuyên truyền:
Các hoạt động tuyên truyền giúp công ty quảng bá hình ảnh công ty cũng như
tạo sự nhận biết trong khách hàng về hình ảnh của công ty một cách rõ nét và gần
gũi hơn. Khi đã xây dựng được một hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng công
ty có thể có được những khách hàng trung thành , tạo được mối quan hệ kinh
doanh lâu dài mà công ty cạnh tranh khó có thể giành được.

Riêng đối với chính sách tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu luôn
được Công ty đặt ra hàng đầu. Không ngừng tìm kiếm bạn hàng
mới nhưng luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng truyền
thống.

8


2.2.2 Công ty cung cấp nguyên liệu:
Là các công ty sản xuất vải và các sản phẩm chỉ, sợi, cúc làm nguyên liệu để
công ty sản xuất ra sản phẩm. Hiện nay đa số nguyên liệu công ty nhập về đều của
các công ty sản xuất ở Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác với ưu điểm là có
giá thành hợp lí, việc nhập khẩu cũng dễ dàng.
2.2.3 Công ty sản xuất sản phẩm dệt may:
Là các công ty mà Công ty may 10 đặt hàng gia công sản phẩm theo thiết kế
và mang thương hiệu của công ty may 10.
2.2.4 Các công ty phân phối:
Là các công ty thương mại
2.2.5 Đại lý cấp 1:
Hiện nay mạng lưới đại lý cấp 1 của công ty đã mở rộng khắp trong cả nước.
đại lý cấp 1 chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Đóng vai trò là trung gian phân
phối sản phẩm của công ty. ở một địa điểm công ty thường chỉ bố trí một vài đại lý
cấp 1. Sở dĩ công ty bố trí ít đại lý cấp 1 như vậy là để tránh trường hợp các đại lý
cấp một cạnh tranh trực tiếp với nhau. bên cạnh đó việc xây dựng nhiều đại lý cấp
một lại làm cho công ty khó kiểm soát.. Khách hàng của đại lý cấp 1 chính là đại lý
cấp 2 và người tiêu dùng. Nhưng chủ yếu vẫn chính là đại lý cấp 2.
Trường hợp 1: khách hàng là đại lý cấp 2. đại lý sẽ có phương tiện vận chuyển
hàng hóa tới nơi đối với các đại lý nhập nhiều hàng. Và đối với các đại lý lấy ít
hàng thì thông thường họ tự đến đại lý để mua.
Trường hợp 2: khách hàng là nguời tiêu dùng. Đại lý sẽ bán hàng với giá bán lẻ

đúng bằng giá ở các đại lý cấp 2 bán ra để tránh chênh lệch giá cả và cạnh tranh với
chính sản phẩm của mình để đảm bảo quyền lợi cho các đại lý cấp 2.
2.2.6 Đại lý cấp 2:
Đại lý cấp 2 thường có vị trí thuận lợi gần thị trường tiêu thụ may mặc nên
lượng hàng bán ra cho người tiêu dùng là rất cao. vì vậy doanh thu tiêu thụ sản
phẩm nội địa của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các đại lý cấp 2 này. Các đại lý
cấp 2 này có số lượng rất nhiều. Do số lượng nhiều như vậy nên việc phân phối của
công ty sẽ được rộng hơn. Nhưng bên cạnh đó vẫn có hạn chế đó là do số lượng
nhiều nên rất khó kiểm soát các đại lý này.
Dựa vào kết quả điều tra trên ta phân loại đại lý cấp 2 thành 3 loại sau:
 Loại 1: Đại lý bán hàng sản phẩm của công ty là chủ yếu có tác động lớn
đối với khách hàng: đối với những loại đại lý này công ty cần có những chính sách
để khích lệ họ bán hàng cho công ty.
 Loại 2: Đại lý bán sản phẩm của công ty nhằm mục tiêu đa dạng hóa sản
phẩm.
 Loại 3: Đại lý không nhiệt tình bán sản phẩm của công ty
9


Đối với các đại lý loại 2 và loại 3 chúng ta cần có các biện pháp để họ thích
thú với sản phẩm của công ty bằng việc đem lại lợi nhuận cho họ và bằng việc tổ
chức các hội thảo đại lý nhằm cho họ thấy được ưu điểm các sản phẩm của Cty.
2.2.7 Cửa hàng bán lẻ:
Các cửa hàng bán lẻ này là những cửa hàng nhỏ lẻ rải rác ở các nơi trong vùng
họ thường mua hàng với số lượng hàng không nhiều. và cứ hết hàng lại tới đại lý
lấy thêm hàng.
2.2.8 Người tiêu dùng:
Người tiêu dung luôn quan tâm tới giá thành sản phẩm đồng thời có sự so sánh
về chất lượng với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Vì vậy cần có biện
pháp giới thiệu để người tiêu dung hiểu về sản phẩm để so sánh và chọn lựa.

2.2.9 Các giai đoạn và các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng:
Quy trình sản xuất
Nguyên liệu

Thiết kế giác sơ đồ mẫu

Thêu, giặt

Công đoạn cắt, may, là, gấp

QA

Bao bì đóng

gói

Thành phẩm nhập kho

10


May mặc của công ty rất đa dạng và phong phú mỗi loại sản lại có một đặc
điểm riêng. Nhưng tất cả vẫn tuân theo quy trình sản xuất trên. Công ty sử dụng dây
chuyền sản xuất hiện đại và quy mô của các xưởng sản xuất tiên tiến.
2.2.10 Dòng sản phẩm:
Công ty nhập khẩu nguyên liệu và các phụ liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm
của công ty. Sau khi sản xuất ra sản phẩm thì hàng được đưa vào kho. Sau đó từ
kho vận chuyển phân phối tới các đại lí cấp 1 và xuất khẩu trực tiếp. Từ các đại lí
cấp 1 phân phối tới đại lí cấp 2 và trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Công ty sẽ không vận chuyển hàng tới các đại lý cấp 2 và các đại lý bán lẻ. mà

các đại lý cấp 2 đều lấy hàng thông qua các đại lý cấp 1. Sở dĩ làm như trên là để
công ty đảm bảo quyền lợi của các đại lý cấp 1 giảm thiểu phí vận chuyển.
2.2.11 Dòng chảy thanh toán khách hàng và giao dịch:
Khách hàng chính của công ty chính là các đại lý cấp 1 và khách hàng nước
ngoài.. Hợp đồng mua bán thường được lập giữa giao dịch của công ty với đại lý
cấp 1 và các đối tác nước ngoài, giữa công ty và người tiêu dùng là các doanh
nghiệp thương mại…. Còn giao dịch giữa dại lý cấp 2 và đại lý cấp 1, giao dịch
giữa các đại lý bán lẻ và đại lý cấp 2 thông thường thực hiện qua các hóa đơn mua
bán.
Tất cả khách hàng của công ty đều thanh toán trực tiếp cho
công ty. Các đại lý có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian quy định của công ty.
Các đối tác nước ngoài thanh toán theo Hợp đồng ngoại thương
Các đại lý và các cửa hàng bán lẻ đều thống nhất giá bán các sản phẩm của
của công ty theo giá công ty quy định giá bán lẻ.
Trong chuỗi cung ứng người Tiêu dùng là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
2.2.12 Dòng thông tin trong chuỗi:
Hiện nay trên thị trường công ty có số lượng lớn đại lý cùng với rất nhiều cửa
hàng bán lẻ, các cửa hàng bán lẻ quan hệ trực tiếp với các đại lý và các đại lý lại
chịu sự kiểm soát của công ty . các tác nhân trong chuỗi ( nhất là các cửa hàng bán
lẻ ) là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, được nghe, hiểu về nhu cầu khách
hàng . Chính vì thế , những thông tin họ cung cấp là hết sức quan trọng đối với nhà
sản xuất. Tuy nhiên, những thông tin này độ chính xác và mức độ tin cậy còn hạn
chế do phải chuyển tiếp qua nhiều trung gian.
Đối với khách hàng nước ngoài công ty luôn có chính sách trực tiếp chăm sóc
khách hàng và luôn tiếp nhận những phản hồi đánh giá của các đối tác để nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Cơ sở kỹ thuật của công ty cũng được trang bị đầy đủ về điện thoại, máy vi
tính, máy fax,… nên rất thuận lợi cho giao dịch và thanh toán. Liên lạc giữa các đại
lý và công ty hiện nay vẫn được thực hiện chủ yếu qua điện thoại. khách hàng cần
bao nhiêu hàng, thời gian và địa điểm thì lập tức công ty sẽ có phương tiện vận

11


chuyển miễn phí đến tận tay khách hàng, liên lạc qua điện thoại mặc dù khá thuận
lợi, nhanh song chi phí tương đối cao cho cả khách hàng và công ty vì hầu hết
khách hàng đều ở xa. Vì thế công ty có những quy định với các khách hàng và đại
lý của mình về mã sản phẩm, quy cách sản phẩm và chỉ liên lạc khi có những khác
biệt. Ngoài ra nhân viên thị trường sẽ đến gặp các cơ sở để làm nhiệm vụ cung cấp
thông tin. Việc liên lạc giao dịch với đối tác nước ngoài chủ yếu qua Email, điện
thoại và fax.
2.2.13 Thương hiệu và nhãn hiệu:

Lô go:
Xuất xứ Logo May10
Đứng trước bước ngoặt của nền kinh tế xoá bỏ chế độ bao cấp để bước sang
thời kỳ đổi mới đầu những năm 90, giống như các doanh nghiệp khác đòi hỏi
May10 phải tìm cho mình một hướng đi mới. Với tầm nhìn chiến lược về tương lai
phát triển ngành may mặc, ban lãnh đạo công ty đã vạch ra những định hướng phát
triển đúng đắn cho Công ty. Một trong những chiến lược phát triển đúng đắn nhất là
quyết tâm củng cố và phát triển thương hiệu May10 nhằm khẳng định vị thế đẳng
cấp của Doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
Năm 1996, Logo May10 đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận bảo hộ của
Cục sở hữu trí tuệ trên toàn quốc
Ý nghĩa Logo May10
Logo May10 được thiết kế với ý tưởng cách điệu từ chữ M10 với bố cục chặt
chẽ những nét uốn lượn như những dải lụa thể hiện sự phát triển của Doanh
nghiệp luôn có hướng vươn lên một cách bền vững.
Màu xanh của Logo nói lên sự hoà bình, tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong
doanh nghiệp cũng như tinh thần hợp tác chặt chẽ tạo niềm tin với đối tác và khách
hàng.


2.3 Phân tích các yếu tố tạo nên sự thành công hiện tại của Công ty
Trong khi phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp ngành may nói riêng khi chuyển đổi sang cơ chế mới, cơ chế thị trường đều
gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong việc tiến hành sản xuất kinh doanh thì Công ty
May10 đứng vững và không ngừng phát triển. Đây là sự chuyển biến tương đối kịp
thời về nhận thức và bắt nhịp với hoạt động của cơ chế thị trường đối với lãnh đạo
và công nhân viên trong Công ty.

12


Đặc biệt trong 3 năm gần đây năng lực sản xuất được tăng lên đáng kể. Sản
lượng năm sau cao hơn năm trước, năng suất lao động tăng. Điều này chứng tỏ
Công ty May10 luôn quan tâm đến công tác quản lý và đầu tư trang thiết bị để nâng
cao năng lực sản xuất đáp ứng với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay. Các chỉ
tiêu sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận thực hiện qua các năm tăng lên.
Trong đó doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước từ 15% đến 30%.
Sự tăng trưởng đáng kể đó nhờ vào sự lựa chọn đúng đắn của các thành phần
trong chuỗi cung ứng. Sự thành công hiện nay nhờ vào tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu
trực tiếp và hệ thống các đại lý cấp 2 đến trực tiếp người tiêu dung. Sự ảnh hưởng
của 2 tác nhân này được thấy rõ trong kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
may 10.
Từ kết quả doanh thu của công ty qua các năm ta thấy sự thành công của công
ty chủ yếu vào tác nhân chính là công ty may 10 nhờ vào bộ phận kinh doanh hàng
xuất khẩu.

2.4 Cơ hội và thách thức sản phẩm may của công ty,sự cần thiết đưa ra
các giải pháp phát triển chuỗi:
Sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường tuy nhiên công ty cần có những biện

pháp cụ thể cho tình hình hiện tại đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn
cầu. Để không rơi vào khủng hoảng công ty cần có sự quản trị chuỗi cung ứng và
lựa chọn các thành phần chuỗi cung ứng một cách hợp lí và hiệu quả

13


PHẦN III: KẾT LUẬN

Trong quá trình nhiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may của Công ty may
10 ta có thể rút ra các nhận xét sau đây:
Chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may của Công ty may 10 có mỗi liên hệ hữu cơ
chặt chẽ với nhau. các tác nhân trong chuỗi có liên hệ hợp tác làm ăn với nhau. Tác
nhân có vai trò quan trọng nhất và mang lại sự thành công hiện tại trong chuỗi cung
ứng là công ty may 10 và đại lý cấp 1. Sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên
thị trường thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến. gây được cảm tình
tốt đối với người tiêu dùng.
Từ các vấn đề trên ta rút ra đươc các giải pháp để tối ưu chuỗi cung ứng của
công ty:
 Đầu tư vào các hoạt động marketing quảng bá sản phẩm. tổ chức các cuộc hội thảo,
tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin quảng bá sản phẩm
 Kết hợp với các đại lý, chính quyền địa phương để quản lý hệ thống đại lý tốt hơn
 Đề ra các chính sách hậu mãi tốt để cân bằng lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi
 Đầu tư nghiên cứu các sản phẩm mới

14




×