Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận môn luật thương mại chủ đề luật thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.44 KB, 10 trang )

Luật TMQT- Nhóm 5

CH17A- KT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
-------000-------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ SỐ 3:

Nhóm

: 05

Giáo viên hướng dẫn:

Lớp

: CH17A_KT(ngày)

TS Trần Thị Thu Phương

HÀ NỘI - 2014

1


Luật TMQT- Nhóm 5


CH17A- KT

THẢO LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
NHÓM 05

2


Luật TMQT- Nhóm 5
STT
1
2
3
4
5
6
7

CH17A- KT

Họ và tên
Ngô Thị Thanh Mai
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Nguyễn Thị Thu Phương
Đoàn Thị Phương
Đỗ Trường Thành
Vũ Thị Thảo
Đỗ Thị Loan

Đánh giá


Đề 3
Tình huống 1: A và B ký kết hợp đồng mua bán bông có giá trị 1 tỷ VNĐ. Hợp
đồng quy định A phải giao hàng 1 lần cho B trong khoảng từ 15/8 đến 31/8. Nếu
A không giao hàng đúng thời hạn sẽ phải chịu phạt 2% giá trị của hợp đồng trong
trường hợp giao chậm 1 tuần kể từ ngày cuối cùng phải giao hàng, và chịu phạt 5%
giá trị hợp đồng trong trường hợp giao chậm 15 ngày tiếp theo, và nếu vẫn không
giao hàng đủ trong thời hạn này thì bên B được quyền hủy hợp đồng. Tranh chấp
xảy ra khi A không giao hàng đúng hạn cho B. A chỉ giao hàng cho B vào ngày
28/9. B được quyền áp dụng các chế tài nào, nếu các bên thỏa thuận áp dụng pháp
luật Việt Nam?

3


Luật TMQT- Nhóm 5

CH17A- KT

Thời gian giao hàng

Phạt 2%

Phạt 5% Hủy hợp đồng

x-------------------------x--------------x--------------------------x---------------------15/8

31/8

7/9


22/9

Thực tế, A giao hàng vào ngày 28/9
Xét các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Theo điều 294 Luật Thương Mại 2005:
Bên A có thể được miễn trách nhiệm nếu.
+ Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
+ Hành vi vi phạm của bên A hoàn toàn do lỗi của bên B.
+ Hành vi vi phạm của bên A do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền mà cả A & B không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Khi đó bên A phải có nghĩa vụ chứng minh lý do giao hàng muộn thuộc ít nhất là một
trong các trường hợp miễn trách nhiệm trên. Và bên vi phạm hợp đồng phải thông báo
ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả
có thể xảy ra.
- Trường hợp 2: Nếu A giao hàng muộn, không thuộc diện được miễn trách nhiệm, theo
pháp luật Việt Nam thì B có thể áp dụng các chế tài:
+ Hủy bỏ hợp đồng: Vì theo điều 312 Luật thương mại 2005, trừ các trường hợp miễn
trách nhiệm như trường hợp 1, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường
hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ
hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Trong trường hợp này hai bên đã có thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian giao hàng,
nhưng bên A đã vi phạm thỏa thuận đó.
+ Bồi thường thiệt hại: Bên B có thể yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại, có thể viện dẫn
theo những điều sau:
(1) Theo điều 314 của Luật thương mại Việt Nam 2005:
Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Bên bị vi
phạm là bên B có quyền yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại theo quy định.
(2) Theo điều 303, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng.
2. Có thiệt hại thực tế.
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
4


Luật TMQT- Nhóm 5

CH17A- KT

(3) Theo điều 302 Luật Thương Mại 2005:
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm
hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm
phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
(4) Theo điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có
hành vi vi phạm.
(5) Theo điều 305. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất
kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên
vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn
thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
+ Phạt hợp đồng: Theo điều 307 Luật Thương Mại 2005:
1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền
yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng

cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định
khác.
Như vậy, nếu có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng và vi phạm không thuộc các
trường hợp miễn trách nhiệm thì bên B có thể áp dụng thêm chế tài Phạt vi phạm hợp
đồng với bên A
Theo điều 301 Luật thương mại 2005, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc
tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng
không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Tình huống 2 : A là doanh nghiệp của Malaysia ký kết hợp đồng thương mại
quốc tế với B (doanh nghiệp của Hàn Quốc). Hai bên lựa chọn luật áp dụng là
5


Luật TMQT- Nhóm 5

CH17A- KT

Những nguyên tắc cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và không thỏa
thuận cơ quan giải quyết tranh chấp. Xét trường hợp Tòa án Việt Nam có thẩm
quyền giải quyết vụ việc trên.
Đây là vụ việc tranh chấp hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài.
* Theo các mục a, d, e, khoản 2 điều 410 BLTTDS VN 2004 quy định có liên quan
như sau:
2. Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường
hợp sau đây:
a) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ
quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
d) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một

trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
e) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện tòan bộ hoặc một phần hợp đồng
xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
* Căn cứ theo điều 769 Luật dân sự VN 2005 quy định về hợp đồng dân sự
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước
nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.
Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải
tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện
hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Về quy định thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yêu tố nước ngoài. Điều 405
Luật TTDS 2004 nêu nguyên tắc áp dụng như sau:
1. Tòa án áp dụng các quy định tại Chương XXXIV và Chương XXXV của Bộ luật này
để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Trường hợp trong các chương này

6


Luật TMQT- Nhóm 5

CH17A- KT

không có quy định thì được áp dụng các quy định khác có liên quan của Bộ luật này để
giải quyết.
2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương
sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự
giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc

tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
Như vậy, căn cứ vào khoản 2 điều 405 Luật TTDS 2004 thì đây là vụ việc tranh
chấp thương mại có yếu tố nước ngoài.
Khi có tranh chấp xảy ra, các bên có thể giải quyết bằng hòa giải, trong trường hợp
tranh chấp bằng hòa giải không giải quyết được thì đưa ra trọng tài hoặc tòa án để giải
quyết, và cơ sở để giải quyết tranh chấp là Những nguyên tắc cơ bản về hợp đồng
thương mại quốc tế (PICC). Trong trường hợp này, do hai bên không có thỏa thuận về
cơ quan giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, do vậy các bên có thể tự thỏa thuận cơ
quan giải quyết tranh chấp là Trọng tài hoặc khởi kiện ra Tòa án khi có tranh chấp
xảy ra.
- Trường hợp thứ 1: giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
+ Hai bên có thể thỏa thuận trọng tài để giải quyết tranh chấp. Phán quyết của Trọng
tài là chung thẩm và ràng buộc cả 2 bên. Nếu sau khi xảy ra tranh chấp, các bên vẫn
không có thỏa thuận trọng tài thì Trọng tài sẽ không được công nhận để giải quyết vụ
việc.
+ Căn cứ công ước 1958 của Liên hợp quốc về việc công nhận và cho thi hành
các phán quyết trọng tài nước ngoài, sau khi có phán quyết của Trọng tài (nếu là
trọng tài của quốc gia khác), nguyên đơn phải tiến hành các thủ tục nộp hồ sơ đề nghị
công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài tại cơ quan có thẩm quyền của Quốc
gia DN là bị đơn.
+ Trong trường hợp thỏa thuận trọng tài không đạt được thì chuyển vụ việc khởi kiện
ra Tòa án.
- Trường hợp thứ 2: đưa vụ việc tranh chấp khởi kiện ra Tòa án
+ Do 2 bên không có thỏa thuận Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp. Do vậy về
nguyên tắc Tòa án sẽ không có thẩm quyền thụ lý xử lý vụ việc. Tuy nhiên các bên có
thể đưa vụ việc ra khởi kiện tại Tòa án nước ngoài nếu hệ thống pháp luật có quy định
phù hợp.
7



Luật TMQT- Nhóm 5

CH17A- KT

+ Đây là vụ việc tranh chấp có yếu tố nước ngoài và các bên có thể khởi kiện ra Tòa
án Việt Nam.
Tòa án VN sẽ có thẩm quyền giải quyết trong một số trường hợp sau:
a. Bị đơn A hoặc B có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi
nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
b) Vụ việc tranh chấp của 2 bên mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
c) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện tòan bộ hoặc một phần hợp đồng
xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
Đối với những trường hợp nêu trên, nguyên đơn có thể khởi kiện ra Tòa án Việt Nam
theo thẩm quyền trình tự luật định (Luật tố tụng dân sự VN 2004). Ví dụ:
- Hợp đồng giữa DN Malaysia và Hàn Quốc được thực hiện toàn bộ hoặc một phần trên
lãnh thổ VN. (DN Malaysia mua hàng từ DN VN ở HN, bán và giao hàng cho DN Hàn
Quốc tại HCM,…)
- Doanh nghiệp Malaysia hoặc Hàn Quốc (bị đơn) là DN 100% vốn nước ngoài có trụ sở
chính tại VN, hoặc có VPĐD tại VN,..…………………….
Ngoài những trường hợp nêu trên (a, b, c) thì Tòa án VN sẽ không có thẩm quyền
xử lý vụ việc tranh chấp hợp đồng của 2 Bên.

Tình huống 3:A gửi B đề nghị giao kết hợp đồng vào ngày 13/8. Theo đề nghị,
B phải trả lời trước ngày 25/8. B gửi lời chấp nhận đề nghị vào ngày 15/8 qua b ưu
điện. Chấp nhận đề nghị đó lẽ ra phải đến A chậm nhất vào ngày 19/8. Nhưng đến
ngày 27/8, A mới nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của B. Xét các trường hợp
chấp nhận đề nghị giao kết của B phát sinh hiệu lực theo Những nguyên tắc về hợp
đồng thương mại quốc tế của Unidroit. So sánh với pháp luật Việt Nam.
Theo điều 2.1.8 của Unidroit về TMQT (Chấp nhận đề nghị trong thời hạn quy định)

của Unidroit : “ Đối với điện báo hoặc thư từ, thời hạn quy định cho sự chấp thuận được
tính từ khi bức điện báo được yêu cầu gửi đi hoặc ngày gửi thư hoặc, nếu trong đó không
có ngày gửi thư, thì là ngày ghi trên dấu bưu điện.Đối với các phương tiện trực tiếp trao
đổi thông tin, thời gian quy định được tính từ lúc bên được đề nghị chấp thuận đề nghị
giao kết ”. Trong trường hợp này B đã gửi lời chấp nhận đề nghị vào ngày 15/8 theo dấu
bưu điện, tức trước ngày 25/8.
8


Luật TMQT- Nhóm 5

CH17A- KT

Như vậy, B đã gửi lời chấp nhận ĐNGK theo đúng thời hạn chấp nhận ĐNGK.
Tuy nhiên, trong tình huống này, có sự chậm trễ về việc chuyển tin.
Vì vậy, theo Unidroit để lời chấp nhận của B có hiệu lực, chúng ta xét các trường hợp
sau;
• Trường hợp 1
Theo điều 2.1.6, việc chấp nhận ĐNGKHĐ có hiệu lực khi có dấu hiệu của việc chấp
nhận GKHĐ đến bên đề nghị.
Như vậy, sau khi B phát hiện có sự chậm trễ trong chuyển tin vào ngày 19.8, B phải lập
tức gửi tới A một thông báo trước ngày 25/8 , để thông báo rằng B đã gửi lời chấp nhận
ĐNGK vào ngày 15/8 , tuy nhiên do khách quan mà lời chấp nhận này không đến được
đúng thời hạn yêu cầu.
Chiếu theo điều 2.1.9 mục 2, (Chấp nhận chậm trễ trong việc truyền tin) của Unidroit :
“ Nếu một lá thư hoặc một văn bản khác cho hay sự chấp nhận được chuyển đến bên đề
nghị chậm trễ là do lỗi của việc chuyển tin, sự chấp nhận chậm trễ đó vẫn được coi như
là có hiệu lực, trừ khi bên đề nghị thông báo không chậm trễ cho bên được đề nghị rằng
lời giao kết đã hết hiệu lực vào thời điểm nhận được sự chấp nhận ”.
Nếu sau khi nhận được thông báo này mà A không thông báo ngay sau đó là lời ĐNGK

bị hết hiệu lực thì lời chấp nhận của B có hiệu lực.
• Trường hợp 2
Khi A nhận được lời chấp nhận ĐNGK của B vào ngày 27/8, và ngay sau đó A thông báo
hoặc gửi thông báo với B là lời chấp nhận DDNGK của B có hiệu lực.

SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
• Giống nhau
Đó là thời hạn chấp nhận ĐNGK bằng miệng phải được bên được đề nghị chấp nhận
ngay hoặc trừ khi có thỏa thuận về thời hạn trả lời. (Điều 397 luật dân sự 2005 - Điều
2.1.7 của Unidroit). Theo điều 397 khoản 3, Bộ Luật Dân sự 2005 : “ Trong trường hợp
việc trả lời được chuyển qua bưu điện, thì thời điểm trả lời là ngày gửi đi theo dấu của
bưu điện ”, thì lời chấp nhận giao kết hợp đồng của B đã phát sinh hiệu lực.
• Khác nhau
Không giống như Unidroit , Luật dân sự 2005 quy định trong điều 397 mục 1 , nếu khi
không nhận được thông báo của bên B về lý do của sự chậm trễ thì coi như sự chấp nhận
GKHĐ của B sẽ được coi là đề nghị mới.
9


Luật TMQT- Nhóm 5

CH17A- KT

10



×