Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.86 KB, 13 trang )

Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

LỜI GIỚI THIỆU
Mọi sự vật trong thế giới của chúng ta luôn luôn thay đổi, vận động và
phát triển không ngừng. Nền kinh tế cũng như vậy, nó luôn luôn biến đổi có
những lúc phát triển hưng thịnh nhưng có những lúc khủng hoảng nghiêm trọng.
Nhắc đến khủng hoảng kinh tế thì không thể không nắc đến khủng hoảng tài
chính tiền tệ.
Lịch sử tài chính tiền tệ của Thế giới trong thế kỷ XX đã phải chứng kiến
nhiều đợt khủng hoảng, làm rung động toàn bộ hệ thống kinh tế tài chính của
các nước trong khu vực, thậm chí có những cuộc khủng hoảng còn gây tác động
mạnh mẽ trên phạm vi toàn Thế Giới. Chúng ta có thể điểm qua vài cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ lớn trong thời gian qua như: Khủng khoảng tiền tệ gắn
liền với cuộc đại suy thoái kinh tế Thế giới 1929-1933; khủng hoảng tài chính
tiền tệ Quốc tế năm 1967 với sự phá giá đồng Bảng Anh; khủng hoảng tài chính
tiền tệ Mexico với sự ảnh hưởng rộng lớn và rất nghiêm trọng đến các nước
Châu Mỹ La tinh cuối năm 1994; khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm
1997 – 1998 và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 20082009. Sự lan rộng của cuộc khủng hoảng này cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội
nhập kinh tế quốc tế thì chắc chắn sẽ có những tác động đáng kể đến hệ thống
tài chính ngân hàng, chính sách vĩ mô của Việt Nam đồng thời cũng đem đến
những bài học kinh nghiệm ý nghĩa.
Những phân tích cụ thể và chi tiết hơn cuộc khủng hoảng tài chính 19971998 cùng những bài học kinh nghiệm sẽ được nhóm nghiên cứu trình bày trong
những phần kế tiếp sau đây.

Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

1


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN


I. Diễn biến của khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997-1999 ở một số nước Châu Á
Hình ảnh của khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997 – 1999 ở một số nước Châu Á
Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Châu Á nổ ra năm 1997 trước hết xuất phát từ
Thái lan. Ngày 2/7/1997, Ngân hàng trung ương Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht,
chấm dứt một thời kỳ dài duy trì chế dộ tỷ giá hối đoái gần như cố định so với đồng
USD. Tỷ giá hối đoái Baht/USD: năm 1991 là 25,28 năm 1992: 25,32 năm 1993:
25,54 năm 1994: 25,09 năm 1995: 25,19 năm 1996: 25,61.
Ngay khi đồng Baht bị tuyên bố thả nổi, nó mất giá 20%. Tháng 1/1998 tỷ giá hối đoái
đạt mức 53 Baht/usd.
Ngày 11/7/1997, Philippiné tuyên bố thả nổi đồng Peso.
Ngày 11/8/1997, Malaysia tuyên bố không can thiệp và thị trường hối đoái (thực chất
là thả nổi đồng Ringgit).
Ngày 14/8/1997, Indonesia tuyên bố thả nổi đồng Rupiah.
Năm 1996, tỷ giá bình quân đồng Won của Hàn Quốc là 844,2 Won/usd thì ngày
30/09/1997 là 914,8 Won/usd, ngày 14/12/1997 đồng Won được thả nổi. Ngày
23/12/1997 đạt kỷ lục 200 Won/usd.
Có thể nói sự mất giá nhanh với qui mô chua từng có của những đồng tiền Thái Lan,
Philippines, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc là biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy
nhất của sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế - tài chính ở các nước này.
Bảng 1
Quốc gia/tỷ giá bình quân

Năm 1996

Năm 1997

Thái Lan Baht/USD

25,61


47,25

Philippines Peso/USD

26,29

39,5

Malaysia Ringgit/USD

2,52

3,88

Indonesia Rupiah/USD

2,31

5,4

844,20

956,8

Hàn Quốc Won/USD

Biểu hiện bên ngoài thứ hai của tình trạng khủng hoảng kinh tế - tài chính là sự thua lỗ
phá sản với tốc độ và quy mô bất thường của hệ thống ngân hàng, tài chính quốc gia
Bảng 2:
Số ngân hàng


Số ngân hàng
bị đình chỉ
hoạt động

Số ngân hàng
bị quốc hữu
hóa/Chính
phủ giám sát

Thái Lan

108

56

1

Malaysia

61

Quốc gia

Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

Số ngân hàng
bị sáp nhập

3


Số ngân hàng
bị bán cho
nước ngoài
4

41

2


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN
Indonesia

228

16

Hàn Quốc

56

16

56

11
2

Biểu hiện bên ngoài thứ ba của tình trạng khủng hoảng kinh tế tài chính là sự thua lỗ

và phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của các doanh nghiệp..
Bảng 3:
Quốc gia

Thời gian

Số doanh nghiệp phá sản

Tháng 1/1998

3.961 doanh nghiệp ngừng hoạt động

Tháng 5/1998

trong đó 582 phá sản

Năm 1996

489 doanh nghiệp phá sản

Năm 1997

6.583 doanh nghiệp phá sản

Indonesia

Năm 1998

Khoảng 80% doanh nghiệp ngưng hoạt
động


Hàn Quốc

Năm 1997

14.000 doanh nghiệp phá sản

Năm 1998

53.000 doanh nghiệp phá sản

Thái Lan

Malaysia

Sự phá sản của hàng loạt ngân hàng, doanh nghiệp sẽ dẫn đến hai hậu quả trực tiếp là
số người thất nghiệp tăng mà và tăng trưởng kinh tế quốc gia giảm sút.
Bảng 4:
Quốc gia

Tăng trưởng kinh tế (%)
1996

1997

Tỷ lệ thất nghiệp (%)

1998

1996


1997

1998

Thái Lan

6,7

-0,4

-8,3

Malaysia

8,2

7,0

2,0

Indonesia

7,8

4,6

-13,7

Philippines


5,8

5,2

-0,5

9,5

10,4

3,3

Hàn Quốc

7,1

5,5

-5,8

2,3

2,5

8,0

Năm 1996, tổng thu nhập quốc gia của Hàn Quốc là 528 tỷ USD, năm 1998 giảm chỉ
còn 317 tỷ USD, giảm 39%, thu nhập quốc gia đầu người giảm từ 11.380 usd xuống
còn 6.823 usd.

Về mặt kinh tế, khủng hoảng 1997-1999 ở bốn nước Thái lan, Malaysia, Indonesia và
Hàn Quốc có đặc điểm giống nhau về xu hướng diễn biến của năm tham số:
1. Tỷ gía hối đoái tăng mạnh, ngoài tầm kiểm soát.
2. Phá sản hàng loạt các ngân hàng, công ty tài chính
Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

3


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

3. Phá sản hàng loạt các doanh nghiệp
4. Thất nghiệp tăng mạnh
5. Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh
Tuy nhiên còn một số tham số khác như chỉ số lạm phát, dòng vốn vào thuần,
nợ nước ngoài, lãi suất cho vay, xuất nhập khẩu, diễn biến ở các nước lại có xu hướng
khác nhau.
II. Khủng khoảng kinh tế - tài chính 1997 - 1999 phản ánh một sự lạc hậu
về lý thuyết kinh tế vĩ mô
Cuộc khủng khoảng kinh tế - tài chính ở một số nước châu Á năm 1997 - 1999
không những gây ra những chấn động về kinh tế, xã hội ở mỗi nước, ảnh hưởng đến
các nước khác ở khu vực, mà còn tạo ra một chấn động về lý luận kinh tế. Trước đó,
giới khoa học kinh tế và hcính trị ở nhiều nước và chuyên gia kinh tế ở nhiều tổ chức
quốc tế vẫn coi sự phát triển kinh tế với tốc độ cao từ 7-9%/năm, kéo dài hàng chục
năm ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc là sự kỳ diệu của Châu Á. Đến năm
1007 không có dự báo, cảnh báo điều sẽ xảy ra sau sáu tháng và kéo dài suốt hai năm,
đồng Baht và Rupiah, đồng Ringgit, đồng won bị phá giá với tốc độ chưa từng có;
hàng chục ngàn doanh nghiệp, hàng trăm ngân hàng, công ty tài chính bị phá sản, đình
chỉ hoạt động; sáp nhập, hàng triệu lao động mới bị thất nghiệp; ở Thái Lan,
Indonesia, Philippines, Hàn Quốc phải bầu Thủ tướng hay Tổng thống mới. Tăng

trưởng kinh tế từ 7-8%/năm trở thành âm 6-13% (bảng 4).
Một chấn động như vậy, một quả bom kinh tế nổ ra ở một loạt nước mà giới
quản lý và khoa học về kinh tế đã không nhận biết và dự báo được. Điều đó phản ánh
một sự lạc hậu về lý thuyết kinh tế vĩ mô. Câu hỏi đặt ra với người dân, nhà doanh
nghiệp, người quản lý chính quyền và giới khoa học là tại sao xảy ra khủng khoảng dữ
dội như vậy, và tại sao nó lại có thể xảy ra ở những nước đó mà không ở nước khác?
Có người gọi là khủng hoảng tiền tệ, có người gọi đó là khủng hoảng kinh tế.
Người ta muốn tìm ra nguyên nhân, muốn tìm ra các lý do A, B, C để dẫn kết cục D
(khủng hoảng). Trên cơ sở nghiên cứu diễn biến của nền kinh tế các nước trước và
trong khủng hoảng, chúng tôi đã chọn một cách tiếp cận khác để lý giải cuộc khủng
hoảng này. Chúng tôi không tìm lý do của khủng hoảng theo kiểu lôgic "nếu A thì B",
mà coi khủng hoảng là kết quả của một quá trình tích luỹ các tiền đề có thể gây khủng
hoảng từ mức thấp tới cao, là một quá trình chuyển biến đổi lượng thành chất. Tức là
quá trình khủng hoảng có thể được khởi động từ rất lâu bởi các thay đổi có quy mô
nhỏ hàng năm, có vẻ rất không nguy hiểm, song được tích luỹ dần dần và tiến tới bùng
nổ do sự chín muồi bên trong nền kinh tế hoặc trước một số tác động bên ngoài.
Theo hướng đó, chúng tôi đã xây dựng mô hình "các nguy cơ khủng hoảng và
cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính" qua đó chỉ rõ bốn yếu tố tiền đề của
nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính trước khi xảy ra khủng hoảng và bốn vòng
xoáy khủng hoảng khi nổ ra khủng hoảng kinh tế - tài chính. Việc xây dựng các mô
hình này dựa trên sự phân tích các quan hệ kinh tế vĩ mô và vĩ mô, đồng thời vận dụng
phương pháp sơ đồ khối, mô phỏng của điều khiển học. Việc kết hợp này không làm
cho việc lý giải quá trình khủng hoảng phức tạp hơn, mà lại đơn giản và rõ ràng hơn là
chỉ dùng chữ và công thức, bảng số liệu, đồ thị.
Trên cơ sở phương pháp tiếp cận này, chúng tôi đã phân tích cụ thể quá trình
hình thành các nguy cơ khủng hoảng và diễn biến của khủng hoảng kinh tế - tài chính
Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

4



Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

ở bốn nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc, qua đó chỉ rõ ở ba nước Thái
Lan, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc đã xuất hiện, tích luỹ cả bốn nguy cơ khủng
hoảng vào đầu và giữa năm 1997, còn ở Malaysia chỉ có một nguy cơ khủng hoảng
được tích luỹ.
III. Mô hình "Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng
kinh tế - tài chính".
Trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng mô hình các yếu tố nguy cơ dẫn đến khủng
hoảng và phân tích thực tiễn diễn biến khủng hoảng ở các nước Thái Lan, Hàn Quốc
chúng tôi đã xây dựng mô hình "Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng
hoảng kinh tế - tài chính" theo sơ đồ 3.1.
Tích luỹ nguy cơ khủng hoảng

Khủng hoảng

Sự kém hiệu quả các
DN
Sự kém hiệu quả các Ngân
hàng
Đồng nội tệ bị lên
giá

Nội tệ
mất
giá
nhanh,
( Tỷ
giá hối

đoái
tăng)

Nguy cơ QG mất
khả năng thanh toán

DN phá sản hàng
loạt
Ngân hàng phá sản hàng
loạt
Người dân rút tiền tiết
kiệm, mua ngoại tệ, vàng

Các nhà đầu tư nước
ngoài rút vốn
Phá giá nội tệ

Ảnh hưởng do các nhà
đầu tư nước ngoài và các
nước khủng hoảng gây ra

Các nước bị khủng hoảng

Qua đó ta thấy, khủng hoảng chỉ có thể nổ ra khi bên trong nền kinh tế quốc gia
đã tích luỹ bốn nguy cơ khủng hoảng là :
-Sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp;
-Sự kém hiệu quả các các ngân hàng, công ty tài chính;
-Sự lên giá của đồng nội tệ;
-Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán.
Và khi bên ngoài có một tác động quyết định là sự rút vốn tài chính của các nhà

đầu tư nước ngoài.
Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

5


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

Khi đồng nội tệ bị lên giá do quốc gia duy trì tỷ giá hối đoái gần như cố định
quá lâu, yếu kém về xuất khẩu, giữ lãi suất cho vay trong nước cao hơn lãi suất các
đồng tiền mạnh ở nước ngoài thì trước sau nguy cơ mất khả năng thanh toán sẽ ngày
càng lớn, khả năng giữ tỷ giá hối đoái cố định sẽ ngày càng suy yếu và việc phải thả
nổi đồng tiền nội địa, tức tăng tỷ giá hối đoái chỉ còn là vấn đề thời gian.
Khi một số nhà đầu tư nước ngoài tiên đoán Chính phủ nước sở tại sắp hết dự
trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì họ sẽ bán tài sản họ đã đầu tư, đổi lấy
ngoại tệ mang ra nước ngoài. Lúc đầu, Chính phủ các nước thường bán dự trữ ngoại tệ
để duy trì tỷ giá cũ, song đến một lúc nào đó, không còn khả năng bán nữa thì sẽ thả
nổi tỷ giá hối đoái. Lúc này các nhà đầu tư nước ngoài chưa bán tài sản (cổ phần, trái
phiếu, tín phiếu) thì sẽ tìm cách bán thật nhanh và đổi sang ngoại tệ mạnh để tối thiểu
hoá thiệt hại của mình. Áp lực này càng làm cho tỷ giá hối đoái tăng vọt. Đó là vòng
xoáy khủng hoảng thứ 1, tác động rất nhanh tới tỷ giá hối đoái ( Sơ đồ 3.1)
Khi tỷ giá hối đoái tăng vọt thì nợ nước ngoài của các ngân hàng, công ty tài
chính tính bằng đồng tiền nội địa sẽ tăng vọt theo, trong khi đó người dân lại đổ xô đi
rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng. Các ngân hàng, vốn làm ăn đã kém hiệu quả sẽ
nhanh chóng mất khả năng chi trả, phá sản (Sơ đồ 3.1)
Và việc chỉ vài ngân hàng phá sản, sẽ gây tâm trạng lo âu cho các người dân
gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng khác, họ sẽ lại chạy đi rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân
hàng, dẫn đến cả các ngân hàng làm ăn hiệu quả cũng có thể lâm và tình trạng mất khả
năng chi trả, phá sản. Đó là vòng xoáy khủng hoảng thứ 3, tác động nhanh ( Sơ đồ 3.1)
Khi tỷ giá hối đoái tăng mạnh, nợ ngoại tệ của các doanh nghiệp tính bằng tiền

nội địa sẽ tăng vọt, cùng với việc các ngân hàng, công ty tài chính phá sản sẽ không có
khả năng cung ứng tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt độn nữa. Các doanh nghiệp
nào hoạt động vốn đã kém hiệu quả thì giờ đây sẽ không có đủ vốn để kinh doanh,
càng sớm bị đẩy tới thua lỗ và phá sản. Khi doanh nghiệp thua lỗ thì các ngân hàng,
công ty tài chính lại không đòi được nợ, sẽ càng phá sản nhanh hơn. Đó là vòng xoáy
khủng hoảng thứ 4, tác động chậm hơn các vòng trước ( Sơ đồ 3.1)
Khi một nước bị khủng hoảng dẫn tới hậu quả là tỷ giá hối đoái của nước đó
tăng mạnh, thì tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu từ nước đó tăng, làm cho xuất khẩu
của cán nước có tỷ giá hối đoái ổn định bị ảnh hưởng xấu. Điều này làm cho cán cân
thương mại của nước này bị thâm hụt, khả năng thanh toán của quốc gia càng suy yếu.
Đây là áp lực buộc các nước này phải phá giá đồng nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu,
phòng ngừa mất khả năng thanh toán ( Sơ đồ 3.1). Có thể gọi đây là tác động dây
chuyền của việc phá giá nội tệ của một nước tới các nước khác.
Tóm lại, từ mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh
tế tài chính”, chúng ta nhận thấy khủng hoảng kinh tế tài chính” kiểu châu á 19971999” đã nổ ra với các điều kiện bên trong là sự tích luỹ 4 nguy cơ khủng hoảng, với
sự xuất hiện và tác động lẫn nhau của 4 vòng xoáy khủng hoảng và dưới tác động dây
truyền của phá giá nội tệ .
Trình tự xuất hiện của vòng xoáy khủng hoảng ở mỗi nước, tiến trình khủng hoảng ở
mỗi nước có khác nhau, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể ( Mức độ tích luỹ các nguy cơ
khủng hoảng) và chính sách đối phó của mỗi nước.
Chúng ta sử dụng thuật ngữ khủng hoảng kinh tế tài chính, vì:
Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

6


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

-Nó liên quan đến yếu tố nền tảng của nền kinh tế mỗi quốc gia là hoạt của các
doanh nghiệp, ngân hàng và hiệu quả kinh tế của chúng ( Khía cạnh kinh tế).

- Nó liên quan đến chính sách tỷ giá hối hoái, đến khả năng thanh toán của quốc
gia và sự đầu tư tài chính của nước ngoài ( khía cạnh tài chính).
- Sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trên trong quá trình khủng hoảng ( kinh
tế - tài chính)
IV. Khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Thái Lan
4.1 Tình hình kinh tế Thái Lan trước khủng hoảng.
- GDP tăng cao, lien tục xuất khẩu phát triển: Thái Lan bắt đầu thời kỳ công nghiệp
hoá đât nước từ 1961, khi bắt đầu kế hoạch phát triển năm lần thứ nhất. Tốc độ tăng
trưởng GDP trong thập niên 60 khoảng 8%/năm, trong thập niên 70 khoảng 7%/năm
và trong thập niên 80 khoảng 8%/năm. Tổng sản phẩm nội địa theo đầu người tăng từ
mức 440USD năm 1955 lên 3.012USD năm 1996.
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 39% trong nền kinh tế năm 1961 giảm xuống còn
26,7% năm 1976 và chỉ còn 10,4% năm 1996
Thái Lan đã thực thi một chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu từ thập niên
80. Năm 1986 đến 1990 tốc độ tăng trưởng bình quân là 28%/năm. Năm 1992 và 1993
khoảng 13%/năm. Năm 1994-1995 khoảng 20%/năm. Năm 1996 tăng trưởng xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ chỉ còn 3,4 % so với năm 1995.
Giá trị xuất khẩu theo đầu người đạt 63USD/ người năm 1991, đã tăng lên
1.177USD/ người năm 1996.
Như vậy, nhìn vào mức độ tăng trưởng GDP của Thái Lan suốt hơn 3 thập kỷ
từ 1961 đến 1996 ta thấy rất đáng yên tâm, vì tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm
luôn từ 7% đến 8%. Tuy nhiên, chỉ tiêu GDP mới phản ánh đầu ra của nền kinh tế mà
chưa đề cập đến đầu vào. Đầu vào chính là đầu tư.
Bảng 4.1:
Năm
Tăng trưởng(%)
GDP (a)
Tỷ giá hối đoái
Baht/USD
Lạm phát (%)

Xuất khẩu (Tỉ USD)
Nhập khẩu (Tỉ USD)
Cán cân thương mại
(Tỉ USD)
Cán cân tài khoản
vãng lai (Tỉ USD)
Cán cân tài khoản
vốn (Tỉ USD)
Đầu tư trực tiếp
thuần ( Tỉ USD)
Đầu tư tài chính
thuần (Trái phiếu, cổ
phiểu, Tỉ USD)
Đầu tư khác thuần
(Tỉ USD)
Nợ nước ngoài (Tỉ
USD)

1991

1992

1993

1994

1995

1996


1997

1998

1999

7,00

7,10

8,20

8,60

8,70

6,70

0,40

8,30

1,00

25,28
3,70
28,23
(34,22)

25,32

4,10
32,30
(35,26)

25,54
4,60
36,40
(40,09)

25,00
5,10
44,47
(48,20)

25,19
5,80
55,40
(63,40)

25,61
4,80
54,60
(63,90)

47,25
5,60
56,70
(55,10)

41,37

8,10
52,90
(40,60)

37,11
5,02

(5,90)

(4,16)

(4,30)

(3,70)

(7,70)

(9,50)

1,50

12,30

36,26

(7,59)

(6,30)

(6,36)


(8,08)

(11,55)

(14,69)

(3,02)

14,30

7,20

11,76

9,47

11,50

12,17

21,90

19,50

(15,80)

(9,50)

85,29


1,85

1,57

1,57

0,87

1,13

1,41

3,34

8,84

(0,08)

0,92

5,45

2,48

4,18

3,54

4,36


16,40

9,99

6,58

3,47

8,81

16,64

14,54

(23,51)

60,04

35,99

39,61

45,84

50,99

65,00

89,00


97,00

Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

7


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN
Nợ ngắn hạn (Tỉ
USD)
Dự trữ ngoại tệ (Tỉ
USD)
Đầu tư cố định tính
bằng % GĐP (b)
ICOR (b/a)

43,60

45,70

45,60

18,40

21,20

25,40

30,30


32,20

38,20

27,00

38,00
5,40

3,50
5,56

39,90
4,86

40,10
4,65

42,80
4,92

39,80
5,94

39,10

29,50
40,00
5,20


Trong thời kỳ 1991 – 1996, đầu tư của Thái Lan rất cao, hàng năm chiếm bình
quân 40% GDP ( Bảng 4.1). Tăng trưởng cao, mà chi phí tăng trưởng thấp thì mới bền
vững. Tăng trưởng cao dựa trên hiệu quả kinh tế cao của sản xuất kinh doanh mới lâu
bền. Bình quân từ 1991 tới 1996, hệ số ICOR của kinh tế Thái Lan là 5,22 (Bảng 4.1).
Tức là phải đầu tư 5,22 Baht thì GDP mới tăng 1 Baht.
• Các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng kém hiệu quả.
Tăng trưởng GDP ở mức cao, kéo dài nhiều thập kỷ, cộng với lãi suất tiết kiệm
trong nước cao (bình quân 16,3% năm, trong khi ở Mỹ là 7,6), và tỷ giá hối đoái gần
như cố định đã tạo nên một môi trường kinh doanh rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngoài, đặc biết là đầu tư tài chính, cho vay ngắn hạn và tín dụng thương mại. Như vậy,
các doanh nghiệp trong nước, nếu vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng, công ty nước
ngoài như Mỹ thì chỉ chịu lãi suất khoảng ½ lãi suất cho vay trong nước. Nếu các
doanh nghiệp tận dụng khả năng sử dụng vốn bên ngoài này không quan tâm thực sự
đến hiệu quả sử dụng vốn vay thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm, dù tổng giá trị sản lượngcó
thể tăng.
Một điểm đặc biệt ở Thái Lan là trong giai đoạn 1991 – 1996, đầu tư trực tiếp
của nước ngoài vào Thái Lan chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với đầu tư tài chính (gián tiếp)
và sử dụng vốn vay ngắn hạn của nước ngoài (Bảng 4.1)
Tổng đầu tư trực tiếp thời kỳ này là 11,701 tỷ USD, tổng đầu tư trực tiếp của
Thái Lan ra nước ngoài là 2,857 tỷ USD, do vậy tổng đầu tư trực tiếp thuần là 8,844 tỷ
USD (Bảng 4.1)
Trong khi đó, tổng đầu tư tài chính thuần (cổ phần, trái phiếu) là 16,4 tỷ USD,
và tổng vay ngắn hạn thuần là 60,04 tỷ USD. Như vậy, trong tổng số vốn nước ngoài
thuần đã đổ vào Thái Lan thời kỳ 1991 – 1996 là 85, 293 tỷ USD thì đầu tư trực tiếp
chỉ chiếm 10,36% (8,844 tỷ USD), đầu tư gián tiếp 19,23% (16,404 tỷ USD) và tín
dụng, vay ngắn hạn tới 70,4% (60,045 tỷ USD) (Bảng 4.1).
Việc sử dụng đến gần 90% nguồn vốn nước ngoài ở dạng đầu tư tài chính và tín
dụng ngắn hạn sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn lên các công ty, vì phải trả lãi thường
xuyên bằng ngoại tệ (với tín dụng ngắn hạn). Hậu quả, là nếu quản lý kinh doanh

không tốt thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty sẽ thấp.
Năm 1991, tổng đầu tư tài chính thuần và tín dụng ngắn hạn là 9,913 tỷ USD,
gấp 5,36 lần tổng đầu tư trực tiếp (1,847 tỷ USD), đến năm 1996, là 18,079 tỷ USD,
gấp 12 lần tổng đầu tư trực tiếp thuần (1,405 tỷ USD).
Thế nhưng, tỷ suất thu hồi hay tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bình quân
của các doanh nghiệp đã giảm từ 8%/năm vào năm 1991 xuống chỉ còng 1%/năm vào
năm 1996[7]. Trong một nền kinh tế mà lãi suất cho vay là 16,3%/năm, còn hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp là 1%/năm thì rõ ràng là đã đang tích lũy nguy cơ khủng
hoảng “phá sản doanh nghiệp” (Sơ đồ 3.1).
Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

8


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

• Ngân hàng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả
Trước nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và do có phần buông lơi vai trò
giám sát hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đi vay nên các ngân hàng và
công ty tài chính Thái Lan đã rất tích cực vay nợ từ nước ngoài để tài trợ cho
doanh nghiệp trong nước.
Tổng số nợ nước ngoài của hệ thống ngân hàng Thái Lan so với cung tiền M2
đã tăng từ 2,8% năm 1991 lên 28,69% năm 1996. Tổng số nợ nước ngoài so với
tổng số tài sản nước ngoài mà hệ thống ngân hàng có đã tăng từ 171% năm 1991
lên 694% năm 1996 [5, tr.706]. Trong cùng thời gian này, tỷ lệ lợi nhuận trên tài
sản (ROA) của hệ thống ngân hàng Thái Lan đã giảm chỉ còn 0,99% năm [7]. Rõ
ràng, Thái Lan đang tích lũy nguy cơ khủng hoảng "phá sản các ngân hàng" (Sơ đò
3.1).
• Quốc gia tiến đến bờ vực mất khả năng thanh toán
Trong suốt các năm 1991 - 1996, cán cân thương mại của Thái Lan luôn bị

thâm hụt, tổng cộng là 35,26 tỷ USD (Bảng 4.1). Thâm hụt tài khoản vãng lai năm
1996 tới 14,7 tỷ USD. Một lý do của tình trạng này là do xuất khẩu bì kềm hãm,
nhập khẩu được khuyễn khích khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định (25
Baht/USD), lạm phát trong nước cao hơn so với Mỹ (5% so với 3%), làm cho đồng
Baht bị lên giá so với đồng USD. Năm 1996, sự lên giá của đồng Baht tới 25%. Để
bù đắp khoản thâm hụt thương mại 35,26 tỷ USD và để có vốn đầu tư với mức bình
quân 40% GDP mỗi năm, thì con đường không tránh khỏi là phải vay tiền nước
ngoài (từ các ngân hàng, doanh nghiệp, nhà đầu tư tài chính, chính phủ của các
nước,...). Vì vậy, nợ nước ngoài của Thái Lan không ngừng tăng, từ 35,99 tỷ USD
năm 1991 lên 89 tỷ USD năm 1996, gấp 2,47 lần trong vòng 5 năm và bằng 54%
GDP. Mặc dù số nợ này còn được dùng cả để tăng dự trữ quốc gia, từ 18,4 tỷ USD
năm 1991 lên 38,7 tỷ USD năm 1996, song do đầu tư tài chính và tín dụng ngắn
hạn chiếm 90% tổng vốn đầu tư từ nước ngoài hàng năm, nên số nợ ngắn hạn
chiếm tỷ trọng tới 67% tổng số nợ nước ngoài năm 1995 và 51% năm 1996, và nợ
ngắn hạn năm 1995 và năm 1996 gấp gần 1,18 lần dự trữ ngoại tệ của quốc gia.
Tức là Thái Lan thực tế đã mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài từ 1995. Nếu
các nhà đầu tư Thái Lan cũng phải thả nổi đồng nội địa Baht, thì chính họ sẽ bán cổ
phiếu, trái phiếu, đòi nợ ngắn hạn, đổi từ tiền Baht ra USD, làm tăng cầu ngoại tệ
đột ngột. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ tăng, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, nguy cơ mất
khả năng thanh toán của quốc gia sẽ ngày càng cao. Đến tháng 6, 1997, trước khi
nổ ra khủng hoảng, nợ nước ngoài ngắn hạn đã bằng 1,5 lần dự trữ ngoại tệ của
Thái Lan.
Tóm lại, cuối năm 1996 và đầu 1997, ở Thái Lan đã xuất hiện đầy đủ 4 nguy
cơ khủng hoảng ở mức cao (Sơ đồ 4.1 và Bảng 4.1)
4.2. Diễn biến khủng hoảng kinh tế - tài chính ở Thái Lan
Khi đã xuất hiện 4 nguy cơ khủng hoảng, những người có đủ thông tin về các
nguy cơ này tất sẽ lo lắng. Lo sợ các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản sẽ thúc
đẩy họ rút tiền ra khỏi các tổ chức này. Lo sợ tỷ giá hối đoái tăng, đồng tiền Baht
mất giá sẽ khiến họ đổ xô đi mua USD, làm cầu USD tăng.
Thực tế ở Thái Lan, từ đầu năm 1997 đến tháng 3.1997, người dân và các nhà

đầu tư bắt đầu rút vốn của mình ở dạng tiền mặt ra khỏi các ngân hàng và công ty
Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

9


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

tài chính, buộc chính phủ phải đóng cửa thị trường chứng khoán một ngày 3.3.1997
và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt, và công bố 10
công ty tài chính đang ở trạng thái không bình thường (Unico Housing Co.Ltd;
Thai - Fuji; Royal International; Sri Dhana; Eastern Finance; Country...).
Ngày 4 và 5.3.1997, hơn 21,4 tỷ Baht (820 triệu USD) đã được rút khỏi các
ngân hàng và công ty tài chính.
Sau đó một tháng, ngày 9.4.1997, tỷ giá hối đoái tăng lên 26,08 Baht/USD,
mức cao nhất từ 1991.
Ngày 25.6.1997, chính phủ đa ra lệnh đóng cửa 16 công ty tài chính, nâng
tổng số công ty tài chính bị đóng cửa lên 58/91 (64%) toàn quốc. Để giữ tỷ giá hối
đoái trong điều kiện số lượng ngoại tệ được đặt mua tăng vọt, chính phủ đã phải
bán ngoại tệ, làm dự trữ ngoại tệ giảm mạnh từ 38,78 tỷ USD tháng 6.1996 còn
37,7 tỷ vào tháng 12.1996 và còn 31,4 tỷ USD vào 30.6.1997.
Nếu mức độ giảm sút dự trữ quốc gia của quý 2.1997 kéo dài thêm 2-3 quý
nữa thì lúc đó dự trữ ngoại tệ quốc gia chỉ còn 10 tỷ USD, bằng 1/3 mức dự trữ
ngoại tệ năm 1996, và chính phủ sẽ buộc phải thả nổi tỷ giá hối đoái vì hoàn toàn
không còn khả năng bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái.
Có lẽ thấy trước nguy cơ này, ngày 2.7.1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả
nổi đồng Baht, kết quả là tỷ giá tăng từ 25 Baht/USD vào tháng 6.1997 lên 53
Baht/USD vào tháng 1.1998 tức là tăng 112% trong vòng 6 tháng (Hình 4.1).
Như vậy, cuộc khủng hoảng ở Thái Lan bùng nổ do sự hoạt động trước hết
của vòng xoáy khủng hoảng số 3 (Sơ đồ 4.1), khi người dân và các nhà đầu tư rút

vốn khỏi các ngân hàng và các công ty tài chính, kế đó là tác động của vòng xoáy
khủng hoảng số 2 và 1 (Sơ đồ 4.1), khi họ đổi đồng Baht lấy ngoại tệ USD, làm tỷ
giá hối đoái tăng vọt. Chỉ trong năm 1997, hơn 22 tỷ USD cho vay ngắn hạn đã
được thu hồi và rút khỏi Thái Lan [6, tr.710]. Sự phá sản của các ngân hàng, công
ty tài chính và sự tăng vọt của tỷ giá hối đoái sẽ làm cho các doanh nghiệp vốn đã
kém hiệu quả bị thua lỗ, phá sản (Sơ đồ 3.5). Trong năm tháng đầu 1998, gần 4000
doanh nghiệp ở Thái Lan bị phá sản (Bảng 1.3), tạo nên vòng xoáy khủng hoảng số
4 (Sơ đồ 4.1).
Sự phá sản của các doanh nghiệp, tuy tác động chậm hơn, song sẽ lại thúc đẩy
quả trì páh sản các ngân hàng công ty tài chính, vòng xoáy khủng hoảng số 4 (sơ
đồ 4.1)
Trong tổ số 108 ngân hàng, công ty tài chính của Thái Lan, từ tháng 4/1997
đến thang 3/1998, 64 ngân hàng, công ty tài chính có vấn đề (chiếm 59%), trong đó
56 bị đình chỉ hoạt động, 4 bị quốc hữu hóa hoặc chính phỉ giám sát và bị bán cho
công ty nước ngoài.
Như vậy, tiế trình bùng nổ khủng hoảng kinh tế tài chính ở Thái Lan có thể
được mô tả như sơ đồ 4.1. Việc ghi muức thừi gian chỉ có tính tương đối, vì các
quá trình đan xen và nhau và việc bắt đầu mỗi vòng xoáy khủng hoảng đều diễn ra
ở quy mô nhỏ từ trước các mốc thời gian.
Dưới tác động của vòng xoáy khủng hoảng số 2 và 1, tỷ giá hối đoái đã tăng
vọt từ khoảng 25 Bath/usd và tháng 6/1997 lên 53 Baht/usd vào 31/12/1997, sau đó
ty có giảm song vẫn ở mức trên 38 Baht/usd vào 30/0401998
Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

10


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

4.3 Hậu quả của khủng hoảng và các đối phó

Hậu quả trực tiếp của khủng hoảng kinh tế tài chính ở Thái Lan là:
-

Các ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, kinh
tế quốc gia suy thoái. Tăng trưởng kinh tế từ 6,7% năm 1996 giảm còn
0,4% năm 1997, -8,3% năm 1998 và 1% năm 1999.

-

Gẩn 2 triệu người lao động mất việc làm, mất thu nhập.

-

Các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin, rút vốn ra khỏi đất nước, làm
xấu đi môi trường đầu tư. Năm 1995, 1996, mỗi năm có khoảng 20 tỷ
usd vốn được rót vào Thái Lan, nhưng năm 1997, 15,8 tỉ usd vốn được
rút ra khỏi quốc gia này. Năm 1998, thêm 9,5 tỉ usd vốn chại ra nước
ngoài.

Sự rối loạn về kinh tế, mất niềm tin của dân chúng tất yếu làm rung chuyển hệ
thống chính trị. Bốn tháng sau khi thả nổi đồng Bath, Thủ tướng Thái Lan xin từ
chức. Mọi sự khủng hoảng suy cho cùng là bắt nguồn từ yếu tố con người, từ sự
quản lý của doanh nghiệp, của ngân hàng, của chính phủ.
Thủ tướng Chuan Lae Kpai cho rằng “người Thái đã quá hài lòng thỏa mãn
trong thừoi kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh và quyên đi nhiều nhiệm vụ quan trọng để
thích ứng với môi trường toàn cầu đang thay đổi. Mặc dù Thái Lan đã thu hút các
dòng vốn to lớn với lãi suất thấp nhưng chúng đã không được đầu tư đúng đắn với
sự thận trọng cần thiết. Người Thái đã sao nhãng trong việc nâng cao khả năng
cạnh tranh. Và điều quan trọng hơn là dù đã đạt được thành tựu kinh tế, Thái Lan
đã không kiểm tra nền tảng chính trị và quản lý nhà nước của mình, đã không

thành công trong việc tấn công các vấn đề như sự phi hiệu quả của hệ thống chính
quyền, thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm. Sự phục hồi kinh tế Thái Lan đòi hỏi
cải cách kinh tế cùng cải cách chính trị. Trước hết là cải cách lĩnh vực tài chính, vì
vậy một luật phá sản mới đã được Quốc hội Thái Lan thông qua; Ủy ban quốc gia
tái cơ cấu tìa chính, công ty quản lý nợ và Quỹ phát triển các tổ chức tài chính đã
được thành lập. Và tháng 12/1997 một hiến pháp mới của Thái Lan đã được Quốc
hội thông qua làm nền tảng cho các cải cách chính trị.
Trong tíến trình khủng hoảng, sau khi thả nổi đồng Bath, tỉ gía hối đoái đã
không ngừng tăng lên, từ 7/1997 tới 1/1998 đã đạt mức 53 Bath/USD, bằng 212%
mức 6/1997. Chỉ lúc này, 1/1998, khi chính phủ cam kết sẽ trả tất cả các khoản nợ
của ngân hàng thương mại kể cả nợ nước ngoái thì tỉ giá hối đoái mới giảm.
V. Bài học đối với Việt Nam:
Trên cơ sở phân tích khủng hoảng kinh tế - tài chính ở bốn nước Thái Lan,
Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc, chúng ta có thể rút ra 3 bài học với VN:
Bài học 1: Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh
của các quốc gia là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển bền vững và phải
trở thành một mục tiêu và chỉ tiêu của quản lý kinh tế đất nước, quản lý ngành và
mỗi doanh nghiệp.
Để khắc phục sự thiế chú ý đúng mức đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và
phát triển, cần đưa vào hệ thống chỉ tiêu kinh tế cảnh báo hàng năm của mỗi địa
phương, mỗi ngành và cả nước các chỉ tiêu như tỉ suất lợi nhuận và tỉ suất giá trị
gia tăng trên vốn riêng của doanh nghiệp theo các ngành, theo thành phần kinh tế
Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

11


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

và theo các địa phương trong cả nước, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự biến động chỉ

số ICOR với mỗi địa phương và cả nước.
Bài học 2: Để các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triẻn bền vững thì lãi suất
vốn vay để đầu tư phải tương đương với hoặc nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh
nghiệp.
Thái Lan
Tăng trưởng GDP
bình quân 1991
-1996 (%năm)
Lãi suất tiền gửi bình
quân 1991 -1996
(%năm)

Hàn Quốc

Indonesia

Malaysia

Mỹ

Singapore

7,72

7,42

7,21

8,75


5,32

11,26

10,26

8,90

8,33

6,70

4,77

3,30

Như vậy, để phát triển bền vững, lãi suất tín dụng chủ yếu phải hình thành
quan hệ cung cầu vốn trên thị trường chứ không dựa vào ý chí của Nhà nước. Nếu
lãi suất tín dụng nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiẹp và sản phẩm của
doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, thì doanh gnhệp có thể sẽ ngày càng phát
triển nhanh và hiệu quả kinh doanh cao nếu càng vay được nhiều vốn. Tức là vay
vốn mà lại phát triển bền vững.
So sánh tốc độ tăng trưởng GDP và lãi suất tiền gửi ở một số nước cho ta
minh họa khá thú vị. Ba nước đã tích lũy đủ cả bốn nguy cơ khủng hoảng kinh tế
Thái Lan, Hàn Quốc và Indonesia. Trong đó có hai nguy cơ hiệu quả kinh doanh
của các ngân hàng và doanh nghiệp kém thì đề có tốc độ tăng GDP bình quân thấp
hơn lãi suất tiền gửi bình quân. Còn Mỹ và Singapore là hai nước có tiếng là hiệu
quả kinh tế cao, thì tốc độ tăng GDP đề cao hơn lãi suất tiền gửi. Ngay cả
Malaysia, ty có một nguy cơ khủng hoảng, song do hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp và ngân hàng vẫn cao nên tăng trưởng GDP vẫn cao hơn lãi suât tiền

gửi.
Bài học 3: Cần có một tổ chức chuyên trách của Chính phủ theo dõi sự biến
động của lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế. Cán cân
tài khoản vãng lai, nợ quốc gia, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đề
xuất các chính sách và điều tiết cần thiết, đảm bảo phát triển quốc gia bền vững với
tăng trưởng tương đối cao

Nhóm I Lớp CH17A ban ngày

12


Thị trường tài chính toàn cầu và khu vực ASEAN

Danh sách nhóm 1 Lớp CH17A Kế toán ban ngày

STT

Họ tên

Ngày sinh

1

Nguyễn Thị Kim Anh

05-07-76

2


Giáp Minh Nguyệt Ánh

30-09-88

3

Nguyễn Đức Bằng

14-09-79

4

Trương Thị Bình

27-02-83

5

Nguyễn Thị Linh Chi

23-04-80

6

Ngô Quốc Tuân

12-10-88

Nhóm I Lớp CH17A ban ngày


Phân công

Đánh giá

13



×