Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.99 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam chúng ta là một đất nước có nền kinh tế chậm phát triển và trình độ
khoa học công nghệ còn rất lạc hậu nên việc tiếp được hợp tác và học tập các nước tiên
tiến mang lại rất nhiều cơ hội cho chúng ta. Vì vậy, việc Việt Nam gia nhập WTO vào
năm 2007 đã đem đến cho Việt Nam chúng ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Việt
Nam có cơ hội mở cửa và giao thương với bạn bè trên khắp thế giới, dỡ bỏ hàng rào thuế
quan, tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước đơn
giản, nhanh chóng hơn…, điều đó vừa góp phần làm thị trường ngoại hối của Việt Nam
phát triển mạnh mẽ, đa dạng phong phú; vừa làm tăng thêm tính phức tạp trong quá trình
quản lý thị trường ngoại hối của Nhà nước. Theo đà phát triển trong quá trình hội nhập,
Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế và khả năng của mình với bạn bè thế giới
với những chuyển biến tích cực trong sự phát triển của thị trường ngoại hối những năm
gần đây, điều đó hứa hẹn sẽ mang lại cho đất nước chúng ta rất nhiều cơ hội phát triển
trong năm 2013 và các năm tiếp theo.
Ngoài ra, cuộc khủng hoàng tài chính cùng với khủng hoảng nợ công ở châu Âu,
vấn đề vách đá tài chính của Mỹ cùng với sự phát triển chững lại của Trung Quốc và cơn
sóng thần tàn phá Nhật Bản trong năm 2012 đã có những ảnh hưởng nhất định đến nền
kinh tế của Việt Nam nói chung và thị trường ngoại hối của Việt Nam nói chung.
Có thể nói, trong quá trình hội nhập có tính chất toàn cầu, hoạt động của thị
trường ngoại hối chiếm một vị trí đặc biệt, là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh
tế thế giới. Một thị trường ngoại hối phát triển hoàn thiện, với các hoạt động kinh doanh
lành mạnh sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà. Ở
nước ta, thị trường ngoại hối là một lĩnh vực mới và còn trong thời kì sơ khai hoàn thiện,
vì vậy việc nghiên cứu về thị trường ngoại hối nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại và
đầu tư quốc tế với các công cụ phòng chống rủi ro với những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
phát triển của nền kinh tế nước nhà là hết sức cần thiết. Vì vậy, em xin chọn đề tài “ Thị
trường ngoại hối và các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối” làm đề tài nghiên cứu.

1



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

KÍ HIỆU

DIỄN GIẢI

1

NHTM

Ngân hàng thương mại

2

NHTW

Ngân hàng trung ương

3

TTNH

Thị trường ngoại hối

4

USD


Đồng đô la Mỹ

5

XNK

Xuất nhập khẩu

6

BQLNH

Bình quân liên ngân hàng

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

TÊN

SỐ TRANG

2.1

Diễn biến tỷ giá USA/VNĐ bình quân liên ngân
hàng giai đoạn 1/1/2012 đến 31/12/2012

15

2.2


Cán cân thanh toán quốc tế quý III năm 2012

17

2.3

Tỷ trọng hàng xuất khẩu ở Việt Nam

18

2.4

Biểu đồ giá vàng SJC bán ra trong năm 2012

18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ
CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

2


1.1. Tổng quan về thị trường tài chính quốc tế ( International Financial Market)
1.1.1. Khái niệm và vai trò của thị trường tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan
hệ cung cầu về hàng hóa mà còn xuất hiện các mối quan hệ cung cầu về tiền tệ, và điều
đó dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu - hoạt động này chủ
yếu diễn ra trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua phương thức giao dịch và những

công cụ tài chính nhất định. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các
loại tài sản tài chính - đây là bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, góp
phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Vậy, thị trường tài chính quốc tế là nơi diễn ra các hoạt động mua bán vốn của
người cư trú và người không cư trú; là nơi diễn ra các hoạt động mua bán vốn giữa các
chủ thể thuộc các nền kinh tế khác nhau với nhau và với các tổ chức tài chính quốc tế; là
nơi diễn ra sự giao lưu giữa các luồng vốn trên phạm vi toàn quốc tế.
Theo định nghĩa của IMF, người cư trú là những người định cư ở một nơi trong
một khoảng thời gian nhất định (lớn hơn 12 tháng) và có khoản thu nhập thường xuyên
và ổn định tại quốc gia cư trú. Những diện không đáp ứng được những yêu cầu trên được
xếp vào những người không cư trú.
Từ những định nghĩa phía trên, có thể thấy thị trường tài chính quốc tế có những
vai trò cơ bản giống như thị trường tài chính như: thu hút và huy động các nguồn tài
chính ngoài nước; góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính trong nước;
góp phần thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của nhà nước…
1.1.2. Cấu trúc của thị trường tài chính quốc tế
Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được, thị trường tài chính
quốc tế được chia thành hai loại là thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường vốn quốc tế.
Thị trường tiền tệ quốc tế (International Money Market) là nơi thực hiện chuyển
giao những khoản vốn có thời hạn ngắn, khả năng thanh khoản cao đáp ứng như cầu về
khả năng thanh toán; là thị trường trong đó các cá nhân đến từ khắp mọi nơi trên thế giới
có thể mua, bán, trao đổi và đầu cơ vào các loại tiền tệ khác nhau. Thị trường tiền tệ quốc
tế được tạo thành từ các ngân hàng, các công ty thương mại, NHTW, các quỹ quản lý đầu
tư, các quỹ bảo hiểm, các nhà môi giới ngoại hối bán lẻ và các nhà đầu tư. Trong đó, thị
trường ngoại hối là đặc trưng của thị trường tiền tệ quốc tế.

3


Thị trường vốn quốc tế (International Capital Market) là nơi đáp ứng nhu cầu đầu

tư quốc tế của các chủ thể khác nhau. Thị trường vốn quốc tế là thị trường mà các cá
nhân và tổ chức đến từ khắp mọi nơi trên thế giới thực hiện mua bán, trao đổi và đầu tư
vào các loại giấy tờ có giá với mục đích chủ yếu là huy động vốn trong dài hạn. Thị
trường trái phiếu và cổ phiếu quốc tế là một phần của thị trường vốn quốc tế, trong đó thị
trường cổ phiếu quốc tế là đặc trưng của thị trường vốn quốc tế.
Vậy, TTNH là một phần của thị trường tiền tệ quốc tế - một bộ phận của thị
trường tài chính quốc tế. Muốn nghiên cứu về TTNH, trước hết cần có những hiểu biết và
kiến thức cơ bản về thị trường tài chính quốc tế nói chung và thị trường tiền tệ quốc tế
nói riêng. Việc tìm hiểu về thị trường tài chính quốc tế và thị trường tiền tệ quốc tế sẽ
giúp hiểu rõ hơn về bản chất của thị trường ngoại hối.

1.2 . Tổng quan lý thuyết về thị trường ngoại hối
1.2.1. Khái niệm về thị trường ngoại hối và các vấn đề liên quan
a. Ngoại hối và ngoại tệ:
Ngoại tệ (Foreign Currency) là các đồng tiền của các nước khác lưu thông trong một
nước nào đó, ngoại tệ bao gồm ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng.
Ngoại hối (Foreign Exchange) là một khái niệm để chỉ các phương tiện có giá trị
dùng để thanh toán giữa các quốc gia với nhau. Tùy theo quan điểm của luật quản lý
ngoại hối của mỗi quốc gia mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau nhưng
nhìn chung ngoại hối thường bao gồm:


Ngoại tệ



Vàng bạc hoặc đá quý thuộc dự trữ quốc tế; vàng trên tài khoản nước ngoài của
người cư trú;…




Các giấy tờ có giá có hiệu lực trong thanh toán quốc tế như: hối phiếu, lệnh phiếu,
séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiển, thẻ tín dụng, thư tín dụng ngân hàng, những
chứng từ chi trả phát sinh từ quan hệ tín dụng thể hiện một số tiền nhất định, được
lưu thông dễ dàng từ người này sang người khác.



Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ như trái phiếu chính phủ (Bonds) , trái
phiếu công ty, cổ phiếu (Stocks).



Đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong
thanh toán quốc tế hoặc được chuyển ra vào (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia.

4


Theo pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, khái niệm ngoại hối được quy định tại
điều 4 khoản 1. Qua đó, có thể thấy ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại
hối, nhưng trên thực tế người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá trị
bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối
Qua hai định nghĩa trên, có thể thấy rõ ngoại hối và ngoại tệ không phải cùng thể hiện
một vấn đề và có giá trị tương nhau mà ngoại tệ là một phần của ngoại hối.
b. Khái niệm thị trường ngoại hối:
Giống như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và các quan hệ tài chính
quốc tế đều phát sinh nhu cầu mua bán các dòng tiền khác nhau trên thị trường - hoạt
động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường và thị trường này
được gọi là thị trường ngoại hối. Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là nơi diễn

ra các hoạt động mua bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ.
Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống tổ chức TTNH khác nhau: theo hệ thống
Anh - Mỹ ( thị trường ngoại hối có tính chất biểu tượng, các giao dịch ngoại hối chỉ được
xảy ra thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới, chủ yếu thông qua điện
thoại và telex); theo hệ thống ngoại hối châu Âu ( thị trường ngoại hối có địa điểm nhất
định, giao dịch hằng ngày, các NHTM cỡ lớn có các chi nhánh, đại lý nước ngoài giữ vai
trò kinh doanh chủ yếu, chi phối các ngân hàng khác trên TTNH)
c. Đặc điểm cơ bản sau:


Giao dịch ngoại hối diễn ra trên phạm vi toàn cầu: khối lượng giao dịch tập trung
ở các thành phố lớn như London, New York, Tokyo, Frankfurt...



Yết giá trên thị trường ngoại hối mang tính quốc tế hóa: do sự phát triển của các
phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, fax, đường truyền internet đã tạo
điều kiện thực hiện các cuộc đàm phán nhanh chóng và tức thời.



Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục suốt ngày đêm: do có dự chênh lệch múi
giờ giữa các thị trường ngoại hối trên thế giới nên một nhà giao dịch có thể mua
được một đồng tiền nào đó ở bất cứ thời điểm nào với mức giá xác định. Điều đó
khiến các giao dịch ngoại hối diễn ra liên tục suốt ngày đêm.



Đồng đô la Mỹ (USD) được xem là đồng tiền phương tiện trong trao đổi trên thị
trường ngoại hối: phần lớn các giao dịch giữa các NHTM ( khoảng 86% giao dịch

năm 2007) là được trao đổi giữa các đồng tiền quốc tế với USD. Đồng USD được
sử dụng làm phương tiện trao đổi là do tầm quan trọng của Mỹ trong nền kinh tế

5


thế giới, khối lượng giao dịch quốc tế bằng USD là rất lớn nên không khó khăn để
tìm đối tác mong muốn bán hoặc mua USD bằng đồng tiền khác
1.2.2. Chức năng của thị trường ngoại hối:
a. Chuyển đổi sức mua từ đồng tiền này sang đồng tiền khác
Trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay, hoạt động XNK giữa các quốc gia
được đẩy mạnh, các công ty nhập khẩu có nhu cầu ngoại tệ nếu như hóa đơn mua bán
được ghi bằng đồng tiền nước xuất khẩu hoặc một ngoại tệ mạnh nào đó. Hoặc một công
ty nhập khẩu sau khi bán hàng hóa nhận được ngoại tệ và có nhu cầu chuyển đồng ngoại
tệ thành đồng nội tệ để tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Các giao dịch
ngoại hối nhằm giúp khách hàng chủ yếu là nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Ngoài ra,
TTNH còn đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm chu chuyển, thanh toán
trong các lĩnh vự đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, du lịch. Chức năng trên có nhiệm
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau và ngày càng lớn về ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu về
khả năng thanh toán.
b. Chức năng tín dụng:
Hoạt động XNK luôn cần đến tín dụng quốc tế do có khoảng thời gian chênh lệch
từ lúc hàng rời kho của người xuất khẩu đến kho của người nhập khẩu và thời gian cho
phép nhà nhập khẩu có thời gian bán hàng hóa và thanh toán tiền cho nhà nhập khẩu.
Hoạt động của TTNH sẽ giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế và thúc đẩy
giao lưu giữa các quốc gia.
c. Cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá:
TTNH có chức năng hạn chế rủi ro trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và
bằng ngoại tệ thông qua việc cung cấp cho các nhà kinh doanh các nghiệp vụ kinh doanh
như nghiệp vụ kì hạn, hoán đổi, tương lại, quyền chọn… Các nghiệp vụ này không những

giúp các XNK nghiên cứu đề phòng rủi ro hối đoái trong trao đổi ngoại tệ, mà còn giúp
các nhà đầu tư nghiên cứu để có thể thu được lợi nhuận nếu như dự đoán được sự biến
động của tỷ giá hối đoái trong tương lai.
d. Vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước:
TTNH là công cụ để NHTW có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển
nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ của
NHTW, có thể làm thay đổi cung ngoại tệ, ảnh hưởng đến việc điều tiết tỷ giá trên thị
trường. Ngoài ra, thông qua các chính sách mua bán ngoại tệ của NHTW và hạn chế hoặc
mở rộng hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM, có thể khuyến khích hoặc hạn chế

6


việc thu hút vốn từ các hoạt động đầu tư nước ngoài và hoạt động XNK, từ đó kiểm soát
và điều tiết sự di chuyển các luồng vốn bằng ngoại tệ trong ngắn hạn.
1.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối:
Về nguyên tắc, bất cứ một cá nhân hay một chủ thể kinh tế nào có nhu cầu đổi từ
một đồng tiền này sang một đồng tiền khác đều trở thành chủ thể tham gia vào thị trường
ngoại hối. Các thành phần tham gia vào thị trường ngoại hối bao gồm:
a. Các đối tượng khách hàng mua lẻ, các trung gian tài chính và các cơ quan
quản lý nhà nước:
Các trung gian tài chính

Các khách hàng mua lẻ

Cơ quan quản lý nhà nước

Bao gồm các sàn giao dịch, Bao gồm các công ty nội địa Bao gồm NHTW, bộ Tài
các NHTM và các thể chế và công ty đa quốc gia, các chính, Kho bạc nhà nước và
tài chính khác

nhà đầu tư quốc tế và các cá các địa phương…
nhân có nhu cầu mua bán
ngoại hối.
Giữ vai trò trung tâm trên
TTNH do các giao dịch
ngoại hối có quy mô lớn
đều được thực hiện thông
qua các NHTM

Thông thường khối lượng
giao dịch thường nhỏ lẻ:
chủ yếu là hoạt động đầu tư,
đi vay, mua bán nguyên vật
liệu, du lịch…

Thông thường khối lượng
các giao dịch không lớn
nhưng ảnh hưởng tới TTNH
có thể rất lớn vì cho biết
động thái về điều hành chính
sách vĩ mô trong tương lai

Tham gia vào TTNH với
hai mục đích: kinh doanh
cho chính mình (mua bán
ngoại hối nhằm kiếm lãi khi
tỷ giá thay đổi) và cung cấp
dịch vụ cho khách hàng
mua bán lẻ với vai trò là
người môi giới


Tham gia vào thị trường
ngoại hối nhằm phụ vụ cho
hoạt động sản xuất kinh
doanh của chính mình chứ
không nhằm mục đích kinh
doanh ngoại hối (kiếm lãi
khi tỷ giá thay đổi)

Tham gia vào TTNH với ba
mục đích: can thiệp tỷ giá;
mua bán chuyển đổi ngoại tệ
nhằm đảm bảo dự trữ ngoại
hối quốc gia; đại lý mua bán
hộ ngoại tệ cho chính phủ

Các NHTM giao dịch với
nhau theo hai phương thức:
trực tiếp giữa các ngân hàng
(Direct Interbank) và gián
tiếp với nhau thông qua môi

Thông thường, khách hàng
mua lẻ không giao dịch
ngoại hối trực tiếp với nhau
mà thường sử dụng dịch vụ

Thông thường, NHTW mua
bán ngoại tệ với các NHTM
hoặc thông qua các nhà môi

giới tự do

7


giới (Indirect Interbank)

của NHTM

b. Các nhà môi giới tự do:
Các nhà môi giới tự do là chủ thể trung gian trong các giao dịch ngoại hối giữa các
NHTM và các NHTW. Các nhà môi giới được cấp giấy phép hoạt động của NHTW. Do
có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và có nhiều mối quan hệ nên họ
cung cấp cho ngân hàng những thông tin tức thời về thị trường ngoại hối một cách
thường xuyên với giá tốt nhất, đồng thời cũng giúp ngân hàng có khả năng tìm thấy đối
tác nhanh chóng khi cần thiết.
Khi giao dịch ngoại hối được tiến hành thông qua nhà môi giới thì các bên tham
gia phải trả cho nhà môi giới một khoản phí. Điều nay sẽ khiến cho chênh lệch tỷ giá mua
bán hẹp lại và ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của các NHTM. Khi đóng vai trò là nhà
môi giới thì các nhà môi giới ngoại hối không mua bán ngoại hối cho mình.
c. Các nhà đầu cơ ngoại tệ:
Các nhà đầu cơ ngoại tệ tham gia vào TTNH thông qua hoạt động kinh doanh
chênh lệch giá của một đồng ngoại tệ tại các thời điểm khác nhau trong cùng một thị
trường. Các nhà đầu cơ ngoại tệ thường có chiến lược kinh doanh khác so với các nhà
đầu tư ngoại tệ: các nhà đầu cơ luôn áp dụng nguyên tắc “bán đắt mua rẻ” và áp dụng
phương thức “bán khống” hay có thể gọi là bán trước giao sau. Các quỹ đầu cơ không
được nhiều người ưa thích vì những nhà đầu cơ làm giàu bằng chính sự nghèo đi của các
nhà đầu tư khác, một khi đã xác định đầu cơ vào ngoại tệ nào, các nhà đầu cơ sẽ làm đủ
mọi cách để cho ngoại tệ đó xuống giá để kiếm lãi. Tuy nhiên, hoạt động đầu cơ không bị
cấm trên thị trường, bởi vì hoạt động của các nhà đầu cơ khiến thị trường trở nên hấp dẫn

hơn, rủi ro cao đồng nghĩa với lợi nhuận kì vọng lớn, vì vậy sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư
tham gia thị trường.
1.2.4. Cấu trúc thị trường ngoại hối:
Căn cứ vào địa điểm giao dịch, TTNH chia thành:


Giao dịch tập trung trên sở giao dịch (exchange): Sở giao dịch là thị trường tập
trung, trong đó việc giao dịch được thực hiện tại một địa điểm tập trung là sàn
giao dịch hay qua hệ thống mạng máy tính điện tử do các thành viên của Sở giao
dịch thực hiện.



Giao dịch phi tập trung OTC: thị trường OTC là thị trường phi tập trung, là thị
trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị

8


trường sàn giao dịch mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh
tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.
Căn cứ vào mức độ điều tiết của nhà nước, bao gồm:


Thị trường chứng thức (Sở giao dịch ngoại tệ) là thị trường diễn ra hoạt động
trao đổi ngoại tệ chính thức, được ủy quyền, phù hợp với định hướng của cơ quan
nhà nước, của luật pháp và các quy định thương mại




Thị trường chợ đen là thị trường diễn ra các hoạt động trao đổi ngoại tệ một cách
không hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong
muốn của các cơ quan nhà nước điều tiết thị thị trường, không liên quan đến thuế,
luật hay các quy định thương mại

Căn cứ vào giao dịch của thị trường, bao gồm:


Thị trường giao ngay là thị trường diễn ra các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà
việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất trong 2 ngày làm
việc kể từ ngày thỏa thuận hợp đồng mua ban. Tỷ giá giao ngay được xác định
theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng và xác định.



Thị trường phái sinh là thị trường diễn ra nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà người
mua và người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch với khối lượng xác định,
thời điểm xác định trong tương lai với mức giá ấn định vào hiện tại. Các công cụ
trên thị trường tài chính phái sinh rất đa dạng, được sử dụng để phòng tránh, phân
tán rủi ro, bảo vệ, tạo lợi nhuận, hạn chế các hành động đầu cơ

1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối:
1.3.1. Hoạt động cơ bản của thị trường ngoại hối:
Thị trường ngoại hối là thị trường tự do, không có một trung tâm giao dịch cụ thể
hay các tiêu chuẩn giao dịch thống nhất. Việc trao đổi được thực hiện thông qua hệ thống
các NHTM, NHTWW, công ty đầu tư, môi giới cũng như các nhà kinh doanh và đầu tư
cá nhân. Hầu hết các hoạt động trên TTNH đều được xử lý thông qua các ngân hàng lớn
cà có ảnh hưởng.Giao dịch trên TTNH (mua và bán) làm phát sinh luồng tiền âm dương
của hai đồng tiền tại cùng một thời điểm, chuyển gia quyền sở hữu ngoại tệ - vốn, làm
phát sinh đồng thời cả trạng thái ngoại tệ (phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về

ngoại tệ) và trạng thái luồng tiền (chênh lệch giữa luồng tiền dương và luồng tiền âm tại
một thời điểm). Các giao dịch trên TTNH chủ yếu chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá, rủi ro
lãi suất và rủi ro thanh khoản

9


Giao dịch ngoại hối hiện nay đã trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận với các nhà
đầu tư cá nhân, qua đó trở thành khu vực đầu tư tài chính phát triển nhanh nhất. Hoạt
động hối đoái từng chỉ dành riêng cho các ngân hàng lớn nắm quyền thống trị trên thị
trường đã trở nên thông dụng với tất cả mọi người nhờ hệ thống thanh toán điện tử. Các
hệ thống giao dịch điện tử hiện đại như MetaTrader, Reuters Dealing System hay EDS,
và các phần mềm ưu việt khác mà giúp cho bất cứ khách hàng nào muốn giao dịch trên
thị trường ngoại hối chỉ cần kí kết thỏa thuận với một nhà môi giới, và thỏa thuận này
giúp họ tiếp cận trực tiếp với thị trường.
Thị trường
ngoại hối
(FOREX)

Nghiệp vụ sơ
cấp (Primary
Operration)

SPOT

Nghiệp vụ phái
sinh (Dervative
Operations)

FORWARD


SWAP

OPTION

FUTURE

1.3.2. Các nghiệp vụ trên thị trường giao ngay:
Các nghiệp vụ trên thị trường giao ngay là các nghiệp vụ cơ sở bởi vì tỷ giá áp
dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu và luôn
sẵn có trên thị trường. Giao dịch giao ngay là phương thức phổ biến nhất với các thành
phần tham gia thị trường ngoại hối. Thị trường giao ngay thường được biết đến là thị
trường rất sôi động với khối lượng giao dịch cực lớn và tốc độ giao dịch cực nhanh.
a. Nghiệp vụ mua bán giao ngay
Đây là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện
ngay hoặc là chậm nhất là sau 2 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán có hiệu lực.
Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay và áp dụng tỷ giá giao ngay - tỷ giá được
xác định tại thời điểm giao dịch, được niêm yết ở tất cả các ngân hàng thương mại và trên
các phương tiện thông tin đại chúng.

10


Nghiệp vụ mua bán giao ngay chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu về khả năng thanh
toán. Các NHTM không thu phí giao dịch mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ
giá mua để trang trải chi phí giao dịch và dù đắp rủi ro, thu lợi nhuận.
b. Nghiệp vụ mua bán khống:
Đây là một nghiệp vụ trên TTNH được thực hiện nhằm kiếm lợi nhuận thông qua
việc giảm giá của một ngoại tệ nào đó. Trên thực tế, đa số những người tham gia TTNH
đều nhằm vào việc mua ngoại tệ để chờ đồng tiền đó tăng giá trong tương lai nhưng

những người kinh doanh theo nghiệp vụ bán khống lại kiếm lợi nhuận nhờ việc đồng tiền
nào đó giảm giá so với các đồng tiền khác trong tương lai.
Những người thực hiện kinh doanh theo nghiệp vụ bán khống thường bị nghi ngờ
là làm giàu thông qua sự nghèo đi của những người khác. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng những người thực hiện nghiệp vụ mua bán khống giúp tăng tính hiệu
quả và tính hấp dẫn cho TTNH.
c. Nghiệp vụ Arbitrages
Đây là nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để
thu lợi thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ. Nghiệp vụ Arbitrages gồm có hai loại:


Nghiệp vụ Arbitrages đơn giản: tìm kiếm cơ hội chênh lệch giá bằng việc
thực hiện giao dịch một loại đồng tiền tại hai thị trường khác nhau trong
cùng một thời điểm. Khi giá bán của ngoại tệ nào đó tại thị trường 1 nhỏ
hơn giá mua của ngoại tệ đó tại thị trường 2 thì có cơ hôi để thực hiện
nghiệp vụ Arbitrages để kiếm lợi nhuận



Nghiệp vụ Arbitrages phức tạp: Với một số vốn nhất định bằng đồng tiền
nào đó, và trên cơ sở về tỷ giá của các ngoại tệ trên các thị trường khác
nhau, tiến hành lên kế hoạch mua bán các đồng tiền niêm yết ( thường là 3
loại đồng tiên trở lê) để kiếm lợi nhuận - lợi nhuận Arbitrages.

Trong những năm 60, nghiệp vụ Arbitrages phát triển mạnh do sự thiếu thông tin
giữa các thị trường, tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng
như hệ thống thông tin ngày càng phát triển vượt bậc và hoàn thiện nên nghiệp vụ
Arbitrages không còn ý nghĩa lớn.

1.3.3. Các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối


11


Các nghiệp vụ trên thị trường phái sinh đều là những nghiệp vụ được kí kết hợp
đồng vào một ngày cố định và thực hiện hợp đồng vào một ngày trong tương lai ( thời
hạn thực hiện hợp đồng sẽ sau ngày kí kết hợp đồng ít nhất là 3 ngày). Mục đích chính
của các nghiệp vụ này là hạn chế rủi ro tỷ giá cho các nhà kinh doanh XNK do các nhà
kinh doanh XNK không phải chuyên gia tiền tệ, họ không có nhu cầu kiếm lãi từ sự biến
động tỷ giá và họ là những người ngại rủi ro tỷ giá. Vì vậy, các NHTM cung cấp các
nghiệp vụ ngoại hối phái sinh và thu phí dịch vụ từ các nghiệp vụ này.
a. Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kì hạn (Forwards Contracts)
Đây là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một
thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng. Tỷ giá thỏa thuận lúc ký
kết hợp đồng là tỷ giá có kì hạn - tỷ giá áp dụng cho tương lai nhưng được xác định trước
ở hiện tại ( thông thường kì hạn giao dịch có thể là 30, 90, 180 ngày).
Nghiệp vụ này giúp cho nhà kinh doanh XNK phòng tránh được rủi ro tỷ giá hối
đoái vào thời điểm kết thúc thời hạn hợp đồng và nhà kinh doanh XNK (khách hàng)
cũng có thể dự tính trước được chi phí kinh doanh hoặc doanh thu để dự tính được khả
năng thanh toán. Tuy nhiên việc thực hiện nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng kì hạn sẽ
khiến khách hàng mất chi phí và phải có một khoản kí quỹ tại ngân hàng ( để thực hiện
nghiệp vụ kì hạn, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ hay đặt cọc trong phạm
vi tối thiểu để thế chấp).
Ngoài ra, Forwards Contracts chỉ đáp ứng được nhu cầu khi khách hàng có nhu
cầu mua bán ngoại tệ trong tương lai và không có nhu cầu tại hiện tại. Khi Forward
Contracts đáo hạn thì người mua và người bán bắt buộc phải thực hiện hợp đồng, vì vậy
đòi hỏi người mua và người bán dự đoán được xu hướng tỷ giá trong tương lai.
b. Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng tương lai (Future Contracts):
Đây là nghiệp vụ tiến hành thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ xác định
theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được

thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch
Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng tương lai bắt buộc các thành viên tham gia phải
đăng kí, các giao dịch diễn ra trên sàn chuyên biệt với tiêu chuẩn hóa về loại tiền, khối
lượng tiền, mức ký quỹ… chuyên biệt. Mỗi giao dịch đều phải nộp phí cho sàn giao dịch.
Tuy nhiên, hợp đồng tương lai có tính lỏng cao nhất nên có thể bán ngay khi người nắm
giữ cảm thấy có bất lợi hoặc có lợi
Hợp đồng tương lai khác với hợp đồng có kỳ hạn ở trên là ở chỗ:

12


Future Contracts

Forward Contracts



Chỉ thực hiện ở thị trường chính
thức và có tính chính thức cao hơn



Thực hiện ở thị trường chính thức và
phi chính thức với tính chính thức
thấp hơn



Trị giá hợp đồng nhỏ hơn




Trị giá hợp đồng cao hơn



Phí đặt cọc cao hơn



Phí đặt cọc thấp hơn



Có thể bán trước được thời hạn



Không bán trước được



Có ý nghĩa với các công ty nhỏ



Có ý nghĩa với các công ty lớn

c. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (SWAPS):
Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ

giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kì hạn để kiếm lợi nhuận, tức là
việc mua bán ngoại tệ xảy ra đồng thời ở hai thời điểm khác nhau, bán một đồng tiền nào
đó ở thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó vào một thời điểm xác định trong
tương lai hoặc ngược lại. Nghiệp vụ SWAP được thực hiện khi trong thời điểm hiện tại
dư thừa một loại đồng tiền và đang có nhu cầu về một loại đồng tiền khác.
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ thường có đặc điểm sau đây:


Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này (đồng tiền yết giá) là bằng nhau
trong cả hai vế mua và bán của hợp đồng hoán đổi nên nghiệp vụ SWAP
không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn thực hiện việc bảo tồn ngân quỹ và cân
bằng trạng thái hối đoái.



Giao dịch thực hiện trên thị trường OTC và không có quy chuẩn nhất định.



Hợp đồng có hai loại tỷ giá khác nhau: tỷ giá của hai giao dịch được xác
định cụ thể tại thời điểm kí kết hợp đồng.

Nghiệp vụ SWAP thường được áp dụng với những cá nhân, doanh nghiệp đi vay
hoặc đầu tư bằng ngoại tệ để tránh rủi ro tỷ giá hoặc với các ngân hàng có nhiều nguồn
vốn huy động ngoại tệ với các kì hạn khác nhau.
d. Nghiệp vụ mua bán theo hợp đồng quyền chọn (Option):
Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính, cho phép người mua hợp đồng có
quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại
tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định trong tương lai.


13




Hợp đồng quyền chọn mua là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có
quyền mua một đồng tiền nhất định



Hợp đồng quyền chọn bán là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có
quyền bán một đồng tiền nhất định.

Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay không thực
hiện quyền chọn của mình. Người mua quyền chọn có thể tiến hành giao dịch theo tỷ giá
đã thỏa thuận cố định từ trước nếu thấy có lợi hoặc có thể để cho hợp đồng tự hết hạn mà
không tiến hành một giao dịch nào nếu làm như vậy ít tốn kém hơn.
Dù người mua hợp đồng quyền chọn có thực hiện hợp đồng hay không thì đều tốn
một khoản chi phí gọi là phí quyền chọn. Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi và
thông thường được thanh toán một lần tại thời điểm kí kết hợp đồng
Hình thức của hợp đồng quyền chọn: hai loại chính


Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép thực hiện hợp đồng ở bất cứ thời điểm nào
trước khi hợp đồng đến hạn



Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ cho phép thực hiện hợp đồng đáo hạn


Vậy TTNH là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động mua bán các đồng tiền quốc
tế. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối có những động cơ rất khác nhau, trong đó
các NHTW luôn đóng vai trò là người tổ chức và kiểm soát điều hành nhằm ổn định tỷ
giá hối đoái trên thị trường. TTNH gồm có 4 chức năng cơ bản: đáp ứng nhu cầu mua
bán trao đổi ngoại tệ; hỗ trợ NHTW điều chỉnh tý giá hối đoái theo mục tiêu; cung cấp
các công cụ phòng ngừa rủi ro hoặc thu lợi nhuận cho các nhà kinh doanh; là công cụ tín
dụng cần thiết. TTNH có 4 đặc điểm chủ yếu: diễn ra trên phạm vi toàn cầu; mang tính
quốc tế hóa; hoạt động liên tục suốt ngày đêm; đồng USD là đồng tiền phương tiện trong
trao đổi trên TTNH. Trên TTNH thực hiện các nghiệp vụ giao ngay và các giao dịch có
kỳ hạn kết hợp với các loại giao dịch phức tạp như giao dịch chuyển hối, giao dịch hoán
đoán, giao dịch tương lai và giao dịch quyền chọn.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI CỦA CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 - 2012

2.1. Tỷ giá USD/VNĐ bình quân liên ngân hàng ít biến động:

14


Hình 2.1: Diễn biến thay đổi tỷ giá từ 1/1/2012 đến 31/12/2012
Nguồn: Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Năm 2012, diễn biến tỷ giá VNĐ/USD vào đầu năm duy trì ổn định với biến động
không quá +/- 1% theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) và với chiều hướng
giảm từ 21.030 VNĐ/ 1USD xuống khoảng 20.850 VNĐ/ 1USD vào cuối năm. Có thể
thấy tỷ giá USD/VNĐ (hay giá USD) năm 2012 đã giảm khoảng 1%.
Để đạt được kết quả trên là do sự phối hợp linh hoạt các biện pháp điều hành
chính sách tỷ giá của NHTW trong năm 2012; do diễn biến thuận lợi của cán cân thương
mại, cán cân tổng thể trong năm 2012; do các quy định và biện pháp kiểm soát chặt chẽ
thị trường vàng… đã làm giảm tác động đến thị trường ngoại hối tự do.

Sự ổn định tỷ giá USD/VNĐ đã góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa; đồng thời
cũng giúp chó NHTW mua được một lượng lớn USD từ phía người dân do người dân và
doanh nghiệp không còn nhiều nhu cầu nắm giữ USD. Với lượng lớn USD mua được từ
thị trường, lượng ngoại hối dự trữ tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2011. Dự trữ
ngoại tệ cuối năm 2012 là 25 tỷ USD, tăng 277,78% so với năm 2011 (số liệu từ website
Ngân hàng nhà nước Việt Nam)

15


2.2. Chính sách tỷ giá linh hoạt của Ngân hàng trung ương:
Nhóm biện pháp tác động trực tiếp:
STT

Biện pháp điều hành

Nội dung

1

Can thiệp trực tiếp vào
tỷ giá liên ngân hàng

2

Trực tiếp mua bán ngoại Trong năm 2013, NHTW mua ròng khoảng 10 tỷ
tệ trên TTNH
USD để tăng dự trữ quốc gia

3


Thu hẹp và siết chặt các khoản vay bằng ngoại tệ
trong nước theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ
hơn với các khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ.
Các khoản vay ngoại tệ lơn thường do NHTW quyết

Kiểm soát tín dụng
ngoại tệ

Tỷ giá BQLNH được ấn định 1USD = 20.828 VNĐ
trong suốt năm 2012

Nhóm biện pháp tác động gián tiếp:
STT

Biện pháp điều hành

Nội dung

1

Điều chỉnh lãi suất chiết
khấu

Lãi suất chiết khấu được điều chỉnh 6 lần trong năm
2012, giảm từ 13% xuống 7%

Thay đổi trạng thái
ngoại tệ của các tổ chức
tín dụng


Thu hẹp trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng
từ +/- 30% xuống +/- 20% vốn tự có (Thông tư sô 07/
2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 về Quy định về
trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài)

2

3

Siết chặt quản lý thị
trường vàng

4

Các biện pháp khác

- Hoạt động mua bán vàng miếng của các cá nhân, tổ
chức chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và
các doanh nghiệp được NHTW cấp phép
- NHTW từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản
lý thị trường vàng, chấm dứt hoạt động huy động và
cho vay vốn bằng vàng vào ngày 25/11/2012
- Kiểm soát và trấn áp hoạt động TTNH tự do
- Ổn định tâm lý người dân

16



- Sử dụng các biện pháp hành chính nhằm tập trung
nguồn ngoại tệ vào hệ thống tổ chức tín dụng để tạo
điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp
pháp của nền kinh tế

2.3. Tình hình cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tỏ ra khả quan hơn:
Điều này được thể hiện rõ nhất khi trong năm 2012, Việt Nam có xuất siêu trở lại
sau 13 năm (từ năm 2013) với 284 triệu USD. Ngoài ra một số các chỉ số khác cũng thể
hiện tình hình khả quan trong cung cầu ngoại tệ:
A

CÁN CÂN VÃNG
LAI (1+2+3+4)

1.400

1

Cán cân thương mại

1.930

B

CÁN CÂN VỐN VÀ
TÀI CHÍNH

1.442

5


Đầu tư trực tiếp

1.770
1.970

Xuất khẩu (FOB)

28.527

FDI vào Việt Nam

Nhập khẩu (FOB)

26.597

FDI từ Việt Nam

200

Nhập khẩu (CIF)

28.909

6

Vay trung - dài hạn

310


2

Dịch vụ

-1.377

7

Vay ngắn hạn

863

3

Thu nhập đầu tư

-1.119

8

Đầu tư giấy tờ có giá

397

4

Chuyển tiền

1.966


9

Tiền và tiền gửi

10

Tài sản khác

- 104
- 1.794

Cán cân thanh toán của Việt Nam quý III năm 2012 ( đơn vị: triệu USD)
2.4. Tình hình ổn định của cán cân vãng lai chưa thật sự bền vững:

17


Trong năm 2012, Việt Nam đã có xuất siêu trở lại sau hơn 13 năm nhờ lợi thế về
giá của một số hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có
sự thay đổi cần thiết, vẫn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu để sản xuất cho hàng xuất khẩu.
Vì vậy, có thể nói rằng, việc năm 2012, Việt Nam đạt được xuất siêu nhưng kết quả này
không bền vững qua các năm.

2.5. Thị trường vàng diễn biến đầy biến động:

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (tổng hợp)
Năm 2012, ghi nhận nhiều biến động của thị trường vàng. Chịu ảnh hưởng sâu sắc
của giá vàng thế giới, sau khi tăng giá gần 3% (từ 42.7 triệu đồng/lượng lên 44 triệu
đồng) trong quý I, giá vàng trong nước giảm 2.7% so với đầu năm trong quý II. Và đến
quý III, thị trường lại chứng kiến sức tăng ấn tượng của giá vàng. Từ mức giá 42.7 triệu

đồng/lượng đầu năm 2012 thì đến cuối năm 2012, giá vàng trong nước ở khoảng 47 triệu
đồng/lượng, tăng 4.3 triệu đồng, tương đương 10.07%. Sự biến động giá vàng trong nước

18


nhanh hơn giá vàng quốc tế đã khiến mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới
tăng mạnh lên trên 3 triệu đồng/lượng, phá bỏ những nỗ lực trước đó khi thu hẹp khoảng
cách này dưới 1 triệu đồng/lượng.
Trong năm 2012, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt
động kinh doanh vàng và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24 đã tác động mạnh đến thị trường vàng trong nước.
Hai văn bản ra đời nhằm tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ cho thị trường vàng và được kì
vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường vàng nhưng kì vọng này chưa được đáp ứng khi
mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng bị kéo dãn, có những thời
điểm mức chênh lệch này lên tới mức 5 triệu đồng/lượng.

2.6. Thị trường ngoại tệ trong ngân hàng thương mại:
Đầu năm 2012, dưới những quy định của Pháp luật nhằm hạn chế hoạt động của
thị trường tự do khiến cho hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do lắng xuống nhưng nhu
cầu về ngoại tệ của các cá nhân và doanh nghiệp vẫn tương đối lớn. Điều này đã được
các NHTM triệt để khai thác. Khi bán ngoại tệ cho khách hàng, NHTM được phép thỏa
thuận tỷ giá và thu thêm phí với khách hàng nên thực chất tỷ giá niêm yết trên các giao
dịch mua bán ngoại tệ của NHTM chỉ mang tính chất tham khảo. Ngoài ra, doanh nghiệp
ngoài bán ngoại tệ cho NHTM cũng không biết bán cho ai nên khi bán ngoại tệ cho
NHTM, doanh nghiệp phải chấp nhận giá của NHTM và không nhận nhiều lợi ích.
Theo nhận định của nhiều giám đốc doanh nghiệp XNK, NHTM bán giá nào cho
doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng phải mua và NHTM mua giá nào thì doanh nghiệp
cũng phải bán. Trong hoàn cảnh như vậy, thị trường ngoại tệ trong Ngân hàng không
khác gì thị trường tự do trước đây

Tuy nhiên, nhờ những chính sách và can thiệp của NHTW, hoạt động kinh doanh
ngoại tệ và tỷ giá của các NHTM luôn ổn định. Tính đến ngày 21/12/2012, tỷ giá mua
trung bình của các NHTM giảm 0.96% so với cuối năm 2011; tình trạng đô la hóa giảm
(tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán là 13.2%, thấp hơn mưc 15.8% vào
cuối năm 2011)

2.7. Hoạt động của thị trường ngoại tệ chợ đen vẫn nhộn nhịp:
Tuy đã có những điều tiết và quy định chặt chẽ của Chính phủ, nhưng hoạt động
thị trường ngoại tệ chợ đen vẫn diễn ra một cách công khai, đặc biệt là ở các cửa khẩu

19


tiếp giáp với Lào và Trung Quốc, khiến gây thất thu một khoản không nhỏ cho Ngân
sách Nhà nước. Tại các cửa khẩu Quốc tế, tồn tại rất nhiều các quầy thu đổi ngoại tệ chui
hoạt động bất hợp pháp và không có giấy phép theo quy định của Pháp luật. Các quầy thu
đổi ngoại tệ này hoạt động công khai một thời gian dài, thu được nhiều khoản tiền bất
chính nhưng không hề bị bất cứ cơ quan chức năng địa phương cảnh cáo hay phạt.
Có thể nhận thấy, do chưa có một biện pháp giải quyết hữu hiệu và triệt để, đồng
thời việc quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo nên “chợ đen” thu đổi ngoại tệ
vẫn tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt là ở các cửa khẩu quốc tế

KẾT LUẬN

20


Thị trường ngoại hối cơ bản là thị trường là thị trường liên ngân hàng quốc tế, tồn
tại ở bất cứ nơi nào mà đồng tiền của quốc gia này được chuyển đổi sang đồng tiền của
quốc gia khác. Có ba lý do chính để mọi người tham gia vào thị trường ngoại hối: đầu tư,

tự bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro tiền tệ và đầu cơ. Nhưng mục đích cuối cùng mới là
động cơ chính của những người tham gia thị trường, bởi có đến 80-90% các nhà kinh
doanh hướng tới mục đích kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá. Các đồng tiền và các
cặp tiền tệ trên TTNH cũng đồng thời được sử dụng trong các giao dịch tài chính với vai
trò là phương tiện thanh toán.Chính các giao dịch thanh toán quốc tế giữa các doanh
nghiệp, cá nhân, NHTM và NHTW là đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế nói
chung cũng hoạt động và sự vận động của TTNH nói riêng.
Trong năm 2012, ghi nhận lớn nhất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là duy trì
tỷ giá USD/VNĐ ở mức ổn định, là 20.828 - giữ nguyên so với mục tiêu đã đề ra. Ngoài
ra những dấu hiệu tích cực trong cán cân thanh toán quốc tế cũng là một minh chứng cụ
thể cho tình hình cung cầu ngoại tệ của Việt Nam đang ở trong tình trạng khả quan mặc
dù thặng dư cán cân vãng lai chưa thực sự bền vững. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của
các NHTM tuy có một vài điểm chưa tốt nhưng nhìn chung cũng sáng sủa, bền vững và
tốt hơn so với năm 2011. Các thị trường ngoại tệ chợ đen tuy vẫn công khai hoạt động
nhưng với số lượng và tầm ảnh hưởng giảm đáng kể và đang được các cơ quan chức năng
xử lý và can thiệp kịp thời.
Thị trường tiền tệ trong nước năm 2013 nhìn chung sẽ tiếp tục chịu sự kiểm soát
của ngân hàng Nhà Nước như thường thấy với mục tiêu chung kiểm soát tỷ giá, ngăn
chặn tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Năm 2013 được lưu ý là bối cảnh và tình hình
chung sẽ có những khác biệt so với năm 2012, có nhiều thử thách. Song định hướng
chung là Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù
hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh
tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải
thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị
đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế. Ngân hàng
Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp khắc phục căn bản tình trạng đô la hóa nền
kinh tế, cũng như tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống tổ chức tín dụng để tạo điều kiện
đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của nền kinh tế để hỗ trợ công tác điều
hành tỷ giá.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

21


1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê
2010
2. GS.TS. Đỗ Đức Bình và TS. Ngô Thị Tuyết Mai, Giáo trình Kinh tế Quốc tế, Nhà
xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân 2012
3. TS. Trần Thị Lương Bình, Chính sách tỷ giá và những vấn đề đặt ra, Tạp chí tài
chính, 2013
4. TS.Nguyễn Thị Thu Thảo và TS. Hoàng Lan Hương, Hướng dẫn nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
5. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
6. Website Tổng cục Thống kê:

22



×