Tải bản đầy đủ (.ppt) (110 trang)

Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 110 trang )



A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Học viên cần biết và hiểu :
- Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu
(BĐKH).
- Mục tiêu, nội dung giáo dục BĐKH trong môn
học.
- Phương pháp và hình thức dạy học lồng
ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong
môn học.
- Cách khai thác nội dung để thiết kế bài dạy
có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH
vào các bài học trong môn học.


2. Học viên có khả năng :
- Rà soát nội dung, chương trình môn học, từ
đó xác định được các bài có khả năng lồng
ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong
môn học.
- Thiết kế bài dạy và dạy học (môn học) theo
hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục
BĐKH.
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích
hợp nội dung giáo dục BĐKH vào môn học.


B. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ KHÍ HẬU VÀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Khái niệm biến đổi khí hậu, biểu hiện


của biến đổi khí hậu
Hoạt động 1
Căn cứ vào kinh nghiệm và hiểu biết về
BĐKH, căn cứ vào các thông tin về BĐKH
trên các phương tiện thông tin mà thầy/cô
biết, hãy thảo luận trong nhóm, trả lời các
câu hỏi sau:


1. BĐKH là gì?
2. Nêu những biểu hiện của BĐKH?
Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1.Khái niệm về khí hậu và biến đổi khí hậu


Dù sống ở bất cứ nơi đâu, một trong những
điều mà mọi người đều chú ý hàng ngày là quan
sát thời tiết hoặc theo dõi bản tin dự báo thời tiết
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu dự
báo trời nắng, bầu trời quang đãng mọi người sẽ
đội mũ khi ra đường; nếu dự báo trời mưa, mọi
người sẽ mang theo ô. Vậy thời tiết là gì? Thời
tiết là các đặc trưng về nhiệt độ, lượng mưa,
nắng, gió...xảy ra trong thời gian ngắn (một giờ,
một ngày hoặc vài ngày), tại địa phương nào đó.


Khi đi du lịch đến một nơi nào đó, chúng ta
cũng thường quan tâm đến đặc điểm khí hậu
nơi đó.

Ví dụ: Khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh,
mưa phùn; Khí hậu miền Nam nước ta quanh
năm nóng với mùa mưa và mùa khô rõ rệt; Đà
Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ.
Vậy khí hậu là gì?
Khí hậu là giá trị trung bình nhiều năm của
nhiệt độ, lượng mưa, nắng, gió...ở một nơi nào đó
một tỉnh, một nước, một vùng lãnh thổ rộng lớn.
Chuỗi số liệu để đánh giá khí hậu thường có độ dài
30 năm..


Khí hậu được hình thành bởi các nhân tố
hình thành khí hâu, đó là: bức xạ mặt trời, đặc
điểm bề mặt đất và chuyển động của không khí.
Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng
chính cung cấp cho bề mặt đất, là nhân tố chính
hình thành nên khí hậu.


Đặc điểm của bề mặt đất quyết định đến
khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời. Vùng núi
đá nóng rất nhanh vào ban ngày và lạnh đi rất
nhanh vào ban đêm. Vì vậy ở vùng núi đá, ban
ngày rất nóng nhưng ban đêm lại rất lạnh. Biển
ban ngày ít nóng hơn và ban đêm ít lạnh hơn so
với đất liền, nên ở vùng ven biển có khí hậu
điều hòa hơn.



- Sự chuyển động của không khí có vai

trò điều hòa khí hậu. Gió mùa Đông Bắc
đem đến cho miền Bắc nước ta một mùa
đông lạnh, gió mùa Tây Nam mang hơi ẩm
và làm dịu bớt cái nóng mùa hè.
- Giữa thời tiết và khí hậu có sự khác nhau
như thế nào? Thời tiết thay đổi nhanh chóng
trong một thời gian ngắn, còn khí hậu tương đối
ổn định, ít thay đổi. Ví dụ thời tiết ở Hà Nội có thể
sáng nắng, chiều mưa, nhưng khí hậu Hà Nội có
mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều,
chịu ảnh hưởng của bão.


Nếu nhìn lại khí hậu trong quá khứ có thể
thấy khí hậu có những biến đổi. Chúng ta từng biết
một thời kỳ lạnh giá của Trái Đất cách đây khoảng
20.000 năm thông qua bộ phim “Kỷ Băng hà”. Cách
ngày nay 10.000 năm là thời kỳ Trái Đất ấm dần
lên. Trong suốt lịch sử của Trái Đất, BĐKH luôn
diễn ra, tuy nhiên tốc độ biến đổi của khí hậu thời
kỳ xa xưa diễn ra rất chậm theo thời gian.


Như vậy BĐKH là sự thay đổi của khí hậu diễn
ra trong một khoảng thời gian dài, có thể ấm lên
hoặc lạnh đi, lượng mưa có thể tăng hoặc giảm ,
gió, các hiện tượng thời tiết.. có thể mạnh lên hoặc
yếu đi trong một khoảng thời gian dài.



Ngày nay, mỗi chúng ta đều cảm nhận được
khí hậu đang biến đổi, đó là sự nóng lên toàn
cầu, mưa nắng thất thường, các hiện tượng thời
tiết diễn ra ngày càng khốc liệt hơn...và khí hậu
biến đổi với tốc độ nhanh hơn những giai đoạn
cổ xưa rất nhiều.Thuật ngữ “BĐKH” hiện nay
được dùng để chỉ sự nóng lên toàn cầu do các
hoạt động của con người gây ra.


2. Những biểu hiệu của biến đổi khí hậu
BĐKH diễn ra trên toàn cầu, tuy nhiên biểu
hiện của BĐKH ở những khu vực khác nhau trên
Trái Đất không giống nhau. Biểu hiện rõ nét nhất
của BĐKH được thể hiện qua sự biến đổi của
nhiệt độ, lượng mưa, gió, các hiện tượng thời
tiết cực đoan...và dâng lên của mực nước biển.


a.Ở phạm vi toàn cầu
- Biến đổi của nhiệt độ
Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu
hướng tăng và ngày càng tăng nhanh hơn: Trong
vòng 50 năm từ năm 1906 đến năm1955, nhiệt
độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,25ºC, từ
năm 1956 đến năm 2005 nhiệt độ trung bình toàn
cầu tăng 0,49ºC. Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh
hơn trên đại dương (2007).



Qua hình 1 chúng ta cũng có
thể thấy xu thế nhiệt độ trung
bình năm toàn cầu trong giai
đoạn 1880-2010 liên tục tăng.
Trong 100 năm qua, nhiệt độ
trung bình toàn cầu đã tăng
khoảng 0,74ºC, tốc độ tăng
của nhiệt độ trong 50 năm gần
đây gần gấp đôi so với 50 năm
trước đó. Thập kỷ 2001-2010
là thập kỷ nóng nhất, so với
các thập kỷ trước đó.

Hình 1. Sự thay đổi nhiệt
độ trung bình toàn cầu từ
năm 1880 đến năm 2010


- Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Trong những năm gần đây, các hiện tượng
thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa lớn,
bão... ngày càng khốc liệt hơn. Nắng nóng diễn
ra khắp mọi nơi trên thế giới. Có thể ví dụ những
ngày cuối tháng 1 năm 2009, nhiệt độ ở thành
phố (Úc) có thời điểm lên tới 46,4ºC, là nhiệt độ
cao nhất trong lịch sử 150 năm qua, và hệ quả
trong những ngày này, cháy rừng xảy ra trên diện
rộng gây thiệt hại lớn về người và của cho nước

Úc. Người ta đã ví như nước Úc đang trải qua
những ngày bão lửa


Đợt nắng nóng cuối tháng 6 năm 2010 đã tràn
qua Matxcơva (Nga) kéo dài trong suốt tháng 7
làm cháy hàng nghìn hecta rừng và làm cho
thành phố Matxcơva chìm trong khói bụi. Mùa
mưa lũ 2007 ở Đông Á khiến 3 triệu người Trung
Quốc mất nhà cửa, nhiều vùng rộng lớn của nước
này ghi nhận lượng mưa lớn nhất từ khi sử sách
ghi chép được.


- Bão
BĐKH làm cho nhiệt độ nước biển tăng cao,
bốc hơi nhiều tạo nên nguồn năng lượng lớn cho
các cơn bão nhiệt đới, chính vì vậy các cơn bão
mạnh ngày xuất hiện càng thường xuyên hơn.
Trong những năm gần đây thế giới đã quan sát
được những cơn bão có cường độ kỷ lục, đường
đi bất thường, không theo quy luật gây khó khăn
cho công tác dự báo thời tiết. Ví dụ năm 1999,
trận siêu bão đổ bộ vào khu vực Đông Bắc bang
Orrissa của Ấn Độ làm 10.000 người thiệt mạng.


Tháng 8 năm 2005, bão
Katrina là một trong ba cơn
bão mạnh nhất trong lịch

sử Hoa Kỳ với sức gió lên
tới 241 km/h đổ bộ vào
miền Đông Nam Hoa Kỳ và
đã trở thành một trong
những thiên tai kinh khủng
và tổn thất lớn nhất trên thế
giới.
Hình 2. Bão Katrina là cơn bão
mạnh thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ
với sức gió lên tới 241 km/h


Vào đầu tháng 5 năm 2008, cơn bão Nagis với
đường đi bất thường đột ngột đổi hướng và mạnh
lên thành siêu bão (cấp 14-15) và đổ bộ vào bờ
biển Mianma làm cho hơn 22 nghìn người thiệt
mạng và hơn 41 nghìn người mất tích.
- Mực nước biển dâng
BĐKH với sự ấm lên toàn cầu đã làm cho
băng tan ở các cực, trên các đỉnh núi cao và làm
cho nước biển giãn nở ra do nhiệt độ tăng. Các
hệ quả trên đã làm mực nước biển dâng cao.


Trong giai đoạn 19932011, tốc độ dâng của mực
nước biển trung bình toàn
cầu khoảng 3.16 mm/năm
trong đó đóng góp do giãn
nở vì nhiệt khoảng
1mm/năm và tan băng

khoảng 2 mm/năm. Trên
quy mô toàn cầu, xu thế
biến đổi của mực nước biển
tăng mạnh ở ven bờ Tây
Thái Bình Dương.

Hình 3. Mực nước biển trung bình và
xu thế mực nước biển toàn cầu giai
đoạn 1993-2011


a.Ở Việt Nam
- Biến đổi của nhiệt độ
Theo các nhà khoa học, nhiệt độ có xu thế
tăng lên rõ rệt trên tất cả các vùng khí hậu của
nước ta và tăng trong tất cả các mùa (xuân, hạ,
thu, đông).


Trong vòng 50 năm qua,
nhiệt độ không khí trung
bình năm tăng khoảng
0,6-0,9ºC; nhiệt độ trung
bình tăng 0,8-1,2ºC
trong mùa đông; 0,50,8ºC trong mùa xuân;
0,4-0,8ºC trong mùa hạ;
0,5-0,8ºC trong mùa thu.

Hình 6. Sự thay đổi nhiệt độ trung
bình năm tại trạm Láng-Hà Nội giai

đoạn 1961 đến năm 2010


×