Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Tài liệu hướng tới thành phố xanh và bền vững tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 69 trang )

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT

Hướng tới thành phố xanh
và bền vững tại Việt Nam
ĐÀ NẴng, 24.-25.10.2013


Được xuất bản cho hội thảo
Phát triển đô thị hợp nhất hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Tổ chức tài trợ:

Bộ Xây dựng
37, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT

Hướng tới thành phố xanh
và bền vững tại Việt Nam
Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

Đối tác Tài trợ:

Nhóm biên tập
Tổng biên tập
Ông Kapil Chaudhery
Bà Sarah Remmei
Bà Đặng Thị Thu Hương
Biên tập chuyên gia kỹ thuật
Bà Phan Thanh Mai
Tiến sĩ & Kiến trúc sư Phạm Thúy Loan


Bà Phùng Mỹ Hạnh

Bố cục và xuất bản


ĐÀ NẴng, 24.-25.10.2013


4

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Mục lục
57

Chuyên đề 2: Hướng tới khả năng chống chịu
Quản lý tích hợp về rủi ro lũ lụt đô thị

58

Tài liệu nền chuyên đề 2 - Quản lý rủi ro lũ lụt đô thị - từ kiến thức tới hành động
Tiến sĩ Michael R. DiGregorio

66

Hướng tiếp cận quản lý tích hợp rủi ro lũ lụt đô thị trong bối cảnh bất định
Ông Hồ Phi Long


77

Dự án chống và thoát lũ cho các thành phố duyên hải hạng trung tại Việt Nam
Ông Heinz-Ullrich Velte, Ông Sebastian Malter, Bà Sarah Wolff

81

Quá trình dựng nhà chống bão lũ và nơi trú ẩn – Hướng tiếp cận và đóng góp từ các tổ chức phi
chính phủ - Bà Nguyễn Phúc Hoa và Bà Đặng Phương Thu

85

Chuyên đề 3: Tích hợp biến đổi khí hậu vào công tác quy hoạch đô thị

 à Ngô Thị Lệ Mai, Điều phối viên quốc gia, Viện Nghiên cứu Chuyển đổi Môi trường và Xã hội
B
(ISET-Vietnam)

86

Tài liệu nền chuyên đề 3 - Những thách thức, kinh nghiệm quốc tế và triển vọng cho Việt Nam Ông Stephen Tyler PhD

16

Thông tin chuyên đề

97

Bối cảnh khung pháp lý đối với phát triển đô thị tại Việt Nam –
Quan hệ mật thiết với quy hoạch tổng thể đô thị thân thiện với môi trường - Ông Martin Schreiner


17

 ệ thống quy hoạch đô thị đang phải chịu áp lực
H
Ông Lawrie Wilson

107

Phương pháp tiếp cận của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia (NIURP) trong lồng ghép
thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình lập quy hoạch đô thị ở Việt Nam: Sự kết hợp giữa
nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật và công cụ
Tiến sĩ Lưu Đức Cường

7
Lời mở đầu


8
Bài nói chủ đạo
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật (ATI), Bộ Xây dựng 1


 ng Franz Marré, Trưởng ban “Phát triển Đô thị, Năng lượng, Nước”, Bộ Hợp tác và Phát triển
Ô
Kinh tế Liên bang Đức (BMZ)2 tbc

9

Ông Đỗ Việt Chiến, Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị (UDA), Bộ Xây dựng


11

Ông Andrew Head, Phó giám đốc quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
Tiến sĩ Bernhard Dohle, Điều phối chương trình, Sáng kiến phát triển các thành phố tại châu Á (CDIA Inc.) 3

14

30

Chuyên đề 1: Hướng tới thành phố xanh
Các hướng tiếp cận tích hợp cho sự phát triển đô thị bền vững

31

Tài liệu nền chuyên đề 1- Kết nối giữa lý thuyết, thực hành và thực tế
Ông Kapil Chaudhery PhD (ABD)

111

Đánh giá nhu cầu đào tạo về đô thị hóa và biến đổi khí hậu cho các khóa học ngắn hạn
Phó giáo sư tiến sĩ Đỗ Hậu

35

Đổi mới công tác quy hoạch đô thị: Xây dựng nền móng cho tương lai
Ông Ngô Trung Hải, Tiến sĩ Lưu Đức Cương

117


Các bài báo bổ sung của chuyên gia

118

Phương pháp tiếp cận, yêu cầu và quy trình thiết kế quy hoạch đô thị nước trong bối cảnh biến đổi
khí hậu - Tiến sĩ Lưu Đức Cường

124

Mô hình lũ lụt trong công tác quy hoạch đô thị - Ví dụ Đà Nẵng/Vu Gia – Thu Bồn
Ông Nils Fuehrer & Tiến sĩ Harro Stolpe

131

Chiến lược thích ứng khí hậu giành cho thành phố HCM
Ông Martijn van de Groep

Sự khởi xướng về thành phố xanh và Chiến lược phát triển đô thị của ADB 4
Ông Hubert Jenny
39

46

52

Chiến lược phát triển thành phố hướng tới tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Tiến Sĩ Nguyễn Quang, Bà Juhyun Lee, và Ông Jooseub Lee
Quy hoạch sinh thái khu vực để phát triển đô thị xanh
Ông Kapil Chaudhery PhD (ABD), Bà Sarah Remmei
Đề xuất bộ tiêu chí thành phố bền vững về môi trường ở Việt Nam

Tiến sĩ Đỗ Nam Thắng

1

Bài diễn văn không bao gồm trong bản chuyên đề và sẽ được chuyển trực tiếp tại hội thảo.

2

Bài diễn văn đã không thể được gửi đúng thời hạn để được bao gồm trong ấn phẩm này.

3

Nội dung của tài liệu này không có để xuất bản, tác giả sẽ thực hiện bài diễn văn chủ đạo trực tiếp tại hội thảo.

4Tác giả sẽ thuyết trình trực tiếp tại hội thảo. Bạn có thể tải Bản đánh giá ngành tóm tắt về Cấp nước và Các cơ sở hạ tầng và công trình đô
thị khác được chuẩn bị để hỗ trợ Chiến lược Đối tác Quốc gia 2012-2015 của ADB từ đường link dưới đây: />
Thách thức và cơ hội lãnh đạo cho Đà Nẵng5
Giáo sư tiến sĩ Burkhard von Rabenau

1Thách thức và cơ hội lãnh đạo cho Đà Nẵng do Giáo sư tiến sĩ Burkhard von Rabenau, Thay mặt German Development Cooperation (GIZ)
có ở tài liệu riêng khác.

5


PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Lời mở đầu
Chúng tôi hân hạnh đưa lại cho các bạn Các bản chuyên
đề của hội thảo “Phát triển đô thị hợp nhất: Hướng tới

thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam’.
Bộ Xây dựng (BXD) và Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit (GIZ), thay mặt Bộ Hợp
tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ), đã đồng tổ
chức hội thảo “Phát triển đô thị hợp nhất: hướng tới thành
phố xanh và bền vững tại Việt Nam” vào ngày 24-25
tháng 10 năm 2013 tại Đà Nẵng.
Việc đô thị hóa của Việt Nam đang mở ra một cách sôi
nổi mạnh mẽ. Quá trình đô thị hóa liên quan trực tiếp tới
hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước – sự phát triển
kinh tế trong tương lai của đất nước. Do đó, quản lý đô thị
hóa là một trong những nhiệm vụ chính của chính phủ
Việt Nam. GIZ đã và đang hỗ trợ sự phát triển đô thị của
Việt Nam từ năm 2005, với Bộ Xây dựng là đối tác chính
trong Hợp tác Kỹ thuật.

Ba chuyên đề được tổ chức cho hội nghị:
• Hướng tới thành phố xanh: Hướng tiếp cận hợp
nhất cho việc phát triển đô thị bền vững (Do ADB và
Spatial Decisions tổ chức phối hợp cùng BXD, GIZ,
UN-HABITAT, MoNRE và CCCO Quy Nhơn);
• Hướng tới bền vững: Quản lý Rủi ro Lũ lụt Đô thị
Hợp nhất (Do BXD tổ chức phối hợp với GIZ, CRURE/
NIURP, SIUP, CCCO Tỉnh Bình Định, Challenge to
Change, NL Water và các trường Đại học Thành phố
HCM (VNU), Cần Thơ và Bochum)
• Lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị:
Công cụ cần thiết và các hướng tiếp cận hiện nay
(Do ISET và NISTPASS tổ chức phối hợp với BXD,
GIZ, CRURE/NIURP, Hiệp hội các nhà quy hoạch đô

thị Việt Nam, Sở Quy hoạch và Kiến trúc HCM, Quy
NHơn)
Các bản thuyết trình chủ đạo cung cấp nền cho ba
chuyên đề nghề nghiệp cụ thể, các chuyên đề này tóm
bắt tâm điểm của hội thảo. Sự xem xét tổng thể về phát
triển đô thị, thách thức và cơ hội tại Việt Nam được thể
hiện tỉ mỉ trong thông tin chuyên đề bao quát của Ông
Lawrie Wilson. Tài liệu kỹ thuật trong các chuyên đề được
các chuyên gia và các tổ chức đóng góp với mối quan
tâm nhiệt tình và sự tận tụy với Công tác quy hoạch Đô
thị tại Việt Nam.

Thông điệp chính từ mỗi chuyên đề được tóm tắt trong
tài liệu nền nêu bật chủ đề về Phát triển Đô thị Bền vững,
Thành phố Xanh, Rủi ro Lũ lụt Đô thị, và Biến đổi Khí hậu.
Nằm dưới những chủ đề này là sự trao đổi về chính sách
khu vực, kinh nghiệm về phát triển và quy hoạch đô thị
cấp thành phố và quốc gia, và các bài học được rút ra từ
các dự án. Các bản chuyên đề của hội thảo cũng nắm bắt
chiến lược phát triển đô thị đang phát triển tại Việt Nam,
những thách thức và bối cảnh hiện nay, và sự cân nhắc
thận trọng trên con đường hướng tới phía trước cho đất
nước và khu vực.
Hội thảo được hình thành bởi nhiều nỗ lực của Bộ Xây
dựng (BXD) và các sở chức năng thuộc Bộ như: Cục
Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật (CQLHTKT), Cục Phát triển Đô
thị (CPTĐT),Cục Hợp tác Quốc tế (CHTQT), Diễn đàn Đô
thị Việt Nam (DĐĐTVN) và các thành viên của diễn đàn.
Sự hỗ trợ của Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đà Nẵng là vô giá
trong việc đăng cai sự kiện này tại thành phố xinh đẹp. Ấn

phẩm này đã có thể được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính
của GIZ.
Chúng tôi hy vọng và mong đợi các bản chuyên đề của
hội thảo sẽ đáp ứng cung cấp thông tin cho cộng đồng đô
thị về chia sẻ thực tiễn với các ý tưởng và kiến thức được
thể hiện trong ấn phẩm này. Chúng tôi xin cảm ơn những
người đóng góp, các tổ chức và cá nhân trong việc mang
lại sự kiện này.
Xin lưu ý: Chúng tôi muốn thông báo với độc giả rằng các
tài liệu được phát hành ở đây đã được dịch từ tiếng Việt
sang tiếng Anh và ngược lại. Trong trường hợp, để hiểu
nội dung và ý định hoàn toàn, có thể cần xem thêm bản
gốc. Mặc dù mọi nỗ lực đã được thực hiện trong quá trình
biên dịch để nắm bắt toàn bộ các ý tưởng được đưa ra,
tuy nhiên vẫn có thể có những thay đổi nhỏ về ngôn ngữ
trong bản dịch. Các quan điểm và ý kiến được thể hiện
trong tài liệu là quan điểm và ý kiến của riêng từng tác giả
và không nhất thiết đại diện cho Bộ Xây dựng hoặc các
nhà tổ chức.
Xin chân thành cảm ơn,
Nhà tổ chức hội thảo

7


PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÁC THÀNH PHỐ
XANH VÀ CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU
THIÊN TAI Ở VIỆT NAM

Từ khóa: Phát triển đô thị, biến đổi khí hậu, thành phố xanh, thành phố có khả
năng chống chịu thiên tai, Việt Nam
Đỗ Viết Chiến
Cục trưởng Cục Phát triển đô thị,
Bộ Xây dựng

Bài nói
chủ đạo

1. Phát triển đô thị trên thế giới
Thế giới đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh. Theo báo cáo của Vụ dân số và phúc lợi xã hội, Liên Hiệp quốc, năm
2003 dân số đô thị toàn cầu là 3 tỷ người, chiếm 48% dân số thế giới. Dự báo đến năm 2030 dân số đô thị sẽ tăng lên
5 tỷ người, chiếm 61% dân số thế giới. Trong giai đoạn 2000-2030, dự báo dân số đô thị trên thế giới tăng ở mức trung
bình mỗi năm là 1,8%, gần gấp đôi tỷ lệ tăng dân số thế giới (gần 1% mỗi năm). Với mức độ tăng trưởng này, dân số đô
thị trên thế giới sẽ tăng gấp đôi trong vòng 38 năm.
Đô thị hoá đang và sẽ diễn ra nhanh nhất ở các nước đang phát triển. Tốc độ tăng dân số đô thị trung bình là 2,3% mỗi
năm trong giai đoạn 2000-2030, đưa tỷ lệ dân số đô thị của các nước đang phát triển từ 42% năm 2003 tăng lên 57%
năm 2030. Tại các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra đặc biệt
nhanh, tạo ra nhiều sức ép lên việc cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho người dân đô thị và góp phần gây ô
nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai và các ảnh hưởng bất lợi của môi trường
cũng đang và sẽ gia tăng ở các nước đang phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh đó, phát triển đô thị bền vững thông qua việc xây dựng các thành phố xanh và có khả năng chống chịu là một sự lựa
chọn tất yếu. Các giải pháp xây dựng thành phố xanh và có khả năng chống chịu bao gồm việc tích hợp các phương thức quy hoạch,
quản lý đô thị và phát triển kinh tế sử dụng năng lượng hiệu quả, carbon thấp với việc tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai.
Nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các vấn đề đi kèm
quá trình đô thị hóa. Việc xác định các giải pháp phù hợp để xây dựng các thành phố xanh và có khả năng chống chịu ở
Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt.

2. Tình hình phát triển đô thị ở Việt Nam
Trong hơn 20 năm qua, do tác động của tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã trải qua quá trình đô thị hóa nhanh với nhiều kết quả tích

cực trong việc phát triển đô thị gắn với các mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống các đô thị phát triển
nhanh cả về quy mô và chất lượng. Tính đến tháng 12/2012, Việt Nam đã có 765 đô thị với tỷ lệ đô thị hoá đạt 32,45%. Khu vực đô
thị hàng năm đóng góp khoảng 70% GDP của cả nước, khẳng định vai trò tạo động lực phát triển kinh tế cho các vùng và cả nước.
Bên cạnh những kết quả tích cực đó, phát triển đô thị tại Việt Nam còn bộc lộ một số hạn chế. Chất lượng đô thị chưa
tăng kịp với số lượng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân: tình trạng
ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do rác thải, nước thải chưa được xử lý ngày càng tăng. Việc sử dụng tài nguyên,
năng lượng lãng phí gây mất cân bằng sinh thái, suy thoái môi trường. Bên cạnh đó, đa số các thành phố lớn, các trung
tâm công nghiệp của Việt Nam đều tập trung ở các vùng đồng bằng thấp, các khu vực ven biển. Đây là những khu vực
dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu (bão, lũ và nước biển dâng).
Để xử lý hiệu quả các vấn đề đang tồn tại và đối phó kịp thời với thách thức mới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến
lược Bảo vệ môi trường Quốc gia (2003), Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự
21 năm 2004), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050, trong đó đặt ra các
yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

9


10

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Với mục đích cụ thể hóa các Chiến lược và Định hướng nói trên, Bộ Xây dựng đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực phát triển đô thị, tạo hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu quản lý và phát
triển hệ thống đô thị Việt Nam theo hướng bền vững. Theo phân công của Bộ Xây dựng, Cục Phát triển đô thị đang triển
khai thực hiện Định hướng Phát triển hệ thống đô thị Quốc gia đến năm 2020, Chương trình phát triển đô thị quốc giai
đoạn 2012-2020, Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đến năm 2020, và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu để thực hiện Nghị quyết Trung ương số 24/NQ-TW khóa XI về chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Nhận thức rằng quá trình phát triển đô thị bền vững ở Việt nam đang ở trong giai đoạn đầu với nhiều khó khăn và thách
thức, Cục Phát triển đô thị đang tiếp tục nỗ lực cụ thể hóa các chủ trương chính sách bằng các giải pháp phù hợp để

quản lý và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam theo đúng các chương trình và định hướng của quốc gia.

3. Giải pháp xây dựng các thành phố xanh và có khả năng chống chịu
Để xây dựng các thành phố xanh và có khả năng chống chịu, cần xác định được các giải pháp phù hợp với các điều kiện
kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai gần của đất nước. Các giải pháp này tập trung vào các lĩnh vực cơ bản sau:

a. Xác định mô hình thành phố xanh và có khả năng chống chịu ở Việt Nam
- Khảo sát đánh giá toàn diện các vấn đề và thách thức mà đô thị Việt Nam đã và sẽ phải đối mặt.
-Nghiên cứu xây dựng mô hình thành phố xanh và có khả năng chống chịu phù hợp với các điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của Việt Nam.

b. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển đô thị
-Đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch quản lý phát triển đô thị theo
hướng xây dựng các thành phố xanh và có khả năng chống chịu.
-Nghiên cứu ban hành và ứng dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn trong việc tiết kiệm năng lượng, tài nguyên,
giảm thiểu khí nhà kính trong đánh giá công tác phát triển đô thị.
-Ban hành những quy định khuyến khích và bắt buộc chủ đầu tư ứng dụng những giải pháp quy hoạch, kiến trúc
và công nghệ xanh khi xây dựng và cải tạo các công trình hiện có ở đô thị.

c. Lồng ghép các phương thức quy hoạch và quản lý đô thị sử dụng năng lượng hiệu
quả, carbon thấp với việc tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai
-Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch đô thị và các quy hoạch khác áp dụng các phương thức sử dụng năng
lượng hiệu quả, carbon thấp với việc tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai.
-Lồng ghép cách tiếp cận mới về quy hoạch đô thị (ví dụ áp dụng mô hình CDS - kết hợp quy hoạch chiến lược
hợp nhất, kế hoạch đầu tư đa ngành và sự tham gia của cộng đồng) theo hài hòa hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường và phòng chống thiên tai.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

HƯỚNG TỚI THÀNH PHỐ XANH

VÀ BỀN VỮNG: HƯỚNG TIẾP CẬN
CỦA ADB ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
Ông Andrew Head
Phó Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam
I. TÍNH CẤP THIẾT CẦN CÓ CÁC THÀNH PHỐ XANH VÀ CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU TẠI VIỆT NAM
1. Kính thưa lãnh đạo Bộ Xây dựng, thưa Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các vị lãnh đạo Diễn đàn Đô thị Việt Nam cùng toàn thể
các đồng nghiệp thân mến. Tôi rất vinh dự khi có mặt ở đây với tư cách đại diện của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Vâng, phát
triển đô thị bền vững là một chủ đề thú vị nhưng đầy thách thức, đó chính là lý do vì sao tất cả chúng ta có mặt tại đây ngày hôm nay.
Và, ADB ở đây, phối hợp cùng với chính quyền, khu vực tư nhân và xã hội để cùng nhau thực hiện Chiến lược Phát triển Đô thị và Chiến
lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam để mang tới lợi ích cho quốc gia, cho Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng cũng như cho thế giới.
2. Với những người có mặt tại thành phố Đà Nẵng ngày hôm nay chắc hẳn đều được gợi nhớ rằng Việt Nam là một trong
những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á. Theo Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, gần
30% dân số cả nước sinh sống ở đô thị. Và xu hướng này mới chỉ là đang trên đà của nó. Trong vòng 10 năm qua, tốc độ
gia tăng dân số trung bình ở mức 3,4%/năm và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Nếu vậy, đến năm 2020,
dân số đô thị sẽ tăng lên mức 35,5 triệu người trong tổng dân số cả nước gần 97 triệu người, tương đương tỷ lệ 40%.
3. Các đô thị tại Việt Nam cũng đóng vai trò như các trung tâm phát triển kinh tế. Khu vực này đóng góp khoảng 70%
tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong ba năm trở lại đây, trong khi tăng trưởng GDP bình quân của cả nước chỉ ở mức
7,7%/năm, mức tăng trưởng GDP tại đô thị đạt tới 12,6%. Hầu hết tăng trưởng kinh tế tại các thành phố lớn xuất phát từ
hoạt động của khu vực dịch vụ, và tại các trung tâm đô thị mới hình thành là từ phát triển công nghiệp.

d. Nâng cao năng lực trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị phù hợp với các yêu
cầu mới

4. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phát triển cũng đi kèm với một số rủi ro như: chất thải rắn và nước thải từ nhiều nguồn khác
nhau tiếp tục được xả ra môi trường mà không được xử lý phù hợp. Việc thiếu các hạ tầng vệ sinh hoạt động hiệu quả,
và hệ thống quản lý nước thải và chất thải rắn còn thiếu sót dẫn tới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, sông, bờ biển, trong
khi đây chính là nguồn cung cấp nước để sử dụng cho ăn uống, đánh bắt cá, tắm giặt và bơi lội. Ô nhiễm làm giảm giá trị
đất đai, kìm hãm phát triển kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và hoạt động sản xuất. Đồng thời nó cũng làm tăng
chi phí (và các khoản thuế) của thành phố, ô nhiễm nguồn nước uống, và tạo ra vô số các rủi ro khác.


-Thực hiện các giải pháp toàn diện nâng cao năng lực các bộ làm công tác quy hoạch và quản lý đô thị để đội
ngũ này có khả năng tìm kiếm, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học - công nghệ trong phát triển thành phố
xanh và có khả năng chống chịu thiên tai.
-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân thay đổi lối sống, tích cực tham gia vào công tác xây dựng các
thành phố sử dụng năng lượng hiệu quả, phát thải carbon thấp và có khả năng phòng chống chịu thiên tai.

5. Ngoài ra, Việt Nam được dự báo là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Phần
lớn người dân, bao gồm cả những người ở thành phố ven biển xinh đẹp này, đang sống tại các khu vực đồng bằng châu thổ
ven sông và ven biển thấp, những khu vực dễ chịu tác động nhất do biến đổi khí hậu. Mực nước biển dâng được dự báo vào
cuối thế kỷ này sẽ ảnh hưởng tới 10-20% dân số Việt Nam và tổn thất về kinh tế có thể lên tới xấp xỉ 10% GDP cả nước.

4. Kết luận
Phát triển đô thị bền vững thông qua việc xây dựng các thành phố xanh và có khả năng chống chịu là một sự lựa chọn
tất yếu cho Việt Nam. Các vấn đề hiện tại của quá trình đô thị hóa cũng như các thách thức trong tương lai đang đặt ra
những nhiệm vụ mới, đòi hỏi những giải pháp khoa học phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.
Quá trình phát triển đô thị bền vững ở Việt nam đang ở trong giai đoạn đầu với nhiều khó khăn và thách thức, cần triển
khai đồng bộ các nhóm giải pháp phù hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành các cấp đặc biệt là chính quyền
các đô thị, sự tham gia của các tổ chức trong nước và quốc tế, các nhà nghiên cứu và nỗ lực của cộng đồng.
Thông qua hội nghị này, chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp, phản biện của các đại biểu trong việc xác
định mô hình và giải pháp xây dựng phố xanh và có khả năng chống chịu phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

6.Chúng ta cũng biết rằng, ngoài các thành phố lớn, hay còn gọi là thành phố loại 1, các thành phố loại hai có mức tăng
trưởng thấp hơn vì mức độ thu hút tại những đô thị này thấp hơn các thành phố loại 1, xét về cơ hội việc làm và thu
nhập. Mặc dù tỷ lệ nghèo tại đô thị ở Việt Nam đã giảm từ khoảng 25% vào năm 1993 xuống còn 4% vào năm 2006, các
thành phố nằm ngoài hành lang tăng trưởng chủ yếu, bao gồm các đô thị ở miền Trung (Đăk Lăk hay Pleiku), đồng bằng
sông Cửu Long (Kiên Giang hoặc Sóc Trăng), các thành phố nằm sát biên giới phía Bắc (Cao Bằng và Lào Cai) và ở ven
biển miền Trung (Huế và Quảng Trị) vẫn có tỷ lệ nghèo tương đối cao. Ngoài ra, chưa kể đến rất nhiều người nhập cư
sống tại các thành phố không thể sở hữu đất đai và thường không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản ở đô thị.
7. Rất dễ thấy lý do tại sao việc xây dựng các thành phố xanh và có khả năng chống chịu cần nhiều hơn một cuộc nói

chuyện đơn thuần của chúng ta ngày hôm nay. Mà quan trọng hơn, nó đòi hỏi phải có sự cam kết chia sẻ rộng rãi và
khung chính sách, kiến thức và đầu tư.

11


12

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

II. ỨNG PHÓ CỦA ADB
8. ADB giải quyết thách thức này bằng Kế hoạch Hoạt động Đô thị, trong đó trình bày các chiến lược để đạt được mục
tiêu 3E (Environment, Economic and Equity) Môi trường, Kinh tế và Bình đẳng. Phương pháp tiếp cận tổng hợp này đem
lại kết quả phát triển đô thị, trong đó đảm bảo các thành phố có người dân sinh sống bền vững và có đặc điểm của
thành phố Xanh, Hòa nhập và có khả năng Cạnh tranh.
9. ADB kết hợp đầu tư, thúc bẩy, và kiến thức, hay cái mà chúng ta gọi là “đầu tư ++” để hỗ trợ hướng phát triển đô thị
mới này. Đây là lĩnh vực trong đó phương pháp tiếp cận đầu tư ++ của ADB được thể hiện rõ nhất.
A. ĐẦU TƯ
10. ADB đang đầu tư cho lĩnh vực phát triển đô thị bền vững, bằng cách đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng phục
vụ mục tiêu 3E. ADB đang tập trung vào phương pháp tiếp cận phát triển đô thị tổng hợp, theo đó các khoản đầu tư dự
kiến nhằm cải thiện chất lượng môi trường, khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và ứng phó với rủi ro thiên tai.
11. Với Cơ chế Đầu tư nhiều đợt cho Chương trình Đầu tư Ngành nước Việt Nam của ADB, với khoản đầu tư trị giá
1 tỷ đô la, ADB đang hướng các thành phố tới mục tiêu có hệ thống cấp nước hiệu quả và tiết kiệm hơn. Để bổ
sung cho nỗ lực này, ADB đang đầu tư vào quản lý nước thải công nghiệp và chuẩn bị các khoản vay dành cho
xử lý nước thải công nghiệp tập trung và kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm công nghiệp trên cấp độ ngành.
Khoản đầu tư này sẽ giúp những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có thể tiến hành các bước xử lý sơ
bộ để đảm bảo quá trình xử lý tập trung hiệu quả hơn và không bị quá tải với lượng rác thải chưa được xử lý.
B. THÚC ĐẨY
12. Với những nỗ lực để thúc đẩy đầu tư cho các thành phố xanh và có khả năng chống chịu, tôi muốn nhấn
mạnh về những gì mà ADB phối hợp với Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đang tiến hành. Trong năm vừa qua,

chúng tôi đã nghiên cứu nhu cầu đầu tư cho các rủi ro thiên tai tại các thành phố thí điểm. Qua kết quả phân tích,
sẽ có các sản phẩm được thiết kế để ứng phó với thảm họa thiên tai cũng như các rủi ro biến đổi khí hậu.
13. Để giảm lượng phát thải khí nhà kính thông qua xử lý nước thải tốt hơn, ADB cũng ủng hộ việc thúc đẩy các
cơ chế đầu tư xanh trên toàn cầu, và theo đó sẽ hỗ trợ mở rộng quy mô của những sáng kiến như vậy.
14. Bất kỳ cuộc thảo luận nào về thúc đẩy phát triển đô thị bền vững đều được coi là không hoàn chỉnh nếu
không giải quyết được nhu cầu về khoản đầu tư cao hơn cho khu vực tư nhân. Đầu tư cho khu vực tư nhân, cụ thể
là tại các trung tâm công nghiệp, đã thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tại rất nhiều khu vực của Việt Nam. Có khả
năng điều này cũng sẽ trở thành một trong những động lực quan trọng nhất đối với phát triển đô thị bền vững.
15. Tuy nhiên, quy hoạch đô thị mới chỉ được nhìn nhận chủ yếu như là công việc của chính phủ, và khu vực tư
nhân, và các tổ chức cộng đồng và xã hội không có vai trò phải tham gia. Mục tiêu của các hỗ trợ từ phía ADB
dành cho Bộ Kế hoạch & Đầu tư để tiến hành nghiên cứu khả thi đối với các Liên kết đối tác công tư (PublicPrivate Partnerships – PPPs) và chuẩn bị ý tưởng đầu tư là thành công trong việc huy động khu vực tư nhân.
Chúng tôi hi vọng rằng danh sách ưu tiên PPP sẽ bao gồm cả hạ tầng đô thị bền vững. Tuy nhiên, vẫn cần tăng
cường năng lực kỹ thuật và thể chế hơn nữa để phát huy hiệu quả đầu tư khu vực tư nhân.
C. KIẾN THỨC
16. Cả hai hoạt động đầu tư và thúc đẩy đều đóng vai trò quyết định để đạt được mục tiêu đầu tư và hạ tầng xanh
trong giai đoạn ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, để xây dựng các thành phố xanh và có khả năng chống chịu, cần có
chuyển đổi trong cơ chế chính sách. Đối với quy hoạch hạ tầng và dịch vụ đô thị cơ bản, cần có quy hoạch đô thị tổng
hợp cũng như phối hợp phát triển tốt hơn. Hướng tiếp cận này đòi hỏi xây dựng kiến thức và các hoạt động cộng tác.
17. Để góp phần thu hẹp khoảng cách này, ADB mới đây đã giới thiệu Sáng kiến Đô thị Xanh để thu hẹp khoảng
cách giữa quy hoạch đô thị và quản lý môi trường. Thông qua quy hoạch đô thị toàn diện hơn và phối hợp giữa
đầu tư và quản lý môi trường, các hỗ trợ kỹ thuật sẽ cải thiện các điều kiện môi trường và hoạt động sử dụng
nguồn lực ảnh hưởng tới các dịch vụ đô thị và chất lượng cuộc sống.
18. Với vai trò là một phần trong sáng kiến này, bộ công cụ thành phố xanh đang được xây dựng để hỗ trợ các
nhà quản lý thành phố, các đơn vị chính quyền địa phương, các nhóm dự án trong việc xây dựng các kế hoạch
phát triển đô thị tổng thể. Bộ công cụ sẽ giúp các thành phố xây dựng khung công việc của mình đối phó với các

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

thách thức về mặt xã hội và môi trường tại đô thị, bao gồm cả tác động của biến đổi khí hậu.
19. Sáng kiến Thành phố Xanh sẽ phát triển Đối tác Quản lý Đô thị nhằm tăng cường các năng lực chủ chốt cho

chính quyền trung ương và địa phương, xã hội dân sự, và khu vực tư vấn trong quy hoạch và quản lý đô thị xanh bằng
cách xây dựng cơ chế thực hiện đổi mới dựa trên nội dung chính: đầu tư và kiến thức. Để phổ biến thêm về kiến thức
này, ADB sẽ thành lập một trung tâm xuất sắc về phát triển đô thị bền vững để hỗ trợ các thành phố ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương. Quý vị sẽ được hiểu thêm về sáng kiến này từ các đồng nghiệp của tôi trong này hôm nay.
20. Một dự án hỗ trợ kỹ thuật khác để tăng cường kiến thức về phát triển đô thị bền vững đang xây dựng các
hướng dẫn dành cho các đô thị loại hai hay “các đô thị hành lang” trong đó có Đồng Tháp. Cuốn Sổ tay Hướng
dẫn Chống chịu với Biến đổi khí hậu sẽ văn bản hóa xem ba thành phố với các đặc điểm khác nhau kiểm tra rủi
ro khí hậu và tiến hành các biện pháp để tăng cường khả năng chống chịu của mình như thế nào.
21. Trong vòng ba năm tới, việc tăng cường năng lực về quản lý nước chống chịu trước biến đổi khí hậu thông
qua các khoản đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật sẽ được đặc biệt quan tâm. ADB cũng sẽ cùng với các đối tác để phân
tích và ứng phó với rủi ro về an ninh lương thực trong dài hạn do tác động đe dọa từ biến đổi khí hậu và kiểm tra
mối liên kết giữa nông thôn và thành thị.
22. Các ngành có liên quan tới quy hoạch đô thị cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau. Chúng ta cần lồng
ghép tăng trưởng kinh tế với tính bền vững về môi trường ở tất cả các cấp và các ngành để cải thiện chất lượng
cuộc sống cho người dân.
23. Các sáng kiến của ADB tuy nhỏ nhưng là những bước đi đáng kể. Và chính những bước đi này đã tạo thành
cam kết và tầm nhìn dài hạn đối với các đô thị và ADB để cải thiện điều kiện sống tại các thành phố.

III. KẾT LUẬN
24. Tôi xin trao đổi với quý vị một vài nguyên tắc về phát triển bền vững, được đề cập trong bản Đánh giá Biến đổi Khí
hậu và Môi trường của ADB, với các điểm chính để thảo luận trong hai ngày tới đây:
• Nhìn nhận vai trò của các hệ thống tự nhiên. Nhận thức được rằng hệ thống tự nhiên lành mạnh là nền tảng của
phát triển và sự giàu có của hệ thống kinh tế xã hội và đóng vai trò quan trọng để tăng cường mức độ chống
chịu và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
• Tối đa hóa đồng lợi ích. Các khoản đầu tư phải luôn luôn hỗ trợ phát triển xã hội và sinh thái bền vững cũng như
giảm mức độ tổn thương trước biến đổi khí hậu và/hoặc phát thải khí nhà kính.
• Tìm kiếm các sự hỗ trợ. Tìm kiếm các cơ hội để lồng ghép tăng trưởng kinh tế và khuyến khích tăng trường bền
vững về khía cạnh môi trường.
• Giải quyết vấn đề thiếu hụt trong thích ứng. Đầu tư vào các phương án “không hối hận” và các giải pháp đối với các thách
thức phát triển và môi trường ngày qua ngày để tăng cường khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu trong tương lai.

• Áp dụng phương pháp tiếp cận quy hoạch không gian. Xem xét các phương án phát triển đô thị và tác động về
mặt môi trường của những phương án này từ góc độ tổng hợp trên toàn bộ khu vực.
• Lồng ghép với quy hoạch phát triển. Xác nhận rằng các đánh giá chiến lược và chính sách an toàn về môi
trường cũng như các hành động thích ứng và giảm thiểu là một phần trong các chu kỳ quy hoạch phát triển.
Điều này có nghĩa là phải đưa ra các ưu tiên sớm và để các vấn đề ít cấp thiết hơn lại phía sau;
• Thích ứng với các bước được kết nối: Thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở theo từng giai đoạn nhằm đảm
bảo các bài học được rút ra, tiến hành điều chỉnh và mỗi bước sẽ là nền tảng cho bước tiếp theo nếu cần; và cuối cùng là,
• Hỗ trợ hoạt động lồng ghép. Làm việc với những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc môi trường bị xuống
cấp và tác động của khí hậu cũng như với những cá nhân đơn vị mà hành động của họ có thể tăng cường khả
năng chống chịu của các hệ thống tự nhiên một cách tốt nhất.
25. Để đạt được các mục tiêu trên, chúng ta cần có sự lãnh đạo, cam kết mạnh mẽ hơn cũng như đầu tư hiệu quả trên
quy mô rộng để hướng tới mô hình phát triển thành phố xanh và có khả năng chống chịu. Việt Nam đã xây dựng các
chiến lược và chính sách khuyến khích ủng hộ quá trình chuyển đổi này.
26. Giờ đã đến lúc chúng ta thực hiện Chiến lược Tăng trưởng Xanh và các giải pháp phát triển đô thị được đề cập trong
đó. Chúng ta hãy cùng hợp tác với nhau để thực hiện điều đó thật sớm.
Trân trọng cảm ơn quý vị đã lắng nghe. Tôi xin chúc sự kiện của chúng ta diễn ra thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn.

13


14

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

CẬp nhẬt vỀ CỘng đỒng
hành đỘng vỀ Thích Ứng vỚi
BiẾn đỔi khí hẬu Ở Đô thỊ
Ngô Thị Lệ Mai
Điều phối viên quốc gia. ISET-Việt Nam
ISET là tổ chức phi chính phủ quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu, hoạt động về thích ứng với Biến đổi khí hậu trong bối

cảnh đô thị ở 5 thành phố tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Quỹ Rockefeller và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Chúng tôi hỗ trợ các cơ quan liên quan ở Cần Thơ, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế và Lào Cai trong việc chia sẻ kiến thức, xây
dựng đánh giá, lập kế hoạch và thử nghiệm các phương pháp mới nhằm quản lý các hệ thống ở đô thị trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu và đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng.
Hội nghị “Hướng tới các thành phố xanh và có khả năng thích ứng với BĐKH” được sự tài trợ và chủ trì của Bộ Xây dựng
và tổ chức GIZ. Những nội dung, tài liệu và các diễn giả mà quý vị sẽ được tiếp xúc trong ba ngày hội nghị là kết quả của
một quá trình cộng tác chặt chẽ giữa rất nhiều tổ chức khác nhau trong Cộng đồng hành động về Thích ứng với Biến đổi
khí hậu ở đô thị (Cộng đồng hành động). Tôi xin được giới thiệu khái quát về diễn đàn liên kết và học hỏi đặc biệt này với
hy vọng các quý vị ở đây sẽ đều quan tâm gia nhập Cộng đồng Hành động.
Hai năm trước, chúng tôi cùng các đồng nghiệp từ Viện Chiến lược và Chính sách Khoa Học và Công Nghệ Quốc gia
(NISTPASS) và Cục phát triển Đô thị (UDA) nhận thấy rằng rất nhiều tổ chức ở cấp quốc gia và địa phương đều đang
tham gia vào các nỗ lực khác nhau nhằm đối phó với những thách thức do đô thị hoá nhanh, gia tăng rủi ro thiên tai và
biến đổi khí hậu. Tuy nhiên các tổ chức này cần phải gắn kết với nhau, chung tay xây dựng nên một mạng lưới để chia
sẻ và học hỏi lẫn nhau.
Năm 2011, chúng tôi thành lập Cộng đồng hành động về Biến đổi khí hậu ở đô thị với tư cách là một tổ công tác chuyên
đề thuộc Diễn đàn đô thị Việt Nam. Mục đích là tập hợp một cộng đồng các bên liên quan hoạt động tích cực trên nhiều
lĩnh vực và quy mô, thúc đẩy việc chia sẻ và học hỏi một cách nghiêm túc giữa các tác nhân, gồm các Sở ban ngành
và lãnh đạo ở địa phương, các Bộ ngành, viện nghiên cứu và trường đại học, các hiệp hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức phi
chính phủ, nhà tài trợ, doanh nghiệp cũng như các bên liên quan khác có tác động/hoặc bị tác động bởi BĐKH và đô thị
hoá. Cộng đồng hành động có sự phối hợp tổ chức của nhiều thành viên khác nhau và sẵn sàng hoan nghênh tất cả các
tổ chức và cá nhân mong muốn tham gia đóng góp thời gian, nguồn lực và ý tưởng.
Hội thảo khởi động Cộng đồng Hành động đã được tổ chức vào ngày 25/7/2012 tại thành phố Đà Nẵng với sự tham dự
của hơn 200 đại biểu từ cấp quốc gia, các thành phố, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các trường đại học và viện
nghiên cứu. Trong năm vừa qua, các thành viên của Cộng đồng Hành động đã tiếp tục họp mặt, tài trợ và đóng góp cho
nhiều sự kiện khác nhau, nhằm mục đích mang đến sự góp mặt rộng rãi của nhiều tổ chức mới và đa dạng hơn. Trong
năm nay, các thành viên của Cộng đồng Hành động đã chủ trì một cuộc họp về điều phối và lập kế hoạch ở Hà Nội, một
chuyến Học hỏi Trao đổi kinh nghiệm ở thành phố Quy Nhơn (ISET), một hội thảo về vấn đề thích ứng với BĐKH trong
các Đánh giá Môi trường Chiến lược của Quy hoạch Tổng thể (Viện Kiến trúc và Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – VIAP
và Quỹ Phát triển Bắc Âu – NDF), một phiên thảo luận về rủi ro khí hậu đối với khu vực tư nhân (ISET). Mới ngày hôm
qua, Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế (IIED) cũng vừa tổ chức một hội thảo cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực

thích ứng với BĐKH ở đô thị trên khắp Việt Nam.
GIZ đóng vai trò chuẩn bị và tổ chức hội thảo này trong suốt các tháng vừa qua, tạo điều kiện cho một nhóm công tác
từ Hà Nội và các thành phố trên khắp Việt Nam đóng góp thời gian, kiến thức chuyên môn và nghiên cứu của mình cho
sự kiện này. Các quý vị sẽ thấy quá trình chia sẻ và tranh luận giữa các bên hôm nay sẽ mang lại cho chúng ta một hội
thảo có ý nghĩa và một loạt các bài nghiên cứu mà hy vọng sẽ được các quý vị quan tâm.
Cộng đồng hành động cũng đã lập ra một trang blog tại địa chỉ blogvufclimatechange.wordpress.com, do công ty
Spatial Decisions quản lý. Rất mong quý vị ghé thăm trang web này và khai thác từ nguồn thông tin rất phong phú về đô
thị hóa và BĐKH ở đây, cũng như đóng góp cho trang blog qua việc đưa ra ý kiến bình luận và chia sẻ các thông tin của
mình. Chúng tôi rất mong có thể đem những ý kiến thảo luận được đưa ra trong hội thảo ngày hôm nay trở thành những
chủ đề thảo luận thường xuyên và sôi nổi trên trang diễn đàn mạng.
Cuối năm nay, Cộng đồng Hành động sẽ tổ chức một cuộc họp lập kế hoạch nữa nhằm xác định ra các ưu tiên và lĩnh
vực hành động cho năm tiếp theo. Chúng tôi xin được hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp của các quý vị thông qua
trao đổi trực tiếp cũng như trực tuyến. Hy vọng rằng từ một nhóm nhỏ các thành viên có lĩnh vực chuyên môn và kinh
nghiệm giống nhau, Cộng đồng Hành động sẽ tiếp tục phát triển mở rộng để trở thành một cộng đồng sôi nổi, năng

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

động, tự chủ, tạo đà cho quá trình học hỏi, kết nối, hợp tác và chia sẻ rộng rãi hơn trong một mạng lưới rộng khắp về
những kinh nghiệm liên quan đến thích ứng với BĐKH ở đô thị.

15


16

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT

– HƯỚNG ĐẾN CÁC THÀNH PHỐ
XANH VÀ CÓ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ
Ở VIỆT NAM
Từ khoá: quản lý đô thị ở việt nam, biến đổi khí hậu, cải cách hành chính,
phát triển đô thị hợp nhất

Thông tin
chuyên đề

Lawrie Wilson
Giám đốc dự án quốc tế, Hansen Partnership Pty. Ltd.
Liên hệ: , Điện thoại: +84 903 927 048
(Phiên bản Tiếng Việt được dịch bởi TS.KTS. Nguyễn Hồ Bắc: )
1. Giới thiệu
Tập hợp tài liệu này theo chủ đề hội thảo “Phát Triển Đô Thị Hợp Nhất – Hướng Đến Các Thành Phố Xanh và Có Khả
Năng Ứng Phó Ở Việt Nam” được tài trợ bởi Hội hợp tác quốc tế Đức (GIZ) và sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam
ngày 24-25 tháng 10 năm 2013. Mục tiêu chính của Hội thảo là tạo một thảo luận đa diện về các chủ đề then chốt về
“Phát triển đô thị hợp nhất ở Việt Nam” bằng việc biên soạn một vài trong số rất nhiều vấn đề phức tạp được chọn lọc kỹ
lưỡng sẽ đóng góp cho thành tựu lâu dài của “các đô thị xanh và có khả năng ứng phó” ở Việt Nam.
Các vấn đề mục tiêu để thảo luận được nhóm lại theo các chủ đề chính: “Phát triển đô thị bền vững”, “Khả năng khôi
phục/chống ngập” và “hợp nhất vấn đề Biến đổi khí hậu vào Quy hoạch đô thị: Những công cụ cần thiết và Phương pháp
tiếp cận hiện nay”, và một loạt các tham luận tổng quát và bày viết theo chủ đề đã được biên soạn và đưa ra những
thảo luận và nhận định từ những chuyên viên và chuyên gia có kinh nghiệm thực tế nổi tiếng thuộc nhiều lãnh vực khác
nhau.
Bài viết này đặc biệt tập trung vào sự cấp thiết của việc xem xét lại những trọng tâm hiện nay về quy hoạch không gian
(xây dựng) và nhu cầu đồng thời về sự mở rộng và thích ứng của nó để phù hợp với một loạt các thành phần trong quá
trình đô thị hoá cần thiết cho việc lập quy hoạch và phát triển các thành phố ở Việt Nam thích hợp với thế kỷ 21 trong
khung kinh tế, chính trị hiện nay.

2. Hệ thống quy hoạch đô thị đang chịu áp lực

Một trong những vấn đề lớn Việt Nam đang đối mặt hiện này là quản lý sự đô thị hoá, bởi vì tiến trình đô thị hoá liên quan trực
tiếp đến quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá của đất nước; vì thế, liên quan đến sự phát triển kinh tế tương lai.
Gần đây, trên bản tin (ngày 21 tháng 7 năm 2013) đài Tiếng Nói Việt Nam (VoV) đã mô tả một cách súc tích vấn đề này
qua đoạn sau:
“Việt Nam đang đối mặt với những gánh nặng về suy thoái môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên thiếu thận
trọng của ngành công nghiệp, phát triển lao động không cân bằng, và khoảng cách giàu nghèo khu vực nông thôn
và thành thị. Đô thị hóa không được kiểm soát tàn phá môi trường và thậm chí có thể làm tăng đói nghèo.”
Đài cũng dẫn lời của Phó Trưởng Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch như sau:
“...thúc đẩy phát triển xanh là một nỗ lực để lấy lại những gì đã mất trong những nỗ lực cho sự phát triển”
Vấn đề này hiển nhiên đối với các nhà quy hoạch việt nam trong nhiều năm, và giải pháp gồm một tiến trình mở rộng quy
hoạch đô thị ở Việt Nam từ phương pháp tiếp cận với trọng tâm là quy hoach không gian hiện nay đến một phương pháp
tiếp cận tích hợp toàn diện hơn. Tiến trình này có thể được tóm lược lại một cách hợp lý theo tiêu đề của hội thảo này
- Quy hoạch phát triển hợp nhất. Tuy nhiên vấn đề không nằm tại việc tìm ra các giải pháp mà hơn thế là việc đạt được
những chuyển biến của hệ hành chính công từ đó cho phép những giải pháp phù hợp sẽ được chấp thuận và thực hiện.

17


18

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Vị cựu thủ tướng Việt Nam sau này, ông Võ Văn Kiệt trong một bài báo ông viết cho Báo xuân 2006 của Sài Gòn Cuối
Tuần 1 đã nêu ra những phát hiện và đề xuất rất thực tiễn về những tồn tại của quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.
Ông Kiệt nói:
“If cities/towns are considered an integrated body in terms of development and operation, the assigning of
responsibilities to Ministries … - is an ad-hoc approach inherited from a small-scale agriculture-based economy.
The investment plan, therefore, has many overlaps, conflicts, and gaps, causing chaos in studying, developing
and operating cities/towns”.
Ông đưa những đề nghị sau:

“Đã đến lúc thành lập một cơ quan, một tổ chức hợp nhất tất cả các ngành phục vụ phát triển và quản lý đô thị,
đảm bảo sự phối hợp hài hoà và đồng bộ với kế hoạch đầu tư được lập ra dựa trên một chiến lược hợp nhất”.
Từ vựng về quy hoạch ở Việt Nam có đầy những từ ngữ chuyên biệt trong ngành quy hoạch: “phát triển bền vững”,
“chiến lược phát triển thành phố”, “quản lý đô thị”, “chiến lược tăng trưởng xanh”, “thích ứng với biến đổi khí hậu”, v.v.
nhưng thực tế là hệ thống quy hoạch đô thị ở Việt Nam chưa được thiết kế để đáp ứng được thực chất tiến trình quy
hoạch đô thị như vậy.
Việt Nam có một một cơ chế thực hiện quy hoạch (xây dựng) không gian được tổ chức tốt và có trình độ cao. Đó là một
tiến trình gồm việc xác định các chức năng dự kiến của khu đô thị mới, sự bố trí về không gian cho các chức năng này
và các hình thức công trình xây dựng đáp ứng được các yêu cầu chức năng đó, với các mục tiêu 10, 15 hay 20 năm
trong tương lai. Vấn đề của cách tiếp cận này là nó không xác định được vô số các thiếu sót của sự phát triền đô thị và
các vấn đề ảnh hưởng đến những khu vực rộng lớn hiện hữu và mở rộng của đô thị. Ví dụ minh hoạ cho các tồn tại đó
phổ biến và được trình bày chi tiết trên báo chí gần như mỗi ngày, như:
• thiếu trầm trọng không gian xanh trong các đô thị hiện hữu,
• phân bổ không gian cho đường sá hoàn toàn không tương xứng gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông ở nhiều
khu vực kéo dài cả ngày, và vì các cơ quan chức năng tiếp tục cho phép phát triển các toà nhà cao tầng trong
những khu vực mà chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề giao thông.
• khu vực đô thị và nông thôn bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, và
• quản lý tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực xã hội và kinh tế không tương xứng.
Điều mà hệ thống hiện hữu tại Việt Nam không thực hiện được là tạo một môi trường đô thị:
• cung cấp những tiện nghi đô thị đẳng cấp cao,
• khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo một cách sinh thái và môi trường bền vững,
• thúc đẩy đầu tư, và
• đảm bảo cung cấp hạ tầng xã hội và hạ tầng đô thị hiệu quả.
Những câu hỏi cần được xác định liên quan đến quy hoạch xây dựng gồm:
• Mức độ hiệu quả của các bản quy hoạch này trong việc xác định các vấn đề phát triển ở thế kỷ 21?
• chúng có tạo ra những kết quả cần thiết cho việc cải thiện môi trường đô thị của các thành phố ở Việt Nam hay
không?
• chúng có tạo ra các thành phố cạnh tranh được trong bối cảnh quốc tế và khu vực hay không?
• nói cách khác, cơ chế quản lý phát triển đã được hình thành 40 năm qua có đáp ứng hay xứng tầm để đưa
chúng ta đến 40 năm nữa, hay thậm chí chỉ đến 2020?

Sự vận hành của một hệ thống quy hoạch đô thị có hiệu lực và hiệu quả ở Việt Nam đòi hỏi sự nhìn nhận cơ chế hiện tại
không còn tạo ra được những kết quả cần thiết cho một thành phố hiện đại và hiệu quả dưới góc độ sống tốt, bền vững,
dịch vụ xã hội dễ dàng tiếp cập, đầu tư an toàn, và thúc đẩy các cơ hội đầu tư trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Rõ ràng là quy hoạch xây dựng tổng thể là một di sản của thời kỳ tiền “đổi mới” và có ít liên hệ với thời kỳ tiếp theo khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và những đổi thay từ nền kinh tế thị trường. Bạn có thể đứng lại
và quan sát tổng thể các thành phố trọng yếu ở Việt Nam và không thể không thừa nhận rằng công tác quy hoạch đô
thị như đang được thực hiện hiện nay đã không thành công trong việc tạo ra một chất lượng đời sống đô thị như đã cam
kết. Đó là vì tư duy và phương pháp luận quy hoạch xây dựng không xác định được những chủ đề cần thiết để chuyển
đổi các thành phố trọng yếu ở Việt Nam sang một hệ thống đô thị hiện đại, hiệu quả có tính bền vững và cung cấp một
1

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số Xuân Mậu Tý (234-235)

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

chất lượng cuộc sống cao, và nó đảm bảo tính hiệu quả trong việc
cạnh tranh trên trường quốc tế trong thời kỳ hậu WTO này.

3. Sự cần thiết cải cách
Câu hỏi đặt ra là liệu cơ chế hiện hữu về quy hoạch đô thị có đủ cả
năng lực lẫn cơ cấu thể chế cần thiết để giải quyết nhiều thách thức
phải đương đầu trong lãnh vực quy hoạch, đặc biệt là vấn đề thích
ứng với biến đổi khí hậu và phát triển đô thị bền vững?
Khó khăn là những giải pháp cho những thách thức này bị hạn chế
bởi công nghệ quy hoạch đã lỗi thời và tiến trình không được cập nhật
theo những thay đổi thời cuộc do công cuộc cải cách hành chính “đổi
mới” và việc gia nhập tổ chức WTO mang lại. Tiến trình này không chỉ
là giới thiệu một hệ thống quy hoạch đô thị mới đến Việt Nam, mà hơn
thế là mở rộng và nâng cấp hệ thống hiện nay để đảm bảo rằng nó
có thể tạo dựng được các thành phố phù hợp với thế kỷ 21 trong bối

cảnh khung hệ thống chính trị và kinh tế hiện nay.
Vì vậy thách thức chính yếu là nhận ra những khiếm khuyết của cơ
chế hiện nay – đặc biệt những cơ chế đang còn phản ảnh thời kỳ
tiền đổi mới và trước khi gia nhập WTO,với hậu quả là các thành phố
chúng ta có ngày này với những vấn đề kẹt xe, môi trường xuống cấp,
tiện nghi đô thị thấp; và thiết lập ra một cơ chế mới đặc biệt nhắm đến
mục tiêu tạo ra các thành phố tương xứng cho Việt Nam trong thế kỷ
21 với nền kinh tế sôi động và phát triển.
Nhà quy hoạch không phải nghệ sỹ (không giống như các kiến trúc
sư) và không có sự bóng bẩy trong những đề xuất giải pháp thiết kế
để tạo ra những tác phẩm đầy chất sáng tạo trên giấy mà không có cơ
sở thực tiễn nào. Quy hoạch phát triển đô thị phải “có căn cứ” và phải
được lập trong khuôn khổ chính sách rõ ràng. Vì thế, giải pháp quy
hoạch được đề xuất phải thực hiện được trên thực tiễn.
Tồn tại trực diện của hệ thống hiện hữu không ở các giải pháp thiết
kế đô thị được đề xuất bởi các nhà thiết kế đô thị, mà ở trong Bản tóm
lược quy hoạch (đó là, Những điều khoản Tham chiếu) mà các nhà
thiết kế đô thị phải đáp ứng trong quá trình lập các quy hoạch đô thị.
Một Bản Kế hoạch Tóm lược đầy đủ, được nghiên cứu kỹ, dựa trên
chính sách thật sự là yếu tố cốt yếu của một quy hoạch đô thị thành
công. Đó cũng là thành phần phức tạp nhất của hệ thống quy hoạch
đô thị vì nó là điểm mà tất cả các yếu tố/yêu cầu then chốt cần cho
các chính sách phát triển đô thị được xác định và chỉnh chu, đặc biệt
là:
• Phát triển đô thị bền vững
• Các chiến lược và sáng kiến tăng trưởng xanh
• ứng phó với biến đổi khí hậu
Bản kế hoạch Tóm lược trên thực tế là sự kết hợp tuyên bố về tầm
nhìn của địa phương, nhưng không chỉ về những thành tựu đạt được
về không gian hay xây dựng, mà hơn thế là một tuyên bố về quy

hoạch chiến lược (ví dụ một “chiến lược phát triển thành phố”) bắt
nguồn từ một phân tích về những điểm mạnh, những điểm yếu, những
cơ hội và những vấn đề, những giải pháp được đề xuất phù hợp và gắn
liền với một khung chính sách rõ ràng (đó là một tiến trình “SWOPP” –

Nghiên cứu thí điểm
Đảo Phú Quốc
Quy hoạch tổng thể đề xuất việc thành lập
một trung tâm tài chính quốc tế và cảng
biển quốc tế: Kiểm nghiệm thực tế ở đâu?
Ngoài tham vọng của ủy ban nhân dân
cấp huyện và cấp tỉnh là hình thành một
Singapore khác, trên thực tế là không tham
vọng nào có thể đạt được. Những đề xuất
này không có liên quan đến sự vận hành
của một nền kinh tế thị trường nơi mà các
nhà đầu tư tiềm năng quan tâm nhiều đến
việc gặt hái được lợi nhuận thoả đáng với
khoản đầu tư của họ hơn về thực hiện tham
vọng của Uỷ ban nhân dân‘. Ví dụ, tại sao
vị trí Phú Quốc lại tốt hơn với vai trò là
cảng biển quốc tế so với Sihanoukville của
Campuchia gần đó, nơi có kết nối đường sắt
trực tiếp đến thủ đô Phnom Penh và có khả
năng để một mạng lưới đường sắt liên Á?
Những lợi thế cạnh tranh nào đảo Phú Quốc
có hơn TP Hồ Chí Minh, với vị thế là một
trung tâm tài chính quốc tế?
Tài liệu tóm tắt về phát triển phù hợp cho
việc lập quy hoạch không gian tổng thể Đảo

Phú Quốc sẽ cung cấp các lý lẽ (bao gồm
cả phân tích tính khả thi về tài chính) đối
với chỉ định cho các mục đích như vậy và sẽ
xác định lộ trình lập kế hoạch cần thiết để
đạt được thành công. Nếu các lý lẽ chứng
minh đó không thể được cung cấp thì toàn
bộ mục đích của quy hoạch tổng thể,trong
vai trò là tài liệu hướng dẫn cơ hội đầu tư,
sẽ mất.
Bằng chứng về thực tế này đã được cung
cấp bởi một thông cáo báo chí gần đây
(TTXVNNews Services 2013/08/08) trích
dẫn Thủ tướng Vũ Văn Ninh Phó phàn nàn
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH & ĐT)
về tiến độ nghiên cứu quy hoạch chậm trễ
để biến hòn đảo này vào một thành phố ở
phía nam tỉnh Kiên Giang và dần dần thiết
lập một Đặc khu hành chính và kinh tế. Các
thông cáo báo chí giải thích rằng:
“Trong toàn bộ hòn đảo, tổng số dự án hợp
lệ được cho là hơn 200. Chúng chiếm tổng
diện tích 8.900 ha. Trong số này, 81 dự án
đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư bao
gồm 3.800 ha, với tổng số vốn trên 88 nghìn
tỷ đồng (4 tỷ USD) nhưng chỉ có 13 dự án
đang hoạt động. “

19



20

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O), vấn đề (P), và chính sách (P)).Bản tóm tắt phát triển như vậy để hình thành một
bản quy hoạch không gian sẽ rõ ràng có tính dựa trên chứng cứ và chính sách được hướng dẫn.
Một dấu hiệu quan trọng nữa về tính không tương xứng của cơ chế quy hoạch không gian (xây dựng) hiện nay là việc quản
lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo cần thiết cho sự phát triển bền vững thật sự vô cùng khó khăn bởi vì
các công cụ quản lý cần thiết để xác định yếu tố bền vững không phải là bộ phận của quy trình quy hoạch hiện nay ở Việt
Nam. Sự bền vững của các thành phố không phải là vấn đề được xác định trong quy trình dựa trên thiết kế đô thị vốn chỉ tập
trung vào việc lập các quy hoạch không gian. Để đạt được một cách hiệu quả sự phát triển đô thị bền vững Việt Nam sẽ cần
thay đổi từ một quy trình dựa trên thiết kế đô thị sang một hệ thống dựa trên quy hoạch đô thị toàn diện và hợp nhất.
Hiện tại có tách rời giữa quy hoạch (xây dựng) đô thị và phát triển đô thị, vì quy hoạch (xây dựng) đô thị phản ảnh hình
ảnh công trình được xây dựng vào thời điểm cuối sau 15-20 năm tương lai, trong khi các nhà đầu tư phát triển đô thị
thì quan tâm những kết quả trực tiếp, những người sử dụng của hệ thống đô thị (tức là cư dân, công nhân, thương nhân
v.v.) cũng vậy. Những điểm này liên quan đến những vấn đề trong một bức tranh lớn hơn – và làm nổi bật lên sự khiếm
khuyết trong hệ thống hiện hữu dưới góc độ các kết quả lý tưởng các đô thị Việt Nam mong muốn đạt được, như:
• Khả năng cạnh trạnh toàn cầu/khu vực
• Xã hội công bằng
• Phân bổ nguồn lực hiệu quả
• Phát triển bền vững
• Tăng trưởng xanh
•Giảm thiểu rủi ro do thiên tai và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu
Quy hoạch chung đảo Phú Quốc là một ví dụ về sự “tách rời” giữa các giải pháp quy hoạch lý tưởng hoá và thực tiễn.
Trên thực tế, quy hoạch chung đảo Phú Quốc đã được phê duyệt ở tất cả các cấp liên quan của chính phủ đã đề xuất
cần có sự thay đổi quan trọng về cấu trúc của hệ thống quy hoạch ở Việt Nam nếu muốn mục tiêu của chính sách quốc
gia là đạt được sự phát triển đô thị bền vững trên thực tế hơn là một ước mơ. Quy hoạch chung đảo Phú Quốc bộc lộ
một mâu thuẫn cố hữu giữa các mục tiêu chính sách phát triển quốc gia (ví dụ chỉ định đảo Phú Quốc là một đặc khu
hành chính kinh tế) và mục tiêu chính sách quốc gia là đạt được sự phát triển đô thị bền vững.
Vấn đề ở đây không chỉ riêng với quy hoạch chung đảo Phú Quốc – về kỹ thuật thì đó là tài liệu rất có hiệu lực khi nhìn

nhận dưới góc độ hệ thống quy hoạch mà từ đó nó được tạo ra. Vấn đề nằm ở bản thân hệ thống quy hoạch đã không
cung cấp nền tảng luận lý để xem xét những vấn đề/yêu cầu đó dưới góc độ ‘phát triển đô thị bền vững’ và ‘tăng trưởng
xanh’ trong việc lập các quy hoạch không gian. Những xem xét như vậy là chức năng của một ‘khung quy hoạch đô thị
chiến lược ’ – công tác này cần làm trước việc lập quy hoạch không gian, và nó trên thực tế trở thành một hồ sơ tóm tắt
(tức là ‘Điều khoản tham chiếu’ toàn diện) để lập quy hoạch không gian.
Việc xác định mỗi chức năng bao hàm trong quy hoạch không gian tổng thể cần được minh chứng trong khung quy
hoạch đô thị chiến lược, trong khi quy hoạch không gian tổng thể chỉ đơn thuần là phân bổ không gian cho những chức
năng này sao cho phù hợp về mặt thiết kế đô thị.
Các chiều hướng và các thông số chủ yếu của đô thị bền vững đối với các thành phố ở Việt Nam cần nhắm đến việc xây
dựng khả năng phục hồi vào kết cấu đô thị, gồm:
a) giảm thiểu rủi ro thiên tai và khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu
b) khả năng phục hồi môi trường
c) khả năng phục hồi kinh tế xã hội
d) khả năng phục hồi văn hóa
e) khả năng phục hồi về giao thông công cộng và lưu thông
f) khả năng phục hồi về giáo dục, Y tế và phúc lợi
g) khả năng phục hồi về không gian xanh và các cơ sở vui chơi giải trí công cộng
Hiện nay cấp thiết cần có sự chuyển đổi ra khỏi giải pháp vốn chỉ nhắm đến việc hình thành không gian xây dựng bằng
cách bắt đầu thực hiện từng bước tiến trình thiết lập khung phát triển đô thị trong đó giải pháp thiết kế đô thị được vận
dụng – tức là đưa kỹ thuật quy hoạch chiến lược vào một tiến trình quy hoạch phát triển đô thị hợp nhất, đồng thời với
việc thừa nhận rằng giai đoạn quy hoạch chiến lược này quan trọng hơn rất nhiều việc hình thành các giải pháp thiết kế
đô thị. Việc lập khung phát triển đô thị có thể hiểu là việc tạo hồ sơ tóm tắt thiết kế cho các quy hoạch cấp thấp hơn.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Điều khiếm khuyết hiện nay là một quy trình hiệu quả để kết nối những hoạt động quy hoạch riêng lẻ vào một khung đô
thị hợp nhất cho khu vực được quan tâm; là: quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố, và cấp quận/huyện:
1.Ở cấp quốc gia sẽ tập trung vào xây dựng chính sách và quản lý tài nguyên quốc gia;
2.Ở cấp tỉnh/thành phố sẽ tập trung vào:


a) Việc áp dụng các chính sách quy hoạch chiến lược như phát triển đô thị kinh tế, phát triển xã hội, sử
dụng và phân bố đất đai hợp lý, bền vững đô thị và khả năng phục hồi,

b) khung thiết kế không gian đô thị;
3.Ở cấp địa phương (quận/huyện) sẽ tập trung vào các giải pháp thiết kế đô thị cần thiết để đạt được các kết
quả đã được xác định trong quy hoạch chiến lược cấp cao hơn, và về quản lý phát triển đô thị.
Trong khung quy hoạch đô thị hợp nhất, ở cấp tỉnh/thành phố và cấp quận/huyện quy hoạch không gian tổng thể sẽ là
bản quy hoạch chung ‘có căn cứ’ bởi vì nó sẽ được lập trong khung đô thị xác định bởi các chính sách quốc gia và các
chiến lược phát triển của tỉnh/thành phố. Nó sẽ chỉ rõ khu vực đất đai phù hợp cho phát triển đô thị cũng như khu vực
đất đai cần tách khỏi phát triển đô thị, và sẽ làm rõ chi tiết các căn cứ dựa trên đó mà sự khác biệt được thực hiện (tức
là những cơ sở để chọn lựa áp dụng một chức năng cụ thể). Một “khung quy hoạch đô thị hợp nhất” không nên đưa ra
bất cứ thiết kế đô thị chi tiết nào cụ thể cho lô đất, mà nên tập trung vào việc xác định hình thái đô thị và các chức năng
liên quan đến khu vực đô thị một cách tổng thể. Một khung quy hoạch đô thị hợp nhất vì thế là một bản tóm tắt thiết kế
đô thị để lập ra quy hoạch không gian chi tiết và phân khu chức năng ở cấp quận/huyện.
Chỉ khi Việt Nam chấp nhận một hệ thống quy hoạch đô thị và quản lý đô thị toàn diện kết hợp chặt chẽ cả quy hoạch
chiến lược ở cấp quốc gia và thiết kế đô thị ở cấp địa phương vào một hệ thống phối hợp thì mới có cơ hội thực hiện
phát triển đô thị bền vững. Đó là vì việc xem xét tính bền vững trong quy hoạch đô thị và phát triển đô thị là mối liên hệ
mật thiết ở cấp độ quy hoạch chiến lược (do vậy, ở cấp độ quốc gia với các bộ liên quan), và trừ phi nó được xác định rõ
ngay từ đầu trong của công tác quy hoạch nên sẽ không đạt được ở cấp độ thiết kế đô thị theo bất cứ ý nghĩa nào.
Do vậy, một quy hoạch không gian (xây dựng) tổng thể không còn phù hợp để là công cụ chính cần thiết cho sự phát
triển các thành phố lớn ở Việt Nam trong vòng 40 năm tới; đó rõ ràng là một trong những công cụ, nhưng bị cô lập và có
ít tác động bởi vì lịch sử gần đây cho thấy rõ ràng thực tế là khi không bị kìm chế, sức mạnh thị trường đã định hình các
thành phố lớn ở Việt Nam trong suốt 20 năm qua, không áp dụng quy hoạch không gian (xây dựng) tổng thể.
Điều cần thiết (như đã nêu bởi Ông Võ Văn Kiệt năm 2006) là một cái nhìn mới bằng cách nào tốt nhất để quản lý sự
phát triển của các thành phố lớn ở Việt Nam đảm bảo rằng nó không cản trở các cơ hội kinh tế rất thực tiễn đang xuất
hiện từ lực lượng lao động lành nghề và không tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên v.v. – để đảm bảo rằng các đô
thị lớn có thể cạnh tranh trên trường quốc tế. Cơ chế quy hoạch không gian đô thị hiện hữu không thể đạt được điều
này; nó chỉ có thể tiếp tục với những kỹ thuật đã hình thành khi Việt Nam còn bị cô lập rất xa với “nền kinh tế dựa trên
phát triển nông nghiệp quy mô nhỏ” và đã tạo ra những thành phố cùng với các vấn đề mà chúng ta thấy ngày nay.
Không thể vận hành có hiệu lực và hiệu quả hệ thống quy hoạch đô thị và quản lý ở Việt Nam với hệ thống dựa trên quy

hoạch không gian nhắm đến những sản phẩm thiết kế đô thị hơn là đạt được những thành tựu về phát triển đô thị gắn
liền với những mục tiêu quy hoạch về xã hội, kinh tế, môi trường và giao thông.
Cần có một sự chuyển đổi toàn bộ mô hình theo cách quy hoạch đô thị được thực thi ở Việt Nam bằng việc lồng ghép
tất cả các thành phần/chức năng liên quan làm nền tảng cho khả năng phục hồi đô thị vào trong hệ thống quy hoạch đô
thị; vì vậy, bằng cách chấp thuận một phương pháp tiếp cận hợp nhất hơn để phát triển đô thị.

4. Quản lý đô thị hoá – chuyển đổi mô hình
Thách thức đối với Việt Nam trong quản lý đô thị hoá là phương pháp nghiên cứu phát triển đô thị không nhận thức rằng
khi Việt Nam là thành viên của WTO là đã đem lại một loạt các tham số về phát triển vận dụng vào một nền kinh tế kế
hoạch tập trung. Nền kinh tế theo định hướng thị trường (bao gồm cả phần được giữ lại để nhà nước quản lý như ở Việt
Nam) đặt trọng tâm chính là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư và sự trọng tâm này đặc biệt rõ ràng trong lãnh vực bất
động sản,vì vậy quá trình đầu tư này đã làm thay đổi đáng kể hình ảnh các thành phố Việt Nam.
Ở một nền kinh tế thị trường phát triển, “quản lý đô thị” điều khiển quá trình đầu tư bất động sản đảm bảo rằng việc tạo
ra lợi nhuận cho nhà đầu tư không gây ra tổn thất của xã hội về tổng thể. Tiến trình quản lý đô thị này bị thiếu sót trong
hệ thống quy hoạch đô thị được thực thi ở Việt Nam. Quy hoạch đô thị vẫn chỉ được xem xét đến trong nghĩa hẹp là chịu

21


22

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

trách nhiệm về môi trường xây dựng thông qua một tiến trình thiết kế đô thị mang tính quy tắc, trong khi quản lý đô thị
đòi hỏi một năng lực kỹ thuật và hành chánh và nguồn lực rộng lớn hơn. Sự cần thiết của việc chuyển đổi mô hình để
đạt được công tác quản lý đô thị hiệu quả và tạo ra những thành phố có khả năng cạnh tranh về kinh tế trong khu vực
đòi hỏi sự thừa nhận rằng hình ảnh các thành phố ở Việt Nam đang được áp đặt bởi những quyết định đầu tư của khối tư
nhân (và các công ty nhà nước đóng vai trò tựa như khối tư nhân) hơn là áp đặt bởi cơ quan quản lý buộc các đầu tư tư
nhân phát triển đô thị phải theo.
Điều này không có nghĩa là quản lý nhà nước không có vai trò gì trong phát triển đô thị, mà trái lại sự can thiệp của

nhà nước có thể tạo sự kích thích hiệu quả cho phát triển đô thị, tuy nhiên nó đòi hỏi sự thừa nhận rằng đầu tư tư nhân
có tính đầu cơ là hiển nhiên, hướng đến lợi nhuận, và vì thế có tính ngăn ngừa rủi ro. Việt Nam ngày càng nhiều những
quyết định đầu tư tư nhân vào phát triển đô thị sẽ trở nên ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế thị trường tự do hơn là
những áp đặt của quy hoạch tổng thể như Quy hoạch Tổng thể đảo Phú Quốc.
Trong việc lập một hệ thống quy hoạch đô thị và quản lý đô thị phù hợp cho Việt Nam trong thế kỷ 21 có tất cả các
thành phần cần thiết cho phát triển đô thị hợp nhất, nhất thiết phải thuận theo hệ thống hành chánh mà nó vận hành
trong đó. Có thể thấy rõ là phát triển đô thị ở Việt Nam thay đổi đáng kể như là sản phẩm của sự cải cách của quy trình
hành chính theo sau những cải cách của thời kỳ “đổi mới” và gia nhập WTO.Nhưng những cải cách này đối với hệ thống
hành chánh và các chính sách kinh tế không tương xứng để đáp ứng và bổ sung những thay đổi đến quy hoạch và quản
lý phát triển đô thị để đảm bảo rằng phát triển đô thị thực sự đạt được các lợi ích kinh tế - xã hội cho xã hội về tổng thể
hơn chỉ là các lợi ích tài chính cho các nhà đầu tư.
Lý do cho vấn đề này đã rõ ràng, hệ thống quy hoạch không gian hiện hữu có nhu cầu cốt lõi là xác định các dự án đầu
tư, và trong thời kỳ tiền “đổi mới” nhà đầu tư duy nhất là nhà nước, nên quy hoạch đô thị là công cụ để quản lý nhà nước
– và dĩ nhiên vẫn còn như vậy. Dưới cấu trúc này tất cả các dự án đầu tư được tự động cho là có lợi cho xã hội về tổng
thể và vì thế vượt xa những đòi hỏi. Ngày nay hệ thống này đã vận hành trên một phạm vi rất rộng lớn. Cái thiếu sót là
cơ chế để đánh giá khoản đầu tư tư nhân về các yếu tố là tác động đến tiện nghi đô thị, sự đóng góp cho phát triển kinh
tế - xã hội, và sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn và định mức trong quy hoạch. Sự thiếu vắng cơ chế này là “quản lý đô thị”
một quy trình hành chính vận hành song song với quy hoạch không gian và các chức năng chính của nó, nói một cách
đơn giản, là đảm bảo tất cả các thành tựu đầu tư đều tạo ra những lợi ích xã hội về tổng thể hơn chỉ là dành cho các nhà
đầu tư. Một cách lý tưởng, dĩ nhiên, một hệ thống quản lý đô thị hiệu quả và hiệu lực sẽ tạo ra cả hai lợi ích này.
Quản lý đô thị đem đến một phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác biệt với quy hoạch đô thị khi so sánh bằng cách nào
quy hoạch đô thị hiện được vận dụng thế nào ở Việt Nam. Quy hoạch không gian (xây dựng) tổng thể đưa ra tầm nhìn
lý tưởng của thành phố sẽ đạt được trong một thời gian xác định trong tương lai (giả định là các nguồn lực cần thiết
cho thành tựu đó đã sẵn sàng). Quản lý đô thị tuy nhiên chỉ áp dụng cho hiện tại; nó đảm bảo rằng các quyết định đầu
tư ngày nay sẽ có kết quả trong sự phát triển đô thị và nó hoàn toàn thích hợp với tầm nhìn được cụ thể hoá trong quy
hoạch không gian (xây dựng) tổng thể và vì thế phản ảnh chiến lược phát triển đã được đặt ra và chấp thuận trong nền
tảng của chính sách quốc gia/vùng và trong chiến lược phát triển cấp tỉnh/thành phố (cụ thể là xác định khung phát
triển đô thị cho địa phương).
Một yếu tố khác để xem xét trong sự chuyển đổi mô hình là vai trò của cộng đồng những nhà tài trợ. Có ít lợi ích thu
được bởi các chuyên gia quy hoạch đô thị Việt Nam trong việc lập các quy hoạch đô thị thực hiện bởi chuyên gia nước

ngoài (với sự trợ giúp của các chuyên gia địa phương) nếu cấp cơ quan hành chính liên quan (cấp thành phố, tỉnh hay
quốc gia) không có cấu trúc có tính tổ chức sẵn có để thực thi các quy hoạch. Điều này cũng đúng cho cả khung pháp
lý và nhu cầu nhân lực mang tính kỹ thuật. Một ví dụ cho vấn đề này là việc xây dựng chiến lược phát triển thành phố
(CDS) đó là yếu tố cốt yếu của tiến trình phát triển đô thị hợp nhất nhưng nó lại không thuộc hệ thống hiện hữu, và bởi
thế khả năng thực hiện rất hạn chế.
Các quy hoạch đô thị như vậy xứng đáng là dự án tiêu biểu nhưng chỉ khi những điểm trọng tâm của đầu ra dựa trên xác
định các vấn đề và khiếm khuyết của hệ thống hiện hữu (cụ thể là “các bài học kinh nghiệm”). Tuy nhiên vấn đề là sự
thiếu vắng hoàn toàn của cơ chế cho sự hợp nhất các sáng kiến quy hoạch đô thị mới vào hệ thống hiện hữu. Một tiến
trình có lợi hơn cho cộng đồng nhà tài trợ sẽ được tập trung hơn vào những dự án có mà người thụ hưởng có thiện chí
và năng lực đã thiết lập sẵn một cơ chế cần thiết để đáp ứng tích cực đến những “bài học kinh nghiệm” và theo đó thúc
đẩy những thay đổi cấu trúc và hành chính cần thiết để nâng cấp và mở rộng hệ thống hiện hữu. Vì vậy, “sự chuyển đổi”
được kỳ vọng thích hợp với tất cả các bên liên quan trong tiến trình cải cách quy hoạch, không chỉ các nhà quy hoạch
đô thị.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

5. Đô thị có khả năng ứng phó – yếu tố biến đổi khí hậu
Một bản tin của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VoV) đưa ngày 23 tháng 7 năm 2013 dẫn lời của Phó Bộ Trưởng Bộ Kế Hoạch
Đầu Tư Nguyễn Thế Phương như sau:
“…đất nước đang phải đối diện với một loạt các thách thức trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2011-2015 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2020, đặc biệt trong việc bảo vệ sức khoẻ của nền kinh
tế vĩ mô, bảo vệ môi trường, và phúc lợi xã hội. Để đạt được mục tiêu, Việt Nam phải nâng cao chất lượng tăng trưởng,
tránh những bẫy thu nhập trung cấp và tự bảo vệ chống lại những tác hại tiềm tàng do tác động của biến đổi khí hậu”.
Những khiếm khuyết trong hệ thống quy hoạch đô thị hiện hữu bộc lộ rõ bởi mục tiêu ưu việt vào khả năng ứng phó
với biến đổi khí hậu ở quy hoạch các thành phố Việt Nam, và những khó khăn đã được trải nghiệm trong hệ thống quy
hoạch để xác định một cách xác đáng tác động của quy hoạch đô thị đến sự biến đổi khí hậu và kết quả của khả năng
ứng phó với biến đổi khí hậu của các thành phố. Mục tiêu ưu việt này dựa trên sự cần thiết đối với các thành phố có khả
năng ứng phó với biến đổi khí hậu được củng cố bởi các kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết hoá các tác động tiềm tàng là
mực nước biển dâng, lũ quét và các đợt bão v.v vào khu vực đô thị hiện hữu.
Các hành động cần thiết được công nhận để xác định những đe dọa từ biến đổi khí hậu và tính dễ tổn thương có thể được gán

vào hai nhóm – sự đáp ứng và sự giảm thiểu, với sự đáp ứng chính yếu là cung cấp những giải pháp quy hoạch vật lý/không
gian và sự giảm thiểu những biến đổi dài hạn đến các chức năng đô thị nhắm đến việc giảm bớt/triệt tiêu hiệu ứng nhà kính
(GHG). Đó là tất cả các hành động một phần hoặc toàn bộ rơi vào phạm vi trách nhiệm và ảnh hưởng của Bộ Xây Dựng.
Tồn tại của tính không thích hợp của hệ thống quy hoạch không gian trong vai trò là công cụ xác định các vấn đề biến đổi
khí hậu là minh chứng đặc biệt về yếu tố “khả năng thích nghi” của sự phản hồi với biến đổi khí hậu; vì thế, các phản hồi
được hoạch định với các tác động của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, lũ lụt, sự gia tăng nhiệt độ và các biến cố
thời tiết khắc nghiệt. Sự thích nghi với biến đổi khí hậu và sự giảm nhẹ sẽ làm thay đổi hình ảnh các thành phố Việt Nam,
khởi đầu từ việc sửa chữa sai sót do các quyết định quy hoạch trước đây – như việc thay đổi vị trí các khu chức năng trên
hướng thoát lũ là một ví dụ. Tuy nhiên sau cùng chỉ khi cả việc thích nghi và giảm nhẹ là trở thành chủ đạo trong thực tiễn
tiêu chuẩn quy hoạch đô thị/nông thôn khiến các thành phố có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu trở nên khả thi.
Tiêu chí cho ‘thế chủ đạo’ ứng phó biến đổi khí hậu vào thực tiễn quy hoạch đô thị tiêu chuẩn sẽ bao gồm các các suy xét sau:
1) Phương pháp tiếp cận ‘nền tảng phổ biến’ đối với biến đổi khí hậu. Việt Nam hiện nay đòi hỏi một cơ chế chung (“nền
tảng phổ biến”) cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu được chấp thuận rộng rãi bởi nhà nước, các ngành và các địa
phương. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu cung cấp một cơ sở đúng đắn cho vấn đề này tuy sự vận dụng còn thất
thường – đặc biệt bởi các địa phương (các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) và sự thiếu hụt khá phổ biến nguồn
lực (tài chính và kỹ thuật) có nghĩa là có sự thiếu vắng phổ biến của sự điều phối và sự hợp nhất tối cần thiết cho việc vận
dụng một chiến lược quốc gia như vậy. Phương pháp tiếp cận ‘nền tảng chung’ về sự biến đổi khí hậu đòi hỏi rằng tất cả
các cơ quan đang làm việc hướng đến việc thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu sử dụng các công cụ và tiến
trình tiêu chuẩn. Điều này đảm bảo rằng mô hình tác động của biến đổi khí hậu sẽ xuất hiện và vì thế việc đánh giá tính dễ
tổn thương ở quy mô quốc gia sẽ có thể thực hiện được (trước năm 2025) sẽ cho phép một phương pháp quy hoạch hợp
thành và chiến lược đạt được những thành phố Việt Nam thành công trong ứng phó với biến đổi khí hậu trước năm 2010.
2) Nhà quy hoạch đô thị cần là người đứng đầu trong việc triển khai thực hiện, cùng với các nhà khoa học cung cấp
các công cụ cần thiết. Vấn đề thật sự với xu thế biến đổi khí hậu là ở việc vận dụng; vì thế, hoạt động nào sẽ được
tập trung chính đối với những hoạt động biến đổi khí hậu cho giai đoạn 2016 – 2020, và xa hơn? Câu trả lời không
phải ở các nhà khoa học về biến đổi khí hậu mà ở các nhà quy hoạch đô thị và nông thôn. Nhà quy hoạch phải
đứng đầu trong cả vấn đề thích nghi và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu dưới góc độ ứng phó với những đe
doạ và tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. Bổn phận của các nhà quy hoạch ngày nay là xác định những ‘công
cụ’ cần thiết để có thể lập các quy hoạch tổng thể, các quy hoạch phân vùng, và các kế hoạch hành động kết hợp
chặt chẽ với những giải pháp cần thiết đối với những đe doạ và tổn thương do biến đổi khí hậu. Nhà quy hoạch phải
khuyến nghị các nhà khoa học công cụ nào họ cần để xác định các vấn đề và kế hoạch của các giải pháp (ví dụ,

công cụ nào cần thiết để kiểm tra khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu?). Tất cả những gì mà các nhà khoa học
về biến đổi khí hậu có thể làm là cung cấp khung biến đổi khí hậu để trong khuôn khổ đó các nhà quy hoạch vật lý
phải giải đáp; là những kịch bản biến đổi khí hậu cho giai đoạn 2030 – 2050 và 2100 và những mô hình thuỷ động
lực học tương ứng, v.v. Điều này gồm vấn đề mực nước biển dâng và đặc biệt là các biến cố khí hậu nghiêm trọng,
nhưng cũng gồm cả các vấn đề liên quan mật thiết (ví dụ như) với hiện tượng đảo nhiệt đô thị.

23


24

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

3) Tất cả các quy hoạch đô thị tổng thể phải xác định ngay các nội dung dễ thương tổn. Với mục đích này, các
nhà quy hoạch Việt Nam cần phải xác định những thách thức này. Tất cả các quy hoạch đô thị tổng thể và dự
án cần được xem xét thông qua lăng kính biến đổi khí hậu vì đó là thách thức chính đang đối mặt với nghề quy
hoạch: đó là, việc gì cần phải làm để đảm bảo rằng các thành phố Việt Nam sẽ ứng phó được với biến đổi khí hậu
trước năm 2100? Điều quan trọng của sự suy xét này đã được xác nhận ở cấp quốc gia thông qua kết luận của
tuyên bố sau: “ vấn đề biến đổi khí hậu là chủ đạo trong các chiến lược, chương trình, các quy hoạch tổng thể,
các kế hoạch, và các đánh giá tác động môi trường cho các dự án mới” nêu trong kế hoạch hành động về biến
đổi khí hậu lập bởi Bộ Công Nghiệp và Thương Mại cho giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, cơ chế cần thiết để đạt
được “vai trò chủ đạo” hiện chưa được xác định rõ và chưa có hiệu lực.
4) Chấp thuận hệ thống phát triển hợp nhất. Tính chủ đạo của vấn đề biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị/
nông thôn ở Việt Nam sẽ cần điều chỉnh sự tập trung trọng yếu từ quy hoạch hướng đến không gian hiện nay
sang một cách bao gồm quy hoạch sử dụng đất và tài nguyên và quản lý đô thị trong khuôn khổ quy hoạch chiến
lược; đặc biệt là, sự thừa nhận một tiến trình phát triển đô thị thống nhất. Điều này không có nghĩa chối bỏ quy
hoạch không gian và thay thế bằng quy hoạch khu chức năng, mà là chuyển đổi các trọng tâm với yêu cầu vai trò
rộng mở hơn đối với quy hoạch chiến lược như một phương tiện cung cấp một khuôn khổ có tính khoa học hơn
mà trong đó các quy hoạch không gian được hình thành.
5) Đưa ra quy hoạch điều chỉnh. Một ví dụ của việc loại trừ yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu trong việc vận

dụng quy hoạch chủ đạo hiện nay ở Việt Nam là sự cần thiết phải thực hiện các quy hoạch điều chỉnh; đó là: xác
định và điều chỉnh các quy hoạch không gian có thiếu sót bởi những dữ liệu không phù hợp và/hoặc chưa quan
tâm thoả đáng tác động của biến đổi khí hậu ở thời điểm các quy hoạch không gian (xây dựng ) tổng thể được
lập. Sự cần thiết của quy hoạch điều chỉnh trở nên hiển nhiên như một kết quả của trận lụt tại Bangkok năm
2011 mà nguyên nhân chính cho những tổn thất tài chính đáng kể là vị trí các nhà máy công nghiệp nằm trên
hướng thoát lũ tự nhiên. Vì thế cho nên cần có việc kiểm tra khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các khu
vực đô thị hiện hữu. Đây là điểm khởi đầu trong quá trình điều chỉnh – xác định các yếu tố dễ tổn thương.
6) Đặt mục tiêu vào các tỉnh/thành phố đạt được khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương Trình Mục Tiêu
Quốc Gia (NTP) giao trách nhiệm thực hiện chiến lược cho các bộ liên quan, các ngành và các địa phương, và ở
cấp độ “địa phương” (tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương) nơi mà hầu hết các hành động ứng phó biến
đổi khí hậu sẽ diễn ra nhưng cũng là nơi nguồn lực kỹ thuật và tài chính sẵn cực kỳ căng thẳng hay chưa có sẵn.
Vì thế cần có sự tập trung nguồn tài chính và kỹ thuật có hạn vào các hoạt động để các thành tựu ứng phó biến
đổi khí hậu bền vững được đảm bảo – đặc biệt trong việc chuẩn hoá đào tạo và nâng cao năng lực. Mô hình văn
phòng điều phối về biến đổi khí hậu (CCCO) đang vận hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Bình
Định cho thấy đó là cách hiệu quả nhất để xác định vấn đề biến đổi khí hậu ở chính quyền cấp tỉnh/thành phố.

6. Thách thức đô thị hoá
Việt Nam đang trên đà đô thị hoá nhanh chóng vốn đã được kiểm nghiệm bởi các quốc gia Asean và cụ thể hơn là quốc
gia Đông Á với nền kinh tế tăng trưởng mạnh như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. Các đề xuất rằng tốc độ
đô thị hoá hiện nay cho thấy 50% dân số Việt Nam sẽ là cư dân đô thị trước năm 2025, so với hiện nay là dưới 38%1. Tốc
độ đô thị hoá này sẽ bộc lộ nhiều thách thức mà nếu không được xác định một cách có căn cứ và hiệu quả sẽ cản trở tốc
độ tăng trưởng kinh tế cần để đáp ứng chất lượng cuộc sống được mong đợi của cư dân đô thị gia tăng.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Nam và chỉ ra sự cần thiết phải xác định chúng đến mức nào trong phạm vi quyền hạn của Bộ Xây Dựng để đảm bảo
rằng chúng đóng góp cho sự phát triển kinh tế hơn là cản trở.
Các thành phần này được xếp thành 3 chủ đề chung, và ba bài viết tóm tắt chung và một loạt các bài tham luận theo
chủ đề đã được soạn thảo để tạo thảo luận và bình luận từ các học giả và các chuyên gia nổi tiếng trong các lãnh vực:


Chủ đề 1: “Hướng đến thành phố xanh:
những cách tiếp cận hợp nhất vì sự tăng trưởng đô thị bền vững”
Bài viết tóm tắt tổng quan của Kapil Chaudhery “Hướng đến thành phố xanh: những cách tiếp cận hợp nhất vì sự
tăng trưởng đô thị bền vững” phản ảnh luận thuyết được xây dựng bởi một nhà quy hoạch xuất sắc, Ian McHarg,
cách tiếp cận đô thị hoá xanh của ông được ghi chép trong quyển sách của ông Thiết kế với Thiên Nhiên, được
xuất bản năm 1965. Kapil giải thích sự liên quan trực tiếp đến Việt Nam của phương pháp McHarg về đô thị hoá
xanh với từ ngữ sau: “Khung sinh thái rộng lớn này đã định rõ sự đô thị hoá không phải là bất bình thường hay
cách biệt mà là một phần của cảnh quan vùng miền, định hình và định hướng đô thị hoá mà có tác động ít nhất
đến môi trường và tiến hoá hài hoà với thiên nhiên, không phải là sự cạnh tranh. Từ cách bố trí rộng lớn cấp vùng
tỉ lệ và mục tiêu tạm thời ở tỉ lệ thành phố để kiểm tra tính hiệu quả và hơn nữa, kém hiệu quả của việc sử dụng
tài nguyên, cụ thể là đất, nước và năng lượng. Chia cắt thành phố bằng phân chia sử dụng đất, mật độ đô thị
và phát triển đô thị, chúng ta kiểm chứng lại các thành phố Việt Nam đã thay đổi thế nào, và khám phá các cơ
hội để định hình lại quỹ đạo tăng trưởng đô thị hướng đến một quỹ đạo tăng trưởng xanh hơn. Kết hợp lý thuyết
với thực tiễn ở Việt Nam, chúng ta có cơ hội để học hỏi và có được thông tin từ các biện pháp can thiệp tại Đà
Nẵng và Hội An, cả hai thành phố đã trở thành phòng thí nghiệm sống về phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, và tăng
trưởng kinh tế. Đó là mảnh đất màu mỡ của Việt Nam mà chúng ta có thể thấy sự tham gia ngày càng nhiều của
các cơ quan Chính Phủ và các tổ chức tài trợ, quy tụ các chuyên gia trong nước và quốc tế, áp dụng lý thuyết và
ý tưởng mới, một số đã được kiểm nghiệm và một số chưa được kiểm tra, thúc đẩy mục đích để tạo ra các thành
phố xanh. Để hiểu được hiệu quả của những ý tưởng này và biện pháp can thiệp, thông qua cảnh quan đô thị, có
nhu cầu quan trọng để tạo ra các tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững, “mức độ xanh”, và khả năng sống tốt;
một bảng chấm điểm để xếp hạng sẽ giúp chúng ta tăng trưởng đúng hướng”.
Bài viết của Kapil Chaudhery và những tham luận theo chủ đề bổ sung đã bao trùm một loạt các nguyên lý của
“thành phố xanh” và các bài học thực hành thông qua các chủ đề sau:
Cơ sở hạ tầng và phát triển:
• Công nghệ xanh trong vấn đề thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn
•Bảo tồn các nguồn tài nguyên: Tiềm năng từ Công trình xanh và phát triển đô thị xanh
•Các giải pháp Xanh đơn giản: Rừng đô thị; Xây dựng vùng ngập nước, khôi phục chất dinh dưỡng (tái
chế chất thải bằng biện pháp phân hủy sinh học)
•Khai thác năng lượng mặt trời
Lý thuyết và thực hành:

• Các công nghệ mới hỗ trợ quy hoạch đô thị: GIS
• Tăng cường đào tạo nghiên cứu
• Tạo thêm nhiều kinh nghiệm ứng dụng qua việc giao lưu trong khu vực châu Á

Chủ đề 2: “Hướng đến khả năng ứng phó: quản lý hợp nhất rủi ro ngập lụt đô thị”

Các thách thức đô thị hoá gần như là phần trách nhiệm của Bộ Xây Dựng (MOC) và đặc biệt là với nghề quy hoạch đô
thị. Nội tại Bộ Xây Dựng sự chuyển đổi cần thiết chỉ có thể đạt được bởi sự cam kết “chủ đạo” (tức là sự thừa nhận và
việc thực hiện) các ý tưởng và phương án nhận thức được những bất tương xứng của hệ thống quy hoạch đô thị và quản
lý đô thị hiện nay và đòi hỏi bức thiết cho nó cần được nâng cấp và mở rộng để kết hợp với toàn bộ các hoạt động quy
hoạch xác định một cách chọn lọc các thách thức này.

Bài viết tổng quan của Michael Di Gregorio “Quản lý rủi ro ngập lụt đô thị: từ kiến thức đến hành động” khảo sát tỉ
mỉ sự liên quan mật thiết đến tính hiệu quả của quản lý rủi ro ngập lụt đô thị trong quá trình đô thị hoá bằng cách
tham khảo các bài tham luận trong nhóm chủ đề cung cấp bởi các chuyên viên có kinh nghiệm thực tế.Ông cũng
nhấn mạnh năm thông điệp chính cần phải được các nhà quy hoạch và nhà quản lý đô thị nhận thức rõ để có thể
đảm bảo thành quả cho các đô thị có khả năng ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam:

Đô thị hoá có tính đa diện và chỉ có thể quản lý thông qua sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của nhiều cấp quản lý đô thị
ở tất cả các cấp chính quyền, ngành và cộng đồng; vì thế, một quá trình phát triển đô thị hợp nhất trở nên tuyệt đối cần
thiết. Một trong những mục tiêu chính của hội thảo GIZ là làm nổi bật một vài thành phần của quá trình đô thị hoá ở Việt

1.Tần xuất ngày càng tăng và mức độ nghiêm trọng của thảm họa lũ lụt ở châu Á có liên quan với quá trình
chuyển đổi đô thị nhanh chóng đang diễn ra tại khu vực này trên thế giới.
2. Trong môi trường thiên tai lũ lụt phức tạp, không phải vấn đề nào và giải pháp nào cũng được sự đồng ý của
tất cả các bên liên quan.
3. Quản lý rủi ro lũ lụt hợp thành đóng một vai trò quan trọng trong việc khảo sát các quan điểm khác nhau về cả
vấn đề và giải pháp, và làm cho những quan điểm trở nên minh bạch thông qua nhiều bên liên quan, thông qua
quy trình đa ngành.


1Theo quyết định số 445/QĐ-TTgngày 07 tháng 04 năm 2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

25


26

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

4.Đến nay, vấn đề quản trị, trong đó bao gồm quản lý không hiệu quả đất đai, khó khăn trong việc phối hợp đồng
bộ giữa các bộ liên quan, các viện nghiên cứu và các sở, thiếu sự tham gia của cộng đồng, và vận động hành
lang của các cá nhân và các nhóm lợi ích cả hai xác định bối cảnh IFRM và làm nổi bật tập hợp các kỹ năng mà
hầu hết quản lý rủi ro lũ lụt còn thiếu.
5. Vì lý do này, quản lý lũ lụt hợp thành đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn đến bối cảnh quy hoạch và, đặc biệt là
trong vấn đề quản trị, nếu hành động hiệu quả là mục tiêu của nó.

Chủ đề 3: “Hợp nhất Biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị:”
Bài tham luận tóm tắt tổng hợp của Stephen Tyler “Hợp nhất biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị - thách thức,
Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng cho Việt Nam” mô tả những thách thức liên quan đến việc hợp nhất biến đổi
khí hậu vào quy hoạch đô thị tại Việt Nam bằng cách tham khảo những kinh nghiệm quốc tế mới, bao gồm: cơ
sở hạ tầng xanh và các dịch vụ mang tính sinh thái; phương pháp thiết kế khu vực và thiết kế công trình điều tiết
dòng chảy và sự thu nhiệt; quản lý rủi ro, thông tin công cộng và nâng cao nhận thức, bao gồm cả vai trò quan
trọng của quản lý đô thị. Stephen mô tả, qua việc tham chiếu đến ba bài báo chuyên đề, làm thế nào khung pháp
lý quy hoạch đô thị, nghiên cứu đô thị và phát triển chuyên môn ở Việt Nam không may bị phân mảnh, làm phức
tạp những nỗ lực đưa vào mối quan tâm về biến đổi khí hậu. Ông đưa ra cái nhìn khái quát dưới đây của các vấn
đề được đặt ra trong các bài tham luận theo chủ đề. “Các quy định pháp lý quan trọng nhất ảnh hưởng đến phát
triển đô thị có lẽ là tiêu chí phân loại đô thị, vì các cơ chế này khuyến khích mạnh mẽ các thành phố nhỏ hơn để
đầu tư vào đường xá và cơ sở hạ tầng, và mở rộng ranh giới của họ để đủ điều kiện đạt được một mức độ phân
loại cao hơn. Quy hoạch sử dụng đất có lẽ là cái tiếp theo tạo ra ảnh hưởng lớn nhất, và quy hoạch chung (tổng

thể) đô thị được cho là có ảnh hưởng nhất về phát triển đô thị, bởi vì chúng chú ý rất ít đến yếu tố thị trường.
Chiến lược tốt nhất để giới thiệu xem xét khí hậu trong bối cảnh này là để đảm bảo rằng chúng xuất hiện đặc biệt
trong mỗi quy định quản lý trong ba khuôn khổ pháp lý khác nhau. Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (NIURP)
thuộc Bộ Xây dựng đang tích cực tham gia thực hiện nghiên cứu, tiến hành thực hiện thí điểm phương pháp tiếp
cận sáng tạo, xây dựng hướng dẫn và kiểm tra các công cụ giúp lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô
thị. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng các hướng dẫn kỹ thuật đều dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu thực
địa và các thí điểm thực tế, trong khi phản ánh nhu cầu về tiêu chuẩn hoá quốc gia các vận dụng thực tế thông
qua những định hướng được quy định. Cuối cùng, để bất cứ phương pháp tiếp cận sáng tạo mới nào được thực
thi, nhà quy hoạch chuyên nghiệp phải được đào tạo để vận dụng các công nghệ để lồng ghép biến đổi khí hậu
vào trong thực tế công việc của họ, và các khoa kiến trúc và quy hoạch đô thị của trường đại học cần đào tạo các
nguyên lý và các vấn đề của biến đổi khí hậu. Cần có một sự đánh giá được định rõ ở các cấp cao về nhận thức
của biến đổi khí hậu trong các nhóm chuyên nghiệp mà chưa phù hợp nhau về kỹ năng và kiến thức tương ứng”.
Danh sách này không có ý định liệt kê đầy đủ mà mong muốn biểu thị một phạm vi bao quát các vấn đề thuộc thành
phần quy hoạch và quản lý đô thị của một tiến trình phát triển đô thị hợp nhất. Với mục đích chủ đạo của các phương án
được soạn thảo kỹ lưỡng trong đầu vào của nhiều bài viết của các chuyên gia, học giả, chúng được đề xuất xếp vào ba
nhóm chính sách chính được nêu trong các nghị định và hướng dẫn dưới quyền hạn của Bộ Xây Dựng, đó là:
• Phát triển đô thị bền vững
• chiến lược tăng trưởng xanh và các sáng kiến
• các thành phố ứng phó với khí hậu
Đây là ba “trụ cột” sẽ củng cố quá trình đô thị hóa và do đó phải được tích hợp hoàn toàn quy hoạch và quản lý đô thị để
đảm bảo đáp ứng sự tăng trưởng kinh tế cần thiết nhằm hỗ trợ chất lượng cuộc sống mong đợi của dân số đô thị gia tăng.

7. Con đường phía trước
Các vấn đề liên quan đến việc nâng cấp và tái sắp xếp các tiến trình dựa trên thiết kế đô thị hiện tại sang một hệ thống
dựa trên quy hoạch đô thị toàn diện và tích hợp hơn cần được giải quyết ở hai cấp độ:
a) Cấp độ kỹ thuật: với sự nhấn mạnh hơn được đặt vào việc đưa những cơ chế cần thiết để tạo ra những thành
phố đưa ra được tất cả các biện pháp của đô thị có khả năng phục hồi (đó là: khả năng ứng phó với biến đổi khí
hậu, khả năng phục hồi môi trường, khả năng phục hồi kinh tế xã hội, khả năng phục hồi văn hóa, khả năng phục
hồi về giao thông công cộng và lưu thông, khả năng phục hồi về giáo dục, Y tế và phúc lợi, không gian xanh và
các cơ sở vui chơi giải trí công cộng).

b) Ở cấp độ hành chính công: thách thức trước mắt các nhà hoạch định và các công chức nhà nước là xác định tiến
trình cho sự cân thiết của việc xắp xếp có tính thể chế hoá để mở rộng và nâng cấp hệ thống quy hoạch đô thị ở
Việt Nam để có thể sản sinh ra những thành phố hiện đại, hiệu quả và sống tốt, bền vững, dễ dàng tiếp cận đến các
dịch vụ đô thị, đầu tư an toàn và phù hợp với Việt Nam ở thế kỷ 21 trong khung chính trị và kinh tế hiện nay.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

7.1 Ở cấp độ kỹ thuật:
Ở phần trước của tài liệu này đã nêu một phạm vi rộng các nghiên cứu kỹ thuật hình thành nên một phần của tiến trình
đô thị hoá ở Việt Nam. Giải quyết một cách toàn diện các nội dung này chắc hẳn là một tiến trình lâu dài và phức tạp,
tuy nhiên có một yếu tố chung cho tất cả. điều này có thể mô tả bằng cách sử dụng ví dụ như việc gì cần làm để đảm
bảo rằng tất cả các khu vực đô thị mới tiêu thụ năng lượng thấp và thải ít chất các-bon? Các giải pháp thường sẽ bao
gồm phát triển đô thị nén, tập trung vào việc cung cấp các phương tiện công cộng, cung cấp các không gian xanh và
các khu rừng đô thị có thể hoạt động như các bể chứa cacbon, v.v. Tuy nhiên, yêu cầu đầu tiên là một chương trình toàn
diện về nghiên cứu và phân tích đô thị khám phá những lý do để sử dụng năng lượng cao và lượng khí thải carbon cao,
và xác định các giải pháp có thể được đưa vào chiến lược phát triển đô thị cung cấp khuôn khổ cho việc lập các quy
hoạch không gian tổng thể.
Để thực hiện mục tiêu này, tài liệu này tập trung sự chú ý vào các thách thức cần trở thành chủ đề của các hành động
tức thời để có thể đạt được sự phát triển đô thị hợp nhất, giải pháp nằm tại Bộ Xây Dựng bằng việc hình thành một Tổ
công tác riêng biệt cho mỗi một trong ba thách thức chính: phát triển đô thị bền vững, chính sách và sáng kiến tăng
trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, bằng việc nhận trách nhiệm xuất bản “Sổ tay thực hành” và những chương
trình huấn luyện để phân bổ về địa phương (tỉnh/thành phố/quận huyện) theo cơ chế chủ đạo của các thách thức này
vào các hoạt động thường ngày ở các Sở Xây dựng của họ.
Trong bối cảnh rộng hơn, đổi mới về kỹ thuật trong quy hoạch và quản lý đô thị cần khuyếch trương vượt quá khỏi toàn
bộ phạm vi các vấn đề phát triển đô thị, như:
•Cải thiện quy hoạch và quản lý thành phố hiện hữu, với các khu phố có nhu cầu nâng cấp đô thị bằng việc cung
cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản, đặc biệt đối với các hộ có thu nhập thấp. Lập kế hoạch và đầu tư tại Việt
Nam, dưới quan điểm của cả thành phố và của các nhà đầu tư, thiên về việc tập trung mở rộng đô thị và khu đô
thị mới; tuy nhiên nhu cầu quản lý đô thị cần được cân bằng tốt hơn với sự tập trung gia tăng về quy hoạch và
đầu tư cho việc tái phát triển các khu dân cư hiện hữu.

•Nâng cao năng lực/đào tạo với chương trình giảng dạy mở rộng để hoàn thiện quản lý môi trường, biến đổi khí
hậu, phương pháp lập kế hoạch chiến lược và tích hợp v.v. cho các lãnh đạo địa phương, các học viên và các
trường như các trường đại học, để đảm bảo rằng các ‘chuyển đổi mô hình’ có ứng dụng phổ quát.
•Cần nhấn mạnh thêm về quy hoạch hợp nhất theo nghĩa phương pháp/phương cách quy hoạch liên ngành, đa
lãnh vực và thể chế cần thiết để có thể đạt được kết quả của sự phát triển đô thị hợp nhất tạo nên các thành
phố phù hợp cho thế kỷ 21.

7.2 Ở cấp độ hành chính công
Các giải pháp đều liên quan đến sự chuyển đổi mô hình hành chính công đã được mô tả, nói tóm lược là những yêu
cầu đặt lại trọng tâm vào hệ thống quy hoạch từ việc chú trọng quy hoạch phát triển không gian hiện nay sang một hệ
thống phát triển đô thị hợp nhất toàn diện hơn gồm việc đưa ra các kỹ thuật quy hoạch chiến lược để đạt được các giải
pháp thiết kế đô thị dựa trên các căn cứ và chính sách được chỉ đạo. Hơn nữa, tất cả các cấp nhà nước (quốc gia, tỉnh và
thành phố) phải tập trung củng cố năng lực và giám sát thể chế của tiến trình thực hiện.
Vấn đề là hệ thống hiện nay rất phân tán. Điểm khởi đầu là thừa nhận là quy trình quy hoạch không gian hiện nay phải
hợp nhất chặt chẽ với quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội mở rộng, sau đó tập trung có chọn lọc để trở thành khung phát
triển đô thị của tỉnh/thành phố làm nền tảng để lập quy hoạch không gian tổng thể. Khung phát triển này cần định rõ
tất cả các yếu tố cần thiết cho sự phát triển đô thị bền vững, cho ‘tăng trưởng xanh’, cho thích ứng biến đổi khí hậu, cho
công bằng xã hội, và cho sự cạnh tranh kinh tế cần thiết để thu hút đầu tư. Một hệ thống như vậy sẽ hoàn toàn thừa
nhận rằng thiết kế đô thị là công đoạn cuối cùng của hệ thống quy hoạch đô thị chứ không phải là giai đoạn có ưu thế
như thực tiễn hiện nay. Trình tự hợp lý của sản phẩm quy hoạch của một hệ thống như vậy là:

Chiến lược phát triển đô thị → phân tích tính thích hợp của đất đai →
khung phát triển đô thị → quy hoạch không gian đô thị → quy hoạch
phân vùng/quản lý → thiết kế đô thị chi tiết

27


28


PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

7.3 Một đề xuất mô hình quy hoạch và quản lý đô thị
Một hệ thống quy hoạch và phát triển đô thị hợp nhất cho Việt Nam lý tưởng cần bao hàm những thành phầnchính sau:

Khung chiến lược và chính sách Đầu tư kinh tế - xã hội
Quốc Gia / Vùng
Quy hoạch
chiến lược







Khung phát triển đô thị Tỉnh/Thành phố




Quy hoạch không gian (tỉ lệ - 1:10,000)

Quản lý đô
thị




Quy hoạch phân khu chức năng (tỉ lệ – 1:2,000)




Quy hoạch chi tiết (tỉ lệ – 1:500) → Phê duyệt xây dựng

QUY HOẠCH CHIẾN LƯỢC

1. Khung chiến lược và chính sách đầu tư kinh tế - xã hội quốc gia/vùng.
Đây là điểm khởi đầu để hình thành chiến lược phát triển đô thị tỉnh/thành phố tiếp theo. Nó xác định khung
chính sách và phương tiện cơ bản để thực thi các yêu cầu quản lý nhà nước như chỉ định những khu vực là “đặc
khu hành chính, kinh tế”, cùng với những lý do và các lý giải phía sau chỉ định này. Tài liệu về “Khung chiến lược
và chính sách đầu tư kinh tế - xã hội quốc gia/vùng” đối với địa phương nên được đưa vào trong phần giới thiệu
Khung Phát Triển Đô Thị Của Tỉnh/Thành Phố.

2. Khung phát triển đô thị Tỉnh/thành phố
Một khung phát triển không phải là phương tiện thực hiện quy hoạch không gian. Đó là những phân tích về điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và các tồn tại theo một loạt các tiêu chí như: xã hội, kinh tế, văn hóa, môi trường, v.v. với
việc xác định khung chính sách liên quan đã được soạn thảo trong giai đoạn trước đó. Mục tiêu là xác định và
mô tả các tiêu chí để đưa vào Quy hoạch Không gian (xây dựng) tổng thể. Vai trò chính của khung phát triển đô
thị là xác định những hành động cần thiết để thực hiện 3 mục tiêu chính sách đô thị, đưa “tăng trưởng xanh” và
khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Mô hình hành chính cho một tổ chức phù hợp để thực hiện việc xây dựng
Khung phát triển đã tồn tại ở Việt Nam - đó là Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh đã được tạo ra bởi sự
hợp nhất của Viện Quy hoạch đô thị, Viện Khoa học Xã hội và Viện Kinh tế nghiên cứu vào năm 2008.
Đây là điểm mà các mục tiêu kinh tế-xã hội nhắm đến (hiện đang được đánh giá trong quá trình Cấp Giấy phép
đầu tư) nên được đưa vào hệ thống quy hoạch quản lý đô thị. Nếu điều này được thực hiện có hiệu quả và được
phản ánh trong từng bước sau đây trong hệ thống, nó sẽ phủ nhận sự cần thiết của Giấy Phép Đầu Tư khi tất cả
các mục tiêu kinh tế-xã hội sẽ được gắn kết rõ ràng trong quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu và quy hoạch
chi tiết, và sự tuân thủ sẽ được đánh giá như một phần không thể thiếu của Quy Trình Phê Duyệt Xây Dựng.


3. Quy hoạch không gian (xây dựng) tổng thể (tỉ lệ 1:10 000)

thể loại và mật độ phát triển của từng phân khu chức năng, nhưng không chỉ định hay mô tả đặc điểm của từng
công trình riêng lẻ. Một yêu cầu quan trọng của quy hoạch không gian tổng thể đó là nó chi tiết hoá bằng cách
nào mà ba mục tiêu của chính sách đô thị của phát triển đô thị bền vững, các sáng kiến “tăng trưởng xanh”, và
khả năng ứng phó biến đổi khí hậu được thực hiện trong thực tế - không phải trên giấy.

QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

4. Quy Hoạch Phân Khu Chức Năng (tỉ lệ 1:2000)
Quy hoạch phân khu và Sổ Tay Kiểm Soát Phát Triển đi kèm là phương tiện chính của quản lý đô thị. Chúng định
rõ thể loại và mật độ phát triển cho tất cả các chức năng đô thị được định sẵn cho phép trên mỗi khu chức năng
được đề xuất phù hợp với yêu cầu của quy hoạch không gian tổng thể. Một quy hoạch phân khu sẽ được lập cho
tất cả vị trí xác định bởi Ủy ban Nhân dân Tỉnh/thành phố/quận huyện, với những nhấn mạnh cụ thể các khu vực
yêu cầu cần có thiết kế đô thị chất lượng cao, như trung tâm thị trấn, khu thương mại chính, không gian xanh và
khu vui chơi chính, khu di sản kiến trúc, các vị trí công trình công cộng chính, v.v. Một quy hoạch phân khu có thể
được lập bởi một Viện Quy Hoạch dưới danh nghĩa của Ủy ban Nhân dân hay bởi Kiến Trúc Sư/Chuyên gia thiết
kế đô thị thông qua hợp đồng với Ủy ban Nhân dân. Tất cả các hồ sơ xin phép xây dựng để thực hiện bất kỳ loại
hình phát triển đô thị nào sẽ được đánh giá tính phù hợp với Quy Hoạch Phân Khu Chức Năng.

5. Quy hoạch chi tiết (tỉ lệ 1:500)
Mục đích của quy hoạch chi tiết là cung cấp các chi tiết về loại và phong cách kiến trúc/thiết kế đô thị được xem
là thích hợp cho một đề xuất phát triển cụ thể phù hợp với yêu cầu của quy hoạch phân khu chức năng. Một quy
hoạch chi tiết thường được lập bởi Kiến Trúc Sư/Chuyên gia thiết kế đô thị được thuê bởi một nhà đầu tư tiềm
năng và sẽ trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố/quận huyện bổ sung hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Một
quy hoạch chi tiết có thể đề xuất những thay đổi bất kỳ của hồ sơ quy hoạch phân khu chức năng có sẵn nhưng
phải tuân thủ với mục tiêu phát triển đô thị được nêu chi tiết trong Sổ tay kiểm soát phát triển và phải cung cấp
những diễn giải vì sao đề xuất thay đổi là cần thiết và phù hợp.


6. Phê duyệt xây dựng
Phê duyệt xây dựng là kết quả cuối cùng của quy trình phát triển đô thị hợp nhất mà khởi đầu bằng việc định
rõ khung phát triển đô thị của địa phương và kết quả của quy hoạch không gian (xây dựng ) tổng thể, thu được
thông qua đánh giá chi tiết của đề xuất đầu tư thuận theo kiểm soát phát triển chi tiết dưới khía cạnh về sử dụng
chức năng và đặc điểm thiết kế, và kết quả của đề xuất đầu tư đô thị đã rõ ràng là phù hợp với mục tiêu của địa
phương vì một thành phố hiện đại, hiệu quả theo nghĩa sống tốt, bền vững, dễ tiếp cận đến dịch vụ đô thị, an toàn
để đầu tư, và xúc tiến các cơ hội đầu tư trong môi trường cạnh tranh quốc tế”.

Kết luận

Những thay đổi cần thiết để mở rộng và nâng cấp các quy trình quy hoạch không gian đô thị hiện nay sẽ không có tính
cách mạng, mà sẽ được tiến hóa, thông qua một quá trình lâu dài của sự “lồng ghép” kinh nghiệm thực hành (và các
kinh nghiệm thực hành khác như kinh tế đô thị, quản lý giao thông đô thị, v.v ) vào các hoạt động hằng ngày của các
chuyên gia quy hoạch đô thị và chuyên gia quản lý đô thị ở tất cả các cấp chính quyền tập trung chủ yếu về quản lý đô
thị ở cơ quan hành chánh cấp tỉnh/thành phố/quận huyện.
Quy hoạch và quản lý đô thị không bao giờ là một quá trình tĩnh. Nó luôn luôn là chủ đề đang được xem xét, phân tích,
tiếp tục điều chỉnh lại và cải tiến, để đảm bảo rằng tất cả các phát triển đô thị góp phần vào thành tựu của các thành
phố hiện đại và hiệu quả về môi trường sống tốt, tính bền vững, khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị, đầu tư an toàn và
xúc tiến các cơ hội đầu tư trong một môi trường cạnh tranh quốc tế.

Quy hoạch không gian (xây dựng) tổng thể cung cấp sự phân bố không gian các chức năng được xác định trong
khung phát triển đô thị được lập trong giai đoạn trước đó. Nó kết hợp bốn thành phần:
a. Phân tích tính phù hợp của quỹ đất
b.Khung đô thị (bao gồm cả cơ sở hạ tầng)
c. Bố trí phân khu chức năng
d. Bố cục không gian
Quy hoạch không gian (xây dựng) tổng thể xác định cách bố trí các khu chức năng đô thị được định sẵn và mô tả

Những nhìn nhận và quan điểm được diễn giải trong tài liệu này là của tác giả Lawrie Wilson và không có ý định phản ánh quan điểm
của nhà tài trợ hội thảo

Hội hợp tác quốc tế Đức (GIZ) hay của Bộ Xây Dựng. Tác giả cảm ơn sự hỗ trợ kỹ thuật và biên tập của Spatial Decisions (Việt Nam)
trong việc biên soạn tài liệu, và cảm ơn những lời khuyên và gợi ýcủa các chuyên gia quy hoạch đô thị của GIZ và ISET.

29


PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

KẾT NỐI GIỮA LÝ THUYẾT,
THỰC HÀNH, VÀ THỰC TẾ
Kapil Chaudhery, Kỹ sư Quy hoạch Vùng và Đô thị
Spatial Decisions
Email:

Giới thiệu

Chuyên đỀ 1
Hướng tới thành phố
xanh: Các hướng
tiếp cận tích hợp cho sự
phát triển đô thị bền vững

Tỷ lệ đô thị hóa ngày càng tăng tại các quốc gia châu Á, nhận thức ngày một rõ ràng hơn về Biến đổi khí hậu, tác động
rõ rệt của quá trình đô thị hóa đối với môi trường, và các kết quả đầu ra có lợi về tăng trưởng đô thị nhạy cảm với môi
trường là các vấn đề đa dạng và khác nhau nhưng cùng nhau tạo nên cốt lõi của quy hoạch đô thị. Việt Nam là quốc
gia ngày càng tích cực tham gia vào quá trình xây dựng các phương pháp và mô hình đô thị hóa mới. Thông qua các
diễn đàn và sự kiện, ví dụ như buổi hội thảo này, cộng đồng những người đang thực hành quy hoạch đô thị như có thêm
luồng sinh khí mới, các ý tưởng mới xuất hiện, và thực tế hoạt động quy hoạch đô thị cũng được củng cố mạnh mẽ hơn.
Sự giao hòa giữa lý thuyết và thực hành rất cần thiết này trong quy hoạch đô thị hình thành quỹ đạo phát triển đô thị
trong tương lai. Quá trình lý thuyết và thực hành kết hợp hài hòa với nhau lặp đi lặp lại, đóng vai trò chủ yếu trong việc

xây dựng Chiến lược Tăng trưởng Xanh, thể hiện các nỗ lực của Việt Nam nhằm chuyển dịch từ phát triển đô thị thuần
túy sang phát triển “Các thành phố Xanh”.
Việc thiếu quy hoạch đô thị toàn diện và mức độ tổn thương gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu đang khiến thách
thức đối với phát triển đô thị bền vững trở nên trầm trọng hơn. Các thành phố đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm
nước và không khí ngày một gia tăng, thiếu nguồn cung cấp nước, thất thoát nước, điều kiện vệ sinh không đảm bảo,
hoạt động tiêu thoát nước không đủ đáp ứng nhu cầu, ngập úng do mức độ tổn thương tăng lên trước tác động của biến
đổi khí hậu.
Trọng tâm của bài viết này nhằm phác thảo cơ sở hình thành Phát triển Đô thị tại Việt Nam, và sau đó phát triển thêm
trên nền tảng vững chắc này, để hướng chiến lược phát triển đô thị sang phương pháp tiếp cận Thành phố Xanh, dựa
trên các công nghệ Hạ tầng Xanh được nâng cao hơn, và quy hoạch không gian tốt hơn. Việc học hỏi kinh nghiệm áp
dụng các ý tưởng cấu trúc đô thị hóa xanh hơn là cơ hội đã được tận dụng trong các hoạt động quy hoạch đô thị riêng
biệt ở Đà Nẵng và Hội An, và sau đó trên quy mô tỉnh Quảng Nam. Những nỗ lực áp dụng trong việc hình thành tăng
trưởng đô thị bền vững đã tạo ra một điều kiện thú vị để kết nối giữa lý thuyết và thực hành.

Hướng đến các Thành phố Xanh

Những gì chúng ta trao đổi ngày hôm nay không phải là điều gì mới mẻ. Ý tưởng giải quyết phát triển đô thị và mở rộng
diện tích đô thị một cách cẩn trọng và có cân nhắc về nguồn lực đã được biết đến từ trước. Tuy nhiên, những ý tưởng
này thường bị bỏ quên khi chúng ta chạy đua để có những thành phố rộng hơn, tốt hơn và ở quy mô lớn hơn, để đáp ứng
với số lượng nhân khẩu đang thay đổi và các động lực tăng trưởng kinh tế. Để định hướng và định hình lại những nỗ lực
của chúng ta như một phần trong quá trình phát triển đang tiếp diễn của quy hoạch đô thị, vấn đề về nhận thức và rà
soát lại các hướng phát triển của chúng ta là một chức năng cần thiết của phát triển tích cực trong thực hành hay quy
hoạch đô thị cũng như tăng trưởng của các thành phố của chúng ta.
Chúng ta đang tiếp tục tìm hiểu thêm và thay đổi cách nhìn của mình đối với việc hình thành một đô thị bền vững thông
qua nhận thức và thực tế áp dụng. Đây chính là điểm đóng góp của những nghiên cứu học thuật đối với quá trình xây
dựng lý thuyết, các nhóm tư vấn đưa ra những hoạt động thực hành áp dụng, và các tổ chức tài trợ hỗ trợ về mặt tài
chính để chuyển những bản kế hoạch trên giấy thành hành động triển khai. Tóm lại, chúng ta tạo ra kiến thức để nhận
thức về mối liên hệ giữa lý thuyết, thực hành và thực tiễn. Và thường kết quả sau cùng, mặc dù ý tưởng ban đầu rất hấp
dẫn, không thực hiện được ý định về một “môi trường đô thị bền vững”.
Trong nỗ lực để tăng cường sợi dây liên kết giữa lý thuyết và thực hành, diễn đàn hợp tác của buổi hội thảo này với chủ

đề “Phát triển Đô thị thống nhất” đưa ra một nền tảng hiệu quả nhằm tạm ngừng, rà soát, kiểm tra lại và định hướng lại
các nỗ lực hướng tới mục tiêu tạo ra các “Thành phố xanh và có khả năng chống chịu tại Việt Nam”.

31


32

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Các nền tảng về kiến thức

Mô hình phát triển đô thị phản ánh và định hình bởi các cân nhắc về sinh thái, tự nhiên và vật lý đang dần trở thành
mối quan tâm trong phát triển bền vững và Tăng trưởng Xanh đóng vai trò trung tâm. Mặc dù vấn đề này có vẻ như là
cách tiếp cận mới mẻ và rõ nét theo góc nhìn tập trung xem xét về môi trường và biến đổi khí hậu của thế giới, nền tảng
phương pháp và thực tiễn của quy hoạch sinh thái, đã được nhắc đến lần đầu tiên dưới dạng văn bản trong cuốn sách
“Thiết kế cùng với Thiên nhiên” của Ian MacHarg vào năm 1969. Trong cuốn sách được nhiều lần trích dẫn và nhắc đến
này, mối liên hệ giữa hoạt động của con người và bố trí cảnh quan, việc tích hợp giữa hệ sinh thái và công tác quy hoạch
được hình thành rất rõ.
Khung sinh thái trên phạm vi rộng này không chỉ giải quyết vấn đề đô thị hóa một cách riêng lẻ mà như một phần không
thể thiếu trong cảnh quan của toàn vùng, định hình và định hướng hoạt động đô thị hóa nhằm giảm tối đa các tác động
lên môi trường cũng như hòa hợp với thiên nhiên chứ không phải cạnh tranh, đối lập. Từ bố trí tổng thể trên vùng rộng
lớn như vậy, quy mô và tập trung qua thời gian ở cấp độ thành phố để rà soát việc sử dụng hiệu quả, hay đúng hơn là
việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực đất, nước và năng lượng . Chia thành phố theo cấu trúc sử dụng đất, mật độ
đô thị, và các tình hình phát triển đô thị, chúng ta rà soát lại xem các thành phố ở Việt Nam đang thay đổi như thế nào,
đồng thời tìm kiếm cơ hội để định hình phát triển đô thị trong tương lai theo hướng tăng trưởng xanh hơn.
Từ những nền tảng kiến thức đó, việc thực hành quy hoạch đô thị đã bị ảnh hưởng trên toàn thế giới nhằm tổng hợp và
đưa ra một tầm nhìn phát triển đô thị bền vững, mặc dù mức độ thành công còn hạn chế và khá dè dặt. Ưu tiên tập trung
vào nhu cầu giải quyết một phương pháp tiếp cận hao phí ít tài nguyên hơn và nhạy cảm hơn với môi trường đối với việc
phát triển đô thị đang dần được hình thành. Cần quan tâm nhiều hơn đến thiết kế đô thị tiết kiệm năng lượng kết hợp

với hệ thống giao thông được cải thiện, hạ tầng xanh hơn, và quy hoạch đô thị tốt hơn để tìm cách giải quyết vấn đề tiêu
hao tài nguyên đất và nước một cách toàn diện.

Quy hoạch Đô thị tại Việt Nam

Việt Nam đang du nhập những ý tưởng từ các khu vực khác trên thế giới vào trong quy hoạch của mình. Với các đóng
góp đầu vào từ những nhà làm quy hoạch được đào tạo ở các địa điểm khác nhau trên thế giới quan tâm đến quốc gia
này, đã tiến hành các dự án tư vấn, nghiên cứu và học thuật, nền tảng kiến thức về quy hoạch đô thị đang dần được phổ
biến rộng rãi một cách nhanh chóng. Các ý tưởng mới có thể được đưa vào và lồng ghép trong các đồ án quy hoạch đô
thị nhanh hơn, các khung chính sách tốt hơn được xây dựng và việc triển khai tầm nhìn đối với các Thành phố xanh sẽ
trở nên khả thi hơn trong thực tiễn.
Trên nền tảng rộng rãi để trao đổi các ý kiến này, mặc dù có hỗ trợ từ phía nhiều các cơ quan bên ngoài, nguồn đầu tư
dành cho các dự án mới và tăng trưởng đô thị, các thách thức vẫn nằm ở khía cạnh tiếp thu kiến thức và chuyên môn.
Việc tiếp xúc với kiến thức học thuật nhiều hơn, tập trung hơn về vấn đề giáo dục/đào tạo cho các nhà quy hoạch tại
Việt Nam, và các kinh nghiệm được áp dụng rộng rãi đều cần thiết để tăng cường năng lực nhằm đưa những xu hướng
nổi bật vào quá trình phát triển đô thị bền vững. Bối cảnh chính sách thay đổi là cơ sở xây dựng “Chiến lược Tăng trưởng
Xanh của Việt Nam” là đại diện cho những xu hướng này, là một thay đổi đáng kể và hướng đi tiến bộ xây dựng trên xu
hướng tập trung vào phát triển và tái thiết sau chiến tranh đã được thực hiện trong các thập kỷ trước đây. Nền tảng quy
hoạch và các kịch bản quy hoạch hiện tại được ông Ngô Trung Hải và TS. Lưu Đức Cường giải thích chi tiết trong văn
bản “Đổi mới Quy hoạch Đô thị: Tạo nền tảng cho Tương lai”. Bằng chứng rõ ràng này hướng tới mục đích gắn kết và giải
quyết biến đổi khí hậu và quy hoạch sinh thái như một chiến lược thực tế mang tính tổng hợp, và hình thành bối cảnh
phù hợp cho định hướng tập trung vào Phát triển Đô thị Xanh tại Việt Nam.

Hướng tới các Thành phố xanh

Khi xây dựng các thành phố xanh, vấn đề quản lý nguồn lực và quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng ngang
bằng với quy hoạch hạ tầng và thiết kế đô thị. Sự thay đổi từ các thành phố nhỏ, mật độ thấp, khoảng cách di chuyển
ngắn với các hình thức giao thông tiêu tốn ít năng lượng thành các khu đô thị rộng hơn, với các hoạt động kinh tế phức
tạp hơn, nhu cầu giao thông lớn hơn và trên quãng đường xa hơn, sử dụng tài nguyên nước nhiều hơn, tạo ra nhiều chất
thải hơn, và nhu cầu năng lượng theo đầu người biến động liên tục cũng như các tác động tiêu cực về môi trường kèm

theo là những thay đổi hiện nay mà chúng ta đang thấy ở các quốc gia châu Á. Kể cả ở Việt Nam, hoạt động quản lý đô
thị cũng theo hướng đẩy mạnh các đề án tăng trưởng đô thị rộng hơn, mở rộng diện tích đô thị, và theo đó là xây dựng
nhiều công trình hạ tầng hơn để phục vụ nhu cầu đô thị đang ngày càng tăng. Một thực tế phải thừa nhận rằng dân số
đô thị đang ngày một đông hơn, và mặc dù có ý kiến cho rằng hạn chế việc di cư từ nông thôn ra thành thị là một cách
hay để giảm lượng khí carbon, thì kể cả ở mức độ tốt nhất cũng chỉ làm giảm làn sóng di cư và giảm mức độ mở rộng đô
thị ở mức độ rất nhỏ.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Do đó về mặt chức năng, yêu cầu chuyển hướng phát triển đô thị từ mô hình tiêu hao nhiều nguồn lực sang một mô hình
năng lượng thấp với lượng carbon thải ra ít hơn đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Quản lý sử dụng tài nguyên đất và
nước hướng nhu cầu sang quy hoạch không gian hiệu quả hơn, kết hợp với phương pháp tiếp cận dựa vào lưu vực, giải
quyết vấn đề tính sẵn có của nước thông qua các công trình hạ tầng hiệu quả. Điều này đòi hỏi việc chuyển hướng từ
truyền thống sang đổi mới cách tân, áp dụng những công nghệ mới và quy tắc “xanh hơn”. Trên cơ sở hệ sinh thái cảnh
quan và quản lý tài nguyên thiên nhiên, việc tăng mức độ sử dụng các hệ thống tự nhiên và thiên nhiên khi giải quyết
các vấn đề quản lý nguồn lực đô thị trở nên hợp lý và cần thiết. Sử dụng các vùng đất trũng đã xây dựng để xử lý nước
thải và quản lý nước lũ, bảo tồn các hành lang tiêu thoát nước tự nhiên thuộc hệ sinh thái, quản lý chất thải tốt hơn và
tái chế dinh dưỡng, quy hoạch giao thông công cộng và phát triển đô thị tiết kiệm năng lượng, là nền tảng cho các hoạt
động can thiệp mà khi kết hợp tổng thể với nhau sẽ thay đổi tính chất của phát triển đô thị sang một mô hình nhạy cảm
với sinh thái hơn.

Vừa học vừa thực hành

Bản thân quy hoạch là một lĩnh vực thú vị trong đó lý thuyết là nền tảng của thực hành, và thực hành lại góp phần điều
chỉnh và thay đổi để định hình lại các khái niệm lý thuyết. Những ý tưởng về việc chuyển từ phát triển truyền thống sang
phát triển “xanh” sẽ không khả thi nếu thiếu đi các kiến thức có được từ kinh nghiệm ứng dụng. ADB, thông qua Sáng kiến
Các thành phố Xanh của mình, đang tập trung xây dựng Kế hoạch Hành động Thành phố Xanh cho một số thành phố tại
Việt Nam. Mục tiêu chính của Sáng kiến các Thành phố Xanh là xây dựng một quá trình có thể nhân rộng và mở rộng tại
các thành phố khác trong khu vực, tất cả đều đang đối mặt với áp lực đô thị hóa tương tự như các thành phố tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Chương trình Định cư Con người – Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Tổ chức Tăng trưởng Xanh Toàn cầu

(GGGI) đã xây dựng Định Hướng Tăng trưởng Xanh (GGO) cho Chiến lược Phát triển thành phố Đà Nẵng, phối hợp cùng
với chính quyền thành phố Đà Nẵng, nhằm xác định các cơ hội tăng trưởng xanh và khoảng cách với tiêu chí tăng
trưởng xanh phù hợp với các chương trình trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội (SEDP) của thành phố và kế hoạch
phát triển đô thị sinh thái. GGO hướng tới mục tiêu biến Đà Nẵng trở thành thành phố đầu tiên ở Việt Nam lồng ghép các
nguyên tắc và phương pháp tiếp cận tăng trưởng xanh vào quy hoạch phát triển tổng thể của mình.
Kế hoạch phát triển Thành phố Xanh đặt mục tiêu thúc đẩy các cơ hội tăng trưởng xanh liên quan đến dịch vụ đô thị bền
vững và quản lý cơ sở hạ tầng, giải quyết các thay đổi trong sử dụng đất và tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các
tài nguyên thiên nhiên như nước, rừng, các không gian mở, được sử dụng một cách bền vững và hiệu quả, và phát triển
đô thị có khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu đang gia tăng, chịu thiệt hại ít hơn trước các thảm họa tự nhiên, và
theo đó là thiệt hại ít hơn về mặt kinh tế cũng như sinh mạng con người.

Phương pháp luận Phát triển Đô thị Xanh

Ý định thay đổi phát triển đô thị từ phương pháp tiếp cận truyền thống sang một phương án “xanh” được thực hiện hiệu
quả nhất khi cơ sở quy hoạch đô thị nền tảng được xây dựng trên các nguyên tắc sinh thái. Xây dựng các khu đô thị tại
các vùng đồng bằng ngập lũ, thay đổi dòng thủy văn sẽ phá hủy hệ thống sông suối và các vùng đất trũng, hay việc phá
rừng và các hệ thống tự nhiên hơn là phát triển trên vùng đất cằn cỗi hoặc đất không sử dụng, dường như đều không
phù hợp trong bối cảnh phát triển đô thị “Xanh”.
Kinh nghiệm của Spatial Decisions tại Quảng Nam cho thấy một cách tiếp cận thuộc phương pháp luận để hiểu được
cảnh quan tự nhiên và sự liên đới của nó tới kế hoạch phát triển đô thị dự kiến là một yêu cầu chức năng để hướng tới
quy hoạch đô thị xanh. Khía cạnh không gian trong một bản kế hoạch phát triển, hình thành cốt lõi mà xung quanh đó
các khu vực sinh sống tại đô thị và hạ tầng hỗ trợ được hình thành, và cuối cùng đạt được thông qua Hệ thống Thông
tin Địa lý (GIS). Đây là công cụ vô cùng quan trọng mà trong tay những người quy hoạch đô thị có thể liên kết giữa cảnh
quan hiện tại với cảnh quan đô thị hóa dự kiến trong tương lai một cách hài hòa và hiệu quả nhất, đảm bảo bố trí các
yếu tố một cách thuận lợi nhất để đáp ứng yêu cầu sử dụng đất trong kế hoạch phát triển đô thị. Bằng cách tăng cường
thêm quy trình chức năng cho hoạt động quy hoạch, GIS đã tạo ra một nền tảng hiệu quả để xây dựng và đánh giá các
kế hoạch phát triển thành phố “xanh”.
Sự kết nối giữa GIS với thực tiễn quy hoạch đô thị tạo ra cơ hội để xây dựng “mô hình quyết định” – mô hình đưa ra
khung ý tưởng đối với phát triển đô thị bền vững có thể được nhân rộng trên quy mô không gian địa lý rộng hơn, và tạo
cơ hội kiểm chứng trong khu vực và mang tính tổng thể hơn đối với cơ hội phát triển đô thị có khả năng chống chịu.

Phương pháp tiếp cận khu vực đối với công tác quy hoạch đô thị cho phép hiểu rõ hơn về tác động biến đổi khí hậu và
thiên tai đã xảy ra trước đây/có thể xảy ra, tái định hướng quá trình quy hoạch đô thị cấp vĩ mô trong việc lựa chọn các
cảnh quan ít bị tác động về mặt môi trường và sinh thái hơn.

33


34

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Hỗ trợ quá trình ra quyết định này là nhu cầu xây dựng một loạt các biện pháp và các chỉ số đánh giá và so sánh mà có
thể sử dụng một cách khách quan để hướng dẫn và định hướng quá trình quy hoạch nhằm đảm bảo phát triển đô thị
“xanh hơn”. Một số biện pháp và chỉ số đã có sẵn và nhiều biện pháp và chỉ số đang được lên khung mức độ tập trung
ngày càng cao vào các vấn đề môi trường trong quy hoạch đô thị. Kết nối các chỉ số này với hệ thống GIS, trong hoàn
cảnh ra quyết định dựa trên nhiều tiêu chí, mở ra các cơ hội mới để xây dựng các phương pháp luận có thể giải thích và
nhân rộng được sử dụng để quy hoạch các thành phố xanh, cũng như so sánh vị trí tương đối hoặc sự nâng cấp tương
đối với vai trò là Thành phố Xanh, nhằm thúc đẩy quá trình phát triển theo các mô hình tăng trưởng đô thị nhạy cảm với
sinh thái và bền vững hơn.

Kết luận

Chuyên đề này xuyên suốt các khái niệm với các bài thuyết trình thực chất thu thập kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm
ứng dụng tại Việt Nam. Chuyên đề này cũng nhận được sự đóng góp từ phía các chuyên gia thêm vào yêu cầu quan
trọng cũng như chiều sâu trong việc rút ra ý tưởng hình thành các thành phố xanh tại Việt Nam để cùng hình thành một
phương pháp tiếp cận tổng hợp đối với tăng trưởng đô thị bền vững. Với những đóng góp từ phía các cá nhân này và sự
tham gia tích cực của Cộng đồng những người làm Quy hoạch đô thị, chuyên đề này sẽ nhắm tới tổng kết bản kết luận
các ý tưởng mà có thể tiếp tục thúc đẩy phát triển các Thành phố Xanh tại Việt Nam.
Mặc dù các bài thuyết trình trong chuyên đề này có thể chưa bao quát được tất cả các khía cạnh – những điểm đòi hỏi
cân nhắc trong việc hình thành các khía cạnh về phương pháp luận, thực hành và lý thuyết cho việc phát triển đô thị bền

vững nhưng cũng đã có những nỗ lực trong việc đưa lại các ý tưởng khác nhau ở thể liên tục để tăng cường nỗ lực tập
thể trong quá trình hướng tới xây dựng các Thành phố Xanh. Các bài thuyết trình ở đây đã được lựa chọn để cùng đưa
lại một quá trình cân nhắc đầy hiểu biết với kinh nghiệm và thực tiễn, đáng chú ý nhất tại Việt Nam.
Bằng cách kết hợp lý thuyết với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, chúng ta có cơ hội để học tập và tìm hiểu từ các hoạt
động can thiệp của UN-Habitat ở Đà Nẵng và Hội An, cả hai thành phố đã trở thành nơi thí điểm sinh động về phát triển
đô thị, cơ sở hạ tầng, và tăng trưởng kinh tế. Cũng chính tại mảnh đất màu mỡ này của Việt Nam, chúng ta có thể thấy
sự tham gia ngày càng tích cực từ phía các cơ quan ban ngành Chính phủ và các tổ chức tài trợ, tập hợp các chuyên gia
trong nước và quốc tế, áp dụng các lý thuyết và ý tưởng mới, một vài ý tưởng và lý thuyết đã được kiểm chứng và một
vài chưa được kiểm chứng, được thúc đẩy bằng ý định tạo các Thành phố Xanh. Để hiểu được tính hiệu quả của các
ý tưởng và các hoạt động can thiệp này, trên toàn bộ cảnh quan đô thị, cần phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá để
đánh giá mức độ bền vững, “tính chất xanh”, và mức độ sinh sống được; một bảng điểm tổng hợp các tiêu chí trên để
giúp chúng ta phát triển theo đúng hướng.
Chuyên đề này nhằm đưa lại kiến thức từ một số cá nhân là các tác giả và người thuyết trình, đại diện của cộng đồng
thực hiện quy hoạch đô thị trên phạm vi rộng được bổ sung thêm bằng mở rộng tranh luận và chia sẻ ý tưởng về xây
dựng Thành phố Xanh, thậm chí là ngoài cuộc hội thảo này. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc đối thoại và điều phối hôm nay
sẽ là chất xúc tác để tiến tới các hành động xa hơn của những thành viên tham gia, tổng hợp kinh nghiệm của chính phủ
với kinh nghiệm của các đơn vị tài trợ, các tổ chức đa phương và thực tiễn tư vấn, các tổ chức phi chính phủ và cán bộ
khoa học hàn lâm.

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

ĐỔi mỚi toÀn diỆn cÔng tÁc
lẬp quy hoẠch ĐÔ thỊ Ở
ViỆt Nam: XÂy dỰng nỀn mÓng
cho tương lai
Thạc sĩ Ngô Trung Hải, Tiến sĩ Lưu Đức Cương
Email: ; Mobile : 0903444433
Và Tiến sĩ Lưu Đức Cường
Email : ; Mobile: 0904139492
National Institute for Urban-Rural Planning (NIURP), MOC


lỜI MỞ đẦu

Từ khi các đô thị Việt Nam hình thành, có lẽ từ mô hình Thành cổ Cổ Loa cho đến Hà Nội và các đô thị dọc theo Đất
Nước chủ yếu hình thành theo mô hình Đô và Thị như một cấu trúc lưỡng tính gắn chặt với nhau thành một cấu trúc
điển hình kéo dài suốt thời kỳ Phong kiến. Thời kì này, cách xây dựng ảnh hưởng chủ yếu từ cấu trúc tự nhiên, hoặc từ
mô hình sẵn có ở Trung Quốc, hay nói rộng hơn ở phương Đông. Cho đến thế kỉ 18-19, các kiến trúc sư người Pháp đã
mang đến Việt Nam cách làm quy hoạch đô thị hiện đại theo kiểu phương Tây như các kiến trúc sư Ernest Hebra làm
quy hoạch Hà Nội, hay Lagisquet làm cho Đà Lạt, v.v… Phương pháp luận về Quy hoạch đô thị cận đại từ đó dần hình
thành trong các trường lớp đào tạo kts ở Việt Nam lúc đó là trường Beaux Art (dạy chung với các ngành hội hoạ, điêu
khắc, kiến trúc). Vào đầu thập kỉ 60 của thế kỉ 20, KTS Hoàng Như Tiếp có viết cuốn sách về Quy hoạch xây dựng đô thị
Việt Nam được xem như một tài liệu đầu tiên ở Việt Nam do người Việt viết phương pháp, các loại hình quy hoạch, trình
tự lập Quy hoạch,v.v… để các KTS Việt Nam áp dụng cũng như để giảng dạy trong các trường Đại học kiến trúc. Trong
giai đoạn 1960-1976, các chuyên gia Quy hoạch của các nước XHCN đã sang giúp lập các đồ án quy hoạch đô thị ở
một số thành phố ở miền Bắc như chuyên gia Leningrad giúp quy hoạch Hà Nội, Hungary giúp lập quy hoạch Hạ Long,
Ba Lan giúp Hải Phòng, Đức giúp thành phố Vinh,v.v… Lúc đó, các kiến trúc sư Việt Nam cũng được đào tạo ở các nước
XHCN về tham gia lập các đồ án này tạo ra phương pháp quy hoạch đô thị chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế tập
trung do Nhà Nước chi phối. Vào những năm sau 1986 khi Đất nước chuyển sang mô hình Kinh tế thị trường có định
hướng XHCN, phương pháp quy hoạch này cũng bộc lộ một số nhược điểm do quan niệm về nền kinh tế đã thay đổi bao
gồm nhiều thành phần tham gia vào việc xây dựng đô thị, cải tạo đô thị phục hồi sau chiến tranh và suy thoái kinh tế.
Trong hơn 20 năm qua, cùng với quá trình CNH-HĐH đất nước, tốc độ đô thị hóa của nước ta cũng ngày càng tăng
nhanh, hệ thống đô thị quốc gia được quan tâm đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều đô thị, điểm dân
c­ư nông thôn, nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, du lịch, kết cấu hạ tầng... đã đ­ược qui hoạch, đầu t­ư xây dựng mới,
hoặc cải tạo mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Đât nước. Năm 1998, tỉ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 24%,
năm 2009 là 29,6%, nhưng đến 8/2011 đã tăng lên trên 31%. Qui hoạch xây dựng đã thực sự góp phần tạo ra nguồn lực
trong phát triển KT-XH của đất nước. Trong đó, kinh tế đô thị góp khoảng 70% GDP cả nước, các chỉ số thu ngân sách
của các vùng tỉnh và các đô thị lớn cho thấy nhìn chung tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 đến
15%, cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với mặt bằng chung trong cả nước. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật đô thị, kể
cả khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng từng bước theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhìn chung, diện mạo
kiến trúc, đô thị, nông thôn Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, có bản sắc, v.v…


Đánh giá thực trạng công tác lập qui hoạch đô thị và thực hiện
qui hoạch ở Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta cũng cần có các giải pháp để khắc phục có hiệu quả những
hạn chế trong thời gian qua như: chất lượng đô thị hóa của Việt Nam chưa cao, cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội và hạ tầng
kĩ thuật đô thị cũng như không gian, kiến trúc đô thị mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chậm phát triển, chất
lượng chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị có nguy cơ vượt khả năng điều hành của chính

35


36

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

quyền địa phương; tình trạng xây dựng chưa ngăn nắp, ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn; cung cấp chưa đủ nước sạch,
thoát nước và xử lí chất thải; còn thiếu quĩ nhà ở xã hội cho các đối tượng là người có thu nhập thấp, là công nhân, sinh
viên...; qui hoạch sử dụng đất đô thị còn đang “mắc” với qui hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai... Việc triển khai xây
dựng mô hình nông thôn mới còn chậm.
Việc tham gia của cộng đồng trong công tác qui hoạch, quản lí xây dựng theo qui hoạch còn mang tính hình thức, hoặc
mức độ tham gia còn rất giản đơn, chưa thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi của các bên liên quan trong công tác qui hoạch,
quản lí phát triển đô thị. Cộng đồng thường là các đối tượng bị động, thiếu các thông tin cần thiết để thực hiện trách
nhiệm, quyền lợi của mình. Đây là một kẽ hở không nhỏ mà quyền lợi cộng đồng bị xâm hại, ảnh hưởng tới tính dân chủ
trong quá trình đổi mới Đất nước, v.v…
Công tác lập qui hoạch đô thị đã tiếp cận tư duy đổi mới, nhưng triển khai còn chậm (mặc dù những yếu tố mới đã được
điều chỉnh tại các bộ luật Xây dựng, luật Qui hoạch đô thị và các nghị định, thông tư hướng dẫn kèm theo). Chất lượng
đồ án qui hoạch đô thị chưa cao. Phát triển đô thị theo mô hình dự án Khu đô thị mới đã xuất hiện những điểm yếu như
thiếu tính tổng thể, không đồng bộ về kết nối hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội...Lãng phí nguồn tài nguyên đất đai, có
nguy cơ suy thoái chất lượng môi trường, cảnh quan.
Sự phát triển nhà ở, đất ở quá nóng, nhưng không có các công cụ tài chính hữu hiệu đi kèm đã làm cho việc phát triển

đô thị bị biến tướng, không phục vụ cho nhu cầu nhà ở mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu cơ, tích tụ đất của một
bộ phận nhỏ người giàu trong xã hội. Nhiều khu vực, trục đường chính trong đô thị với những kiến trúc lộn xộn, ngổng
ngang, với hệ thống đường chắp vá, thiếu sự liên thông, mất an toàn cũng là biểu hiện của quá trình đô thị hoá thiếu
kiểm soát, không chuyên nghiệp, thiếu tính đa ngành, v.v…
Từ thực tế những năm qua cho thấy, lí luận và thực tiễn trong Qui hoạch xây dựng nói chung, Qui hoạch đô thị nói riêng
đang tồn tại nhiều bất cập do quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường tác động. Lý luận về Qui hoạch xây dựng,
phương pháp lập qui hoạch đô thị đang chậm đổi mới hơn so với yêu cầu thực tiễn phát triển của Đất nước. Nhiều vấn
đề vướng mắc trong Qui hoạch xây dựng, Qui hoạch đô thị có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực còn chưa được
giải quyết thấu đáo, v.v..
Tóm lại, Phương pháp luận, lý thuyết quy hoạch đô thị (QHĐT) ở Việt Nam hiện nay vẫn kế thừa từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, và có nhiều tồn tại như sau:
-T
 ính xơ cứng của sản phẩm quy hoạch, không đủ linh hoạt để có thể đáp ứng các thay đổi của thực tiễn dẫn tới
phải thường xuyên điều chỉnh. Thời gian lập QH còn kéo dài, nhiều đồ án chưa lập xong đã đến thời gian phải
điều chỉnh.
-S
 ự phối hợp đa ngành trong quá trình lập QHĐT còn rất hạn chế dẫn tới thực thể đô thị bị chi phối bởi nhiều quy
hoạch ngành chồng chéo, mâu thuẫn trong khi đáng ra các quy hoạch ngành này phải được hợp nhất về mặt
không gian. Chính vì thiếu một quy hoạch tổng thể hợp nhất như vậy nên mặc dù Bộ Xây dựng là đơn vị quản lý
nhà nước về QHĐT nhưng không thể lồng ghép và can thiệp hiệu quả vào các quy hoạch ngành.
-Q
 uy hoạch đô thị theo tầng bậc đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực cho công tác phủ kín quy hoạch
trong khi tốc độ phát triển đô thị diễn lại ra rất nhanh khiến cho các quy hoạch đô thị không theo kịp với thực
tiễn, dẫn tới việc các quy hoạch thường xuyên phải điều chỉnh cũng như thiếu sự nhất quán giữa các quy hoạch
chi tiết với quy hoạch chung.
-T
 ụt hậu về mặt phương pháp luận dưới sức ép toàn cầu hóa. Vai trò của các quy hoạch gia là rất hạn chế khi
hình thái đô thị phần lớn bị chi phối bởi các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản.
-P
 hương pháp lập QHĐT chưa thích ứng với các loại hình QHĐT khác nhau. Một số loại hình quy hoạch mới theo

Luật QHĐT mới ban hành như quy hoạch phân khu còn chưa rõ về nội dung và mối quan hệ với các loại hình
QH khác. Còn thiếu các quy định về quản lý đô thị, TKĐT.
-C
 ách tiếp cận còn nặng từ trên xuống, mang tính áp đặt. Các quy hoạch gia sử dụng phương pháp hai chiều về
quy hoạch phát triển đất đai, thuần túy coi đây là vấn đề phân vùng, các mạng lưới và dự báo. Trong khi cần sự
hiểu biết kỹ lưỡng hơn về thị trường bất động sản và tính chất đa chiều của tài nguyên đất.
-K
 hông tương thích với quá trình thay đổi thể chế và cải cách hệ thống quản trị của chính quyền đô thị. Trong
khi quá trình ra quyết định công ngày càng mở và có sự tham gia của nhiều bên liên quan thì QHĐT dường như
đứng bên lề của cải cách hành chính: vẫn là một công cụ can thiệp và kiểm soát của nhà nước thay vì đóng vai
trò hỗ trợ, hướng dẫn.
-H
 ệ thống quy hoạch dựa trên các quy định và tiêu chuẩn không thích hợp làm tăng chi phí xây dựng và giảm
khả năng tiếp cận tài nguyên đất của khu vực kinh tế tư nhân. Tính đơn năng trong phân bố các không gian của

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

đô thị. Việc phân vùng các không gian chức năng một cách quá rõ ràng dẫn tới tăng lưu lượng giao thông và
giảm khả năng tiếp cận của những người có thu nhập thấp do tăng chi phí đi lại.
-S
 ự tham gia của các bên liên quan và công chúng còn hạn chế và hình thức.
-C
 ác xem xét về mặt môi trường chưa được chú ý đầy đủ. Các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu
chưa được lồng ghép thỏa đáng.
-C
 hưa đáp ứng được số đông cư dân đô thị, đặc biệt là tại các đô thị nghèo và các đô thị tồn tại nhiều hình thức
phi chính quy. Sự ngộ nhận của các quy hoạch gia và các nhà ra quyết định khi áp đặt các quan điểm của mình
về giá trị, cách sống, các vấn đề ưu tiên,v.v..lên các cư dân đô thị.
-C
 ổ súy việc phát triển tràn lan các khu đô thị mới hiện đại, nơi mà những người thu nhập thấp khó có khả năng

tiếp cận. Xu hướng phá bỏ các khu ở cổ, cũ (thường ở khu vực trung tâm và đa chức năng) để xây dựng các
trung tâm thương mại lớn dẫn đến xáo trộn đời sống cư dân và làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp
nhỏ do phải di chuyển ra khu vực ngoại vi. Xu hướng lảng tránh giải quyết vấn đề của các khu vực phi chính
thức và các khu định cư bất hợp pháp, dẫn đến chất lượng cuộc sống của người dân trong các khu vực này
càng trở nên kém hơn, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, tỉ lệ tội phạm tăng.
Vì vậy cần thiết nghiên cứu đổi mới toàn diện công tác lập QHĐT ở Việt Nam trên cơ sở xác định chức năng, nhiệm vụ,
vai trò, vị trí, thứ tự tầng bậc và mối quan hệ giữa QHĐT và các quy hoạch ngành. Từ đó đề xuất các phương pháp QHĐT
mới có thể lồng ghép, hợp nhất các quy hoạch ngành. Các phương pháp QHĐT mới phải linh hoạt, phù hợp với nền kinh
tế thị trường, giúp tạo ra những sản phẩm quy hoạch bền vững, xem xét đầy đủ các vấn đề như cạnh tranh đô thi, tài
chính đô thị, bảo tồn và tái thiết đô thị, biến đổi khí hậu, công bằng xã hội. Đặc biệt, các phương pháp QHĐT mới đề xuất
phải không được nằm ngoài xu thế cải cách hành chính của quốc gia, phải hướng tới quá trình ngày càng mở trong ra
quyết định công với sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan và công chúng. Mặt khác, các phương pháp QHĐT mới
phải hướng tới giảm chi phí ngân sách nhà nước cho công tác lập quy hoạch, rút ngắn thời gian lập và thẩm định phê
duyệt, cải thiện công tác quản lý nhà nước theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tạo điều kiện cho chủ đầu tư sớm thực hiện
các dự án đầu tư trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý vĩ mô và hoạch định chính sách.
Có thể thấy rằng bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác lập QHDT ở Việt Nam hiện còn nhiều tồn tại. Trong
đó, những tồn tại lớn nhất là lạc hậu về phương pháp luận, không thích hợp với nền kinh tế thị trường, nặng tính áp đặt
và từ trên xuống, chưa phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, và chưa có sự tham gia thỏa đáng của các bên liên
quan. Trong khi đó, các nước trên thế giới đã liên tục thay đổi phương pháp QHDT cho phù hợp với từng thời kỳ phát
triển. Thế giới không còn áp dụng cách làm quy hoạch tổng thể như Việt Nam đang làm hiện nay do những hạn chế cố
hữu của nó. Các quốc gia tiên tiến cũng đang trong quá trình tìm tòi, chuyển đổi phương pháp QHĐT theo hướng chiến
lược, mở và hợp nhất đa ngành.
Như vậy, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài tiến trình đổi mới của thế giới mặc dù chúng ta có những khác biệt nhất
định về thể chế chính trị và trình độ dân trí. Vì vậy, mục tiêu lớn nhất đặt ra là: Phải đề xuất đổi mới toàn diện công tác
lập QHĐT phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà có thể giải quyết những tồn tại
hạn chế trong phương pháp quy hoạch truyền thống nhằm xây dựng các đô thị Việt Nam hiện đại, bản sắc và bền vững.

Cách tiếp cận
Nghiên cứu đổi mới công tác QHĐT cần dựa trên các quan điểm sau:
-Q

 HĐT là một lĩnh vực khoa học liên quan đến nhiều ngành trong một thực thể đô thị, vì vậy phải áp dụng cách
tiếp cận đa ngành, đa chiều
-Q
 HĐT với sản phẩm chủ yếu là kiến tạo không gian sống cho con người nên phải lấy con người là trọng tâm

 ô thị là tài sản chung của mọi cư dân đô thị. Vì vậy, phương pháp QHĐT phải tạo điều kiện tối đa cho các bên
liên quan tham gia vào quá trình hoạch định, xây dựng và phát triển đô thị
-Q
 HĐT vốn hàm chứa trong đó nhiều yếu tố bất định, không chắc chắn và rủi ro. Vì vậy, phương pháp và tiến
trình thực hiện trong phần lớn trường hợp phải được coi trọng hơn sản phẩm
-Q
 HĐT không phải là công cụ của một vài cá nhân hay nhóm lợi ích. Vì vậy, phương pháp QHĐT phải tạo ra một
“sân chơi chung” để các bên chia sẻ lợi ích và giải quyết mâu thuẫn.
-P
 hương pháp QHĐT đổi mới phải luôn tính đến các yêu cầu về nguồn lực để xây dựng và phát triển đô thị theo
quy hoạch đã lập. Tài chính đô thị và thị trường bất động sản phải được coi là những yếu tố không thể tách rời
trong quá trình QHĐT
-P
 hương pháp QHĐT đổi mới đề xuất cho Việt Nam phải thích hợp với các điều kiện cụ thể của Việt Nam về thể
chế, chính sách và dân trí. Đổi mới phải có lộ trình, thử nghiệm và đi kèm với thể chế hóa.

37


38

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng nghiên cứu , công tác lập QHĐT và thực hiện quy hoạch ở Việt Nam


 ánh giá tổng quan các đề tài NCKH trong nước cho đến nay;
- Rà soát thực trạng công tác lập QHĐT ở Việt Nam theo từng thời kỳ về mặt phương pháp luận, quy trình, nội dung
và sản phẩm. Đánh giá, nhận định các thành công cũng như tồn tại và sơ bộ nhận diện phương hướng khắc phục;

 ánh giá quá trình thực hiện quy hoạch theo đồ án đã được phê duyệt. Trên cơ sở đó đánh giá tính hiệu quả,
tính khả thi và tính thực tiễn của các sản phẩm quy hoạch. Cần phân biệt rõ những hạn chế do phương pháp
lập quy hoạch và những hạn chế do quá trình quản lý và thực hiện quy hoạch.
Nội dung 2: Tổng quan và đánh giá các phương pháp lập QHĐT trên thế giới
-T
 ổng quan về vai trò và sự tiến hóa trong các phương pháp QHĐT trên thế giới;
-T
 ổng quan về các phương pháp QHĐT của các châu lục Âu, Mỹ, Úc, Á;
-N
 ghiên cứu trường hợp một số quốc gia điển hình của các châu lục và các bài học thành công;

 ánh giá chung và nhận diện các phương pháp QHĐT thích hợp với điều kiện của Việt Nam.
Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất đổi mới phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm thiết kế QHĐT
- Nghiên cứu đề xuất phương pháp luận QHĐT đổi mới;
- Nghiên cứu đề xuất mô hình QHĐT đổi mới;
- Nghiên cứu đề xuất quy trình QHĐT đổi mới cho các loại hình QH;
- Nghiên cứu đề xuất nội dung cho các loại hình QHĐT đổi mới;
- Nghiên cứu đề xuất sản phẩm cho các loại hình QHĐT đổi mới.
Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất cơ chế phối hợp, lồng ghép, hài hòa hóa QHĐT và các QH ngành

 ề xuất các mô hình và phương pháp lồng ghép các quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị cho phù hợp với điều
kiện thực tế và theo phân cấp đô thị

 ề xuất về thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa QHĐT và các quy hoạch ngành :
+ Vai trò của Quy hoạch đô thị với quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội và các quy hoạch chuyên ngành khác;

+ Thứ tự lập cũng như cơ chế phối hợp gữa các loại quy hoạch;
+ Vai trò của chính quyền đô thị trong việc điều hành phối hợp các quy hoạch.
Nội dung 5: Nghiên cứu đề xuất chỉnh sửa, lồng ghép và ban hành mới các văn bản pháp quy về QHĐT
-T
 ừ các kết quả rà soát, đánh giá thực trạng công tác lập quy hoạch, đối chiếu với các nội dung trong Luật Quy
hoạch đô thị, Nghị định 37, Thông tư 10 và các văn bản pháp quy có liên quan để đưa ra những điểm nào chưa
phù hợp, cần sửa đổi, cần cải tiến.
-T
 ừ những kết quả nghiên cứu những phương pháp lập QHĐT của Đề tài, đưa ra những kiến nghị một số điểm
sửa đổi, bổ sung cho các văn bản pháp quy hiện hành, làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước ban hành
các văn bản pháp quy.

Kết luận

Nghiên cứu đổi mới toàn diện công tác lập QHĐT ở Việt Nam là một công việc không dễ dàng và đầy thử thách. Khó
khăn không chỉ nằm ở các vấn đề chuyên môn, kỹ thuật, tính phức tạp và độ rộng của công việc mà còn ở chính nhận
thức về sự cần thiết phải đổi mới của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, các trường
đại học, và các tổ chức tư vấn, thực hành quy hoạch. Nghiên cứu tổng quan về kinh nghiệm quốc tế cho thấy thế giới
đã và đang đổi mới trong phương thức, quy trình lập quy hoạch từ nhiều năm nay và Việt Nam chúng ta không thể đứng
ngoài tiến trình đó trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Phương pháp lập quy hoạch kế thừa từ thời kỳ kinh
tế kế hoạch hoá tập trung đã đạt được những thành tựu to lớn, hoàn tất sứ mạng của nó trong công cuộc tái thiết, xây
dựng đất nước sau chiến tranh. Xu thế vận động, đổi mới và phát triển là rõ ràng, đang từng ngày diễn ra trên mọi khía
cạnh của nền kinh tế; và công tác quy hoạch với vai trò đầu tàu của công cụ hoạch định chính sách vĩ mô càng cần phải
đổi mới, thậm chí “đi trước một bước” so với các lĩnh vực khác.
Điều đặc biệt cần lưu ý trong tiến trình đổi mới là đổi mới phải dần dần, làm từng bước, có bài bản, bắt đầu từ nghiên
cứu lý thuyết đến thử nghiệm trên quy mô nhỏ, rồi nhân rộng, tổng kết, khái quát hoá và tiến tới thể chế hoá thông qua
sửa đổi các văn bản pháp quy. Song song với đó là đổi mới trong công tác đào tạo bởi đổi mới trước hết phải diễn ra từ
chính con người. Đổi mới công tác QHĐT là một tiến trình lâu dài và do vậy cần làm càng sớm càng tốt; xây dựng nền
móng cho tương lai ngay từ ngày hôm nay.


PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

ChiẾn lưỢc phát triỂn thành
phỐ hưỚng tỚi Tăng trưỞng
xanh tẠi ViỆt Nam
Từ khóa: Tăng trưởng xanh, Phát triển bền vững, Quản trị,
Quy hoạch chiến lược đa ngành
Tiến sĩ Nguyễn Quang, Giám đốc chương trình, UN-Habitat
Ms. Juhyun Lee, chuyên gia đô thị, UN-Habitat
Mr. Jooseub Lee, Giám đốc chương trình cấp cao, Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI)
Tổ chức:
Tổ chức UN-Habitat - Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Hà Nội
GGGI - Jeongdong Bldg, 15-5 Jeong-dong, Jung-gu, Seoul

1. Giới thiệu chung

Ở Việt Nam, do các động lực chuyển đổi quan trọng của tăng trưởng và thay đổi, phát triển bền vững đô thị trở thành
một tiêu chuẩn quốc gia và tầm nhìn mới, như có thể thấy trong “Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt
Nam” (Quyết định 153/2004/QD- TTg). Tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận lồng ghép đối với phát triển bền vững
đã được đề cập rộng rãi như là nền tảng cơ bản cho sự phát triển lâu dài của các thành phố và các vùng có chất lượng
sống tốt trên toàn quốc. Do đó, một vài sáng kiến như
​​
phát triển thành phố sinh thái đã được áp dụng rộng rãi ở Việt
Nam, nhấn mạnh sự lồng ghép các khía cạnh phát triển bền vững vào khung quy hoạch phát triển và thể chế như một
mục tiêu cuối cùng. Hơn nữa, VGGS (Chiến lược Tăng trưởng Xanh Việt Nam) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
(Quyết định 1393_QD_TTG ngày 25 tháng 9 năm 2012), yêu cầu các chính quyền địa phương xây dựng các quy hoạch
phát triển của mình phù hợp với mô hình chiến lược mới (với ba trọng tâm: sản xuất xanh, phát triển các bon thấp, và
phong cách sống xanh).
Để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững và công bằng hơn ở Việt Nam, việc tăng cường khung quy hoạch
chiến lược cho Chiến lược phát triển thành phố bền vững (CDS), tập trung vào quy trình quy hoạch đa ngành là cấp thiết

ở cấp quốc gia và địa phương. Trong thực tế, việc thực hiện các chương trình nghị sự đô thị hóa bền vững yêu cầu các
đô thị của Việt Nam đánh giá lại công tác quản lý đô thị và khung thể chế hiện tại, và xác định các giải pháp chiến lược
và kế hoạch đầu tư. Đáng chú ý là, các chính quyền địa phương phải đối mặt với khó khăn để tìm một cơ chế khả thi và
các công cụ sáng tạo để thúc đẩy chương trình nghị sự phát triển đô thị bền vững do sự hạn chế về nguồn lực tài chính,
tính tự chủ của các bên liên quan, và thiếu quy trình thể chế hóa sự phát triển bền vững. Một số vấn đề chính bao gồm
(a) Nhu cầu khẩn cấp về các giải pháp thực tế và phương pháp tiếp cận sáng tạo để thực hiện “Chiến lược phát triển bền
vững ở cấp địa phương” trong thời kỳ chuyển đổi, (b) Thiếu sự thể chế hoá Chiến lược phát triển thành phố bền vững và
cơ chế tài chính sáng tạo để thực hiện và nhân rộng; (c) Sự cần thiết tăng cường tính tự chủ và năng lực lãnh đạo của
chính quyền thành phố và các bên liên quan trong việc thực hiện định hướng phát triển bền vững; (d) Cần phải áp dụng
các tiếp cận lồng ghép và phối hợp đa ngành thông qua xây dựng/thực hiện Chiến lược hướng tới tăng trưởng xanh, và
(e) Phương pháp tiếp cận phát triển vùng đối với chiến lược phát triển bền vững của địa phương.
Trong bối cảnh này, UN-Habitat và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu, những cơ quan đi đầu trong Quy hoạch Chiến lược
hướng đến tăng trưởng xanh bao gồm cả VGGS, đã phối hợp để phát triển các giải pháp thực tế và chiến lược thực hiện
thông qua việc xây dựng một “Chiến lược phát triển hướng tới tăng trưởng xanh”. UN-Habitat đã rất nỗ lực trong việc
xây dựng chiến lược phát triển đô thị bền vững, tập trung vào tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu trong
sự hợp tác với các chính phủ và các địa phương như Đà Nẵng, Hội An và thành phố Hồ Chí Minh. GGGI đã tập trung vào
việc đi tiên phong và phổ biến một mô hình tăng trưởng kinh tế mới tại Việt Nam, hướng tới các khía cạnh quan trọng
của tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và công bằng xã hội, và các khía cạnh môi
trường bền vững, chẳng hạn như giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và tiếp cận năng
lượng và nước sạch. Đáng chú ý, khoá đào tạo lãnh đạo về Chiến lược phát triển đô thị hướng tới tăng trưởng xanh đã

39


40

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam


được tiến hành trước khi xây dựng Định hướng Tăng trưởng xanh để tăng tính tự chủ của Đà Nẵng và xác định động cơ
thực sự của thành phố để lồng ghép Tăng trưởng Xanh vào định hướng phát triển tổng thể.

Phát triển bền vững
hoạt động du lịch:

2. Định hướng tăng trưởng xanh cho Chiến lược Phát triển
thành phố Đà Nẵng

Biện pháp nào có thể mang lại giá trị gia tăng cao cho hoạt động du lịch để góp phần tăng
trưởng kinh tế? Cách thức giúp cho Đà Nẵng trở thành thương hiệu Hòn Ngọc của khu vực
Châu Á Thái Bình Dương thu hút du lịch cao cấp toàn cầu? Phát triển ngành du lịch cạnh
tranh trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế không đổi?

Giao thông và Hạ tầng
Đô thị (BRT)

Có thể thay đổi hành vi nhanh chóng khi hệ thống quản lý giao thông và các biện pháp
khuyến khích/chế tài còn nhiều hạn chế? Đánh giá tác động xã hội? Công tác phối hợp giữa
các đơn vị lập kế hoách phát triển hệ thống xe buýt nhanh (BRT) và lập quy hoạch xây dựng
tổng thể thực hiện như thế nào?

UN-Habitat và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) đã xây dựng Định hướng tăng trưởng xanh cho Chiến lược phát triển
thành phố Đà Nẵng, trong sự phối hợp với chính quyền thành phố Đà Nẵng, nhằm mục đích xác định các cơ hội và thách
thức về tăng trưởng xanh với các tiêu chí tăng trưởng xanh phù hợp với các chương trình trong Kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội (SEDP) của thành phố và Đề án phát triển thành phố sinh thái. Định hướng Tăng trưởng xanh (GGO) độc đáo ở chỗ
nó sẽ thúc đẩy tư duy mới về quy hoạch phát triển thành phố có năng lực cạnh tranh cao bằng cách áp dụng phương pháp
tiếp cận quy hoạch lồng ghép, đa ngành, với sự quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực địa phương và sức
bật của cộng đồng để nâng cao mức sống của người nghèo đô thị. GGO nhằm mục đích giúp thành phố Đà Nẵng được
công nhận là thành phố đầu tiên ở Việt Nam lồng ghép các nguyên tắc tăng trưởng vào quy hoạch phát triển tổng thể. Ở

cấp độ quốc tế, thành phố Đà Nẵng sẽ trở thành một thành phố sinh thái kiểu mẫu trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Các hạn chế khi thực
hiện Đề án "Xây dựng
Đà Nẵng - thành phố
môi trường"

Cách thức đánh giá lại mục tiêu? Công tác xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường không
chỉ giới hạn trong phạm vi đảm bảo nước và không khí sạch mà còn liên quan đến xây dựng
bản sắc và tăng sức thu hút của thành phố. Cách thức thực hiện chính sách khuyến khích
hợp tác giữa các ngành?

Đô thị hóa và Thiệt hại
về đất nông nghiệp

Chính sách đô thị có gây thiệt hại đất nông nghiệp không? Cách thức hạn chế quá trình đô
thị hóa lan rộng, đất không sử dụng, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm
và không gian xanh của địa phương?

Quy hoạch chung xây
dựng

Quy hoạch đã bao gồm định hướng phát triển đô thị trong đó sử dụng hiệu quả tài nguyên
đất chưa? Cách thức điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch hiện nay cho phù hợp với nhu cầu mới?
Cách lập kế hoạch thực hiện theo điều tiết thị trường chứ không theo cơ chế nhà nước thực
hiện hiện nay?

GGO áp dụng một cách tiếp cận sáng tạo của CDS (Chiến lược phát triển thành phố) để thực hiện quy hoạch chiến lược và
huy động nguồn lực sáng tạo trong nền kinh tế thị trường, tập trung vào liên minh giữa các bên liên quan và hợp tác công tư.
Đặc biệt, nó tập trung vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lực địa phương, khả năng thích ứng, và sức bật của cộng đồng, có thể

là công cụ thiết thực để tăng tính khả thi của việc thực hiện chiến lược và tối đa hóa tác động của tăng trưởng xanh đối với
chất lượng cuộc sống. Bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực địa phương để thực hiện chiến lược, nó cung cấp cơ hội để
phát huy tối đa các nguồn lực của địa phương và nguồn vốn xã hội, tạo sự phát triển giá trị gia tăng cao. Xác định phương án
tài chính cho các chương trình phát triển là một trong những quy trình quan trọng của các loại hình chiến lược này.

Tái phát triển đô thị và
phát triển xã hội

Phát triển đô thị nhanh chóng đòi hỏi phải điều chỉnh cơ bản nhiều yếu tố đô thị; làm thế nào
để kết hợp từng bước tái phát triển đô thị với đổi mới đô thị quy mô lớn? Làm thế nào để cải
thiện công bằng xã hội trong quá trình tái phát triển đô thị?

Thích ứng với biến đổi
khí hậu để tăng tính
cạnh tranh

Với mục tiêu đạt được cả hai khía cạnh, Xanh và Tăng trưởng, GGO có vai trò quan trọng trong việc tăng cường mối liên kết
giữa các quy hoạch/kế hoạch phát triển chính của Đà Nẵng như kế hoạch phát triển thành phố môi trường, quy hoạch xây
dựng, và các định hướng tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng. Trên tất cả, nó được thiết kế để bổ sung cho SEDP
Đà Nẵng, bằng cách cung cấp các chương trình quan trọng liên quan trực tiếp đến tăng trưởng xanh cũng như phân tích
các chương trình và dự án trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nó hướng tới các chỉ tiêu đề ra nhằm làm
cho thành phố Đà Nẵng bền vững hơn thông qua cải thiện các chương trình trọng điểm hiện nay theo cách sử dụng nguồn
lực quan trọng có hiệu quả và kinh tế, sản xuất sạch hơn, làm giảm thiệt hại kinh tế do tác động của biến đổi khí hậu, và
tạo ra thị trường mới dựa trên việc sử dụng sáng tạo tài nguyên thiên nhiên. Điều quan trọng là nó cho thấy các cơ hội hợp
tác công-tư để huy động các nguồn lực thực hiện các chương trình trọng điểm liên quan đến tăng trưởng xanh.

Làm thế nào để cải thiện khả năng thích ứng và nâng cao năng lực, giảm thiểu tác động của
phát triển kinh tế - xã hội lên đời sống người dân khu vực ven sông và ven biển? Cách thức
kết hợp quản lý tổng hợp tài nguyên nước và đảm bảo nước uống có chất lượng ổn định và
làm thế nào để giảm ô nhiễm và chống xâm mặn? Làm thế nào cải thiện qui hoạch và quá

trình đô thị hoá có sự thay thế các khu vực cây trồng bằng bê tông và làm giảm khả năng
hấp thụ nước mưa của thành phố?

Tài chính đô thị:

Cách thức cải thiện tính bền vững của nguồn lực? (biểu phí, phí hạ tầng, phí đối với tác động
của quá trình phát triển, Hợp tác Công - Tư, thu thuế tài sản, thị trường vốn)

Phát triển kinh tế bền
vững + quản lý nguồn
lực đầu vào

Làm thế nào tính toán được khối lượng và chất lượng nước cấp cần có để hỗ trợ các hoạt
động phát triển kinh tế hiện tại và trong tương lai của Đà Nẵng đặc biệt là các khu công
nghiệp mới xây dựng? Cách thức nào giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm
nông nghiệp Đà Nẵng?

Phát triển sinh thái

Cách thức bảo tồn và tận dụng hiệu quả hơn môi trường tự nhiên độc đáo và tính đa dạng
sinh học của hệ thống sinh thái trong quá trình xây dựng ngành công nghiệp và dịch vụ có
giá trị gia tăng cao để tăng tính cạnh tranh cho Đà Nẵng?

Đô thị hóa nhanh
chóng và tác động do
ô nhiễm

Biện pháp nào giúp giảm thiểu tác động của nước thải đô thị (thường hòa lẫn với nước thải
công nghiệp) và ô nhiễm phát sinh trong quá trình nuôi trồng thủy sản lên sông hồ và khu
vực ven biển (đặc biệt là khu vực Vịnh Đà Nẵng) cũng như duy trì chất lượng sống và hình

ảnh môi trường của thành phố?

Phát triển nông
nghiệp, và phát triển
nền nông nghiệp cạnh
tranh

Cách thức làm giảm các thách thức môi trường có ảnh hưởng tới phát triển khả năng cạnh
tranh của nông nghiệp? Đâu là ưu tiên đầu tư cho khu vực nông thôn có khả năng cạnh tranh
và mang lại chất lượng sống tốt hơn cho cộng đồng cư dân địa phương? Làm thế nào để
thay đổi quan điểm quản lý nước ở khu vực nông thôn?

Phương pháp tiếp cận

Các vấn đề phát triển và cơ hội tăng trưởng xanh cho Thành phố Đà Nẵng
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 và các quy hoạch phát triển ngành khác như Quy
hoạch Xây dựng đều chỉ rõ mong muốn của Đà Nẵng phát triển thành đầu mối công nghiệp hóa - hiện đại hóa của khu vực
và đất nước, trong đó chú trọng hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác hiệu quả lợi thế của Đà Nẵng và nâng cấp đô thị. Cụ
thể là Đà Nẵng sẽ phát triển kinh tế - xã hội trong mối liên hệ tương hỗ với phát triển - nâng cấp đô thị cũng như mở rộng
không gian đô thị. Thành phố cũng đặt mục tiêu liên kết phát triển kinh tế - xã hội với cải thiện sức khỏe, tăng cường văn
hóa và giáo dục nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ học vấn cho người dân. Nhằm thực hiện các
mục tiêu chính về phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững nói trên, thành phố cần triển khai các biện pháp tăng trưởng
xanh để từ đó có thể tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế mới; trở thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ sáng tạo, có hàm
lượng giá trị gia tăng cao cũng như khẳng định hình ảnh thành phố môi trường có chất lượng cuộc sống tốt của mình.
Chiến lược đặt ra một số câu hỏi liên quan đến các thách thức và cơ hội phát triển bền vững cho thành phố.
Sau đây là một số câu hỏi chính:
Tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế:

Tính cạnh tranh


Thành phố muốn tăng trưởng như thế nào? Kết quả của tăng trưởng nhanh chóng là gì?
Cách thức sử dụng các công cụ hiện có để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng trưởng, cách
thức xây dựng mô hình quản trị nhà nước hỗ trợ phát triển kinh doanh?
Hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư cải thiện chất lượng môi trường, chất lượng cuộc
sống, đất và chi phí lao động, chất lượng và chi phí nhà ở, chi phí cuộc sống của việc nâng
cao tính cạnh tranh?

Thách thức chính:
- Biện pháp khuyến khích và phát triển năng lực xử lý thách thức?
- Biện pháp xây dựng kiến thức và cách kiểm chứng
- Biện pháp tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các ban ngành?
- Biện pháp thay đổi hành vi con người/tổ chức, công cụ là gì?
- Làm thế nào để lập kế hoạch phát triển hiệu quả, trong đó chú trọng đảm bảo công bằng xã hội trong bối cảnh
kinh tế thị trường?
- Cách thức biến kế hoạch thành hành động, thực hiện kế hoạch như thế nào?
- Cái giá phải trả là gì và làm như thế nào để đảm bảo không phát triển chệch hướng?
- Cách thức thể chế hoá kế hoạch đầu tư đa ngành?

41


42

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Trong bối cảnh này, Đà Nẵng sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính có cơ hội tăng trưởng ở địa phương và tạo ra nhiều
công ăn việc làm đồng thời phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ sạch hơn và có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Ba
lĩnh vực mà Đà Nẵng có thể tập trung tìm kiếm cơ hội tăng trưởng xanh là phát triển hạ tầng và dịch vụ đô thị bền vững,
phát triển tài nguyên thiên nhiên và phát triển xã hội. Chiến lược phân tích các hoạt động quản lý nguồn lực/chất thải

rắn, khả năng tiếp cận và giao thông, phát triển công nghiệp xanh, xây dựng và quản lý không gian xanh để xác định cơ
hội tăng trưởng xanh nhằm phát triển hạ tầng và dịch vụ đô thị bền vững. Cơ hội tăng trưởng xanh được xác định trong
lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến hoạt động quản lý tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp xanh
và du lịch sinh thái. Phát triển xã hội là một trong ba lĩnh vực có cơ hội tăng trưởng xanh, được nghiên cứu tập trung
theo các khía cạnh quản lý nhà nước bền vững, quan hệ Đối tác Công - Tư, sức bật của cộng đồng và phát triển công
bằng.
Tiêu chí lựa chọn cơ hội Tăng trưởng xanh khá rõ ràng: đó là các cơ hội tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn, lối sống sạch
hơn, bảo vệ môi trường tự nhiên, thúc đẩy phát triển kinh doanh và khu vực tư nhân, tăng cường tính cạnh tranh của các
ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ đô thị và phát triển các ngành có hàm lượng
giá trị gia tăng cao.
Hình 1: Các lĩnh vực có cơ hội tăng trưởng xanh chính cho Đà Nẵng

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

tạo ra các thị trường mới từ hoạt động phát triển và quản lý hạ tầng sáng tạo nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
và thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Thứ hai, với những thay đổi về sử dụng đất và tốc độ đô thị hoá nhanh, các nguồn tài nguyên của Đà Nẵng như nước,
rừng và khoáng sản cần được sử dụng hiệu quả và bền vững. Các nguồn tài nguyên này có mối liên hệ chặt chẽ với đất
đai và sản xuất nông nghiệp, rừng và phát triển du lịch, sản xuất gỗ, và các tiện ích, nước sinh hoạt và sản xuất, thuỷ
lợi, ngư nghiệp; tất cả đều quan trọng để có thể đạt các mục tiêu về phát triển bền vững. Do đó, Đà Nẵng cần chú trọng
đến việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, sản xuất sạch hơn để sản xuất ra các đầu vào chất lượng cho phát
triển, phục hồi và làm giàu thêm “nguồn vốn tự nhiên” để hỗ trợ đa dạng hóa phát triển dịch vụ và công nghiệp. Nguồn
nước, cảnh quan và hệ sinh thái là các nguồn lực quý giá không những cần được bảo vệ mà còn cần được sử dụng một
cách bền vững để hỗ trợ định hướng phát triển của thành phố. Nó đem lại cơ hội cho Đà Nẵng phát triển các hoạt động
kinh tế với các ngành công nghiệp dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên (nhất là khi hầu hết các ngành công nghiệp
quan trọng đều đòi hỏi số lượng và chất lượng nước trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng) cũng như tạo ra các phát
triển có giá trị gia tăng cao như phát triển nông nghiệp xanh và du lịch sinh thái. Một giá trị quan trọng nữa trong quản
lý tài nguyên thiên nhiên là giảm thiểu tác động của thiên tai do những thay đổi trong sử dụng đất ở vùng ngoại vi ảnh
hưởng đến rừng và không gian xanh là các yếu tố giúp tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của khu vực
ngoại vi.Nói chung, các nỗ lực sẽ đem lại thu nhập và cơ hội việc làm nhiều hơn, nhất là khi sản xuất nông nghiệp được

thực hiện ở quy mô lớn với các chuỗi giá trị được cải thiện, và du lịch sinh thái. Điều này sẽ tăng các cơ hội xóa đói giảm
nghèo cho người dân nông thôn, những người sống và làm việc dựa trên tài nguyên thiên nhiên. Về lâu dài, Đà Nẵng
cần kết hợp các giải pháp có liên quan tới giảm chi phí để giảm thiểu suy thoái môi trường do các hoạt động du lịch,
xây dựng (nhất là xây dựng nhà máy thủy điện), và chặt phá rừng trái phép. Quan trọng hơn, việc tăng cường khả năng
chống chịu với biến đổi khí hậu thông qua quản lý rừng và lưu vực sẽ giảm các tổn thất về kinh tế (như thu hồi các chi
phí về hạ tầng và phúc lợi xã hội liên quan đến sức khoẻ cộng đồng) do các tác động của thiên tai như lũ lụt và xói mòn.
Để đạt được phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng, điều quan trọng là tập trung vào phát triển xã hội như một
công cụ để huy động các tài sản địa phương và vốn xã hội cần thiết (đặc biệt là nguồn nhân lực) góp phần vào mục tiêu
và định hướng kinh tế xã hội tổng thể. Quan trọng hơn, cần chú trọng vào phát triển bền vững xã hội như là liều thuốc bổ
cho “Sức sống xã hội và con người” nhằm tối ưu hoá chất lượng cuộc sống cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Như vậy,
các cơ chế hiện có và tiềm năng tạo thuận lợi cho phát triển xã hội bền vững cần được phân tích và điều chỉnh cho phát
triển xã hội và cộng đồng cư dân của thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh chính sách tăng trưởng xanh. Cải thiện các vấn
đề y tế công cộng do môi trường ngày càng xuống cấp và do xử lý chất thải không phù hợp sẽ có hiệu quả trực tiếp đến
việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng để phát triển kinh tế do các chi phí kinh tế-xã hội được giảm thiểu. Để ứng
phó với tác động của biến đổi khí hậu, khả năng dễ thương tổn của xã hội và khả năng phục hồi sinh kế của Đà Nẵng
cần được sớm tăng cường để cải thiện các nỗ lực giảm nghèo và hạn chế các tác động đến cơ sở hạ tầng môi trường.
Đáng lưu ý là thành phố buộc phải tính đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu để đáp ứng với các
thay đổi hiện tại và tương lai. Cuối cùng, Chiến lược cần được xây dựng trong bối cảnh có thảo luận với chính quyền, sự
tham gia đầy đủ có trách nhiệm của các cộng đồng và đảm bảo công bằng.

Các sáng kiến chiến lược của GGO

Điều quan trọng là Chiến lược xác định được các nguồn lực địa phương, quy trình quản trị địa phương và cơ cấu thể chế
có liên quan đến cơ hội tăng trưởng xanh này. Chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng hướng đến Tăng trưởng xanh
phân tích các bất cập trong năng lực thực hiện và khung thể chế để đảm bảo đưa ra được các sáng kiến chiến lược chứ
không chỉ tìm cách khắc phục các vấn đề trong khuôn khổ nguồn tài chính hạn chế.
Trước tiên, chiến lược phân tích và đánh giá các cơ hội và thách thức tăng trưởng xanh có liên quan đến công tác quản
lý hạ tầng và dịch vụ đô thị bền vững ở thành phố Đà Nẵng. Hạ tầng đô thị - phần cứng hữu hình và dịch vụ đô thị cơ
bản - phần mềm vô hình là các nhân tố đảm bảo duy trì sức sống cho thành phố cũng như cuộc sống của người dân.
Việc sử dụng dịch vụ và hạ tầng thân thiện với môi trường giúp nâng cao tính cạnh tranh của thành phố và cải thiện đời

sống người dân, do đó trực tiếp hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Điều quan trọng là hạ
tầng đô thị có chất lượng cao sẽ tạo ra cơ hội phát triển bằng cách cung cấp dịch vụ tốt hơn và hiệu quả hơn cho nhà
đầu tư - những người mong muốn đầu tư phát triển lĩnh vực kinh doanh hoặc ngành công nghiệp giá trị gia tăng cao.
Các ngành dịch vụ như du lịch cần có hạ tầng bền vững để thu hút nhiều khách du lịch và nhà đầu tư. Thành phố có thể

Dựa trên các cơ hội liên quan đến tăng trưởng xanh đã được xác định, phân tích về thực tiễn tại địa phương và thể chế,
các sáng kiến chiến lược tăng trưởng xanh được xác định với các chương trình chiến lược hướng tới tăng trưởng xanh,
xuyên suốt và lồng ghép. Những sáng kiến chiến lược này được xây dựng có xem xét các cơ hội tăng trưởng xanh đã
được xác định, với cách tiếp cận lồng ghép đa ngành để đạt được các kết quả về tăng trưởng xanh. Dưới các sáng kiến,
các chương trình chính được thiết lập với những ý tưởng sáng tạo, cấu trúc quản lý, quy trình, các bên liên quan và cơ
chế tài chính và nguồn lực cần có. Những ý tưởng dự án thí điểm này cũng được thảo luận với các đối tác phát triển để
thu hút các nhà đầu tư và tổ chức phát triển quốc tế, những người quan tâm đến các giải pháp bền vững tiết kiệm chi
phí nhưng mang lại ảnh hưởng lâu dài. Các sáng kiến ​​sẽ trực tiếp góp phần thay đổi thương hiệu thành phố như một
thành phố đầu tiên ở Việt Nam lồng ghép tăng trưởng xanh vào định hướng phát triển chung để tăng cường khả năng
cạnh tranh về kinh tế xã hội cũng như cung cấp một cuộc sống chất lượng cao. Các sáng kiến sẽ giúp Đà Nẵng trở
thành một trung tâm đô thị sôi động của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp công nghệ cao
và tốc độ tăng trưởng lành mạnh cung cấp môi trường sống tốt và dịch vụ cơ bản.

43


44

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

Hình 2: Các sáng kiến chiến lược Tăng trưởng xanh trong GGO của Đà Nẵng

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

thích hợp tập trung vào các điểm sau đây: Tìm hiểu yếu tố thất thoát năng lượng trong quá trình sản xuất và áp dụng các giải

pháp sáng tạo để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả năng lượng và năng suất, giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ sản xuất công
nghiệp, góp phần cải thiện môi trường và; phát triển các doanh nghiệp cạnh tranh cũng như các công ty tư vấn tiết kiệm năng
lượng, dẫn đến tạo việc làm liên quan như chuyên gia kiểm toán năng lượng. Ngoài ra, Đà Nẵng cần phải thiết lập hệ thống
để cải thiện quản lý môi trường trong các khu công nghiệp trong thành phố, trong đó đề cập đến mạng lưới cộng sinh giữa
các khu công nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất là các khu công nghiệp đã không quản lý chất thải công nghiệp một cách đầy
đủ và hiệu quả. Điều này đã dẫn đến việc xả thải trái phép ra môi trường, dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước
và không khí. Trong lĩnh vực này, để làm cho các khu công nghiệp cạnh tranh hơn trong việc quản lý chất thải và phế phẩm,
cần có biện pháp đúng hướng tập trung vào các điểm sau đây: Tăng cường việc biến chất thải công nghiệp và các phế phẩm
thành tài nguyên thông qua mạng lưới cộng sinh giữa các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, dẫn đến giảm chi phí sản
xuất và quản lý chất thải; giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp độc hại mà không được xử lý thích hợp,
thông qua trao đổi các sản phẩm và hợp tác xử lý chất thải công nghiệp giữa các doanh nghiệp; và phát triển công nghệ, các
doanh nghiệp, và công việc liên quan đến cộng sinh công nghiệp trong chia sẻ tài nguyên và quản lý môi trường.
Chiến lược chính 4 là “Quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước (IWRM) để tạo điều kiện cho phương pháp tiếp cận dựa
trên hệ sinh thái bền vững hơn, đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng xanh và các cơ hội phát triển trong tương lai”. Trọng
tâm chủ yếu là xây dựng cơ chế quản lý đa phương và đa ngành để nâng cao năng lực về IWRM và hoạt động quản lý
nước để đảm bảo tăng trưởng xanh. Điều này bao gồm việc thiết lập Ủy ban Điều phối lưu vực sông (RBCO) trực thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường, tăng cường phối hợp và cải thiện việc thu thập thông tin và quản lý dữ liệu để hướng dẫn
quá trình ra quyết định của địa phương và vùng để giảm thiểu tác động đến tài nguyên nước, và sử dụng cách tiếp cận
dựa vào cộng đồng để nâng cao kiến thức về nguồn nước và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, chiến lược
tập trung vào nâng cao năng lực quản lý nhu cầu để lập quy hoạch sử dụng và khai thác tài nguyên nước, nhằm thực
hiện chiến lược IWRM tại thành phố Đà Nẵng. Điều này liên quan đến việc xây dựng quy hoạch quản lý nước trong sự
liên kết với khung IWRM, lồng ghép quy hoạch sử dụng đất, các tác động của biến đổi khí hậu và quy trình Đánh giá tác
động môi trường (EIA) trong việc lập quy hoạch và quản lý tài nguyên nước; và phát triển các phương pháp chia sẻ lợi
ích giữa các ngành và môi trường sống ở thượng lưu và hạ lưu, trong đó sử dụng các giá trị dịch vụ hệ sinh thái để nâng
cao năng lực của hệ sinh thái, cải thiện quản lý và đảm bảo tài chính bền vững để thực hiện các dự án trong tương lai.

Các sáng kiến chiến lược được tóm tắt như sau:
Chiến lược chính 1 là “Quản lý rác thải bền vững cho phát triển hiệu quả về sinh thái và công bằng xã hội ở Đà Nẵng
bằng cách biến rác thải thành nguồn lực”. Đà Nẵng đã thiết lập hệ thống quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng để đối
phó với chất thải gia tăng do tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh. Để thực hiện quản lý chất thải rắn một

cách hiệu quả, cần có biện pháp thích hợp tập trung vào các điểm sau đây. Tăng cường việc biến chất thải thành tài
nguyên như tái chế, ủ phân, thông qua phân loại rác tại nguồn, nhằm có được lợi nhuận kinh tế; Giảm nhẹ tác động tiêu
cực đến môi trường do thu gom và xử lý chất thải rắn chưa triệt để, cải thiện chất lượng môi trường; Khuyến khích trách
nhiệm của cộng đồng và sự tham gia trong quản lý chất thải rắn; và đưa các khu vực phi chính thức vào quy trình quản
lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng bằng cách cung cấp cho họ công ăn việc làm bền vững.
Chiến lược chính thứ 2 là “Phát triển giao thông xanh để nâng cao khả năng tiếp cận và đi lại dựa trên giao thông công
cộng cho phát triển công bằng và hiệu quả về sinh thái của Đà Nẵng”. Để tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng xanh cho giao
thông vận tải dựa trên hiện trạng, Đà Nẵng nên cải thiện các dịch vụ giao thông công cộng trong nội đô làm cho việc đi
lại của người dân được dễ dàng thông qua việc mở rộng các tuyến đường hiện tại và nâng cao chất lượng của những
tuyến đường này. Hành động này góp phần làm tăng khả năng thích nghi của người dân đối với giao thông công cộng
trước khi thực hiện toàn diện phương án Xe buýt nhanh (BRT). Xe buýt nhanh cũng giúp giảm thiểu phương tiện cá nhân
gây tắc nghẽn giao thông, tiêu tốn nhiên liệu và ô nhiễm không khí. Hơn nữa, loại hình này khá khả thi khi cung cấp cho
người dân các phương tiện đi lại để có cơ hội tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế, tăng chất lượng cuộc sống.
Trong bối cảnh này, thành phố phải xây dựng hệ thống quy hoạch giao thông vận tải, phát triển và quản lý mạng lưới
đường phố và cơ sở vật chất, tập trung vào giao thông công cộng lồng ghép với sử dụng đất. Biện pháp này cũng có thể
phát triển các ngành công nghiệp và việc làm có liên quan đến giao thông công cộng, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng
đến phát triển công nghệ và quản lý. Hơn nữa, việc phát triển một đô thị nén để đối phó với sự mở rộng đô thị không
kiểm soát bằng cách tăng mật độ phát triển dọc các trục giao thông công cộng cũng là một phương án khả thi.
Chiến lược chính thứ 3 là “Công nghiệp hóa Xanh để tăng năng suất và hiệu quả sử dụng tài nguyên nhằm đạt mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội bền vững cho Đà Nẵng”. Đà Nẵng cần phải thiết lập hệ thống để cải thiện hiệu quả năng lượng để đối
phó với sự phát triển công nghiệp nhanh chóng và vấn đề thiếu hụt năng lượng. Như vậy, để làm cho doanh nghiệp của thành
phố cạnh tranh hơn trong việc sử dụng năng lượng công nghiệp một cách hiệu quả hơn, điều quan trọng là phải có biện pháp

Chiến lược chính thứ 5 là “Phát triển làng nông nghiệp xanh có khả năng cạnh tranh cao, kết hợp với sản xuất xanh và làng du
lịch sinh thái dựa trên mối liên kết nông thôn đô thị mạnh mẽ và ứng dụng công nghệ thích hợp”. Chiến lược này liên quan đến
sản xuất nông nghiệp xanh hướng tới thị trường và người tiêu dùng với năng suất và chất lượng sản phẩm cao, dựa trên mối liên
kết đô thị-nông thôn mạnh mẽ, cộng đồng địa phương thúc đẩy du lịch nông nghiệp và phát triển dịch vụ, dựa trên nguồn lực
địa phương và môi trường khác nhau, mang lại lợi ích cho khu vực nông thôn, đồng thời đáp ứng nhu cầu của địa phương về an
toàn và chất lượng thực phẩm; Lồng ghép phát triển dịch vụ xã hội và môi trường cơ bản vào quy hoạch tổng thể phát triển làng
nông nghiệp xanh, tập trung vào việc tăng cường phục hồi sau thiên tai để duy trì hoạt động và phát triển làng nông nghiệp.


Các bước tiếp theo
Đáng chú ý, định hướng tăng trưởng xanh mang lại cơ hội để xác định dự án thí điểm tiềm năng và các đối tác. Điều quan
trọng là phương pháp tiếp cận lồng ghép để thực hiện các sáng kiến thông qua ​​tăng cường quy hoạch đa ngành và vai trò
của các bên liên quan khác nhau. Điều này bao gồm việc tìm kiếm và cung cấp các nghiên cứu và kiến ​​thức, điều chỉnh quy
định và thực thi pháp luật, phát triển một cơ chế tài chính thích hợp giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, và chính phủ
đóng vai trò hỗ trợ và điều phối giữa nhiều bên liên quan. Cũng cần thiết khuyến khích thị trường, tạo điều kiện huy động
nguồn lực thông qua các mối liên kết đô thị và nông thôn. Dự án thí điểm sẽ được thực hiện chỉ khi hợp tác đa ngành giữa
các bên liên quan được tạo điều kiện với nguồn lực cần thiết đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng xanh được xác định.

Hình 3: Sự phối hợp giữa các vai trò khác nhau để thực hiện GGO

45


46

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

QUY HOẠCH SINH THÁI KHU VỰC
CHO PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH
Từ khóa: Quy hoạch khu vực, Quy hoạch sinh thái, Sử dụng đất, GIS, Mô hình
vẽ bản đồ
Kapil Chaudhery
Tiến sĩ (ABD) Quy hoạch vùng và đô thị, Thạc sĩ Quy hoạch vùng, Thạc sĩ Kiến trúc Cảnh quan
Giám đốc, Spatial Decisions
Ms. Sarah Remmei
Thạc sĩ quy hoạch môi trường, Chuyên gia quy hoạch môi trường và đô thị,
Spatial Decisions


1. TỔNG QUAN

Phát triển đô thị là một hoạt động chịu tác động của con người mà như chúng ta thấy là đặt con người và thiên nhiên ở vai trò
đối lập. Việc đô thị hóa nhìn chung là với cái giá phải trả của môi trường và sinh thái. Đây không phải là mô hình bền vững và
với tư cách là những nhà quy hoạch chúng ta đã tiếp tục triển khai và khám phá các mô hình khác nhau cho sự phát triển ứng
đáp với nhu cầu kinh tế và đô thị của chúng ta, mà vẫn chưa xoa dịu được quan điểm cần trong việc hướng tới “xanh”.
Như đã thấy trong bối cảnh dân cư đô thị địa phương nhỏ hẹp được liên tục mở rộng ra ngoài từ trung tâm theo những
con đường được tạo ra bởi mạng lưới đường bộ và hạ tầng đô thị, cơ thể đơn bào đô thị mở rộng để ngày càng nhận
chìm thêm đất mà thường không quan tâm đến tiềm năng nguồn lực nào mà cơ thể đơn bào này đưa ra. Quá trình đô thị
hóa không bền vững này cần được tính lại vào mô hình phát triển cộng sinh với thiên nhiên và có thể đáp ứng hợp lý các
yêu cầu giải quyết vấn đề dân số đô thị đang ngày càng tăng. Mối quan ngại này ngày càng trở nên trầm trọng trong bối
cảnh ở châu Á, thậm chí còn nhiều hơn ở một nước mà phong phú và sinh động về sinh thái như ở Việt Nam.
Bài báo này nêu bật cơ hội lồng ghép hướng tiếp cận quy hoạch sinh thái và vạch ra khuôn khổ xây dựng hướng tiếp
cận hợp lý và có hệ thống để giải quyết vấn đề phát triển đô thị trên cơ sở đòi hỏi có sự quan tâm đến sinh thái. Đưa vào
thực hiện khuôn khổ này ở quy mô vùng tạo ra sự phù hợp hơn để có thể giải quyết các quyết định phát triển đô thị về
lâu dài. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh châu Á nơi các thị trấn nhỏ đang mở rộng thành các khu
vực cư trú quy mô trung bình, và việc đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng bắt buộc phải đòi hỏi hơn về nguồn đất hiện
có. Nỗ lực để cân bằng áp lực phát triển với việc cân nhắc về sinh thái là để tạo ra kết quả phù hợp nhất.
Việc chuyển khái niệm quy hoạch sinh thái thành hướng tiếp cận thực tế giờ được tạo điều kiện bằng việc có sẵn các
công cụ máy tính ngày càng được cải tiến và khả năng phân tích của hệ thống thông tin địa lý (GIS). Qua các phương
pháp lập bản đồ và phân tích tổng thể, sử dụng hình ảnh vệ tinh, và lập mô hình, chúng ta có công cụ tùy ý sử dụng mà
có thể giúp chúng ta với việc phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá các phương án cạnh tranh và cải thiện hoạt
động quy hoạch của chúng ta cho việc phát triển đô thị.
Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng khung lý thuyết trong công tác quy hoạch sinh thái sử dụng quy trình phân tích dựa trên
GIS, mục đích là nhằm rà soát quá trình có hứa hẹn đáng kể đặc biệt là trong bối cảnh mối quan tâm đến môi trường
tăng cao, tác động biến đổi khí hậu ngày càng nhiều, và tác động rõ ràng của thiên tai, đặc biệt là nhưng vùng duyên hải
có khả năng bị tổn thương cao của Việt Nam.

2. NHÂN TỐ CĂN BẢN


Mục đích của việc quy hoạch vùng và đô thị là để tối ưu hóa các nguồn lực qua việc phân bố sử dụng đất và chuẩn bị
cho việc phát triển tiềm năng trong tương lai về khía cạnh không gian trong đó sự phát triển kinh tế và xã hội tiến triển.
Một thực tế không bàn cãi là dân số đô thị sẽ tiếp tục tăng. Hiện nay con số từ Bài điểm báo Đô thị hóa Việt Nam, báo
cáo kỹ thuật của WB cho hay khoảng 30% dân số sống tại các khu đô thị và dự án của UN gợi ý rằng dân số đô thị sẽ
vượt quá dân số nông thôn vào năm 2040 (Liên Hợp Quốc, 2008). Do đó, không có nghi ngờ nào rằng các khu đô thị sẽ

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

tiếp tục cuộc chiến trong việc chứa khối lượng dân số đô thị ngày càng tăng này hoặc là do phát triển tự nhiên hoặc là
do di cư từ nông thôn ra thành thị.
Vì việc mở rộng đô thị cần nhiều đất hơn, việc đánh giá cẩn thận cảnh quan nằm dưới giúp hướng mô hình phát triển đô thị
tránh các khu vực nhạy cảm về môi trường, hướng các mô hình phát triển ứng đáp với địa hình, thủy văn, và sinh thái khu vực, và
hướng quá trình quy hoạch ứng đáp với các nguồn vật chất và tự nhiên hiện có. Với tác động biến đổi khí hậu và thiên tai ngày
càng tăng, việc cân nhắc các khu vực tiềm năng dễ bị tổn thương làm cho công tác quy hoạch không gian thêm phức tạp.
Hiểu cảnh quan sinh thái và môi trường tự nhiên có thể giúp công tác quy hoạch không gian trong việc xác định các khu
vực ít có khả năng bị lụt, sói mòn, sạt lở đất hoặc ngập lụt ven biển hơn. Việc tính toán đến những vùng đất trũng làm
sông để mở rộng và thu hẹp theo mùa, bảo tồn các vùng đất ngập nước để lọc và nạp lại các tầng ngậm nước ngọt, bảo
vệ các hành lang suối có tác dụng như các hệ thống truyền nước mưa bão tự nhiên và duy trì các không gian mở xanh
và rừng như nơi ở sinh thái và bể bồn cacbon tại các khu vực dễ bị sói mòn, đều là những phần quan trọng trong quá
trình phát triển các khu đô thị xanh hơn và bền vững hơn.
Bổ sung thêm vào hệ thống tự nhiên, chúng ta có thể thiết kế và hướng dòng chảy sông qua các con đê, bảo vệ các khu vực dễ
bị sói mòn bằng các công trình kỹ thuật. Tuy nhiên, những sự can thiệp này khi được quy hoạch hài hòa với hệ thống thiên nhiên,
ngược lại với việc buộc những can thiệp này vào hỗ trợ các hoạt động phát triển đô thị dẫn đến khả năng dễ phải chịu rủi ro thêm
và kết quả là cái giá phải trả bị tăng cao. Khi các thành phố phát triển, hệ thống tự nhiên vốn đã phải chịu áp lực giờ càng chịu sự
căng thẳng và đe dọa vì việc dân số đô thị càng tăng. Gần đây, chúng ta đã thấy những ví dụ ở miền Bắc Việt Nam nơi những cơn
bão đã ảnh hưởng đáng kể đến các khu dân cư đô thị. Những trải nghiệm tương tự về ảnh hưởng đối với cuộc sống con người và
thiệt hại về kinh tế được thấy từ trận lũ tại Bangkok năm 2011 và về thủ đô kinh tế của Ấn Độ, Mumbai, năm 2005 ngừng hẳn lại vì
lũ lụt bị gây ra bởi sự phá hủy gia tăng của các lưu vực sông, rừng đầu nguồn và các hệ thống thoát nước tự nhiên.
Nhân tố căn bản của công tác quy hoạch đô thị sinh thái thì đơn giản. Quy hoạch và thiết kế với thiên nhiên và rủi ro và
chi phí đô thị hóa thấp hơn. Phát triển theo hướng thiết lập tiếp cận “xanh” và tiếp tục ứng dụng theo tạm thời khi diện

tích đô thị mở rộng và chúng ta sẽ có nhiều thành phố bền vững hơn. Dựa trên hệ thống tự nhiên và tích hợp các hệ
thống tự nhiên này với công tác quy hoạch hạ tầng và chúng ta sẽ có hạ tầng “xanh” nơi các hành lang thoát nước tự
nhiên sẽ cung cấp hệ thống quản lý nước mưa bão. Tận dụng đất ngập nước và các hệ thống mặt nước sẽ giảm rủi ro
lũ lụt và cải thiện nước ngầm hiện có và bổ sung nước ngầm. Các không gian mở xanh được tích hợp với cấu trúc thành
phố như những hành lang xanh theo tuyến dọc các đường thoát nước tự nhiên, kết nối với các không gian mở lớn hơn
như công viên và các khu vui chơi giải trí trên các khu vực không trũng thấp hoặc có khả năng bị lũ lụt đưa ra cơ hội cho
một thành phố với không khí trong lành, khỏe mạnh hơn và sống tốt hơn.

3. QUÁ TRÌNH QUY HOẠCH SINH THÁI

Quá trình quy hoạch sinh thái khá là đơn giản và đòi hỏiquá trình quy hoạch này bắt đầu từ việc hiểu các nguồn lực vật chất và
tự nhiên, xếp chồng lên đó là các hoạt động của con người trong việc sử dụng đất đô thị, các hoạt động kinh tế, và cơ sở hạ tầng
hiện có. Tách thông tin này khỏi tính phức tạp nội tại của nó thành từng “lớp dữ liệu” tạo nên điểm khởi đầu cho quá trình quy
hoạch sinh thái. Các lớp dữ liệu này được sử dụng như là thông tin đầu vào trong một hệ thống GIS, đảm bảo thông tin được xếp
chồng trùng khớp, cho phép việc xem xét xuyên suốt các lớp dữ liệu và khả năng tách và liên kết lẫn nhau giữa từng lớp dữ liệu.
Việc nhận thức ngày càng cao và việc sử dụng GIS như một hệ thống hỗ trợ xác định không gian cung cấp chúng ta
công cụ tổ chức, cụ thể hóa và phân tích thông tin hoặc “các lớp dữ liệu” đa dạng mà có thể được đánh giá một cách
có hệ thống và việc đưa ra quyết định được cải tiến hơn vì có thêm nhiều thông tin chi tiết và cập nhật hơn. Việc sử
dụng dữ liệu từ hình ảnh vệ tinh, được kết nối với GIS khu vực hoặc địa phương, cho phép có tầm nhìn xa hơn về những
sự kiện trong quá khứ, làm cho chúng ta hiểu rõ hơn mối quan hệ nhân quả trong hoạt động của con người lên cảnh
quan tự nhiên. Những tiến bộ về công nghệ này đã ngày càng trở nên phổ biến và ngày càng tinh vi hơn và với tư cách là
những nhà quy hoạch, chúng ta cần phải thuần thục hơn với vốn từ vựng mà các tiến bộ này đưa lại cho chúng ta.
Nói rộng ra, thông tin được sử dụng có thể được tổ chức như là các nguồn thông tin vật chất (địa hình, độ dốc, độ cao),
nguồn thông tin thiên nhiên (đất, địa chất, thủy văn), nguồn thông tin sinh vật (thực vật, động vật), nguồn thông tin nhân
lực (phân bổ dân số, sử dụng đất, hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, trung tâm phát triển kinh tế). Mặc dù đây là đại
diện chung của bộ thông tin sẽ được đưa vào từng lớp dữ liệu, nhưng chính mối quan hệ diễn giải xuyên suốt các lớp dữ
liệu nắm chìa khóa cho quá trình quyết định. Ví dụ, nhìn vào vấn đề các khu vực ngập nước, các khu vực ngập nước này
được phản ánh trong lớp dữ liệu như một phần của hệ thống thủy văn, vì các khu vực ngập nước trên bản đồ địa hình là

47



48

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HỢP NHẤT: Hướng tới thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam

những khu vực ở vùng trũng và trên bản đồ đất là đất tích nước và trên bản đồ dân cư là có đa dạng sinh thái thực vật và
động vật. Việc hiểu từng yếu tố cảnh quan từ khía cạnh sinh học, tự nhiên và vật chất này giúp xây dựng sự hiểu biết và
vai trò của các thành phần như vùng ngập nước trong ma trận đô thị quy hoạch dự kiến.

Thứ hạng X Trọng lượng = Điểm số
Tổng điểm được sử dụng để đưa ra vị trí phù hợp cho việc sử dụng đất được xác định,
được trình bày như “bản đồ tính phù hợp của đất”.
Mở rộng yếu tố cá nhân vào hệ thống kết nối liên hợp, coi hệ thống vùng ngập nước là một yếu tố trong một hệ thống thủy văn
lớn hơn, một mạng lưới các tuyến và suối thoát nước tuyến tính được hiểu về mặt chức năng như một hệ thống nước mưa bão tự
nhiên và là một nơi cư trú cho các loại động thực vật khác nhau. Mạng lưới không gian mở tuyến tính này hiện có thể được hiểu
là đã mang tiềm năng quản lý nước mưa bão, cho không gian xanh chung giành cho khu vui chơi giải trí của đô thị và kết nối các
không gian mở với nhau để tạo một khoảng sinh thái lớn hơn và nơi ở cho nhiều loại thực vật, động vật, chim và thủy sinh.
Sử dụng GIS, kết hợp với kiến thức hiểu biết của chúng ta với tư cách các nhà quy hoạch, chúng ta có thể hợp tác để
biết giá trị, bảo vệ và tận dụng các mối quan hệ sinh thái này. Bằng việc cải tiến hướng tiếp cận dựa trên lưu vực sông
cho công tác quy hoạch và phân tích và bằng việc quy hoạch cẩn thận phân bố sử dụng đất, chúng ta có thể quản lý tài
nguyên đất và nước hiệu quả để có thể cho chúng ta đủ không gian cho việc phát triển đô thị mà vẫn cho phép những
hệ tự nhiên này cùng tồn tại với nhu cầu (hoặc lòng tham) kinh tế của chúng ta.
Mối quan ngại về những tác động tiềm tàng của thiên tai và biến đổi khí hậu đã được tích hợp sẵn sàng vào quy trình
quy hoạch sinh thái bằng việc được đưa vào thông tin phân tích dựa trên GIS về thiên tai trước đây và tác động lên
không gian địa lý của các thiên tai này. Việc bảo vệ và quản lý các khu vực đất trũng, bảo tồn không gian xanh và rừng
và chế độ ưu đãi giành cho việc sử dụng đất không sinh lợi cho việc phát triển đô thị đều được đưa vào quá trình quyết
định mà chúng ta với vai trò là các nhà quy hoạch xây dựng được bằng cách xác định giá trị của hệ thống tự nhiên.


4. PHÂN TÍCH NHIỀU CHỈ TIÊU KHÁC NHAU
ĐƯỢC XÂY DỰNG TRONG LẬP MÔ HÌNH
BẢN ĐỒ
Nhìn ở khía cạnh trung tâm GIS, từng lớp dữ liệu được chuyển
thành các yếu tố trong một mô hình đưa ra quyết định, trong đó
các giá trị được gán về mặt toán học xuyên suốt lớp bản đồ làm
cho hành lang chuỗi không phù hợp cho sự phát triển và đất
nghèo là vị trí hợp hơn cho việc đô thị hóa. Quy trình công nghệ
sử dụng các lớp dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá các giá trị
mà được cộng thêm “về mặt toán học” để cùng thể hiện phương
trình, hoặc mô hình toán học, mà xác định tốt nhất các khu vực
cùng với hàm phổ là phù hợp nhất cho việc phát triển.
Mô hình toán học này, cũng đã được đặt thuật ngữ là “Mô hình
bản đồ” có tiềm năng thăm lại và tái bố trí giá trị lặp đi lặp lại để
giải quyết các tiêu chí khác nhau và quan điểm khác nhau, để
xác định các quan điểm khác nhau trong việc cân nhắc quá trình
quy hoạch phát triển như được đưa ra trong Biểu đồ 1. Hướng
tiếp cận dựa trên GIS này cũng có tác động tốt trong việc hình
thành mô hình và thúc đẩy tác dụng của các bản quy hoạch phát
triển đô thị được đề xuất lên thủy văn, carbon tiềm ẩn, sự đa dạng
về môi trường sống và những sự cân nhắc khác về môi trường và
sinh thái của địa phương và khu vực. Một mô hình bản đồ cũng
có tiềm năng giúp chúng ta hiểu tác động của những chỉ tiêu
khác nhau và hướng tiếp cận đưa ra quyết định khác nhau lên kết
quả đã được lựa chọn, xây dựng một sự hiểu biết vững vàng về
mối quan hệ nhân quả.

Biểu đồ 1. Mô hình phân tích tính phù họp của khu vực sử dụng công cụ xây dựng mô hình GIS


5. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM

Trong dự án‘Quy hoạch phát triển vùng Đông Quảng Nam’ với thách thức là để xây dựng bờ duyên hải cho một tỉnh đẹp
trong khi giảm thiểu tác động lên bố cục sinh thái. Mặc dù đa số áp lực phát triển từ phía bắc của tỉnh qua động lượng
phát triển và kinh tế của Đà Nẵng-Hội An, áp lực này được thể hiện theo dọc theo đường quốc lộ tới cuối phía nam nơi
Chu Lai nổi lên ở phía đối diện, mặc dù không phải là cực phát triển mạnh. Trải dài từ bắc tới nam là phong cảnh duyên
hải có tiềm năng du lịch đáng kể nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi các áp lực phát triển tham gia vào các hoạt động kinh tế
mà cần được bao gồm trong quy hoạch phát triển đô thị được đề xuất.
Dự án đầy tham vọng và tập trung chủ yếu vào quy hoạch phát triển kinh tế tầm nhìn 2010 tới 2025 với diện tích quy
hoạch xấp xỉ 120 km từ bắc tới nam và 10km từ bờ biển vào đất liền. Diện tích này bao gồm hầu hết các khu vực phù
hợp là Hội An, Hà Lam, Tam Kỳ và Chu Lai. Toàn bộ dải duyên hải cũng là khu vực dễ bị tổn thương đối với lũ lụt, bão
theo mùa, và tác động biến đổi khí hậu ngày càng tăng.
Làm việc với Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn tại Tỉnh Quảng Nam, phương pháp luận đã được xây dựng để phù hợp
với mục tiêu phát triển khu vực dự kiến. Cần xem xét nhu cầu và mục tiêu và tìm kiếm sự cân bằng ở giữa để định hướng
sự phát triển cho tỉnh. Dựa trên điều này, ba nguyên tắc cơ bản đã được đưa vào hướng tiếp cận này:
•Thích ứng với sử dụng đất: trong quá trình lựa chọn sử dụng đất, sự nhấn mạnh đã được đưa vào việc lựa chọn
và xác định kế hoạch sử dụng đất trong tương lai trên cơ sở thích ứng với loại hình sử dụng đất. Ý tưởng đã là
để đảm bảo thích ứng và đưa việc sử dụng đất tương tự ở vùng lân cận với nhau để giảm sự xung đột và bảo
tồn các nguồn lực.

Bản đồ 1. Bản đồ về tính phù hợp của công nghiệp. Bản
đồ về tính phù hợp sau cùng đã được trình bày theo sự
chia độ từ đỏ đến xanh lá. Khoảng màu xanh lá thể hiện
vị trí phù hợp nhất để phát triển công nghiệp trong khi
khoảng màu đỏ biểu hiện sự ít phù hợp nhất.

•Các trung tâm phát triển khác nhau: mục tiêu của việc lập quy hoạch được tập trung ở việc lập một vài trung
tâm phát triển trong toàn bộ vùng thay vì có một cực phát triển tại trung tâm. Điều này nhằm có sự phát triển
cân bằng xuyên suốt khu vực mà sẽ cho phép sự phát triển khác nhau có lợi cho vùng. Có một trung tâm phát
triển sẽ dẫn đến việc tạo ra sự thu hút mạnh mẽ hướng tới duy nhất một trung tâm và dẫn tới việc phát triển và

khai thác thái quá các nguồn lực với dân số gia tăng và thiếu cơ sở hạ tầng. Để tránh có một trung tâm phát
triển quá tải, các cực phát triển nam châm được xác định để lợi dụng những cơ hội đã tồn tại.
•Đệm sinh thái: Hình dung một mối tương tác gần gũi giữa việc sử dụng đất khác nhau bổ sung cho nhau và
không phải là tách biệt, hướng tiếp cận quy hoạch khuyến khích việc sử dụng đất rải rác khác nhau ở Đông

49


×