Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.77 KB, 66 trang )

Vũ Thị Chung Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỷ mới,
con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã
khép lại một thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp, phát triển chậm chạp và lạc
hậu. Nhìn lại những năm qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự
tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời
sống xã hội. Lựa chọn xu hướng phát triển bền vững trong đó gắn chặt phát
triển kinh tế với phát triển văn hóa- xã hội và bảo vệ môi trường là một
trong những chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước. Trong thời gian
qua nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong việc thực
hiện thành công mục tiêu này .Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề hạn chế cần sớm được khắc phục. Trong những thành tựu và hạn
chế đó có sự tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI).
Đề tài: “Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt
nam” nhằm xem xét các tác động đó đến mục tiêu phát triển bền vững của
việt nam để từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp nhằm phát huy
những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực nâng cao hơn nữa vai trò
của FDI. Cấu trúc đề tài gồm 3 chương
Chương I: Lí luận chung về FDI và phát triển bền vững
Chương II: Thực trạng về FDI trong mục tiêu phát triển bền vững của
Việt Nam
Chương III: Định hướng và giải pháp thu hút FDI hướng đến mục tiêu
phát triển bền vững của Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Lương Hương Giang đã giúp đỡ em
hoàn thành đề tài này!
1
Vũ Thị Chung Đề án môn học
Chương I: Lí luận chung về FDI và phát triển bền vững
I.Tổng quan về FDI
1. Khái niệm


Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc
tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và
điều hành hoạt động sử dụng vốn. sự ra đời và phát triển của hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và
phân công lao động quốc tế
Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Theo hiệp hội Luật Quốc Tế (1966) “đầu tư nước ngoài là sự
di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng
nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”. Cũng có quan
điểm cho rằng “ đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người
đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng hóa
tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất
kinh tế xã hội”. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm
1987 và được bổ sung hoàn thiện sau 4 lần sửa đổi (1989, 1992,
1996,2000)” đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân
nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản
nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài” còn theo luật đầu tư 2005” FDI là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành
các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”
2.Đặc điểm
2.1 Quy định về số vốn góp
Các nhà đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn
pháp định tùy theo luật đầu tư nước ngoài ( tại Việt Nam khi liên doanh số
vốn góp của bên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định)
2.2 Quyền quản lí doanh nghiệp
Quyền quản lí doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với
doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lí
2

Vũ Thị Chung Đề án môn học
doanh nghiệp và quản lí đối tượng hợp tác tùy thuộc vào mức độ góp của
các bên khi tham gia còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì
người nước ngoài( chủ đầu tư) toàn quyền quản lí doanh nghiệp
2.3 Lợi nhuận của chủ đầu tư
Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả sản xuất
kinh doanh . Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được
phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế
cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có.
2.4 Hình thức đầu tư
FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp
mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc
mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau.
2.5 Hoạt động chuyển giao công nghệ
FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao
công nghệ ,chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị
trường mới cho cả phia đầu tư và phía nhận đầu tư. Nhà đầu tư cùng với
việc đưa vốn còn đưa cả công nghệ bí quyết công nghệ kỹ năng tiếp thị
quản lý đào tạo nhân công và các năng lực trong sản xuất kinh doanh cũng
như trong vấn đề quản lý dianh nghiệp cho nước tiếp nhận vốn .Vốn FDI
không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn
pháp định mà nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai
và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường đi kèm với dự án fdi
là ba yếu tố hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di cư lao
động quốc tế. Di cư lao động quốc tế cũng góp phần vào việc chuyển giao
kỹ năng quản lý của doanh nghiệp FDI
2.6 FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ
FDI do các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp tư nhân thực hiện nên nó ít
chịu sự chi phối của chính phủ dặc biệt nó ít bị phụ thuộc vào mối quan hệ

giữa nước của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư so với các hình thức di
chuyển vốn quốc tế khác
3
Vũ Thị Chung Đề án môn học
2.7 FDI tạo nguồn vốn dài hạn cho nước chủ nhà
FDI thường dài hạn nên không dễ rút đi trong thời gian ngắn. do đó
nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư
trong nước mà không phải lo trả nợ
2.8 Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư
Trong thời gian đầu tư quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền
với chủ đầu tư thành viên hội đồng quản trị và việc điều hành quản lý quá
trình sản xuất kinh doanh được phân chia theo tỉ lệ góp vốn. Quyền lợi của
chủ đầu tư được gắn liền với lợi ích do đầu tư mang lại
2.9 FDI là hình thức kéo dài chu kì tuổi thọ công nghệ
FDI sẽ giúp cho doanh nghiệp chuyển giao công nghệ lạc hậu ở nước
mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và
từ đó kéo dài được chu kì sản xuất “chu kì tuổi thọ kĩ thuật” “nội bộ hóa di
chuyển công nghệ”
2.10 FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau
Một dự án càng có nhiều bên tham gia thì càng bị chi phối bởi nhiều
luật khác nhau, nhưng thông thường là sử dụng luật pháp của nước chủ
nhà. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó sự hoạt động của dự án vẫn bị chịu
ảnh hưởng của luật pháp của nước các bên tham gia đầu tư ,luật quốc tế ,
luật khu vực. Vì vậy trong quá trình hội nhập và phát triển các quốc gia
phải luôn luôn có sự điều chỉnh và sửa đổi luật pháp của mình sao cho
ngày càng gần và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này một mặt sẽ tạo
điều kiện cho sự mở rộng giao lưu kinh tế giữa các quốc gia mặt khác sẽ
tránh được các tranh chấp xung đột không đáng có trong quá trình hoạt
động quản lí các dự án FDI
2.11 FDI và văn hóa giữa các bên

Trong quá trình thực hiện các dự án FDI có sự cọ xát giữa các nền văn
hóa khác nhau sự cọ xát này đòi hỏi cần có sự giao hòa văn hóa giữa các
bên liên quan từ đó có được sự hợp tác tốt đẹp. Điều này lí giải hiện tượng
khi mới đầu tư vào thị trường nào đó các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa
chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh để giảm bớt rủi ro .Nhưng khi đã
tìm hiểu và rõ hơn về thị trường đầu tư thì họ lại có xu hướng đầu tư theo
4
Vũ Thị Chung Đề án môn học
hình thức 100% vốn nước ngoài để có thể toàn quyền quyết định mà không
có sự phụ thuộc hay tranh chấp trong các quyết định đầu tư.
3. Hình thức đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chia theo nhiều tiêu thức khác nhau
Nếu căn cứ vào tính pháp lí của đầu tư trực tiếp nước ngoài thì FDI bao
gồm
Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(BOT), xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO), xây dựng – chuyển
giao (BT)
Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư bao gồm :
• đầu tư tập trung trong khu công nghiệp khu chế xuất và
• đầu tư phân tán
Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất bao gồm:
• đầu tư vào nghiên cứu và triển khai,
• đầu tư vào cung ứng nguyên liệu,
• đầu tư vào sản xuất,
• đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm,….
Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư bao gồm: đầu tư vào công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ,….
Nếu căn cứ vào động cơ đầu tư bao gồm:
• FDI vì động cơ tìm kiếm nguồn lực

• FDI vì động cơ tìm kiếm thị trường
• FDI vì động cơ tìm kiếm hiệu quả
• FDI vì tìm kiếm tài sản chiến lược
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam các hình thức đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam gồm bốn hình thức sau
5
Vũ Thị Chung Đề án môn học
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh
• Doanh nghiệp liên doanh
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
• BOT
4. Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển
4.1 Các tác động cơ bản
4.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của các nước chủ nhà là thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích
cực của các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng. Bổ sung
nguồn vốn trong nước và cải thiện các cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận
chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng
công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất
nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành
công nghiệp
4.1.2 Tạo ra các nguồn thu
FDI mở rộng các nguồn thu thuế ở nước chủ nhà và đóng góp cho
nguồn thu của chính phủ. Thậm chí nếu các nhà đầu tư nước ngoài được
miễn thuế thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư thì chính phủ vẫn có
được nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì fdi tạo ra
việc làm mới ngoài ra nếu fdi định hướng xuất khẩu tạo ra khoản thu ngoại
tệ
4.1.3 Vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế

FDI là một rong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về
vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang
phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn
đó là “ thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả
lại là thu nhập thấp. tình trạng luẩn quẩn này chính là “ điểm nút” khó khăn
nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng
kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng của sự nghèo đói bởi lẽ
không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của
6
Vũ Thị Chung Đề án môn học
vòng luẩn quẩn này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các
nước đang phát triển là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo
ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật tăng năng
suất lao động,.. Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập tăng tích lũy cho sự phát
triển của xã hội. Tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ
vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ tụt hậu trong sự phát triển
chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một cú hích để góp phần
đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để
khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư.
Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: thời hạn trả
nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư
còn thời hạn của fdi thì linh hoạt hơn
Theo mô hình lí thuyết hai lỗ hổng của Cherery và Strout có hai cản trở
chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là (1). Tiết kiệm không đủ
đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là lỗ hổng tiết kiệm (2). Thu nhập
của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động
nhập khẩu được gọi là lỗ hổng thương mại. Hầu hết ở các nước đang phát
triển hai lỗ hổng trên rất lớn vì vậy FDI còn là một nguồn quan trọng
không chỉ để bổ sung nguồn vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ
nói riêng. Bởi vì FDI góp phần nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng

khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư thu một phần lợi nhuận từ các
công ty nước ngoài thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ phục vụ cho FDI
4.1.4 Chuyển giao và phát triển công nghệ
FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ
của nước chủ nhà.Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là
chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng
công nghệ của các cơ sở nghiên cứu ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là
những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư
nước ngoài
Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu
bởi các TNCs dưới các hình thức: chuyển giao trong nội bộ giữa các chi
nhánh của một TNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs.
Những năm gần đây các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc
điểm rất đa dạng
7
Vũ Thị Chung Đề án môn học
Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs
sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh
nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nước ngoài dưới các hạng mục chủ yếu
như những tiến bộ công nghệ sản phẩm công nghệ ,công nghệ thiết kế và
xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng công nghệ quản lí, công nghệ
marketing
Nhìn chung các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có
tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ bị lộ bí
mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước cải biến hoặc nhái
lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặt khác do nước chủ nhà
còn chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs
Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có thông qua FDI các TNCs còn
góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển
công nghệ của nước chủ nhà. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động

R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù
hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vậy các hoạt động cải tiến
công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên
kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng công
nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công
nghệ của địa phương. Mặt khác trong quá trình sử dụng công nghệ nước
ngoài các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách
thiết kế chế tạo….công nghệ nguồn sau đó cải biến cho phù hợp với điều
kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình.
Nhờ có những tác động tích cực trên khả năng công nghệ của nước chủ nhà
được tăng cường vì thế nâng cao năng suất các thành tố nhờ đó thúc đẩy
được tăng trưởng
4.1.5 Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất các
vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng
cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực sức khỏe dinh dưỡng, giáo
dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lí sẽ tăng hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác
nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng
8
Vũ Thị Chung Đề án môn học
Ngoài ra tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà
còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. đây là các yếu tố có
ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng
FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công ăn việc làm thông qua
việc cung cấp việc làm trong các hang có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn
tạo ra những cơ hội việc làm trong các tổ chức khác khi các nhà đầu tư
nước ngoài mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước hoặc thuê
họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho
thấy fdi đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng

nhiều lao động như ngành may mặc điện tử chế biến
Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề
FDI còn góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà
trong các lĩnh vực gióa dục đại cương dạy nghề nâng cao năng lực quản lí.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ
thông cung cấp một số thiết bị giảng dạy cho các cơ sở giáo của nước chủ
nhà tổ chức các chương trình phổ cập kiến thức cơ bản cho người lao động
bản địa làm việc trong dự án
FDI nâng cao năng lực quản lí của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như
các khóa học hính quy không chính quy và học thông qua làm
4.1.6 Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới
Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế. Mối
quan hệ này được thể hiện ở cac khia cạnh: xuất nhập khẩu cho phép khai
thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn
hóa sản xuất , nhập khẩu bổ sung các hàng hóa dịch vụ khan hiếm cho sản
xuất và tiêu dung .Xuất khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc
đẩy trao đổi thông tin dịch vụ tăng cường kiến thức marketing cho các
doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu .Tất
cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
Thông qua FDI các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường
thế giới bởi vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc
gia tực hiện mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách
hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của
họ vè chất lượng kiể dáng sản phẩm và giao hàng đúng hạn…
9
Vũ Thị Chung Đề án môn học
4.1.7 Liên kết các ngành công nghiệp
Liên kết các ngành công nghiệp được biểu hiện chủ yếu qua tỷ trọng
giá trị hàng hóa( tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào) dịch vụ trao đổi
trực tiếp từ các công ty nội địa trong tổng gia trị trao đổi của các công ty

nước ngoài ở nước chủ nhà. Việc hình thành các kiên kết này là cơ sở quan
trong để chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy
xuất nhập khẩu của nước chủ nhà
Cụ thể qua hoạt động cung ứng nguyên vật liệu dich vụ cho các công ty
nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu các doanh nghiệp nội địa phát triển
năng lực sản xuất của mình ( mở rộng sản xuất, bắt chước quy trình sản
xuất và mẫu mã hàng hóa…). Sau một thời gian nhất định các doanh
nghiệp trong nước có thể tự xuất nhập khẩu được
4.1.8 Tác động hai mặt đến đàu tư trong nước
Các dòng FDI dẫn đến gia tăng dòng đầu tư trong nước theo các lĩnh
vực : trở thành kênh phân phối cho các TNC nhà cung cấp cho các TNC
hoặc thích ứng cạnh tranh với TNC. Bên cạnh tác động tích cực FDI có thể
hạn chế đầu tư trong nước do bị cạnh tranh nguông lực thị trường
4.1.9 Các tác động quan trọng khác
Ngoài những tác động kể trên FDI còn tác động đáng kể dến các yếu
tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như : chất lượng môi trường, cạnh
trạnh và độc quyền, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, hội nhập khu vực và
quốc tế
Mặc dù chất thải của các công ty nước ngoài nhất là trong các ngành
khai thác và chế tạo là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên
tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở các nước đang phát triển tuy
nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy các TNCs rất chú trọng và tích cực bảo
vệ môi trường hơn các công ty nội địa. Bởi vì quy trình sản xuất của họ
thường được tiêu chuẩn hóa cao nên dễ dàng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo
vệ môi trường của nước chủ nhà. Hơn nữa các TNCs thường có tiềm lực
tài chính lớn do đó có điều kiện thuận lợi trong xử lý các chất thải và tham
gia góp quỹ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường
FDI tác động mạnh đến cạnh trạnh và độc quyền thông qua việc thêm
vào các đối thủ cạnh trạnh hoặc sử dụng sức mạnh của mình để khống chế
10

Vũ Thị Chung Đề án môn học
thị phần của nước chủ nhà . Từ thú đẩy cạnh trạnh FDI góp phần làm cho
nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn, nhờ đó đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế. FDI cải thiện các cân thanh tính cạnh tranh quốc tế của các
công ty trong nước. cơ hội tiêu thụ sản phẩm đầu vào hoặc các công ty có
vốn đầu tư nước ngoài khuyến khích các công ty trong nước nâng cao chất
lượng sản phẩm
Nhờ có FDI cơ cấu nền kinh tế của nước chủ nhà chuyển dịch nhanh chóng
theo chiều hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành nông nghiệp khai thác
trong GDP
FDI là một trong những hình thức quan trọng của các hoạt động kinh tế đối
ngoại và nó liên quan chặt chẽ đến tất cả các hoạt động kinh tế chính trị
văn hóa – xã hội của các quốc gia do đó sự phát triển của lĩnh vực này
thúc đẩy sự hòa nhập khu vực và quốc tế của nước chu nhà
4.2 Các tác động đặc biệt
4.2.1 Văn hóa – xã hội
Văn hóa – xã hội là lĩnh vực rất nhạy cảm và mang đậm bản sắc của
mỗi quốc gia. Khi tiếp nhận FDI có nghĩa nước chủ nhà đã mở cửa giao
lưu với nền văn hóa các dân tộc trên thế giới. ĐTNN tác động mạnh vào
mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp nhận nền văn hóa bên
ngoài ở các mặt quan trọng như : đổi mới tư duy, thái độ và đạo đức nghề
nghiệp, lối sống tập quán, giao tiếp ứng xử, bình đẳng giới và các vấn đề
xã hội
Chất lượng của tư duy là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. đổi
mới tư duy tức là đổi mới cách nghĩ cách làm. FDI tác động rất tích cực
vào qua trình này thông qua trực tiếp đào tạo các nhà quản lí bản địa có
kiến thức kinh doanh hiện đại những lao động làm việc trong các công ty
nước ngoài tiếp xúc với công nghệ hiện đài và gián tiếp tạo ra trong xã hội
nhất là thế hệ tre một lối ngĩ mới có hiệu quả của nền kinh tế thị trường
Thái độ và đạo đức nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và

chất lượng lao động của mỗi cá nhân. Do hoạt động trong môi trường cạnh
tranh gay gắt, những người làm việc trong các dự án đtnn phải có thái độ
nghiêm túc với công việc và đảm bảo uy tín cao đối với khách hàng. Nhờ
đó góp phần quan trọng trong hình thành nên phong cánh kinh doanh có
văn hóa
11
Vũ Thị Chung Đề án môn học
Đầu tư nước ngoài đã làm thay đổi đáng kể lối sống tập quán của các
tầng lớp dân cư theo kiểu hiện đại tiêu dung công nghiệp. Tác phong công
nghiệp đã buộc người lao động phải tiết kiệm thời gian cho các gia đình và
sinh hoạt cá nhân
Đầu tư nước ngoài tác động tích cực đến văn hóa giao tiếp ứng xử ở
nước chủ nhà. Những người làm việc trong khu vực ĐTNN hoặc có quan
hệ với các công ty nước ngoài thường có phong cách giao tiếp lịch sự và
thái độ ững xử hòa nhã tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng. Phong cách
này dần lan tỏa ra các cá nhân trong toàn xã hội
4.2.2 Chủ quyền và an ninh quốc gia
ĐTNN chủ yếu được thực hiện bởi các TNCs có tiềm lực mạnh về tài
chính khoa học công nghệ và mạng lưới phân bố trên phạm vi toàn cầu. do
đó khi tiếp nhận đtnn các nước đang phát triển rất lo ngại trước sức mạnh
của các công ty này có thể can thiệp vào chủ quyền lãnh thổ đe dọa an ninh
chính trị và làm lũng đoạn nền kinh tế của mình
Về mặt lí thuyết ĐTNN có đe dọa đến an ninh kinh tế của nước chủ
nhà thông qua thao túng mốt số ngành sản xuất quan trọng những hàng hóa
thiết yếu hoặc đẩy mạnh cơ cấu đàu cơ, buôn lậu rút chuyển vốn đi nơi
khác…Vì mục tiêu theo đuổi lợi nhuận cao nên không loại trừ một số
TNCs có thể can thiệp một cách gián tiếp vào các vấn đề chính trị của
nước chủ nhà. Do đó đảm bảo tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là nguyên tắc
hàng đầu trong các chính sách luật pháp thu hút ĐTNN của nước chủ nhà.
Hơn nữa mặc dù có tiềm lực mạnh nhưng các TNCs là những nhà kinh

doanh và taid sản lại bị phân tán ở nhiều quốc gia trong khi đó nước chủ
nhà lại có quân đội và các sức mạnh cần thiết để đảm bảo chủ quyền quốc
gia
II . Phát triển bền vững
1. Lịch sử ra đời
Sau đại chiến thế giới II, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các
quốc gia phương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên
không được tái tạo, nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời
gian ngắn nhất, sự gia tăng dân số, đặc biệt tại các nước thuộc thế giới thứ
III đã tiêu thụ nguồn năng lượng lớn chưa kịp tái tạo. Đây là hai trong số
các sự kiện tạo nên động thái mới trên thế giới đương đại: "Khủng hoảng
12
Vũ Thị Chung Đề án môn học
môi trường tự nhiên, đói nghèo, và gia tăng khác biệt xã hội". Thực tế này
đòi hỏi phải có một sự điều chỉnh hành vi của con người.
Tiền đề lịch sử
Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội
loài người nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này
mới phát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã
hội. Tiên phong cho các trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở
Tây Âu và Bắc Mỹ.
Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm
khuyến khích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi
thế hệ có quyền khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn
vốn này phải được duy trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ
hưởng thụ và sử dụng theo một cách thức tương tự. Trong báo cáo với
nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị Paris
(Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã đề cập
đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên.
Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế
giới II (UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối
hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa
ra chương trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền
vững. Năm 1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề
"Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm
50". Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số
những tài liệu quan trọng của "Hội nghị về môi trường con người" (1972)
do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem
như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland.
Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công
trình nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry
Cômmner "Vòng tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà
nước mạnh" (1973) và công trình "Những con đường sử dụng năng lượng
mềm: về một nền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977). Khái niệm
phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp
quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và
Ignacy Sachs (1975). Đặc biệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất
trong công trình của Laster Brown "Xây dựng một xã hội bền vững"
(1981).
13
Vũ Thị Chung Đề án môn học
Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử
dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và
tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương
trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của
UNESCO và FAO. Tuy nhiên. khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi
trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987). Kể từ sau báo cáo
Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các
quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắc trong

các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường
cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn
toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng
đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002).
Phát triển bền vững theo Brundtland
Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những
nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn
tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa
dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của
con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái
niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở
nhân tố sình thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm
chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ.
Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện
tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm
phát triển bền vững ..
Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững" được. Đề cập trong báo cáo
Brundtlanđ với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải
kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường. Nội dung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã
hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng
chuông" hay nói cách khác là "tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài
người trong thế giới đương đại.
Kể từ khi khái niệm này xuất hiện, nó đã gây được sự chú ý và thu hút
sự quan tâm của toàn nhân ]oại (các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính
phủ, đảng phái chính trị, các nhà tư tưởng, các phong trào xã hội, và đặc
biệt là giới khoa học với việc làm dấy lên các tranh luận về khái niệm này
mà đến nay vẫn chưa ngã ngũ).
14

Vũ Thị Chung Đề án môn học
2. Qúa trình hoàn thiện quan niệm
Tháng 4 năm 1968: Tổ chức The Club of Rome được sáng lập, đây là một
tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho việc nghiên cứu "Những vấn đề của thế
giới" - một cụm từ được đặt ra nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn
hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn lâu dài.
Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa học, nhà nhiên cứu, nhà kinh
doanh cũng như các nhà lãnh đão của các quốc gia trên thế giới (bao gồm
cả Tổng thống Liên xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta
Menchú Tum). Trong nhiều năm, The Club of Rome đã công bố một số
lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo The Limits to Growth (Giới
hạn của sự tăng trưởng) - được xuất bản năm 1972 đề cập tới hậu quả của
việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên...
Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi
trường được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là là hành
động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải
quyết các vấn đề về môi trường. Một trong những kết quả của hội nghị lịch
sử này là sự thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động
chống ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Chương trình Môi trường của Liên
Hợp Quốc cũng được thành lập.
Năm 1984: Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã ủy nhiệm cho bà Gro Harlem
Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy, quyền thành lập và làm chủ tịch
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on
Environment and Development - WCED), nay còn được biết đến với tên Ủy
ban Brundtland. Tới nay, ủy ban này đã được ghi nhận có những công hiến
rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững.
Năm 1987: Hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở
nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề "Tương lai của chúng ta"
(tựa tiếng Anh: Our Common Futur và tiếng Pháp là Notre avenir à tous,
ngoài ra còn thường được gọi là Báo cáo Brundtland). Bản báo cáo này lần

đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ "phát triển bền vững", sự định nghĩa
cũng như một cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển
lâu dài.
Năm 1989: Sự phát hành và tầm quan trọng của Our Common Futur đã
được đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc và đã dẫn đến sự ra
đời của Nghị quyết 44/228 - tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi
trường và Phát triển của Liên hiệp quốc.
Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng
đỉnh về Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển
15
Vũ Thị Chung Đề án môn học
của Liên hiệp quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống
nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì
sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với
sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn
các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã đưa ra bản Tuyên ngôn Rio về môi
trường và phát triển cũng như thông qua một số văn kiện như hiệp định về
sự đa dạng sinh học, bộ khung của hiệp định về sự biến đổi khí hậu, tuyên
bố về nguyên tắc quản lý, bảo tồn rừng...
Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững nhóm
họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những
việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và
Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu
được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển
những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường nhằm thay thế các
sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề
liên quan tới sức khỏe và phát triển.tại hội nghị này khái niệm về phát triển
bền vững cũng được hoàn thiện
“Phát triển bền vững là bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong

mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp
lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường sống.”
3. Nội dung phát triển bền vững
Môi Trường Bền Vững : Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững
đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với
sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm
mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn
nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con
người và các sinh vật sống trên trái đất
Xã Hội Bền Vững : Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú
trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận
lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ
hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Kinh tế Bền Vững : Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong
phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó
cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi
và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động
kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như
16
Vũ Thị Chung Đề án môn học
phát triển của bất cứ ngành kinh doanh , sản xuất nào cũng được dựa trên
những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự
thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi
nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như
không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
4. Việt Nam với vấn đề phát triển bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biến đến ở Việt Nam vào những
khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam
khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ.

Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu
nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải
kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới
môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường,
Đại học Tổng hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái
niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi
hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt
nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên
cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai
đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp
các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ
tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước:
Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển
bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền
vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ
tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam. "Quản lý môi trường cho sự
phát triển bền vững (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình
bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho
phát triển bền vững. Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua
các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã
tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững như mô hình 3 vòng tròn
kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô
hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc
tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã
hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội,
môi trường của Worl Bank.
Chủ đề này cũng được bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với
các công trình như "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp"
(1997) của Phạm Xuân Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ
báo thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển

17
Vũ Thị Chung Đề án môn học
kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối
cùng là chỉ báo quốc tế về phát triển. Trong một bài viết gần đây đăng trên
Tạp chí Xã hội học (2003) của tác giả Bùi Đình Thanh với tiêu đề "Xã hội
học Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI" tác giả cũng chỉ ra 7 hệ chỉ
báo cơ bản về phát triển bền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường,
chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế. Nhìn
chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hoá
khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, tuy nhiên cần nói thêm
rằng những thao tác này còn mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ
báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay
các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rõ.
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm đẩy mạnh và
hướng dẫn thực hiện phát triển bền vững. Năm 1991, Việt Nam là một
trong những quốc gia đầu tiên ban hành "Kế hoạch quốc gia về Môi trường
và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000. Ở cấp quốc gia, văn bản có ý
nghĩa quan trọng nhất là Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng
12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo
vệ Môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghị
quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ Môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá; Luật bảo vệ Môi
trường sửa đổi năm 2005 và Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học đang
trình Chính phủ.
Chiến lược PT KT – XH 2001 – 2010 xác định quan điểm số 1: “Phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển bền vững
ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Chiến lược nêu lên

những thách thức mà Việt Nam đang phi đối mặt, đề ra những hướng dẫn,
chính sách và các ưu tiên nhằm đạt được phát triển bền vững. Chiến lược
có 19 lĩnh vực ưu tiên, trong đó 5 lĩnh vực liên quan đến các vấn đề kinh
tế, 5 lĩnh vực liên quan đến các vấn đề xã hội và 9 lĩnh vực còn lại liên
quan đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Một dự án đặc biệt đang được thực hiện nhằm hỗ trợ việc xây dựng
và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam (VIE/01/021). Dự án
này do UNDP, DANIDA và SIDA tài trợ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ
quan chủ trì thực hiện. Dự án có 4 hợp phần: (1) hỗ trợ về thể chế và chính
sách thực hiện Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam, (2) xây dựng và
thực hiện Chương trình Nghị sự 21 ngành và địa phương, (3) tăng cường
18
Vũ Thị Chung Đề án môn học
năng lực và nâng cao nhận thức về phát triển bền vững, (4) nghiên cứu
chính sách và hình thành cơ sở dữ liệu về phát triển bền vững ở Việt Nam.
Trong kế hoạch thực hiện dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất
17 Chương trình nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực: (i) phân tích mối
liên kết giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong các chính sách
hiện hành, (ii) nghiên cứu và áp dụng các công cụ phân tích chi phí-lợi ích
và kinh tế trong việc đm bảo phát triển bền vững, (iii) giám sát và báo cáo
tình hình phát triển bền vững và (iv) xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển
bền vững.
III. Quan điểm FDI hướng đến phát triển bền vững
1.Yêu cầu đặt ra
1.1 Đảm bảo lợi ích kinh tế
Nguồn vốn FDI một khi được tiến hành đầu tư thì phải đảm bảo lợi ích
cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đối với nước đầu tư khi tiến
hành đầu tư phải nhận được các lợi ích kinh tế như nguồn lao động và nguyên
vật liệu rẻ hơn, tạo ra được lợi nhuận trong quá trình đầu tư. Đối với nước
tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững;

phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, công nghiệp hóa, phát
triển nông nghiệp - nông thôn bền vững, phát triển công nghiệp sạch. Nguồn
vốn đầu tư phải là đầu tư kinh doanh và không nhằm mục đích trục lợi nào
khác. Một số tổ chức lợi dụng danh nghĩa đầu tư dưới dạng FDI nhưng
thực chất là để rửa tiền, hoặc một số khác có đầu tư kinh doanh nhưng với
mục đích khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.2 Đảm bảo lợi ich xã hội
FDI với các lợi thế của nó như đã được phân tích ở trên là một trong
những lợi thế giúp cho nước tiếp nhận thúc đẩy được sự phát triển bền
vững của đất nước thông qua việc giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách.
Tuy nhiên để làm được điều đó một cách có hiệu quả thì các dự án fdi phải
bao hàm các yếu tố thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm các mục tiêu:
tiến bộ và công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm, tăng
thu nhập; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghề
nghiệp, chăm sóc sức khỏe…
1.3 Đảm bảo môi trường
Có chính sách phát triển lâu dài và thân thiện với môi trường sinh thái.
Vấn đề này là hết sức quan trọng để cấu thành nên một FDI thân thiết với
môi trường. Các dự án FDI không chỉ có phương án đầu tư mà phải kèm
19
Vũ Thị Chung Đề án môn học
theo phương án bảo vệ môi trường , xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và
cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng khai
thác tài nguyên bừa bãi.
2. Nhân tố quyết định ảnh hưởng
2.1 Cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư để thu hút và
giữ chân nhà đầu tư
Chính sách quản lý ngoại tệ của một quốc gia tác động trực tiếp tới tâm
lí của nhà đầu tư nước ngoài ,một quốc gia quản lí ngoại hối theo nguyên
tắc thả nổi theo thị trường sẽ dẫn đến sự thay đổi liên tục của tỷ giá hối

đoái tùy theo nhu cầu thị trường do đó các chủ đầu tư sẽ có tâm lý rụt rè lo
sợ trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại quốc gia đó; một quốc
gia quản lí ngoại hối theo nguyên tắc thả nổi có điều tiết hoặc cố định sẽ
tạo tâm lý yên tâm hơn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính
sách thương mại liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài hạn ngạch xuất nhập khẩu thấp và các rào cản
thương mại khác sẽ gây khó khăn cho các dự án đó bởi vì hầu hết các dự
án fdi đi vào hoạt động đều liên quan đến xuất nhập khẩu: thiết bị máy
móc, nguyên vật liệu , sản phẩm….Bên cạnh đó các chính sách về khuyến
khích và ưu đãi đầu tư chính sách vĩ mô khác ảnh hưởng đến việc thực
hiện đầu tư thuận lợi trên địa bàn của nước tiếp nhận.vì vậy việc đưa ra các
chính sách hợp lí và kết hợp các chính sách hài hòa sẽ tạo điều kiện thuận
lợi thu hút được các dự án đầu tư thực sự có chất lượng cũng như sẽ tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có được lợi nhuận hợp lí để từ đó
có những đóng góp tích cực cho nước chủ nhà trong vấn đề thực hiện mục
tiêu phát triển bền vững
2.2 Có chính sách bảo vệ môi trường sinh thái
Đứng trên góc độ của chủ đầu tư việc đề ra chính sách bảo vệ môi trường là
một trong số các nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của doanh
20
Vũ Thị Chung Đề án môn học
nghiệp theo đúng xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay. Vì yếu tố
môi trường là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu hiện nay có ảnh hưởng sâu
rộng đến nhiều nhân tố trong đó có kinh tế. việc đề ra chính sách bảo vệ môi
trường không chỉ nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng mà
còn là tiền đề cho sự bảo đảm các yếu tố đầu vào khác cho sự hoạt động bình
thường của các doanh nghiệp.
Đứng trên góc độ của các nước tiếp nhận thì việc đề ra các chính sách ,luật pháp,
quy định về môi trường một cách chặt chẽ và có tính hiệu lực cao sẽ là một trong
các nhân tố quan trọng cho các hoạt động của dự án fdi hướng đến yếu tố bền

vững
2.3 Môi trường cạnh tranh , những sức ép từ thị trường thế giới và thị trường
nội địa
Đây là các nhân tố thúc đẩy sự phát triển thông qua việc hoàn thiện gia tăng
năng lực của doanh nghiệp bao gồm : đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực của
đội ngũ lao động, thực hiện chính sách thân thiện môi trường , đáp ứng các tiêu
chuẩn của thị trường,…tất cả các yếu tố này có mối liên hệ trực tiếp tới cac mục
tiêu phát triển bền vững và cho thấy được tính chặt chẽ và hoàn thiện của các dự
án đầu tư nước ngoài điều mà các nước tiếp nhận đều mong muốn.
2.4 Tầm nhìn mang tính dài hạn của nhà đầu tư
Như chúng ta biết mục tiêu của các dự án đầu tư nước ngoài là lợi nhuận và
chính vì theo đuổi mục tiêu này mà các dự án fdi thường chứa đựng nhiều hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của nước chủ nhà. Tuy nhiên nếu như các nhà
đầu tư có chiến lược dài hạn trong việc đảm bảo nguồn lợi ích ổn định và lâu dài
thì khi đó các nhà đầu tư mới lưu tâm đến các nhân tố đảm bảo cho yếu tố dài hạn
đó. Ngược lại một dự án đầu tư nếu chỉ nhằm hướng tới lợi ích trước mắt thì nó sẽ
có tinh đánh đổi mà tổn hại sẽ thuộc về các nước tiếp nhận. vì vậy trong việc thu
21
Vũ Thị Chung Đề án môn học
hút các dự án fdi cần pahir xem xét nghiên cứu kĩ chiến lược phát triển của nó để
có thể thu hút được các dự án thực sự chất lượng
2.5 Những sáng kiến và cam kết hợp tác quốc tế
Trong bối cảnh nền kinh tế mang tính toàn cầu và có sự phân công lao động quốc
tế thì sự hợp tác giữa các quốc gia là không thể thiếu. Xét về khía cạnh đầu tư
nước ngoài thì yếu tố này lại càng đóng vai trò quan trọng hơn nữa. Một dự án
FDI muốn được thực hiện thì cần có sự phê duyệt của cả hai bên .Vì vậy nếu
trong các điều ước và cam kết giữa các quốc gia có đưa vào những quy định về
các tiêu chuẩn cần đạt được các dự án FDI nếu muốn đầu tư thì sẽ buộc các dự án
FDI sẽ phải quan tâm hơn tới các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội.


22
Vũ Thị Chung Đề án môn học
Chương II: Thực trạng về FDI trong mục tiêu
phát triển bền vững của Việt Nam
I. TỔNG QUAN VỀ FDI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của đại hội VI Ban Chấp Hành
Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam 1986 nhiều chính sách kinh tế
được thay đổi trong đó có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào năm 1987 là
một trong những đạo luật khởi đầu cho thời kì đổi mới đã tạo môi
trường pháp lí thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI).. Từ năm
1987 những dự án đầu tư FDI đầu tiên đã vào Việt Nam. Trải qua hơn
20 năm FDI không ngừng biến động qua từng thời kì, đặc biệt là sau
khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO, FDI đã không ngừng
tăng trưởng một cách mạnh mẽ . Sau đây chúng ta cùng điểm qua tình
hình FDI vào Việt Nam trong 20 năm qua.
Tình hình thực hiện FDI giai đoạn 1988-2009
Năm
Số dự án
FDI(dự
án)
Số vốn
đăng kí
(triệu
USD)
Trung
bình
vốn/dự án
(Triệu
USD)

FDI thực
hiện
(Triệu
USD)
Tỷ lệ
thực hiện
(%)
1988-
1990
21
1
1602,2 7,6
1991 152 1291,5 8,49 328,8 25,46
1992 196 2208,5 11,27 574,9 26,03
1993 274 3037,4 11,08 1.017,5 33,5
1994 372 4188,4 11,26 2.040,6 48,72
1995 415 6937,2 16,72 2556 36,84
1996 372 10164,1 27,32 2714 26,7
1997 349 5590,7 16,02 3115 55,72
1998 285 5099,9 17,9 2.367,4 46,42
1999 327 2565,4 7,85 2.334,9 91
2000 391 2838,9 7,26 2.413,5
85,01
2001 555 3142,8 5,66 2.450,5
77,97
23
Vũ Thị Chung Đề án môn học
2002 808 2998,8 3,71 2.591
86,40
2003 791 3191,2 4,03 2.650

83,04
2004 811 4547,6 5,6 2.852
62,71
2005 970 6839,8 7,05 3.308,8
48,38
2006 987 12004 121,58 4.100,1
34,16
2007 1544 21.347,8 13,83 8.030
37,61
2008 1557 71.726 46,07 11.500
16,13
2009 1208 23.107 19,13 10.000 43,27
Tổng số 12575 189.329 66.944,3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 1988-2009
Tính đến hết năm 2009 cả nước đã cấp phép cho 12.575 dự án ĐTNN
với tổng số vốn đăng kí 189.329 triệu USD bao gồm cả số vốn đăng kí
thêm
Giai đoạn từ (1988- 1990): Đây là giai đoạn đầu tiên nên FDI vào Việt
Nam rất khiêm tốn, tổng 3 năm số vốn đăng kí chỉ đạt 1602,2 triệu USD và
chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế- xã hội Việt Nam.
Giai đoạn (1991- 1996): Đây là giai đoạn FDI tăng trưởng nhanh và góp
phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Giai đoạn này đã
thu hút 22.827,1 triệu USD vốn đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao.
Vốn đăng ký năm 1991 là 1291,5 triệu USD thì năm 1996 là 10.164,1 triệu
USD, bằng 7,87 lần.
Giai đoạn (1997- 2003): Đây là thời kỳ suy thoái của FDI. Do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Vốn đăng ký bắt đầu
giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Năm 1996 vốn
đăng ký là 10.164,1 triệu USD, thì năm 1997 chỉ bằng 55%, còn 5.590,7

triệu USD. Đặc biệt giảm mạnh vào năm 1999 chỉ còn 2.565,4 triệu USD
và tiếp tục ngưng trệ cho đến năm 2003.
24
Vũ Thị Chung Đề án môn học
Giai đoạn (2004- 2006): Đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm
sau tăng gấp đôi so với năm trước. Năm 2004 chỉ mới đạt 4.547,6 triệu
USD thì năm 2006 lên tới 12.004 triệu USD tăng 264% so với 2004.
Giai đoạn (2007-2009): Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
WTO các chính sách ngoại thương cởi mở hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư, nhờ đó đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt trong việc thu hút
FDI, nó được phản ánh qua năm 2007, 2008. Năm 2007 Việt Nam đã thu
hút 1544 dự án và 21.347,8 triệu USD, tăng gần 2 lần năm 2006, đó mới
chỉ là kết quả của 1 năm gia nhập WTO. Chưa dừng lại ở đó qua năm 2008
Việt Nam đã thu hút một con số cực kỳ ấn tượng với 71.726 triệu USD gấp
hơn 3 lần so với năm 2007 bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu và nền
kinh tế việt nam đã trải qua những biến cố đầy khó khăn. Qua đó lọt vào
top 10 nền kinh tế hấp dẩn vốn đầu tư FDI nhất.
Theo số liệu thống kê trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720 dự án
mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 11.400 triệu USD, tăng
37,3% so với cùng kỳ 2009. Trong 9 tháng đầu năm 2010, có 153 dự án
đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 783 triệu USD,
giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2009.
Tình hình tăng, giảm vốn đầu tư giai đoạn 1988-2009
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt
động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn
đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây.
Tình hình tăng vốn đầu tư giai đoạn 1991-2009
Đơn vị tính:tỷ USD
Năm Số vốn tăng thêm
1991-1995 2,13

1996-2000 4,17
2001-2003 3,08
2004-2007 8
2008 3,74
2009 5,13
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài-Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Tính đến hết năm 2009 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với
tổng vốn tăng thêm hơn 26,25 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng
ký cấp mới. Theo bảng số liệu trên từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ
USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp
25

×