Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu về kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần cơ khí 19 tháng 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.58 KB, 73 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 19/08
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần cơ khí 19/08 diễn ra trên các lĩnh
vực sản xuất, thương mại là với mục đích sản xuất ra sản phẩm, phục vụ cho người tiêu
dùng, nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu đó, công ty phải không ngừng
quan tâm đến hạch toán doanh thu, chi phí, từ đó xác định được kết quả kinh doanh của đơn
vị mình. Nhận thức được tầm quan trọng trên, chúng em đã lựa chọn đề tài “Kế toán doanh
thu, chi phí và xác định kết quả bán hàng tại Công ty CP cơ phí 19/08” để nghiên cứu nhằm
tìm hiểu tổ chức công tác kế toán tại công ty, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện
công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả bán hàng.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả bán hàng đã được
rất nhiều tác giả đề cập. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tổng hợp thành một đề tài lớn dành riêng
cho Công ty CP cơ khí 19/08 thì đến nay chưa được thực hiện.
1.3 Nhận dạng và xác lập vấn đề nghiên cứu khác biệt trong đề tài
Từ việc nghiên cứu những kiến thức cơ sở về kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả bán hàng cùng thực trạng kế toán tại công ty mà đưa ra những ưu, nhược điểm của tổ
chức công tác kế toán. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tại Công ty CP cơ khí 19/08.
1.4 Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: tình hình kế toán doanh thu, chi phí, hoạt động bán hàng và

xác định kết quả bán hàng trong tháng 6/2011 tại Công ty CP Cơ khí 19/08 thuộc xã
Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Mục tiêu nghiên cứu: xuất phát từ những lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả bán hàng, hướng tới nghiên cứu những bất cập trong công tác kế toán mà công
ty đang áp dụng và đưa ra cách khắc phục trong công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ phân tích cách hạch toán kế toán và công tác kế


toán nói chung, phân tích chế độ kế toán hiện hành, đánh giá thực trạng và triển vọng của
doanh nghiệp, vạch ra những mặt tích cực và tồn tại của kế toán doanh thu, chi phí và xác
định kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao công tác kế toán
doanh thu, chi phí và xác định kinh doanh của công ty.


1.5 Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
- Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả bán hàng của công ty đã tuân theo đúng chế độ
kế toán hiện nay chưa?
- Với cách hạch toán mà công ty đang áp dụng nó có những ưu điểm và hạn chế gì?
- Những bất cập trong kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả tại công ty cần
được hoàn thiện như thế nào đề đảm bảo tuân thủ quy định, chế độ và phù hợp với hoạt động
kinh doanh của Công ty.
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty Cổ phần Cơ khí 19/08, xã
Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Đề tài lấy số liệu nghiên cứu trong 2 năm 2010 và 2011. Thời gian
nghiên cứu tháng 6/2011.
1.7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, đề tài gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
bán hàng tại Công ty Cổ phần cơ khí 19/08
Chương 2. Một số vấn đề lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả bán hàng trong doanh nghiệp
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực trạng Kế toán doanh thu, chi
phí và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Cơ khí 19/08
Chương 4. Một số đề xuất hoàn thiện Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
bán hàng tại Công ty Cổ phần Cơ khí 19/08



CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm, phân loại doanh thu, chi phí và kết quả bán hàng.
2.1.1 Khái niệm, phân loại doanh thu
2.1.1.1 Khái niệm doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14:“ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
2.1.1.2 Phân loại doanh thu
Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
+ Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp:
Doanh thu bán hàng hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Thuộc loại này gồm có: Toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và
nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán hàng, cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng;
Các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (Nếu có).
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính: Bao gồm, những khoản thu do hoạt động đầu tư
tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại như: khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi
do bán ngoại tệ, lại được chia từ việc đầu tư vốn ra ngoài công ty, …
+ Thu nhập khác của doanh nghiệp: Là các khoản thu được trong kỳ do các hoạt động
không thường xuyên như: Tiền thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu từ tiền bảo
hiểm được các tổ chức bồi thường, thu về tiền phạt từ khách hàng do khách hàng vi phạm
hợp đồng,…
2.1.2 Khái niệm, phân loại chi phí
2.1.2.1 Khái niệm chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động
kinh doanh thường xuyên của DN trong một thời kỳ nhất định, chi phí kinh doanh của DN
bao gồm 2 bộ phận là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tư đã tiêu hao,
chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương hay tiền công và các khoản chi phí khác phát
sinh trong quá trình sản xuất bán hàng của DN trong một thời kỳ nhất định. Gồm: Chi phí

cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý DN.
- Chi phí hoạt động tài chính: là chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư vốn, huy động
vốn và hoạt động tài chính khác của DN trong một thời kỳ nhất định, chi phí tài chính của
DN bao gồm các khoản chi phí chủ yếu sau:


Chi phí trả lãi tiền vay vốn kinh doanh trong kỳ.
Chi phí liên quan đến việc DN tiến hành vay vốn,…
- Ngoài các khoản chi phí trên, còn có các khoản chi mang tính bất thường khác như:
chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,….
2.1.2.2 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh của DN được phân loại theo những tiêu thức nhất định
nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hạch toán,
kiểm tra…..
+ Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
Căn cứ vào đặc điểm giống nhau của chi phí để xếp chúng vào từng loại, mỗi loại là
một yếu tố chi phí có cùng nội dung kinh tế. Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau:
Chi phí vật tư: Là toàn bộ giá trị các loại vật tư mà doanh nghiệp mua từ bên ngoài
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí nguyên vật liệu,
nhiên liệu, chi phí phân bổ công cụ, phụ tùng thay thế, dụng cụ lao động,...
Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ mà DN trích trong kỳ.
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Là toàn bộ các khoản tiền lương,
tiền công mà DN phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh,
các khoản trích nộp theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ mà DN phải nộp trong kỳ.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà DN phải trả cho các dịch vụ đã sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong do các đơn vị khác ở bên ngoài cung cấp như:
Các khoản chi về điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, tiền thuê kiểm toán, tiền thuê dịch
vụ pháp lý, tiền mua bảo hiểm TS, .......
Chi phi bằng tiền khác là các khoản chi phí ngoài, các khoản đã nêu trên như các

khoản nộp về thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài, trợ cấp thôi việc, .....
+ Phân theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh:
Những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh sẽ được xếp vào cùng
một loại, gọi là các khoản mục chi phí. Cách phân loại chi phí này giúp DN có thể tập hợp
chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm; có thể quản lý tốt các chi phí, khai thác các
khả năng nhằm hạ giá thành sản phẩm của DN. Bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu,
động lực dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và dịch vụ của DN.
Chi phí nhân công trực tiếp: lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, chi
ăn ca, chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của DN.


Chi sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ
phận kinh doanh của DN như: Tiền lương, phụ cấp ăn ca cho nhân viên phân xưởng, chi phí
vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao TSCĐ,...
Chi phí bán hàng: lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, chi
hoa hồng, đại lý, vận chuyển, bảo quản,....
Chi phí quản lý DN: Gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính
và các chi phí chung khác có liên quan,..
+ Theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sx kinh doanh:
Cách phân loại này giúp DN thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo
quy mô kinh doanh, từ đó có thể xác định được sản lượng hòa vốn cũng như quy mô kinh
doanh hợp lý để đạt hiểu quả tối ưu. Chi phí sxkd được chia làm 2 loại:
Chi phí cố định: là chi phí không thay đổi (hoặc thay đổi không đáng kể) theo sự thay
đổi của sản lượng sx, hay quy mô kinh doanh của DN, gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ, lương
trả cho người quản lý, các phí về thuê TS, thuê văn phòng,...
Chi phí biến đổi là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của sản lượng sản xuất hay
quy mô sản xuất, như: chi phí tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, chi phí dịch vụ,...
2.1.3 Khái niệm, phương pháp xác định kết quả bán hàng
2.1.3.1 Khái niệm kết quả bán hàng

Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng với trị giá vốn
hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghệp.
2.1.2 .2 Phương pháp xác định kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – chi phí –
Về bán hàng

bán hàng

chi phí
QLDN

2.2 Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp theo
qui định của một số chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.
2.2.1 Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp theo qui định
của chế độ kế toán Việt Nam
2.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
a) Nội dung doanh thu bán hàng
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không
làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nên không được coi là doanh thu( ví dụ: Khi
người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận


đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Các khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu
làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không làm tăng doanh thu.
b) Xác định doanh thu
- Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với
bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu
được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh

toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
- Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu
được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương
lai về giá trị trực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực
tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương
lai.
- Trong trường hợp hàng hóa trao đổi lấy hàng hóa tương tự về bản chất và giá trị thì việc
trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo doanh thu. Khi hàng hóa được trao đổi lấy
hàng hóa khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo doanh thu.
Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý hàng hóa nhận về sau khi điều
chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. khi không xác định
được giá trị hợp lý của hàng hóa nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của
hàng hóa đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm
hoặc thu thêm.
Về Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng
hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền
với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể. Trong hầu hết các
trường hợp, thời điểm chuyển giao phẩn lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích
gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hóa cho người mua.


Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro gắn liền với quyền sở hữu

hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán hàng và doanh thu không được ghi
nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình
thức khác nhau, như:
- Doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm để đảm bảo cho tài sản được hoạt động bình
thường mà việc này không nằm trong các điều khoản bảo hành thông thường;
- Khi việc thanh toán tiền bán hàng còn chưa chắc chắn vì phụ thuộc vào người mua
hàng hóa đó;
- Khi hàng hóa được giao còn chờ lắp đặt và việc lắp đặt đó là một phần quan trọng của
hợp đồng mà doanh nghiệp chưa hoàn thành;
- Khi người mua có quyền hủy bỏ việc mua hàng vì một lý do nào đó được nêu trong
hợp đồng mua bán và doanh nghiệp chưa chắc chắn về khả năng hàng bán có bị trả lại hay
không.
Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng
hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ doanh nghiệp còn
nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận được đủ các khoản thanh
toán.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích
kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố
không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không chắc chắn này đã xử lý
xong( ví dụ: khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ nước sở tại có chấp nhận
chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không). Nếu doanh thu đã được ghi nhận trong
trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định khoản tiền nợ phải thu này là không thu được
thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh
thu. Khi xác định khoản phải thu là không chắc chắn thu được( Nợ phải thu khó đòi) thì phải
lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó
đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu
khó đòi.
Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời
theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau ngày giao hàng( như
chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc chắn khi các điều kiện ghi

nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiền nhận trước của khách hàng không được ghi
nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước


của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số tiền nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận
là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện ghi nhận doanh thu đã nêu ở trên.
c) Quy định về phương pháp xác định doanh thu tiêu thụ hàng hóa
Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền,
hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng bao gồm cả các
khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có)
Doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn
doanh thu bán hàng ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại, và doanh nghiệp phải
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được
tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong
một kỳ kế toán.
TK 511 chỉ phản ánh doanh thu của hàng hóa được xác định là đã bán trong kỳ không
phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ,
doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT
Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh thu bán hàng là
tổng giá thanh toán.
Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì
doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán( bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất
khẩu)
Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa
hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà
doanh nghiệp được hưởng.
Trường hợp bán theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh
thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay và ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện phần lãi

tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác
định.
Những sản phẩm, hàng hóa được xác định là đã bán nhưng vì lý do về chất lượng, về
quy cách kỹ thuật,… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm
giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được
chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng
trên các Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu, cuối kỳ kết chuyển vào TK 511 để
tính doanh thu thuần.


Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng
nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không
được coi là đã bán trong kỳ và không được ghi vào TK 511 mà chỉ hạch toán vào bên Có TK
131 – Phải thu của khách hàng về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho
người mua sẽ hạch toán vào TK 511 về giá trị hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù
hợp với điều kiện ghi nhận doanh thu.
Không hạch toán vào tài khoản 511 các trường hợp sau:
 Trị giá hàng hóa xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến.
 Trị giá hàng hóa đang gửi bán.
 Trị giá hàng gọi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi ( chưa được xác định
là đã bán).
 Doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác không được coi là
doanh thu bán hàng.
d) Quy định về các khoản giảm trừ doanh thu trong quá trình tiêu thụ
Tài khoản 521 chỉ phản ánh khoản chiết khấu thương mại khi bán hàng được ghi trên
hóa đơn hoặc các chứng từ khác liên quan đến bán hàng.
Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị của số hàng bán bị trả lại( tính theo đúng đơn giá ghi
trên hóa đơn). Trường hợp bị trả lại một phần số hàng đã bán thì chỉ phản ánh vào tài khoản
này trị giá của số hàng bán bị trả lại đúng bằng số lượng hàng bị trả lại nhân( x) đơn giá bán
ghi trên hóa đơn.

Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài
hóa đơn, tức là giảm giá sau khi đã phát hành hóa đơn không hạch toán vào tài khoản này số
giảm giá( cho phép giảm giá) đã được ghi trên hóa đơn và đã trừ vào tổng giá trị hàng bán
ghi trên hóa đơn.
Trong kỳ hạch toán, các khoản giảm trừ doanh thu thực tế phát sinh được phản ánh vào
bên Nợ TK 521. Cuối kỳ, kết chuyển tổng số tiền giảm trừ doanh thu vào tài khoản 511 để
xác định doanh thu thuần thực tế thực hiện trong kỳ
e) Các phương thức tiêu thụ :
Bán hàng trong các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là bán những sản phẩm do doanh
nghiệp sản xuất ra, quá trình này gồm hai mặt :
Doanh nghiệp cung cấp hàng cho khách hàng còn khách hàng thanh toán tiền hàng theo
giá đã thoả thuận trước . Tuy nhiên việc thanh toán tiền hàng có thể diễn ra đông thời ( thu
tiền trực tiếp ) hoặc không đồng thời ( thu sau- bán chịu ) . Trong cơ chế thị trường hiện
nay ,việc tiêu thụ sản phẩm thường rất khó khăn bởi vì cùng một loại sản phẩm nhưng có


nhiều hãng sản xuất ra, do đó để chiếm lĩnh được thị trường các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cải tiến mẫu mã ,hình thức sao cho phù hợp với nhu
cầu ,thị hiếu người tiêu dùng và tất nhiên phải đẩy mạnh chiến lược Maketing của mình .Bên
cạnh đó việc lưa chọn và áp dụng các phương thức bán hàng phù hợp góp phần không nhỏ
vào mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp .
Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các phương thức bán hàng sau :
+ Bán hàng thu tiền trực tiếp : Theo phương thức này thì căn cứ vào hợp đồng đã ký kết
bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp .Khi nhận hàng song người nhận
ký vào hoá đơn bán hàng ... khi đó hàng đó mới được doanh nghiệp coi là tiêu thụ và hạch
toán vào doanh thu ngay .
+ Bán chịu ( bán trả chậm ) : Theo phương thức này, khi doanh nghiệp chuyển quyền sở
hữu sản phẩm cho khách hàng ,khách hàng chấp nhận thanh toán ( nhưng chưa thanh
toán ) .khi xuất giao hàng cho khách hàng ,doanh nghiệp cũng xác định là tiêu thụ và tính vào
doanh thu ngay .

+ Bán theo phương thức xuất kho gửi hàng đi bán : Khi xuất kho sản phẩm gửi đi bán
cho khách hàng nhưng số lượng sản phẩm đó vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, nên
chưa xác định là tiêu thụ, do đó chưa được hạch toán vào doanh thu ngay .
+ Bán theo phương thức bán lẻ. Chủ yếu áp dụng với những cửa hàng, quầy hàng bán lẻ
sản phẩm, do đó doanh thu của sản phẩm đó cũng hạch toán vào doanh thu .
e) Kế toán doanh thu bán hàng
• Chứng từ kế toán sử dụng:
Trong quá trình bán hàng, kế toán phải lập và thu thập đầy đủ các chứng từ phù hợp theo
đúng nội dung đã quy định, nhằm để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc ghi sổ kế toán ,đồng
thời đảm bảo cho yêu cầu quản lý kinh tế tài chính ,quản lý bán hàng và để xác định đúng kết
quả bán hàng của doanh nghiệp.
Các chứng từ chủ yếu sử dụng trong kế toán tiêu thụ sản phẩm ( bán hàng ) :
- Hoá đơn bán hàng ( Giá trị gia tăng )

- Phiếu thu tiền mặt

- Giấy báo có của ngân hàng

- Bảng thanh toán hàng gửi đại lý ...

• Tài khoản kế toán sử dụng:
+ TK 511 '' Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ''
Bên nợ :
-

Thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ phải nộp

-

Giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ


-

Trị giá hàng bán bị trả lại


-

Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh.

Bên có :
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 có 5 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 5111 : Doanh thu bán hàng hoá
Tài khoản 5112 : Doanh thu bán sản phẩm
Tài Khoản 5113 : Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5114 : Doanh thu trợ giá trợ cấp
Tài khoản 5118: Doanh thu bất động sản đầu tư
• Trình tự kế toán doanh thu bán hàng
- Trường hợp bán hàng thu tiền ngay ,bán chịu và bán hàng có phát sinh chiết
khấu,hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán :
TK155

TK632
(1)

TK911
(4)

TK511

(5)

TK111,112
(2)

TK 531,532,521
(8)

(11)
TK641,642
TK131
(7)
(3)

(9)

TK333
(6)

(12)
(10)
Giải thích :
1. Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho bán .
2. Doanh thu tiêu thụ trong kỳ - nếu khách hàng thanh toán ngay
3. Doanh thu tiêu thụ trong kỳ - nếu khách hàng chưa thanh toán
4. Kết chuyển giá vốn hàng bán
5. Kết chuyển doanh thu thuần
6,12. Thuế GTGT phải nộp trong kỳ



7. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN cho hàng đã tiêu thụ
8. Số chiết khấu, giảm giá,hàng bán bị trả lại ( Trường hợp thu tiền ngay )
9. Số chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại ( Trường hợp chưa thu tiền )
10. Cuối kỳ hạch toán ,kết chuyển doanh thu chiết khấu ,giảm giá,hàng bán bị trả lại
11. Nhận lại hàng ( nhập kho hàng bị trả lại )
- Trường hợp xuất kho gửi hàng đi bán .
TK155

TK157
(1)

TK632
(4)

TK911

(7)

TK641,642

TK511
(6)

(2)

TK333
(8)

TK111,112


TK131

(5)

(3a)

(3b)

(9)
Giải thích :
1. Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm gửi đi bán
2. Doanh thu tiêu thụ trong kỳ của hàng gửi bán ( T.h thu tiền ngay )
3.a- Doanh thu tiêu thụ trong kỳ của hàng gửi bán ( T.h chưa thu tiền )
3.b- Thu tiền bán hàng
4. Trị giá vốn thực tế của hàng gửi bán
5,9. Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
6. Kết chuyển doanh thu thuần
7. Kết chuyển giá vồn hàng bán
8. Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.1.2 Kế toán chi phí
- Nội dung chi phí
Chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí sản xuất kinh doanh và chi
phí hoạt động tài chính.
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tư đã tiêu hao,
chi phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương hay tiền công và các khoản chi phí khác phát
sinh trong quá trình sản xuất bán hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:
+ Chi phí cho việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
+ Chi phí bán hàng.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp.



Là chi phí có liên quan đến hoạt động đầu tư vốn, huy động vốn và hoạt động tài
chính khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, chi phí tài chính của doanh nghiệp
bao gồm các khoản chi phí chủ yếu sau:
+ Chi phí lãi tiền vay vốn kinh doanh trong kỳ.
+ Chi phí liên quan đến việc doanh nghiệp tiến hành chó các tổ chức hay các doanh
nghiệp khác vay vốn (nếu có)….
Trên đây là nội dung của chi phí kinh doanh. Ngoài chi phí kinh doanh đã nêu trên,
trong hoạt động kinh doanh có thể còn phát sinh những khoản chi phí khác. Đó là những
khoản chi phí có liên quan đến hoạt động có tính chất bất thường, chi phí cho việc thu hồi
các khoản nợ, chi phí thu tiền phạt, các chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng, chi phí
thanh lý, nhượng bán TSCĐ,….
Mỗi ngành nghề kinh tế, do những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng có ảnh hưởng đến
chi phí kinh doanh của doanh nghiệp như ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp, ngành xây
dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ. Cần chú ý đến những đặc điểm riêng của từng ngành để
quản lý tốt chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kế toán chi phí
+ Chứng từ kế toán sử dụng
Các chứng từ có liên quan tới các chi phí phát sinh tại công ty như: hóa đơn GTGT ( Hóa
đơn mua hàng), hóa đơn thanh toán cước vận chuyển.
+ Tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán về chi phí sản xuất kinh doanh liên quan tới hoạt động bán hàng, kế toán
sử dụng các tài khoản chi phí sau:
1. TK 632 “ Giá vốn hàng bán”
2. TK 641 “ Chi phí bán hàng”
3. TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- TK 632

″ Giá vốn hàng bán ″ :


Bên nợ : Giá thực tế thành phẩm, lao vụ đã tiêu thụ theo từng hoá đơn.
Bên có : Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, lao vụ đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác
định kết quả.
TK này không có số dư.
+ Chi phí bán hàng : Là chi phí biểu hiện bằng tiền của lao động vật hoá và lao động sống
trực tiếp trong quá trình tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ.
Chi phí bán hàng thực chất là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm như : Chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, đóng gói, vận chuyển, bảo


hành và giới thiệu sản phẩm... Việc tập hợp và phân bổ CPBH được phản ánh trên tài khoản
641 '' chi phí bán hàng '' tài khoản này mở chi tiết theo từng nội dung chi phí bán hàng.
Kết cấu:TK 641 “ Chi phí bán hàng”
Bên nợ : - Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có : - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
TK này không có số dư.
Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 :
-

Tài khoản 6411 Chi phí nhân viên bán hàng

-

Tài khoản 6412 Chi phí vật liệu bao bì

-

Tài khoản 6413 Chi phí dụng cụ đồ dùng


-

Tài khoản 6414 Chi phí khấu hao TSCĐ

-

Tài khoản 6415 Chi phí bảo hành

-

Tài khoản 6417 Chi phí dịch vụ thuê ngoài

-

Tài khoản 6418 Chi phí khác bằng tiền.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến việc quản lý và phục vụ
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nhất định. Việc tập hợp và
phân bổ CPQLDN được phản ánh trên TK642
Kết cấu TK642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Bên nợ :
- Chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có :
-

Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

-


Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh

TK này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này có 8 tài khoản cấp 2 :
-

Tài khoản 6421 Chi phí nhân viên quản lý

-

Tài khoản 6422 Chi phí vật liệu quản lý

-

Tài khoản 6423 Chi phí đồ dùng văn phòng

-

Tài khoản 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ

-

Tài khoản 6425 Thuế, phí và lệ phí

-

Tài khoản 6426 Chi phí dự phòng

-


Tài khoản 6427 Chi phí dịch vụ thuê ngoài

-

Tài khoản 6428 Chi phí khác bằng tiền.


+ Trình tự kế toán chi phí giá vốn hàng bán
Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên
TK 154

TK 632
Thành phẩm sản xuất xong đem bán không qua kho
TK 155

Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho
do doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê

ngoài gia công chế biến

Giá thành thực tế thành phẩm
xuất kho ,xuất giao bán cho

khách hàng,xuất để trả lương
công nhân viên ,để đổi vật
tư hàng hoá

TK 338(1)
Thành phẩm thừa

chưa rõ nguyên nhân
chờ giải quyết

TK138(1)
Thành phẩm thiếu
chưa rõ nguyên
nhân chờ xử lý

TK157
Giá thành Trị giá vốn của
thực tế xuất thành phẩm
kho thành gửi bán nay
phẩm gửi đi xác định là
bán hoặc xuất
gửi đại lý
ký gửi
Thành phẩm sản xuất xong gửi bán không qua kho

tiêu thụ


-

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ .

TK155

TK 632


K/c trị giá thành phẩm tồn
đầu kỳ vào giá vốn

TK 157
K/c trị giá thành phẩm đã gửi
bán chưa xác định là tiêu thụ

TK 631
ZTTTP hoàn thành nhập kho
hoặc bán không qua kho

TK 155

Cuối kỳ xác định trị giá thành
phẩm tồn kho cuối kỳ

TK 157
Cuối kỳ ,xác định thành phẩm gửi
bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ

TK 911
Kết chuyển giá vốn đã xác định
là tiêu thụ ,xác định KQKD


+ Trình tự kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
TK334,338

TK641,642


Chi phí nhân viên bán hàng, QL

TK111,112

CP bằng tiền của BH,QL

TK152
CP vật liệu bán hàng,quản lý
TK 153
CP công cụ bán hàng, QL

TK911
Cuối kỳ k/c

phân bổ một lần
Tk 142
Phân bổ nhiều lần
TK214
CP khấu hao TSCĐ bán hàng, QL
TK335,142
Dịch vụ mua ngoài
TK 111,112,141,331
Dịch vụ mua ngoài QL
TK133

2.2.1.3 Kế toán kết quả bán hàng
- Nội dung kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng với trị giá vốn
hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghệp.
Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – chi phí –

Về bán hàng

bán hàng

chi phí
QLDN

- Kế toán kết quả bán hàng
+ Chứng từ kế toán sử dụng
Các hóa đơn chứng từ có liên quan tới nghiệp vụ bán hàng và quản lý doanh nghiệp:
hóa đơn GTGT, phiếu chi, giấy báo Nợ ngân hàng, …
+ Tài khoản kế toán sử dụng


Để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng tài khoản 911 ''
Xác định kết quả kinh doanh '' . Tuy nhiên tài khoản này phải hạch toán chi tiết cho từng loại
hoạt động và trong từng loại hoạt động chi tiết theo từng loại sản phẩm lao vụ ...
Kết cấu tài khoản 911
Bên nợ :
-

Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ

-

Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường

-

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ


-

Số lãi trước thuế về hoạt động kinh doanh trong kỳ

Bên có :
-

Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ

-

Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường

-

Trị giá vốn hàng bán bị trả lại

-

Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ

TK này không có số dư.
+ Trình tự kế toán kết quả bán hàng
TK 632

TK911
kết chuyển gía vốn hàng bán

TK641,642

Kết chuyển chi phí bán hàng
chi phí quản lý DN

TK421
Kết chuyển lãi

Kết chuyển lỗ

TK511
kết chuyển doanh thu thuần


Sổ kế toán dùng trong kế toán tiêu thụ hàng hóa
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã
phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Trong chế độ kế toán Việt Nam có 5 hình thức ghi sổ như
sau:
Hình thức nhật ký sổ cái
Hình thức nhật ký chung
Hình thức chứng từ ghi sổ
Hình thức nhật ký chứng từ
Hình thức kế toán máy
Tương ứng với các hình thức ghi sổ kế toán nói chung, kế toán tiêu thụ hàng hóa cũng sử dụng
tất cả các hình thức ghi sổ đó. Song việc lựa chọn hình thức ghi sổ nào lại phụ thuộc vào quy mô,
tính chất, trình độ và đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp. Với mỗi hình thức sổ kế toán khác
nhau thì việc ghi chép các nghiệp vụ tiêu thụ cũng khác nhau.
Với hình thức Nhật ký sổ cái gồm có: Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp. Sổ Nhật ký sổ cái.
Hình thức Nhật ký chung: Sổ cái TK 511, TK 641, TK 642. Sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết
chi phí sản xuất kinh doanh.
Hình thức chứng từ ghi sổ: Sổ cái TK 511, TK 641, TK 642. sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết chi phí

bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ…
Hình thức nhật ký chứng từ: Sổ cái TK 511, TK641, TK642, sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.


CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 19/08
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Trong quá trình tìm hiểu đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả bán
hàng tại Công ty CP Cơ khí 19/08 ” để đảm bảo thông tin thu thập nhanh chóng, chính xác,
đáp ứng được nhu cầu phân tích, nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: phương pháp thu thập xử lý thông tin và phương pháp phân tích xử lý số liệu.
Các quy trình tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp và phân tích để đưa ra kết luận đều thông qua
những kết quả cung cấp số liệu từ các báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính và các báo cáo
chính thức khác của công ty.
* Nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu: báo cáo kết quả kinh doanh hàng
tháng, quý, năm của phòng kinh doanh; báo cáo tài chính của Công ty trong 2 năm 2010
-2011…và nghiên cứu các tài liệu liên quan từ bên ngoài như báo cáo kết quả kinh doanh của
các công ty cạnh tranh thuộc Bộ công nghiệp và các luận văn, chuyên đề của các khóa
trước...Qua đây chúng ta có được những thông tin cụ thể về doanh thu, giá vốn, các khoản chi
phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí marketing, tình hình nhập xuất
tồn hàng tồn kho của doanh nghiệp, những mặt hàng nào là trọng tâm chủ chốt,…Từ đó ta có thể
thấy được xu hướng phát triển, tình hình kết quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh,
của của công ty.
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài có sử dụng kết hợp một số phương pháp phân tích dữ liệu đã thu thập được. Cụ
thể:
+ Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Dữ liệu được tổng hợp để xây dựng nên một bức

tranh tổng thể nhằm phục vụ cho công tác phân tích, so sánh.
+ Phương pháp phân tích, so sánh dữ liệu: Đó là việc xử lý các số liệu đã có nhằm
phục vụ cho việc đánh giá để đưa ra những gợi ý và luận cứ cho các giải pháp hữu ích.
+ Phương pháp suy luận: Từ việc phân tích tình hình trong công ty và từ các nghiên
cứu đã có ứng dụng hiệu quả cao tại các công ty khác mà tác giả đưa ra những suy luận có
tính logic ứng dụng tốt cho công ty mình.
3.2 Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần cơ khí 19/08
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Cơ khí 19- 8.


Tên giao dịch quốc tế: 19- 8 mechanical Joint Stock Company.
- Giám đốc hiện hành: Ông Trần Tuấn Anh.
- Địa chỉ: Xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội
- Điện thoại: 04 599 5340, 04 599 5455
- Số Fax 84- 4- 599 5391
- Email: cơ khí 19- 8 @ fpt.vn
- Mã số thuế: 2500161619.
- Tổng vốn điều lệ: 6,7 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần cơ khí 19- 8 được thành lập ngày 06/06/1979 theo quyết định số
137CL / TC của Bộ cơ khí luyện kim với tên gọi ban đầu là Nhà máy đại tu ô tô Kim Anh.
Nhiệm vụ chính của nhà máy là sửa chữa và sản xuất phụ tùng ô tô. Sự ra đời của nhà máy là
sự hợp tác giữa 2 chính phủ Việt Nam và Liên Xô cũ trước đây.
Năm 1983 nhà máy đổi tên là Nhà máy ô tô số 7 và chuyển sang cục vận tải ô tô thuộc
Bộ giao thông vận tải.
Năm 1993 theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước,nhà máy đổi tên là Nhà
máy cơ khí giao thông vận tải 19- 8 thuộc liên hiệp cơ khí GTVT với nhiệm vụ mới là sản
xuất phụ tùng ô tô và phụ kiện đường sắt.
Năm 1996 theo quyết định 1465QĐ/TCCB- LĐ ngày 15/6/1996 của Bộ GTVT và nhà
máy đổi tên là Công ty cơ khí 19- 8 thuộc Tổng công ty cơ khí GTVT- Bộ Giao thông vận

tải.
Ngày 09/02/2009 theo quyết định số 3808/QĐ- BGTVT chuyển đổi Công ty cơ khí
19- 8 thành Công ty cổ phần cơ khí 19- 8.
Công ty CP cơ khí 19-8 Nằm ở ngoại thành Hà Nội trên địa bàn xã Minh Trí- huyện Sóc
Sơn Tổng diện tích ban đầu là 63.000 m2 , sau khi bàn giao một phần cho liên doanh sản
xuất ô tô VINDACO . Diện tích hiện giờ là khoảng 15.000 m2, trong đó nhà xưởng kho bãi
chiếm khoảng 1.200 m2 .
Hiện nay nhiện vụ chính của công ty là sản xuất ra sản phẩm cơ khí (phụ tùng thay thế)
phục vụ cho ngành giao thông vận tải. Sản phẩm chính của công ty là nhíp ô tô và phụ kiện
đường sắt... trong đó nhíp ô tô chiếm trên 90% sản phẩm, sản lượng hiện tại từ 4.500 – 5.000
tấn/năm.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại Công ty
a- Tổ chức sản xuất tại Công ty CP cơ khí 19-8


Công ty CP cơ khí 19-8 là một công ty có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, có địa bàn hoạt
động sản xuất kinh doanh tập chung tại một địa điểm và là một đơn vị sản xuất hàng cơ khí
GTVT, sản xuất theo nhu cầu của thị trường .
Sản phẩm chủ yếu của công ty là Nhíp ôtô và phụ kiện đường sắt . Với công nghệ sản
xuất từ khâu đầu đến khâu cuối của sản phẩm . Hiện nay việc tổ chức sản xuất ở công ty gồm
3 phân xưởng :
- Phân Xưởng : Tạo Phôi
- Phân xưởng : Gia công cơ khí
- Phân xưởng : Nhiệt luyện hoàn chỉnh.
Mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ chính như sau :
- Phân xưởng Tạo Phôi : Có nhiệm vụ Tạo hình sản phẩm
- Phân xưởng gia công cơ khí : Có nhiệm vụ gia công bề mặt, tạo độ cong, uốn dập . . .
- Phân xưởng nhiệt luyện hoàn chỉnh : Có nhiệm vụ nhiệt luyện , sơn phủ , lắp sản phẩm và
hoàn thiện ( từ phân xưởng gia công cơ khí chuyển sang ).
Sau khi kết thúc quá trình sản xuất ở phân xưởng Nhiệt luyện hoàn chỉnh những sản

phẩm hoàn thành được bộ phận KCS ( bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm ) Xác nhận phù
hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và ghi rõ số lượng thực tế của từng loại sản phẩm, đồng
thời ký vào biên bản kiểm tra chất lượng lúc đó mới tiến hành nhập kho thành phẩm của
công ty .
Sản phẩm của công ty tuy sản xuất nhiều loại sản phẩm ( nhíp ô tô và phụ kiện đường sắt ),
hai loại sản phẩm này kiểu dáng có khác nhau nhưng cùng gần như sản xuất trên một dây
chuyền ,sản phẩm đều được sản xuất theo một quy trình khép kín từ đầu đến cuối phần lớn
máy móc thiết bị đều được nhập ngoại chủ yếu là của : Liên Xô ( cũ ), Trung Quốc, Đức, các
thiết bị chính gồm :
+ Băng chuyền
+ Máy cán ,cắt ,uốn , tiện ,phay , đột dập. . .
+ Lò nhiệt luyện, máy thử độ cứng và các thiết bị máy móc khác.
Thực tế trong quá trình sản xuất công ty cũng chỉ sử dụng ít chủng loại vật liệu . Vật liệu
chính được nhập từ nước ngoài là chủ yếu . Với tình trạng trang thiết bị như vậy phần nào
đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty song vì là sản phẩm phục vụ cho giao thông vận
tải nên nó không ngừng đòi hỏi đổi mới và hoàn thiện không những về mặt chất lượng cũng
như về số lượng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội . Muốn làm được điều này đòi
hỏi phải có một khối lượng máy móc thiết bị vừa đa dạng lại vừa có tính năng công nghệ cao
và đó cũng là nguyện vọng mà công ty đang tiến hành làm .


Sơ đồ 5: mô tả quy trình sản xuất sản phẩm của công ty CP cơ khí 19-8
( Nhíp ô tô và phụ kiện đường sắt )

Cắt cạnh
Uốn

NVL ( Thép )

Đúng quy cách kỹ thuật


Cắt phôi

Theo kích thước bản vẽ

Nắn thẳng

Theo kích thước bản vẽ

Cắt góc

Cắt vát

Dập

Khoan

Theo kích thước bản
vẽ

Đóng dấu tên SP

Theo yêu cầu kỹ thuật

Tôi - Ram

Theo yêu cầu kỹ thuật

Phun bi


Sạch, trai cứng bề mặt

Tán bạc, ốp, quang

Theo yêu cầu kỹ thuật

Lắp bộ

Theo yêu cầu kỹ thuật

Dự nén ép

Theo yêu cầu kỹ thuật

Sơn

Nhập kho TP

Sạch, đều bề mặt

Đúng số lượng chủng loại


b- Tổ chức quản lý tại Công ty CP cơ khí 19-8
Công ty có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có 6 phòng ban phụ trách các mảng : Kế hoạch,
kỹ thuật, kế toán tài chính, tổ chức hành chính, kinh doanh tiếp thị và ban bảo vệ.
Nhiệm vụ của mỗi phòng ban được quy định cụ thể như sau :
Phòng kế hoạch vật tư :
Có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng ,cho ban lãnh đạo công
ty về tình hình thực hiện kế hoạch dài hạn ,ngắn hạn, theo dõi tiến độ sản xuất. Mua các loại

vật tư nguyên liệu ,cung cấp đầy đủ ,kịp thời nguyên liệu cho sản xuất .
Phòng Kinh doanh - tiếp thị :
Có nhiệm vụ tổ chức quảng cáo , tiếp thị, bán sản phẩm của công ty. Nghiên cứu nhu cầu
thị trường từ đó có thông tin cho khâu sản xuất sản phẩm của công ty, tìm kiếm sản phẩm
mới .
Phòng Tổ chức – hành chính :

Có nhiệm vụ tiếp nhận ,tuyển chọn, điều động cán bộ

CNV cho công ty thực hiện các yêu cầu của Tổng công ty đề ra, đảm bảo chế độ chính sách
đối với CB-CNV của công ty, tổng hợp thi đua tuyên truyền và các hoạt động khác .
Phòng kỹ thuật - KCS :
Thiết kế chế tạo các sản phẩm mới của công ty, nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong
sản xuất , trực tiếp chỉ đạo kiểm tra chất lượng sản phẩm ( KCS)
Phòng Tài chính kế toán :
Có nhiệm vụ quản lý chi tiêu trong sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ chính sách
ban hành, đồng thời tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty .
Ban Bảo vệ : Bảo vệ nội bộ trong công ty, tuần tra bảo vệ an toàn tuyệt đối tài sản của công
ty .
Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ của công ty không trực tiếp chỉ huy các phân
xưởng sản xuất mà chỉ có nhiệm vụ theo dõi , hướng dẫn, đôn đốc,kiểm tra việc thực hiện
tiến độ sản xuất , các chế độ quản lý ở phân xưởng gúp quản đốc phân xưởng nắm bắt được
tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức ghi chép các số liệu ban đầu phục vụ cho việc chỉ
huy sản xuất kinh doanh và thực hiện công tác hạch toán kinh tế .


Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP cơ khí 19-8

Giám đốc


Phó GĐ kinh doanh

P. Tổ chức - HC

P. Kế hoạch

Phó GĐ kỹ thuật SX

PX. Tạo phôi

PX. Cơ khí

P. Tài chính - KT
PX. Nhiệt luyện-HC
P. Kỹ thuật - KCS

Ban Bảo vệ

P. Kinh doanh TT

Các cửa hàng


×