Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH (DI TÍCH LỊCH SỬ, LỄ HỘI) CỦA TỈNH BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.78 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TỈNH BẮC NINH
PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO TP. BẮC NINH

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN NGỮ VĂN 8
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
(DI TÍCH LỊCH SỬ, LỄ HỘI) CỦA TỈNH BẮC NINH

Trường :THCS Vũ Ninh
Địa chỉ: Khu Thanh Sơn - Phường Vũ Ninh – TP. Bắc Ninh
Điện thoại:02413821940
Email:
Họ và tên học sinh:
1.Võ Quỳnh Trang
2.Vũ Thị Hằng
3. Phạm Thị Huyền


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
BÀI: VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH (DI
TÍCH LỊCH SỬ,LỄ HỘI)
1. Tình huống cần giải quyết là:
Một đoàn khách từ xa đến Bắc Ninh để đi lễ các đền chùa và tham quan
các di tích lịch sử của Tỉnh Bắc Ninh. Những người khách ấy đến khu phố
em để được giới thiệu về một số điểm tham quan của tỉnh nhà. Em được cử
làm người giới thiệu cho đoàn du khách ấy. Và nhiệm vụ em sẽ viết thành


một bài văn giới thiệu về quê hương mình.
2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Nguồn gốc
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình
+ Lịch sử đấu tranh
+ Hoạt động kinh tế
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Bắc Ninh
- Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Bắc Ninh
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn;
- Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu nước.


5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn.
* Tư liệu sử dụng: sách địa phương.
* Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google
Từ các kiến thức đó để học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh:
Ví dụ:
Trong mỗi người, ai cũng có một quê hương. Nơi ấy đã sinh ra và lớn lên
từ dòng sữa mẹ, từ lời ru của bà, từ tình bè bạn, từ mái trường yêu dấu. Bởi lẽ đó
hai tiếng “Quê hương” sao mà tha thiết đến vậy: Tôi tự hào vì mình được sinh ra

và lớn lên từ Bắc NInh- mảnh đất có truyền thống khoa bảng và nền văn hoá lâu
đời.
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là tỉnh nằm trong
vùng Châu Thổ Sông Hồng thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lí ở
phạm vi từ 20058 đến 21016 vĩ độ Bắc và 105054 đến 106019 kinh độ Đôngtrung tâm xứ kinh bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống
khoa bảng và nền văn hoá lâu đời. Phía bắc giáp Bắc Giang, phía Tây và Tây
Nam giáp thủ đô Hà Nội, Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía đông giáp tỉnh
Hải Dương- Hải Phòng. Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng
Sơn và Trung Quốc, có đường quốc lộ 18 nối Sân bay quốc tế Nội Bài- Bắc
Ninh- Hạ Long. Mạng đường thuỷ là con Sông Cầu- mảnh đất lịch sử ghi lại
chiến công chống giặc Tống, con Sông Đuống chở đầy phù sa…Tất cả tạo cho
Bắc Ninh là địa bàn gắn với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng
xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội.
Địa hình tình Bắc Ninh khá bằng phẳng.Trung du, đồi núi chiếm tỉ lệ nhỏ
khoảng 0,53% so với diện tích toàn tỉnh.
Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay
quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 120km. Vị trí địa lí, kinh tế thuận lợi sẽ
là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được
phát huy triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế- Xã hội.


Bắc Ninh gồm 1 thành phố, 1thị xã, 6 huyện: TP Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và
các huyện : Tiên Du; Yên Phong; Quế Võ; Thuận Thành; Gia Bình; Lương Tài.

Bản đồ tỉnh Bắc Ninh
Gần một thế kỷ qua, Bắc Ninh- Kinh Bắc thưở nào là một miền đất trù phú
tiềm ẩn những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và gìn giữ những giá trị
truyền thống văn hoá của dân tộc. Đặc biệt trên chặng đường hơn 15 năm kể từ
khi tái lập, Bắc Ninh đã phát huy truyền thống cách mạng, năng động sáng tạođể
thực hiện công cuộc đổi mới, tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trên

lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của Tỉnh.
Kinh tế củaBắc Ninh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp tiêu biểu: Quế
Võ, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung hơn 18 khu
công nghiệp vừa và nhỏ. Tổng kim nghạch xuất khẩu đạt 1,250 tỉ USD, tăng
bình quân 67,2%/ năm. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn xuất khẩu.


Khu công nghiệp Quế Võ
Bắc Ninh quê tôi còn được ví là “vùng đất trăm nghề”. Nhiều sản phẩm đã
có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế như đồ mĩ nghệ( Đồng KịTừ Sơn); nghề đúc đồng( Đại Bái- Gia Bình); nghề gốm(Phù Lãng- Quế Võ);
nghề giấy (Phong Khê- Bắc Ninh)…

Mỹ nghệ Đồng Kỵ

Đúc đồng Đại Bái

Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc
Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2
trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn
nhưng Bắc Ninh đã xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
tăng cường cơ giới hoá trong nông nghiệp: Máy cày bừa, máy bơm nước,cải tiến
giống lúa và cây trồng cho năng xuất cao.


Dịch vụ nông nghiệp phát triển “Dồn điền, đổi thửa” gắn với qui hoạch hạ
tầng vùng sản xuất được coi trọng…Mỗi năm ước tính đạt 73,9 tấn/1ha giá trị
trồng trọt.


Cánh đồng lúa huyện Lương Tài
Ngành chăn nuôi phát triển khá, gia súc, gia cầm tăng đáng kể. Bước đầu
chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị chăn nuôi bình quân tăng 4,6%/năm.
Nhiều hộ gia đình làm kinh tế nông nghiệp theo qui mô V-A-C.

Trang trại chăn nuôi ở huyện Quế Võ
*Dịch vụ: Bắc Ninh có điều kiện để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới
giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Đây là cửa ngõ của thủ
đô Hà Nội, trong khu vực kinh tế tam giác trọng điểm: Hà Nội- Hải PhòngQuảng Ninh.Quốc lộ 1A, 18, 38 và tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn. Toàn
tỉnh có 275km đường quốc lộ trải nhựa, gần 2000km đường thôn xóm được trải
bê tông, lát gạch.
Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mạnh xếp thứ 10/63 tỉnh
thành của cả nước về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin.


Đến với Bắc Ninh chúng tôi, bạn sẽ biết đến miền đất của các di tích lịch sử,
văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với lễ hội; Đền thờ Kinh
Dương Vương, đền Đô- thờ tám vị vua nhà Lý, chùa bút tháp, chùa Dâu, chùa
Phật Tích, đền Bà Chú Kho, Văn Miếu, hội Lim, hội Gióng.
Đền Đô - Còn còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây
dựng vào thế kỷ XI (1030) trên khu đất phía Đông Nam Hương Cổ Pháp, Châu
Cổ Pháp (làng Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh ngày nay). Khu đất này theo
Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng
chầu về).Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có
dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.
Đền được dựng trên nền đất mà xưa khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở
lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây nhà vua đã dừng
thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm
đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã cho xây dựng một ngôi

nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua.
Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha,
ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ
đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.
Đền Đô có diện tích 31.250m2, gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm
là Điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà
chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà Để kiệu, nhà để ngựa, nhà
Thuỷ Đình...Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại
thành.
Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và
mang trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói
riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca


“ Đền Đô kiến trúc tuyệt vời
Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm”

Đền Đô và đám rước
Con đường hành hương của Phật tử nước ta nếu như hướng về chùa Dâu
(Thuận Thành- Bắc Ninh) với chiều dài thời gian cổ nhất Việt Nam hay chùa
Bái Đính (Ninh Bình) với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, hẳn sẽ không thể
không dừng chân nơi được ghi nhận là ngôi chùa có giá trị cổ vật lớn nhất Việt
Nam: chùa Phật Tích (tại xã Phật Tích- huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh).
Chùa Phật Tích nằm ở sườn Nam núi Vạn Phúc, xưa có tên là chùa Vạn
Phúc Tự, là một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ
vào Việt Nam

.



Năm 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng một cây tháp cao khoảng 10
trượng (mỗi trượng 4.2m). Một nhà khảo cổ người Pháp đã ghi chép lại sự kiện
này với quy mô về chiều cao của nó: "Tháp cao khoảng 42m, đứng ở Thăng
Long (khoảng 20km) cũng nhìn thấy. Tháp đổ lộ ra bức tượng Phật A di đà bằng
đá xanh nguyên khối được dát vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kì diệu của bức
tượng này, làng Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành Phật Tích. Bức tượng
Phật này hiện vẫn được khán quan đặt tại chùa. Đây là bức tượng được coi là
mẫu mực của Phật cổ Việt Nam.
Năm 1071, Lý Thánh Tông du ngoạn đã viết chữ Phật dài 5m, sai khắc vào
đá đặt trên sườn núi. Vẻ đẹp của cảnh chùa cũng làm lưu luyến bước chân của
nàng tiên nữ Giáng Hương với câu chuyện tương truyền. Cảnh chùa đẹp, nàng
giáng Hương dạo bước vãn cảnh, thấy loài hoa màu đỏ thắm của mẫu đơn đã lỡ
tay hái, bị làng bắt vạ. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho nàng. Gặp duyên phải
phận, họ kết duyên vợ chồng, sinh con ở chốn dương gian. Loài hoa mẫu đơn đã
trở thành biểu tượng cho cảnh chùa tiên giới, hàng năm du khách thập phương
lại tới dự lễ hội khán hoa mẫu đơn như ôn lại câu chuyện tình thơ mộng Từ
Thức- Giáng Hương. Núi này vì thế cũng có tên gọi khác, đó là núi Tiên Du (núi
có tiên du ngoạn).
Truyền thuyết này chẳng biết hư thực ra sao, nhưng theo quan niệm của
Phật giáo, những người đã tu thành chính quả, nhưng không lên cõi niết bàn mà
ở lại dương gian cứu khổ nạn, đó là cõi tiên. Vậy phải chăng đó là ước mơ của
những con người lao khổ luôn khát khao một thế giới tiên bồng, được giúp đỡ và
không bị lãng quên? Phật giáo nói riêng, tôn giáo nói chung, phải chăng chính là
nơi của những huyền hồ hư thực của khát khao ước vọng con người?


Phật Tích cũng là trung tâm văn hóa chính trị thời Phật giáo Lí Trần.

Đám rước
Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua, chùa được xây dựng lại

với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có
công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am-đệ nhất cung tần của
Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này.
Bia đá còn ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: "... Trên đỉnh núi mở ra một tòa
nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín.
Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau có Ao
Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng và
tay rồng với tới trời sao, cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng...".), một đại yến hội đã
được mở ở đây.
Trở về với Phật Tích, trở về với những tĩnh lặng của cuộc sống, chính là trở
về con đường hành hương dẫn ta tới cõi Giác. Phật Tích đã quy tụ thành một
trục tâm linh thống nhất từ người, tới Tiên và Phật: Con người từ bộn bề cuộc
sống trở về với khung cảnh bình yên trầm tư của ngôi chùa hàng bao thế kỉ, tới
cõi Tiên với dấu tích của câu chuyện huyền thoại tiên giới giáng trần cứu vớt kẻ


khổ nạn qua mối duyên tiên - tục Giáng Hương và Từ Thức, đưa ta tới đỉnh cao
sự giải thoát, ấy là Vạn Phật Đài. Đó là con đường mang tên khoảng lặng tâm
hồn. Khoảng lặng dành cho những giá trị lịch sử còn lưu tồn, những giá trị nghệ
thuật được tôn vinh. Và đó cũng là khoảng lặng trong những ồn ã của cuộc sống
thường ngày, ru tâm hồn ta chìm trong thanh tĩnh vọng tiếng chuông từng
nhịp…!
" Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trong thấy tháp Chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu"
Câu ca dao như tiếng gọi về nguồn, tới thăm xứ sở của Phật giáo Đất Việt.
Chùa Dâu có các tên chữ Cổ Châu Tự, Thiền Định Tự, Diên Ứng Tự và Pháp
Vân Tự còn tên Dâu là cách gọi quen thuộc và gần gũi theo tên địa phương.
Chùa toạ lạc trên một khu đất rộng thuộc làng Dâu, xã Thanh Khương, huyện

Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa Dâu là ngôi chùa đầu tiên, cổ nhất của Việt Nam, Chùa được khởi
dựng từ thế kỷ II – III sau Công nguyên, thời kỳ này Sỹ Nhiếp đang quyền Thái
Thú quận Giao Châu (187-226) cho xây dựng Chùa Dâu và toà thành Luy Lâu.
Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Chùa Dâu đã là một trung tâm Phật giáo lớn
nổi tiếng trong và ngoài nước. Từ cuối thế kỷ thứ IV, Thiền sư Tỳ-ni-đa-lu-chi
đã mở đạo tràng thuyết pháp tại chùa, lập nên thiền phái đầu tiên ở Việt Nam.
Kiến trúc chùa Chính theo kiểu "nội công ngoại quốc" gồm Tiền Đường,
Thượng điện, hai bên là hai dãy hành lang chạy dài, phía trước là dãy nhà ngang
chín gian, giữa sân là Tháp Hoà Phong 3 tầng cao khoảng 17m ( tương truyền
trước kia tháp cao 9 tầng) và các công trình khác.


Chùa Dâu

" Quai thao nâng dải lụa đào
Trầu têm cánh phượng em vào hội Lim"
Cách Hà Nội 25km về phía Bắc, hội Lim được mở vào dịp đầu xuân - 13
tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Trung tâm diễn ra Lễ hội là khu di tích núi Lim
thuộc xã Lũng Giang thị Trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đây là Lễ hội
truyền thống đặc sắc và riêng có của quê hương Kinh Bắc ngàn năm văn hiến.
Đến với Hội Lim du khách được chứng kiến và có thể trực tiếp tham gia các
trò chơi dân gian phong phú, hấp dẫn như thi chọi gà, đấu vật, dệt vải, đu tiên,
đấu cờ người…
Du khách đến với Hội Lim xem cờ cũng là dịp thưởng thức trí tuệ của người
Kinh Bắc và nét đẹp duyên dáng của các thiếu nữ Kinh Bắc khi được chọn đóng
quân cờ (32 thanh nữ đẹp nhất làng).
"Quân cờ là lượt thanh tân
Bao ngày tập luyện ra quân hội này"



Chia tay với những ván cờ hấp dẫn, du khách đến với cuộc thi dệt vải, dệt
lụa của các làng trong vùng với khung cửi truyền thống, du khách sẽ bị lôi cuốn
bởi sự khéo léo mềm mại của các thanh nữ khi đưa thoi, tư thế ngồi dệt đẹp nhất
và đặc biệt vừa dệt vừa hát dân ca Quan họ. Sở dĩ có thi dệt vải trong hội Lim
bởi vùng Nội Duệ cầu Lim chính là vùng có truyền thống dệt vải lâu đời và hàng
năm thi dệt vải trong ngày hội đã trở thành truyền thống.
Đến với hội Lim, náo nức nhất, hẫp dẫn nhất không thể không nhắc tới sinh
hoạt Quan họ trong ngày hội. Quan họ được xem là dân ca đặc sắc nhất không
chỉ riêng vùng Quan họ mà phạm vi đã lan toả rộng khắp trong và ngoài nước.
Quan họ không chỉ nổi tiếng về lời ca trữ tình nồng nàn, tình yêu lứa đôi, tình
yêu cuộc sống của hơn 200 làn điệu khác nhau mà còn đọng lại ở quý khách đó
là cách thể hiện, cách chơi thanh lịch, ấm áp tình người Quan họ.Nói về Quan
họ, Quí khách được thưởng thức một giá trị tổng thể về truyền thống nghệ thuật
của một vùng văn hóa từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến lối ứng xử trong
ngày hội " người quan họ" đều từ tốn, phong nhã. Người Quan họ đều là các
"Liền anh, Liền chị" và bao giờ cũng xưng là "Liền em". Dù thân tình mấy lệ
chơi Quan họ cũng giữ ở mức tình bạn - ở những người đã có gia đình, giữ cho
suốtđời.
Về với hội Lim du khách thực sự bị cuốn hút và hoà vào giọng hát êm ả, mượt
mà đầy chất trữ tình của các liền anh, liền chị Quan họ, các liền anh trong trang
phục áo the khăn xếp, ô lục, các liền chị với áo mớ ba mớ bảy, nón thúng quai
thao gặp gỡ nhau theo lời hẹn ước hội Xuân năm trước rằng "Đến hẹn lại lên".
Quan họ đón tiếp nhau nồng hậu, nói với nhau những lời văn nho nhã, lịch lãm,
thiết đãi những món ăn đặc sản vùng quê và hát những làn điệu dân ca Quan họ
có trạng thái, cung bậc, tình cảm như thương nhau, yêu quí nhau, lo lắng, nhớ
nhung, hẹn ước, nhắn nhủ nhau giữ vẹn lòng thuỷ trung, trân trọng ân nghĩa
người với người:
" Hôm nay sum họp trúc mai
Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm"



Chính tấm lòng chân thật, hiếu khách của người Quan họ đã để lại trong
lòng du khách nhiều kỷ niệm:
" Em đi khắp bốn phương trời
Không đâu lịch sự bằng người ở đây"
Và dẫu có
"Tháng ba đi hội Phủ Giầy
Vui thì vui thật chẳng tầy ở đây"
Cuộc đối đáp giữa đôi bên Quan họ trong canh hát tưởng như không thể dứt
bởi Quan họ dùng dằng chẳng muốn chia ly, canh hát kéo dài thâu đêm suốt
sáng. Chia tay với Hội Lim du khách không khổi xốn xang trước tấm lòng của
người Quan họ và ghi nhận lời hẹn mời "Đến hẹn lại lên".

Hội Lim
Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh
Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của làn dân ca quan họ giao duyên đằm
thắm trữ tình đã được UNESCO cộng nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện
của nhân loại. Còn nữa, tranh Đông Hồ nổi tiếng. Con người Kinh Bắc mang


trong mình truyền thống văn hoá Kinh Bắc đậm nét dân gian của nghề tơ tằm,
gốm sứ, khắc gỗ…
Toàn tỉnh có 408 di tích lịch sử văn hoá được cấp bằng công nhận di tích
quốc gia và cấp địa phương, có 41 lễ hội. Tất cả lễ hội mang đậm nét đặc trưng
cho lễ hội cổ truyền của vùng Kinh Bắc độc đáo, đặc sắc mang nhiều tín ngưỡng
về những đấng thần linh, anh hùng dân tộc. Mỗi lễ hội như một viện bảo tàng
sống về văn hoá, truyền thống, Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh khá
đa dạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau nhưng nổi bật nhất vẫn là
di tích lịch sử văn hoá và dân ca quan họ Bắc Ninh. “Người Bắc Ninh vốn trọng

chữ tình, người Bắc Ninh vốn….giao duyên”. Và khi đến với quê tôi, tôi tin
chắc rằng khi bạn được nghe lời hát giã bạn “ Người ơi người ở đừng về” trong
lòng bạn sẽ xốn xang bao cảm xúc về miền đất quê tôi và mảnh đất trọng nghĩa
tình này luôn nhiệt tình, hiếu khách, Bắc Ninh, xứ sở tôi yêu là thế đó.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ
văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm
có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Ngoài các kiến thức
về Lịch sử, Địa lý, còn có thể kết họp kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý,
hóa học,.. ở các dạng đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,…
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích
cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp học sinh ý thức
hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống
trong cuộc sống.



×