169
Chương 5
CHUYỂN ĐỘNG KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI VÀ ĐỊA ĐỘNG LỰC
HIỆN ĐẠI BIỂN ĐÔNG VÀ KHU VỰC KẾ CẬN
5.1. CHUYỂN ĐỘNG KIẾN TẠO HIỆN ĐẠI TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ KHU VỰC KẾ CẬN
5.1.1. Chuyển động kiến tạo hiện đại xung quanh khu vực nghiên cứu
Để xác định được tốc độ chuyển dịch kiến tạo hiện đại, các phương pháp trắc địa
truyền thống từng được sử dụng như phương pháp đo thuỷ chuẩn và phương pháp tam giác
đạc. Trong qui mô nhỏ các phương pháp trên có độ chính xác cao nhưng tỏ ra hạn chế trên
một qui mô rộng lớn. Để liên kết trên diện rộng, các phương pháp trắc địa không gian như
DOPPLER, VLBI, định vị toàn cầu GPS đã được áp dụng. Ngày nay, GPS đã trở thành công
nghệ chủ đạo trong nghiên cứu định lượng chuyển động hiện đại vỏ Trái đất, đó là nhờ những
tính năng vượt trội của nó so với các thiết bị đo đạc kinh điển như quang cơ hay quang điện
(máy kinh vĩ, máy đo xa điện quang, toàn đạc điện tử, v.v...). Công nghệ GPS cho phép đo tới
khoảng cách tuỳ ý và với độ chính xác rất cao, sai số tương đối có thể đạt đến 10-9. Đo đạc
bằng GPS không đòi hỏi tầm nhìn thông giữa các điểm như khi sử dụng các thiết bị kinh điển;
điều này có nghĩa là không cần thiết phải bố trí điểm đo trên đỉnh núi, không phải xây dựng
tháp để đặt máy và tiêu ngắm, ngược lại có thể chọn bố trí điểm đo ở những nơi mà mục tiêu
nghiên cứu yêu cầu và tiện lợi cho công tác đo đạc.
Số liệu đo GPS tại mỗi chu kỳ cho phép xác định các thành phần toạ độ của điểm đo
cùng với sai số trung phương toạ độ ứng với thời gian đo. Từ đó, trên cơ sở chuỗi số liệu đo
các chu kỳ, có thể tính được biên độ dịch chuyển của điểm xẩy ra trong khoảng thời gian giữa
các chu kỳ đo và tiếp theo khái quát được vận tốc chuyển dịch trung bình hàng năm của điểm,
của khối cấu trúc và vận tốc biến dạng tại một địa phương cụ thể. Tuỳ thuộc hệ quy chiếu mà
đây có thể là chuyển dịch tuyệt đối trong Khung quy chiếu Trái đất quốc tế (ITRF) hay
chuyển dịch tương đối giữa các khối kiến tạo.
Trên phạm vi toàn cầu, thông qua mạng lưới quan trắc liên tục, IGS (Intemational
GPS Service - Tổ chức dịch vụ GPS Quốc tế phục vụ Địa động lực) đã thu được hệ thống các
số liệu và được xử lý tại trường Đại học Công nghệ California (California Institute of
Technology) với sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ, đã xác định được
vận tốc và xây dựng được sơ đồ chuyển dịch trên quy mô toàn cầu và của nhiều khu vực
(mảng) khác nhau (Hình 5.1).
170
Phan Tr ọng Trịnh
Hình 5.1: Vận tốc và hướng dịch chuyển của các mảng kiến tạo được xử lý bởi Tổ chức Dịch
vụ GPS Quốc tế phục vụ địa động lực
Nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á, đề án GEODYSSEA đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ GPS vào nghiên cứu sự chuyển động của các mảng
và biến dạng vỏ Trái đất nhằm giảm thiểu tai biến thiên nhiên trong khu vực. Đề án này là sự
hợp tác giữa các nhà khoa học của Châu Âu (với sự tham gia của 19 cơ quan nghiên cứu khoa
học thuộc 6 nước Châu Âu: Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Anh và Ý) và các nhà khoa học thuộc 8
nước ASEAN, với sự tài trợ của Liên hiệp Châu Âu. Đề án này đã thiết lập mạng lưới 43 trạm
đo GPS tại các nước Indonesia, Malaysia, Philipin, Brunei và Việt Nam (Hình 5.2). Đề án đã
tiến hành 2 chu kỳ đo GPS đồng thời tại các điểm với 5 ca đo liên tục 24 giờ vào cuối tháng
11 năm 1994 và cuối tháng 4 năm 1996 và đã xử lý, tính toán các chuỗi số liệu đo.
Tháng 4 năm 1998, Đề án GEODYSSEA đã tổ chức hội nghị tổng kết đã thông qua
báo cáo chung cùng các báo cáo chuyên đề và đã kiến nghị thêm một chu kỳ đo trên toàn lưới.
Công việc này đã được thực hiện vào tháng 11/1998 với chương trình đo giống như hai lần
trước.
Theo báo cáo chung (Wilson và nnk., 1998) [267] thì kết quả của Đề án đã xây dựng
được trường vận tốc chuyển động ngang của các điểm đo trong ITRF-94 với sai số trong
khoảng ~3mm/năm (Hình 5.2). Trường vận tốc này là khung cảnh toàn diện về chuyển động
hiện đại khu vực lần đầu tiên có được. Kết quả này đã thể hiện các đặc điểm động học đo
được ở khu vực Đông Nam Á liên quan đến chuyển động của 3 mảng chính là SUNDA,
INDO-AUSTRALIA và PHILIPIN. Vị trí hội tụ của 3 mảng nằm ngay phía đông đảo
Sulawesi của Indonesia. Xét trên hệ tọa độ toàn cầu ITRF 94 thì mảng INDO-AUSTRALIA
đang chuyển động về phía trước và chui dưới SUNDA theo hướng đông bắc với vận tốc
khoảng 7cm/năm, dọc theo địa hào Java; trong khi đó, từ phía đông nam, mảng Philipin đang
trượt chui xuống dưới Sunda theo hướng tây bắc với vận tốc 7cm/năm ở phía bắc và 9cm/năm
ở phần phía nam (Chamot-rooke và nnk., 1998; Rangin và nnk., 1999) [44][209].
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
171
Hình 5.2: Độ lớn và hướng của các vector chuyển dịch kiến tạo hiện đại khu vực Đông Nam
Á và kế cận (kết quả đề án GEODYSSEA chu kỳ 94-96), [267]
Mặc dù mạng lưới được phân tích trong đề án GEODYSSEA (Hình 5.2), có kích
thước 4000 x 4000 km đã bao phủ các đới kiến tạo mảng chính ở Đông Nam Á. Các kết quả
của Michel & nnk [2001] [140] từ 3 chu kỳ đo trong các năm 1994, 1996 và 1998 vẫn thiếu
độ phủ và độ chính xác cần thiết để phân biệt tại những nơi bất kỳ giữa các trạm đo trên các
khối và các trạm trong các đới đang biến dạng. Bởi vậy từ năm 1998 hệ thống GPS ở Đông
Nam Á đã được mở rộng đáng kể với cả các điểm đo theo chu kỳ và các trạm đo lặp liên tục.
Điều này được hoàn thành nhờ việc triển khai các đo đạc GPS mới với các cơ quan địa
phương và nhờ việc chia sẻ dữ liệu trong khu vực EU-ASEAN nhờ Đề án SEAMERGES
(Southeast Asia: Mastering Environmental Research with Geodetic Space Techniques). Việc
này tạo nên một tập hợp số liệu thống nhất kéo dài trong một thập kỷ và bao gồm các số liệu
từ hơn 100 điểm. Tất cả các số liệu này đã được Altamimi & nnk., (2002) [5] xử lý lại, sử
dụng các phần mềm, các kỹ thuật xử lý tối tân nhất khi đó để thu được trường tốc độ GPS khu
vực trong khung quy chiếu ITRF 2000.
Trong đó, phần lưới đo được mở rộng trong 3 khu vực (các khung trong Hình 5.3), với
tổng số ~60 điểm: 6 điểm THAICA và 6 trạm đo GAME-T liên tục [Takiguchi & nnk, 2000;
Iwakuni & nnk, 2004] [227] [99] ở Thái Lan (Khung 1), 4 điểm mới ở Myanmar [Vigny &
nnk, 2003] [250] (Khung 1), 18 trạm đo liên tục MASS tại Malaysia (Khung 2), 20 điểm đo
theo chu kỳ và 6 trạm đo liên tục tại Sulawesi (Khung 3), và 2 trạm đo liên tục (Java và
Sumatra) tại Indonesia. Bảng 5.1 thể hiện khối lượng hàng năm của cơ sở dữ liệu GPS của
mạng lưới trên. Các số liệu được thu thập trong khoảng từ 27/11/1994 đến 25/12/2004. Các
điểm được đo từ 3 đến 9 ngày theo kiểu đo lặp theo chu kỳ hoặc liên tục từ 5 đến 7 năm
(Indonesia, Malaysia, và Thái Lan).
172
Phan Tr ọng Trịnh
Hình 5.3: Mạng lưới GPS ở Đông Nam Á từ 1994-2004. Các tam giác nhạt thể hiện các điểm
GEODYSSEA, các tam giác đậm thể hiện các điểm mới thiết lập. Các trạm IGS liên tục tính
trong ITRF2000 được đánh dấu bằng các dấu vuông đậm. Ba khung đánh số thể hiện cho 3
khu vực: (1) Thái Lan, (2) Malaysia, và (3) Sulawesi, Indonesia. TheoSimons và nnk., [219].
Bảng 5.1. Tổng hợp các điểm có thể có dữ liệu GPS giai đoạn 1994–2004
Các số liệu GPS 2 tần từ các mạng lưới đầy đủ (Đông Nam Á + IGS toàn cầu) được
xử lý lại một cách đồng bộ sử dụng phần mềm GIPSY-OASIS II được phát triển tại Jet
Propulsion Laboratory (JPL). Thủ thuật định vị điểm chính xác PPP-(Precise Point
Positioning strategy) được áp dụng do nó thích hợp một cách lý tưởng với mạng lưới lớn và
không đều. Thủ thuật PPP yêu cầu quỹ đạo và đồng hồ GPS phù hợp, cùng với các thông số
quay của Trái đất lấy từ JPL.
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
173
Hình 5.4: Tốc độ SEAMERGES GPS so với Sundaland [219].
Kết quả xử lý và tính toán dữ liệu GPS khu vực Đông Nam Á sau 10 năm từ 19942004 bao gồm dữ liệu của cả đề án GEODYSSEA với một mạng lưới GPS dày đặc hơn các
nghiên cứu trước đây, Simons và nnk., (2007) [219] cho rằng:
Kết quả về trường vector vận tốc ở Đông Nam Á có độ chính xác chưa từng thấy
(unprecedented) ~1 mm/yr với độ tin cậy 95%, phủ toàn bộ Đông Nam Á, và bao gồm các kết
quả chưa được công bố từ các mạng lưới nhỏ hơn của Malaysia, Thái Lan, và Sulawesi (Hình
5.4 và các hình kết quả khác xem Simons và nnk., 2007) [219].
174
Phan Tr ọng Trịnh
Từ phân tích cặp (coupled analysis) về các tensor tốc độ biến dạng và tốc độ dư, ta có
thể định ra một đới có tốc độ biến dạng rất thấp và 28 độ dư nhỏ hơn 3 mm/yr, chúng cấu
thành nên nhân không biến dạng của khối Sundaland, khối mà trước đây được phát hiện thành
công với mạng lưới GEODYSSEA. Mật độ các trạm của mạng lưới này kết hợp với các đợt
đo lặp tạo nên một lời giải tốt hơn cho ranh giới của Sundaland cũng như vận động tương đối
của nó so với vùng kiến tạo vây quanh.
Nhân của Sundaland chiếm Indochina, Malaysian peninsula, Sunda shelf, phần ĐN
của Sumatra, phần tây và bắc của Java, và phần lớn Borneo. Khối này được bao ở phía tây bởi
đứt gãy Sagaing ở Myanmar, đứt gãy mà nối đứt gãy Great Sumatra qua Andaman pull-apart.
Về phía nam các ranh giới là máng Sunda và phía đông của kinh tuyến 110o E đới đứt gãy
trượt bằng Java. Về phía đông của Borneo Makassar Strait bao Sundaland và ngoại trừ
Sulawesi. Đầu mút phía bắc của Borneo bị ngăn cách khỏi Sundaland bởi hoạt động đứt gẫy
ngang qua Borneo- ‘‘Trans-Borneo’’ tiến về phía máng Borneo TB đang hoạt động và ra xa
ngoài khơi hoạt động đứt gãy phương TB-ĐN nối với Sulu Ridge. Phần bắc của Moluccas,
các ranh giới phía đông của khối Sundaland là các máng Sulu, Negros, và Manila nằm ở phía
tây của quần đảo Philippine. Về phía bắc, giới hạn này đặc trưng bởi đới biến dạng quanh
Eastern Himalayan Syntaxis và đông của kinh tuyến 103oE bởi đứt gãy Sông Hồng với Nam
Trung Hoa. Mặc dù khối Sundaland thể hiện là một thực thể kiến tạo độc lập, tốc độ biến
dạng nội mảng cao trong các ranh giới mảng rộng (>600 km) đặc biệt ở đới hút chìm nông
của mảng Australia bên dưới Sumatra. Kiểu biến dạng phổ biến này (1-3 mm/yr) bên trong
nhân Sundaland chủ yếu do quá trình tích luỹ đàn hồi (elastic loading) ở các ranh giới được
nêu trước đó.
Tính toán cực xác nhận rằng khối Sundaland đang quay theo chiều kim đồng hồ so với
Âu Á (nghĩa là platform European-Siberian xác định từ GPS của Calais & nnk [2003]) với tốc
độ lần lượt 6 đến 9 mm/yr từ phía nam tới phía bắc, hoặc nhanh hơn ~1–2 mm/yr nếu so với
Âu Á trong NUVEL-1A-NNR. So với Nam Trung Hoa, vận động của Sundaland là nhỏ hơn
(<5 mm/yr) nhưng vẫn đáng kể và thể hiện bởi một cực xoay tương đối nằm gần ranh giới của
chúng, đứt gãy Sông Hồng. Bởi vậy, vận động trượt bằng phải ~2 mm/yr được accommodated
bởi RRF ở phía đông kinh tuyến 103o, đi kèm bởi thành phần ép ngang (transpressive), thành
phần này giảm gần như tới không ở Biển Đông. Bởi vậy khối Sundaland được ngăn cách khỏi
nền Siberian (vẫn là một phần của Âu Á) bởi ít nhất một (khối bắc và Nam Trung Hoa [Calais
& nnk 2003]) [36] nhưng có thể là hai (Amuria/Bắc Trung Hoa và khối Nam Trung Hoa độc
lập [Shen & nnk, 2005]) [216]. Sự có mặt của các vi khối này xác nhận rằng toàn bộ lục địa
Châu Á biến dạng chủ yếu liên quan với đụng độ Ấn Độ - Âu Á. Các kết quả mới này chỉ ra
rằng ít nhất ở xa so với bản thân đới đụng độ collision, thạch quyển không thể hiện là môi
trường nhớt (viscous medium) mà cho thấy rõ là các vi khối cứng nằm ở khoanh vùng biến
dạng dọc theo các đới đứt gãy hẹp. Tuy nhiên, các kết quả được trình bày ở đây cũng cho thấy
rằng vận động được accommodated bởi các đứt gãy này, đặc biệt là đứt gãy Sông Hồng, là
nhỏ hơn nhiều những gì dự đoán bởi mô hình thúc trượt. Bởi vậy có thể kết luận rằng cả quá
trình làm dày vỏ ở khu vực đụng độ và thúc trượt của các khối ở Đông Á (Sundaland, Nam
Trung Hoa, Amuria) đóng góp vào sự tương tác kiến tạo mảng trong bối cảnh đụng độ Ấn Úc
- Âu Á.
Trong phạm vi quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc để giám sát sự biến dạng lớp vỏ Trái
đất và giảm thiểu tai biến động đất, mạng lưới quan sát chuyển động lớp vỏ Trái đất (Crustal
Movement Observation Network of China-CMONOC) giai đoạn 1 đã được thiết lập trong
suốt thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2000. Mạng lưới này bao gồm 27 trạm đo GPS liên tục
phục vụ làm trạm chuẩn và hơn 1100 các trạm chiến dịch khác phân bố khắp nơi trên lục địa
Trung Quốc, với mật độ tương đối cao hơn ở xung quanh các đới đứt gãy hoạt động. Các trạm
liên tục được quan sát từ năm 1998, trong đó có 6 trạm (BJFS, LHSA, KMIN, SHAO,
URUM, WUHN) đang được dùng làm trạm IGS. Hơn 1100 các trạm chiến dịch đều được
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
175
thiết kế giống nhau cả về kiểu máy thu và ăng ten đã hoàn thành 3 chiến dịch đo vào các năm
1999, 2001 và 2004.
Trong mỗi chiến dịch đo, các trạm đo liên tục ít nhất là 4 ngày và chất lượng được
đảm bảo tốt. Dữ liệu GPS đó được phân tích theo 3 bước [Shen và nnk., 2000] [217]. Thứ
nhất, dữ liệu về phase được giải quyết “ép buộc lỏng lẻo” theo từng ngày cho từng vị trí trạm
và cho quỹ đạo vệ tinh bằng việc sử dụng phần mềm GAMIT [King and Bock, 2000] [103].
Thứ 2, những lời giải hàng ngày cho vùng được kết hợp với những lời giải toàn cầu được tính
toán bởi trung tâm Scripps Orbital and Position Analysis Center (SOPAC,
sử dụng phần mềm GLOBK. Thứ 3, vị trí và tốc độ các trạm đo là
được ước tính nhờ phép lọc Kalman bằng việc sử dụng phần mềm QOCA
( Giải quyết về vận tốc được xử lý trong hệ toạ độ toàn cầu
ITRF2000-NNR [Altamimi và nnk., 2002] [5], chúng được thực hiện bởi sự chọn lựa cẩn thận
16 trạm IGS trên phạm vi toàn thế giới (7 ở Bắc Mỹ, 3 ở Australia, 4 ở Châu Âu, 1 ở Thái
Bình Dương và 1 ở Antarctica). Các trạm chuẩn này có độ lệch chuẩn của các thành phần năm
ngang là nhỏ hơn 0.5mm/năm trong hệ tọa độ toàn cầu ITRF 2000. Khi ràng buộc giá trị tốc
độ của các trạm thuộc mạng lưới CMONOC trong hệ toạ độ toàn cầu ITRF2000-NNR với sai
số theo thứ tự theo hướng đông, hướng bắc và chiều cao lần lượt là 2, 2, và 4mm/ năm.
Trường vận tốc có thể được chuyển đổi trong khung tham chiếu tham khảo có tính chất vùng
(ví dụ với sự lưu tâm với mảng Âu Á hoặc mảng Nam Trung Hoa) - điểm đó phải tương đối
ổn định và chuyện động của điểm đó là đại diện cho khối.
Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu GPS của mạng lưới CMONOC này và
kết hợp với các dữ liệu GPS từ các dự án khác thực hiện trên dãy Himalaya và vùng lân cận
để xử lý, phân tích và tính toán biến dạng hiện đại của vỏ Trái đất khu vực, nó cung cấp cho
chúng ta những cách hiểu cơ bản về các mô hình biến dạng của lớp vỏ trong vùng [Chen và
nnk., 2000; Wang và nnk., 2001, Vigny và nnk., 2003; Zhang và nnk., 2004] [46] [261] [250]
[276] (Hình 5.5).
Hình 5.5: Trường vận tốc chuyển dịch lớp vỏ theo tài liệu GPS của dự án CMONOC kết thúc
giai đoạn 1
176
Phan Tr ọng Trịnh
Đặc biệt trong công bố gần đây Zheng-Kang Shen và nnk., (2005) [216], bằng việc
tổng hợp các dữ liệu GPS của mạng lưới CMONOC và các dự án khác từ 1998-2004 và đã
tính toán tốc độ chuyển dịch hiện đại xung quanh rìa đông nam cao nguyên Tây Tạng. Kết
quả thể hiện trường biến dạng phức tạp của lớp vỏ là các chấn đoạn trong các khối kiến tạo ở
nhiều mức độ khác nhau, được phân cắt bởi các đứt gãy trượt bằng và các đứt gãy trượt ngang
tách (Hình 5.6). Đáng kể nhất là biến dạng trượt trái dọc đứt gãy Xianshuihe với tốc độ 1011mm/năm, dọc đới đứt gãy Anninghe-Zemuhe-Xiaojiang là 7mm/năm, chuyển động trượt
phải 2mm/năm dọc theo đới đứt gãy tây bắc gần phía nam chấn đoạn đứt gãy sông Lancang
và trượt trái 3mm/năm dọc đứt gãy Lijiang. Kết quả cũng thể hiện sự biến dạng dọc chấn đoạn
phía nam của đứt gãy Sông Hồng xuất hiện không đáng kể ở hiện tại. Khu vực phía nam và
phía tây của hệ thống đứt gãy Xianshuihe-Xiaojiang chuyển động về phía đông bị chặn bởi
khối nam Trung Hoa ở phía đông - chuyển động từ phía đông về phía nam so với phần nam
Trung Hoa, kết quả nó bị chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ so với khối bên trong.
Hoạt động biến dạng đó đã làm biến dạng hai khu vực mà trước đó không biến dạng: một là
khu song song với đứt gãy Longmenshan 150km về phía tây bắc bị chuyển dịch phải với tốc
độ 4-6mm/năm và phần lục địa phía nam-tây nam của đứt gãy Xiaojiang giới hạn bởi đứt gãy
Sông Hồng chuyển dịch trái với tốc độ 7mm/năm.
Hình 5.6: Trường vận tốc theo tài liệu GPS của mảng Vân Nam - Sichuan.
(Z.K.Shen và nnk., 2005) [216]
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
177
Để tiếp tục theo dõi sự biến dạng lớp vỏ với độ phân giải cao hơn cả về không gian và
thời gian, và tạo cơ sở dữ liệu trên toàn Trung Quốc cho nhiều ứng dụng của GPS như nghiên
cứu khí tượng, thời tiết,... Hiện giờ giai đoạn 2 của mạng lưới CMONOC đã và đang được
tiến hành từ cuối năm 2006. Theo kế hoạch thì sẽ mở rộng thêm 260 trạm đo GPS liên tục và
các chiến dịch đo với khoảng 1000 trạm GPS khác (Hình 5.7).
Hình 5.7: Các trạm GPS của dự án CMONOC giai đoạn 2
Ở Nhật Bản, cũng đã đầu tư rất lớn cho việc xây dựng mạng lưới đo GPS ở rìa Tây
Thái Bình Dương, đồng thời xây dựng mạng lưới quan sát GPS liên tục được thiết lập từ
tháng 10/1994 nhằm giám sát biến dạng lớp vỏ Trái đất và các hệ quả của nó như động đất,
núi lửa,.. với 215 trạm đo GPS liên tục trên toàn thể quần đảo Nhật Bản. Đến tháng 3/1996, số
trạm GPS đã lên tới 640 trạm; và đến cuối năm 1996 đã có 1000 trạm GPS. Với sự mở rộng
này, quần đảo Nhật Bản đã được bao phủ mạng lưới các trạm GPS dày đặc với khoảng cách
trung bình giữa các trạm là 20km. Như vậy, hiện nay mạng lưới GPS quốc gia Nhật có mật độ
lớn nhất trên thế giới. Dữ liệu các trạm đo được truyền trực tiếp bằng modem về trung tâm tại
thủ đô Tokyo và được xử lý theo hai cách là xử lý theo thời gian thực - xử lý trực tuyến với
lịch thiên văn quảng bá và xử lý độc lập với lịch thiên văn chính xác. Các dữ liệu được xử lý
tự động trực tuyến bằng phần mềm BERNESE cứ sau khoảng thời gian đo là 12 giờ và xử lý
độc lập với lịch thiên văn chính xác bởi phần mềm GAMIT với thời gian đo là 24 giờ. Kết
quả tính toán độ lớn và véc tơ chuyển dịch trên toàn lãnh thổ Nhật Bản từ 01/04/1996 đến
24/02/2001 được thể hiện như hình 5.8.
Ở Philippin cũng đã tiến hành đo GPS tại hàng chục điểm thuộc các đảo của quần đảo
Philipin. Đặc biệt, các dữ liệu đo GPS khu vực đảo Luzon và vùng kế cận được Gerald
Galgana và nnk,. (2007) [68] thu thập và tính toán xử lý trong công trình nghiên cứu phân tích
biến dạng khu vực đảo Luzon bao gồm các chu kỳ đo lặp của lưới GPS khu vực Luzon cũng
như các mạng lưới nhỏ hơn quanh đứt gãy Marikina và các núi lửa hoạt động Taal, Pinatubo,
và Mayon ([Thibault, 1999], [Beavan và nnk., 2001], [Bartel và nnk., 2003]) [235] [19] [13].
Toàn bộ mạng lưới GPS Luzon bao gồm 52 trạm (Hình 5.9 và 5.10), hầu hết trong số đó được
lựa chọn từ các mốc của Mạng quy chiếu GPS Philippine (thành lập năm 1992). Các điểm đo
sử dụng máy đo 2 tần số qua các chu kỳ đo 1996, 1998, 1999 và 2002. Các trạm này được kết
nối với các trạm GPS đo liên tục PIMO và MMA8, cả hai nằm ở Metro Manila. Quá trình xử
178
Phan Tr ọng Trịnh
lý số liệu đo các chu kỳ đã được tiến hành bước đầu bởi Thibault (1999) và Bartel (2003)
[235] [13], sử dụng phần mềm BERNESE. Trong công trình nghiên cứu phân tích biến dạng
khu vực đảo Luzon của Gerald Galgana và nnk,. (2007) [68] đã tiếp quản quá trình xử lý các
số liệu năm 2002, cũng như xử lý lại số liệu GPS các năm từ 1996-1999 sử dụng phần mềm
GIPSY-OASIS II.
Hình 5.8: Tốc độ chuyển dịch trung bình hàng năm theo dữ liệu của mạng lưới quan sát GPS
liên tục Nhật Bản chu kỳ từ 4/1996 đến 2/2001 (theo Gamal El-Fiky và Teruyuki Kato,. 2006)
Trường vận tốc GPS quan sát được (Hình 5.9), được thể hiện trong khung quy chiếu
với trạm MMA8 ở Manila được cố định, cung cấp bằng chứng về biến dạng nội cung mạnh
mẽ. Trường vận tốc ngang chỉ ra vận động tương đối phương BTB với tốc độ 35–45 mm
yr− 1 ở ĐB Luzon, có lẽ do kết quả của trượt cắt dọc theo đứt gãy Philippine, trong khi vận tốc
của các điểm ở TB Luzon thể hiện vận động thiên về phía TB hơn với tốc độ giảm nhẹ. Sự
vận động tương phản này có thể do dịch trượt khác nhau dọc theo các đứt hãy nhánh thuộc
đứt gãy Philippine (Hình 5.9 và 5.10). Vận động quan sát được ở ĐN Luzon chỉ ra phương
gần như về phía bắc với tốc độ 35 mm yr− 1, một lần nữa, do kết quả của sự trượt cắt dọc
theo phần trung tâm của đứt gãy Philippine, trong khi các trạm ở TN Luzon thể hiện tốc độ
theo phương đông và bắc vận tốc 4–10 mm yr− 1 có thể liên quan với biến dạng chậm tương
đối dọc theo Macolod Corridor. Các điểm ở trung Luzon gần đứt gãy Philippine thể hiện vận
tốc phương TB với độ lớn 20–30 mm yr− 1. Điều này làm giảm vận tốc từ biến dạng đàn hồi
liên quan với quá trình kết cặp dọc theo các đoạn bị khoá của đứt gãy Philippine.
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
179
Hình 5.9: Bản đồ các vector vận tốc GPS quan sát được, với các elip sai số 95% tương ứng.
Vận tốc được thể hiện so với trạm MMA8 ở (trên khối CLUZ). Gerald Galgana và nnk,.
(2007) [68]
Hình 5.10: Bản đồ các vector vận tốc GPS quan sát được, với các elip sai số 95% tương ứng.
Vận tốc được thể hiện so với SUND. Gerald Galgana và nnk,. (2007) [68]
180
Phan Tr ọng Trịnh
Ở Đài Loan hiện đang triển khai hệ thống đo gia tốc rung động và hàng trăm trạm đo
GPS liên tục cùng với hàng trăm trạm địa chấn băng thông rộng được sự trợ giúp của Nhật
Bản (JICA) và Cộng đồng chung Châu Âu. Theo Shui-Beih Yu và nnk (1996) [273b] thì
trong chu kỳ 1990-1995, mạng lưới 131 trạm đo GPS của Đài Loan đã tiến hành được từ 4-6
chiến dịch đo lặp. Kết quả đã tính được tốc độ chuyển dịch khu vực phía nam Đài Loan vào
khoảng từ 56-82mm/năm và phía bắc vào khoảng 30mm/năm.
Hình 5.11: Trường vận tốc GPS Đài Loan đối với khu vực Paisha (trạm S01R) (Ya-Ju Hsu và
nnk., 2009)[93]
Tiếp đến Ya-Ju Hsu và nnk., (2009) [93] cũng bằng việc tính toán dữ liệu GPS của
195 trạm chiến dịch và 17 trạm liên tục từ năm 1993-1999 do Viện Khoa học Trái đất (IES),
Bộ Nội vụ (MOI-Ministry of the Interior) và các Viện khoa học khác thu thập. Hầu hết các
trạm chiến dịch được đo lặp ít nhất là 5 lần trong suốt chu kỳ 1993-1999. Các dữ liệu được xử
lý bằng phần mềm BERNESSE 4.2 với khung tham chiếu là ITRF 97. Kết quả (so với trạm
GPS liên tục S01R) cho thấy hầu hết khu vực phía bắc Đài Loan có tốc độ nhỏ hơn 5mm/năm,
~25mm/năm ở khu vực trung tâm và lên tới ~40mm/năm ở khu vực phía nam Đài Loan (Hình
5.11).
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
181
Tại Indonesia, đã từ lâu các nhà khoa học của Mỹ, Anh, Pháp, Đức đã quan tâm
nghiên chuyển động kiến tạo trẻ. Các nghiên cứu của Mỹ tập trung vào đo GPS và các ám tiêu
san hô để suy ra tốc độ nâng hay lún hạ của vùng liên quan tới đới hút chìm, từ đó suy ra tốc
độ hút chìm của mảng Ấn - Úc vào mảng Âu -Á. Đáng lưu ý là công trình của Bock và nnk.,
(2003) [25], bằng việc tổng hợp các kết quả đo GPS từ năm 1991 đến năm 2001, với hơn 150
trạm đo trên khắp lãnh thổ Indonesia và được xử lý trong Hệ quy chiếu toàn cầu ITRF 2000
bởi phần mềm GAMIT 9.94 (King and Bock, 2000) [103] và GLOBK/GLORG 5.0. Kết quả
thể hiện kiến tạo khu vực Indonesia bị chi phối bởi sự tương tác của bốn khối quay rời rạc bao
gồm các khu vực quan trọng: Sunda Shilf, nam Banda, khu vực đầu chim New Guine và đông
Sulawesi. Khối Sunda Shilf (SSH), chuyển động ước tính đạt 6±3mm/năm theo hướng đông
nam đối với mảng Âu Á. Khối nam Banda chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ đối với
cả khối SSH và mảng Australia, kết quả là chuyển động dọc máng Timo với tốc độ
15±8mm/năm và 60±3mm/năm dọc biển Flores. Nam New Guine là một phần của mảng
Australia, từ đó khối Bird’S Head (BHB) chuyển động nhanh chóng theo hướng tây tây nam,
hút chìm xuống dưới máng Seram. Khối đông Sulawesi chuyển động quay theo chiều kim
đồng hồ gần với trục đối với khối Sunda Shilf, do đó chuyển hướng từ Đông-Tây rút ngắn
giữa Thái Bình Dương và mảng Á-Âu thành hướng bắc-nam rút ngắn qua rãnh Bắc Sulawesi.
Ngoại trừ thềm Sunda, các khối vỏ đều đang trải qua biến dạng nội bộ đáng kể. Về phương
diện này, lớp vỏ chuyển động ở những vùng không phù hợp với mô hình kiến tạo vi mảng.
(Hình 5.12).
Hình 5.12: Sơ đồ trường vận tốc khu vực Indonesia theo tài liệu GPS
(Bock và nnk., 2003) [25]
Ở Thái Lan nhiều nghiên cứu cho rằng bán đảo Đông Dương thuộc khối Sunda, nhưng
ranh giới phía bắc của nó là chưa rõ ràng. Vì vậy 6 trạm GPS được xây dựng kiên cố tại Thái
Lan và bắt đầu tiến hành quan sát từ tháng 3 năm 1998 để làm sáng tỏ vấn đề trên (Iwakuni và
nnk., 2004) [99]. Hầu hết 6 trạm trên được đo lặp trên 3 lần từ năm 1998 đến năm 2001 và
được xử lý bằng phần mềm GIPSY trong hệ quy chiếu toàn cầu ITRF 2000, theo quỹ đạo
chính xác của IGS và sử dụng chiến lược PPP (precise-point-positioning) cùng với 10 trạm
IGS quốc tế: Guam (GUAM), Bangalore (IIS1), Irkutsk (IRKT), Kitab (KIT3), Krasnoyarsk
(KSTU), Almaty (SELE), Shanghai (SHAO), Tsukuba (TSKB), Usuda (USUD), và Xian
182
Phan Tr ọng Trịnh
(XIAN) cũng được thu dữ liệu vào cùng thời gian. Kết quả thể hiện hầu hết các trạm có tốc độ
chuyển dịch theo hướng đông vào khoảng 31-35mm/năm (Hình 5.13). Các kết quả của
Makiko Iwakuni và nnk., (2004) [99], Michel và nnk., (2001) [140] đều thể hiện các véc tơ
chuyển động ở Thái Lan và khu vực lân cận thuộc bán đảo Đông Dương hầu hết có cùng
phương song song với nhau và độ lớn gần như tương đồng thể hiện sự biến dạng trên bán đảo
Đông Dương là rất nhỏ và nó được cho là nằm trong khối Sunda và Thái Lan là một phần của
khối Sunda đó.
Hình 5.13: Trường vận tốc GPS ở Thái Lan trong hệ tham chiếu ITRF 2000
(Makiko Iwakuni và nnk., 2004) [99]
Ở Việt Nam, thông qua đề án GEODYSSEA, công nghệ GPS lần đầu tiên đã được
ứng dụng vào nghiên cứu địa động lực ở nước ta từ những năm 90. Tham gia vào đề án này,
đại diện cho phía Việt Nam là Viện Địa chất thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Kết quả của Đề án đã đưa ra những nét khái quát về độ lớn và hướng của các vector chuyển
dịch kiến tạo hiện đại của lãnh thổ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu cũng như trong khu vực
thông qua 3 chu kỳ đo GPS (Hình 5.2).
Bằng những kiến thức và kinh nghiệm thực tế có được khi tham gia đề án
GEODYSSEA, các nhà khoa học Việt Nam (nhóm của PGS.TS. Trần Đình Tô, TS. Vy Quốc
Hải, TS. Dương Chí Công,…) tiếp tục kế thừa và phát triển việc ứng dụng công nghệ GPS
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
183
vào nghiên cứu chi tiết các quá trình địa động lực hiện đại cho các đứt gãy thuộc các khu vực
khác nhau của lãnh thổ nước ta. Kết quả đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới các sơ đồ
GPS như lưới GPS Lai Châu, lưới GPS Sơn La, lưới GPS Thác Bà, lưới GPS Tam Đảo - Ba
Vì...
Việc xử lý dữ liệu và tính toán đo lặp nhiều chu kỳ khác nhau ở trên các mạng lưới
này đã thu được nhiều kết quả đáng trân trọng về tốc độ và hướng chuyển dịch của nhiều đứt
gãy thuộc lãnh thổ nước ta, từ đó góp phần giải thích nguyên nhân của nhiều dạng tai biến đi
kèm. Đáng lưu ý là trong công trình “Tiếp tục quan trắc và nâng cao độ chính xác, xác định
chuyển dịch Đới đứt gãy Sông Hồng bằng công nghệ GPS” của TS.Vy Quốc Hải (Chủ nhiệm)
[256]. Công trình đã tiến hành đo lặp lại thêm được 2 chu kỳ năm 2006 và 2007 kết hợp với
dữ liệu các đợt đo trước (trên 10 năm) của lưới GPS Thác Bà. Các dữ liệu được xử lý bằng 2
phần mềm là GPSurvey 2.35 và BERNESSE 4.2 trong hệ quy chiếu toàn cầu ITRF 2000. Một
trong những các kết quả của đề án là đã tính được tốc độ chuyển dịch tuyệt đối của khu vực
dọc Đới đứt gãy Sông Hồng (đại diện là điểm HUN1) đang chuyển động về hướng đông 33.9
± 0.9mm/năm, chuyển động theo hướng nam với tốc độ 12.6 ± 0.6mm/năm.
Ngoài các công trình của các nhà khoa học Viện Địa chất, công nghệ GPS cũng đã
được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu của các Trung tâm, các trường Đại học và các Viện
nghiên cứu khác như Viện Công nghệ Địa chính, Viện Vật lý Địa cầu, Trung tâm Viễn thám,
Trung tâm Trắc địa Ảnh - Bản đồ, Trường Địa học Mỏ - Địa chất,... và cũng đã thu được
nhiều kết quả quan trọng có ý nghĩa trong khoa học và thực tiễn. Đặc biệt trong đề tài “Xây
dựng hệ thống các điểm trắc địa sử dụng công nghệ GPS độ chính xác cao trong việc quan
trắc biến dạng lớp vỏ Trái đất và cảnh báo thiên tai tại khu vực Việt Nam” do KS. Nguyễn
Tuấn Anh làm chủ nhiệm đã xây dựng được mạng lưới 11 trạm đo GPS ở khu vực Hà Nội và
lân cận. Từ đó đã tiến hành đo, xử lý và tính toán dữ liệu GPS của các trạm này trong 2 năm
2005 và 2006. Kết quả cho thấy, hầu hết các trạm đang bị chuyển dịch về phía đông nam với
tốc độ từ 2,2 đến 3,2 cm/năm.
5.1.2. Đo đạc chuyển động hiện đại vùng Biển Đông bằng GPS
Nội dung nghiên cứu chuyển động hiện đại bằng công nghệ GPS bao gồm (1) thiết lập
trên vùng nghiên cứu một lưới các điểm quan trắc – trong văn liệu nước ta gọi là lưới GPS địa
động, (2) tiến hành đo đạc theo từng thời gian (chu kỳ đo), (3) tiến hành xử lý số liệu các chu
kỳ đo để tính biên độ hoặc vận tốc chuyển động hiện đại khu vực nghiên cứu.
Xây dựng lưới GPS Biển Đông
Việc xây dựng và đo đạc lưới GPS địa động vốn dĩ là phức tạp và khó khăn, nay cần
tiến hành trên Biển Đông thì độ khó lại càng tăng thêm. Sơ đồ lưới thích hợp nhất là lưới sẽ
bao gồm các điểm nằm trên một số đảo trên biển và các điểm nằm trên lục địa Việt Nam và
một số nước bao quanh.
Nhiệm vụ đầu tiên là lựa chọn bố trí các điểm trên Biển Đông. Đã bố trí ba điểm sau:
- Điểm Bạch Long Vĩ, ký hiệu là BLV1 (Hình 5.14), được bố trí trên nóc một lô cốt bê
tông kiên cố trên đảo Bạch Long Vĩ, huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng.
Điểm mốc này có độ thông thoáng tốt, xa các vật cản tín hiệu vệ tinh;
- Điểm Song Tử Tây, ký hiệu là STT1 (Hình 5.15), được bố trí trên nóc một lô cốt bê
tông kiên cố trên đảo Song Tử Tây, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Điểm này
cũng đảm bảo tốt các điều kiện cho việc thu tín hiệu vệ tinh;
- Điểm Côn Đảo, ký hiệu là CDA1 (Hình 5.16), được đặt trên đảo Côn Đảo, thuộc
huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Mốc được gắn vào đá gốc rắn chắc, trên một doi
bờ cao hơn mặt nước biển khoảng 4 m, có độ thông thoáng ba phía lý tưởng, trừ phía tây bị
đồi chắn nhưng cũng đảm bảo góc ngưỡng không trên 20 0.
184
Phan Tr ọng Trịnh
Hình 5.14: Điểm đo GPS trên đảo Bạch Long
Vĩ (BLV1)
Hình 5.15: Điểm đo GPS trên đảo Song Tử
Tây (STT1)
Hình 5.16: Điểm đo GPS trên đảo Côn Đảo
(CDA1)
Hình 5.17: Điểm đo GPS tại Đồng Hới,
Quảng Bình (DOHO)
Để kết nối với ba điểm này ở phía bắc, đông và nam, có thể chọn các điểm đo thường
trực thuộc lưới IGS, chẳng hạn điểm TSKB (Nhật Bản), DAEJ (Hàn Quốc), WUHN (Vũ Hán,
Trung Quốc), KUNM (Côn Minh, Trung Quốc), TNML hoặc TCMS (Đài Loan), PIMO
(Quezon, Philipin), BAKO (Cibinong, Indonexia) và NTUS (Singapore).
Ở phía tây Biển Đông, các điểm dĩ nhiên sẽ chọn bố trí tại một số địa điểm trên lục địa
nước ta. Từ 2002, Viện Địa chất đã lắp đặt một trạm thu thường trực trên nóc nhà 5 tầng của
Viện, thiết bị gồm 1 máy thu hai tần số Trimble 4000 SSE và ăng ten Compact L1/L2 gắn
vành chống phản xạ. Tên điểm đo được gọi là LANG. Từ 2007, Viện Vật lý địa cầu cũng đã
lắp đặt 3 điểm đo với các máy thu hai tần số của hãng Novatel tại Hà Nội, Huế (tên điểm là
HUES) và Thành phố Hồ Chí Minh (tên điểm đo là HOCM). Tại HUES được lắp đặt máy thu
NOV OEM4-G2 và ăng ten NOV 503+CR; tại HOCM: máy thu NOV OEM-G2 với ăng ten
NOV 533+CR. Các máy thu trên vận hành khá ổn định và cung cấp số liệu đo hàng ngày với
tần suất ghi 30 giây. Ngoài 3 trạm thu thường trực LANG, HUES, HOCM, đã bố trí thêm một
điểm, ký hiệu là DOHO (Hình 5.17), trong khuôn viên Trạm Nghiên cứu đa ngành Tài
nguyên và Môi trường Miền Trung của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đặt tại
Đồng Hới, Quảng Bình.
Để kết nối với các điểm trên lãnh thổ Việt Nam này, có thể chọn các điểm IGS sau: ở
phía bắc là LHAZ (Tây Tạng, Trung Quốc), KIT3 (Kitab, Tagijkistant), ở phía tây là IISC và
HYDE (Ấn Độ) và nam là COCO, DARW (Darwin, Australia).
Lưới GPS Biển Đông – tên gọi nhằm nhấn mạnh địa bàn nghiên cứu – đã được hình
thành như vậy. Lưới gồm 3 điểm đo liên tục tại Việt Nam (LANG, HUES và HOCM), 4 điểm
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
185
đo chu kỳ (DOHO, BLV1, STT1, CDA1) và kết nối với một số điểm IGS đã nói tới ở trên. Để
phân biệt với các điểm lưới IGS, các điểm tại Việt Nam là LANG, HUES, HOCM, DOHO,
BLV1, STT1 và CDA1 được gọi là điểm địa phương. Sơ đồ vị trí các điểm lưới GPS Biển
Đông được giới thiệu trên Hình 5.18.
Điểm đo GPS Biển Đông
Điểm IGS
Hình 5.18: Sơ đồ lưới GPS Biển Đông. Kết quả của đề tài KC.09.11/06-10.
Xét về quy mô, lưới GPS Biển Đông thuộc lưới khu vực. Khoảng cách trung bình giữa
hai điểm liền kề khoảng 500 km. Sự phân bố của các điểm lưới là khá hợp lý đáp ứng mục
tiêu nghiên cứu.
Xét về cách thức, tuy lưới này là sự kết hợp giữa các điểm đo thường trực với các
điểm đo chu kỳ, song chỉ nên xếp nó là lưới các điểm đo chu kỳ, vì tại các điểm thường trực,
ta không có đầy đủ số liệu đo liên tục mà chỉ có số liệu đo đồng thời gian với các ngày đo các
điểm chu kỳ. Đây là cơ sở để đề xuất chương trình đo từng chu kỳ.
Đo lưới GPS Biển Đông
Trước khi tiến hành đo lưới, đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp những nội dung liên
quan đến tổ chức đo đạc như chọn độ dài và số lượng ca đo trên mỗi điểm, chọn thiết bị đo,
đề xuất quy trình đo tại mỗi điểm và chương trình đo lưới.
186
Phan Tr ọng Trịnh
Xét trên các điều kiện cụ thể của lưới GPS Biển Đông, ba chu kỳ đo được thực hiện
vào tháng 4 năm 2007, tháng 4 năm 2008 và tháng 4 năm 2009 với các lựa chọn sau đây:
a) Thiết bị đo: ba bộ máy thu hai tần số Trimble 4000 SSi và ăng ten Compact L1/L2
gắn vành chống phản xạ (Ground Plane).
b) Các thông số cài đặt máy thu: tần suất ghi tín hiệu 30 giây, góc ngưỡng cao 10 độ,
số vệ tinh tối thiểu 3.
c) Độ dài ca đo 23 giờ 30 phút, bắt đầu từ 7 h 05’ sáng và kết thúc vào 6h35’ sáng
hôm sau (giờ Việt Nam) để trút số liệu và kiểm tra lại độ cao ăng ten trước khi
khởi động ca đo tiếp theo.
d) Số lượng ca đo tại mỗi điểm: 7 - 9 ca.
Lịch đo từng chu kỳ được giới thiệu tương ứng trên Bảng 5.2, Bảng 5.3 và Bảng 5.3
dưới đây.
Ngày GPS
127
128
129
130
131
132
133
134
135
DOHO
149
150
151
152
153
154
155
156
157
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Ngày GPS
107
108
109
110
111
112
112
114
115
DOHO
125
126
127
x
x
x
Bảng 5.2: Lịch đo chu kỳ 2007
BLV1
STT1
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
CDA1
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Bảng 5.3: Lịch đo chu kỳ 2008
BLV1
STT1
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
CDA1
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
128
129
130
131
x
x
x
x
Ngày GPS
096
097
098
099
100
101
102
103
DOHO
113
114
115
116
117
118
119
x
x
x
x
x
x
x
Bảng 5.4: Lịch đo chu kỳ 2009
BLV1
STT1
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
187
CDA1
x
x
x
x
x
x
x
x
Bảo đảm được lịch đo như trên là một nỗ lực rất lớn trong điều kiện cụ thể hiện có.
Trong thời gian đo, tất cả các máy thu hoạt động bình thường. Thời tiết tương đối tốt tuy có
mưa. Số lượng và chất lượng số liệu đo tại tất cả bốn điểm đảm bảo để tiến hành xử lý.
Xử lý số liệu và kết quả đo GPS lưới Biển Đông
Công việc đầu tiên cần phải làm là chuẩn bị số liệu để đưa vào phần mềm, bao gồm
các nhiệm vụ cụ thể sau:
(1) Chuyển đổi số liệu đo từng ca đo tại các điểm địa phương sang dạng RINEX,
kiểm tra và riêng đối với hai điểm HUES và HOCM chỉnh lý các sai sót về tên
điểm, tên máy thu và ăng ten theo chuẩn IGS, tính chuyển độ cao nghiên ăng ten
về độ cao đứng (đối với bốn điểm DOHO, BLV1, STT1, CDA1) và chỉnh lý lại
trong tệp RINEX.
(2) Thu thập từ Internet các tệp toạ độ chính xác vệ tinh .sp3 của IGS của tất cả
những ngày đo trên lưới địa phương.
(3) Thu thập từ Internet các tệp thông tin đạo hàng BRDC của IGS của tất cả những
ngày đo trên lưới địa phương.
(4) Thu thập số liệu đo tại các điểm IGS đã lựa chọn vào các ngày đo trên lưới địa
phương.
Nhiệm vụ kế tiếp là cập nhật các thông tin cần thiết tương ứng với thời gian đo chu kỳ,
tên máy thu, ăng ten được sử dụng tại các điểm địa phương vào các phần mềm.
Nhằm đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cần thiết, số liệu đã chuẩn bị trên được
chúng tôi xử lý độc lập theo 4 nhóm khác nhau (Bảng 5.5) bằng hai phần mềm được ưu tiên
lựa chọn trong các ứng dụng GPS nghiên cứu địa động lực là BERNESE và
GAMIT/GLOBK. Với tính toán trên BERNESE 4.2, giả thiết các giá trị chuyển dịch tại các
điểm IGS coi như đã biết, sai số coi như bằng không. Nói cách khác trong quá trình tính toán
các điểm IGS coi như cố định (Fixed) với tốc độ đã biết. Các chuyển dịch thẳng đứng tại các
188
Phan Tr ọng Trịnh
điểm coi như bằng không. Sai số sẽ dồn hết cho các điểm cần tính như BLV1, LANG, STT1,
v. v..
Các tính toán trên GAMIT và trên BERNESE 5.0 của Viện Địa chất – Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam (VĐC) và Viện Địa chất và Hạt nhân New Zeland (GNS) đều dàn sai
số cho cả các tram IGS và các trạm đo tại Việt Nam. Nói cách khác tại các điểm đo IGS khớp
nối với các trạm đo Việt Nam theo “Constraint” chứ không phải khớp cố định (Fixed) (Bảng
5.5). Mỗi điểm đo được lần lượt trình bày kết quả tính theo phần mềm BERNESE 4.2,
GAMIT, BERNESE 5.0 do Viện Địa chất và Hạt nhân New Zealand thực hiện (GNS),
BERNESE 5.0 do Viện Địa chất-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện (VĐC).
Kết quả này có sai lệch nhẹ với kết quả sơ bộ trước đây, có bổ sung thêm số liệu của các trạm
Đồng Hới, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh (Phan Trọng Trịnh và nnk., 2009) (Bảng 5.5 và
Hình 5.21).
Bảng 5.5: Sai số danh nghĩa thành phần toạ độ chu kỳ (theo BERNESE 4.2)
Chu kỳ 2007
Chu kỳ 2009
Điểm đo
Sai số độ
Sai số độ Sai số độ Sai số độ
Sai số độ
Sai số độ
vĩ [mm]
kinh [mm] cao [mm]
vĩ [mm]
kinh [mm] cao [mm]
BLV1
1,8
4,4
5,2
3,8
3,8
5,8
CDA1
2,7
3,2
9,5
2,0
5,0
7,7
STT1
2,0
6,6
10,6
1,7
4,0
6,8
DOHO
5,9
3,6
10,4
1,9
3,6
12,1
LANG
2,0
3,6
11,8
1,5
4,9
9,5
HUES
6,3
3,7
9,4
2,2
6,9
9,1
HOCM
2,4
3,3
10,2
3,1
3,9
16,0
Cả bốn nhóm cùng sử dụng số liệu đo như nhau tại 7 điểm địa phương, toạ độ chính
xác vệ tinh .sp3 từ IGS, cùng sử dụng toạ độ trong ITRF05 của các điểm IGS lựa chọn để
định nghĩa hệ quy chiếu và cùng tính vận tốc chuyển động tuyệt đối tại các điểm trong
ITRF05.
Xét dưới góc độ xử lý, có hai khác biệt giữa 4 nhóm xử lý, đó là (1) số lượng điểm
IGS kết nối vào xử lý với điểm địa phương và (2) cách thức ràng buộc các điểm IGS trong các
bước xử lý. Cụ thể:
Nhóm tính toán trên GAMIT kết nối với 12 điểm IGS (BAKO/COCO, DAEJ, DARW,
GUAM, IISC/HYDE, KIT3, KUNM, LHAZ, NTUS, PIMO, TNML, TSKB, WUHN). Trong
bước xử lý 1 và 2, các điểm IGS trên được nhận làm các điểm tựa nhưng toạ độ của nó được
phép biến động trong một miền giá trị giới hạn, chẳng hạn ở bước 1 là 10 m, còn ở bước 2 là
1m. Đến bước cuối tính vận tốc chuyển động mới ràng buộc chặt toạ độ (< 10 mm) và vận tốc
(< 5mm/năm) của các điểm IGS trong ITRF05.
Trong khi đó, nhóm tính toán trên BERNESE 4.2 kết nối với 6 điểm IGS (BAKO,
COCO, KUNM, PIMO, TNML, WUHN) và trong cả ba bước xử lý đã cố định toạ độ cả 6
điểm IGS này, nghĩa là giữ nguyên toạ độ điểm ứng với thời gian giữa chu kỳ đo nhận từ IGS
và coi toạ độ này không có sai số. Toạ độ ca đo, toạ độ chu kỳ của điểm địa phương được tính
theo toạ độ các điểm IGS này.
Hai nhóm tính toán sử dụng BERNESE 5.0 của Viện Địa chất và Hạt nhân New
Zealand (GNS) kết nối với 12 điểm IGS (BAKO, COCO, KUNM, TCMS, GUAM, HYDE,
LHAZ, PIMO) và của Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VĐC) kết nối
với 4 điểm IGS (BAKO, KUNM, PIMO, TCMS hoặc COCO, HYDE, KUNM, PIMO). Cả hai
nhóm này đều áp dụng cách thức ràng buộc các điểm IGS tương tự như nhóm xử lý bởi phần
mềm GAMIT.
Theo yêu cầu chung và cũng theo kinh nghiệm, số lượng điểm IGS kết nối trong xử lý
với lưới GPS địa phương nhìn chung càng nhiều càng tốt, song 4 điểm là đủ, điều quan trọng
là lựa chọn được các điểm chất lượng tốt.
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
189
Cả hai cách tính (ràng buộc các điểm IGS) trên đều có cơ sở lý thuyết đúng và đều
được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu chuyển động hiện đại. Và đối với lưới GPS Biển
Đông với 7-9 ca đo 24 giờ mỗi chu kỳ, ảnh hưởng ràng buộc các điểm IGS là không đáng kể,
nhất là với ITRF05 đã xác định toạ độ thành phần và vận tốc thành phần điểm IGS với sai số
tương ứng 2-3 mm và <1 mm/năm. Thực tế đối sánh kết quả tính toán từ ba nhóm đã đạt được
là minh chứng cho quan điểm này.
Công việc xử lý của từng nhóm đều thực hiện theo ba bước sau:
Bước 1: xử lý số liệu từng ca đo tại các điểm địa phương và các điểm IGS.
Với chu kỳ đo 2007, đã xử lý riêng biệt số liệu 18 ca đo tại các điểm địa phương kết
hợp với số liệu đo tại các điểm IGS đã được lựa chọn. Đối với mỗi ca đo, phần mềm sẽ cung
cấp tệp kết quả tính toạ độ các điểm lưới ứng với thời gian trung bình của ngày đo. Trong quá
trình xử lý ca đo này, phần mềm hiệu chỉnh ảnh hưởng của các tham số khí tượng, môi trường
điện ly, địa triều, thuỷ triều, tìm và loại bỏ các đoạn số liệu đo kém chất lượng, sửa chữa ảnh
hưởng trượt chu kỳ, ảnh hưởng đa đường dẫn,v.v.. Tóm lại, lời giải toạ độ ca đo là sản phẩm
tốt nhất mà phần mềm có thể cung cấp từ dữ liệu đo. Phần mềm đồng thời cung cấp một số
thông báo khác để người xử lý rút ra kết luận lời giải nhận được đã đạt chuẩn hay chưa. Lời
giải chỉ được chấp nhận khi đã đạt chuẩn. Trong trường hợp lời giải chưa đạt chuẩn, phải tiến
hành xử lý lại ca đo với việc điều chỉnh một số lựa chọn trên cơ sở xem xét các thông báo của
phần mềm trong các tệp kết quả ca đo.
Đối với số liệu đo năm 2008 và 2009, đã xử lý 15 ca đo. Quá trình xử lý ca đo giống
như đã nói ở trên.
Quá trình xử lý các ca đo nhìn chung suôn sẻ. Việc phải xử lý lại rất ít. Giải pháp khắc
phục cuối cùng trong những trường hợp này là loại bỏ điểm có số liệu đo xấu hoặc quá ít
trong ca đo đó. Nhận xét sơ bộ là số liệu đo 2007 cung cấp các lời giải chính xác hơn. Tất cả
các ca đo của hai chu kỳ đo cuối cùng đều đã cung cấp lời giải đạt chuẩn để đưa vào xử lý
bước tiếp theo.
Trong quá trình xử lý ca đo, GAMIT/GLOBK cung cấp hai loại lời giải toạ độ là lời
giải tự do (bias-free) và lời giải cố định (bias-fixed). Thông thường loại lời giải cố định chính
xác hơn. Song trong một số trường hợp, lại xẩy ra điều ngược lại. Cho nên, việc đầu tiên phải
làm là lựa chọn loại lời giải nào để đưa vào tính toạ độ điểm chu kỳ. GAMIT/GLOBK cung
cấp công cụ để tính tham số gọi là độ lặp lại (repeatability) – là độ lệch giữa toạ độ điểm từng
ca đo so với toạ độ trung bình điểm của chu kỳ. Đây là nguồn thông tin quan trọng để đánh
giá chất lượng kết quả tính toạ độ điểm ca đo. Phần mềm tổng hợp hiển thị sự phân tán của độ
lệch này cho từng chu kỳ đo và trên cơ sở đó xác định sai số trung phương trọng số (WRMS)
thành phần toạ độ trung bình của chu kỳ. Dưới đây là hai minh hoạ cho kết quả xử lý số liệu
chu kỳ 2007 (Hình 5.19) và chu kỳ 2009 (Hình 5.20).
Hình 5.19: Biểu đồ sai số trung phương thành phần toạ độ của lời giải tự do và lời giải cố
định của tất cả các ngày đo chu kỳ 2007 (Tính theo GAMIT). Kết quả của đề tài KC.09.11/06
190
Phan Tr ọng Trịnh
Hình 5.20: Biểu đồ sai số trung phương thành phần toạ độ của lời giải tự do và lời giải cố định
của tất cả các ngày đo chu kỳ 2009 (Tính theo GAMIT). Kết quả của đề tài KC.09.11/06-10.
Bước 2: xử lý kết hợp kết quả tính cả các ca đo trong từng chu kỳ.
Nhiệm vụ của bước xử lý này là kết hợp lời giải riêng lẻ của từng ca đo trong mỗi chu
kỳ để tính toạ độ điểm trong một hệ toạ độ chung, đại diện cho vị trí điểm của chu kỳ ứng với
thời điểm giữa chu kỳ đo cùng với sai số trung phương toạ độ. Sai số trung phương thành
phần toạ độ nhìn chung phải là số đo chất lượng của lời giải toạ độ điểm chu kỳ, song về giá
trị sai số nhận được cũng có sự khác biệt giữa phần mềm BERNESE và phần mềm
GAMIT/GLOBK.
GAMIT/GLOBK lấy đầu vào là các lời giải cố định của tất cả các ca đo của chu kỳ để
tính toạ độ điểm trung bình của chu kỳ và sai số toạ độ tương ứng. Lúc này các điểm IGS phù
hợp nhất được lựa chọn làm các điểm tựa để tạo nên hệ toạ độ chung cho chu kỳ đo. Tiêu
chuẩn lựa chọn là độ phù hợp toạ độ thành phần trong khoảng 5-10mm cũng như số lượng
điểm IGS được chọn (tối thiểu là 5) và phân bố của chúng so với các điểm địa phương. Trong
hệ toạ độ chung này, qua bình sai tự do các trị đo của tất các ca đo trong chu kỳ, toạ độ điểm
đại diện cho chu kỳ ứng với thời điểm giữa chu kỳ đo được xác định. Như vậy, với bước xử lý
1, ta nhận được toạ độ điểm ca đo - mỗi ca đo là một tệp toạ độ trong một hệ riêng tuy khác
nhau không đáng kể. Với bước xử lý 2, ta nhận được toạ độ điểm chu kỳ trong một hệ duy
nhất.
Phần mềm còn cho phép xác định đường làm trơn biểu thị sai số trung phương trọng
số của thành phần độ vĩ (N-S WRMS), độ kinh (E-W WRMS), độ cao (U-D WRMS) và sai số
đo chiều dài cạnh (Length WRMS) trong mối liên quan đến chiều dài cạnh đo (Baseline
Length) của chu kỳ 2007 (Hình 5.21) và chu kỳ 2009 (Hình 5.22).
Có thể nhận thấy, sai số trung phương thành phần độ vĩ và độ kinh tương tự nhau và
đạt khoảng 3,5 mm, trong khi sai số độ cao lớn gấp 3 lần, khoảng 9,3 mm.
Đối với số liệu đo 2009, sai số trung phương thành phần độ vĩ đạt 3,5 mm, độ kinh đạt
trong khoảng 7,0 mm, sai số độ cao khoảng 8,1 mm. Như vậy so với số liệu đo 2007, chỉ có
thành phần độ kinh là kém chính xác hơn.
Phần mềm BERNESE cung cấp các thành phần toạ độ điểm của chu kỳ trên cơ sở độ lặp lại.
Kết quả xử lý bằng BERNESE 4.2 được giới thiệu trên Bảng 5.5 và bằng BERNESE 5.0 được
giới thiệu ở Bảng 5.6.
Phần mềm cũng khái quát sai số thành phần toạ độ điểm của chu kỳ như sau:
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
191
Đối với số liệu đo chu kỳ 07 sai số độ vĩ là 2,3 mm, độ kinh là 3,0 mm và độ cao là
6,7 mm.
Đối với chu kỳ 09, sai số độ vĩ là 2 mm, sai số độ kinh là 3,3 mm và độ cao là sai số
6,6 mm.
Có thể nhận xét rằng, các giá trị sai số trung phương thành phần tọa độ điểm do
GAMIT/GLOBK cung cấp và do phần mềm BERNESE cấp có độ chính xác tương tự nhau.
Hình 5.21: Biểu đồ sai số thành phần toạ độ và sai số đo cạnh theo số liệu đo 2007 (Tính theo
GAMIT). Kết quả của đề tài KC.09.11/06-10.
Bước 3: tính vận tốc chuyển dịch tuyệt đối trong ITRF05 cùng sai số trung phương
vận tốc từ kết quả xử lý ba chu kỳ đo 2007, 2008 và 2009.
Hình 5.22: Biểu đồ sai số thành phần toạ độ và sai số đo cạnh theo số liệu đo 2009 (Tính theo
GAMIT). Kết quả của đề tài KC.09.11/06-10.
192
Phan Tr ọng Trịnh
Bảng 5.6: Sai số danh nghĩa thành phần toạ độ chu kỳ (theo BERNESE 5.0)
Điểm đo
BLV1
CDA1
STT1
DOHO
LANG
HUES
HOCM
Sai số độ
vĩ [mm]
2,0
1,6
1,0
1,2
1,8
0,3
3,5
Chu kỳ 2007
Sai số độ Sai số độ
kinh [mm] cao [mm]
3,7
3,2
2,4
0,4
0,9
11,0
4,9
9,5
4,7
11,0
2,5
3,7
0,6
5,1
Sai số độ
vĩ [mm]
2,7
2,9
3,5
0,3
2,9
3,9
6,0
Chu kỳ 2009
Sai số độ
Sai số độ
kinh [mm]
vĩ [mm]
1,0
20,9
3,9
4,5
5,7
14,4
0,3
2,1
4,3
7,2
3,1
13,9
5,2
15,1
Với khoảng thời gian quan trắc đúng một năm một, nên chúng tôi ưu tiên đánh giá vận
tốc chuyển động tuyệt đối. Lúc này khung quy chiếu được áp dụng vào tính toán. Khung quy
chiếu được tạo bởi toạ độ và vận tốc chuyển động của các điểm IGS đã được chọn (do IGS
cung cấp). Đã áp dụng hai cách ràng buộc. Nhóm tính toán trên BERNESE 4.2 áp dụng ràng
buộc chặt (fixed) các điểm IGS đã chọn, nghĩa là giữ nguyên toạ độ và vận tốc của chúng
trong quá trình tính vận tốc cho các điểm địa phương (thực tế, để bảo đảm độ ổn định tính
toán, cho phép du di thành phần toạ độ và vận tốc trong khoảng 0,1 mm) và chỉ tính đến hai
thành phần vận tốc chuyển động bằng. Nhóm tính toán trên GAMIT/GLOBK (Trần Đình Tô)
và BERNESE 5.0 (John Beavan và Ngô Văn Liêm) áp dụng ràng buộc tương đối lỏng
(constraint) các điểm IGS đã chọn, nghĩa là vẫn cho phép chúng thay đổi cả toạ độ và vận tốc
(so với giá trị chính xác do IGS cung cấp) trong một miền giá trị hẹp đối với toạ độ và vận tốc
nhưng tuân thủ điều kiện tổng bình phương các trị hiệu chỉnh này phải là tối thiểu. Cách ràng
buộc này sẽ giảm được ảnh hưởng của sai số số liệu gốc (toạ độ và vận tốc các điểm IGS) đến
giá trị vận tốc cần xác định của các điểm địa phương. Tuy nhiên, đối với mục tiêu xác định
vận tốc tuyệt đối, hai sự lựa chọn cách ràng buộc này ảnh hưởng không đáng kể vào kết quả
tính vận tốc.
Kết quả tính vận tốc chuyển dịch bằng tuyệt đối của ba nhóm xử lý được tổng hợp giới
thiệu ở Bảng 5.7 và được thể hiện trên không gian như Hình 5.21.
Nhận xét: So với kết quả đo của Trung Quốc và các nước Châu Á và Thái Bình
Dương, kết quả đo lặp của 3 kỳ đo trong khoảng thời gian 2007-2009 của chúng tôi là tương
đối ngắn, tuy nhiên với sai số nhỏ nên giá trị chuyển dịch tuyệt đối hoàn toàn có ý nghĩa.
Chúng ta đã có thể rút ra một số nhận xét về đặc điểm biến dạng của Biển Đông Việt Nam:
- Tiếp tục với xu thế chuyển dịch về phía đông - đông nam đã quan sát thấy trên đất
liền của Việt Nam, chúng ta quan sát thấy toàn bộ các trạm đo GPS đều chuyển dịch về phía
đông - đông nam. Kết quả trên cũng phù hợp với quan sát ở đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng
Đông cũng như toàn rìa đông nam Trung Quốc. Điều này cho thấy biến dạng trên Biển Đông
Việt Nam chịu sự chi phối chủ yếu của đụng độ giữa mảng Ấn Úc và mảng Âu Á.
- Sự suy giảm tốc độ chuyển dịch theo hướng từ tây sang đông của các trạm đo GPS
phía bắc (Láng, Bạch Long Vĩ, Hải Nam) cho thấy hiện nay vịnh Bắc Bộ bị biến dạng nén và
chịu xiết ép theo phương á vĩ tuyến hoặc lệch một chút về phía đông đông nam. Trường lực
này không thuận lợi cho hệ thống đứt gãy đang hoạt động tách dãn phương á kinh tuyến và
cũng không thuận lợi cho các đứt gãy trượt bằng phương Tây bắc – Đông Nam. Các hướng
chính và giá trị chính của trục ứng suất - biến dạng sẽ được chúng tôi chính xác hoá ở các chu
kỳ đo sau. Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, tốc độ biến dạng nén tính từ trạm Láng tới trạm
Bạch Long Vĩ đạt giá trị xấp xỉ 10-8 /năm (~10 nano biến dạng/năm).
- Phía bắc Biển Đông đang đóng lại theo phương tây tây bắc - đông đông nam với tốc
độ cỡ 77 mm/năm. Hướng của véc tơ chuyển dịch tại Láng, Bạch Long Vĩ, Hải Nam, Hoàng
Chương 5.Chuyển động kiến tạo h/đại & địa động lực h/đại Biển Đông và k/vực kế cận
193
Sa hầu như ngược với hướng véc tơ chuyển dịch ở PIMO, phản ánh hướng chuyển dịch của
mảng bắc Biển Đông cắm dưới Philippine tại trũng Manila về phía đông đông nam. Sự đóng
lại của biển đông dọc theo đới cuốn chìm Manila có tốc độ không đều nhau phía bắc đảo
Luzon tốc độ chuyển dịch về phía tây bắc là lớn nhất sau giảm nhanh về phía đông nam. Điều
đó chứng tỏ hoạt động của đới cuốn chìm Manila, ranh giới phía đông bắc của khối Sunda khá
phức tạp. Đây là bằng chứng ủng hộ cho tính phân đoạn của đới cuốn chìm Manila.
Bảng 5.7: Kết quả tính vận tốc chuyển động tuyệt đối trong ITRF05. Kết quả của đề tài
KC.09.11/06-10.
T
T
1
2
3
4
5
6
Tên trạm
GPS
BLV1
LANG
DOHO
HUES
STT1
CDA1
Phần mềm xử
lý
BERNESE 4.2
GAMMIT
BERNESE 5.0
(GNS)
BERNESE 5.0
(VĐC)
Trung bình
BERNESE 4.2
GAMMIT
BERNESE 5.0
(GNS)
BERNESE 5.0
(VĐC)
Trung bình
BERNESE 4.2
GAMMIT
BERNESE 5.0
(GNS)
BERNESE 5.0
(VĐC)
Trung bình
BERNESE 4.2
GAMMIT
BERNESE 5.0
(GNS)
Trung bình
BERNESE 4.2
GAMMIT
BERNESE 5.0
(GNS)
BERNESE 5.0
(VĐC)
Trung bình
BERNESE 4.2
GAMMIT
BERNESE 5.0
(GNS)
BERNESE 5.0
(VĐC)
Trung bình
BERNESE 4.2
GAMMIT
Tốc độ chuyển dịch về
phía bắc
Giá trị
Sai số
(mm/năm) (mm/năm)
-15.54
0.15
-14.76
1.58
Tốc độ chuyển dịch về
phía đông
Giá trị
Sai số
(mm/năm) (mm/năm)
30.37
0.17
29.36
1.63
Tốc độ chuyển dịch thẳng
đứng (tham khảo)
Giá trị
Sai số
(mm/năm)
(mm/năm)
0.00
0.02
-0.17
1.95
-14.70
0.20
27.40
0.30
-0.40
0.90
-13.70
0.30
29.50
0.40
11.30
1.30
-14.68
-13.09
-12.43
0.41
0.16
1.58
29.16
41.18
39.47
0.43
0.19
1.63
-0.01
-15.03
0.02
2.24
-12.50
0.20
38.00
0.20
-22.70
0.70
-12.40
0.30
40.20
0.40
-16.40
1.40
-12.61
-7.68
-10.26
0.41
0.17
1.60
39.71
28.21
26.79
0.43
0.20
1.68
-0.01
-2.19
0.03
2.45
-9.10
0.30
24.60
0.40
-15.20
1.50
-8.20
0.70
28.20
0.70
-8.81
-21.82
-20.43
0.45
0.17
1.63
26.95
29.88
30.06
0.47
0.21
1.72
0.00
7.30
0.02
2.80
-19.80
0.20
29.70
0.30
10.10
0.90
-20.68
-11.63
-10.11
0.55
0.15
1.65
29.88
23.46
22.55
0.59
0.19
1.76
0.00
-0.95
0.02
3.37
-10.30
0.30
21.60
0.30
-7.60
1.30
-11.60
0.30
23.10
0.40
6.30
1.40
-10.91
-12.38
-10.76
0.43
0.15
1.63
22.68
22.15
20.85
0.46
0.18
1.70
0.00
-6.06
0.02
2.46
-7.40
0.20
20.40
0.30
-9.70
1.00
-9.80
0.30
21.30
0.40
-7.20
1.50
-10.09
-11.24
-13.46
0.42
0.17
1.65
21.18
22.83
21.50
0.45
0.21
1.76
-0.01
-4.64
0.03
3.07