Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 104 trang )

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU.........................................................................................................5
1.1. Tính cấp thiết của Quy hoạch...........................................................................................5
1.2. Mục tiêu lập quy hoạch......................................................................................................6
1.3. Phạm vi lập quy hoạch .....................................................................................................6
1.4. Các căn cứ pháp lý để lập Quy hoạch ..............................................................................6
1.5. Phương pháp thực hiện......................................................................................................7
1.1.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập số liệu, thông tin.......................................7
1.1.2. Phương pháp kế thừa...............................................................................................................7
1.1.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp............................................................................7
1.1.4. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí...................................................................................7
1.1.5. Phương pháp chuyên gia.........................................................................................................7

Phần 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG NAM..............................................................................................................8
1.6. Các đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Nam.........................................................................8
1.1.6. Vị trí địa lý...............................................................................................................................8
1.1.7. Đặc điểm địa hình....................................................................................................................8
1.1.8. Đặc điểm khí hậu: ...................................................................................................................9
1.1.9. Thủy văn: ..............................................................................................................................10

1.7. Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam..................................................13
1.1.1. Đánh giá hiện trạng kinh tế...................................................................................................14
2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................................14
2.2.1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư................................................................16

1.1.10. Hiện trạng Dân số - Xã hội:.................................................................................................18
1.1.11. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật :.................................................................................22
2.2.2.1. Giao thông:.....................................................................................................................................22
2.2.2.2. Hiện trạng CBKT............................................................................................................................29
2.2.2.3. Hiện trạng cấp nước........................................................................................................................30


2.2.2.4. Hiện trạng cấp điện.........................................................................................................................30
2.2.2.5. Hiện trạng thoát nước thải, quản lý CTR, nghĩa trang .................................................................30

1.1.12. Hiện trạng sử dụng đất:.......................................................................................................31
1.1.13. Đơn vị hành chính: .............................................................................................................32

Phần 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NGHĨA
TRANG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.....................................................34
1.8. Hiện trạng nghĩa trang tại các địa phương....................................................................34
3.1.1. Thực trạng nghĩa trang tại thành phố Tam Kỳ.......................................................................34
3.1.2. Thực trạng nghĩa trang các xã tại thành phố Hội An:...........................................................34
3.1.3. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Núi Thành: ...........................................................35

1


3.1.4. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Thăng Bình: ..........................................................36
3.1.5. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Quế Sơn:...............................................................37
3.1.6. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Duy Xuyên: ...........................................................38
3.1.7. Thực trạng nghĩa trang các xã tại thị xã Điện Bàn: ..............................................................39
3.1.8. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Đại Lộc: ...............................................................40
3.1.9. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Phú Ninh: .............................................................41
3.1.10. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Đông Giang: .......................................................42
3.1.11. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Tây Giang: .........................................................42
3.1.12. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Nam Giang: ........................................................43
3.1.13. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Phước Sơn: .........................................................43
3.1.14. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Hiệp Đức: ...........................................................44
3.1.15. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Nông Sơn: ...........................................................45
3.1.16. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Tiên Phước: ........................................................45
3.1.17. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Bắc Trà My: .......................................................46

3.1.18. Thực trạng nghĩa trang các xã tại huyện Nam Trà My: ......................................................47

1.9. Đánh giá hiện trạng:.........................................................................................................47
1.1.14. Những kết quả đạt được:......................................................................................................47

Phần 4: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI NGHĨA TRANG NHÂN
DÂN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020...........................................................49
1.10. Các quy định đối với quy hoạch, xây dựng nghĩa trang.............................................49
1.1.15. Yêu cầu................................................................................................................................49
4.1.1.1Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng nghĩa trang............................................................................49
4.1.1.2. Việc lựa chọn quy hoạch và xây dựng nghĩa trang phải đảm bảo.................................................49

1.1.16. Xác định các hình thức táng và sử dụng trong nghĩa trang nhân dân..................................50
4.1.2.1. Giai đoạn trước mắt (từ năm 2015 đến năm 2020).........................................................................50
4.1.2.2. Giai đoạn lâu dài (từ năm 2020 trở đi)...........................................................................................50

1.1.17. Phân khu chức năng trong nghĩa trang................................................................................50
1.1.18. Kiến trúc mộ........................................................................................................................51

1.11. Xác định quy mô diện tích nghĩa trang nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh..............51
1.1.19. Phương pháp tính................................................................................................................51
4.2.1.1. Công thức xác định số người chết đến từ năm 2012 đến năm thứ t................................................52
4.2.1.2. Kích thước mộ và huyệt mộ.............................................................................................................52
4.2.1.3. Bố trí giao thông trong nghĩa trang................................................................................................53
4.2.1.4. Nhà quản trang................................................................................................................................53
4.2.1.5. Mật độ sử dụng đất trong nghĩa trang............................................................................................53
4.2.1.6. Diện tích đất nghĩa trang được xác định........................................................................................53

1.1.20. Số liệu tính toán quy hoạch nghĩa trang..............................................................................54
4.2.2.1. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch tại Thành phố Tam Kỳ..................54

4.2.2.2. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại Thành phố Hội An:......55
4.2.2.3. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Núi Thành: .......55
4.2.2.4. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Thăng Bình: .....58
4.2.2.5. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Quế Sơn: ..........61
4.2.2.6. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Duy Xuyên: .......64
4.2.2.7. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại thị xã Điện Bàn: ..........66
4.2.2.8. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Đại Lộc: ...........68

2


4.2.2.9. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Phú Ninh: .........71
4.2.2.10. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Đông Giang: . .73
4.2.2.11. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Tây Giang: .....74
4.2.2.12. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Nam Giang: ....77
4.2.2.13. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Phước Sơn: .....78
4.2.2.14. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Hiệp Đức: .......79
4.2.2.15. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Nông Sơn: ......80
4.2.2.16. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Tiên Phước: ....81
4.2.2.17. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Bắc Trà My: ...83
4.2.2.18. Số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch các xã tại huyện Nam Trà My: ..84
4.2.2.19. Bảng tổng hợp số liệu dự báo người chết và diện tích nghĩa trang quy hoạch toàn tỉnh:...........86
4.2.2.20. Đề xuất xây dựng nghĩa trang nhân dân theo mô hình nông thôn mới hợp vệ sinh.....................87

1.1.21. Các công trình chủ yếu cần xây dựng trong giai đoạn đầu (5 năm) trong nghĩa trang nhân
dân: .................................................................................................................................................87
4.3.1.1. Tường dậu.......................................................................................................................................87
4.3.1.2. Nhà tiếp linh:...................................................................................................................................87
4.3.1.3. Giao thông.......................................................................................................................................87
4.3.1.4. Khu xử lý rác thải............................................................................................................................87

4.3.1.5. Cây xanh..........................................................................................................................................87

1.1.22. Giai đoạn sau năm 2020:.....................................................................................................88
4.3.2.1. Tường dậu: .....................................................................................................................................88
4.3.2.2. Giao thông:.....................................................................................................................................88
4.3.2.3. Vệ sinh môi trường:.........................................................................................................................88

Phần 5: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG......................................................89
1.12. Những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động của nghĩa trang nhân dân:..........89
1.1.23. Môi trường không khí:.........................................................................................................89
1.1.24. Ảnh hưởng đến môi trường nước: .......................................................................................90
1.1.25. Ảnh hưởng đến môi trường đất:...........................................................................................90
1.1.26. Chất thải rắn:......................................................................................................................91

1.13. Phương án, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nghĩa trang:.....................................91
1.1.27. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:..........................................................................91
1.1.28. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:.................................................................................91
1.1.29. Chất thải rắn:......................................................................................................................93
1.1.30. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình cải táng:......................................................93

Phần 6: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ
THỐNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM..............................94
6.1. Các giải pháp BVMT đối với nghĩa trang: ..............................................................................94
6.1.1. Giải pháp trong quy hoạch và thiết kế xây dựng từng nghĩa trang..................................................94
6.1.2. Giải pháp trong giai đoạn vận hành.................................................................................................94
6.1.3. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường.........................................................................................95
6.1.4. Giải pháp thoát nước bẩn.................................................................................................................95

6.2. Các giải pháp để thực hiện quy hoạch nghĩa trang:................................................................95
6.3. Đề xuất các dự án ưu tiên thực hiện: ......................................................................................96

Bảng 18 - Danh mục các dự án ưu tiên thực hiện đến năm 2020............................................................97

6.4. Tổ chức thực hiện quy hoạch nghĩa trang:...............................................................................99
6.4.1. Trách nhiệm của các sở, ngành........................................................................................................99
6.4.2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố...................................................101
6.4.3. Trách nhiệm UBND xã, phường, thị trấn........................................................................................102
6.4.4. Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp quản lý nghĩa trang...................................................................103

3


Phần 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................104
1.14. Kết luận: ......................................................................................................................104
1.15. Kiến nghị......................................................................................................................104

4


Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của Quy hoạch
Lâu nay, việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân tại các địa
phương ở Quảng Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng tồn tại
hàng trăm nghĩa trang quy hoạch không rõ ràng, thiếu hợp lý, kéo theo nhiều hệ lụy
khác như: Lãng phí đất đai, gây ô nhiễm môi trường.
Hầu hết các nghĩa trang nhân dân tự phát từ rất lâu và số nghĩa trang nhân dân ở
từng địa phương phụ thuộc vào quy mô dân số hoặc số thôn. Trung bình mỗi thôn, hoặc
khu dân cư có ít nhất một nghĩa trang, các nghĩa địa nằm rải rác ở các thôn, trong khuôn
viên vườn nhà các hộ gia đình đã ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và lãng phí tài
nguyên đất.
Có thể nói, tâm linh là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân

dân ta. Việc chăm sóc mộ phần cho người quá cố luôn được những người còn sống đặc
biệt quan tâm. Đó là nghĩa cử cao đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của người Việt. Vài năm
gần đây, đời sống kinh tế có bước phát triển đáng kể, giúp nhiều gia đình có cuộc sống
khá giả, nên việc xây dựng mồ mả biến tướng thành "phong trào". Không những vậy,
nhiều người dân còn tự khoanh bao, lấn chiếm đất nông nghiệp làm quỹ đất nghĩa địa
dự trữ cho gia đình, dòng họ mình, dẫn đến việc thu hồi đất để xây dựng khu dân cư và
các công trình công cộng rất tốn kém, vì chi phí đền bù và giải tỏa tăng cao.
Nhiều nghĩa trang nằm sát khu dân cư hoặc nguồn nước sinh hoạt của nhân dân
gây ô nhiễm môi trường, đa phần huyệt mộ được đào sâu 1,5 – 1,8m, không có giải
pháp cách ly sự phân hủy của thi thể gây ô nhiễm nguồn nước, đất và có nguy cơ cao về
dịch bệnh. Những nghĩa trang nhỏ lẻ nằm rải rác giữa cánh đồng vừa gây khó khăn cho
việc phân vùng sản xuất nông nghiệp, vừa tạo nơi trú ngụ của chuột bọ phá hoại lúa,
hoa màu, làm giảm năng xuất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Hiện nay, chúng ta đang tập trung xây dựng nông thôn mới đồng bộ trên địa bàn
toàn tỉnh, theo mục tiêu: sản xuất phát triển, đời sống sung túc, diện mạo sạch đẹp, làng
xóm văn minh, quản lý dân chủ. Trong đó, quy định rất cụ thể tiêu chí, chỉ tiêu cho việc
quy hoạch nghĩa trang nhân dân. Từ khi có các quy định, quyết định trên, một số địa
phương trong tỉnh đã bắt đầu thực hiện việc quy hoạch các nghĩa trang nhân dân. Tuy
nhiên, việc triển khai thực hiện chắc chắn sẽ không dễ dàng.
Để khắc phục tình trạng lãng phí trong sử dụng đất nghĩa trang và thiết lập lại
trật tự xây dựng, kiến trúc mồ mả, không để xảy ra ô nhiễm môi trường, đồng thời sử
dụng đất có hiệu quả, thì quá trình quy hoạch đóng vai trò rất quan trọng. Việc bố trí,
quy hoạch nghĩa trang cần được cân nhắc, tính toán sao cho phù hợp điều kiện tự nhiên,
phong tục tập quán và quỹ đất chung.
Các nghĩa trang khi xây dựng phải bảo đảm các phân khu chức năng, phân lô,
khoảng cách, kích thước, kiểu dáng xây dựng các bia mộ... Mỗi nghĩa trang cần có
người quản trang để giúp đỡ người dân khi có yêu cầu và bảo vệ nghĩa trang, thu dọn vệ
sinh, trồng chăm sóc cây xanh.
Vì vậy việc lập “Quy hoạch mạng lưới Nghĩa trang nhân dân trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” là nhiệm vụ cấp bách,

nhằm hướng dẫn chính quyền và nhân dân mỗi địa phương tổ chức Quy hoạch, xây
dựng và quản lý nghĩa trang đi vào nền nếp.

5


1.2. Mục tiêu lập quy hoạch
Quy hoạch mạng lưới nghĩa trang nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống
hạ tầng xã hội của tỉnh nhằm:
Cụ thể hóa định hướng phát triển mạng lưới nghĩa trang nhân dân trên địa bàn
tỉnh trong Quy hoạch Vùng Đông và vùng Tây tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030.
Tạo cơ sở để các ngành, các cấp chính quyền trong việc quản lý nhà nước về xây
dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng
cấp hệ thống nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Làm giảm dần diện tích nghĩa trang, lăng mộ tự phát; xây dựng hệ thống nghĩa
trang tập trung theo hướng liên vùng với hình thức mai táng hiện đại, nhằm tiết kiệm
đất, thuận lợi cho việc phân vùng sản xuất, cải thiện điều kiện môi trường, tạo cảnh
quan môi trường nông thôn và bảo đảm vệ sinh môi trường. Phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030.
1.3. Phạm vi lập quy hoạch
Toàn bộ ranh giới hành chính tỉnh Quảng Nam, với diện tích tự nhiên 10.438,36
km2, tứ cận như sau:
- Đông giáp : Biển Đông.
- Tây giáp : Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum.
- Nam giáp : Tỉnh Quảng Ngãi.
- Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng.
1.4. Các căn cứ pháp lý để lập Quy hoạch

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy
hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
về xây dựng, quản lý sử dụng nghĩa trang;
Căn cứ Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng
về hướng dẫn lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Xây
dựng về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị.
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/01/2008 của Bộ Xây dựng quy
định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
Căn cứ Quyết định 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 về việc ban hành quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Căn cứ quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ Xây Dựng V/v
ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng
Căn cứ văn bản số 4533/UBND-KTN ngày 18/11/2013 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc Thống nhất chủ trương lập Quy hoạch mạng lưới Nghĩa trang nhân dân
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
6


Căn cứ Quyết định số 351/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập quy hoạch mạng lưới Nghĩa
trang trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
Căn cứ Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 22/05/2014 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu lập quy hoạch mạng lưới Nghĩa trang trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
1.5. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện Quy hoạch mạng lưới nghĩa trang tư vấn đã sử dụng nhiều phương

pháp đã và đang được áp dụng rộng rãi, mang tính khoa học và thực tiễn cao, phù hợp
với tính chất và quy mô của Quy hoạch. Đó là những phương pháp sau:
1.1.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập số liệu, thông tin
Tư vấn phối hợp với Sở Xây dựng làm việc với các Sở, Ban, ngành của tỉnh và
các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh để thu thập các số liệu, thông tin về đặc điểm tự
nhiên, tình hình KT-XH của tỉnh, các quy hoạch liên quan trên địa bàn tỉnh, số liệu về
hiện trạng nghĩa trang trên địa bàn tỉnh... từ đó làm nguồn dữ liệu cơ bản cho công tác
xây dựng Quy hoạch này.
1.1.2. Phương pháp kế thừa
Trong quá trình xây dựng đồ án này, các số liệu, dữ liệu, thông tin liên quan đã
được kế thừa từ các đồ án đã được phê duyệt, dự án, đề án, đề tài, báo cáo khoa học...
được tiến hành trên địa bàn tỉnh cũng như ở cấp vùng, khu vực có liên quan. Đây là
những nguồn tham khảo tin cậy, có tính khoa học và thực tiễn cao đối với công tác quy
hoạch trong đồ án này.
1.1.3. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được, tư vấn tiến hành phân tích, đánh giá
hiện trạng, dự báo phát sinh và đưa ra định hướng quy hoạch, đồng thời đề xuất các giải
pháp để thực hiện quy hoạch một cách hiệu quả.
1.1.4. Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
Đây là sự đánh giá, phân tích, so sánh giữa những lợi ích và chi phí của việc quy
hoạch hệ thống nghĩa trang nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từ đó đưa ra sự lựa chọn tối ưu
nhất đưa vào quy hoạch, đáp ứng tốt yêu cầu về môi trường, về nhu cầu... phù hợp với
xu thế phát triển bền vững của địa phương.
1.1.5. Phương pháp chuyên gia
Tư vấn phối hợp với Sở Xây dựng làm việc và tham khảo ý kiến từ 18 huyện,
thành phố, các Sở, Ban, ngành của tỉnh và các cơ quan quản lý, các chuyên gia có
chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghĩa trang,... để nâng cao chất lượng đồ án
quy hoạch.

7



Phần 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG NAM
1.6. Các đặc điểm tự nhiên tỉnh Quảng Nam
1.1.6. Vị trí địa lý
Quảng Nam nằm ở miền Trung của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía
Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh
Kon Tum và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông.
Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố và 16 huyện,
với 244 xã/phường/thị trấn (năm 2010, huyện Tây Giang đã thành lập thêm 03 xã mới).
Nhìn chung, vị trí địa lý của tỉnh khá thuận lợi không những cho phát triển kinh tế, xã
hội mà còn cho việc giao lưu văn hóa, nghệ thuật với các địa phương trong nước và
quốc tế.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.043.836,96 ha, trong đó đất chưa qua sử
dụng là 2.932,98 ha.
1.1.7. Đặc điểm địa hình
Địa hình Quảng Nam đa dạng, dựa vào đặc điểm địa hình, địa thế có thể phân ra
3 vùng địa hình chính:
- Địa hình vùng núi: Tập trung ở các huyện miền núi phía Tây của Tỉnh: Đông
Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và
Hiệp Đức. Địa hình phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, có hình dạng lượn sóng. Độ cao
trung bình từ 700 - 800 m, độ dốc lớn 25 o - 30o, có nơi trên 45o, hướng thấp dần từ Tây
sang Đông.
- Địa hình vùng gò đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây và vùng
đồng bằng, độ cao trung bình từ 100 - 200 m, độ dốc trung bình 15o - 20o. Địa hình đặc trưng
là dạng bát úp và lượn sóng, mức độ chia cắt trung bình. Ở vùng trung du thấp hơn có độ
cao trung bình 100 m, dạng địa hình đồi bát úp xen kẽ các dải đồng bằng, thuộc phía
Tây của các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn...

- Địa hình vùng đồng bằng: thuộc khu vực ven sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ.
Địa hình tương đối bằng phẳng, một số nơi xen lẫn các gò đồi thấp. Thổ nhưỡng chủ yếu ở
đây là đất phù sa được bồi hàng năm.
Nhìn chung, địa hình Quảng Nam khá phức tạp, đồi núi chiếm trên 3/4 diện tích, phần
lớn có mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khai
thác tiềm năng đất đai và bảo vệ môi trường, thường xảy ra thiên tai như lũ quét, sạt lở,...Tuy
nhiên, với đặc điểm địa hình đa dạng, tiềm năng đất đai phong phú, Vùng Tây có điều kiện
phát triển sản xuất với mô hình nông lâm kết hợp, đa dạng hóa cây trồng, hình thành các
vùng chuyên canh, trồng nguyên liệu. Ngoài ra, vùng núi phía Tây còn có tiềm năng rất lớn
về thủy lợi, thủy điện.

8


Bản đồ địa hình tỉnh Quảng Nam
1.1.8. Đặc điểm khí hậu:
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa khu vực Nam Trung
bộ, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh.
Nhiệt độ trung bình năm 25,3oC, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong
năm.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.800 - 3.000 mm/năm, phân bố không đều
theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, có sự chuyển dịch
mưa lớn sang cuối mùa Thu, đầu mùa Đông, tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80%
lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình 550 - 1.000
mm/tháng, thấp nhất vào các tháng 1 – 4, trung bình từ 20 - 40 mm/tháng. Lượng mưa
tăng dần từ Đông sang Tây, lớn nhất là ở huyện Nam Trà My, đây là tâm mưa lớn nhất
tỉnh Quảng Nam, đạt 3.600 - 4.000 mm/năm. Trên sườn Đông dãy Trường Sơn gồm các
huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, lượng mưa trung bình năm đạt
giá trị lớn từ 3.200 - 3.600 mm/năm. Phần lớn diện tích các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên,
Hiệp Đức, Tiên Phước và Bắc Trà My có lượng mưa trung bình từ 2.800 - 3.200

mm/năm.
Lượng mưa phân bố các tháng trong năm của một số nơi
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cả năm


Trạm Tam Kỳ

337 20 09

333

73

69

30

39

1564

396

268

308

3.446

Trạm Trà My

420 27 33

167


465

94

305

265

1495

411

730

250

4.662

9


Bản đồ đẳng trị mưa năm tỉnh Quảng Nam
Gió thịnh hành theo hai hướng: gió mùa Đông Bắc và Đông Nam. Tháng 6, 7 có
gió Tây Nam khô nóng.
Bão thường xuất hiện vào các tháng 9-12, tốc độ gió có khi trên 30m/s. Mùa
mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào đây thường gây ra lở đất, lũ quét ở các
huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82- 85%.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 800-1000 mm.
Nhìn chung khí hậu Quảng Nam mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm

gió mùa, có nền nhiệt cao, số giờ nắng bình quân trong năm gần 2000 giờ, tổng tích ôn
lớn (90000C) nên thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, con vật nuôi.
Tuy nhiên, chế độ mưa tập trung theo mùa, lượng mưa lớn với địa hình dốc gây ra hiện
tượng xói mòn, rửa trôi và thường xảy ra lũ lụt.
1.1.9. Thủy văn:
a. Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam có tổng chiều dài trên
900 km, bao gồm các hệ thống sông chính là Thu Bồn, Vu Gia và Tam Kỳ:
- Sông Thu Bồn là con sông lớn của Tỉnh, tổng chiều dài 198 km, có diện tích
lưu vực 10.350 km2, lưu lượng bình quân 232 m3/s, lưu lượng đỉnh lũ 5.430 m3/s.
- Sông Vu Gia dài 52 km, có diện tích lưu vực khoảng 5.500 km 2, lưu lượng bình
quân 400m3/s, lưu lượng bình quân 400 m3/s, lưu lượng đỉnh lũ đến 7.000 m3/s.

10


- Sông Tam Kỳ bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây, chảy theo hướng Đông, tổng
chiều dài 70 km, có diện tích lưu vực 1.040 km 2, lưu lượng bình quân 207 m3/s, lưu
lượng đỉnh lũ của dòng chính là 4.000 - 5.000 m3/s.
Ngoài ra còn có các sông nhỏ hơn như Trường Giang, Vĩnh Điện, Quảng Huế,
Bà Rén, An Tân, Ly Ly.... và hệ thống khe suối phân bố ở khu vực miền núi.
b. Các đặc trưng thủy văn dòng chảy
Quảng Nam có mùa lũ hàng năm từ tháng 10 - 12 nhưng mùa lũ ở đây cũng
không ổn định, nhiều năm lũ xảy ra từ tháng 9 và cũng nhiều năm sang tháng 1 của năm
sau vẫn có lũ, điều này chứng tỏ lũ lụt ở Quảng Nam có sự biến động khá mạnh mẽ.
Với những trận lũ xuất hiện vào tháng 9 đến nửa đầu tháng 10 hàng năm (chiếm khoảng
25 - 32% những con lũ lớn đã được thống kê), thường có biên độ không lớn và là lũ một
đỉnh. Do trong thời gian này chỉ xuất hiện một hình thái thời tiết như bão hoặc áp thấp
nhiệt đới gây nên những trận mưa có cường độ không lớn lắm, diện mưa cũng chưa đủ
rộng, thời gian mưa không dài, trong khi đó mặt đất lại mới trải qua thời kỳ khô hạn,

khả năng thấm trữ nước trong đất lớn, lượng nước trong các sông suối còn thấp. Cũng
tương tự như vậy đối với những trận lũ xuất hiện vào tháng 12 và nửa đầu tháng 1. Tuy
nhiên, nguyên nhân gây lũ ở đây chủ yếu là những trận mưa không lớn nhưng xuất hiện
trong khi lượng trữ nước trong sông cũng như độ ẩm trong đất đã bão hòa.
Đặc trưng dòng chảy mùa lũ trên sông tỉnh Quảng Nam
Mùa
Mùa lũ

Đặc trưng
Các đặc trưng thể
hiện
Q (m3/s)

Tháng lớn nhât

M (l/s/km2)
TGXH
% so với năm
Q (m3/s)
M (l/s/km2)
TGXH
% so với năm

11

Thạnh Mỹ Cái
(1.850 km2)

Nông Sơn
(3.155 km2)


300

734

162

233

10 - 12
62,6
385

10 - 12
68,2
978

208

310

11
26,7

11
30,3


Ngoài lũ chính vụ, do tác động của gió mùa Đông Nam nên trên các sông suối ở
địa bàn tỉnh Quảng Nam thường xuất hiện lũ tiểu mãn vào tháng 5 hoặc tháng 6, có năm

vào tháng 7. Lũ tiểu mãn thường không lớn lắm, nguyên nhân gây lũ là những trận mưa
rào với cường độ lớn, thời gian lũ ngắn, thường là lũ đơn một đỉnh.
Các đặc trưng lũ tiểu mãn trên lưu vực sông Thu Bồn
Trạm

Q (m3/s)

Thạnh Mỹ
Nông Sơn

Lũ tiểu mãn
Cv

815
1.242

0,87
0,72

Nhìn chung, lũ lụt vùng nghiên cứu diễn biến khá phức tạp, do ảnh hưởng của
bão kết hợp với hoạt động không khí lạnh thường gây mưa lớn trên diện rộng thêm
vào đó với địa hình dốc nên khả năng tập trung nước nhanh, sông suối lại ngắn nên lũ
vùng này rất ác liệt, lũ lên nhanh, xuống nhanh, cường suất lũ lớn. Lũ các sông
Quảng Nam đầy đủ các dạng lũ đơn, lũ kép 2 đến 3 đỉnh đặc biệt một số trận lũ có 4
đến 5 đỉnh (lũ tháng 11/1999 có tới 5 đỉnh trong đó có 4 đỉnh trên báo động cấp III)
Diện tích ngập theo các năm lũ lớn
TT Năm
1
2
3

4
5
6

199
6
199
8
199
9
200
4
200
7
200
9

Hmax tại Câu Lâu
Giá trị Hmax
Tần suất (%)
(cm)
444
15

Diện tích ngập lụt
(km2)
450,1

509


5

653,65

523

2.5

708,15

459

10

641,5

539

1

734,6

529

2

504,0

12



Nguyên nhân ngập lụt ở đồng bằng sông Vu Gia - Thu Bồn chủ yếu do lũ
thượng nguồn đổ về và lan truyền qua rất nhiều phân lưu chảy ngang, dọc. Từ báo động
III trở lên, diện ngập không mở rộng thêm nhiều, chủ yếu là tăng độ sâu ngập lụt.
Huyện Điện Bàn, tả ngạn sông Thu Bồn, huyện Hòa Vang, hạ lưu sông Vu Gia, phía
Nam Đà Nẵng, ngập sâu trung bình trên ruộng là 1,4m, lớn nhất là 3,2m. Huyện Duy
Xuyên, hữu ngạn sông Thu Bồn, nằm giữa sông Thu Bồn và sông Bà Rén, ngập sâu
trung bình trên ruộng là 1,3m, lớn nhất 3,0m. Huyện Đại Lộc trên sông Vu Gia, ngập
sâu trung bình trên ruộng là 1,1m, lớn nhất là 2,8m. Thị xã Hội An, ngập sâu trung bình
0,8m, lớn nhất là 2,5m. Huyện Quế Sơn, hữu ngạn sông Bà Rén, ngập trung bình trên
ruộng là 0,5m, lớn nhất là 1,5m. Huyện Thăng Bình, ven phân lưu Trường Giang đổ ra
cửa Tam Kỳ, ngập trung bình trên ruộng là 0,4m, lớn nhất là 1,2m. Nhà cửa, trường
học, trạm xá phần lớn xây trên nền cao nên chỉ ngập khoảng 30 - 130cm. Thời gian
ngập ở các vùng dân cư thường từ 6h - 48h, ở đồng ruộng có thể kéo dài 2 - 3 ngày, còn
ở vùng ven biển 0,5 - 1 ngày.

Bản đồ ngập lụt tỉnh Quảng Nam (ứng với lũ 1% tháng 11/2007)
1.7. Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam

13


1.1.1. Đánh giá hiện trạng kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến bất lợi, kinh tế trong
nước suy giảm, lạm phát cao, thị trường xuất khẩu thu hẹp, đầu tư giảm sút, thiên tai, lũ
lụt, dịch bệnh,... liên tiếp xảy ra. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của
Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam, sự hỗ trợ của Trung ương, đặc biệt, với sự
nỗ lực to lớn của nhân dân, của các doanh nghiệp trong tỉnh, tình hình KTXH ổn định
và liên tục phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Nhờ đó, nền kinh tế giữ được
mức tăng trưởng khá và đạt được nhiều mục tiêu quan trọng. Cụ thể như sau:

2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân qua 3 năm (2011-2013) là 11,5% 1, năm 2014
tăng 11,5%, dự kiến năm 2015 tăng khoảng 12%. Như vậy tính chung cho cả giai đoạn
2011-2015, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 11,8%. Tuy chưa đạt mức tăng
trưởng bình quân chung giai đoạn 2011-2015 theo chỉ tiêu đề ra 2, nhưng trong bối cảnh
kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thì tốc độ tăng trưởng bình quân của 5
năm 2011-2015 thể hiện sự nổ lực phấn đấu rất lớn của toàn tỉnh. GDP bình quân đầu
người gần 1.430 USD năm 2013, dự kiến tăng lên 1.900 USD năm 2015, vượt so với mục
tiêu đề ra3.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông
nghiệp giảm từ 22,4% năm 2010 xuống còn 17,9% năm 2013 và dự kiến còn khoảng
14,5% năm 2015; công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng từ 77,6% năm 2010 lên 82%
năm 2013, dự kiến hơn 85,5%4 năm 2015.
a) Sản xuất nông nghiệp: thực hiện tốt về phát triển nông thôn, miền núi, chương
trình nông thôn mới đạt được nhiều kết quả
Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 3 năm
hơn 4,3%/năm5. Mặc dù thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh nhưng
sản lượng lương thực hàng năm đều tăng, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia vào
thị trường xuất khẩu.
Diện tích trồng cây cao su phát triển nhanh với gần 15.000 ha, sản lượng 4.000 tấn
mủ khô. Nhiều địa phương đã hình thành các vùng sản xuất lúa giống, cánh đồng mẫu
lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng hiệu quả góp phần tích cực nâng cao
giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

GDP theo giá so sánh 2010
Theo KL 101, GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 12%/năm
3
Theo KL 101, đến năm 2015 GDP bình quân đầu người 1.400 USD
4
Theo KL101, đến năm 2015 cơ cấu ngành CN-XD và DV trên 85%

5
Theo giá so sánh 2010, riêng năm 2013 tăng 2,1%
1
2

14


Kết cấu hạ tầng nông thôn từ các chương trình theo Nghị quyết 30a và chương
trình các huyện nghèo ngoài 30a; chương trình 135 giai đoạn 2, các xã bãi ngang ven
biển, kiên cố hóa trường học, các công trình giao thông, thủy lợi, trạm y tế, chợ, nước
sinh hoạt, điện nông thôn, ... được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, góp phần quan trọng
cho việc đổi mới bộ mặt nông thôn. Đến nay, 98% số xã có điện với 98,4% số hộ sử
dụng điện; hơn 97% số xã có đường ô tô đến trung tâm.
Thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân
và nông thôn; hoàn thành quy hoạch và phát triển rừng; quy hoạch sử dụng đất. Tiêu chí
xây dựng nông thôn mới ở các xã được tăng lên đáng kể; bình quân chung tiêu chí đạt
chuẩn của 206 xã là 6,45 tiêu chí/xã6, tăng bình quân gần 1,64 tiêu chí/xã so với năm 2010.
Riêng tiêu chí bình quân của 50 xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 là
10,83 tiêu chí/xã, tăng 2,91 tiêu chí/xã so với năm 2010.
Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền công suất
lớn và hỗ trợ nhiên liệu để khai thác thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền.
b) Sản xuất công nghiệp: đa dạng ngành nghề, phát triển cơ bản mạng lưới các
khu, cụm công nghiệp
Công nghiệp – Xây dựng có tốc độ tăng trưởng khá và giữ vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, năm 2013 chiếm tỷ trọng hơn 40%
trong GDP, trong đó riêng công nghiệp chiếm hơn 34% GDP. Giá trị sản xuất công
nghiệp 3 năm (2011-2013) hơn 106,6 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 17%/năm; dự
kiến năm 2015 hơn 53 nghìn tỷ đồng, nâng tổng giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm
(2011-2015) hơn 205 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng gần 17% 7.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng
công nghiệp khai khoáng; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất
và phân phối điện, nước, khí đốt, xử lý nước thải8.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò là ngành công nghiệp chủ lực
của tỉnh, năm 2013 chiếm trên 83% giá trị sản xuất toàn ngành. Những nhóm ngành chủ
lực như: Sản xuất và lắp ráp ô tô, may mặc, giày da, sản xuất điện tử và hóa chất duy trì
tốc độ phát triển ổn định. Một số ngành công nghiệp có tỷ lệ cao trong công nghiệp chế
biến, chế tạo như: Sản xuất sản phẩm phi kim loại chiếm gần 20%; sản xuất thực phẩm
và thức uống (16%), công nghiệp da và sản phẩm từ da (14%); may và sản xuất trang
phục (8%); chế biến gỗ (8%); sản xuất xe có động cơ dự báo tỷ lệ tăng nhanh.
Triển khai thực hiện một số quy hoạch như: Quy hoạch phát triển ngành công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; quy hoạch mạng lưới cụm, điểm
công nghiệp, làng nghề trên địa bàn tỉnh; phân cấp quản lý, thu hút đầu tư vào các
khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tư
phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Bình quân chung của cả nước 8,06 tiêu chí/xã, tăng hơn 3,09 tiêu chí so với năm 2010
Chỉ tiêu theo KL 101 (giá 1994) tăng bình quân 20-22%/năm
8
Năm 2013, giá trị sản xuất ngành CN chế biến, chế tạo chiếm trên 83%; ngành sản xuất điện, nước, khí đốt, xử lý
nước thải 11%; ngành khai khoáng chỉ chiếm khoảng 5,5%
6
7

15


Trên địa bàn tỉnh hiện có 9 khu công nghiệp đang hoạt động với 142 dự án đầu tư
(bao gồm 38 dự án đầu tư nước ngoài và 104 dự án đầu tư trong nước). Tổng vốn đăng
ký hơn 1.358 triệu USD, giải quyết việc làm cho 36 nghìn lao động. Đến cuối năm

2013, toàn tỉnh có 61 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết, trong đó 51
cụm công nghiệp đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt
động với tỷ lệ lấp đầy bình quân 51%. Thu hút được 211 dự án đăng ký đầu tư vào các
cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 7.600 tỷ đồng; trong đó có 174 dự án đã
thực hiện đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 4.300 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho gần 18
nghìn lao động.
Khôi phục và phát triển được 72 làng nghề tiểu thủ công nghiệp; thu hút gần 5.000
hộ tham gia hoạt động, giải quyết trên 9.500 lao động nông nhàn tại địa phương. Qua
đó, đã góp phần thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng
thu nhập, xoá đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn, thúc đẩy các ngành kinh tế khác
cùng phát triển.
Quy hoạch 42 dự án thủy điện (trong đó có 10 dự án thuỷ điện thuộc bậc thang và
32 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ), với tổng công suất hơn 1.500 MW; điện lượng bình
quân năm hơn 6,2 tỷ kWh/năm. Đã thực hiện đầu tư hoàn thành và phát điện 15 dự án,
với tổng công suất thiết kế 873 MW, điện lượng bình quân năm hơn 3,400 tỷ
KWh/năm, tổng vốn đầu tư khoảng 18.300 tỷ đồng. Năm 2013, điện sản xuất gần 2,400
tỷ KWh (đạt 70% công suất thiết kế), đóng góp hơn 2.300 tỷ đồng vào giá trị sản xuất
công nghiệp toàn tỉnh.
c) Giá trị các ngành dịch vụ tăng khá
Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ 3 năm (2011-2013) hơn 71.200 tỷ đồng, tăng
bình quân 15%/năm; dự kiến năm 2015 gần 38.400 tỷ đồng, nâng tổng giá trị ngành dịch
vụ 5 năm lên 141.500 tỷ đồng, tăng bình quân hơn 16%/năm.
Phát triển mạnh thị trường du lịch gắn với nâng cao chất lượng hoạt động, đa
dạng hóa các loại hình du lịch, tăng cường cơ sở hạ tầng, mở rộng liên kết trong và
ngoài nước. Toàn tỉnh hiện có 436 cơ sở lưu trú, tăng bình quân 5%/năm; trong đó có 125
khách sạn, nhiều khách sạn lớn đạt chuẩn quốc tế 9. Doanh thu hoạt động du lịch năm
2013 hơn 1,8 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 3 năm gần 25,5%. Khách du lịch lưu trú
tăng nhanh, từ 723 nghìn lượt năm 2010 lên 1,1 triệu năm 2013, dự kiến đến năm 2015
khoảng hơn 1,6 triệu lượt, tăng bình quân hàng năm 18%.
Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ vận tải như: Sân bay Chu Lai; hệ thống

cảng biển Kỳ Hà, Tam Hiệp; đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ khác như: Viễn
thông; dịch vụ tài chính, ngân hàng...
Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khá. Giá trị xuất khẩu 3 năm (2011-2013)
trên 1,5 tỷ USD, tăng bình quân hơn 32%/năm; dự kiến đến năm 2015 xuất khẩu hơn 730
triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu 5 năm (2011-2015) gần 2,9 tỷ USD, tăng bình
quân 22%/năm. Kim ngạch nhập khẩu 3 năm gần 1,9 tỷ USD, tăng bình quân gần
8%/năm; dự kiến 5 năm giá trị nhập khẩu hơn 3,5 tỷ USD, tăng bình quân 9,7%/năm.
2.2.1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư
a) Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ
Đã rà soát điều chỉnh các quy hoạch, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển kết cấu hạ
9

16


tầng đồng bộ, đồng thời Quyết định ban hành chương trình thực hiện phát triển kết cấu hạ
tầng đồng bộ theo Nghị Quyết của Tỉnh ủy bao gồm 9 nhóm lĩnh vực quan trọng: Giao
thông, thủy lợi – nông nghiệp, Giáo dục và đào tạo, văn hóa, y tế, điện, khoa học và công
nghệ, các dự án Khu kinh tế mở Chu Lai và các chương trình ODA.
Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được huy động ngày càng đa dạng;
nguồn lực từ ngân sách Nhà nước chiếm gần 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bên cạnh
đó thu hút thêm các nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, nhân dân đóng
góp,... để phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng tăng .
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 03 năm hơn 41.000 tỷ đồng, tăng bình quân
hơn 9%/năm. Hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư, nhiều tuyến giao thông quan
trọng đã và đang được nâng cấp, mở rộng và xây mới; xây dựng cầu Cửa Đại, phát triển
khớp nối các tuyến ven biển ; xúc tiến xây dựng đường cao tốc; nâng cấp mở rộng quốc
lộ IA; nâng cấp sửa chữa các tuyến ĐT; hình thành mạng lưới giao thông thông suốt từ
quốc lộ đến tỉnh lộ; từ trung tâm tỉnh lỵ đến tất cả các huyện, thành phố, trung tâm các xã.
Hạ tầng đô thị - nông thôn được chú trọng, tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển thành

phố Tam Kỳ trở thành đô thị loại 2, Hội An trở thành thành phố văn hóa - sinh thái gắn
với du lịch.
b) Cải thiện môi trường đầu tư
Tổ chức và thực hiện tốt Nghị Quyết của Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư;
rà soát, điều chỉnh và xây dựng mới các qui hoạch làm cơ sở phát triển kết cấu hạ tầng
đồng bộ. Ban hành một số cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp; quy chế ưu đãi đầu tư về giày da, may mặc và mây tre lá trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách của Chính phủ về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho
các doanh nghiệp
Nhiều chương trình cải cách hành chính được thực hiện đã rút ngắn thời gian giải
quyết các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư yên tâm thực hiện dự án.
Qua phân tích chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các năm gần đây, Quảng Nam luôn
duy trì ở nhóm tốt; tuy nhiên, năm 2013 chỉ số PCI đạt 58,76 điểm, rơi từ nhóm tốt xuống
nhóm khá. Hai chỉ số thành phần gồm: Đào tạo lao động và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
ở mức dưới trung bình10 nên tính chung số điểm còn thấp.
Toàn tỉnh có hơn 4.200 doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp công
nghiệp đóng góp gần 6% vào tăng trưởng GDP, chiếm gần 34% cơ cấu kinh tế và gần
15% lao động đang làm việc. Hơn 100 dự án FDI còn hiệu lực, đóng góp hơn 70% giá trị
xuất khẩu của tỉnh. Một số dự án có quy mô đầu tư lớn, có sản phẩm mang tính chiến
lược đã đi vào hoạt động, tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao thuộc dự án về
công nghiệp như: ô tô, sản xuất như kính nổi; vật liệu xây dựng; sản phẩm may mặc, giày
da; cáp điện; du lịch. Ngoài ra, có 180 hợp tác xã hoạt động sản xuất và kinh doanh nhiều
lĩnh vực. Tuy nhiên, 90% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp có quy mô
sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ nên khó khăn về vốn, trình độ quản lý, công nghệ; chi
phí đầu tư lại cao hơn so với các địa phương có lợi thế hơn về kết cấu hạ tầng, gia nhập
thị trường…, vì vậy, sức cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao.

10

17



1.1.10.
a) Dân số

Hiện trạng Dân số - Xã hội:

Dân số trung bình năm 2013 là 1.460.164 người. Mật độ dân số là 140
người/km2, trong đó, mật độ dân cư tập trung cao tại 2 đô thị lớn của tỉnh là Hội An
(1.500 người/km2) và Tam Kỳ (1.199 người/km2), dân cư phân bố với mật độ rất thấp
(13 - 20 người/km2) tại các địa phương như Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn,...
Dân số đô thị là 276.800 người (mật độ bình quân 644 người/km 2), dân số nông
thôn là 1.174,3 ngàn người (mật độ bình quân 120 người/km 2). Trong 5 năm, tỷ trọng
dân số đô thị tăng 1,3%, từ 17,7% năm 2007 lên 19% năm 2012. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên năm 2012 là 10,34‰, giảm 1,26‰ so với năm 2007. Tỷ suất sinh thô trong dân
số đạt 17,11‰.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu dân số qua các năm
TT
1
2
3
4
5
6

Chỉ tiêu
Dân số trung bình
Nữ
Dân số thành thị
Dân số nông thôn

Tỷ lệ tăng tự nhiên
Lao động đang làm việc

2008
1.418.706
728.170
257.944
1.160.762
10,86‰
773.234

2009
1.423.047
729.735
263.953
1.159.094
10,82‰
803.104

2010
1.427.119
730.184
270.028
1.155.367
9,05‰
818.952

2011
1.435.000
734.720

273.072
1.161.928
10,57‰
830.700

2012
2013
1.451.100 1.460.164
740.700
744.868
276.600
279.851
1.173.400 1.180,313
10,34‰
10,34‰
843.700
843.700

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013.
Bảng tổng hợp Diện tích - Dân số theo đơn vị hành chính
STT

Tên huyện, thành phố

Diện tích
(km2)

Dân số
(người)


Mật độ dân số
(người/km2)

1

Thành phố Tam Kỳ

92,82

111.315

1.199

2

Thành phố Hội An

61,71

92.564

1.500

3

Huyện Núi Thành

533,96

141.009


264

4

Thị xã Điện Bàn

214,71

203.955

950

5

Huyện Thăng Bình

385,60

180.292

468

6

Huyện Quế Sơn

251,17

83.580


333

7

Huyện Duy Xuyên

299,09

123.816

414

8

Huyện Đại Lộc

587,09

149.524

255

9

Huyện Phú Ninh

251,52

78.888


314

10

Huyện Nông Sơn

457,92

31.874

70

18


11

Huyện Tiên Phước

454,41

70.035

154

12

Huyện Hiệp Đức


494,19

38.784

78

13

Huyện Bắc Trà My

825,44

38.712

47

14

Huyện Nam Trà My

825,46

26.629

32

15

Huyện Phước Sơn


1.144,79

23.635

21

16

Huyện Nam Giang

1.842,89

23.514

13

17

Huyện Đông Giang

812,63

24.497

30

18

Huyện Tây Giang


902,97

17.541

19

10.438,37

1.460,164

140

Tổng cộng

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013
Bảng tổng hợp tỷ lệ sinh – tỷ lệ chết – tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Năm
Tỷ lệ sinh (%)
Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ tăng tự nhiên
(%)
2008
2009
2010
2011
2012
2013

1,641
1,635
1,614

1,741
1,711
1,729

0,555
0,553
0,709
0,684
0,677
0,655

1,086
1,082
0,905
1,057
1,034
1,074

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013
b) Lao động
Năm 2013, toàn tỉnh có 879.954 lao động trong độ tuổi (lao động thành thị chiếm
18,15%, lao động nông thôn 81,85%). Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế là 856.864 người (chiếm 58,67% dân số), trong đó lao động làm việc tại khu vực
thành thị chiếm 54,77%, tại khu vực nông thôn 59,59%.
Lao động khu vực ngoài Nhà nước chiếm 88,86%, khu vực Nhà nước chiếm
8,42%, khu vực đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 2,6%.
Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị trong năm 2013 là 4,03%, tại khu vực
nông thôn là 2,34%.
* Đánh giá:
Với cơ cấu dân số vàng11, lực lượng lao động dồi dào, Quảng Nam có lợi thế to

lớn về nguồn nhân lực để tăng trưởng kinh tế, nói riêng và phát triển KTXH, nói chung.
11

19


Tuy nhiên, phần lớn người trong độ tuổi lao động, kể cả lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo hoặc trình độ tay
nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và
thương mại - dịch vụ.
c. Giáo dục - Đào tạo
Triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011 -2020 và nhiều Đề án khác nhằm mục tiêu chung là phát triển nhân lực đảm
bảo về số lượng, chất lượng, hướng tới một cơ cấu nhân lực hợp lý. Tập trung xây dựng
và thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đề án thu hút bác sĩ, bác sĩ
nội trú. Nâng cao chất lượng dạy, học và bồi dưỡng ngoại ngữ. Tiếp tục cử cán bộ tham
gia học tập ngắn hạn, dài hạn tại một số nước trên thế giới.
Mạng lưới trường, lớp trên địa bàn tỉnh được quy hoạch, sắp xếp hợp lý theo
hướng đa dạng hóa và xã hội hóa giáo dục, phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục
quốc dân, cơ hội học tập cho nhân dân được nâng lên, góp phần bước đầu hình thành xã
hội học tập. Quy mô phát triển các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng, nhất là ở
giáo dục trung học. Đã chuyển đổi 100% các trường mầm non bán công sang công lập;
thực hiện tốt đề án phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Huy động được 99,5% trẻ 5 tuổi vào học
mẫu giáo; 99,5% trong độ tuổi từ 6-10 học tiểu học; 92% học sinh độ tuổi từ 11-14 học
THCS; 75% học sinh trong độ tuổi từ 15-17 học THPT. Đội ngũ giáo viên phát triển
nhanh về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trung bình hàng năm
trên 98%; tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng theo nguyện vọng 1 gần 33% năm 2013.
Bảng tổng hợp số lượng trường học theo các cấp học
Số
2011

2012
2013
trường
Công Ngoài Công Ngoài Công Ngoài
học
lập
CL
lập
CL
lập
CL
(trường) Tiểu học
269
272
269
THCS
193
193
190
THPT
47
2
48
2
48
2
PTCS
22
21
22

Trung học
1
1
1
1
3
1
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2013
Công tác dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai thực
hiện đúng theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đạt những
kết quả nhất định. Hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được hình thành đa dạng, rộng
khắp trên địa bàn tỉnh với 43 cơ sở dạy nghề đang hoạt động, mỗi năm đào tạo khoảng
33.000 học viên. Trong 03 năm 2011-2013, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho hơn
115 ngàn lao động, trong đó có 600 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm; năm 2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo 48%,
trong đó qua đào tạo nghề chiếm gần 37%; dự kiến đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào
tạo tăng lên 54%, qua đào tạo nghề 40%. Tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động vẫn còn
chậm; năm 2013 lao động phi nông nghiệp có tỷ lệ 45%, dự kiến năm 2015 tăng lên gần
50%; bình quân mỗi năm chuyển dịch hơn 1,4% lao động từ nông nghiệp sang phi nông
nghiệp.
d. Y tế
Năm 2012, toàn tỉnh có 43 bệnh viện (bao gồm bệnh viên đa khoa và bệnh viện
chuyên ngành) với tổng quy mô giường bệnh là 3.525 giường (25 giường/vạn dân); 10
20


phòng khám đa khoa khu vực tại các huyện. Bên cạnh đó, y tế khu vực ngoài nhà nước
cũng phát triển với mạng lưới bệnh viện tư được đầu tư xây dựng có chất lượng tại các
khu vực Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn.100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế với tổng
quy mô 1.220 giường.

Đội ngũ cán bộ y tế hiện có 4.202 người, trong đó có 809 bác sĩ, bình quân ~6
bác sĩ/vạn dân, 1.230 y sỹ, 1.484 y tá, 680 nữ hộ sinh.
Theo đánh giá của UN-HABITAT, sự chia cắt về địa lý, thiên tai và các lý do về
kinh tế làm cho việc tiếp cận các dịch vụ xã hội bị hạn chế, đặc biệt là giảm khả năng
tiếp cận các dịch vụ y tế. Ngoài ra, sự phối hợp và hợp tác giữa các huyện trong vấn đề
cung cấp dịch vụ xã hội cũng là một hạn chế đối với sự tiếp cận của người dân, đặc biệt
là người dân miền núi và dân tộc thiểu số.

21


1.1.11.Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật :
2.2.2.1. Giao thông:
a. Quốc lộ: Bao gồm các tuyến sau:


Quốc lộ 1A

Điểm đầu tại km 942 là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
(thuộc địa phận 2 huyện Hòa Vang và thị xã Điện Bàn). Điểm cuối tại km 1027 là ranh
giới giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi (thuộc địa phận 2 huyện Núi Thành và
huyện Bình Sơn). Tổng chiều dài tuyến là 85km.
Đoạn giáp Đà Nẵng đến Vĩnh Điện dài 5km và đoạn tuyến tránh thành phố Tam
Kỳ (đường Nguyễn Hoàng) dài 6,3km đạt tiêu chuẩn đường cấp II với bề rộng nền
đường là 23m, mặt đường 21m, kết cấu mặt bê tông nhựa.
Hiện nay đang thi công các đoạn còn lại đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, 4
làn xe, kết cấu mặt bê tông nhựa. Riêng các đoạn tuyến tránh thị trấn Vĩnh Điện, cầu
mới Bà Rén đạt tiêu chuẩn đường cấp III với bề rộng nền đường 12m, mặt đường 11m
kết cấu mặt bê tông nhựa.



Đường Hồ Chí Minh

Điểm đầu tại A Tép ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam.
Điểm cuối tại cầu Đắc Zôn ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum.
Tổng chiều dài toàn tuyến 172,14km, trong đó nhánh Tây dài 85,01km từ A Tép
(Tây Giang) đến ngã ba Thạnh Mỹ đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, nhánh Đông
dài 87,13km từ ngã ba Thạnh Mỹ đến đèo Lò Xo (Phước Sơn) đạt tiều chuẩn đường cấp
III miền núi. Đoạn qua thị trấn, thị tứ có mặt cắt 22,5m.


Quốc lộ 14B

Điểm đầu tại km32 là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thuộc
địa phận 2 huyện Hòa Vang và huyện Đại Lộc. Điểm cuối tại km 74 điểm giao với
đường Hồ Chí Minh thuộc huyện Nam Giang.
Tổng chiều dài toàn tuyến 42 km với tiêu chuẩn cấp IV với bề rộng nền đường
9m, mặt đường 8m kết cấu mặt bê tông nhựa.


Quốc lộ 14D

Điểm đầu lý trình km 0 tại Bến Giằng. Điểm cuối lý trình km 74,4 tại cửa khẩu
Đắc ốc (huyện Nam Giang) ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam - Việt Nam với tỉnh Xê
Kông - Lào.
Tổng chiều dài toàn tuyến 74,4km với tiêu chuẩn đường cấp V với bề rộng nền
đường 6,5m, mặt đường 3,5m kết cấu mặt đường chủ yếu là đá dăm láng nhựa.


Quốc lộ 14E


Điểm đầu km0 giáp với đường thanh niên ven biển tại xã Bình Minh huyện Thăng
Bình, điểm cuối lý trình km90 + 432 giao với đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Khâm
Đức huyện Phước Sơn. Chiều dài toàn tuyến là 90,432 km.

22


Đoạn từ Bình Minh đến ngã tư Hà Lam (huyện Thăng Bình) dài 8,3km đạt tiêu
chuẩn đường cấp VI nền đường rộng 6,9m, mặt đường rộng 3,5m, kết cấu thấm nhập
nhựa.
Đoạn từ ngã tư Hà Lam đến ngã ba Cây Cốc đi trùng với quốc lộ 1A dài 2,4km.
Đoạn từ ngã ba Cây Cốc đi Khâm Đức có 23km đầu đạt tiêu chuẩn đường cấp V
nền đường 6,5m, mặt 3,5m kết cấu bê tông nhựa; đoạn còn lại 56,7 đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV đồng bằng nền 9m, mặt 6m kết cấu bê tông nhựa.


Quốc lộ 14G

Được nâng lên thành quốc lộ từ đường tỉnh lộ ĐT604, điểm đầu km 24 tại ranh
giới thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (thuộc địa phận xã Hòa Phú, huyện Hòa
Vang và xã Ba, huyện Đông Giang). Điểm cuối tại km 65 giao với đường Hồ Chí Minh
thuộc thị trấn Prao huyện Đông Giang.
Tổng chiều dài 41km với tiêu chuẩn đường cấp V nền 6,5 m, mặt 3,5m kết cấu
thấm nhập nhựa. Công trình trên tuyến gồm: Cầu 23 cái/231m, cống 88 cái/905m có
quy mô vĩnh cửu.


Quốc lộ 40B (đường Nam Quảng Nam)


Tuyến đường kết nối tỉnh Quảng Nam với khu vực Tây Nguyên, đi cửa khẩu Bờ Y.
Tuyến xuất phát từ đường Thanh niên ven biển (xã Tam Thanh) đi lên các huyện
miền núi tỉnh Quảng Nam và qua tỉnh Kon Tum. Trong đó, đoạn qua thành phố Tam Kỳ
dài 9,83km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, nền 9m, mặt 6m. Đoạn còn lại dài 137,6km
đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng và cấp V miền núi với 42,8km kết cấu bê tông
nhựa, còn lại là kết cấu thấm nhập nhựa. Công trình trên tuyến gồm: Cầu 49 cái/698,4m
có quy mô vĩnh cửu.


Quốc lộ 24C

Tuyến đường quốc lộ mới được nâng lên từ đường Trà My - Trà Bồng. Điểm đầu
tại thị trấn Bắc Trà My, đi qua huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi và nối với khu kinh tế
Dung Quất. Chiều dài tuyến qua tỉnh Quảng Nam là 14,7 km với tiêu chuẩn đường cấp
V miền núi, nền đường rộng 6,5m, mặt rộng 3,5m kết cấu thấm nhập nhựa.


Đường Đông Trường Sơn

Điểm đầu nối với đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang),
điểm cuối tuyến là cầu Suối Vàng (thành phố Đà Lạt).
Tổng chiều dài tuyến là 667km, trong đó đoạn tuyến qua tỉnh Quảng Nam khoảng
142km. Hiện nay đã xây dựng được một số đoạn, còn lại đang được đầu tư xây dựng.


Đường bộ ven biển Việt Nam

Đang thi công dự án cầu Cửa Đại dài 18,3km. Trong đó: phần cầu dài 1,481km
rộng 25,22m; phần đường dẫn phía bắc dài dài 3,6Km, rộng 38m; phía nam dài
13,25km, rộng 38m. dự kiến 2015 thông xe kỹ thuật, đến 2018 đưa cầu và tuyến vào sử

dụng khai thác.

23


Đang thi công 03 tuyến đường cứu nạn cứu hộ từ km18+300 cuối đường dẫn cầu
Cửa Đại đến dốc Diên Hồng (Tam Kỳ) dài 24,50km, rộng 38m. Trong đó dự án Thăng
Bình dài 9,3km; dự án Tam Kỳ dài 12,8km và dự án Núi Thành thực hiện được 2,4km.
Dự kiến năm 2015 thông xe kỹ thuật, đến năm 2018 đưa vào sử dụng khai thác.


Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Điểm đầu tuyến xuất phát từ Tuý Loan (TP Đà Nẵng), điểm cuối nối vào quốc lộ
1A tại Km 1.080 ở khu vực Sông Vệ. Hiện nay đang được đầu tư xây dựng, đoạn qua
tỉnh Quảng Nam dài 90km.
b. Đường tỉnh:


Đường tỉnh ĐT 603

Điểm đầu km0 tại ranh giới thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thuộc địa
phận xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn). Điểm cuối tại km 5+800 giao với quốc lộ 1A
(km 942) thuộc xã Điện Thắng Bắc (huyện Điện Bàn).
Tổng chiều dài 5,8km. Trong đó, 1,8km đầu tuyến nền đường rộng 48m, 4km còn
lại với tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng nền 9m, mặt 7m kết cấu bê tông nhựa. Công
trình trên tuyến gồm: Cầu 4 cái/159m, cống 4 cái/32m có quy mô vĩnh cửu.


Đường tỉnh ĐT 603A


Tuyến chạy dọc bờ biển nối từ ranh giới với Đà Nẵng đến Cửa Đại Hội An với
chiều dài là 15,1 km, đoạn có nền đường rộng 27m, mặt đường rộng 15m dài 11km, kết
cấu mặt đường bê tông nhựa đạt tiêu chuẩn cấp II, đoạn có nền đường rộng 13,5m, mặt
đường rộng 7,5m dài 4,1km, kết cấu mặt đường bê tông nhựa đạt tiêu chuẩn đường đô
thị.


Đường tỉnh ĐT 605

Điểm đầu tại ranh giới thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam (thuộc địa phận xã
Hòa Tiến, huyện Hòa Vang và xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn). Điểm cuối giao với
đường ĐT 609 thuộc xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn.
Tổng chiều dài 7,8km với tiêu chuẩn đường cấp V nền 6,5m, mặt 3,5m kết cấu
thấm nhập nhựa. Công trình trên tuyến gồm: Cầu 2 cái/149m, cống 5 cái/51m có quy
mô vĩnh cửu.


Đường tỉnh ĐT 606

Điểm đầu tại xã B’HaLêe huyện Tây Giang (nối với đường Hồ Chí Minh). Điểm
cuối tại Tơ Viêng trung tâm huyện Tây Giang.
Tổng chiều dài 14km với tiêu chuẩn đường cấp V nền 6,5m, mặt 3,5m kết cấu
thấm nhập nhựa.


Đường tỉnh ĐT 607A

Điểm đầu km0 giao với ĐT 603 tại ngã tư Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn. Điểm cuối
km 13 + 400 giao với ngã tư đường Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Công Trứ thuộc thành

phố Hội An.
Tổng chiều dài 13,3km với tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền 9m, mặt 6m
kết cấu bê tông nhựa. Công trình trên tuyến gồm: Cầu 2 cái/8m, cống 13 cái/114m có
quy mô vĩnh cửu.
24




Đường tỉnh ĐT 607B

Điểm đầu km0 tại ngã ba Lai Nghi (km 4 + 670 tuyến ĐT 608) thuộc địa phận
phường Cẩm Hà, thành phố Hội An. Điểm cuối km 5 + 700 giao với đường ĐT 603A
(ngã ba Thống Nhất) thuộc địa phận phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn.
Tổng chiều dài 5,8km với tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền 9,0m, mặt
6,0m kết cấu bê tông nhựa. Hiện nay tuyến đường đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng
có nền đường 33,0m. Công trình trên tuyến gồm: Cầu 2 cái/22m, cống 8 cái/72m có quy
mô vĩnh cửu.


Đường tỉnh ĐT 608

Điểm đầu km0 tại phường Vĩnh Điện (nối với quốc lộ 1A tại km 949 + 100) thuộc
thị xã Điện Bàn. Điểm cuối km 14 + 500 giao với đường ĐT 603A thuộc địa phận
phường Cửa Đại, thành phố Hội An.
Tổng chiều dài 13,9km với tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, nền 9m, mặt 6m
kết cấu bê tông nhựa. Công trình trên tuyến gồm: Cầu 8 cái/122m, cống 22 cái/200,5m
có quy mô vĩnh cửu.



Đường tỉnh ĐT 609

Điểm đầu km0 tại phường Vĩnh Điện (nối với quốc lộ 1A tại km 948 + 300) thuộc
thị xã Điện Bàn. Điểm cuối km 46 + 800 (An Điềm) thuộc địa phận xã Đại Hưng,
huyện Đại Lộc. Tổng chiều dài tuyến là 46,km.
Đoạn tuyến từ Vĩnh Điện đến Ái Nghĩa dài 13,6km với tiêu chuẩn cấp IV đồng
bằng, nền 9m, mặt 6m kết cấu bê tông nhựa.
Đoạn thị trấn Ái Nghĩa dài 2,8km đạt tiêu chuẩn đường đô thị cấp II.
Đoạn tuyến từ Ái Nghĩa đến Hà Nha dài 10,6km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV
đồng bằng nền 9m, mặt 6m kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa.
Đoạn từ Hà Nha đến Hà Tân dài 10km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng
nền 9m, mặt 6m kết cấu bê tông xi măng.
Đoạn tuyến Hà Tân đến An Điềm dài 9,8km đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A.


Đường tỉnh ĐT 609B

Điểm đầu km0 (nối với đường quốc lộ 14B) thuộc địa phận xã Đại Hiệp, huyện
Đại Lộc. Điểm cuối km 11 + 800 thuộc địa phận xã Đại Hòa (Kiểm Lâm), huyện Đại
Lộc.
Tổng chiều dài 11,8km với tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng nền 9,0m, mặt
6,0m kết cấu bê tông nhựa. Công trình trên tuyến gồm: Cầu 6 cái/245,5m.


Đường tỉnh ĐT 610

Điểm đầu km0 tại thị trấn Nam Phước (nối với quốc lộ 1A tại km 955 + 800).
Điểm cuối km 42 + 400 (bến phà Nông Sơn) thuộc xã Quế Trung, huyện Nông Sơn.

25



×