Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đồ án thiết kế bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh huyện phụng hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.86 KB, 48 trang )

Đồán môn học

MỤC LỤC

1

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Nguồn và loại chất thải rắn tiêu biểu....................................................7
Bảng 3.2 Độ ẩm của rác sinh hoạt......................................................................10
Bảng 3.3 Trọng lượng riêng các thành phần của rác đô thị.................................11
Bảng 3.4 Thành phần hóa học của các chất trong rác.........................................14
Bảng 3.5 Số liệu tiêu biểu về năng lượng chứa trong rác đô thị.........................15
Bảng 4.1 Các nguồn phát sinh chất thải..............................................................26
Bảng 4.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của huyện Phụng Hiệp................27
Bảng 4.3 Năng lực thu gom chất thải rắn huyện Phụng Hiệp............................28
Bảng 4.4 Dự đoán dân số và khối lượng rác sinh hoạt phát sinh đến năm
2030......................................................................................................................28
Bảng 5.1 Kết cấu chống thấm đáy hố (theo thứ tự từ đáy bãi chôn lấp
xuống)..................................................................................................................38
Bảng 5.2 Kết cấu thành hố chôn lấp chống thấm ..............................................39
Bảng 5.3 Cấu tạo lớp phủ bề mặt bãi chôn lấp (tính từ trên xuống)...................40
Bảng 5.4 Hệ số thoát nước bề mặt đối với các loại đất được cỏ bao phủ..........41

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp..................................................3
Hình 4.1 Biểu đồ dự đoán dân số huyện Phụng Hiệp đến năm 2030................29


Hình 4.2 Biểu đồ dự đoán rác thải huyện Phụng Hiệp đến năm 2030..............30
Hình 4.3 Sơ đồ công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.................................................30
Hình 4.4 Sơ đồ công nghệ ủ phân compost kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh.........31
Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ thiêu đốt kết hợp chôn lấp hợp vệ sinh.....................32
Hình 5.1. Mặt cắt tượng trưng hố chôn lấp.........................................................36
Hình 5.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác........................................................43

2

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học

Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển với tốc độ đô thị hoá ngày càng
tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch,… Đi
đôi với sự phát triển đó thì vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành một vấn đề
đáng được quan tâm. Và một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác sinh
hoạt. Nhưng cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta hiện nay hầu
như chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Huyện Phụng Hiệp không nằm ngoài quy luật đó. Trong những năm qua
kinh tế - xã hội của huyện có những bước phát triển tích cực, đời sống của nhân
dân ngày được nâng cao, tổng thu nhập tính theo đầu người không ngừng tăng
cao, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện ngày được nâng cấp, cải tạo mở rộng xây
dựng kiên cố và khang trang. Bên cạnh đó là sự gia tăng đáng kể lượng chất thải

rắn. Nếu không xử lý tốt lượng chất thải rắn trên sẽ là mầm móng gây bệnh ảnh
hưởng đến sức khỏe người dân, mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến kinh tế-xã hội. Trong tình hình chung đó, cùng với quy hoạch, định
hướng phát triển nhiều mặt cho Huyện Phụng Hiệp thì vấn đề môi trường cũng
được chính quyền và các cơ quan chức năng quan tâm. Tuy nhiên, do hạn chế về
khả năng kinh tế, kỹ thuật và khả năng quản lý mà tình hình ô nhiễm do chất
thải rắn cũng chưa được cải thiện là bao. Việc xử lý chất thải rắn theo phương
pháp thô sơ nhất là đổ đống thành các bãi lộ thiên. Do các bãi rác này gây ô
nhiễm trực tiếp cho môi trường không khí, đất, nước và ảnh hưởng đến con
người nên việc thiết kế một bãi chôn lấp hợp vệ sinh là hết sức cần thiết trong
tình hình hiện nay. Vì vậy, mục đích của việc thực hiện đồ án “Thiết kế bãi
chôn lấp rác hợp vệ sinh cho Huyện Phụng Hiệp đến năm 2030” là nhằm
phân tích lợi ích của phương pháp xử lý này từ đó tính toán và thiết kế thực tế
bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho lượng rác hiện tại và tương lai tại thành phố.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong tương lai trên địa bàn
huyện Phụng Hiệp. Từ số liệu đó tính toán, thiết kế bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh
cho huyện giai đoạn 2014-2030.

3

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học

Chương II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ
HỘIHUYỆN PHỤNG HIỆP

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
Phụng hiệp là một huyện vùng nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang, trung tâm
huyện Phụng Hiệp nằm trên tỉnh lộ 927 cách trung tâm tỉnh Hậu Giang 37 Km
có diện tích 483,66 Km2, dân số 193.704 người.
2.1.1

Vị trí địa lí

Huyện Phụng Hiệp nằm ở phía Đông của tỉnh Hậu Giang, địa hình chạy
theo sông, kênh, rạch và các đường Quốc lộ chính như; đường tỉnh 927,đường
928, Quốc lộ 61 tiếp giáp với các huyện, tỉnh khác như sau: Phía Bắc giáp huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; Phía Đông giáp huyện Châu Thành và thị xã
Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang; Phía Nam giáp huyện Châu Thành và huyện Mỹ Tú
tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang. Huyện chia thành 15 đơn vị hành chính gồm 03 thị trấn: Cây Dương,
Kinh Cùng, Búng Tàu và 12 xã: Phụng Hiệp, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Tân
Bình, Hòa An, Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương
Phú, Tân Long và Bình Thành.

4

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học

Hình 2.1Bản đồ hành chính huyện Phụng Hiệp
Có vị thế nằm gần với sông Hậu và nhiều kênh trục chạy qua, đồng thời quy
mô đất đai và dân số của huyện lớn là tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế
- xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.1.2

Đặc điểm địa hình

Địa hình của huyện nhìn chung khá bằng phẳng, cao độ có xu thế thấp dần
theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây thấp dần vào giữa huyện, đã
tạo thành các khu vực có địa hình cao thấp khác nhau.
2.1.3

Khí hậu

Huyện Phụng Hiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
với những đặc trưng sau:
5

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 26,8 oC), tháng 4 nóng nhất (nhiệt
độ trung bình 28,3oC) và tháng giêng thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,5 oC).
Nắng nhiều (trung bình 2.445 giời/năm, 6,7 giời/ngày), điều kiện khí hậu khá
thuận lợi để cây trồng sinh trưởng – phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng
sản phẩm cao.
Lượng mưa bình quân năm đạt 1.635 mm và phân hóa sâu sắc theo mùa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm 90% tổng lượng
mưa trong năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 với lượng mưa chỉ
chiếm 10% tổng lượng mưa trong năm.
2.1.4


Sông ngòi

Phụng Hiệp có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều con sông lớn nhỏ.
Sông Hậu là nguồn cung cấp nước chủ yếu trên địa bàn huyện với nguồn nước
dồi dào quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế -xã hội của
huyện đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.2 KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2.1

Về nông nghiệp

Nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, những năm qua, ngành nông
nghiệp huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trên cơ sở quy hoạch phát
triển sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh thái của từng
vùng. Năm 2012 toàn huyện gieo trồng được 52.035 ha lúa (3 vụ), sản lượng
295.543 tấn. Nhiều vùng chuyên canh lúa, mía, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản,
mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao mức sống
người dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo.
Ngoài lúa và cây ăn trái, huyện Phụng Hiệp còn chú trọng phát triển cây
mía, là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Hậu Giang. Niên vụ mía năm 2012, huyện
Phụng Hiệp trồng được 9.705 ha, sản lượng 823.836 tấn, giá bán từ 780 – 960
đ/kg; gần trung tâm huyện Phụng Hiệp là Công ty Mía đường - cồn Long Mỹ
Phát và nhà máy đường Phụng Hiệp đó là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ mía
trên địa bàn huyện. Bên cạnh thế mạnh cây lúa và cây mía truyền thống, huyện
Phụng Hiệp còn tận dụng lợi thế tự nhiên để đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.
Phong trào chăn nuôi thủy sản ở huyện Phụng Hiệp nở rộ trong vài năm gần
đây. Bước đầu chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chủ yếu trong ao, vèo,
lồng... ven các tuyến kênh, rạch. Mỗi khi mùa nước về, thay vì sản xuất lúa vụ 3
kém hiệu quả, người dân chuyển sang nuôi cá dưới ruộng.
Tuy nhiên, do quy mô các mô hình sản xuất nhỏ, chỉ góp phần cải thiện

cuộc sống cho nhiều hộ dân nông thôn, chứ chưa thể khai thác hết tiềm năng, thế
mạnh nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Về thủy sản năm 2012 toàn huyện thả
nuôi 3.999,05 ha cá các loại với sản lượng 30.694,5 tấn. Dựa vào lợi thế tự nhiên
của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản
6

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương..., huyện Phụng Hiệp đã quy hoạch thành
công vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm của khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu.
2.2.2

Công nghiệp

Nằm trên địa bàn huyện là các Công ty: Công ty cổ phần Việt Long VDCO
sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công ty TNHH hải sản Việt Hải và một số
Hợp tác xã làm ăn có hiệu quả. Nhằm phục vụ cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn huyện cũng như các huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: toàn huyện có 765 cơ sở CN-TTCN với
trên 3.529 lao động. Về hoạt động sản xuất tổng sản lượng công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp đạt 1.182 tỷ đồng. Về thương mại, dịch vụ: tổng giá trị đạt
3.172 tỷ đồng.
2.2.3

Giao thông

Trong những năm gần đây, huyện Phụng Hiệp đã và đang tập trung đầu tư

phát triển mạng lưới giao thông bộ đặt biệt là giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông nông thôn đường bộ, về cơ bản, đã hoàn chỉnh. Trước
đây, phương tiện giao thông nông thôn chủ yếu là ghe, tàu, thì đến nay xe 2 bánh
dễ dàng đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, trên tất cả các tuyến đường nông
thôn; xe ôtô con từ trung tâm huyện đến được tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn.
2.2.4

Dân cư

Dân số trung bình của huyện: 193.704 người, dân cư phân bố không đều,
tập trung nhiều ở nông thôn (170.496 người), ở thành thị (23.208 người).
2.2.5

Giao dục

Hiện nay, huyện Phụng Hiệp hiện hơn 1.440 Giáo viên từ bậc tiểu học đến
phổ thông trung học và số phòng học là 751 với 27.373 học sinh các cấp. Toàn
huyện có 55 điểm Trường trong đó: có 39 Trường Tiểu học, 12 Trường trung
học cơ sở và 4 Trường phổ thông trung học.
2.2.6

Y tế

Do kinh tế phát triển nên huyện đã có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho
trường học, trạm y tế, giao thông, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường… làm
cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Trên địa bàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 14 trạm y tế xã thị trấn. Công
tác Y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân được thực hiện khá tốt, thường xuyên tổ chức khám bệnh
miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Công tác dân số, gia đình và trẻ em được các

7

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện. Các chỉ tiêu về KHHGĐ hàng năm
đều đạt và vượt kế hoạch.
2.2.7

Văn hóa thông tin

Phụng Hiệp có 01 Trung tâm văn hóa, 11 nhà văn hóa với 12 thư viện,
phòng đọc sách và 112 nhà thông tin, đáp ứng nhu cầu về văn hóa thông tin cho
nhân dân trên địa bàn huyện. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
được phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân và được duy trì thường
xuyên. Hệ thống truyền thanh được bố trí đều khắp, 15 xã, thị trấn được phủ
sóng phát thanh, chất lượng tin bài và thời lượng phát sóng được nâng lên, phát
huy tốt vai trò cơ bản là cầu nối gắn liền giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng.
2.2.8

Chính sách xã hội

Huyện luôn chú trọng đến công tác thương binh xã hội, xây dựng quỹ “đền
ơn đáp nghĩa”, giải quyết chính sách đối với các gia đình có công với cách mạng
như chi trả và trợ cấp, lương cho các đối tượng chính sách kịp thời, xây dựng
nhà tình nghĩa, lập sổ vàng tiết kiệm…

8


SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học

Chương III
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
3.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
3.1.1 Định nghĩa chất thải rắn

Chất thải rắn là tất cả các chất thải ở dạng rắn sản sinh do các hoạt động
của con người và sinh vật. Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử
dụng được hay không hữu dụng đối với người sở hữu của nó nữa nên bị bỏ
đi, kể cả chất thải của các hoạt động sống của sinh vật. (Lê Hoàng Việt và
Nguyễn Hữu Chiếm, 2013)
Theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD thì chất thải
rắn là chất thải phát sinh từ các hoạt động ở các khu đô thị và khu công
ghiệp, bao gồm chất thải khu dân cư, chất thải từ các khu thương mại, dịch
vụ đô thị, bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải do hoạt động xây dựng.
3.1.2

Nguồn và các loại chất thải rắn

Bảng 3.1 Nguồn và loại chất thải rắn tiêu biểu
Nguồn

Khu dân cư

Các hoạt động và khu vực liên
quan đến việc sản sinh ra chất

thải rắn
Các hộ gia đình

Khu thương
mại

Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn
phòng, khách sạn, xưởng in, sửa
chữa ô tô,…

Cơ quan

Trường học, bệnh viện, cơ quan
nhà nước,…
Xây dựng, dệt, công nghiệp
nặng, công nghiệp nhẹ, lọc dầu,
hóa chất, khai thác mỏ, điện,…

Công nghiệp
(không thuộc
qui trình sản
xuất)
Đô thị
Xây dựng

Kết hợp tất cả các thành phần
trên
Các công trình mới, nâng cấp
sửa chữa đường,…


Các thành phần của
chất thải rắn
Thức ăn thừa, rác, tro
và các loại khác
Thức ăn thừa, rác, tro,
chất thải do quá trình
phá dỡ và xây dựng các
loại khác (có rác nguy
hại)
Giống như rác thương
mại
Thức ăn thừa, rác, tro,
chất thải do quá trình
phá dỡ và xây dựng các
loại khác (đôi khi có cả
rác nguy hại)
Kết hợp tất cả các
thành phần trên
Gạch, sắt, gỗ, xà bần,

9

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Dịch vụ công
Đường phố, khu vui chơi, bãi
cộng
biển, công viên,…

Khu xử lý
Nước, nước thải và các qui trình
xử lý khác
Công nghiệp
Xây dựng, dệt, công nghiệp
(sản xuất)
nặng, công nghiệp nhẹ, lọc dầu,
hóa chất, khai thác mỏ, điện,…

Khu sản xuất
nông nghiệp

Ruộng vườn, chăn nuôi

Rác và các loại khác
Các chất thải sau xử lý
thường là bùn
Các chất thải từ qui
trình sản xuất, các mảnh
vụn, nguyên liệu, rác từ
sinh hoạt của công nhân,

Phụ phế phẩm nông
nghiệp, rác, các chất thải
nguy hại

(Tchobanoglous và Kreith, 2002)
3.1.3 Phân loại chất thải rắn

CTR rất đa dạng, có nhiều cách phân loại khác nhau:

- Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn
phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây
dựng hay đập phá xưởng. (Nguyễn Văn Phước, 2009)
- Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất
có thể cháy hoặc không có khả năng cháy. (Nguyễn Văn Phước, 2009)
- Theo công nghệ quản lý – xử lý: các chất cháy được (giấy, hàng dệt, rác
từ sản phẩm thiên nhiên), các chất không cháy được (kim loại, thủy tinh, đá
và sành sứ) và các chất hỗn hợp. ( Lê Văn Nãi, 2000)
- Theo quan điểm thông thường gồm: Rác thực phẩm; rác bỏ đi; tro, xỉ;
chất thải xây dựng; chất thải đặc biệt; chất thải từ các nhà máy xử lý ô
nhiễm; chất thải công nghiệp và chất thải nguy hiểm. ( Lê Văn Khoa, 2002).
- Theo nghị định 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì chất thải rắn thông
thường từ các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính:
+ Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: phế liệu thải ra từ
quá trình sản xuất; các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; các
phương tiện giao thông; các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết
hạn sử dụng; bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh, hoặc chất dẻo khác;…
+ Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp: các chất thải hữu cơ (các loại
cây, lá cây, thực phẩm, xác động vật,...), các sản phẩm tiêu dùng chứa các
hóa chất độc hại (pin, ắc quy, dầu mỡ bôi trơn,...), các loại chất thải rắn khác
không thể tái sử dụng.
3.1.4 Thành phần chất thải rắn

10

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Theo Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm (2013), thành phần của rác

là:
- Thức ăn thừa (rác thực phẩm ): là các mảnh vụn thực vật, động vật trong
các quá trình chế biến và ăn uống của con người. Loại rác này bị phân hủy và
thối rửa nhanh (đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao) gây nên mùi hôi.
- Các thứ bỏ đi: bao gồm các loại chất rắn cháy được và không cháy được
của gia đình, cơ quan, khu dịch vụ ngoại trừ thức ăn thừa và các chất dễ thối
rửa.
+ Các loại cháy được như vải, giấy, carton, nhựa, cao su, da, gỗ, lá, cành
cây (cắt tỉa từ cây kiểng).
+Các loại không cháy là: những vật liệu trơ như thủy tinh, sành sứ, gạch
nung, kim loại và số ít vật liệu cháy cục bộ cũng được kể vào thành phần
trên.
- Tro và các phần thừa lại sau quá trình đốt gỗ, than, than cốc và các vật
liệu cháy khác.
- Rác trong quá trình tháo dở và xây dựng: bao gồm bụi, gạch vụn, bê
tông, vữa, các ống nước hư và các thiết bị điện bị bỏ đi.
- Chất thải từ các nhà máy xử lý: ở dạng rắn và bán rắn thành phần tùy
thuộc vào quy trình xử lý.
- Chất thải nông nghiệp: phụ phế phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi), rơm, rạ, phân gia súc.
- Rác nguy hại:
+ Rác độc hại của khu đô thị bao gồm những vật liệu có kích thước lớn,
những dụng cụ tiêu thụ điện đã hao mòn hay thậm chí lỗi thời như radio,
stereo, bếp điện, tủ lạnh, máy rửa, máy giặt,……Những món rác trên cần
được thu gom riêng và tháo gỡ để lấy lại một số vật liệu cho việc tái sử dụng.
+ Pin và bình acquy cũng là một trong những nguồn rác độc hại từ các hộ
gia đình và các phương tiện giao thông. Loại rác này có chứa một lượng lớn
kim loại như thủy ngân, bạc, kẽm, nicken, catmi.
+ Dầu cặn thất thoát từ việc thu thập khai thác và tái sử dụng nếu không
thu gom riêng thì sẽ trộn lẫn với các loại rác thải khác và làm giảm giá trị tái

sử dụng.
+ Bánh xe cao su cũng được tính là một loại rác thải độc hại do sự phân
hủy chúng rất lâu và gây tác động xấu đến nơi chôn lấp.
+ Ngoài ra, các hóa chất gây cháy nổ, phóng xạ, ăn mòn, các nguồn rác từ
khu bệnh viện,… ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
3.1.5 Tính chất của chất thải rắn
11

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
 Tính chất vật lý

Những tính chất vật lý quan trọng nhất của chất thải rắn đô thị là ẩm độ,
trọng lượng riêng, khả năng giữ nước, kích thước và tỉ lệ hạt. Trong đó trọng
lượng riêng và ẩm độ là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác
quản lý chất thải rắn đô thị.
- Ẩm độ:
+ Ẩm độ là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở
trạng thái nguyên thủy. (Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
+ Ẩm độ của chất thải rắn được xác định bằng cách đem từng thành phần
sấy khô ở 105oC cho đến khi trọng lượng không đổi, sau đó đem đi cân lại và
tính % độ ẩm.

M

a−b
=
 * 100

 a 

Trong đó
M: độ ẩm tính bằng %
a

: trọng lượng ban đầu của mẫu (mg)

b: trọng lượng sau khi sấy mẫu (mg)
Bảng 3.2 Độ ẩm của rác sinh hoạt
STT

Thành phần

Ẩm độ %
Khoảng biến thiên Giá trị tiêu biểu

1

Thức ăn thừa

50 - 80

70

2

Giấy

4 - 10


6

3

Carton

4–8

5

4

Nhựa

1–4

2

5

Vải

6 -15

10

6

Cao su


1–4

2

7

Da

8 - 12

10

8

Lá và cành cây

30 - 80

60

9

Gỗ

15 - 40

20

10


Thủy tinh

1-4

2

11

Lon thiếc

2-4

3

12

Nhôm

2-4

2

13

Các kim loại khác

2-4

3

12

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
14

Bụi, tro, gạch,...

15
Ẩm độ của rác đô thị
(Tchobanoglous et al. 1993)

6 - 12

8

15 - 40

20

+ Ẩm độ của rác phụ thuộc vào thành phần rác, mùa trong năm, ẩm độ
không khí, thời tiết. Ở nước ta rất nhiều khu vực và thời điểm rác có ẩm độ
lớn hơn 40%.
- Trọng lượng riêng: Trọng lượng riêng của một chất nào đó là khối
lượng của chất đó trên một đơn vị thể tích (kg/m 3). Trọng lượng riêng của
chất thải rắn thay đổi tùy theo vị trí địa lý, khu vực, mùa, chu kỳ gom rác,
việc sử dụng các thiết bị nén rác,... Do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị
thiết kế.

Bảng 3.3 Trọng lượng riêng các thành phần của rác đô thị
STT

Thành phần

Trọng lượng riêng lb/yd3
Khoảng biến thiên

Giá trị tiêu biểu

1

Thức ăn thừa

220 – 810

490

2

Giấy

70 – 220

150

3

Carton


70 – 135

85

4

Nhựa

70 – 220

110

5

Vải

70 – 170

110

6

Cao su

170 – 340

220

7


Da

170 – 440

270

8

Lá và cành cây

100 – 380

170

9

Gỗ

220 – 540

400

10

Thủy tinh

270 – 810

330


11

Lon thiếc

85 – 270

150

12

Nhôm

110 – 405

270

13

Các kim loại khác

220 – 1940

540

14

Bụi, tro, gạch,...

540 - 1685


810

 Ghi chú: lb/yd3 x 0.5933 = kg/m3

(Tchobanoglous et al. 1993)
- Khả năng giữ nước của chất thải rắn là toàn bộ khối lượng nước có thể
giữ lại trong mẫu chất thải sau khi để nước chảy xuống theo tác động của
trọng lực. Khả năng giữ nước của chất thải rắn là một chỉ tiêu quan trọng
trong việc tính toán, xác định lượng nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp rác. Khả
13

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
năng giữ nước của chất thải rắn phụ thuộc vào thành phần rác, trạng thái
phân hủy, độ nén của rác,... Thường hỗn hợp rác của khu dân cư và khu mậu
÷

dịch (không nén) có khả năng giữ nước 50 60%.

FC

W

= 0,6 − 0,55
 4500 + W






Trong đó
FC: khả năng giữ nước (%)
W: tải trọng của rác ở giữa độ cao của đống rác (kg/m2)
- Độ thấm dẫn của rác nén
+ Khả năng thấm dẫn nước của rác nén là một tính chất vật lý chi phối sự
di chuyển của nước và không khí tại nơi chôn lấp. Hệ số thấm được tính như
sau:
= Cd 2

K

γ
γ
=k
µ
µ

Trong đó:
K – hệ số thấm, m2/s
C – hằng số vô hướng hay yếu tố hình dạng khối rác
d – kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác, m
γ – trọng lượng riêng của nước, kg.m/s2
μ – độ nhớt động học của nước, Pa.s
k – khả năng thấm bên trong khối rác, m2
+ Độ thấm riêng k = Cd2 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của chất thải
rắn bao gồm: kích thước của các lỗ rỗng và độ khúc khuỷu của chúng, diện
tích bề mặt của vật liệu, độ xốp. Giá trị điển hình cho độ thấm riêng đối với
10 −11 ÷ 10 −12


chất thải rắn được nén trong bãi rác nằm trong khoảng
m2 theo
phương đứng và khoảng 10-10 m2 theo phương ngang. Hệ số thấm tiêu biểu
của rác khoảng 10-5 m/s.
- Kích cỡ hạt và tỉ lệ của chúng
+ Kích thước và tỉ lệ của các hạt trong chất thải rắn đóng vai trò rất quan
trọng trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí trong thu hồi vật
liệu, đặc biệt là sàng lọc, rây hay phân loại chất thải rắn bằng máy hoặc bằng
phương pháp từ. Kích thước của các thành phần chất thải rắn có thể xác định
bằng một trong các phương pháp như sau:
Sc = l
14

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Sc =

1+ w
2

Sc =

1+ w + h
3

S c = (1 + w )


1/ 2

S c = (l × w × h)1 / 3

Trong đó:
Sc

l

- kích thước trung bình của các thành phần

- chiều dài, mm

w

h

- chiều rộng, mm

- chiều cao, mm

+ Khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch.
Do đó tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà ta chọn phương pháp đo
lường cho phù hợp.
 Tính chất hóa học

Các thông tin về thành phần hóa học các vật chất cấu tạo nên chất thải rắn
đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn phương pháp xử lý
và tái sinh chất thải.



Các phân tích gần đúng
Các phân tích gần đúng đối với các thành phần có thể cháy được trong
chất thải rắn bao gồm các thí nghiệm sau:
- Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 105ºC trong một giờ).
- Chất dễ bay hơi (khối lượng bị mất khi đem mẫu chất thải rắn đã sấy ở
105ºC trong một giờ nung ở nhiệt độ 550ºC trong lò kín).
- Cacbon cố định: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ
khác không phải là cacbon trong tro khi nung ở 950ºC, hàm lượng này
÷

thường chiếm khoảng 5 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác
trong tro gồm thủy tinh, kim loại,… Đối với chất thải rắn đô thị, các chất vô
÷

cơ này chiếm khoảng 15 30%, giá trị trung bình là 20%.
- Tro (khối lượng còn lại sau khi đốt cháy tròng lò hở).


Điểm nóng chảy của tro
15

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ mà tại đó tro tạo
thành từ quá trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng
rắn (xỉ). nhiệt độ nóng chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt chất thải rắn
dao động trong khoảng từ 1100 ÷ 1200ºC.

Phân tích các thành phần C, H, O, N, S và tro



Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành chất thải rắn chủ yếu là xác
định phần trăm (%) của các nguyên tố C, H, O, N, S và tro. Trong suốt quá
trình đốt chất thải rắn sẽ phát sinh các hợp chất Clo hóa, nên phân tích cuối
cùng thường bao gồm cả phân tích xác định các halogen. Kết quả phân tích
cuối cùng được sử dụng để mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ
trong chất thải rắn. Kết quả phân tích còn đóng vai trò rất quan trọng trong
việc xác định tỉ số C/N nhằm đánh giá chất thải rắn có thích hợp cho quá
trình chuyển hóa sinh học hay không.
Bảng 3.4 Thành phần hóa học của các chất trong rác
Thành phần

Chất
hữu


Chất



Thức ăn thừa

C
48,0

6,4


% theo trọng lượng khô
O
N
S
37,6
2,6
0,4

Giấy
Carton
Nhựa
Vải
Cao su
Da
Rác vườn
Gỗ
Thủy tinh
Kim loại
Tro, bụi
Rác đô thị

43,5
44,0
60,0
55,0
78,0
60,0
47,8
49,5
0,5

4,5
26,3
15-30

6,0
5,9
7,2
6,6
10,0
8,0
6,0
6,0
0,1
0,6
3,0
2-5

44,0
44,6
22,8
31,2
11,6
38,0
42,7
0,4
4,3
2,0
12-24

H


0,3
0,3
4,6
2,0
10,0
3,4
0,2
<0,1
<0,1
0,5
0,2-1,0

0,2
0,2
0,15
0,4
0,3
0,1
0,2
0,02-0,1

Tro
5,0
6,0
5,0
10,0
2,5
10,0
10

4,5
1,5
98,9
90,5
68,0
-

(Gốc Kaiser, 1969; tham khảo từ Tchobanoglous et al, 1993)


Nhiệt trị của CTR
Nhiệt trị là lượng nhiệt sinh ra do đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối
lượng chất thải rắn. Theo Tchobanoglous và Kreith (2002) có thể xác định
nhiệt trị bằng công thức:
Nhiệt trị rác (Btu/lb) = 145C + 610 (H – 1/8O) + 40S + 10N
16

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Trong đó
C: các bon (%)
H: hydrogen (%)
O: oxygen (%)
S: sunfur (%)
N: nitơ (%)
Btu/lb(trọng lượng khô) = Btu/lb(rác khi loại thải)[100/(100 - % ẩm độ - % tro)]
Bảng 3.5 Số liệu tiêu biểu về năng lượng chứa trong rác đô thị
Thành phần


Thức ăn thừa
Giấy
Carton
Nhựa
Vải
Cao su
Da
Gỗ
Lá, cành cây
Thủy tinh
Lon thiếc
Các kim loại khác
sắt
Sắt
Tro, gạch, bụi
Rác đô thị

Năng lượng (Btu/lb)
Khoảng
Giá trị
biến thiên
Tiêu biểu
1500-3000
2000
5000-8000
7200
6000-7500
7000
1200014000

16000
6500-8000
7500
9000-12000
10000
6500-8500
7500
7500-8500
8000
1000-8000
2800
50-100
60
100-500
300
100-500
1000-5000
4000-5500

300
3000
4500

 Ghi chú: Btu/lb x 2,326 = KJ/kg

(Tchobanoglous et al. 1997)
 Tính chất sinh học

Phần hữu cơ (không kể nhựa, cao su, da) của hầu hết chất thải rắn có thể
được phân loại về phương diện sinh học như sau:

- Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, amino axit,
và nhiều axit hữu cơ.
17

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
- Bán xenlulo: các sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 cacbon.
- Xenlulo: sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 cacbon.
- Dầu, mỡ và sáp: là những este của alchohols và axit béo mạch dài .
- Lignin: một polime chứa các vòng thơm với các nhóm metoxyl (OCH3).
- Lignoxenlulo: là kết hợp của lignin và xenlulo.
- Protein: là chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino axit.


Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ
- Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung chất thải
rắn ở nhiệt độ 550ºC, thường được dùng để đánh giá khả năng phân hủy sinh
học của phần hữu cơ trong chất thải rắn. Tuy nhiên, sử dụng giá trị VS để mô
tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn có thể
không chính xác, bởi vì một vài thành phần hữu cơ của chất thải rắn rất dễ
bay hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học, như giấy báo và phần
xén bỏ từ cây trồng. Thay vào đó hàm lượng lignin của chất thải rắn có thể
được sử dụng để ước lượng tỷ lệ phần dễ phân hủy sinh học của chất thải rắn
và được tính toán băng công thức sau:
BF = 0,83 – 0,028LC
Trong đó:
PF: tỷ lệ phân hủy sinh học tính theo VS
0,83 và 0,028: hằng số thực nghiệm

LC: hàm lượng lignin của VS, biểu diễn bằng % khối lượng khô.
- Trong thực tế, các thành phần hữu cơ trong CTR thường được phân
thành hai loại: phân hủy chậm và phân hủy nhanh.



Sự phát sinh mùi hôi
Mùi hôi có thể phát sinh khi chất thải rắn được lưu giữ trong khoảng thời
gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, và bãi chôn lấp. Ở những vùng
khí hậu nóng ẩm, tốc độ phát sinh mùi thường cao. Một cách cơ bản, sự hình
thành mùi hôi là kết quả phân hủy kỵ khí các thành phần hữu cơ trong rác
thải đô thị.



Sự phát triển của ruồi
Vào mùa hè khí hậu nóng ẩm, sự sinh trưởng và phát triển của ruồi là vấn
đề rất đáng quan tâm tại nơi lưu trữ chất thải rắn. Ruồi có thể phát triển trong
thời gian hai tuần sau khi trứng được sinh ra. Đời sống của ruồi nhặng từ khi
còn trong trứng đến khi trưởng thành có thể mô tả như sau:
- Trứng phát triển: 8 ÷ 12 giờ.
- Giai đoạn I của ấu trùng: 20 giờ.
18

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
- Giai đoạn II của ấu trùng: 24 giờ.
- Giai đoạn III của ấu trùng: 3 ngày.

- Giai đoạn nhộng: 4 ÷ 5 ngày.
 Tổng cộng: 9 ÷ 11 ngày.
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN

- Ở các hộ gia đình nếu quản lý rác không tốt sẽ sinh mùi hôi, thu hút các
côn trùng gây bệnh, nếu hệ thống thu gom rác không tốt lượng rác tồn đọng
sẽ gây mất mỹ quan đô thị.
- Việc thải bỏ các chất thải rắn bất hợp pháp vào nguồn nước gây tắc
ngẽn dòng chảy, ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nguồn
nước và lan truyền các dịch bệnh.
- Ở các bãi rác, nếu chúng ta không quản lý tốt, nước rỉ từ rác làm ô
nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm của khu vực và có thể chứa các kim
loại nặng Cu, As, Hg, Ur,… hay chứa các muối ngoài mong muốn Ca 2+,
Mg2+,...Các chất khí sinh ra ở các bãi chôn lấp rác tạo nên nguy cơ cháy nổ.
Ngoài ra, một số bãi rác thu nhận cả chất thải từ bệnh viện và chất thải công
nghiệp chưa được xử lý trước làm cho vấn đề quản lý việc lây truyền các
dịch bệnh cũng như kiểm soát ô nhiễm môi trường trở nên phức tạp.
- Tình trạng đốt rác không kiểm soát ở các hộ gia đình cũng như tại các
bãi rác phóng thích nhiều loại khí thải độc vào trong không khí trong đó
đáng quan tâm là dioxin sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn của các
loại nhựa, thêm vào đó một số bãi rác nằm cạnh quốc lộ tạo cơ hội cho việc
lan truyền các dịch bệnh.
Theo Frumkin (2010) khi tiếp xúc với chất thải rắn có ít nhất 5 loại nguy
cơ:
+ Nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm do các chất thải không được
quản lý đúng mức.
+ Nguy cơ bị ô nhiễm nước uống và đất do các thành phần sinh học, hóa
học trong chất thải.
+ Nguy cơ do sự khuếch tán các chất khí và nước rỉ từ các bãi chôn lấp
rác.

+ Nguy cơ do các chất khí phát thải từ các lò thiêu hủy rác.
+ Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
3.3 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ

Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác,
hoặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên
19

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
nhiên. Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu
tố sau:
- Thành phần tính chất chất thải rắn sinh hoạt.
- Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý.
- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng.
- Yêu cầu bảo vệ môi trường.
3.3.1 Phương pháp tái chế

- Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử
dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh
hoạt và sản xuất.
- Công nghệ tái chế phù hợp với rác khối lượng lớn và nguồn thải rác có
đời sống cao.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế
thay cho vật liệu gốc.
- Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi
trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.

- Có thể thu hồi lợi nhuận từ các hoạt động tái chế.
Nhược điểm:
- Chỉ xử lý được với tỷ lệ thấp khối lượng rác (rác có thể tái chế ).
- Chi phí đầu tư và vận hành cao.
- Đòi hỏi công nghệ thích hợp .
- Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn.
3.3.2 Phương pháp xử lý cơ học

Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các phương pháp cơ bản:
- Phân loại
- Giảm thể tích cơ học
- Giảm kích thước cơ học
 Phân loại chất thải

20

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong
CTR sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối
đồng nhất. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái
sinh có trong chất thải rắn sinh hoạt, tách riêng những thành phần mang tính
nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng.
 Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học

Nén, ép rác là khâu quan trọng trong quá trình xử lý CTR. Ở hầu hết các
thành phố, xe thu gom thường được trang bị bộ phận ép rác nhằm tăng khối
lượng rác, tăng sức chứa của rác và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo

dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp.
 Giảm kích thước cơ học

Là việc cắt, băm rác thành các mảnh nhỏ để cuối cùng ta được một thứ
rác đồng nhất về kích thước. Việc giảm kích thước rác có thể không làm
giảm thể tích mà ngược lại còn làm tăng thể tích rác. Cắt, giã, nghiền rác có
ý nghĩa quan trọng trong việc đốt rác, làm phân và tái chế vật liệu.
3.3.3 Phương pháp hóa học

Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, các phương pháp hóa học chủ
yếu sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: đốt, nhiệt phân và
khí hóa.
 Đốt rác

Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một loại rác nhất
định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Phương pháp thiêu hủy rác
thường được áp dụng để xử lý các loại rác thải có nhiều thành phần dễ cháy.
Thường đốt bằng nhiên liệu ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với
nhiệt độ trên 1000oC.
Ưu điểm:
Ưu điểm của phương pháp này là khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại
rác thải. Có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số loại chất
dưới dạng lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại. Thể tích rác có thể
giảm từ 75 - 96%, thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng
chôn lấp rác, hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối
với chất thải có chứa vi trùng dễ lây nhiễm và các chất độc hại. Năng lượng
phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành
công nghiệp cần nhiệt và phát điện.
21


SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Nhược điểm:
- Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là
các vấn đề phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành
phần nhựa.
- Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề
cao.
- Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
 Nhiệt phân

Là cách dùng nhiệt độ và áp suất cao để phân hủy rác thành các khí đốt
hoặc dầu đốt, có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt. Quá trình nhiệt phân là một quá
trình kín nên ít tạo khí thải ô nhiễm, có thể thu hồi nhiều vật chất sau khi
nhiệt phân. Thí dụ: một tấn rác thải đô thị ở Hoa Kỳ sau khi nhiệt phân có
thể thu hồi lại 2 gallons dầu nhẹ, 5 gallons hắc in và nhựa đường, 25 pounds
chất amonium sulfate, 230 pounds than, 133 gallons chất lỏng rượu. Tất cả
các chất này đều có thể tái sử dụng như nhiên liệu.
 Khí hóa

Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiện liệu carton
để hòan thành một phần nhiên liệu cháy được giàu CO 2, H2 và một số
hydrocarbon no, chủ yếu là CH4. Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt
cháy trong động cơ đốt trong hoặc nồi hơi. Nếu thiết bị khí hóa được vận
hành ở điều kiện áp suất khí quyển sử dụng không khí làm tác nhân oxy hóa,
sản phẩm cuối cùng của quá trình khí hóa là khí năng lượng thấp chứa CO,
CO2, H2, CH2 và N2, hắc in chứa C và chất trơ chứa sẵn trong nhiên liệu và
chất lỏng giống như dầu nhiệt phân.


3.3.4 Phương pháp sinh học
 Ủ rác thành phân compost

- Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa
các chất hữu cơ để thành các chất mùn. Với thao tác sản xuất và kiểm soát
một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
- Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống,
được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả các nước phát
triển như Canada. Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia
đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính
22

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể
áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost
dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane. Các loại
vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi
khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này được thực hiện trong
điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn.
 Ủ hiếu khí

- Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khỏang 2
thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt
Nam.
- Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu
khí đối với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác

khô thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO2). Thường
thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 - 7 ngày đạt
tới 70 – 75oC. Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối
ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm.
- Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khỏang 2 - 4 tuần là rác
được phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy
do nhiệt độ ủ tăng cao. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình hủy
yếu khí. Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khoảng này quá
trình phân hủy đều bị chậm lại.
 Ủ yếm khí

Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở quy mô
nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công
nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những
nhược điểm sau:
- Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng.
- Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ
phân hủy thấp.
- Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí
Sunfuahydro gây mùi khó chịu.
Biogas

23

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
- Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi
khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí Methane. Khí Methane được thu hồi

dùng làm nhiên liệu.
Ưu điểm của phương pháp xử lý sinh học:
- Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là
thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
- Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để
chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái.
Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai.
- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm
môi trường. Cải thiện đời sống cộng đồng.
- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
- Phân loại rác thải được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép,
thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp.
- Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ thu lại
bằng một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hòan tưới vào rác ủ để
bổ sung độ ẩm.
Nhược điểmcủa phương pháp xử lý sinh học:
- Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.
- Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ
công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nạp liệu thủ công, năng suất kém.
- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế.
- Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều.
3.3.5 Chôn lấp rác hợp vệ sinh

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất
thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi
chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra
sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các
hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4.

24

SVTH: Trương Minh Toàn


Đồán môn học
Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là
phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất
lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình
xử lý rác thải. Điển hình như ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được
xử lý bằng phương pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản… Người ta
cũng hình thành các bãi chôn lấp rác vệ sinh theo kiểu này.
Ưu điểm:
- Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn.
- Chi phí điều hành các hoạt động của bãi chôn lấp không quá cáo.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi
muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra
còn giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt.
- Các bãi chôn lấp khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành
các công viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác.
- Ngoài ra trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi
khí ga phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác.
- Bãi chôn lấp là phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ tiền nhất đối với
những nơi có thể sử dụng đất.
- Đầu tư ban đầu thấp so với những phương pháp khác.
- Bãi chôn lấp là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi
hỏi các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng,

loại bỏ độ ẩm (trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…)
Nhược điểm:
- Các bãi chôn lấp đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông dân
có số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn.
- Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi
ngày.

25

SVTH: Trương Minh Toàn


×