Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoạt động marketing tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất hóa chất Hoàng Tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 59 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................. I
ᄃ  ................................................................................................................................................... II
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................... IV
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HÓA CHẤT
HOÀNG TUẤN.................................................................................................................................. 1

1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH thương mại và sản xuất hóa chất
Hoàng Tuấn.........................................................................................................1
1.1.1 Khái quát chung.............................................................................................................. 1
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty......................................................................1
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty......................................................................................2

1.2 Bộ máy tổ chức của công ty...........................................................................3
1.2.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................................................ 3
 ....................................................................................................................................................... 3
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng của công ty.......4

1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và sản
xuất hóa chất Hoàng Tuấn..................................................................................5
1.3.1 Kết quả về sản phẩm...................................................................................................... 5
1.3.2 Kết quả về khách hàng................................................................................................... 6
1.3.3 Kết quả về thị trường...................................................................................................... 6
1.3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010- 2013....................7

1.4 Các đặc điểm kinh tế kĩ thuật ẢNH HƯỞNG ĐẾN hoạt động
MARKETING của công ty TNHH thương mại và sản xuất hóa chất Hoàng


Tuấn.................................................................................................................... 11
1.4.1 Đặc điểm về đội ngũ lao động trong công ty.................................................................11
1.4.2 Đặc điểm tình hình tài chính của công ty......................................................................13
1.4.3 Đặc điểm cơ sở vật chất của công ty............................................................................15
1.4.4 Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng và đối thủ cạnh tranh...........................................16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT HÓA CHẤT HOÀNG TUẤN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2013...................................19

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới Maketing của công ty TNHH thương mại và
hóa chất hoàng tuấn..........................................................................................19
2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.............................................................................19
2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô.............................................................................23
BẢNG 8: NGÂN SÁCH MARKETING CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010-2013.............................23

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

2.2 Thực trạng hoạt động marketing tại công ty TNHH thương mại và sản
xuất hóa chất Hoàng Tuấn giai đoạn 2010 -2013............................................27
2.2.1 Bộ phận phụ trách hoạt động marketing tại công ty TNHH thương mại và sản xuất hóa
chất Hoàng Tuấn.................................................................................................................... 27
2.2.2 Những chính sách marketing mà công ty đã thực hiện.................................................28
BẢNG 9: CƠ CẤU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010- 2013......................................30


2.3 Đánh giá về hoạt động marketing tại công ty TNHH thương mại và sản
xuất hóa chất Hoàng Tuấn................................................................................37
2.3.1 Những thành công trong hoạt động marketing tại công ty TNHH Thương mại và sản
xuất hóa chất Hoàng Tuấn..................................................................................................... 37
2.3.2 Những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động marketing của công ty TNHH thương mại
và sản xuất hóa chất Hoàng Tuấn.......................................................................................... 39
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MAKETING CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT HÓA CHẤT.........................................................................40
HOÀNG TUẤN............................................................................................................................... 40

3.1 Định hướng phát triển công ty....................................................................40
3.1.1 Định hướng hoạt động marketing..................................................................................41

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của công ty................41
3.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường...................................................................................43
3.2.2 Hoàn thiện kênh phân phối........................................................................................... 45
3.2.3 Hợp tác liên kết với một số doanh nghiệp khác trng ngành..........................................45
3.2.4 Đồng bộ các hoạt động xúc tiến....................................................................................46

3.3 Một số kiến nghị...........................................................................................48
3.3.1 Về phía nhà nước......................................................................................................... 48
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................52

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tăt

Nội dung

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

DV

Dịch vụ

4


TM

Thương mại

5

GDP

Gross domestic product - Tổng sản phẩm quốc nội



Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

i

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CÔNG TY
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
BẢNG 2. MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ BÁN ĐƯỢC TRONG GIAI ĐOẠN 20102013
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

BẢNG 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2010 -2013
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
BẢNG 4. CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2013
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
BẢNG 5. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI
ĐOẠN 2010-2013
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
BẢNG 6. MỘT SỐ MÁY MÓC PHỤC VỤ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
REFERENCE SOURCE NOT FOUND
BẢNG 7. SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ GIAI ĐOẠN 2010-2013
SOURCE NOT FOUND

ERROR:

ERROR: REFERENCE

BẢNG 8: NGÂN SÁCH MARKETING CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010-2013
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
BẢNG 9: CƠ CẤU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010- 2013
REFERENCE SOURCE NOT FOUND

ERROR:

BẢNG 10: GIÁ CẢ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2013
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

DANH MỤC HÌNH ẢNH
ᄃ TNHH


Hình 1: Cơ cấu tổ chức công ty
TM và SX hóa chất Hoàng
Tuấn
6
HÌNH 2. SỰ BIẾN ĐỔI DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN RÒNG TRONG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2013
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
HÌNH 3. CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ NGƯỜI LAO ĐỘNG ERROR: REFERENCE
SOURCE NOT FOUND
Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

ii

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

HÌNH 4: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG GIAI ĐOẠN 20042013
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
HÌNH 5 MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ GIA CÔNG
ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND
HÌNH 6 SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ TRUNG BÌNH CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2010-2013 ERROR: REFERENCE SOURCE NOT FOUND

Hình 7 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm cho khách hang
34


Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

iii

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như ngày nay, cạnh tranh ngày
càng khốc liệt, hoạt động marketing được coi là một trong những công cụ hữu hiệu
không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Hoạt động marketing ngày nay đã cải tiến hơn ngày xưa nhưng đều có mục đích là
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp
thích ứng với sự biến động của thị trường. Các hoạt động này đều xuất phát từ các
quyết định về giá, sản phẩm, kênh phân phối và xúc tiến bán hàng kết hợp với hoạt
động nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
Đối với một nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam thì hoạt động
marketing vẫn còn nhiều yếu kém. Phần đông các doanh nghiêp nước ta chưa hiểu
được kĩ bản chất, tầm quan trọng của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà
chỉ hành động theo kinh nghiệm của bản thân nên khi thực hiện chưa mang lại hiệu
quả như mong muốn. Đặc biệt trong thời gian này khi kinh tế trong và ngoài nước
đang khủng hoảng thì việc giành một phần ngân sách và nguồn lực cho hoạt động
marketing bị eo hẹp đi, giảm tác động của nó đến hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất Hoàng Tuấn là một doanh
nghiệp với quy mô nhỏ sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất với việc
cung đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác, đã phần nào ý thức được vai trò

của hoạt động marketing trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ việc đề xuất ra
chiến lược marketing đến việc thực hiện các chính sách về sản phẩm, giá cả, kênh
phân phối và hoạt động xúc tiến bán hàng. Do đó công ty đã chú trọng vào các hoạt
động định hướng marketing, tạo ra lợi thế cạnh tranh đứng vững trên thị trường về
hoạt động kinh doanh sản phẩm hóa chất. Với vai trò là một thành viên thực tập
trong bộ phận marketing của công ty, tôi đã chọn đề tài:” Hoạt động marketing tại
Công ty TNHH thương mại và sản xuất hóa chất Hoàng Tuấn”
Ngoài lời mở đầu, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
gồm 3 nội dung chính sau:
Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

iv

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH thương mại và sản xuất
hóa chất Hoàng Tuấn.
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing tại công ty TNHH thương mại
và sản xuất hóa chất Hoàng Tuấn.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing của công ty
TNHH thương mại và sản xuất hóa chất Hoàng Tuấn.
Do những hạn chế về thời gian, năng lực cũng như kinh nghiệm của tôi nên
bài viết còn khó tránh khỏi thiếu sót và khuyết điểm. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô trong khoa để bài viết được tốt hơn.
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến cô giáo Ths Nguyễn Thị Phương Linh đã

tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tại công ty và hoàn thành chuyên đề
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị phòng kinh doanh và
phòng marketing, và toàn bộ nhân viên trong công ty đặc biệt là sự hướng dẫn của
Giám đốc công ty TNHH thương mại và sản xuất hóa chất Hoàng Tuấn để tôi có bài
luận văn hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

v

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT
HÓA CHẤT HOÀNG TUẤN

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT
HÓA CHẤT HOÀNG TUẤN
1.1.1 Khái quát chung
− Tên công ty: Công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất
− Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiêm hữu hạn
− Địa chỉ: 8 Ngõ 47/1, Tổ 1, Nhân Hòa, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh
Xuân, Hà Nội
− Điện thoại: 04. 35584454 Mobile: 0903 446 042

− Fax: ( 04) 37323772
− Giám đốc: Lê Anh Tuấn
− Ngành nghề sản xuất chính: chuyên cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ và
tư vấn hỗ trợ trong lĩnh vực gia công hóa chất.
− Số tài khoản: 0011000536099
− Vốn kinh doanh: 15.000.000.000 VNĐ (mười bốn tỷ đồng)
− Khả năng vay tín dụng: 37.000.000.000 VNĐ( ba tám tỉ đồng)
− Mối quan hệ với các công ty nước ngoài: châu Âu, châu Á, châu Mĩ
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty.
Công ty được thành lập vào ngày 9 tháng 4 năm 2003 theo quyết định số
0101356073 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội với tên gọi chính thức là
Công ty Hoàng Tuấn trách nhiệm hữu hạn và thương mại sản xuất hóa chất , đặt trụ sở
chính tại Số nhà 8 ngõ 47/1, Nhân Hòa, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân,
Hà Nội.
− Quy mô công ty:
+ Số lượng nhân viên: 44
+ Số lượng thiết bị gia công hóa chất: 42
− Các đối tác nước ngoài: Ermaksan, Akyapak (Thổ Nhĩ Kỳ); GBC, CEA (Italia);
Runmaster, Manford, Denver, Annn Yang, Fintek, Cosen (Đài Loan); Tecpos, Atech Handok, Weldbank (Hàn Quốc); Mecshot, Electronica (ấn Độ); Panasonic,
Koike, Kito Corp. (Nhật Bản); Hypertherm, Wilson Tool (Mỹ); Koco (Đức), v.v.
− Các giai đoạn phát triển chính của công ty:

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

1

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

Giai đoạn từ năm 2003-2007: đây là quá trình công ty bước qua giai đoạn khó
khăn trên cương vị là một doanh nghiệp mới đồng thời phải hội nhập với nền kinh tế hóa,
toàn cầu hóa. Các hoạt động chủ yếu tuyển dụng đào tạo và nâng cao tay nghề cho công
nhân cũng như nhân viên trong doanh nghiệp.
Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: số lượng liên tục gia tăng để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Điển hình là các thiết bị (gia công ống; thiết bị phát hàn, điện; máy khoan
phay đứng, ngang, các thiết bị đo lường…)Đồng thời, mở rộng thêm một số đối tác nước
ngoài như: Hypertherm (Mỹ), Koco(Đức), Panasoic, Koike (Nhật Bản)…công ty liên tục
kí kết được nhiều hợp đồng với nhiều đối tác và khách hàng vì thế đã nhanh chóng gia
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vữn hơn cho đến nay.
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất chuyên cung cấp
thiết bị, chuyển giao công nghệ và tư vấn hỗ trợ trong gia công hóa chất.
1.1.3.1 Hoạt động kinh doanh của công ty
− Thực hiện kinh doanh các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, chế tạo ra. Thực
hiện sản xuất theo đơn đặt hàng, gia công- chế tạo, đo lường, đo đạc thiết bị theo
đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước.
− Thực hiện hoạt động thương mại với các đối tác, kí kết hợp đồng, chuyển giao sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
− Tư vấn, chuyển giao công nghệ các loại thiết bị hỗ trợ thông tin sản phẩm cho
khách hàng cũng như đối tác trong và ngoài nước.
1.1.3.2 Hoạt động sản xuất của công ty
− Sản xuất kinh doanh các loại máy móc hóa chất công nghiệp.
− Gia công hóa chất chế tạo, sản xuất và lắp ráp phụ tùng hàn, thiết bị hàn phục vụ
ngành công nghiệp tàu thủy, công nghiệp xây dựng, hóa chất lắp ráp…
− Đo lường và đo đạc, sản xuất tự động một số thiết bị …
Bảng 1. Hoạt động sản xuất và sản phẩm chính của công ty

STT

Sản phẩm chính

STT

Hoạt động sản xuất

1

Máy móc các loại

1

Cơ khí-Gia công & chế tạo

2

Máy xọc, máy uốn

2

Tự động-Hệ thống & thiết bị

3

Máy nén khí–Thiết bị & phụ tùng

3


Đo lường và đo đạc thiết bị

4

Máy công cụ

4

Hàn- Máy móc vật tư & thiết bị

5

Thiết bị nâng hạ

6

Thiết bị đo độ dày

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

2

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp
7

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh


Xe nâng hàng

Trong bối cảnh các doanh nghiệp hóa chất đang phải cạnh tranh gay gắt với nhau
do kinh tế ngày càng khó khăn để có được chỗ đứng ở thị trường, công ty TNHH thương
mại và sản xuất hóa chất Hoàng Tuấn đã đặc biệt chú trọng vào chất lượng và giá thành
sản phẩm, đồng thời thực hiện một quy trình chăm sóc khách hàng chu đáo mang tính
chuyên nghiệp kể từ khâu xử lý yêu cầu của khách hàng cho đến giai đoạn lắp đặt chạy
thử, hướng dẫn vận hành, bảo hành và dịch vụ sau bán hàng.
1.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất tổ chức theo mô
hình trực tuyến - chức năng. Theo đó, người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng quản
trị, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của đơn vị mình.
Đồng thời với mô hình quản lý này, đã phát huy được năng lực, chuyên môn các bộ phận
khác trong công ty giảm bớt gánh nặng cho nhà lãnh đạo. Trong quá trình hoạt động của
công ty, các bộ phận thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, chức
năng của mình đạt hiệu quả nhất.
  TM và SX hóa chất Hoàng Tuấn
Hình 2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH

Ban giám đốc

Phòng
kế toántài chính

Phòng
hành
chính

Phòng

kĩ thuật

Phòng
marketing

Phòng
xuất
nhập
khẩu

Quản đốc phân
xưởng

Xưởng sản xuất

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

3

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

Lượng nhân viên được chia vào các tổ, đứng đầu các tổ là tổ trưởng, tổ trưởng phụ
thuộc vào quản đốc phân xưởng và chịu sự quản lý của quản đốc phân xưởng.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng của công
ty

1.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc
Giám đốc: Là người đại diện và chịu trách nhiệm của công ty trước pháp luật.
Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty. Quyết định và tổ chức mọi
hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty.
Lập kế hoạch điều hành sản xuất, hoạch định chiến lược, triển khai và theo dõi các
hoạt động sản xuất của công ty. Quyết định lương, thưởng của nhân viên trong công ty.
Quyết định biện pháp quảng cáo, tiếp thị, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng
• Phòng kế toán tài chính:
Quản lý toàn bộ tài sản (vô hình và hữu hình) của công ty: vốn, các khoản thu chi,
tiền lương…cân đối và sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả. Hoạch định tham mưu về đề
xuất các chiến lược, kế hoạch tài chính của công ty, dự báo những yêu cầu của tài chính,
chuẩn bị ngân sách hàng năm, kế hoạch chi tiêu.
Lập bảng báo cáo tài chính thường niên, các kết quả kinh doanh theo kì của công
ty. Khai thác đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Đảm bảo đúng thời gian tiền lương cho cán bộ, công nhân viên và thanh
toán các chế độ cho công nhân viên trong công ty.
• Phòng hành chính:
Thay giúp việc cho giám đốc, thực hiện xây dựng mô hình tổ chức.Tổ chức nhân
sự, sắp xếp lao động, hành chính quản trị.
Quản lý hồ sơ của CBCNV từ cấp trưởng phòng trở xuống và theo dõi diễn biến
nhân sự toàn bộ công ty. Hướng dẫn tình hình hoạt động của công ty, tiếp nhận quản lý,
phân phối lưu trữ tài liệu công văn đi và đến. Công tác tổ chức lao động, chế độ lương,
thưởng cho CBCNV.
• Phòng dự án:
Tham mưu với giám đốc công ty về các dự án kinh doanh, phát triển và quản lý dự
án của công ty. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ trong các lĩnh vực có liên quan
nhằm phục vụ cho việc triển khai các dự án về , thiết bị.
Lưu trữ, hồ sơ, chứng từ tài liệu có liên quan đến các dự án của công ty. Thực hiện
các công việc tư vấn khác theo yêu cầu của công ty.

• Phòng kĩ thuật:
Tham mưu cho tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: quản lý kĩ thuật,
chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảo dưỡng , phương tiện vận tải, kĩ thuật an toàn bảo hộ
lao động, nghiên cứu – ứng dụng- triển khai, phát triển công nghệ sản xuất và bảo vệ môi
trường.
Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

4

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giám sát các nhà thầu, điều hành dự án, tư vấn khảo
sát thiết kế, điều hành dự án. Trực tiếp giải trình các vấn đề về kĩ thuật, khối lượng, chất
lượng, sản phẩm …
Tổ chức, xây dựng và quản lý hoạt động bảo hành. Có trách nhiệm phản hồi, xử lý
thông tin một cách nhanh chóng kịp thời, đúng đối tượng và chính xác ( giải đáp thắc
mắc, phản hồi từ phía khách hàng…). Tổ chức thực hiện công tác tư vấn kĩ thuật.
• Phòng marketing:
Nghiên cứu tiếp thị thông tin, thị trường. Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu,
định vị thương hiệu. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Khảo sát hành vi ứng xử
của khách hàng tiềm năng. Phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
Nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược
marketing: 4P (sản phẩm, giá cả, phân phối,...), 4C ( nhu cầu, mong muốn tiện lợi, thông
tin).
• Phòng xuất nhập khẩu:

Tham mưu giúp giám đốc xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, trang thiết bị . Soạn thảo và thương thảo các hợp
đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh liên kết trong việc xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng
hóa.
• Quản đốc phân xưởng:
Tổ chức phân xưởng nhà máy đồng thời lập kế hoạch và chiến lược sản xuất. Lập,
triển khai và theo dõi tiến độ sản xuất. Đôn đốc và kiểm tra kiểm soát các tổ trưởng sản
xuất, thực hiện sản xuất đúng theo quy trình công nghệ, đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ
theo yêu cầu.
Phổ biến, hướng dẫn các chính sách và quy định của công ty tới các công nhân của
phân xưởng. Thiết lập và duy trì môi trường làm việc vệ sinh an toàn lao động và phòng
chống cháy nổ tại xưởng.
Xây dựng các mối quan hệ thân thiết giữa các nhân viên trong xưởng. Đưa ra các
quyết định nhân sự để điều hành bộ phận sản xuất.
1.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ SẢN XUẤT HÓA CHẤT HOÀNG TUẤN
1.3.1 Kết quả về sản phẩm
Trong những năm qua, công ty Công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản
xuất hóa chất đang cố gắng từng bước giảm chi phí hàn và sản xuất từ đó góp phần tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Việc dự trữ một số lượng tối thiểu nguyên vật
liệu hàn, phụ kiện ở gần các máy hàn, tối ưu hóa quá trình sản xuất đã dẫn đến kết quả
như mong đợi.

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

5

Lớp: QTKD 4 – K42



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

Bảng 2. Một số máy móc thiết bị bán được trong giai đoạn 2010-2013
Năm

2010

2011

2012

2013

Máy chấn tôn, ép thủy lực

3

-

2

2

Máy phun sơn

2

4


4

4

Máy đo độ bao phủ

4

3

3

3

Máy đo độ cứng, nhám

4

3

3

3

Máy cắt đột liên hợp

5

2


3

3

Máy móc

(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty)
Nhìn vào 2 ta thấy, số lượng máy móc được bán qua các năm theo chủng loại
không đều nhưng số lượng bán được tăng lên. Các dịch vụ gia công cơ khí tại chỗ, gia
công theo đơn hàng của khách hàng cũng tăng lên một cách đáng kể. Kết quả là ta thấy
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty lớn nhất trong giai đoạn trên là năm
2009 hơn 60 tỷ đồng, các năm 2010, 2011 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
dao động trong khoảng 33-36 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, công ty sẽ đầu tư thêm thiết bị, bổ sung năng lực cho hoạt
động sản xuất kinh doanh những sản phẩm cơ khí đã qua chế tạo để cung ứng cho thị
trường. Bên cạnh đó công ty sẽ nghiên cứu các sản phẩm cơ khí phục vụ tiêu dùng mang
tính chiến lược để tạo thương hiệu cho sản phẩm của công ty. Hiện nay, công ty Hoàng
Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất đang cố gắng giảm thiểu các hoạt động
thủ công, gia công bằng tay trên máy móc, mà tiến tới việc tự động hóa các máy gia công
hiện đại, sử dụng công nghệ CAD/CAM/CNC
1.3.2 Kết quả về khách hàng
Do đặc điểm của công ty là kinh doanh các loại máy móc thiết bị nên khách hàng
của công ty chủ yếu là tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn…nơi chiếm tỷ trọng tới 85%
doanh thu và lợi nhuận của công ty. Sau 10 năm kinh doanh, công ty nay đã hướng đến
những đối tượng khách hàng là cá nhân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân…lắp
đặt cho các nhà máy, xí nghiệp để đối tượng khách hàng của công ty đa dạng hơn. Đối
với công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất, khách hàng luôn là đối
tượng công ty đặt ở vị trí trung tâm hoạt động. Công ty đã đưa ra những chiến lược kinh
doanh, các gói dịch vụ dựa trên nhu cầu để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay với dòng sản phẩm đa dạng như trên, công ty đang chiếm ưu thế về thị
trường, phân phối sản phẩm cung ứng cho khách hàng nhà đầu tư cho các tỉnh phía Bắc
như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên…
1.3.3 Kết quả về thị trường
Theo chương trình phát triển hóa chất trọng điểm thì đến năm 2010, ngành này sẽ
phải đáp ứng 40% - 50% nhu cầu trong nước. Đến năm 2012 song sau 9 năm triển khai
Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

6

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

đến tận bây giờ, ngành kinh tế trong điểm này mới chỉ đáp ứng được 34% nhu cầu. Kinh
tế trong và ngoài nước đang gặp khó khăn, cơ khí trong nước thiếu vốn, công nghệ yếu,
nguyên vật liệu nhập khẩu vẫn là chính, hàng tồn kho nhiều- đây là những khó khăn cơ
bản của các doanh nghiệp trong ngành.
Công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất vẫn duy trì những
đối tác cũ vì họ có kinh nghiệm lâu năm, là bạn hàng bền vững. Kể từ khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì công ty đã có những hợp đồng kí kết với đối
tác nước ngoài, gia tăng số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Sau 10 năm hoạt động
trên thị trường, công ty đã có những thị phần nhất định để khẳng định vị thế của mình
− Với các đối tác châu Âu: Số liệu thống kê của TIM cho thấy, tổng kim ngạch
xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ nói chung cũng tăng hơn 34% trong năm 2013, đạt mức 6,11
tỷ USD so với 4,55 tỷ USD cùng kỳ 2012. Đây hứa hẹn là một nguồn cung ứng máy móc
cho các doanh nghệp Việt Nam nói chung và bản thân Đa ngành nói riêng. Các nước có

sản phẩm hợp tác khác với công ty như là Mĩ, Đức, Ý…tuy đang gặp khó khăn về kinh tế
nhưng vẫn cố gắng gia tăng giá trị xuất khẩu máy móc thiết bị. Các đối tác này cũng bị
cạnh tranh bởi đối thủ lớn đó là Trung Quốc. Do đó công ty cần chú trọng đến các mặt
như chất lượng, công nghệ của sản phẩm của đối tác, từ đó điều chỉnh thị trường cung
ứng cho phù hợp.
− Với các đối tác châu Á: theo số liệu của tổng cục hải quan trong năm 2013, cho
thấy nước ta nhập khẩu nhiều nhất là từ Trung Quốc, chiếm trên 31% tổng nhập khẩu
trong thời gian này. Tuy nhiên, mới đây Bộ khoa học và công nghệ đã yêu cầu ngừng
nhập khẩu máy móc thiết bị qua sử dụng mà cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã
loại bỏ. Đây là một quyết định quan trọng một phần tác động rất lớn đến công nghệ máy
móc trong nước, một phần nhường lại thị phần cho các đối thủ châu Âu. Công ty trong
thời gian tới sẽ kí kết hợp đồng với các thị trường trong khu vực như: Ấn Độ, Hàn Quốc,
Đài Loan…nhằm mở rộng thị trường.
1.3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010- 2013
Sư tồn tại và phát triển của công ty gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh.
Thông qua phân tích số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm, ta sẽ thấy cụ thể
hơn về doanh thu lợi nhuận cũng như trình độ quản lý và khả năng phát triển của công ty
trong giai đoạn 2010-2013:

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

7

Lớp: QTKD 4 – K42


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Phương Linh


Hình 1. Sự biến đổi doanh thu và lợi nhuận ròng trong giai đoạn 2010 - 2013

2010

2011

2012

2013

− Về doanh thu: doanh thu của công ty cao nhất là năm 2011 với hơn 60 tỷ đồng,
tăng 15.7% so với năm 2010, nộp ngân sách nhà nước trên 73 triệu đồng. Tuy
nhiên, đến năm 2012 thì con số này đã giảm 44% chỉ còn 33,6 tỷ. Tiếp theo là đến
năm 2013, doanh thu đã tăng trở lại là 36,8 tỷ đồng.
− Về lợi nhuận: cao nhất là năm 2011 với lợi nhuận là hơn 1.6 tỷ và sau đó là giảm
qua các năm. Điển hình là giai đoạn năm 2012 lợi nhuận của công ty giảm 45% so
với năm 2011.
Đây là thời điểm nền kinh tế trong và ngoài nước rơi vào khó khăn, do đó công ty
đã chủ động điểu chỉnh cơ cấu, cắt giảm chi phí, tìm hướng đi mới để hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Hơn hết là công ty đã khai đúng, nộp đủ thuế (thuế giá trị gia
tăng; thuế xuất, nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân) tham gia
vào ngân sách nhà nước. Năm 2012, tuy lợi nhuận giảm nhưng công ty vẫn đóng góp cho
ngân sách hơn 26 triệu đồng.

Sinh viên: Hoàng Văn Vượng

8

Lớp: QTKD 4 – K42



Bảng 3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 -2013
( đơn vị: nghìn đồng)
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Năm 2010
52.107.000

Năm 2011
60.294.000

Các khoản giảm trừ doanh thu

Năm 2012
33.663.000

Năm 2013
36.870.000.

311.000

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

52.107.000

60.294.000

33.352.000


36.870.000

Giá vốn hàng bán

48.119.000

55.355.000

28.891.000

29.609.000.

3.988.000

4.939.000

4.461.000

7.261.000

Doanh thu hoạt động tài chính

339.000

211.000

768.000

300.000


Chi phí tài chính

923.000

1.176.000

1.300.000

3.292.000

Trong đó chi phí lãi vay

517.000

429.000

815.000

1.926.000

2.739.000

3.178.000

3.650.000

4.053.000

665.000


796.000

279.000

216.000

2.000

12.000

50

326.000

34.000

17.000

(324.000)

(22.000)

(16.950)

472.000

257.000

199.000


Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

665.000


Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

186.000

118.000

64.000

50.000

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

479.000

354.000

193.000


149.000

(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty)


Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm qua là tốt, tất cả
các năm đều có lợi nhuận. Tuy nhiên, qua phân tích trên, chúng ta thấy công ty đang
gặp khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhất là giai đoạn các
năm 2010-2013.
1.4 CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN
XUẤT HÓA CHẤT HOÀNG TUẤN
1.4.1 Đặc điểm về đội ngũ lao động trong công ty
Nhân lực là yếu tố quan trọng phản ánh sự tồn tại và trình độ phát triển của
doanh nghiệp. Theo các chuyên gia một chiến lược nhân sự hiệu quả và bền vững phải
đặt phúc lợi nhân viên lên hàng đầu và gắn lợi ích của nhân viên với doanh nghiệp. Ta
có bảng sau thể hiện cơ cấu nhân lực tính đến năm 2013 của công ty:
Bảng 4. Cơ cấu lao động của công ty trong giai đoạn 2010-2013
(Đơn vị: người)
Cơ cấu lao động trong công ty

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng số lao động


35

33

32

44

Số lao động nam

24

21

22

29

Số lao động nữ

11

12

10

15

Trình độ trung học


4

5

4

6

Trình độ đại học

28

27

25

33

Trình độ trên đại học

3

1

3

5

Số năm kinh nghiệm trên 7 năm


31

31

29

34

(Nguồn: Tài liệu nội bô của công ty qua các năm)
Trong giai đoạn những năm 2010-2011 khi nước ta bước vào giai đoạn khủng
hoảng, các doanh nghiệp đã phải trải qua hàng ngàn khó khăn về tài chính và khả
năng cạnh tranh, bản thân công ty đã chủ động điều chỉnh lượng lao động của mình
phù hợp. Năm 2011 đã giảm 11% số lượng lao động so với năm 2010. Và năm 2012
giảm 5.7% so với năm 2011.
Trong giai đoạn từ đầu năm 2013 đến nay, nền kinh tế trong nước vẫn đang gặp
khó khăn, do đó công ty cố gắng đưa những sản phẩm của mình lên các trang quảng
cáo như: trang vàng Việt Nam (Yellow Pages), địa chỉ website cho doanh nghiệp Việt
là: DoanhnghiepViet.net, vietnamnay.com, vietaz.com, okhicongnghiep.com…để thúc
đẩy tiêu thụ. Do đó, công ty đã gia tăng các quá trình sản xuất và dịch vụ đáp ứng nhu
cầu, lượng lao động tăng lên 37.5%. Đây như một giai đoạn thấp điểm trong kinh
doanh và công ty đã tận dụng giai đoạn này để đẩy mạng công tác huấn luyện đào tạo


nhân viên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Trên thực tế cho thấy các doanh nghiệp
để phát triển vững mạnh đều rất coi trọng chiến lược ổn định nhân sự.
Số lượng lao động nam nữ cũng có sự thay đổi qua các năm. Nhưng do tính
chất sản xuất và ngành nghề cũng như điều kiện công việc nên lao động nam chiếm
ưu thế hơn, chủ yếu dao động trong khoảng 65%-70% so với tổng số lao động. Đặc
biệt trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013, lao động nam và nữ đều tăng 40% để

đáp ứng được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lao động trong công ty đặc
biệt là bộ phận ở xưởng sản xuất đều được trang bị các thiết bị bảo hộ, bảo hiểm để
đảm bảo an toàn lao động. Đồng thời 100% công nhân trong xưởng luôn đảm bảo việc
làm, thu nhập ổn định.
Bảng 4 còn cho thấy công ty đang chú trọng xây dựng lực lượng lao động ngày
càng lớn mạnh về lượng và chất. Lao động trong công ty không chỉ đánh giá năng lực
qua bằng cấp mà còn được xét về số năm kinh nghiệm và năng lực cọ sát với thực tế.
Để từ đó bộ phận nhân lực có thế sắp xếp vị trí một cách hiệu quả và có chế độ đãi
ngộ đúng đắn.
Hình 2. Cơ cấu trình độ người lao động

(Nguồn : Tài liệu nội bô của công ty qua các năm)


Nhìn từ hình 3 ta thấy, lao động của công ty chiếm đến 90% có trình độ từ đại
học trở lên. Đây là một nền tảng vững chắc của công ty trên đà phát triển về mặt
nguồn lực con người khi đối đầu với thời kì khó khăn hiện tại của nền kinh tế trong và
ngoài nước. Công ty cố gắng điều chỉnh lượng nhân viên của mình một cách hợp lý,
hạn chế giảm số lượng nhân viên. Vì giảm nhân viên không chỉ gây hiệu ứng bất mãn
lây lan trong tinh thần làm việc của những nhân viên ở lại mà còn có thể kéo theo
nhiều hệ lụy khác như: mất khách hàng, thị phần, mất bí quyết công nghệ vào tay đối
thủ…
Ban giám đốc và trưởng phòng ban trong công ty đều là những người có trình
độ đại học và trên đại học trở lên, có kiến thức chuyên môn sâu về cơ khí, cơ điện, kĩ
thuật, kế toán…Đồng thời có những kinh nghiệm và khả năng cọ xát thực tế trên
thương trường trong lĩnh vực kinh doanh, do đó đây là lực lượng lòng cốt, quan trọng
của công ty, giúp công ty từng bước đứng vững trên thị trường và ngày càng phát
triển.
Nhìn chung lao động của công ty đã được sắp xếp từng vị trí, bộ phận phù hợp
với chuyên môn, kĩ năng của từng người. Theo thời gian, lao động ngày càng được

nâng cao cả về năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công ty và
thị trường
1.4.2 Đặc điểm tình hình tài chính của công ty
Với đặc thù điển hình của ngành hóa chất thì lượng vốn của công ty hiện có là
tương đối lớn để có thể đáp ứng kịp thời đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Do đó công
ty đã cố gắng huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tận dụng một cách tối
đa nguồn vốn. Hiện nay, công ty đang huy động vốn từ những nguồn sau:
• Vốn chủ sở hữu: nhà xưởng, thiết bị, tiền vốn…
• Vốn được bổ sung từ lợi nhuận để lại
Cơ cấu vốn của công ty có sự thay đổi không đáng kể qua các năm do tính chất
ngành cơ khí, giai đoạn năm 2012: 43.654.000.000 đồng, năm 2013: 47.549.000.000
đồng. Cơ cấu vốn có tác dụng rất lớn đến quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn nhưng chủ yếu là
nợ ngắn hạn, nguyên nhân tồn đọng ở hàng tồn kho. Qua các năm tổng nguồn vốn có
sự chênh lệch không quá lớn để đảm bảo công ty phát triển bền vững.


Bảng 5. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm 2013

Năm 2012

Tài sản

A. Tài sản ngắn hạn

37.116.000

50.654.000

43.654.000

47.549.000

3.319.000

3.717.000

2.942.000

2.540.000

II. Các khoản phải thu ngắn hạn

21.902.000

33.554.000

24.628.000

19.914.000

III. Hàng tồn kho


11.824.000

13.383.000

16.012.000

23.753.000

72.000

1.342.000

I. Vốn bằng tiền

IV. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn

71.000
815.000

714.000

530.000

1.019.000

37.931.000

51.368.000


44.184.000

48.568.000

A. Nợ phải trả

30.731.000

40.965.000

33.588.000

37.772.000

I. Nợ ngắn hạn

29.031.000

40.965.000

33.588.000

26.772.000

II. Nợ dài hạn

1.700.000

B.Vốn CSH


7.200.000

10.403.000

10.596.000

10.796.000

37.931.000

51.368.000

44.184.000

48.568.000

Tổng tài sản
Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn

11.000.000

(Nguồn:Tài liệu nội bộ công ty)


Vốn chủ sở hữu tăng 2010-2011, năm 2011 tăng hơn 3 tỷ tức là tăng 44.5% so
với năm 2010 dẫn đến việc nợ phải trả tăng lên hơn 10 tỷ đồng. Điều này là không tốt
vì dẫn đến chi phí tài chính tăng cao. Sau đó nhu cầu nguồn vốn giảm dần, đến năm
2013 tăng gần 200 triệu đồng tức là 1.8% so với năm 2012, tình hình nguồn vốn đã

khả quan hơn. Nguyên nhân chung gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu là do tăng từ lợi
nhuận giữ lại, cho thấy công ty kinh doanh có lãi cho các năm. Từ đó ta thấy công ty
đã chủ động hơn trong nguồn vốn của mình, chủ động điều chỉnh sự tăng giảm vốn
chủ sở hữu phù hợp với tốc độ mở rộng quy mô kinh doanh và kinh tế trong nước.
Từ năm 2010-2013 thì các khoản nợ vay dài hạn giảm và các khoản vay ngắn
hạn tăng do điều chỉnh khoản nợ vay dài hạn đến hạn trả sang khoản nợ vay ngắn hạn.
Tuy nhiên, đến năm 2013 thì khoản nợ dài hạn của công ty tăng từ mức 0 đồng lên
11.000.000.000 đồng. Sự chênh lệch quá lớn này cho thấy đây là dấu hiệu không tốt.
Nợ ngắn hạn lớn quá dẫn đến tình hình rủi ro tài chính rất cao. Công ty nên có một số
biện pháp thay đổi, tăng khả năng vay dài hạn hơn nữa để giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn.
Nhìn chung ta thấy, do hàng tồn kho của công ty ngày càng tăng nên khả năng
thanh toán của công ty thấp và có xu hướng giảm, vốn bằng tiền bị ứ đọng ở hàng tồn
kho. Công ty cần điều chỉnh tại điểm yếu này.
1.4.3 Đặc điểm cơ sở vật chất của công ty
Công ty có một xưởng diện tích mặt bằng khoảng 200m phục vụ cho hoạt động
sản xuất của công ty với đầy đủ trang thiết bị. Các thiết bị có thể tiến hành các công
việc từ gia công kim loại tấm đến đột dập cơ khí cho các sản phảm tinh, kĩ, phức tạp
Xưởng còn có 1 tầng thấp để bảo quản máy móc thiết bị sau khi chế tác xong.
Bảng 6. Một số máy móc phục vụ sản xuất của công ty
( đơn vị: cái)
Năm
Thiết bị
Máy hàn
Máy quấn dây
Máy tiện
Máy khoan

2010

2011


2
3
2
2

2
3
2
2

2012

2013

2
3
3
3
1
2
2
2
(Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty)

Máy quấn dây trong xưởng sản xuất của công ty là loại máy quấn dây 2 đầu
trục và máy quấn động cơ biến áp BA-X250. Đối với máy quấn dây 2 trục công ty
nhập về có đặc điểm tốc độ điều chỉnh vô cấp từ 0-3000 vòng/một phút tự động rải rác
theo nguyên tắc truyền động bám. Máy hàn trong công ty chủ yếu là máy hàn bulong,
hàn vít cấy, hàn ma sát, máy hàn TIG… phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Công nghệ sản xuất: từ những năm đầu thành lập, khi công ty còn chế tạo phôi
đúc bằng khuôn cát ( chất lượng vật đúc thấp, tỉ lệ phế phẩm cao), sản phẩm được lắp
ráp bằng tay, khâu gia công kim loại bằng cắt gọt vẫn sử dụng bán tự động sử dụng
gá, dao thủ công. So với các đối thủ cạnh tranh, hệ thống trang thiết bị công nghệ của
công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất tốt.


Giờ đây công ty đã có dây chuyền sản xuất tự động, sử dụng công nghệ điều
khiển số CNC, CAD/CAM, hệ thống thiết bị hàn tự động…. Họat động gia công hóa
chất có một số công nghệ mới: gia công bằng tia nước có hạt mài, mài siêu âm ( kết
hợp giữa mài truyền thống với mài và mài nghiền với siêu âm), mài siêu tốc (High
Speed Machining-HSM) từ đó cải thiện được chất lượng sản phẩm, thúc đẩy khả năng
tiêu thụ. Ngày nay, ở một số thành phố lớn đang khuyến khích các doanh nghiệp ứng
dụng công nghệ tự động hóa trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Công nghệ hàn mới đã tiết
kiệm được chi phí nhiều cho công ty, làm giảm trọng lượng của các máy móc cơ khí
như: nguyên lý hàn khuấy ma sát; công nghệ hàn laser kết hợp với việc bổ sung hạt bụi
nano, sử dụng dao động siêu âm cộng hưởng để cải thiện đáng kể cấu trúc hàn…
1.4.4 Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
1.4.4.1 Đặc điểm về sản phẩm.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, khi muốn phát triển thị
trường hóa chất của mình, Chính phủ thường có những hỗ trợ hóa chất trong nước. Tại
Việt Nam, chỉ tính riêng trong ba năm 2010-2013, công nghiệp hóa chất đã được
hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ như: Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về
chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 1483/QĐ-TTg
về ban hành danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển… . Nhận thấy
từ các chính sách của nhà nước, nhu cầu của khách hàng và khả năng tiêu thụ của thị
trường, công ty TNHH Công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất
đang kinh doanh các sản phẩm chủ yếu như: thiết bị hàn cắt; thiết bị phun, nén khí;
thiết bị gia công cắt gọt, máy phát điện…các dây chuyền sản xuất: dây chuyền sản
xuất inox, sản xuất tháp gió, sản xuất ống thép, ống gió…sản phẩm của công ty có sự

thay đổi qua các năm từ mẫu mã, chủng loại đến số lượng, chất lượng.
Bảng 7. Số lượng thiết bị giai đoạn 2010-2013

Số lượng thiết bị

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

(Đơn vị: chiếc)
Năm
2013

35

35

40

40

( Nguồn : Tài liệu nội bộ của công ty qua các năm)
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá nhập khẩu thiết bị trong 7
tháng đầu năm đạt tổng cộng 8,4 tỉ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Do
vậy, nhập khẩu mặt hàng này có kim ngạch cao nhất trong nhóm 10 mặt hàng nhập

khẩu nhiều nhất của Việt Nam. Trong một cuộc hội thảo với đại diện Bộ Công
Thương, ông Nguyễn Chiến Thắng (Chủ tịch hiệp hội thủ công mỹ nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh) cho rằng hiện nay kinh tế đang trong tình trạng suy thoái là lúc để các
doanh nghiệp trong nước trong ngành để đầu tư với chi phí không cao. Do đó đây là
lúc công ty cố gắng mua thêm máy móc thiết bị, chuẩn bị bước đệm để công ty phát
triển trong thời gian tới.
• Các sản phẩm chính của công ty
− Máy cưa vòng Cosen model MH-916 JRP, máy cưa vòng bán tự động Cosen
SH-500M, Cosen MH-1016 JA: dùng trong cắt thép cho tất cả các biên dạng


hình. Với khả năng cắt đa dạng: ống tròn, ống vuông, thép đặc cây… các loại
máy cưa vòng này sản xuất được với số lượng lớn, nhanh chính xác, tốn hao vật
liệu ít, không phải gia công lại bề mặt đã là sự lựa chọn của công ty khi cung
cấp sản phẩm này cho khách hàng.
− Máy phun sơn HK 30:1; HK 45:1; HK 63:1: các dòng này đều có ưu điểm là
hoạt động bằng khí nén, áp lực phun lớn (270), tốc độ bơm 50 chu kì/phút…sử
dụng tiện lợi sạch sẽ không bị nước sơn vương vãi nhỏ giọt, tiết kiệm nhiên liệu
cho sản xuất.
− Máy chấn tôn thủy lực CNC model CNCHAP 3100×120, máy lốc tôn thủy lực
3 trục AK 325…:với các đặc điểm chung như: cấu trúc thép hàn giúp thiết bị có
độ bền bỉ và độ chắc chắn cao, hệ thống thủy lực tích hợp có độ tin cậy cao,
động cơ và bộ dẫn động servo nhập khẩu có chất lượng tốt, có khung tấm tiêu
chuẩn bao phủ…phù hợp trong các yêu cầu gia công cơ khí kim loại.
− Máy đo chiều dày kim loại; máy đo độ dày lớp phủ EBAN 4000: với thông số
đưa ra là chính xác, thuận tiện khi sử dụng. Cho phép đo độ dày màng sơn trong
nhiều môi trường khách nhau.
− Ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm một số sản phẩm khác như: máy đo độ
cứng MH-310, MT-180; gông từ; máy đo độ nhám SRT 6210; máy hàn xoay
chiều model turbo 270, máy đo chiều dày kim loại TG3000….

1.4.4.2 Đặc điểm về khách hàng.
Công ty Công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất hiện
đang là nhà cung cấp các chủng loại thép sản xuất trong nước, các loại máy móc cơ
khí công nghiệp cho các nhà máy và các công trình xây dựng công nghiệp cũng như
dân dụng, Khách hàng của công ty chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp
xây dựng, khách hàng cá nhân… Công ty tham gia đấu thầu nhiều dự án quan trọng, kí
kết để cung cấp máy móc cho chủ đầu tư như nhà máy xi măng Sông Thao, nhà máy xi
măng Quang Sơn…. Tuy nhiên ở nhiều dự án, tuy giá sản phẩm của công ty chỉ bằng
80% giá của các đối thủ quốc tế như Ấn Độ, Trung Quốc nhưng vẫn khó được kí kết
hợp đồng. Hiện tại khách hàng thân thiết của chúng tôi là các công ty lớn và uy tín trên
thị trường như: Cám Lài Thiêu, Nova, Bluestar, xi măng Cẩm Phả, công ty nhựa Rạng
Đông…Những khách hàng trên nhận định các sản phẩm của chúng tôi đạt yêu cầu kỹ
thuật, công nghệ phù hợp với yều cầu đặt ra đồng thời giá cả hợp lý.
Công ty đang cố gắng từng bước hoàn thiện sản phẩm tốt hơn nữa để đáp ứng
ngày một cao hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng tạo ra một mức giá hợp lý,
giao hàng đúng tiến độ, phục vụ khách hàng chu đáo, tăng cường mối quan hệ thân
thiết để giữ được chân khách hàng.
1.4.4.3 Đặc điểm về thị trường.
Đối với thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp hóa chất trong nước đủ sức cung
ứng cho thị trường các sản phẩm hóa chất có chất lượng tương đương, thậm chí tốt
hơn so với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên có tới 83% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu
rơi vào chính nhóm vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất. Đồng thời các doanh
nghiệp cơ khí nội đang có đối thủ lớn đó là Trung Quốc. Có thể nói, điểm yếu nhất của


ngành sản xuất hóa chất là công nghiệp phụ trợ cho ngành chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc phải nhập khẩu gần như hoàn toàn phôi liệu đúc đã làm tăng giá thành sản phẩm
lên 1,5-1,8 lần so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc hay sản phẩm đã qua sử
dụng của Nhật. Đây cũng đang là khó khăn chung của các doanh nghiệp cơ khí trong
nước.

Vào giữa cuối tháng 6 năm 2013, lần đầu tiên một đoàn 7 doanh nghiệp cơ khí
của Cộng hòa Pháp đã đến Việt Nam trong một hoạt động thăm dò thị trường, tìm
kiếm thị trường cơ hội kinh doanh. Cùng lúc triển lãm quốc tế xấy dựng lần thứ 20 đón
tiếp hàng chục doanh nghiệp khác đến từ Đức, Mĩ, Hàn Quốc, Anh, Ý…với mục tiêu
chia sẻ sự quan tâm về ngành này tới nước ta. Đây hứa hẹn sẽ là một cuộc thăm dò
mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp cơ khí trong nước.
Công ty Công ty Hoàng Tuấn TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất từ khi
thành lập đến nay đã hợp tác kinh doanh với Ermaksan, Akyapak (Thổ Nhĩ Kỳ), GBC,
CEA (Italia) đây là những đối tác quan trọng và lâu dài của công ty, có kinh nghiệm và
độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực máy cơ khí. Đồng thời họ cũng am hiểu về thị
trường máy móc cơ khí Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2010-2011, công ty đã kí
kết với hai đối tác quan trọng là Mecshot, Electronica (Ấn Độ); Wilson Tool (Mỹ),
Cosen (Đài Loan) về các loại máy như: máy phát điện, máy cưa, máy hàn, máy phun
cát…từ đó mở rộng thị trường và các mối quan hệ góp phần phát triển công ty.
1.4.4.4 Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, toàn ngành hóa chất có khoảng 1300
doanh nghiệp, với 53.000 cơ sở sản xuất trong đó: có gần 450 doanh nghiệp quốc
doanh, 1.250 cơ sở sản xuất tập thể, 156 xí nghiệp tự doanh…Với số lượng hùng hậu
như vậy nên tính chất cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt, giành giật thị trường,
giá cả, các doanh nghiệp cố gắng đưa ra những ưu thế về sản phẩm của mình để giữ
chân được khách hàng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp ngoại “ nhòm ngó” thị trường
hóa chất trong nước, điển hình là đầu năm 2011 đã có 7 doanh nghiệp hóa chất của
Cộng hòa Pháp đã đến Việt Nam trong một hoạt động thăm dò thị trường, đây là một
điều đáng lo ngại cho ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam.
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty như: công ty hóa chất chính xác và
chuyển giao công nghệ (PMTT), công ty hóa chất Mạnh Hùng, công ty TNHH DV
TM Nhật Cường…về các sản phẩm công nghiệp chế tạo: máy đột dập thủy lực, máy
cưa vòng cosen, máy cắt đột liên hợp, các thiết bị nâng cẩu…
Đứng trước hàng loạt khó khăn và thách thức như trên, công ty Hoàng Tuấn
TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất không chỉ xác định các tiêu chí cạnh tranh về

sản phẩm như: giá cả, chất lượng mà công ty còn chú trọng đến chất lượng dịch vụ:
vận chuyển, độ tin cậy, thời gian giao-nhận sản phẩm để hoạt động sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả. Nhưng thực tế cho thấy, đến thời điểm này do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên sản xuất công nghiệp và các ngành phụ trợ khác
trong nước đang chậm lại, tiêu thụ hàng hóa không được như thời kì trước đó nên áp
lực đặt ra cho ban lãnh đạo công ty là rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ
phận, phòng ban để tìm ra hướng đi mới.


×