Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tổng quan về ngành sản xuất xe máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.33 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
I.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT XE MÁY........................................................................................1
II.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.........................................................................................................3
1.Về chính trị, pháp luật.....................................................................................................................3
2.Về văn hóa, xã hội............................................................................................................................4
3.Về kinh tế.........................................................................................................................................4
4.Về công nghệ...................................................................................................................................6
III.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH.....................................................................................................7
1.Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.......................................................................................................8
1.1.Cơ cấu ngành............................................................................................................................8
1.2.Cầu của ngành..........................................................................................................................9
1.3.Rào cản rút lui...........................................................................................................................9
2.Áp lực từ sản phẩm thay thế.........................................................................................................11
3.Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn..............................................................................................................12
4.Áp lực từ phía nhà cung cấp..........................................................................................................14
5.Áp lực từ phía khách hàng và nhà phân phối.................................................................................17
5.1.Áp lực từ phía nhà phân phối.................................................................................................17
5.2.Áp lực từ phía khách hàng mua xe..........................................................................................18
IV.Chìa khóa thành công.......................................................................................................................19
1.Vị thế trên thị trường....................................................................................................................20
2.Vị trí của doanh nghiệp về mặt chi phí..........................................................................................20
3.Xây dựng hình ảnh tốt về sản phẩm..............................................................................................21
4.Khả năng tài chính.........................................................................................................................21
5.Năng lực công nghệ và khả năng làm chủ công nghệ....................................................................22


I.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT XE MÁY
Với dân số hơn 87 triệu người,Việt Nam là một trong những thị
trường tiềm năng của các ngành kinh tế. Trong số đó không thể không
kể đến ngành sản xuất và lắp ráp xe máy; một ngành trực tiếp đáp ứng
nhu cầu đi lại của đa số bộ phận dân số ở thị trường này.


Ngành sản xuất mô tô,xe máy là ngành cấp 4,mã ngành là 3091
trong hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam.Nhóm ngành này bao
gồm:
- Sản xuất môtô,xe máy có bàn đạp hoặc xe đạp có một động cơ bổ
trợ
- Sản xuất động cơ cho xe môtô
- Sản xuất xe thùng
- Sản xuất bộ phận và linh kiện cho xe môtô
Quy trình sản xuất xe máy bao gồm : Sản xuất linh kiện, phụ tùng
(các ngành công nghiệp phụ trợ) – Lắp ráp (các doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp) – Phân phối và tiêu thụ sản phẩm (nhà phân phối, khách
hàng).
Ngành công nghiệp xe máy ra đời ở Việt Nam khá muộn,nhưng đã
đóng góp vào GDP từ 3 – 5% hằng năm,thu hút khoảng hơn 100.000
lao động trực tiếp. Việt Nam hiện có hơn 60 doanh nghiệp tham gia
ngành công nghiệp xe máy, trong đó có 50 doanh nghiệp trực tiếp
tham gia sản xuất, còn lại là lắp ráp. Tuy mới nhập cuộc được hơn 10
năm,nhưng ngành này đã đạt được thành công trong việc nội địa hóa
xe máy của Việt Nam. Mặc dù đi sau Trung Quốc và Thái Lan rất
nhiều nhưng sau chỉ một thời gian ngắn,sản xuất xe máy ở Việt Nam
đã đạt tỉ lệ nội địa hóa rất cao. Không những đáp ứng nhu cầu trong
1


nước,ngành công nghiệp này còn hướng xuất khẩu ra một số thị
trường nước ngoài như Đông Nam Á,Nam Mỹ và châu Phi.
Tuy nhiên,ngành sản xuất xe máy cũng đang gặp rất nhiều khó
khăn. Sản lượng cũng như doanh thu của các doanh nghiệp lắp ráp xe
máy đang sụt giảm nhanh. Theo ước tính của Bộ Công thương,tới cuối
năm 2012,tổng công suất xe máy của Việt Nam sẽ khoảng 5 triệu

xe/năm. Đối chiếu với công suất và sản lượng như hiện nay,thị trường
xe máy đang ở dư thừa và sẽ bão hòa trong thời gian tới.
Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/12/2012 của ngành sản xuất moto,xe
máy tăng 42,1% so với cùng thời điểm năm trước. Cũng trong năm
này,chỉ số sản xuất của ngành giảm 14,6%,tuy nhiên chỉ số tiêu thụ lại
tăng 34,2% so với năm 2011. Thực tế thị trường xe máy Việt Nam
ngay từ thời điểm này đã chạm ngưỡng bão hòa. Vấn đề đặt ra là khi
thị trường đã bắt đầu bão hòa mà nguồn cung lại tăng nóng thì bức
tranh của ngành công nghiệp xe máy sẽ thế nào? Đối với các doanh
nghiệp, bối cảnh hiện hữu là không tận dụng được hết năng lực nhà
máy, sản xuất có nguy cơ đình trệ cục bộ, ít nhiều lãng phí các khoản
đầu tư mới, từ đó giá thành sản phẩm bị đẩy cao hơn… Như vậy,
trước vấn đề này, việc xây dựng chiến lược cho mỗi doanh nghiệp
cũng như việc định hướng của các cơ quan về phát triển toàn ngành
rất quan trọng.
Do điều kiện khả năng còn giới hạn,bài báo cáo này chỉ đề cập đến
việc phân tích môi trường và xây dựng chiến lược kinh doanh cho các
doanh nghiệp sản xuất xe máy ở Việt Nam.
2


II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Để đưa ra được một chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng
ngành, từng doanh nghiệp, việc không thể thiếu là phân tích môi
trường bên ngoài ảnh hưởng đến ngành, trong đó các yếu tố vĩ mô
chiếm vai trò vô cùng quan trọng.
Thị trường xe máy chịu tác động của rất nhiều nhân tố vĩ mô như
kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội, công nghệ hay những điều
kiện tự nhiên sẵn có.
Về tình hình chung của ngành xe máy ở Việt Nam trong năm vừa

qua. Trong những tháng đầu năm 2012, các doanh nghiệp xe máy sản
xuất rất mạnh nhưng vẫn không kịp cho nhu cầu mua thì đến cuối
năm, xe sản xuất ra không tiêu thụ được, các doanh nghiệp sản xuất xe
máy thậm chí còn rơi vào tình trạng khách hàng đặt mua đến đâu,
công ty sản xuất đến đó để tránh thua lỗ, thị trường thảm hại, các
doanh nghiệp thì thua lỗ nặng nề. Thị trường xe máy lúc này đã xảy ra
tình trạng cung vượt cầu, rất cần có biện pháp để tháo gỡ.
1. Về chính trị, pháp luật
Những năm vừa qua, trong chiến lược phát triển của ngành công
nghiệp Việt Nam, định hướng đến 2020 thì công nghiệp hỗ trợ cho các
ngành sản xuất ô tô, xe máy sẽ là 1 trong 5 lĩnh vực chính được ưu
tiên phát triển trong ngành công nghiệp hỗ trợ, nhằm nội địa hóa sản
phẩm. Đây là một chủ trương quan trọng được Nhà nước khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển ngành xe máy và ô tô.
Trong bản Quy hoạch phát triển ngành xe máy Việt Nam, mục tiêu
3


của ngành là “ xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xe máy để
đến năm 2015 Việt Nam trở thành một Trung tâm thiết kế, sản xuất và
lắp ráp xe máy quy mô lớn, có tính cạnh tranh trong khu vực, hội nhập
đầy đủ vào thị trường khu vực và quốc tế”.
Qua đó, cho thấy ngành công nghiệp xe máy nhận được nhiều sự
ưu tiên trong các chiến lược phát triển chung, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong ngành.
2. Về văn hóa, xã hội
Từ trước đến nay, người dân Việt Nam luôn coi xe máy là phương
tiện đi lại chính bởi tính linh độngphù hợp với điều kiện giao thông,
đường xá chật hẹp ở nước ta.Bên cạnh đó là thu nhập của Việt Nam so
với khu vực còn chưa cao, nên xe máy trở thành phương tiện thuận

tiện nhất và được người dân ưa chuộng.
3. Về kinh tế
Đây là một yếu tố quan trong trong các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng
đến ngành xe máy Việt Nam.

4


Biểu đồ về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục
thống kê
Trong hơn 20 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã tăng liên tục.
Kể từ năm 2010, Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng cao, năm 2010 là
6,78%, năm 2011 là 5,89%. Tăng trưởng cao như vậy nhưng đi kèm
với đó là mức độ lạm phát cũng gia tăng một cách đáng báo động với
mức làm phát năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 18,12 %. Lạm phát
quá cao khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng mất ổn định , tuy có tăng
trưởng, thu nhập của người dân được tăng lên, nhưng lạm phát quá
cao khiến cho thu nhập theo giá thực tế không tăng, chính vì vậy việc
mua sắm những hàng hóa như xe máy , hay những loại hàng hóa xa xỉ
hơn giảm, người dân thắt chặt chi tiêu của mình hơn, khiến cho các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy trên thị trường Việt Nam
gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2012, tình hình kinh tế dường như
5


đã ổn định trở lại, nhưng thu nhập người dân vẫn chưa cao, nên việc
mua sắm xe máy bị hạn chế. Việt Nam vẫn ở trong tình trạng lạm phát
cao, khiến sức mua của người dân giảm, nhu cầu tiêu dùng cũng theo
đó mà giảm đáng kể.

Đi theo đó là thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tăng, như
ta đã biết đất nuớc chúng ta có hơn 87 triệu người và GDP bình quân
của chúng ta là khoảng 1.600 USD/người. Từ con số này chúng ta dễ
hiểu một điều là thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp. Với sự
phát triển cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thói quen đi lại của người dân
và khả năng tài chính eo hẹp đó chính là nguyên nhân đa số người dân
sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại thông dụng nhất, đây là cơ hội
cho những doanh nghiệp sản xuất xe máy, đi cùng đó là những thách
thức do yêu cầu về sản phẩm của người dân cao hơn về cả chất lượng,
mẫu mã, điều kiện bảo hành... điều này thúc đẩy doanh nghiệp phải nỗ
lực hơn nữa để có thể phát triển được doanh nghiệp mình nói riêng và
ngành xe máy ở Việt Nam nói chung
4. Về công nghệ
Công nghệ cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến ngành
xe máy Việt Nam nói riêng và ngành xe máy nói chung trên toàn thế
giới, xe máy là một sản phẩm của công nghệ, mức sống càng tăng, thu
nhập càng tăng thì yêu cầu của người dân về những sản phẩm công
nghệ cao, hiện đại càng tăng, xe máy cũng không phải là ngoại lệ.
Thời gian qua, các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
đã chuyển công nghệ sản xuất xe máy vào Việt Nam thông qua việc
6


đầu tư mạnh vào sản xuất linh kiện tại đây. Việt Nam đã trở thành 1
trung tâm sản xuất xe máy lớn trong khu vực.
Bên cạnh đó công nghệ cũng được xem là một điểm yếu của Việt
Nam do còn lạc hậu, chưa bắt kịp được với sự phát triển của công
nghệ thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước thực hiện chiến
lược khoa học công nghệ theo hướng sau: coi công nghệ Nhật Bản,
Đài Loan là công nghệ dẫn dắt cho công nghệ trong nước

Thị trường xe máy đầy tiềm năng của Việt Nam chính là "miếng
bánh ngon" để các hãng xe trên thế giới cùng nhau tranh giành. Để có
thể cạnh tranh tốt, các hãng đều đang hướng đến việc nội địa hóa sản
phẩm của mình. Việc đầu tư công nghệ của các hãng xe máy lớn đang
hoạt động tại Việt Nam được thể hiện rất rõ qua việc đầu tư mở rộng
quy mô sản xuất. Ví dụ như việc Piaggio xây dựng thêm nhà máy thứ
2 tại Vĩnh Phúc với mục tiêu nâng sản lượng từ 100.000 lên 300.000
xe/ năm. Yamaha đầu tư hơn 26 triệu USD nhằm tăng thêm 50% công
suất lắp ráp để nâng sản lượng lên 1,5 triệu xe/ năm. Honda cũng mới
đầu tư hơn 120 triệu USD xây dựng nhà máy thứ 3 ở Hà Nam với
mong muốn nâng tổng công suất lắp ráp lên mức 2,5 triệu xe/ năm.
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH

7


1. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
1.1.

Cơ cấu ngành

Đây là một ngành có cơ cấu phân tán do có khá nhiều hãng tham
gia.Ngành sản xuất xe máy ở Việt Nam bao gồm khá nhiều hãng lắp
ráp và sản xuất như Honda, Yamaha, Piagio, SYM, Suzuki,
Lambarleta... thị phần của khác hãng tuy lớn bé khác nhau nhưng
chưa có hãng nào có sức mạnh thực sự có thể điều khiển thị trường.
Có thể thấy đối thủ cạnh tranh của mỗi hãng trong ngành là khá nhiều
vì vậy nhận thấy sức ép cạnh tranh trong ngành khá cao.
Trong ngành sản xuất và lắp ráp xe máy hiện tại thị trường được
chia làm ba phân khúc là xe máy cao cấp, xe máy hạng trung và xe giá

rẻ các hãng tiến hành cạnh tranh với nhau theo ba phân khúc nói trên,
có hãng tham gia cạnh tranh trên cả ba phân khúc, có hãng chỉ chọn
cho mình một phân khúc thị trường phù hợp nhất mình để tham gia
vào thị trường.
8


VD: Honda, Yamaha, suzuki là những hãng lớn tham gia cạnh
tranh ở cả ba phân khúc. Còn Ducati, Lambarleta lại chỉ tham gia vào
phân khúc xe máy cao cấp, trong khi SYM lại tập chung sản xuất
những sản phẩm giá rẻ.
Từ đó có thể thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường là khá
lớn, đòi hỏi các hãng phải có chiến lược kinh doanh phù hợp.
1.2.

Cầu của ngành

Hiện nay nhu cầu về sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại là khá
lớn, cụ thể có thể thấy hiện nay xe máy chiểm tới 61% trong tổng số
các phương tiện giao thông, chỉ riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh có
khoảng 2 triệu xe máy, ở Hà Nội có khoảng hơn 1 triệu chiếc, rõ ràng
đây là một con số khá lớn cho thấy nhu cầu sử dụng xe máy làm
phương tiện đi lại ở thời điểm hiện tại. Tính đến năm 2010 cả nước có
khoảng 25 triệu xe máy, có thể nói đây là một con số rất lớn, , tuy
nhiên với một nước có hơn 87 triệu dân thì đây thực sự là một thị
trường vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết cho ngành sản xuất
và lắp ráp xe máy. Đặc biệt là với nhóm sản phẩm xe máy bình dân và
trung cấp, do nó phù hợp với nhu cầu đi lại và túi tiền của đa số người
dân.
1.3.


Rào cản rút lui

Về công nghệ và vốn đầu tư: để gia nhập ngành hãng cần có một
công nghệ , dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại với quy mô lớn,
đòi hỏi vốn cao thì mới có thể tạo ra những sản phẩm có tính cạnh
tranh về giá và chất lượng. Vì vốn đầu tư vào tài sản cố định như nhà
9


xưởng, máy móc và dây truyền sản xuất công nghệ cao nên cũng gây
khó khăn cho mỗi hãng nếu muốn rút khỏi ngành.
Rào cản với người lao động và một số ngành liên quan: Do
ngành sản xuất và lắp ráp xe máy Việt Nam với đặc trưng là sử dụng
dây chuyền bán tự động, cần một số lượng công nhân lắp ráp và điều
khiển, kèm theo khâu bán hàng cũng cần một số lượng nhân công lớn
nên nếu hãng muốn rút lui khỏi ngành sẽ vấp phải khó khăn.
Hơn nữa khi một hãng muốn rút lui khỏi ngành sẽ gây ảnh hưởng
ít nhiều đến các doanh nghiệp trong một số ngành cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất xe máy như : luyện kim, nhựa,
dầu mỡ… Các hãng có thể hợp tác với nhau theo một hợp đồng dài
hạn để đem lại một lợi ích lớn nhất cho tất cả các bên. Vì vậy sẽ là rào
cản nếu hãng muốn rút lui khỏi thị trường.
Ràng buộc bởi chiến lược kinh doanh của hãng: Sản xuất và lắp
ráp xe máy là một ngành đặc thù mà khi mỗi hãng tham gia vào thị
trường cần có một chiến lược kinh doanh dài hơi để nắm bắt thị
trường, chiếm được thị phần và tạo niềm tin nơi người tiêu dùng, vì
vậy nó cũng tạo ra một rào cản rút lui cho hãng.
Ràng buộc bởi thể chế: Các hãng tham gia sản xuất và lắp ráp xe
máy ở Việt Nam chủ yếu là các hãng nước ngoài đầu tư nhà máy để

thâm nhập vào thị trường Việt Nam, vì vậy khi xin cấp phép về giấy
phép kinh doanh và đất để làm xí nghiệp, hãng phải trả chi phí thuê
đất trong một thời gian dài, vì vậy sẽ gây cản trở nếu hãng muốn rút
khỏi thị trường.
10


2. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Có khá nhiều sản phẩm có thể phục vụ cho việc đi lại của người
dân, ví dụ như các phương tiện giao thông công cộng mà điển hình là
xe buýt, hay xe đạp điện, xe máy điện,…
Xét về chi phí tiêu dùng xe buýt, đó là loại hàng hóa tiêu dùng với
chi phí rẻ, tiện lợi, nhưng chất lượng thì chưa đáp ứng được tốt. Vấn
đề đặt ra là xe buýt có khả năng cạnh tranh cao với xe máy hay
không? Xe máy vẫn chiếm ưu thế hơn bởi hệ thống đường xá giao
thông ở Việt Nam vẫn tương đối nhỏ hẹp, có nhiều ngóc ngách. Thực
tế, xe công cộng chỉ hiệu quả khi kết nối giữa các khu chức năng,
trong khi đặc thù của Việt Nam không có quy hoạch khu chức năng,
mà hình thành nhiều khu dân cư trong hẻm nhỏ, cộng với hoạt động
"kinh tế vỉa hè" và "kinh tế mặt tiền". Do đó, xe công cộng không thể
thỏa mãn nhu cầu của người dân đến tất cả ngõ hẻm và khu vực buôn
bán nên họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài xe gắn máy.
Xét về các loại xe như xe đạp điện, xe máy điện, nếu chỉ so sánh
về nhu cầu đi lại đơn thuần thì hoàn toàn có thể thay thế được cho xe
máy, tuy nhiên các loại xe này có phân khối nhỏ, chỉ đáp ứng được
nhu cầu đi lại trong phạm vi ngắn, ngoài ra những loại xe này hiện nay
ở Việt Nam chưa thực sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã đẹp như xe
máy. Quan trọng hơn nữa là độ bền của các loại xe này không tốt, chỉ
sử dụng được trong một thời gian ngắn, vì vậy để thay thế được hoàn
toàn cho xe máy là rất khó.

Kinh nghiệm của Trung Quốc
11


Ở Trung Quốc hiện nay có 92 thành phố của 24 tỉnh áp dụng quy
định cấm xe gắn máy lưu thông. Nhưng chủ trương này được ban
hành khi xe buýt trở nên thông dụng và tiện lợi với người dân. Hơn
nữa, hệ thống phương tiện công cộng được đầu tư cả về số lượng và
chất lượng. Kết quả đến năm 2007 chấm dứt hoàn toàn lưu thông xe
máy.
Tương lai gần ô tô là sản phẩm thay thế của xe máy.
Xét về mặt chi phí thì việc tiêu dùng ô tô rất tốn kém chi phi, về
mua ô tô, về xăng, chi phí về bãi đỗ, … Ở Việt Nam, là nước đang
phát triển với mức thu nhập thấp thì ô tô không phải là sản phẩm thay
thế có mối đe dọa lớn.
Tương lai xa tàu điện ngầm cũng là sản phẩm thay thế của xe máy.
Hiện nay đã có các kế hoạch về việc xây dựng tuyến tàu điện
ngầm. Nhưng chi phí còn rất cao. Việc tiêu dùng loại phương tiện này
vẫn chưa phải là mối đe dọa cho ngành sản xuất và lắp ráp xe máy.
 Từ các ví dụ trên có thể thấy, các loại sản phẩm thay thế cho xe
máy ở Việt Nam tuy có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng đó là không lớn
đối với các ngành sản xuất và lắp ráp xe máy.
3. Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn
Trong khi ở nhiều quốc gia trong khu vực,thị trường xe máy
đang trở nên bão hòa và có xu hướng đi xuống thì ở việt nam thị
trường này vẫn đầy tiềm năng. Điều này không chỉ thể hiện ở việc
nhiều doanh nghiệp tiếp tục tăng công suất thời gian gần đây mà còn ở
bản quy hoạch phát triển nền công nghiệp xe máy đến năm 2020 vừa
12



được Bộ Công Thương phê duyệt. Nhà nước đã bãi bỏ các quy định
về đăng ký xe máy như phải có bằng lái hay mỗi người chỉ được đăng
kí 1 chiếc tạo điều kiện thị trường xe máy phát triển.
Việt Nam hiện có dân số khoảng 87 triệu người và sẽ tăng lên 100
triệu trong vòng 10 năm tới.GDP đầu người vào khoảng 1600$ và ước
tính sẽ tăng lên 4000USD vào năm 2020.GDP đầu người và tổng số
dân tăng sẽ tác động đến thói quen sử dụng và mua xe.thực tế chứng
minh,những sự tăng trưởng này ở các nước khác đã kéo theo thói quen
sử dụng xe máy tăng lên,từ đó dẫn đến tăng trưởng ngành sản công
nghiệp xe máy.Việt Nam có vị trí chiến lược và đây là thế mạnh cần
tận dụng để đưa Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng của ASEAN
và Châu Á cũng như các quy hoạch phát triển sản xuất.Một số lượng
lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xe máy tại
Việt Nam cho thấy tiềm năng của Việt Nam trở thành một trung tâm
sản xuất cũng như một cơ sở xuất khẩu lớn của ASEAN.Hơn nữa,việc
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO)càng tạo nền
tảng cho môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút đầu tư. Không chỉ
vậy,Việt Nam còn hấp dẫn bởi có dân số trẻ,năng động,nguồn nhân
lực dồi dào,chi phí lao động và dịch vụ tương đối thấp.
Do tính hấp dẫn của ngành này nên không chỉ các doanh nghiệp
đang hoạt động trong ngành tập trung phát triển,mà nó luôn có đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn có thể tham gia vào thị trường này. Nhà nước bãi
bỏ quy định cấm nhập khẩu xe máy 175cm 3 tạo điều kiện cho xe máy
nguyên chiếc nhập khẩu. Do đó tính cạnh tranh trong ngành càng cao.
Đối thủ tiềm ẩn có thể là các doanh nghiệp sản xuất xe máy ở thị
13


trường nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan…và các công ty nước

ngoài nhập khẩu xe máy. Do đó ngành sản xuất và lắp ráp xe máy
trong nước cần có những chính sách để phát triển,mở rộng quy mô,cần
phát triển mẫu mã,giảm bớt giá thành để tạo ra lợi thế rào cản xâm
nhập của ngành. Rào cản gia nhập ngành kinh doanh xe máy chất
lượng cao là rất cao do vốn lưu động đòi hỏi rất lớn và sự trung thành
đối với nhãn hiệu của khách hàng là rất lớn,điều đó cũng góp phần
nâng cao tính cạnh tranh của ngành.ngành sản xuất và lắp ráp xe máy
trong nước cần xây dựng thương hiệu của mình,đảm bảo uy tín chất
lượng để có thể cạnh tranh với những đối thủ tiềm ẩn có thể xuất hiện
trong tương lai. Đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ chế tạo
như:động cơ,phụ tùng động cơ,hệ thống điện sẽ có ý nghĩa hết sức
quan trọng để giúp Việt Nam chuyển từ lợi thế đơn thuần về chi phí
sang lợi thế bền vững về công nghệ. Luyện kim,cơ khí và sản xuất bộ
phận có độ chính xác cao là những quy trình chế tạo quan trọng của
ngành xe máy nhưng hiện nay vẫn còn chậm phát triển ở Việt Nam do
thiếu bí quyết công nghệ.Nếu có cơ chế khuyến khích mạnh,thì sẽ
giảm rủi ro gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới và từng
bước giúp Việt Nam phát huy lợi thế nhóm được khu vực thừa nhận.
4. Áp lực từ phía nhà cung cấp
Nhà cung cấp chính là các ngành công nghiệp hỗ trợ cho lĩnh vực
sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam. Từ chỗ phải nhập khẩu
100% từ nước ngoài, ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực sản xuất
và lắp ráp xe máy của Việt Nam đã có thể tự sản xuất được các loại
linh kiện, phụ tùng, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xe
14


máy sản xuất tại Việt Nam lên khoảng 85 - 90%. Tuy vậy, giá thành
các linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước còn cao, chất lượng không
ổn định. Các doanh nghiệp ngành này có số lượng ít và không tập

trung. Một số lĩnh vực rất thiếu và yếu như đúc, nhiệt luyện. Hiện nay,
cũng không có một cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về các doanh
nghiệp này để nhà lắp ráp tìm hiểu khi cần. Mặt khác hoạt động
marketing của các doanh nghiệp cũng rất kém, chủ yếu dựa trên các
mối quan hệ lâu dài. Điều này làm cho các doanh nghiệp lắp ráp rất
khó khăn khi muốn tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ ngay tại Việt
Nam.
Cho đến nay, Công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho ngành xe máy được
coi là thành công nhất với việc hình thành một hệ thống các nhà cung
ứng ngay trong nội địa. Hầu hết các linh kiện của xe số, kể cả linh
kiện động cơ, đều đã được sản xuất trong nước. Việt Nam hiện đã có
hàng trăm doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện kim loại cho xe
máy. Các sản phẩm chính trong xe máy hầu hết đã được sản xuất với
số lượng lớn, đạt tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp và tạo thành hệ
thống cung ứng khá hiệu quả. Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt
Nam ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong việc tham gia
vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu. Các công ty, tập
đoàn lớn của nước ngoài đã thiết lập nhiều nhà máy chế tạo và lắp ráp
tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ họ kỳ vọng vào việc cắt giảm chi phí
vận chuyển và rủi ro, vì thế nó sẽ tạo cơ hội lớn cho các nhà cung cấp
phụ tùng trong nước phát triển sản xuất.

15


VD : Nổi lên trong làng công nghiệp hỗ trợ xe máy là doanh
nghiệp Mạnh Quang, chuyên sản xuất nhông, đĩa, xích, phụ tùng xe
máy các loại, chiếm gần 20% thị phần cung cấp sản phẩm cho các
công ty sản xuất và lắp ráp xe máy trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trở
thành đối tác lớn chuyên cung cấp phụ tùng xe máy cho các hãng lớn

như Honda, SYM, SuFat, Detech, Lifan… Ngoài ra, Mạnh Quang còn
áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001-2008, tiêu chuẩn 5S Nhật Bản và
hướng tới phương thức quản lý chất lượng tổng thể. Nhờ đó, Mạnh
Quang có đủ khả năng chế tạo thành công nhiều chủng loại phụ tùng
xe máy phức tạp với chất lượng và độ chính xác cao, đáp ứng yêu cầu
của các nhà sản xuất.
Từ câu chuyện của Mạnh Quang cho thấy, ngành công nghệ hỗ trợ
trong lĩnh vực xe máy của Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Do đó
ngành này sẽ những ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp lắp
ráp xe máy nói riêng và ngành sản xuất lắp ráp xe máy nói chung. Nhà
cung cấp có thể gây sức ép đến các doanh nghiệp sản xuất dựa vào sức
mạnh của mình trên thị trường.
Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy muốn giảm được áp
lực từ phía nhà cung cấp có thể nghĩ đến giải pháp tự đầu tư cho mình
một hệ thống sản xuất đầu vào cho quá trình sản xuất, tại nên một hệ
thống sản xuất khép kín, vừa giảm được sức ép mà còn góp phần giảm
chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nhất là trong bối cảnh nền
kinh tế thế giới đang đi xuống như hiện nay. Tuy nhiên việc này đòi
hỏi nhà sản xuất phải đầu tư khá lớn về vốn vì vậy sẽ rất khó thực hiện
đối với các doanh nghiệp nhỏ.
16


5. Áp lực từ phía khách hàng và nhà phân phối
5.1.

Áp lực từ phía nhà phân phối

Đối với các nhà sản xuất và lắp ráp xe máy lớn tại Việt Nam (đều
có vốn đầu tư nước ngoài) như Honda, Yamaha, Suzuki… có hệ thống

đại lý bán hàng rộng khắp trên cả nước. Các đại lý này đều là các đại
lý độc quyền, chỉ bán đến tay người tiêu dùng những dòng xe của
hãng được ủy nhiệm. Ví dụ: Honda có các đại lý ủy nhiệm H.E.A.D,
Yamaha với các đại lý 3S… Các đại lý này tuy là kênh phân phối chủ
yếu xe máy của hãng ra thị trường nhưng do bị gắn chặt với hãng nên
sức ép của các đại lý gây ra đối với với nhà sản xuất là không quá lớn.
Đại lý chỉ tạo một số áp lực lên nhà sản xuất như: nguồn cung cấp xe
máy ổn định, chất lượng xe đảm bảo, không bị lỗi; cung cấp linh phụ
kiện chính hãng cho dịch vụ sửa chữa, hậu mãi và phương thức thanh
toán.
Còn đối với những doanh nghiệp nội địa (vốn trong nước) thì
sức ép từ các nhà phân phối sẽ lớn hơn. Những mẫu xe do doanh
nghiệp nội lắp ráp và sản xuất đều có kiểu dáng ít khác biệt hoặc
“nhái” theo những thương hiệu xe khác, chất lượng xe chỉ ở mức
trung bình. Vì vậy những nhà phân phối (không bị rào cản độc quyền
mà có thể lựa chọn mua xe từ nhiều hãng khác nhau) sẽ gây áp lực
nhiều hơn khi họ có quyền so sánh, chọn lựa giữa các mẫu xe. Điều
này dẫn đến việc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nội địa trở nên gay
gắt hơn.

17


5.2.

Áp lực từ phía khách hàng mua xe

Do khách hàng chủ yếu mua xe từ các đại lý, nhà phân phối nên áp
lực của họ chỉ gián tiếp tác động đến doanh nghiệp sản xuất xe máy.
Tuy nhiên không thể nói những tác động này không lớn.

Ở Việt Nam, khoảng 90% phương tiện tham gia giao thông là xe
máy. Năm 2010, số lượng xe máy mới được đưa vào sử dụng trên thị
trường là 3,147 triệu chiếc. Độ tuổi người sử dụng xe máy trải dài, từ
thanh niên cho đến người lớn tuổi. Khoảng phân cấp giữa giá xe máy
và giá phương tiện khác như xe hơi là rất xa. Do đó nhu cầu của người
dân về việc mua xe máy là khá lớn. Bên cạnh đó người mua cũng thể
hiện được “quyền lực” của mình khi lựa chọn mua xe.
Dựa trên tâm lý của người Việt Nam thì có 3 yếu tố tiên quyết nhất
khi chọn mua xe máy là: chất lượng, giá cả và mẫu mã. Khi mà các
yếu tố liên quan đến công nghệ - kỹ thuật trên chiếc xe giữa các hãng
không có quá nhiều khác biệt dẫn đến chất lượng xe không quá chênh
lệch, thì 2 yếu tố giá cả và mẫu mã trở nên quan trọng. Ngày nay, khi
người tiêu dùng có nhiều kênh thông tin để cập nhật, so sánh một cách
toàn diện, sự cạnh tranh giữa các hãng xe sẽ trở nên cực kỳ gay gắt để
giành thị phần. Nhà sản xuất phải có những nghiên cứu kỹ càng về thị
trường, thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra các quyết định về thiết
kế, sản xuất. Các hãng sẽ phải liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm,
cạnh tranh về giá, đưa ra các sản phẩm mới để lấp đầy phân khúc,
hướng đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Có thể đưa ra trường
hợp của công ty Honda Việt Nam sản xuất một loại động cơ eSP
125cc nhưng được sử dụng trên nhiều mẫu xe ga với nhiều mức giá
18


khác nhau: với giá khoảng 38 triệu đồng thì dòng xe Air Blade hướng
đến khách hàng nam còn dòng xe Lead lại hướng đến khách hàng nữ;
dòng xe PCX giá 52 triệu đồng và dòng xe SH giá 66 triệu đồng lại
hướng đến phân khúc khách hàng có thu nhập khá cao.
Như vậy qua những phân tích trên, nhà phân phối và khách hàng
đơn lẻ đều gây áp lực với doanh nghiệp sản xuất về giá cả, chất lượng

sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh
trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
IV. CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Cơ hội của ngành
− Thị trường trong và ngoài nước rộng mở do xe máy vẫn là
phương tiện giao thông chủ yếu.
− Là một trong những ngành nhận được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà
nước.
− Ngành có điểm mạnh về dây chuyền công nghệ được chuyển từ
nước ngoài vào.
− Điểm mạnh về hệ thống phân phối điểm bán.
− Có hệ thống phát triển công nghiệp phụ trợ đang lớn mạnh.
Thách thức của ngành
− Cạnh tranh khá gay gắt do yêu cầu khách hàng ngày càng cao,
thị trường trong nước bắt đầu vào giai đoạn bão hòa.
− Hoạt động nghiên cứu triển khai còn kém, chưa thực sự đáp ứng
yêu cầu.
Trước những cơ hội và thách thức trên, các doanh nghiệp trong
ngành sản xuất xe máy cần xây dựng cho mình một chiến lược phát
19


triển phù hợp. Dưới đây là những chìa khóa thành công mà nhóm
nghiên cứu đề xuất :
1. Vị thế trên thị trường
− Vị thế trên thị trường của doanh nghiệp thể hiện qua doanh số,
thị phần và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, vì vậy các doanh
nghiệp cần có một chiến lược mở rộng thị trường. Doanh nghiệp cần
xác định đặc điểm thị trường, những điểm mạnh , điểm yếu của mình
để xác định chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị

phần, nâng cao vị thế trên thị trường.
Ví dụ: Hãng Piagio đã chọn cho mình chiến lược trọng tâm, cung
cấp đến thị trường những sản phẩm xe máy cao cấp hướng đến người
có thu nhập cao, hãng không ngừng đổi mới về mẫu mã, chất lượng
sản phẩm bằng việc cho ra các dòng xe lắp ráp trong nước có công
nghệ phun xăng điện tử, ra mắt các màu sắc đa dạng cho các dòng xe
như Vespa LX 125/150 i.e, Vespa S 125/150 i.e, Piaggio Liberty i.e…
Doanh số hãng đã không ngừng tăng nhanh, vì vậy đã có được vị thế
tốt trên thị trường.
2. Vị trí của doanh nghiệp về mặt chi phí
Các doanh nghiệp cần có những sáng kiến, những chính sách mới
để giảm thiểu chi phí trong kinh doanh để tạo ra lợi thế cho riêng
mình. Đó là những chi phí trong cung ứng, sản xuất và cho các hoạt
động thương mại.
Ví dụ như : Tăng thêm tỉ lệ các chi tiết máy được sản xuất trong
nước thay vì nhập khẩu từ nước ngoài, xây dựng nhà máy sản xuất
20


phụ tùng cung cấp cho việc lắp ráp… Chọn kênh quảng bá sản phẩm
hợp lý, tiết kiệm chi phí mà vẫn đem hiệu quả cao…Doanh nghiệp
cũng có thể áp dụng các chương trình khuyến mại, giảm giá để khuyển
khích người tiêu dùng mua sản phẩm. Hay cũng có thể áp dụng các
chính sách sau bán hàng như bảo dưỡng định kỳ, tặng dầu máy… Đó
cũng là những điều đã được hãng Honda làm khá tốt để ngày càng có
được một vị thế tốt về chi phí.
3. Xây dựng hình ảnh tốt về sản phẩm
Các hãng cần xây dựng được một hình ảnh tốt của sản phẩm trong
tấm trí người tiêu dùng. Đó cũng là một nội dung khá quan trọng góp
phần vào thành công của doanh nghiệp. Khi trong tâm trí khách hàng

sản phẩm của doanh nghiệp là tốt thì chắc chắn họ sẽ nghĩ đến doanh
nghiệp đầu tiên nếu có nhu cầu mua sản phẩm.
VD: Khi khách hàng muố mua một sản phẩm cao cấp, sang trọng,
đa số sẽ nghĩ đến những sản phẩm của Piagio, hay nếu khách hàng có
nhu cầu về một chiếc xe trẻ trung và mạnh mẹ họ sẽ nghĩ tới sản phẩm
của Yamaha, nếu khách hàng cần một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu và
bền bỉ, chắc chắn Honda sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Từ đó ta có thể thấy được sự quan trọng trong việc tạo dựng hình
ảnh sản phẩm góp phần vào thành công.
4. Khả năng tài chính
Các doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng tài chính để duy trì kinh
doanh một cách ổn định, đảm bảo chuyển đổi công nghệ, đầu tư vào

21


phát triển những công nghệ mới, đưa ra các sản phẩm mới để thu hút
thị trường.
5. Năng lực công nghệ và khả năng làm chủ công nghệ
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng, các doanh nghiệp có khả
năng làm chủ và phát triển công nghệ có thể áp dụng chúng vào sản
phẩm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tạo nên những
bước tiến vượt bậc cho cả ngành sản xuất.
VD: Hiện nay các hãng sản xuất xe máy đã bắt đầu áp dụng công
nghệ phun xăng điện tử vào các sản phẩm, điển hình như Honda với
sản phẩm xe máy Air Blade, SH… và Piagio với các sản phẩm phun
xăng điện tử được ký hiệu “ie” như Vespa LX 125/150 i.e., Vespa S
125/150 i.e., Piaggio Liberty i.e… không những vậy, Piagio còn mới
áp dụng thêm công nghệ 3V ( sử dụng động cơ 3 van, giúp nâng cao
công suất và tiết kiệm nhiên liệu). Nhờ vậy mà doanh số của họ không

ngừng được nâng cao.

22



×