Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tổng hợp thơ phương tễ và các cách nhớ các bài thuốc cổ phương (bản full)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.37 KB, 33 trang )

TỔNG HỢP THƠ PHƯƠNG TỄ
VÀ CÁC CÁCH NHỚ CÁC BÀI
THUỐC CỔ PHƯƠNG


Trương Dũng-K8A

Mở đầu
Phương tễ là một bộ phận vô cùng quan trọng trong Đông y, đặc biệt trong
nền y học cổ truyền xưa khi nhắc đến Đông y đa phần người ta nghĩ ngay đến
các bài thuốc. Tầm quan trọng của phương tễ thì chắc không cần phải nói
đến mọi người cũng biết, tuy nhiên nó cũng là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với
những người học Đông y. Vậy làm thế nào để có thể nhớ được những bài
thuốc cổ phương? Đó là một câu hỏi mà bất kỳ người nào mới học phương tễ
đều đặt ra. Để phần nào giải đáp được thắc mắc này, mình xin mạn phép viết
tài liệu này chia sẻ một số kinh nghiệm học và nhớ các bài thuốc cổ phương
của bản thân, mà chủ yếu là các bài thơ do mình tự sáng tác trong lúc học.Do
chương trình đào tạo của trường chia môn Phương tễ thành 2 học phần nên
để cho tiện mình cũng xin chia tài liệu này thành 2 phần ứng với chương
trình học của trường
-

Phần 1: gồm các bài Thuốc giải biểu, Thuốc thanh nhiệt, Thuốc trừ
hàn, Thuốc Tả hạ, Thuốc cố sáp, Thuốc trừ đàm và Thuốc tiêu đạo
Phần 2: gồm các bài Thuốc Hòa giải, Thuốc trừ phong, Thuốc khứ thấp,
Thuốc trừ phong thấp, Thuốc an thần, Thuốc khai khiếu, Thuốc lý khí,
Thuốc hoạt huyết, Thuốc chỉ khái bình suyễn, Thuốc bổ, Thuốc trừ
trùng tích và thuốc chữa ung sang

Tác giả cũng xin gửi lời Cảm ơn chân thành đến bạn Đặng Hiền lớp K8C đã
có những đóng góp quý giá cho tài liệu này


Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
bạn đọc có những phản hồi để tài liệu này ngày một hoàn thiện, khiến cho
phương tễ không còn là một trở ngại trên con đường học tập Đông y của
chúng ta. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:

Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Trương Văn Dũng
2


Trương Dũng-K8A

3


Trương Dũng-K8A
A.

KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP
Để có thể dễ thuộc, dễ nhớ thành phần, công dụng các bài thuốc trước

hết các bạn cần phải biết được một số phương pháp nhớ nhanh sau:
a.



Chuyển thể thành thơ: đây là phương pháp kinh điển được sử dụng
nhiều nhất và cũng là cách chủ đạo trong tài liệu này, các bạn có thể

chuyển thể thành thơ lục bát, thất ngôn, hay đơn giản chỉ là những câu
có vần như kiểu đồng dao
VD:
Thơ lục bát trong bài Ngân kiều tán
Kim, Liên thanh nhiệt thấu tà
Kinh giới Đậu xị Bạc hà trợ quân
Ngưu bàng, Cát cánh góp phần
Lô căn, Trúc diệp sinh tân chỉ phiền
Cần thêm sứ dược có liền
Cam thảo vào đó làm hiền (hòa) một thang.
như vậy là ta vừa thuộc được thành phần bài thuốc, đồng thời cũng
biết luôn vị trí, tác dụng của các vị thuốc trong bài thuốc.
hay như bài Đạo xích tán
Địa hoàng Đạm diệp Mộc thông
Cam thảo để sống thanh tâm nhiệt trừ



ta cũng dễ dàng nhớ được thành phần các vị thuốc.
Thơ kiểu đồng dao như bài Trúc diệp thạch cao thang:
Lá Trúc diệp
Hiệp Thạch cao
Lao Bán hạ
Thả Nhân sâm
Đâm Ngạch mễ
Thế Mạch môn
Trôn Cam thảo
Cách này hơi hạn chế với các bạn văn thơ không được “lai láng” nên
những bạn này có thể “dùng sẵn” các bài thơ của mình và của các bạn
khác. Các bạn có thể tham khảo thêm về cách này trong quyển Thang

4


Trương Dũng-K8A

b.

c.

d.

e.

đầu ca quyết của tác giả Uông Ngang do Lương y Trần Văn Quảng dịch,
Dược tính ca quát tứ bách vị của tác giả Cung Đình Hiền hay Mạch học
ca quát… (trong đây mình cũng tham khảo một số bài thơ trong cuốn
Thang đầu ca quyết)
Chuyển thể thành một câu chuyện hay một câu nói
Cách này giúp các bạn nhớ rất lâu và dễ hơn cách chuyển thể thành
thơ, tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là hay bị lẫn, nhầm các vị thuốc
vì khi chuyển thể kiểu này là dùng ý nghĩa của chữ trong tên vị thuốc,
ngoài ra khi chuyển thể thành quá nhiều câu nội dung gần giống nhau
thì cũng dễ nhầm, bị loạn.
VD: địa= đất =>Sinh địa, Thục địa = mặt đất, ngoài ra Sài đất = mặt đất
Như trong bài Thanh vị nhiệt tán ta có thể chuyển thể thành
“Cửa đá bị xước vì bị rơi 2 lần trên mặt đất”
Cửa = môn => mạch môn, đá = thạch =>thạch cao, xước => rễ cỏ xước, 2
đất => Thục địa, sài đất
Liên hệ các vị thuốc với các nhân vật, vật phẩm, đồ vật ưa thích trong
phim, manga, game… cách này mang tính chất cá nhân hóa nên tùy

thuộc vào từng người có những sở thích khác nhau
VD: mình là fan của Naruto nên có thể chuyển thể bài Bách hợp cố kim
thang thành:
“LỤC MẪU dùng HẮC CẦU và BYAKUGAN để thi triển ĐỊA BỘC THIÊN
TINH chống lại TAM VĨ cùng với Guy đang mở BÁT MÔN và Sadara
đang dùng BÁCH HỢP THUẬT trong SUSANO”
Lục mẫu = Bối mẫu, Hắc cầu = Huyền sâm (vì huyền là đen), byakugan
= Bạch thược (vì byakugan là mắt trắng), Địa bộc thiên tinh = Sinh địa,
Tam vĩ= Đương quy (tam vĩ là con rùa), Bát môn = mạch môn, Bách
hợp thuật = Bách hợp, Susano = cát cánh (vì susano ở cấp độ cao có
cánh). Ngoài ra còn 1 vị sứ trong hầu hết các bài là Cam thảo.
Dựa vào những ấn tượng riêng
Mỗi bạn khi nhắc tới một vị thuốc, một bài thuốc đều có 1 ấn tượng
riêng, ấn tượng đó có thể là tên gọi của vị thuốc, một kỉ niệm nào đó
(như lần thi đông dược không nhận biết được vị đó chẳng hạn :D ), một
chú ý khi thầy cô giảng đã nhấn mạnh… nên khi đọc thành phần bài
thuốc cố gắng gắn những ấn tượng đó vào bài thuốc thì sẽ nhớ dễ dàng
hơn.
Và cuối cùng không được quên “Có công mài sắt, có ngày nên kim” các
phương pháp trên chỉ hỗ trợ cho các bạn chứ không thể thay thế được

5


Trương Dũng-K8A

cho phương pháp cuối này. Hãy nhớ “Thành công không tự đến gõ cửa
khi bạn đang ngủ!” (câu này đăng ký bản quyền tại đây nhé, kkk )
Chúc các bạn học tập và thi tốt. 5ting ;)


B.

CÁC BÀI THUỐC THAM KHẢO
6


Trương Dũng-K8A

Phần 1

1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.

Trước hết cần phải nhớ được một số bài thuốc “kinh điển”:
Ma hoàng thang
Ma hoàng, Quế chi, Hạnh nhân, Cam thảo
Tứ quân tử thang
Sâm, Linh, Truật, Thảo (Nhân sâm, phục linh, bạch truật, cam thảo)
Lục quân tử thang
Là tứ quân tử thang thêm Trần bì, Bán hạ
Tứ vật thang
Xuyên, Quy, Thục, Thược (Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch
thược) hay Khung Quy Thục Thược cũng được
Đại thừa khí thang

Đại hoàng, Hậu phác, Mang tiêu, Chỉ thực
Tứ nghịch thang
Phụ tử, Can khương, Cam thảo
Bộ 3 thường đi liền nhau: Cam thảo, Đại táo, Sinh khương

Các bài thơ và cách nhớ bài thuốc:

I, Thuốc giải biểu
1.
2.

3.

4.
5.

6.
7.

Đại thanh long thang
Là Ma hoàng thang thêm Thạch cao, Đại táo, Sinh khương
Tiểu thanh long thang
Ma hoàng, Bạch thược, Quế chi
Ngũ vị, Cam, Bán, Can,Tân tùy
(Ma hoàng, Bạch thược, Quế chi, Ngũ vị tử, Cam thảo, Bán hạ, Can
khương, tế tân)
Quế chi thang (Thang đầu ca quyết)
Quế chi thang trị thái dương phong
Thược dược, Cam thảo, Khương, Táo đồng
(Quế chi, Bạch thược, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo)

Cát căn thang
Là quế chi thang thêm Cát căn, Ma hoàng
Tang cúc ẩm
Tang diệp, Cúc hoa, Liên kiều, Bạc hà
Hạnh nhân, Cát cánh, Lô căn, Cam thảo
Ma hạnh thạch cam thang (khỏi cần học :D )
Ngân kiều tán
Kim, Liên thanh nhiệt thấu tà

7


Trương Dũng-K8A

Kinh giới Đậu xị Bạc hà trợ quân
Ngưu bàng, Cát cánh góp phần
Lô căn, Trúc diệp sinh tân chỉ phiền
Cần thêm sứ dược có liền
Cam thảo vào đó làm hiền (hòa) một thang
(Kim ngân hoa, Liên kiều, Kinh giới, Đạm đậu xị, Bạc hà, Ngưu bàng tử,
Cát cánh, Lô căn, trúc diệp, Cam thảo)
8. Việt tỳ thang
Là Đại thanh long thang bỏ Quế chi, Hạnh nhân (Ma hoàng, Sinh
khương, Thạch cao, Cam thảo, Đại táo)
9. Giải cơ thang
Là Quế chi thang bỏ Quế chi,Sinh khương, thêm Cát căn, Hoàng cầm,
Ma hoàng (Cát căn, Hoàng cầm, Ma hoàng, Bạch thược, Đại táo, Cam
thảo)
10. Ma hoàng phụ tử tế tân thang
Ma hoàng phụ tử thế tân thang

Trợ dương giải biểu 3 lần uống ngay
11.

Bại độc tán
2 hồ (Tiền hồ, Sài hồ) 2 hoạt (Khương hoạt,Độc hoạt) Xuyên xác (Xuyên
khung, Chỉ xác) thành Linh hồn (Phục linh) có cánh (Cát cánh) bị Sâm
(Đẳng sâm) rơi xuống cỏ (Cam thảo)

12.

Sâm tô tán
Đẳng sâm Tô diệp Trần bì
Cam thảo Cát cánh rồi thì Cát căn
Tiền hồ Chỉ xác hợp thành
Mộc hương Bán hạ thêm nhanh Linh vào
(Linh: Phục Linh)

II, Thuốc thanh nhiệt
1.

Trúc diệp thạch cao thang
8


Trương Dũng-K8A

2.

Lá Trúc diệp
Hiệp Thạch cao

Lao Bán hạ
Thả Nhân sâm
Đâm Ngạch mễ
Thế Mạch môn
Trôn Cam thảo
Thanh dinh thang

Tê giác Sinh địa Huyền sâm

Mạch môn trúc diệp Đan Ngân Kiều
Hoàng liên thấy thế thì phiêu
Thấu nhiệt truyền khí, nhiệt nhiều phần dinh
3.
4.

( Đan: đan sâm, Ngân: ngân hoa, Kiều: liên kiều)
Hoàng liên giải độc thang
Tam hoàng chi tử (Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử)
Lương cách tán
Đại hoàng Chi tử Mang tiêu
Bạc hà Cam thảo Liên kiều nửa thang
Hoàng cầm Trúc diệp thêm vào
Thành Lương cách tán đem sao dùng dần

5.

Thanh nhiệt giải độc thang
Lá tre thanh nhiệt thượng tiêu
Ngân hoa Sài đất độc tiêu nhiệt trừ
Sâm Môn Cát thanh tư âm

Cam thảo giải độc âm thầm 1 thang

6.

(Sâm: Sa sâm, Môn:mạch môn, Cát: cát căn hay sắn dây)
Đạo xích tán
Địa hoàng Đạm diệp Mộc thông
Cam thảo để sống thanh tâm nhiệt trừ
Hoặc:
9


Trương Dũng-K8A

Sinh địa lương huyết dưỡng âm
Mộc thông thanh nhiệt kinh tâm, lợi trường
Cam thảo thanh độc khác thường
Đạm diệp vào đó hết đường nhiệt tâm
7.

(Đạm diệp: đạm trúc diệp)
Thanh tâm liên tử ẩm
Thanh tâm liên tử Nhân sâm
Mạch đông Địa cốt Hoàng cầm Thạch liên
Phục linh, Kỳ, Thảo, Xa tiền
Băng lâm đái tháo táo phiền rất hay

8.

(thạch liên: thạch liên nhục, Kỳ: hoàng kỳ, Thảo:Cam thảo, Xa tiền: Xa

tiền tử)
Trúc diệp cỏ nhọ nồi thang
Mộc thông Sinh địa Nhọ nồi
Cam thảo Trúc diệp hết rồi còn đâu

Long đởm tả can thang (Thang đầu ca quyết)
Long đởm tả can Chi tử Sài
Hoàng cầm Trạch tả chẳng hề sai
Xa tiền Sinh địa nào đâu thiếu
Cam thảo Thông Quy phối hợp tài
( Sài: sài hồ, Thông: Mộc thông, Quy: Đương quy)
10. Thanh vị tán
Thanh vị: Sinh địa Đan bì
Thăng ma Hoàng liên cùng Đương quy
11. Ngọc nữ tiễn
9.

Ngọc nữ: Thục địa Thạch cao
Tri mẫu Ngưu tất thêm vào Mạch đông
12.

Thanh vị nhiệt thang
Cửa đá bị xước vì bị rơi 2 lần xuống đất

10


Trương Dũng-K8A

( cửa: mạch môn, đá: thạch cao, xước: rễ cỏ xước, 2 đất: thục địa, sài

đất)
13. Thanh hao miết giáp thang
Thanh hao miết giáp: Địa cốt bì
Sinh địa Tri mẫu ngũ ban thi
14. Tần cửu miết giáp tán
Tần cửu Miết giáp Địa cốt bì
Sài hồ Tri mẫu cùng Đương quy
15. Đương quy lục hoàng thang
Đương quy + lục hoàng (thục địa hoàng, Sinh địa hoàng, hoàng liên,
hoàng bá, hoàng cầm, hoàng kỳ)

III,Thuốc trừ hàn
1.
2.

Lý trung hoàn
Sâm, Can, Truật, Thảo (Nhân sâm, Can khương, Bạch truật, Cam thảo)
Tiểu kiến trung thang
Là Quế chi thang thêm Di đường
Hoặc :
Quế chi Thược dược Sinh khương
Cam thảo Đại táo Di đường thành thang

3.

Ngô thù du thang
Ngô thù Đại táo Nhân sâm
Sinh khương cay ấm trầm trì cầm nôn

4.


Hồi dương cứu nghịch thang
Hồi dương cứu nghịch thang = tứ nghịch thang+lục quân tử
thang+Sinh khương, Quế nhục, Xạ hương, Ngũ vị
(Phụ tử, Bạch truật, Cam thảo, Nhân sâm, Phục linh, Can khương, Bán
hạ, Trần bì, Sinh khương, Quế nhục, Xạ hương, Ngũ vị)

IV, Thuốc tả hạ
1.

2.

Tiểu thừa khí thang
Là Đại thừa khí thang bỏ mang tiêu (tiểu: nhỏ, mang tiêu => trẻ nhỏ
không được có mang :D )
Đại hoàng phụ tử thang

11


Trương Dũng-K8A

3.

Nhớ đến bài Ma hoàng phụ tử tế tân thang, thay Ma hoàng bằng Đại
hoàng
Ôn tỳ thang
Đại hoàng Phụ tử Can khương
Nhân sâm Cam thảo tỳ dương, trừ hàn


4.
5.

Tam vật bị cấp hoàn
Ba Đại Ca (Ba đậu, Đại hoàng, Can Khương )
Ma tử nhân hoàn
Ma nhân thông tiện nhuận tràng
Đại hoàng Hậu phác càng làm tăng thông
Hạnh nhân, Bạch thược tăng công
Chỉ thực với mật tiện thông, nhuận trường

6.

Tễ xuyên tiễn
Ngưu tất Trạch tả Thăng ma
Đương quy Chỉ xác thêm cha Nhục vào

7.

8.

(Nhục : Nhục thung dung)
Hoặc : Chiến tranh loạn lạc tên bắn đầy trời (xuyên tiễn), xác thịt (chỉ
xác, Nhục thung dung) trâu (ngưu tất) rùa (Đương quy) ngổn ngang,
các hồn ma (thăng ma) bay lơ lửng
Thập táo thang
Cam toại Đại kích Nguyên hoa
10 quả Đại táo thế là ra
Châu xa hoàn
Cam toại Đại kích Nguyên hoa

Mộc hương Kinh phấn Đại hoàng Khiên ngưu
Binh lang thêm Quất tối ưu
Hành khí trục thủy nhớ lưu bài này

9.

(Quất : Thanh bì,Trần bì; Khiên ngưu còn có tên gọi khác là Hắc sửu)
Hoàng long thang

12


Trương Dũng-K8A

Hoàng long thang = Đại thừa khí thang + bộ 3 Cam thảo, Đại táo, Sinh
khương + Đương quy, Nhân sâm, Cát cánh
10. Tăng dịch thừa khí thang
Mạch môn Sinh địa Huyền sâm
Sinh tân, nhuận táo, tư âm, hoạt tràng
Đại hoàng thông tiện, Mang tiêu
Công bổ kiêm trị là điều đương nhiên

V, Thuốc trừ đàm
1.

2.

Nhị trần thang
Bán Linh Trần Thảo
(Bán: bán hạ, Linh: phục linh, Trần: trần bì, Thảo: Cam thảo)

(khi dùng thêm Sinh khương và Ô mai)
Phục linh hoàn
Bán hạ táo thấp hóa đàm
Phục linh trừ ẩm còn làm trợ quân
Chỉ xác lý khí cùng thần
Mang tiêu nhuận hạ thêm phần nhuyễn kiên

3.

Hoặc:
Bán Linh hồn cho quỷ, bán Xác cho Yêu
(Bán: bán hạ, Linh: phục linh, Xác: chỉ xác, Yêu: mang tiêu)
(khi dùng thêm Sinh khương)
Đạo đàm thang
Bán hạ Chỉ thực Phục linh
Sinh khương Cam thảo Nam tinh Quất hồng

4.

Thanh khí hóa đàm hoàn
Qua lâu Hoàng cầm phục linh
Hạnh nhân Bán Thực Đởm tinh Trần bì
Hoặc:
Qua lâu Chỉ thực với Phục linh
13


Trương Dũng-K8A

5.


6.

Hoàng cầm Bán hạ Đởm nam tinh
Thanh nhiệt hóa đàm và lý khí
Ắt hẳn Trần bì với Hạnh nhân
(khi dùng thêm nước Sinh khương)
Tiểu hãm hung thang
Dành cho các game thủ: Súng tiểu liên bắn đầy ngực, Barrett bắn
headshot
(Tiểu liên: tiểu hãm hung có hoàng liên, đầy ngực: chữa chứng ngực
bụng trên đầy tức, Barrett: bán hạ, headshot:qua lâu nhân)
Ôn đởm thang
Bán hạ Trúc nhự Trần bì
Cam thảo Chỉ thực ừ thì Phục linh

(khi dùng thêm Sinh khương, Đại táo)
Bối mẫu qua lâu tán
Bối mẫu Qua lâu Thiên hoa phấn
Nhuận phế thanh nhiệt và sinh tân
Phục linh Cát cánh kèm thêm Trần
Đàm tiêu, khí thuận làm khoan thân
8. Bách hợp cố kim thang
Dành cho fan Naruto:
“LỤC MẪU dùng HẮC CẦU và BYAKUGAN để thi triển ĐỊA BỘC THIÊN
TINH chống lại TAM VĨ cùng với Guy đang mở BÁT MÔN và Sadara
đang dùng BÁCH HỢP THUẬT trong SUSANO”
Lục mẫu = Bối mẫu, Hắc cầu = Huyền sâm (vì huyền là đen), byakugan
= Bạch thược (vì byakugan là mắt trắng), Địa bộc thiên tinh = Sinh địa,
Tam vĩ = Đương quy (tam vĩ là con rùa), Bát môn = mạch môn, bách

hợp thuật = Bách hợp, Susano = cát cánh (vì susano ở cấp độ cao có
cánh). Ngoài ra còn 1 vị sứ trong hầu hết các bài là Cam thảo.
9. Tam tử dưỡng thân thang
Tam tử dưỡng thân: Tô, Bạch, Lai
Tiêu thực, giáng khí, hóa đàm chẳng sai
(Tô: tô tử, Bạch: bạch giới tử, Lai: lai phục tử)
10. Bán hạ bạch truật thiên ma thang
7.

Bán hạ Bạch Truật Thiên ma
Phục linh Cam thảo còn gia Trần bì
(khi dùng thêm gừng, táo)
14


Trương Dũng-K8A
11.

Tam sinh ẩm
Tam sinh: Nam Phụ Xuyên ô
Mộc hương vào đó – bột thô mà dùng
Tán hàn, thông lạc, khu phong
Hóa đàm, mồm méo trúng phong liệt người.

(sắc cùng Sinh khương)

VI, Thuốc cố sáp
1.

2.


3.

4.

5.

6.

Mẫu lệ tán

Mẫu lệ Ma căn Hoàng kỳ
Cố biểu liễm hãn rồi thì hết lo
(Ma căn : ma hoàng căn, chú ý bài thuốc ngoài 3 vị trên còn có nước
Tiểu mạch)
Ma hoàng căn tán
Trâu Lân Ma
(Trâu : ngưu tất, Lân (Kỳ lân) : hoàng kỳ, Ma : ma hoàng căn)
Kim tỏa cố tinh hoàn
Sa uyển tật lê với Mẫu lệ
Liên tu Long cốt Khiếm thực trệ
(hồ bằng Liên nhục)
Tang phiêu tiêu tán
Tang phiêu Viễn trí Phục thần
Nhân sâm Quy bản còn cần Đương quy
Xương bồ Long cốt phát huy
Bổ tâm sáp niệu, thận suy đều dùng
Bí nguyên tiễn
Kim anh tử
Xử Khiếm thực

Vực Sơn dược
Được Táo nhân
Thân Bạch truật
Quất Phục linh
Sinh Nhân sâm
Đâm Cam thảo
Bảo Viễn trí
Xí Ngũ vị
Tứ thần hoàn
15


Trương Dũng-K8A

7.

8.

5 công tử nhà họ Ngô ăn tiêu phung phá làm ô nhục dòng họ
(5 công tử : Ngũ vị tử, Ngô : ngô thù du, Phung phá : phá cố chỉ, Nhục :
Nhục đậu khấu)
(tán bột làm viên với nước Sinh khương, Hồng táo)
Đào hoa thang
Đào hoa Xích thạch Can khương
Ngạch mễ vào đó sáp trường ôn trung.
(Xích thạch: xích thạch chi)
Cố tràng hoàn
Long cốt Sa nhân cố tràng hoàn
Lương khương Kha tử với Khô phàn
Đinh hương Xích thạch Phụ tử chế

Mộc hương Bạch đậu là khỏi chê

VII, Thuốc tiêu đạo
1.

2.

3.

4.

5.

Tiêu cốc hoàn

Thần khúc Ô nhục Mạch nha
Bào khương ôn vị vượt qua chướng đầy
Kiện tỳ hoàn (tham khảo Thang đầu ca quyết tr.187)
Sâm Truật Trần bì ấy kiện tỳ
Sơn tra Mộc hương Mạch nha ghi
Sơn dược Sa nhân cùng Cam thảo
Bạch linh Hoàng liên Thần khúc sao.
Thêm Nhục đậu khấu (có 13 vị tất cả)
Bảo hòa hoàn
Sơn tra Thần khúc Trần bì
Phục linh Bán hạ kiện tỳ chỉ nôn
Liên kiều La bạc bồn chồn
Thanh nhiệt tán kết hết hàng tồn kho ( thức ăn)
Chỉ thực tiêu bĩ hoàn
Chỉ thực tiêu bĩ : Tứ quân

Mạch nha Chỉ thực thêm phần hạ, tiêu
Can khương, Bán hạ bấy nhiêu
Thêm Liên, Hậu phác bĩ tiêu, trừ đầy
(Liên : hoàng liên, bài Tứ quân có Sâm Linh Truật Thảo)
Chỉ truật hoàn (cái tên nói lên tất cả).
(đốt trong lá sen làm hoàn với cơm)
Hết phần 1 !
*****
Phần 2
16


Trương Dũng-K8A

I, Thuốc hòa giải
Bài thuốc hòa giải là những bài thuốc có tác dụng sơ tán, điều hòa chức
năng các tạng phủ bị rối loạn như hòa giải Thiếu dương, sơ can lý tỳ, điều hoà
tỳ vị…
Phương pháp này là phép hòa trong bát pháp.
Tác dụng chủ yếu của thuốc hòa giải là hòa giải Thiếu dương để trị chứng
lúc nóng lúc lạnh ở ngoài, điều hòa trường vị để trị hàn nhiệt rối loạn ở trung
tiêu, điểu hòa can tỳ để trị thổ mộc bất hòa.
Những thuốc điều trị sốt rét thường được xếp vào nhóm thuốc hòa giải.
Khi sử dụng thuốc hòa giải cần chú ý :
1.

Tà ở cơ biểu chưa vào Thiếu dương, hoặc đã vào lý, Dương minh nhiệt
thịnh đều không nên sử dụng
Do nhọc mệt nội thương, ăn uống không điều hòa, khí hư, huyết hư,
hiện ra chứng nóng lạnh không nên dùng thuốc này.

Tiểu sài hồ thang
Tiểu Sài hồ hòa giải thiếu dương
Nhân sâm Bán hạ cùng Sinh khương
Sài hồ Hoàng cầm và Đại táo
Chích thảo thêm vào thành một phương

Hoặc :
Sài Cầm Sâm Thảo Bán Táo Khương
(Sài hồ, Hoàng Cầm, Nhân sâm, Cam thảo, Bán hạ, Đại táo, Sinh khương)
2.

Đại sài hồ thang
Là bài Tiểu sài hồ thang bỏ Nhân sâm cam thảo, gia Bạch thược, Chỉ
thực, Đại hoàng

Hoặc :
Sài hồ Bạch thược Sinh khương
Hoàng cầm Bán hạ thiếu dương có tà

17


Trương Dũng-K8A

Đại hoàng Chỉ thực làm hòa
Cho thêm Đại táo điều hòa cả thang
3.
4.

5.


Sài hồ quế chi thang
Là bài Tiểu sài hồ thang gia thêm Quế chi, Bạch thược
Tứ nghịch tán (chú ý với bài Tứ nghịch thang trong thuốc hồi dương
cứu nghịch)
Sài Thược Thực Thảo (Sài hồ, Bạch thược, Chỉ thực, Cam thảo)
Tiêu giao tán
Tứ vật bỏ Khung, Thục
Tứ quân trục Nhân sâm
Khương, Sài cùng Bạc hà
Giải uất và hòa dinh.

Hoặc :
Tam bạch Sài Quy Thảo
6.

7.

8.

(Bạch thược, Bạch linh, Bạch truật, Sài hồ, Đương quy, Chích cam thảo)
Hóa can tiễn
Trần Thanh Bạch và Đan Chi đang bàn luận về thị trường nhà đất
trong năm qua.
(Trần : trần bì, Thanh : thanh bì, Đan : Đan bì, nhà đất=trạch, thổ =>
trạch tả, thổ bối mẫu)
Bán hạ tả tâm thang
Là bài Tiểu sài hồ thang bỏ Sài hồ, Sinh khương gia Can khương,
Hoàng liên
Sinh khương tả tâm thang

Là bài Bán hạ tả tâm thang gia Sinh khương

II, Thuốc trừ phong
Các bài thuốc trừ phong gồm 2 loại: Sơ tán ngoại phong và Bình tức nội
phong.
Ngoại phong là chỉ những hội chứng bệnh lý do cảm thụ phong tà tại kinh
lạc, cơ nhục, gân cốt, các khớp gây nên, triệu chứng thường thấy là: chân tay
tê dại, kinh mạch đau giật, co duỗi khó khăn hoặc miệng mắt méo xệch. Cùng
với chứng uốn ván gây nên cám khẩu, chân tay co cứng, lưng đòn gánh.
Nội phong thường do thận thủy bất túc, vinh huyết hư kém hoặc nhiệt
thịnh thương âm, Can phong nội động, khí huyết nghịch loạn gây nên hôn mê
18


Trương Dũng-K8A

đột quỵ, bất tỉnh nhân sự, miệng méo mắt lệch, bán thân bất toại, hoặc co giật
chân tay.
Đối với ngoại phong thì phải sơ tán, đối với nội phong thì phải bình Can tức
phong.
Trên lâm sàng có trường hợp ngoại phong dẫn đến nội phong, hoặc nội
phong hợp với ngoại phong, triệu chứng lẫn lộn, cần phân biệt rõ để dùng
thuốc thích hợp.

1.

2.

3.


4.

5.

Đại tần cửu thang
Độc phòng khương chỉ tế tân
Bát trân để 7, Nhân sâm loại trừ
Thạch cao cùng với Hoàng cầm
Tần giao Sinh địa âm thầm trừ phong.
(Độc hoạt, phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, tế tân, bạch linh,
bạch truật, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược,
thạch cao, hoàng cầm, Tần giao hay Tần cửu, Sinh địa)
Tiểu tục mệnh thang
Tiểu tục mệnh: Ma hoàng thang
Quế chi (thang) bỏ Táo gần đủ thang
Phòng phong, Phòng kỷ, Nhân sâm
Xuyên khung, Phụ tử, Hoàng cầm thêm vô
(Ma hoàng, Quế tâm, Hạnh nhân, Cam thảo, Thược dược, Sinh
khương, Phòng phong, phòng kỷ, Nhân sâm, Xuyên khung, Phụ tử,
Hoàng cầm)
Xuyên khung trà điều tán
Khung Phòng Khương Chỉ Tế tân
Bạc hà, Kinh giới thêm phần Thảo vô.
(Xuyên khung, Phòng phong, Khương hoạt, Bạch chỉ, Tế tân, Bạc hà,
Kinh giới, Cam thảo)
Thiên ma câu đằng ẩm
Thiên ma Câu đằng Thạch quyết minh
Hoàng cầm Chi tử Tang ký sinh
Ngưu tất Đỗ trọng Ích mẫu thảo
Dạ giao phục thần trấn can kinh

( Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh, Ngưu tất, Đỗ trọng, tang ký
sinh, Hoàng cầm, Chi tử, Ích mẫu thảo, Dạ giao đằng, Phục thần )
Trấn can tức phong thang

19


Trương Dũng-K8A

Trâu Đen đang ăn Cỏ ở phía Đông bỗng nhảy lên Xuyên sừng vào
Người + Lục sinh
( Trâu : Ngưu tất, Đen : Huyền sâm, Cỏ (thảo) : Cam thảo, Xuyên :
Xuyên luyện tử, Người : Nhân =>nhân trần, Đông :Thiên đông, Lục
sinh : sinh long cốt, sinh mẫu lệ, sinh giả thạch, sinh quy bản, sinh
bạch thược, sinh mạch nha ).

III, Thuốc khư thấp

1.

2.

3.

Những bài thuốc trừ được thấp tà, trị được bệnh thấp gọi chung là
thuốc khư thấp (trừ thấp).
Bài thuốc khư thấp gồm những vị thuốc để hóa thấp, lợi thấp, hoặc táo
thấp có tác dụng hóa thấp, lợi thủy, thông lâm, tả trọc, dùng để trị các
chứng thủy thũng, lâm trọc, đờm ẩm, tiết tả, thấp ôn, bí tiểu…
Nếu thấp tà ở phần ngoài và trên thì chú ý trừ thấp

Nếu thấp ở dưới và trong thì ôn dương, hành khí để hóa thấp hoặc dùng
các vị thuốc ngọt, nhạt để lợi thấp
Đối với hàn thấp thì dùng phép ôn táo
Đối với thấp nhiệt thì dùng phép thanh lợi
Trường hợp thủy thấp ứ đọng thực chứng thì dùng công trục.
Bình vị tán
Thương truật Hậu phác Trần bì
Cam thảo Đại táo rồi thì Sinh khương
Hoắc hương chính khí tán
Là bài Lục Quân tử thang và bài bình vị tán bỏ Nhân sâm, Thương truật
gia Hoắc hương, Bạch chỉ, Tử tô, Cát cánh, Đại phúc bì
Hoặc :
Cam thảo Hậu phác Trần bì
Tử tô Bạch chỉ, điều tỳ : Sinh khương
Cát Linh Đại táo trong phương
Bán hạ Bạch truật Hoắc hương Phúc bì
(Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo, Bán hạ, Hậu phác, Trần bì, Đại táo,
Sinh khương, Hoắc hương, Tô tử, Bạch chỉ, Đại Phúc bì, Cát cánh)
Dương hoàng thang
Nhân Chi Đại
Tỳ Ý Sài
Râu mã Mạch
Gừng Sả tươi
Thanh hao Lịch
Dương hoàng bài.

20


Trương Dũng-K8A


4.

5.

6.

7.
8.

9.

(Nhân trần, Chi tử, Đại hoàng, Râu ngô, Mã đề, Mạch nha, Sinh khương,
Củ Sả, Thanh hao, Trúc lịch)
Bát chính tán
Mộc thông Hoạt thạch- Cù mạch Xa tiền
Đại hoàng Chi tử Cam thảo Biển súc
( thêm Đăng tâm )
Tam nhân thang
Hạnh nhân Đậu khấu hoạt thạch phi
Trúc diệp ý dĩ thông thảo chi
Bán hạ Hậu phác tuyên thông khí
Tam nhân bài ấy chứ còn chi
(Hạnh nhân, Đậu khấu, Hoạt thạch phi, Trúc diệp, Ý dĩ, Thông thảo, Bán
hạ, Hậu phác)
Ngũ linh tán
Trư linh Trạch tả Quế chi
Phục linh Bạch truật kiện tỳ-ngũ linh
Trư linh thang
Là ngũ linh tán bỏ Quế chi, Bạch thược gia A giao, Hoạt thạch

Chân vũ thang
Chân vũ : Bạch thược Phục linh
Bạch thược Phụ tử Gừng sinh thành bài
( Gừng sinh : gừng tươi)
Kê minh tán
Mộc qua Trần bì tía tô
Binh lang Cát cánh Ngô thù Sinh khương

IV, Thuốc trừ phong thấp

1.

2.

3.

Phương thuốc trừ phong thấp có tác dụng khu phong thấp, thông kinh
lạc, chỉ thống. Dùng để trị các chứng đau, tê dại, khó cử động, nặng thì
các khớp sưng to, biến dạng, co duỗi khó (chứng tý).
Khương hoạt thắng thấp thang
Độc phòng khung khương cảo- cam thảo mạn kinh
( Độc hoạt, Phòng phong, Xuyên khung, Khương hoạt, Cảo bản, Cam
thảo, Mạn kinh tử)
Phòng phong thang
Phòng Cam Cầm Hạnh Đương quy
Ma Căn Linh Táo Quế chi Khương Tần
( Phòng phong, Cam thảo. Hoàng cầm. Hạnh nhân, Đương quy, ma
hoàng, Cát căn Bạch linh Đại Táo,Quế chi, Sinh khương, Tần giao)
Ý dĩ nhân thang
Là khương hoạt thắng thấp thang bỏ Cảo bản, Mạn kinh gia :

21


Trương Dũng-K8A

Ma hoàng Bạch truật Quế chi
Sinh khương Ý dĩ Đương quy Ô đầu
4.

5.

6.

Quyên tý thang
Khương Khương Chích Chích Xích Đương Phòng
( Khương hoàng, Khương hoạt, Chích thảo, Chích Kỳ, Xích thược,
Đương quy, Phòng phong )
Độc hoạt tang ký sinh
Độc phòng trọng quế
Tất tế tần tang
Bát trân bỏ truật
( Độc hoạt, phòng phong, đỗ trọng, quế tâm, ngưu tất, tế tân, tần giao,
tang ký sinh, nhân sâm, Bạch linh, Cam thảo, Xuyên khung, Đương quy,
Bạch thược, Thục địa)
Tam tý thang

Là bài Độc hoạt tang ký sinh bỏ Tang ký sinh gia Tục đoạn, Sinh khương,
Hoàng kỳ

V, Thuốc an thần

Thuốc An thần là những bài thuốc có tác dụng giúp cho người bệnh bớt
căng thẳng tinh thần, dễ ngủ, chống lại các cơn kích động tinh thần, lo âu, bứt
rứt.
Theo Y học cổ truyền trạng thái tinh thần của con người có liên quan mật
thiết đến sự hoạt động và trạng thái hư thực của các tạng phủ nhưng liên
quan mật thiết nhất là hai tạng Can và Tâm.
Nếu tinh thần luôn kích động hoặc hưng phấn, bứt rứt, dễ giận dữ, thường là
thực chứng thuộc về Can.
Nếu tinh thần không yên biểu hiện hồi hộp khó ngủ hay quên, khó tập trung
tư tưởng là hư chứng do tâm huyết kém, tâm thận không điều hòa.
Cho nên phép chữa chính thường là hoặc sơ can lý khí, thanh can hỏa hoặc là
dưỡng tâm an thần, nhưng lúc chữa bệnh ngoài việc dùng thuốc cần bồi
dưỡng cho bệnh nhân một tinh thần lạc quan yêu đời tạo cho mình một cuộc
sống vui tươi lành mạnh, tránh những cảm xúc âm tính (tức giận, buồn bực
lo âu, suy nghĩ nhiều) đồng thời phải tăng cường tập luyện cơ thể, chú trọng
phương pháp dưỡng sinh kết hợp việc dùng thuốc mới đạt kết quả tốt.
1.

Thiên vương bổ tâm đan
22


Trương Dũng-K8A

2.

3.

4.


5.

6.

3 sâm, 2 môn, 2 nhân
Chu sa viễn chí phục linh
Quy cánh ngũ vị và Sinh địa hoàng
( Nhân sâm, đan sâm, huyền sâm, thiên môn, mạch môn, toan táo nhân,
bá tử nhân, chu sa, viễn chí, phục linh, Đương quy, cát cánh. Ngũ vị, Sinh
địa hoàng)
Toan táo nhân thang
Toan táo Cam thảo Xuyên khung
Phục linh Tri mẫu dùng chung trừ phiền
Bá tử dưỡng tâm hoàn
Huyền sâm Xương bồ phục thần
Mạch đông Thục địa Bá tử nhân
Đương quy Cam thảo vẫn còn thiếu
Câu kỷ thêm vào để trợ quân
Bổ tâm tỳ an thần hoàn
Hoài sơn long nhãn bá tử nhân
Lá dâu Liên nhục Lá vông an thần
Giao thái hoàn
Giao thái : Nhục quế hoàng liên
Giao thông tâm thận ngủ yên trừ phiền
Chu sa an thần hoàn
Chu sa Sinh địa hoàng liên
Đương quy cam thảo thành viên an thần

7.
8.


Sinh thiết lạc ẩm
Bài này mình học theo phân tích 
Quế chi cam thảo long cốt mẫu lệ thang

VI, Thuốc khai khiếu
Bài thuốc Khai khiếu là những bài thuốc có tác dụng chữa chứng hôn mê bất
tỉnh thường gặp trong các chứng bệnh sốt cao, co giật kinh phong, trúng thử
hoặc bệnh thần kinh hôn mê đột quỵ, làm cho bệnh nhân tỉnh lại (gọi là khai
khiếu).
Chứng bế trong Đông y học thường chia hai loại nguyên nhân khác nhau:
- Nhiệt bế thường gặp trong Ôn bệnh (bệnh nhiễm) do nhiệt độc thịnh nhập
Tâm bào gây nên.

23


Trương Dũng-K8A

-Hàn bế thường gặp trong các bệnh nội khoa nặng, ảnh hưởng đến thần kinh,
thường là do đàm thấp trọc gây nên, chứng Đàm mê tâm khiếu làm cho bệnh
nhân hôn mê bất tỉnh.
Cho nên bài thuốc Khai khiếu thường chia làm 2 loại:
Lương khai: chữa chứng nhiệt bế.
Ôn khai: chữa chứng hàn bế.

1.Ngưu hoàng thanh tâm đơn
Ngưu hoàng Hoàng liên Chu sa
Uất kim Chi tử còn gia Hoàng cầm
2.An cung ngưu hoàng hoàn

Là bài Ngưu hoàng thanh tâm đơn gia :
« Anh hùng xạ điêu cưỡi tê giác đi trên băng truy tìm trân châu( ngọc
trai) »
( Hùng : hùng hoàng, Xạ : xạ hương, tê giác, Băng : băng phiến, trân
châu, Ngưu hoàng, Hoàng liên, Chu sa, Uất kim, Chi tử, Hoàng cầm )

VII, Thuốc lý khí
Những bài thuốc gồm có các vị cay, nóng, có mùi thơm thường có tác dụng sơ
thông khí cơ, điều chỉnh cơ năng tạng phủ để trị các bệnh về khí gọi là thuốc lý
khí.
Những bệnh về khí bao gồm: khí hư, khí nghịch, khí trệ.
Nếu khí hư thì bổ khí, khí trệ thì hành khí, khí nghịch thì giáng khí.
(Những bài thuốc Bổ khí sẽ đề cập đến ở chương thuốc bổ, trong phần này chỉ
giới thiệu những bài thuốc Hành khí và Giáng khí).
Lúc sử dụng bài thuốc lý khí cần chú ý đến tính hư thực:
-Nếu là chứng thực cần dùng thuốc hành khí vì nếu dùng thuốc bổ thì khí trệ
càng nặng thêm, nếu là hư chứng thì phải dùng thuốc bổ khí. Nếu dùng nhầm
thuốc hành khí thì khí càng hư.
-Trường hợp khí trệ kiêm khí hư thì cần dùng bài thuốc hành khí, trong đó có
gia thuốc bổ khí để có tác dụng điều hòa hư thực.
24


Trương Dũng-K8A

Ngoài ra thuốc bổ khí để sơ thông khí cơ, cho nên để phát huy tác dụng của các
loại thuốc khác cũng thường kèm thuốc lý khí. Ví dụ dùng thuốc hóa đàm,
thuốc lợi thủy, trừ thấp, hoạt huyết đều thường hay dùng thuốc lý khí kèm theo
ít nhiều tùy tình hình bệnh lý.
Tính vị bài thuốc lý khí thường là đắng ôn, cay táo, dễ làm tổn thương khí và

tân dịch. Nên lúc dùng, cần chú ý không dùng kéo dài.

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.
8.
9.

Việt cúc hoàn
Khung Khúc Chi Phụ Truật
( Xuyên khung, Thần khúc, Chi tử, Hương phụ, Thương truật )
Bán hạ hậu phác thang
Bán Linh Hậu Sinh Tô
( Bán hạ, Bạch linh, Hậu phác, Sinh khương, Tô diệp )
Noãn Can tiễn
Đương quy Câu kỷ Tiểu hồi hương
Ô dược Nhục quế và Sinh khương
Trầm hương Phục linh noãn can tiễn
Hành khí giải uất là của phương
Hậu phác ôn trung thang

Là bài Nhị trần thang bỏ Bán hạ, Ô mai gia : Can Mộc Hậu Đậu
( Bạch linh, Trần thảo, Sinh khương, Can khương, Mộc hương, Hậu phác,
Thảo đậu khấu )
Ô dược thang
Ô Mộc Đương Hương Thảo
( Ô dược, Mộc hương, Đương quy, Hương Phụ, Cam thảo)
Ô trầm thang
Ô Trầm Sâm Thảo
( Ô dược, Trầm hương, Nhân sâm, Cam thảo)
Tứ ma thang
Là ô trầm thang thay Cam thảo bằng Tân lang
Đinh hương thị đế thang
Đinh hương Thị đế Sâm Khương
Quất bì trúc nhự thang
Quất bì, Trúc nhự Nhân sâm + bộ 3 Cam thảo, Đại táo, Sinh khương

VIII, Thuốc Lý huyết
Thuốc lý huyết là những bài thuốc gồm những vị thuốc có tác dụng hoạt
huyết khu ứ, hoặc chỉ huyết, có tác dụng tiêu tán huyết ứ, tăng cường huyết
mạch lưu thông hoặc cầm máu, chủ yếu trị những bệnh về huyết.
25


×