Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tiểu luận môn marketing quốc tế phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành xuất khẩu gạo việt nam sang indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.91 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
MÔN MARKETING QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI SỐ 1
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH GẠO VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG INDONESIA.

Lớp Thương Mại – VB2.K14
GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu


Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8/2012

THÀNH VIÊN NHÓM 1
STT

HỌ VÀ TÊN

LỚP

1

Phạm Minh Toàn

TM – VB2.K14

2

Nguyễn Vinh Thái



TM – VB2.K14

3

Đỗ Thị Ngọc Anh

TM – VB2.K14

4

Võ Thị Hồng Anh

TM – VB2.K14

5

Nguyễn Thị Thanh Vân

TM – VB2.K14

ĐÁNH GIÁ

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
NỘI DUNG

NHIỆM VỤ

Mở đầu


Phạm Minh Toàn

1. Tình hình chung ngành lúa gạo Việt nam

Phạm Minh Toàn

2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Indonesia

Nguyễn Vinh Thái

3. Tổng quan thị trường lúa gạo Indonesia

Nguyễn Vinh Thái

4.1. Lý thuyết cạnh tranh bằng mô hình ‘‘kim cương’’ của Michael Porter Đỗ Thị Ngọc Anh
4.2 Phân tích cạnh tranh ngành xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan

Đỗ Thị Ngọc Anh

4.2.1 Yếu tố sản xuất (thâm dụng)
4.2.2 Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ

Võ Thị Hồng Anh

4.2.3 Chiến lược cấu trúc cạnh tranh

Võ Thị Hồng Anh

4.2.4 Yếu tố nhu cầu


Nguyễn Thị Thanh Vân

4.2.5 Yếu tố ngẫu nhiên

Nguyễn Thị Thanh Vân

Kết luận

Nguyễn Thị Thanh Vân

Tổng hợp Word, PowerPoint, ghi đĩa

Phạm Minh Toàn


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................

............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. TÌNH HÌNH CHUNG NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM

2.

1.1. Thực trạng sản xuất lương thực và lúa hàng hóa tại Việt Nam.
1.1.1. Tình hình chung
1.1.2. Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long
1.1.3. Thực trạng chế biến lúa gạo hiện nay

1
1
1
2
3


1.2. Xuất khẩu gạo Việt Nam trong 5 năm trở lại đây

4

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở INDONESIA
2.1. Sản xuất lúa gạo ở Indonesia
2.2. Môi trường trồng lúa ở Indonesia
2.3. Mục tiêu và sang kiến chính phủ về phát triển lúa gạo
2.3.1. Kế hoạch luân chuyển nông dân về vùng đất mới năm 2009

9
9
10
15
16


2.3.2. Mở khu tích hợp thực phẩm Merauke và năng lượng động sản 2009

16

2.3.3. Hệ thống thâm canh lúa (SRI) mở rộng 2011

17

2.3.4. Đề án công ty thương mại Nhà nước sản xuất lúa gạo 2012

17


3. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO INDONESIA
3.1. Sản xuất
3.2. Tiêu thụ
3.3. Nhập khẩu
3.4. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Indonesia

19
19
20
20
21

3.5. Tình hình tiêu thụ gạo trong nước của Indonesia

24

4. PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH…
4.1. Lý thuyết cạnh tranh bằng mô hình ‘‘kim cương’’ của Michael Porter
4.2. Phân tích cạnh tranh ngành xuất khẩu gạo Việt Nam và Thái Lan
4.2.1. Yếu tố sản xuất (thâm dụng)
4.2.2. Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ
4.2.3. Chiến lược cấu trúc cạnh tranh
4.2.4. Yếu tố nhu cầu
4.2.5. Yếu tố ngẫu nhiên

26
26
27
27
31

33
36
39

KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU
Việt Nam và Indonesia, hai nền kinh tế thành viên của khu vực ASEAN, đã có mối
quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ lâu và đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện
trên mọi lĩnh vực theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn, cả trên phương diện song
phương và đa phương. Hai nền kinh tế vốn có nhiều lợi thế so sánh tương đồng như quy
mô dân số, sức mua thị trường. Mỗi nước có những nét đặc trưng có thể bổ sung cho
nhau. Việt Nam có nguồn nguyên liệu dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp và kinh
nghiệm về phát triển nông nghiệp. Ngược lại, Indonesia cũng là thị trường rộng lớn với
nhiều tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác bổ sung cho sự phát triển kinh tế của mình.
Trên nền tảng đó, quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển,
kim ngạch buôn bán hai chiều qua mỗi giai đoạn đều tăng trưởng ấn tượng. 5 tháng đầu


năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 905,6 triệu USD hàng hóa sang Indonesia tăng 8,02%
so với cùng kỳ năm 2011 và nhập khẩu 880,3 triệu USD từ thị trường này.
Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia trong thời gian này là gạo,
sắt thép, điện thoại các loại và linh kiện, cà phê, hàng dệt may… trong đó mặt hàng gạo
chiếm 16,3% tỷ trọng, tương đương với 147,8 triệu USD, giảm 57,15% so với 5 tháng
2011. Tính riêng trong tháng 5, thì Việt Nam đã xuất khẩu 9,5 triệu USD mặt hàng gạo
sang Indonesia.
Nông sản Việt Nam có nhiều tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
Indonesia. Mặc dù Indonesia và Việt Nam có nhiều sản phẩm tương đồng, nhưng do dân
số đông nên nhu cầu tiêu dùng ở Indonesia khá lớn, và vẫn phải nhập khẩu nhiều để đáp
ứng nhu cầu trong nước. Hiện gạo là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong xuất khẩu

của Việt Nam sang Indonesia đạt hơn 1 tỉ đô la Mỹ trong tổng 2.35 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu
của Việt Nam sang nước này trong năm 2011.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm phân tích những lợi thế cạnh tranh của gạo
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Indonesia bằng mô hình kim cương của Michael
Porter. Đồng thời đề xuất những giải pháp và hướng đi mới trong việc xuất khẩu gạo của
Việt Nam trong những năm tiếp theo.


1. TÌNH HÌNH CHUNG NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM
1.1. Thực trạng sản xuất lương thực và lúa hàng hóa tại Việt Nam.
1.1.1. Tình hình chung
Sản xuất lúa gạo đã gắn liền với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và
giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cây lúa có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp và đời sống của người Việt Nam. Hiện nay, sản lượng lúa chiếm trên 90% sản
lượng cây lương thực có hạt, liên quan đến việc làm và thu nhập của khoảng 80% số hộ
nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân
Viêt nam. Vì vậy cây lúa luôn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia của việt nam.
Trong hơn 20 năm qua, sản xuất và kinh doanh lúa gạo của Việt Nam có nhiều cố
gắng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Năng suất và sản lượng lúa đã tăng gấp
khoảng 2 lần, hiện nay năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha một vụ, riêng vụ Đông Xuân,
nhiều nơi ở ĐBSCL và ĐBSH đã đạt 7 tấn/ha. Sản xuất lúa gạo phát triển, đã đưa Việt
Nam từ một nước nhiều năm thiếu lương thực trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2
của thế giới. Trong 22 năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu trên 75 triệu tấn gạo, trị giá 23 tỷ
USD. Thu nhập của người trồng lúa ngày càng được nâng lên. Hiện nay Việt Nam còn cử
chuyên gia đi chia sẻ kinh nghiệm của mình cho nhiều nước châu Á, châu Phi, Mỹ la
tinh… được Chính phủ, nhân dân nước bạn và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và đồng
bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn
thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay

xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia. Ở miền
Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.
Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và
thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở
đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần
nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn
quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ

6


ba. Mặc dù vậy khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng nông sản lớn của cả
nước và toàn cầu.
1.1.2. Sản xuất lúa hàng hoá ở đồng bằng sông Cửu Long.
ĐBSCL là vựa lúa và cũng là vùng nguyên liệu lớn nhất cả nước để phục vụ cho
xuất khẩu lương thực của Việt Nam. Với diện tích khoảng 4 triệu ha, ĐBSCL có 2,65
triệu ha diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp; 300.000 ha sử dụng vào mục
đích lâm nghiệp; 330.000 ha sử dụng vào mục đích khác; diện tích đất chưa khai thác là
670.000 ha.
Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung là Kiên
Giang (583.000 ha), An Giang (520.600 ha), Long An (428.500 ha), Đồng Tháp (447.100
ha). Do thiên nhiên ưu đãi, năng suất lúa trung bình cả năm vùng ĐBSCL vượt năng suất
lúa trung bình toàn quốc (50,6 tạ/ha so với 49,8 tạ/ha).
Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng
vừa xuất 150.000 tấn gạo, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm 2011đến tháng 4
năm 2011 trên 1 triệu tấn; tổng giá trị đạt trên 480 triệu USD. Từ tháng 4 năm 2011 đến
cuối năm, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kế hoạch xuất thêm 4,4 triệu tấn
gạo.
Từ giữa năm 2010 trở lại đây, công tác thông tin, dự báo thị trường lúa gạo tại Đồng
bằng sông Cửu Long nhanh, chính xác hơn. Các địa phương tổ chức tốt việc thu mua

nguyên liệu, chế biến và bảo quản tốt hơn, chất lượng gạo được bảo đảm. Các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo được chấn chỉnh nên tính chuyên nghiệp trong hoạt động được nâng
lên, có trách nhiệm với khâu sản xuất của người nông dân hơn. Năm 2010 diện tích lúa
Đồng bằng song Cửu Long là 3,939.799ha, tăng 104.808ha so năm 2009 (tăng chủ yếu vụ
HT và TĐ); năng suất bình quân 5,47 tấn/ha, tăng 1,28 tạ/ha; sản lượng đạt 21.557,936
tấn, tăng 1.064.957 tấn
Hiện tượng bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người sản xuất, của doanh
nghiệp đã được hạn chế. Số lượng doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh
bảo đảm sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lượng và xây dựng thương hiệu hàng hóa tăng
thêm. Hệ thống thương lái và xay xát bước đầu được tổ chức lại theo hướng gắn kết với
7


các doanh nghiệp xuất khẩu và mua lúa gạo theo giá thị trường, bảo đảm cho người trồng
lúa có lãi từ 30% trở lên.
Đồng bằng sông Cửu Long đang khuyến khích các doanh nghiệp chuyển dần từ
phương thức kinh doanh truyền thống (theo kiểu thu mua, chế biến, phân loại rồi xuất
khẩu) sang hình thức đầu tư kinh doanh xuất khẩu; phối hợp với địa phương và nông dân
để sản xuất lúa chất lượng cao, chủ động đầu ra và bán với giá cao hơn, trong đó phải làm
tốt hai khâu là chất lượng và thương hiệu.
Được biết, nhiều doanh nghiệp chuyên doanh gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long
hiện bị hạn chế về vốn, khả năng bảo quản yếu, thời gian bảo quản ngắn đã gây sức ép lên
các doanh nghiệp trong việc trữ gạo chờ giá lên. Đa số các doanh nghiệp chưa tự tổ chức
được vùng nguyên liệu, còn dựa vào cung cầu thị trường. Nhiều doanh nghiệp thiếu liên
kết với người sản xuất, nhà khoa học và các doanh nghiệp khác để nâng cao chất lượng
sản phẩm và tăng sức cạnh tranh.
1.1.3. Thực trạng chế biến lúa gạo hiện nay.
Việt Nam hiện sản xuất hơn 38 triệu tấn lúa mỗi năm, trong đó dành trên dưới 5
triệu tấn gạo cho xuất khẩu. Tuy vậy, có một nghịch lý là hiện nay hệ thống kho chứa,
công nghệ sản xuất quá lạc hậu, cũ kỹ nên chỉ mang tính tạm thời và công suất chứa chỉ

chừng 2 triệu tấn.
Cơ sở vật chất phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố
không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu hiện nay tuy có đước
trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố chí
ở thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trong khi đó, những vùng và địa phương
có nhiều lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu như An Gianh, Đồng Tháp, Sóc Trăng…lại
không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo xuất khẩu hiện đại. Đầu mối xuất khẩu
gạo tập chung quá lớn ở thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó nguồn gạo là ở Đồng bằng
sông Cửu Long, làm tăng chí phí vận chuyển và chí phí trung gian khác. Vùng Đồng bằng
sông Hồng và Duyên Hải Nam Trung Bộ tuy có thừa lúa gạo nhưng thu gom, chế biến rất
khó khăn nên xuất khẩu không đáng kể. Việc sản xuất lúa ở ĐBSCL đến nay vẫn chủ yếu
dựa vào lao động thủ công khiến tỷ lệ thất thoát lên đến 13-14,6%.
8


Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gạo đều không trang bị máy sấy
lúa mà chỉ một số trang bị máy sấy gạo sau khi được chế biến. Tính toán sơ bộ của Phân
viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, tổng mất mát về khối lượng do
quy trình công nghệ chế biến gạo bất hợp lý đã ở mức từ 5-15%.
“Do thiếu các thiết bị sấy và tồn trữ, thậm chí cả vốn mua lúa, gạo, nên các doanh
nghiệp phải chấp nhận phương án “chặt khúc” công nghệ, làm mất mát nghiêm trọng về
số lượng lẫn chất lượng hạt gạo. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng thiếu chủ động trong
kinh doanh, nhất là khi đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu mà vẫn không đủ lượng lúa
để xay xát và giao đúng hạn”.
Ngay cả Nhà nước và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng chưa có những
chính sách thiết thực và hiệu quả nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ
và mua sắm thiết bị mới để nâng chất lượng hạt gạo chế biến.
1.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
Từ một quốc gia thiếu đói, chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã vươn lên trở
thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tạo ra một lượng thặng dư

ngoại tệ cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hóa cho nhiều ngành
công nghiệp đồng thời, giữ vững an ninh lương thực.
Đến năm 2007, kinh tế Việt Nam mới chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu,
nhưng người nông dân sản xuất gạo Việt Nam đã tham gia thị trường toàn cầu từ trước đó
gần 2 thập niên. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng
trên thị trường gạo thế giới. Giai đoạn 1989-2008, Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng
năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức 5,2 triệu tấn vào năm 2005.
Đặc biệt, năm 2009, Việt Nam có một kỷ lục mới về sản lượng xuất khẩu. Việt Nam
đã ký hợp đồng xuất khẩu được hơn 6,82 triệu tấn gạo. Nếu năm 2008 là năm đánh dấu
mốc kim ngạch xuất khẩu gạo vượt qua con số 2 tỷ USD thì năm 2009 là năm lập kỷ lục
về số lượng gạo xuất khẩu với 6 triệu tấn.
Với thị trường toàn cầu, gạo Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, giữ được
giá xuất khẩu, loại gạo cấp trung bình có khả năng cạnh tranh cao. Việc duy trì các thị
trường truyền thống đóng vai trò nền tảng giúp ngành lúa gạo Việt Nam có thời gian khắc
9


phục khiếm khuyết về giống lúa, chất lượng gạo, tập quán canh tác, sức chứa kho dự trữ,
công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến…
Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế đánh giá công tác điều hành xuất khẩu gạo cũng
đang bộc lộ những tồn tại, yếu kém cần khắc phục như chưa xác định rõ trách nhiệm của
thương nhân xuất khẩu gạo với trách nhiệm bình ổn giá thu mua, buôn bán. Trong tổng số
hơn 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo hiện nay, nhiều doanh nghiệp năng lực yếu
kém, chỉ tham gia xuất khẩu khi thị trường có lợi và mới chỉ làm được “phần ngọn” của
quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất khẩu.
Hiện nay thị trường gạo Việt Nam đang có dấu hiệu thuận lợi, nhưng nhu cầu nhập
khẩu gạo của các nước châu Á, châu Phi chưa rõ ràng. Do đó, Việt Nam cần có hệ thống
dự báo chính xác, nhạy bén; tổ chức tốt hệ thống thu mua, chế biến và bảo quản để bảo
đảm chất lượng gạo; đồng thời mở rộng khả năng chủ động ứng phó diễn biến thị trường;
công tác điều hành xuất khẩu sắp có cơ chế mới phù hợp, chỉnh đốn đội ngũ doanh nghiệp

theo hướng chuyên nghiệp hơn, có trách nhiệm và quan tâm cụ thể đến khâu sản xuất của
người nông dân…
Năm 2007, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lượng gạo cả nước xuất
khẩu đến nay đã đạt mức 4,5 triệu tấn với kim ngạch trị giá 1,5 tỷ USD. Đặc biệt trong
năm này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể và lần đầu tiên ngang giá với
gạo Thái Lan. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, trong bài Xuất khẩu nông sản:
"Bay qua vùng thời tiết xấu”, năm 2008 xuất khẩu gạo đạt 4,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,9
tỉ đô la Mỹ (tính ra, giá bán bình quân 617,02 đô la Mỹ/tấn).
Năm 2009, thị trường hàng hoá thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, trong đó có lúa gạo. Dưới sự điều hành xuất
khẩu linh hoạt của Chính phủ, năm qua, cả nước đã xuất khẩu được 6,052 triệu tấn gạo,
kim ngạch XK gần 2,7 tỉ USD, đây là năm có số lượng xuất khẩu nhiều nhất từ trước đến
nay; trong đó chủng loại gạo cao cấp chiếm đến 40, 25%. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 2,463
tỉ USD (giá FOB); về số lượng tăng 29,35% so năm 2008. Đặc biệt, tỷ lệ gạo cao cấp XK
đã đạt 50% (những năm trước chỉ khoảng 34%). Như vậy, mặc dù năm 2009 xuất khẩu

10


nhiều hơn năm 2008 đến 1,352 triệu tấn gạo, nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm 200.000
đô la Mỹ, giá bán giảm 183,69 đô la Mỹ/tấn.
Theo Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam, năm 2010, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt
6,754 triệu tấn, trị giá FOB 2,912 tỉ USD, trị giá CIF 3,165 tỉ USD. Giá xuất khẩu bình
quân đạt 431,09 USD/tấn FOB, tăng 5,88% so với cùng kỳ. Năm 2010 là năm cân đối
xuất khẩu gạo tương đối sát nhất so với những năm trước, tồn kho chuyển sang năm 2011
gần 840.000 tấn.
Trong số này, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Á chiếm cao nhất (61,29%),
thị trường châu Phi đứng thứ hai (24,19%), thứ ba là châu Mỹ (6,45%)…Theo Hiệp Hội
Lương Thực Việt Nam, tính đến cuối tháng 4, Việt Nam xuất khẩu 2,5 triệu tấn gạo với
tổng trị giá 1,91 tỷ USD.

Mùa vụ 2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37
triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010. Với sản lượng này, Việt Nam tiếp
tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan. Theo tổ chức USDA, dự
báo mùa vụ 2011/2012, Việt Nam vẫn duy trì mức xuất khẩu gạo khoảng 7 triệu tấn.
Trong khi đó, bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, nhu cầu tại các thị trường truyền
thống lại giảm, cụ thể là tại Philippines, Indonesia, Malaysia và Bangladesh .
Xuất khẩu gạo của Việt Nam từ mùa vụ 2005 đến mùa vụ 2011 (đơn vị: nghìn tấn)

11


Nguồn: Nguồn thông tin thương mại, tính toán của USDA.
Trong hai mùa vụ 2007 và 2008, Indonesia chỉ nhập khẩu một lượng gạo nhỏ từ Việt
Nam, thì đến mùa vụ 2009/2010, nước này đã tăng lượng nhập khẩu gạo lên 1,5 triệu tấn
do lượng gạo dự trữ trong nước bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tình trạng mất mùa. Điều
này đã đưa Indonesia thành quốc gia nhập khẩu nhiều gạo nhất của nước ta trong mùa vụ
2010/2011. Tiếp theo là Philippines với 829 nghìn tấn, giảm so với mức 1,57 triệu tấn
trong mùa vụ 2009/2010.
Tình hình xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc trong tháng 3/2012, với mức tăng 34,54%
về lượng và tăng 26,81% về kim ngạch so với tháng 2; đưa tổng lượng gạo xuất khẩu cả
quí I lên 1,31 triệu tấn, tương đương 644,14 triệu USD (so với cùng kỳ vẫn bị giảm mạnh
32,28% về lượng và giảm 33,64% về kim ngạch).
Xuất khẩu gạo sang Indonesia trong tháng 3 mặc dù bị sụt giảm mạnh gần 55% cả
về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó, nhưng cộng chung cả quí I vẫn dẫn đầu thị
trường với 239.073 tấn, tương đương 130,04 triệu USD (chiếm 18,29% về lượng và
chiếm 20,19% kim ngạch); so với cùng kỳ vẫn giảm 65,09% về lượng và giảm 62,09% về
kim ngạch.

12



Trong tháng 05/2012, lượng gạo xuất khẩu đạt 737 nghìn tấn, giảm 15,5% so với
tháng trước. Tính đến hết tháng 5/2012 lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt
2,93 triệu tấn, giảm 12,9% và kim ngạch là 1,36 tỷ USD giảm 17,9% so với cùng kỳ năm
2011.
Lượng, trị giá xuất khẩu gạo 5 tháng/2012 so với 5 tháng/2011
13


Nguồn: Tổng cục Hải quan
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở INDONESIA
2.1. Sản xuất lúa gạo ở Indonesia
Indonesia đứng thứ 3 trên thế giới về tổng sản lượng lúa, nhưng cũng là nước nhập
khẩu gạo lớn thứ 7 trên thế giới trong vòng 5 năm qua - trung bình nhập hơn 1,1 triệu tấn
gạo mỗi năm. Trong số các quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới chỉ có
Philippines và Indonesia cũng được xếp hạng trong top ten của tất cả các nước nhập khẩu
gạo. Do sự thiếu hụt trầm kha về sản xuất lúa gạo, an ninh lương thực và mưu cầu tự cung
tự cấp gạo quốc gia đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của Chính phủ Indonesia. Gạo là
lương thực chính của đất nước, Indonesia có mức tiêu thụ gạo trên đầu người đứng hàng
thứ 7 trên thế giới, khoảng 139 kg trên đầu người/tháng.
Chính phủ Indonesia ước tính rằng người dân dùng gạo cung cấp khoảng 40-50%
nhu cầu lượng calo hàng ngày và yêu cầu lượng protein tương ứng. Đối với đất nước này
có 248 triệu dân (The World Factbook), tình trạng cung cấp gạo liên quan đến an ninh
lương thực của nước này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tổng số gạo tiêu thụ đã
được tăng nhanh hơn so với sản xuất, nhưng tốc độ tăng trưởng diện tích trồng lúa quốc
gia và năng suất đã khựng lại.
Sự mất cân bằng này dẫn đến giá cả lương thực ngày càng tăng trong nước nhất là
14



những thời điểm giáp hạt hoặc bị thiên tai mất mùa. Người dân Indonesia luôn phải chịu
chi phí giá gạo cao vì không có nguồn lương thực khác trong nước thay thế mà phải nhập
khẩu.
Thực tế sản xuất lúa gạo của Indonesia đã trì trệ trong suốt 5 năm qua khi khí hậu
biến đổi ảnh hưởng đến lượng mưa hàng năm và hàng loạt các thiên tai như hạn hán, ngập
lụt, giông bão, núi lửa và sóng thần luôn luôn đe dọa đấn sản xuất. Biến đổi khí hậu là
mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ Indonesia.
Để thực hiện những xu hướng cơ bản, cơ quan Chính phủ đã công bố các sáng kiến
chương trình mới trong năm 2011 để tạo ra thặng dư 10 triệu tấn gạo (xay) vào năm
2015. Tuy nhiên, ngành công nghiệp không dễ dàng tăng tốc nhanh chóng để trang bị các
phương tiện cơ giới hóa phục vụ các trang trại còn lạc hậu hiện nay và vì vậy phải tốn
ngoại tệ nhập khẩu phương tiện cơ giới hóa ngành nông nghiệp và do sức mua giới hạn
của người nông dân nên việc cải tiến kỷ thuật trong trang trại còn tiếp tục trì trệ.
2.2 Môi trường trồng lúa ở Indonesia
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở Indonesia ngày nay, với diện tích gieo trồng
ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ là 12,2 triệu ha vào năm 2011, chiếm 30% tổng diện
tích đất nông nghiệp. Cả nước có khoảng 77% số hộ nông dân có trồng lúa (khoảng 25,9
triệu hộ), thu nhập từ cây lúa giải quyết cơ bản nhu cầu đời sống hàng ngày.
Kích thước trung bình của trang trại là rất nhỏ dưới 1 ha, với phần lớn nông dân
canh tác ruộng đất từ 0,1 - 0,5 ha. Sản xuất lúa chủ yếu tập trung trên các đảo Java và
Sumatra, với gần 60% tổng sản lượng lúa được sản xuất từ đảo Java. Đồng thời, Java là
đảo đông dân nhất trên thế giới và gần 60% dân số của quốc gia (khoảng 143,8 triệu
dân). Với dân số tập trung cao, có cường độ cạnh tranh và tạo áp lực bốc lột đất nhằm
mục đích sản xuất lương thực. Do dó Java cũng là trọng tâm của nỗ lực nghiên cứu và
phát triển cây lúa ở Indonesia như tìm kiếm các bước đột phá tiếp theo trong các giống
năng suất cao và hệ thống canh tác được cải thiện.
Lúa được trồng ở cả đồng bằng và miền núi ở Indonesia, với các ruộng lúa ở vùng
cao chủ yếu dựa vào nước trời và ít dùng phân bón hóa học. Vùng đồng bằng lúa có tưới
chiếm khoảng 90% tổng diện tích trồng lúa quốc gia và chiếm 94% tổng sản lượng. Kết
quả là, năng suất lúa vùng được tưới tiêu cao hơn khoảng 60% so với năng suất vùng cao

15


lệ thuộc nước trời.Vùng đồng bằng trồng lúa tập trung nhiều ở Java, nhưng cũng phổ biến
trên các đảo Sumatra và Sulawesi –cả ba 3 hòn đảo này góp khoảng 89% tổng sản lượng
gạo quốc gia.
Ngoài ra còn có một lượng nhỏ lúa được trồng trên các đảo bên ngoài theo một hệ
thống canh tác truyền thống. Với cách canh tác quảng canh này chủ yếu với nông dân sản
xuất nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, những người đang thiết lập một trang trại trồng hỗn hợp
của cây cao su và cây lương thực. Cây lúa được trồng xen trong các vườn cao su mới
trồng hoặc vườn cao su già cổi đã bị đốn hạ. Ở đây nông dân thường trồng xen lúa nương
và ngô trong vườn cao su để tự túc lương thực.

Ruộng lúa lệ thuộc nước trời ở Indonesia
Thuỷ lợi là nền tảng cho hệ thống canh tác lúa ổn định cho năng suất cao trên toàn
thế giới, và Indonesia không là ngoại lệ. Độ chắc chắn của sản xuất lúa gạo hàng năm
được tăng cường rất nhiều thông qua kiểm soát gia tăng qua thời gian và khối lượng nước
được sẵn có để cây lúa cần trong thời gian phát triển của nó. Nông dân đã thiết kế hệ
thống địa phương từ thời cổ đại, chuyển nước từ sông, suối cho đất canh tác gần đó.
Những công trình này ngày càng được cải thiện cho thích nghi với cây lúa cải tiến hiện
nay.
Đến năm 1960 đã được báo cáo rằng khoảng 60% các hệ thống thủy lợi của đất
16


nước đã xuống cấp, phát huy hiệu quả kém. Chương trình Chính phủ chủ yếu để phục hồi
cơ sở hạ tầng thuỷ lợi hiện có và xây dựng đề án bổ sung đã bắt đầu vào năm 1969. Trong
thời gian 40 năm sau Indonesia dần dần mở rộng năng lực tưới tiêu cho cây trồng hàng
năm, với tổng diện tích tưới tiêu chủ động tăng khoảng 3,25 triệu ha hay 77%. Tổng diện
tích lúa trong nước tăng cùng với việc mở rộng trong các hệ thống thuỷ lợi, tăng 4,0 triệu

ha hay 49% từ 1970-2011. Quốc gia sản xuất lúa (thô), được hưởng lợi từ cả hai nguồn
cung cấp thủy lợi tăng cường và áp dụng rộng rãi các giống năng suất cao hiện đại, tăng
39,4 triệu tấn (203%). Gạo xay sản xuất tăng 24,2 triệu tấn (184%).
Người ta ước tính rằng 40-50% của tất cả các hệ thống thủy lợi trên phạm vi toàn
quốc hiện đang xuống cấp, gây hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, tốc độ
tăng trưởng của phát triển hệ thống thủy lợi mới cũng chậm lại so với thập kỷ trước, như
ngân sách của Chính phủ chủ yếu nhắm mục tiêu đến các chương trình trợ cấp lớn cho
mùa màng cho phân bón và hạt giống. Kết quả là, bỏ quên đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng
thủy lợi và phát triển sẽ áp đặt những trở ngại nghiêm trọng tiềm năng trong tương lai cho
sự tăng trưởng sản xuất lúa gạo ở Indonesia.
Theo Bộ Công trình công cộng Indonesia trong năm 2012, khoảng 84% tổng diện
tích lúa ở Indonesia được tưới tiêu, trong khi 16% còn lại phụ thuộc vào lượng nước mưa.
Lúa được trồng quanh năm, với một số nông dân có thể trồng 3 vụ trong một khoảng thời
gian 12 tháng. Phổ biến hơn là trồng trồng 2 vụ lúa mỗi năm, với chu kỳ cây trồng theo
mùa điển hình hoặc quay vòng trồng lúa, bỏ hoang hoặc luân canh các loại cây trồng thay
lúa gạo (như ngô, đậu tương, đậu phộng).
FAO ước tính rằng khoảng 70% tổng diện tích lúa vùng đồng bằng sản xuất 2 vụ lúa
mỗi năm. Khoảng 60% tổng sản lượng được sản xuất trong vụ đầu tiên trong mùa mưa
(tháng ba), trong khi 2 vụ nhỏ hơn trồng trong mùa khô.

17


Ruộng lúa chủ động tưới tiêu ở Indonesia

Theo cơ sở dữ liệu quốc gia của FAO - AQUASTAT, phần lớn lúa gieo trong tất cả
3 mùa được tưới tiêu hoặc từ đề án kỹ thuật lớn do chính phủ quản lý, hệ thống khu vực
quản lý của chính quyền địa phương, hoặc các hệ thống cấp độ cộng đồng hoạt động do
nông dân tự quản. Hạn hán trầm trọng không phải là phổ biến, nhưng có thể trở thành một
vấn đề trong chu trình thời tiết El Nino. Nghiêm trọng cuối cùng của El Nino xảy ra vào

năm 1997, khiến năng suất cây trồng giảm khoảng 5%. Nông dân thường có sự linh hoạt
đáng kể để gieo các loại giống lúa khác nhau để tránh né thiệt hại do các trận mưa dầm
cuối vụ để bảo đảm phẩm chất hạt gạo.

18


Diện tích và sản lượng lúa ở Indonesia
Một loạt các phát triển rất có lợi từ 1960-2000 đã giúp Indonesia triệt để tăng khả
năng sản xuất lúa gạo trong khoảng thời gian của gia tăng dân số rất nhanh chóng. Những
phát triển này đảm bảo rằng sản xuất lúa gạo quốc gia về cơ bản theo kịp với nhu cầu tiêu
thụ gạo trong nước tăng nhanh, đảm bảo an ninh lương thực cơ bản của đất nước trong
khi cũng làm giảm yêu cầu đối với hàng nhập khẩu. Thời kỳ này kéo dài sự tăng trưởng
nhanh chóng trong cả hai vụ lúa và năng suất trùng hợp với "cuộc cách mạng xanh", trong
đó các giống mới năng suất cao đã được phát triển cùng với hệ thống canh tác được cải
thiện đáng kể về năng xuất lúa.
Tổng diện tích lúa của Indonesia tăng khoảng 5,25 triệu ha hay 76% từ năm 1961
dến 2010, chủ yếu qua việc mở rộng dần dần diện tích và năng xuất trên 3 hòn đảo Java,
Sumatra, và Sulawesi. Sự phát triển của hệ thống thuỷ lợi mới, bao gồm một sự gia tăng
mạnh việc xây dựng các hồ chứa nước lớn, cho phép nhiều khu vực tăng cường chu kỳ
canh tác lúa và thu hoạch nhiều vụ trong năm thay vì chỉ trồng một vụ như trức kia.
Đến năm 2011, hơn 50% tổng diện tích lúa thường được trồng trong mùa khô (vụ
thứ 2 và 3), một kỳ công mà trước kia không thể có được khi chưa có những công trình
phát triển cơ sở hạ tầng lớn của quốc gia.
19


Các nhà nghiên cứu cây trồng Indonesia cũng đã đóng góp nhiều thập kỷ tăng
trưởng nhanh chóng bằng cách phát triển và phát hành 190 giống lúa năng suất cao
(HYV) cho đất ngập nước và 30 giống lúa năng suất cao cho vùng đất khô hạn, thay thế

các giống lúa mùa địa phương kể từ cuối những năm 1960s. Công trình tiên phong của họ
trong việc chọn lọc các giống lúa cải tiến cho phép quốc gia tăng năng suất hơn gấp đôi
trong năm 2010 so với thập kỷ 1960s (khoảng 135%).
Nông dân Indonesia đã khá chủ động trong việc áp dụng giống mới, với khoảng
85% nông dân trồng giống lúa cao sản (HYV).Tuy nhiên, giống IR 64 được phát hành
trong cuối thập kỷ 1960s vẩn còn chiếm khoảng 31% diện tích lúa quốc gia trong năm
2011 do tính thích nghi và chất lượng gạo của nó được ưa chuộng.
Giống lúa cao sản phổ biến thứ hai là giống Ciherang, hiện đang chiếm 22% tổng
diện tích gieo và lần đầu tiên được phát hành vào năm 2000. Đây là loạt đầu tiên trong
nhiều thập kỷ thành công bắt đầu chuyển dịch diện tích giống lúa cạnh tranh với giống
IR-64.
Nhìn chung, tiêu thụ và sử dụng phân bón Indonesia cũng tăng vọt trong thời gian
gần đây, giúp nông dân tăng đáng kể năng suất cây lúa với cả hai giống lúa nêu trên. Cần
lưu ý rằng phải mất nhiều năm mới được giới thiệu giống HYV như IR-64 được nông dân
chấp nhận để gieo trồng với diện tích lớn.
Trong những năm từ 1960-1980, phần lớn diện tích lúa quốc gia vẫn sẽ được dành
cho các giống lúa mùa truyền thống, chứ không phải là giống lúa cải tiến HYV và dùng
giống mới cải thiện đáng kể năng suất tổng thể trong suốt 2 thập kỷ và là một bằng chứng
sử dụng phân bón tăng cao trong cả nước. Dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Phân bón
Quốc tế (IFA) cho thấy tổng số quốc gia tiêu thụ phân bón tăng từ 144.000 tấn năm 1961
lên 4,47 triệu tấn trong năm 2009, tăng 3.000%.
FAO đã ghi nhận rằng khoảng 52% phân bón tiêu thụ ở Indonesia được dùng cho
các vụ lúa, còn lại sử dụng trên bắp, cọ dầu, cây rau và trái cây. Họ cũng lưu ý rằng sự
tăng trưởng mạnh mẽ trong việc tiêu thụ phân bón tổng thể giữa năm 1970 và 1990 đã
trực tiếp thúc đẩy bởi chính sách của Chính phủ và các chương trình hướng dẫn theo
hướng tăng sản xuất lúa gạo.
Chính phủ Indonesia đã tích cực tài trợ việc tạo ra một ngành công nghiệp phân bón
20



trong nước để đảm bảo cung cấp đầy đủ, trợ cấp chi phí phân bón cho nông dân, và phát
triển các dịch vụ cây trồng quốc gia mở rộng để cung cấp tiếp cận cộng đồng cho người
trồng không quen thuộc với các giống mới. Sau năm 1990, tỷ lệ tiêu thụ phân bón đình trệ
khi Chính phủ giảm đáng kể cả trợ cấp phân bón và các dịch vụ khuyến nông thôn. Sự kết
hợp của chính sách và thay đổi mục tiêu ngân sách của nông nghiệp trong một thời gian
kéo dài của tình trạng làm trì trệ sản lượng lúa (1987-2000) và các vấn đề an ninh lương
thực, với mức độ cao bất thường nhập khẩu gạo từ 1994-2002. Một sự thay đổi trong
chính sách của Chính phủ khôi phục lại các khoản trợ cấp phân bón đáng kể trong năm
2002, tuy nhiên, đảo ngược xu hướng này một lần nữa và cho phép tăng trưởng hơn nữa
trong năng suất lúa quốc gia.
Mặc dù tất cả các tiến trình lịch sử, quan sát hiện tại của lúa gạo Indonesia là chậm
tốc độ tăng trưởng diện tích và năng suất lúa trong nước. Năng suất cây trồng tăng trưởng
trung bình gần 4% mỗi năm từ năm 1960 và 1989, nhưng kể từ đó đã giảm xuống còn
khoảng 0,5% mỗi năm từ năm 1990 đến năm 2010. Tương tự như vậy, sau khi khu vực
trồng lúa mở rộng tại một tỷ lệ 138.000 ha một năm từ 1960-1998 (tỷ lệ tăng trưởng 2%),
nó làm chậm lại tốc độ trung bình là 9.000 ha một năm (tăng ít hơn 0,1% mỗi năm) giữa
1999-2010.
2.3. Mục tiêu và sáng kiến Chính phủ về phát triển lúa gạo
Chính phủ Indonesia đang phải vật lộn với vấn đề an ninh lương thực bằng cách ban
hành chính sách hy vọng sẽ thúc đẩy sự gia tăng đáng kể trong sản xuất cây lương thực và
khuyến khích tiêu thụ lớn của loại cây lương thực thực phẩm ngoài gạo như sắn và ngô.
Cho đến nay chưa có bằng chứng kết luận rằng giải pháp của Chính Phủ có tác
dụng. Trong một Diễn đàn tháng 2 năm 2012 về an ninh lương thực tổ chức tại Jakarta,
khi Tổng thống nhắc lại công khai rằng nước này sẽ tiếp tục dễ bị khủng hoảng lương
thực trong tương lai miễn là họ phụ thuộc quá nhiều vào gạo là lương thực quốc gia. Nói
cách khác, Indonesia không có thể tự cung tự cấp gạo và cần phải đa dạng hóa chế độ ăn
uống bao gồm nhiều nguồn hạt lương thực không truyền thống. Thật không may, điều này
báo hiệu rằng Chính phủ hoặc là không tin rằng có thể phát triển đầy đủ trong lĩnh vực lúa
gạo, hoặc là không quan tâm bố trí đủ nguồn lực tài chính dài hạn để thực hiện nó.
21



Liên quan đến những vấn đề này, những gì chính phủ đề xuất? Một vài trong số các
sáng kiến chính được nêu dưới đây:
2.3.1. Kế hoạch luân chuyển nông dân về vùng đất mới năm 2009
Trong tháng 11/2009 mới được bổ nhiệm Bộ trưởng Nông nghiệp thông báo rằng
một ưu tiên quan trọng của của mình trong 100 ngày đầu tiên là làm sống lại kế hoạch
luân chuyển nông dân của thời tổng thống Suharto, trong đó một số lượng lớn của nông
dân từ Java sẽ được cung cấp đất ở các đảo bên ngoài để trồng lúa. Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp chỉ đạo các Cơ quan Đất đai Quốc gia (BPN) để tìm cách làm cho càng nhiều càng
tốt biến 6,0 triệu ha đất phù hợp cho nông dân trồng lúa. Hiện đã không có kế hoạch cụ
thể phát triển, đất có sẵn như là năm 2012.
2.3.2. Mở khu tích hợp thực phẩm Merauke và năng lượng động sản (MIFEE)
2009
Chính phủ đang nhắm mục tiêu một phần từ xa của tỉnh Papua (Merauke Regency)
cho quy mô thương mại lớn vườn cây nông nghiệp, bao gồm lúa, ngô, lúa miến, mía, dầu
cọ, gỗ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và cá. Đề xuất ban đầu từ 1,2 - 2,5 triệu ha đất sẽ được
phân bổ cho các công ty thương mại sản xuất cây trồng, lương thực và năng lượng với
một kích thước trang trại tối thiểu 12 ha. Cơ giới hóa thương mại trồng lúa gần 300.000
ha đã được lên kế hoạch. Mặt hàng lương thực như gạo sản xuất trong Merauke không
được phép xuất khẩu cho đến khi Chính phủ xác định nhu cầu trong nước đã được đáp
ứng đầy đủ. Một nghiên cứu đất đai phù hợp đã được hoàn thành trong năm 2008, nhưng
năm 2010 chỉ có 500 ha trồng lúa đã được phát triển.
2.3.3. Hệ thống thâm canh lúa (SRI) mở rộng 2011
Bộ Nông nghiệp dự định tăng diện tích cây trồng và Quản lý chương trình tài
nguyên (ICM) từ 100.000 ha năm 2011 để 1,5 triệu vào năm 2015. Điều này có nghĩa mở
rộng chương trình từ 250.000 người trồng tham gia ước tính năm 2011 lên 3,75 triệu vào
năm 2015. Các chương trình hệ thống canh tác lúa ICM chi phí thấp hơn mới được gọi là
SRI với quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để làm tăng đáng kể sản lượng lúa. Canh tác lúa
theo kỹ thuật SRI thường sử dụng hạt giống, nước, và phân bón để tăng 20-40% sản

lượng cây trồng cao hơn trung bình. Chương trình ICM dựa chủ yếu vào hỗ trợ nông học
22


và quản lý dịch hại chuyên dụng và giáo dục từ một số giới hạn các cán bộ khuyến nông
có trình độ cây trồng. Vấn đề nghiêm trọng ở cấp độ trang trại đã phát sinh trong những
năm qua là những người trồng cố gắng để thích ứng với kỹ thuật canh tác mới này. Nước
khó khăn và các vấn đề quản lý dịch hại có thể phát sinh, giảm năng suất và loại bỏ các
lợi ích của hệ thống được cải thiện. Nông dân áp dụng các kỹ thuật này được dự kiến sẽ
chậm hơn dự tính, do thiếu cán bộ khuyến nông có trình độ và hiểu biết trong thời gian
ngắn để phục vụ đông đảo lực lượng nông dân thực hiện theo chương trình củ Chính phủ
ở Indonesia.
2.3.4. Đề án công ty thương mại Nhà nước sản xuất lúa gạo 2012
Trong tháng 1/2012 Chính phủ đã công bố kế hoạch chi tiêu 998 triệu USD để tạo ra
100.000 ha ruộng lúa mới trong tỉnh Đông Kalimantan, Với phần mở rộng có thể có đến
300.000 ha, nếu dự án ban đầu thành công. Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước báo cáo
rằng 3 công ty thuộc sở hữu nhà nước chuyên về dầu cọ và sản xuất phân bón được dự
kiến sẽ huy động đủ vốn để chuyển đổi đất sản xuất lên 1,0 triệu tấn gạo vào năm 2013,
với tiềm năng mở rộng là 6,0 triệu tấn mỗi năm sau đó. Đây là một phần mục tiêu của
Chính phủ trung ương tạo ra thặng dư gạo quốc gia 10,0 triệu tấn vào năm 2015.
Bộ Bộ trưởng tiếp tục xây dựng các doanh nghiệp nhà nước cần thiết để kiểm soát
sản xuất lúa gạo bởi vì chính quyền địa phương trên Java và Sumatra không thể và không
muốn tăng sản lượng của họ, một phần do hạn chế tài trợ. Một nghiên cứu tính khả thi đất
đã được hoàn thành và cũng không có bất kỳ phát triển cơ sở hạ tầng trước các thông
báo. Nếu không có một ha đất nông nghiệp duy nhất được cấp phép hoặc chuyển đổi đất
trồng lúa (hầu hết các khu vực mục tiêu là vùng đất rừng) của tháng 3/2012, dự kiến 1.0
triệu tấn gạo sẽ được sản xuất vào năm 2013 - và gần 15,4 triệu tấn tăng theo yêu cầu của
năm 2014 để đât sản xuất thặng dư 10,0 triệu tấn gạo xay vào năm 2015.
Kết luận
Ngành nông nghiệp Indonesia báo cáo sử dụng trên 40% lực lượng lao động quốc

gia trong khi đóng góp khoảng 17% GDP. Đây là một trong những trụ cột của nền kinh tế
của đất nước. Ngân hàng Thế giới báo cáo rằng chi tiêu Chính phủ dành cho nông nghiệp
đã được tăng khoảng 11% mỗi năm kể từ năm 2001, với thị phần của tổng chi tiêu Chính
phủ tăng gấp đôi từ 3 đến 6% vào năm 2008. Trợ cấp nông nghiệp chiếm khoảng 60%
23


ngân sách hàng năm của Bộ Nông nghiệp, trợ cấp phân bón là chi tiêu lớn nhất. Tuy
nhiên, mặc dù mô hình này đầu tư mạnh mẽ phát triển khu vực công, chi phí trong nông
nghiệp trong thập kỷ qua, hầu hết sản lượng cây trồng thực phẩm đang đình trệ
ở Indonesia.
Một loạt các vấn đề nghiêm trọng và phần nào khó chữa liên quan đến dự kiến sẽ
hạn chế tốc độ tăng trưởng sản xuất gạo trong tương lai Indonesia, bao gồm:
1-Dân số ngày càng tăng, phần lớn thất học, nông dân nghèo ở nông thôn với nguồn
vốn thấp.
2-Áp lực dân số cao trên mỗi ha đất có sẵn trong khu vực lúa phát triển.
3-Giới hạn trong cơ hội việc làm phi nông nghiệp để tích lũy vốn.
4 Xu hướng suy giảm trong mô hình trang trại trung bình - nhỏ và nhận được ít lợi
nhuận hơn do thực hành theo kiểu truyền thống.
5-Phải mất trung bình hàng năm khoảng 100.000 ha do đất trồng lúa bị chuyển đổi
để sử dụng phi nông nghiệp (thương mại, công nghiệp, đô thị).
6- Giống lúa từ nhựng năm 1960s vẫn còn chiếm ưu thế với 31% tổng diện tích lúa
gieo trồng một giống, và sự hấp thu chậm với giống mới HYV.
7-Phần lớn ngân sách của Chính phủ trong nông nghiệp được phân bổ trợ cấp phân
bón và hạt giống mặc dù có lợi nhuận cao năng suất cây trồng.
8-Ngân sách cực thấp từ các cấp chính quyền Trung ương và cấp Tỉnh để phát triển
cơ sở hạ tầng thủy lợi, sửa chữa.
9-Số lượng cán bộ có trình độ cao để mở rộng cây trồng hạn chế để đào tạo và quản
lý dịch hại.
10-Thiếu khuyến khích của Chính phủ trong thực hiện các chương trình chính trong

nông nghiệp, bao gồm cả phần mở rộng cây trồng ở cấp tỉnh và địa phương.
Như đã nêu ở trên, sự kết hợp của tình trạng trì trệ diện tích cây trồng và sản lượng
tạiIndonesia có khả năng phá hoại bất kỳ hy vọng nào của đất nước trong tương lai gần để
đạt được tự túc về gạo. Tăng dân số, ước tính ở mức 1,47% trong năm 2010 (BPS), hiện
đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của sản xuất lúa gạo trong nước - suy luận rằng
quy mô nhập khẩu hàng năm sẽ phát triển cho đến khi đất nước có thể làm sống lại ngành
sản xuất lúa gạo. Tăng trưởng khu vực bị ảnh hưởng bởi lịch sử Chính phủ đầu tư thấp
24


trong phục hồi chức năng cơ sở hạ tầng thủy lợi và phát triển, trong khi sản lượng bị hạn
chế bởi sự hấp thu thường chậm các giống mới HYV và nông dân thiếu vốn (nghèo đói
chung) tính theo bình quân.
Ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, những tiến bộ dễ dàng trong sản xuất cây trồng tăng
trưởng đã đạt được nhờ phần lớn vào việc giới thiệu các giống cải tiến, phân bón tăng lên,
và tiếp cận nhiều hơn với chủ động tưới tiêu. Nhen lại ngọn lửa tăng trưởng trong lĩnh
vực lúa gạo của Indonesia trong những năm tới có thể yêu cầu đầu tư lớn hơn nhiều, giáo
dục, và phát triển hơn, Chính phủ cần đầu tư nhiều ngân sách hơn để hỗ trợ.
Trong bất kỳ trường hợp nào, các tiềm năng tự cung tự cấp gạo trong thập kỷ tới có
vẻ như ngày càng khó khăn nếu không có kế sách và quyết tâm để đạt được.
3. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG LÚA GẠO INDONESIA
(VINANET) – Chính phủ Indonesia đang cố gắng hạn chế tiêu thụ gạo và đẩy tăng
sản lượng, nhằm đạt mục tiêu tự cung từ cấp loại lương thực chủ chốt này, tránh phải
nhập khẩu nhiều.
3.1 Sản xuất
Những khu vực sản xuất chính ở Java, phía bắc Sumatra và Nam Sulawesi, nơi nông
dân có thể trồng lúa 3 vụ mỗi năm, hoặc 5 vụ trong 2 năm.Trước đây Indonesia tự cung tự
cấp gạo (năm 1984). Từ chỗ là nước nhập khẩu triền miên những năm 1970, nước này
hiện là nước sản xuất lúa gạo lớn thứ 3 thế giới.
Indonesia dự kiến sản lượng thóc sẽ đạt 67,8 triệu tấn trong năm nay, thấp hơn mục

tiêu 72 triệu tấn, do thời tiết ẩm ướt và sâu bệnh. Sản lượng dù vậy vẫn sẽ tăng so với
65,39 triệu tấn năm 2011. Theo cơ quan thống kê Indonesia, diện tích trồng lúa năm 2011
là 13,2 triệu ha.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đề ra kết hoạch tham vọng là
có dư 10 triệu tấn lúa vào năm 2014 đẻ ngăn ngừa khả năng lạm phát.
3.2. Tiêu thụ
Tiêu thụ gạo ở Indonesia trung bình trên 139 kg/người/năm, nằm trong số những
nước có mức tiêu thụ trung bình người cao nhất thế giới, theo thống kê của Viện Nghiên
cứu Gạo Quốc tế (IRRI).
25


×