Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận môn quản trị xuất nhập khẩu chứng nhận xuất xứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 17 trang )

1

1. Trịnh Nguyễn Trường Thắng
2. Nguyễn Công Danh
3. Trần Thị Trang
4. Bùi Thị Thu Trang
5. Bao Nguyệt Minh Thư
6. Nguyễn Hữu Nhựt
7. Nguyễn Thị Hoàng Anh
8. Nguyễn Thị Bích Hiền
9. Nguyễn Thị Xuân Nhựt
GVHD: TS. Bùi Thanh Tráng
I. QUY ÐỊNH XUẤT XỨ
1. Các khái niệm và từ viết tắt.
*Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc
nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có
nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
*Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thoả
thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
*Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa
ngoài quy định tại khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp
thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ,
hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
*Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ
xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ
nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.
* Xuất xứ thuần túy:
Trích nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006: Điều 7. Xác định hàng hoá có xuất xứ
thuần tuý
Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này được công nhận có
xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp sau:


1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ đó.


2

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.
4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn
bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản
4 tại Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc
gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với
vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được
đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó.
8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại
khoản 7 Điều này được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của
quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
9. Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được
những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể
vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.
10. Các hàng hoá có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản
9 Điều này ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
(*) Các nước khác quy định tương tự, trừ:
1- Theo quy định xuất xứ GSP của EU : tàu thuyền của Việt Nam và tàu chế biến của
Việt Nam sẽ áp dụng chỉ đối với các tàu thuyền và tàu chế biến mà:
- được đăng ký ở Việt Nam.

- hoạt động dưới quốc kỳ Việt Nam.
- có ít nhất 50% sở hữu là được sở hữu bởi công dân Việt Nam hoặc bởi một công ty có
trụ sở chính đặt tại Việt Nam, mà công ty này có giám đốc hay các giám đốc, chủ tịch hội
đồng quản trị hay hội đồng giám sát, và đa số thành viên của các hội đồng ấy là công dân
của Việt Nam và, thêm nữa, trong trường hợp các công ty có ít nhất nửa số vốn thuộc về
Việt Nam hoặc tổ chức xã hội hay công dân của Việt Nam,
- có thuyền trưỏng và nhân viên đều là công dân Việt Nam, và
- có ít nhất 75% thủy thủ đoàn là công dân Việt Nam,


3

2- Theo quy định xuất xứ GSP của Nhật : hàng hóa được sản xuất chỉ từ nguyên liệu
nhập khẩu từ Nhật, hoặc chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ thuần túy Việt Nam, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Thailand và nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật cũng được coi là có
xuất xứ thuần túy Việt Nam.
* Xuất xứ không thuần túy : Những hàng hóa có xuất xứ Việt Nam ngoài những hàng
hóa có xuất xứ thuần túy kể trên được gọi là những hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Việt Nam. Những hàng hóa thuộc loại này thường được sản xuất tại Việt Nam từ nguyên
liệu ngoại, nguyên liệu mua tại Việt Nam không rõ xuất xứ, hoặc từ nguyên liệu có xuất
xứ không thuần túy Việt Nam.
* Từ viết tắt và công thức.
TGNL : Trị giá nguyên liệu, trong đó trị giá nguyên liệu nhập khẩu được xác định theo
giá CIF tại thời điểm nhập khẩu, hoặc nếu không biết là giá mua đầu tiên tại Việt Nam.
CPSX : Chi phí sản xuất (the factory or works cost) = chi phí trước lợi nhuận (cost before
profit) = Chi phí NPL (nội,ngoại) + chi phí sản xuất khác (trong đó có chi phí lao động).
TGXX : Trị giá xuất xưởng (the ex-factory price / the ex-works price)= giá bán tại xưởng
= chi phí sản xuất + lợi nhuận.
FOB : Trị giá FOB = giá bán tại mạn tàu = trị giá xuất xưởng + chi phí đưa hàng từ
xưởng lên mạn tàu.

BTr : Quy tắc Bảo trợ: nguyên liệu có xuất xứ (/nhập khẩu từ) nước cho hưởng (nước bảo
trợ) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.
CG : Quy tắc cộng gộp (khu vực/toàn cầu) : nguyên liệu có xuất xứ nước được hưởng
khác (nước cộng gộp) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm
xuất.
CG toàn cầu : cộng gộp nguyên liệu của tất cả các nước được hưởng khác trên toàn cầu.
CG khu vực (cụ thể khu vực ASEAN) : cộng gộp nguyên liệu chỉ của các nước được
hưởng khác trong khu vực ASEAN.
Originating materials : NLVN, NL CG, NL BTr
Non-originating materials : NL không rõ xuất xứ, NL ngoại (trừ NL CG, NL BTr)
2.1. Quy định xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) - gọi tắt là
tiêu chuẩn xuất xứ GSP (hay điều kiện để được cấp C/O form A).
CÁC NƯỚC CHO HƯỞNG GSP (*): 1- CÁC NƯỚC EU (27 nước) 2- NORWAY,
SWITZERLAND, TURKEY 3- JAPAN 4- CANADA 5- NEW ZEALAND 6BELARUS, RUSSIA ( Cập nhật 10/5/2007 )
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam: đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.


4

Trích nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006: “Điều 7. Xác định hàng hoá có xuất xứ
thuần tuý (*)
Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này được công nhận có
xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh
thổ đó.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.
4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn
bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản

4 tại Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc
gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với
vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.
7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được
đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó.
8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại
khoản 7 Điều này được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của
quốc gia, vùng lãnh thổ đó.
9. Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được
những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể
vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.
10. Các hàng hoá có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản
9 Điều này ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó.”
- Các hàng hóa khác : Quy định xuất xứ GSP được quy định cụ thể như sau:
Quy định xuất xứ GSP của Australia (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và
quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được
hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí lao động ít nhất bằng 1/2 chi
phí sản xuất sản phẩm.
* Hiện Việt Nam không được hưởng GSP của Australia (danh sách UNCTAD 10/5/2008)
Quy định xuất xứ GSP của New Zealand (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo
trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước


5

được hưởng khác, nguyên liệu của New Zealand (nếu có) và chi phí sản xuất khác phát
sinh tại Việt Nam, các nước được hưởng khác và New Zealand ít nhất 1/2 bằng chi phí
sản xuất sản phẩm.

Quy định xuất xứ GSP của USA (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc cộng gộp khu
vực ASEAN: Cambodia, Indonesia, Philippines, Thailand) : Tổng trị giá nguyên liệu Việt
Nam, nguyên liệu nước ASEAN khác, và chi phí chế biến trực tiếp ít nhất bằng 35% trị
giá xuất xưởng của sản phẩm.
* USA hiện chưa cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP.Tiêu chuẩn xuất xứ GSP chỉ có tính
chất tham khảo.
Quy định xuất xứ GSP của Canada (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ,
quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm
không quá 40% trị giá xuất xưởng của sản phẩm.
Quy định xuất xứ GSP của Russia, Belarus (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ,
quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm
không quá 50% trị giá FOB của sản phẩm.
Quy định xuất xứ GSP của EU, Switzerland, Norway, Turkey (tính theo trị giá xuất
xưởng, có quy tắc bảo trợ (*), quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN) : quy định cụ thể cho
từng mặt hàng, từng mã H.S
- Hàng xuất sang các nước ASEAN để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm, hoặc sơ
chế, hoặc xuất tiếp sang các nước EU, Switzerland, Norway, Turkey, nếu khách hàng
ASEAN cần cung cấp C/O form A để áp dụng quy tắc cộng gộp ASEAN, thì có thể xét
cấp C/O form A theo quy định xuất xứ GSP của nước nhập khẩu cuối cùng.
* Hiện Việt Nam không được hưởng GSP của Estonia (danh sách UNCTAD 10/5/2008)
(*) Bảo trợ cho cả nguyên liệu nước khác theo nguyên tắc có đi có lại. Chẳng hạn EU bảo
trợ cho cả nguyên liệu có xuất xứ Switzerland nếu Switzerland cũng bảo trợ cho nguyên
liệu EU.
Quy định xuất xứ GSP của Japan (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ nguyên
liệu nhập khẩu từ Japan, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN 5 nước Indonesia, Malaysia,
the Philippines, Thailand, Vietnam) : quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S.
2.2. Quy định xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT, Việt
Nam-Lào, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Korea: tham khảo và hướng dẫn từ cơ quan
cấp C/O form D, S, E, AK của Bộ Công thương.
2.3. Quy định xuất xứ GSTP (hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu) : áp dụng cho hàng

xuất khẩu tới các nước thuộc nhóm G77 (sử dụng form GSTP).
DANH SÁCH CÁC NƯỚC GSTP: 1 Algeria, 2 Argentina, 3 Bangladesh, 4 Benin, 5
Bolivia, 6 Brazil, 7 Cameroon, 8 Chile, 9 Colombia, 10 Cuba, 11 Democratic, 12
Ecuador, 13 Egypt, 14 Ghana, 15 Guinea, 16 Guyana , 17 India , 18 Indonesia , 19 Iran ,


6

20 Iraq , 21 Libyan, 22 Malaysia, 23 Mercosour (Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay,
Venezuela), 24 Mexico, 25 Morocco, 26 Mozambique, 27 Myanmar, 28 Nicaragua, 29
Nigeria, 30 Pakistan, 31 Peru, 32 Philippines People's Republic of Korea, 33 Republic of
Korea, 34 Singapore, 35 Sri Lanka, 36 Sudan, 37 Thailand, 38 Trinidad and Tobago, 39
Tunisia, 40 United Republic of Tanzania (Islamic Republic of), 41 Venezuela, 42
Vietnam Arab Jamahiriya, 43 Zimbabwe
* Danh sách cập nhật ngày 10/5/2008
Ðiều kiện:
-

Phải thuộc danh mục hàng được hưởng GSTP của nước nhập.

-

Phải đáp ứng quy định xuất xứ GSTP.

-

Phải đáp ứng quy định về vận chuyển.

Hàng xuất khẩu được coi là đáp ứng quy định xuất xứ GSTP nếu là
1. Sản phẩm thuần túy Việt Nam; hoặc là

2. Sản phẩm không thuần túy Việt Nam, nhưng
2.1. Ðược sản xuất tại Việt Nam với tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt
Nam chiếm không quá 50% trị giá FOB sản phẩm; hoặc
2.2. Ðược sản xuất tại Việt Nam với tổng trị giá hàm lượng gốc Việt Nam và các nước
GSTP khác chiếm không ít hơn 60% trị giá FOB sản phẩm.
(Ðối với các nước chậm phát triển tỷ lệ % quy định tại 2.1 và 2.2 tương ứng là 60% và
50%).
3. Quy định xuất xứ không ưu đãi (điều kiện cấp C/O form B, ICO, Mexico, Peru, T,
Venezuela):
Hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Xuất xứ thuần túy.
2. Xuất xứ không thuần túy.
QUY ĐỊNH XUẤT XỨ KHÔNG ƯU ĐÃI (điều kiện cấp C/O form B, ICO, Mexico,
Peru, T, Venezuela)
Hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Xuất xứ thuần túy: xác định theo quy định tại điều 7 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP
ngày 20/2/2006.
2. Xuất xứ không thuần túy. Cách xác định:


7

a) Trường hợp mã số HS của hàng hóa sản xuất ra có trong BẢNG TỔNG HỢP thì
căn cứ vào các tiêu chí nêu trong cột tiêu chí chuyển đổi cơ bản để xác định xuất xứ.
BẢNG TỔNG HỢP
0306
0307

Chương
4010 4819 5403 5514 6206

34
3902
4011 4820 5404 6101 6207

7217

9101 9505

7220

9102 9506

0504

3917

4012 4821 5405 6102 6208

7325

9103 9507

0801

3918

4013 4822 5406 6103 6209

8206


9104 9601

0901

3919

4014 4823 5501 6104 6210 Chương 84 9105 9602

1515

3920

4015 5204 5502 6105 6211 Chương 85 9106 9609

1701

3921

4016 5205 5503 6106 6212

8712

9107 9613

1804

3922

4017 5206 5504 6115 6213


8901

9108 9617

1805

3923

4202 5207 5506 6116 6214

8902

9109

1806

3924

4203 5208 5507 6117 6215

8903

9110

Chương 30 (trừ 3004)

3925

4302 5209 5508 6201 6216


8905

9403

3004

3926

4303 5210 5509 6202 6217

8906

9405

Chương 31

4007

4304 5211 5510 6203 7209

8907

9502

Chương 32

4008

4817 5401 5511 6204 7210


9003

9503

Chương 33

4009

4818 5402 5513 6205 7212

9004

9504

b) Trường hợp mã số HS của hàng hóa sản xuất ra không có trong BẢNG TỔNG
HỢP thì áp dụng tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” để xác định xuất xứ.
*Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”
- "Chuyển đổi mã số hàng hóa" là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa ở cấp bốn (04)
số so với mã số HS của nguyên liệu không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu
và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra sản phẩm đó;
- Mã số HS ở cấp bốn (04) số của hàng hoá nêu tại điểm a, khoản 1, mục II của Thông tư
này được xác định trên cơ sở các quy định hiện hành.
*Tiêu chí "Tỷ lệ phần trăm của giá trị"
- "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia
hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được sản xuất ra;
- Phần giá trị gia tăng nói trên phải đạt ít nhất 30% của giá trị hàng hóa được sản xuất ra
và được thể hiện theo công thức sau:
Giá FOB - Giá nguyên liệu không có xuất xứ



8

từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất
------------------------------------------------------------- x 100% ≥ 30%
Giá FOB

- “Nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm
nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác và nguyên liệu không rõ
xuất xứ;
- “Giá nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là giá CIF
của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp (đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ khác) hoặc giá tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng (đối
với nguyên liệu không rõ xuất xứ) dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối
cùng;
- “Giá FOB” là giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau:
+ Giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác;
+ “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu,
bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại
cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu
để xuất khẩu;
+ “Giá xuất xưởng” = Chi phí sản xuất + Lợi nhuận;
+ “Chi phí sản xuất” = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí phân bổ;
+ “Chi phí nguyên vật liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo
hiểm đối với nguyên vật liệu đó;
+ “Chi phí nhân công” bao gồm lương, các khoản thưởng và những khoản phúc lợi khác
có liên quan đến quá trình sản xuất;
+ “Chi phí phân bổ” bao gồm:
Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí
thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố);

Các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị;
An ninh nhà máy;
Bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm); Các
nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện, và các nhu yếu phẩm khác đóng
góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất);


9

Nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo;
Khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà
máy và thiết bị;
Tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình
sử dụng trong việc sản xuất hàng hoá hoặc quyền sản xuất hàng hoá);
Kiểm tra và thử nghiệm nguyên vật liệu và sản phẩm;
Lưu trữ trong nhà máy;
Xử lý các chất thải;
Các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên vật liệu, như chi phí cảng và
chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành phần phải chịu thuế.
*Tiêu chí "công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" : "Công đoạn gia công, chế biến
hàng hoá" là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hoá.
Trường hợp hàng hóa sản xuất ra có mã số HS trùng với mã số HS của nguyên
liệu không có xuất xứ thì hàng hóa vẫn được công nhận có xuất xứ của quốc gia hoặc
vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa
này với điều kiện là tỷ lệ giữa phần giá trị nguyên liệu không có xuất xứ (tính theo giá
ghi trên hợp đồng nhập khẩu) bị trùng mã số HS nói trên và giá trị hàng hóa xuất khẩu
(tính theo giá FOB) không vượt quá 15% (mười lăm phần trăm)”. Quy định này áp dụng
cả cho trường hợp a) khi hàng hóa chỉ không đáp ứng tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng
hóa” có đề cập trong cột tiêu chí chuyển đổi cơ bản.
*Lưu ý:

1- Những công đoạn gia công, chế biến giản đơn không được xét đến khi xác định
xuất xứ hàng hóa
Những công đoạn gia công chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp
với nhau được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá:
1. Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió,
trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác,
loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).
2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành
bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.
3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói,
bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.
4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu
hiệu phân biệt tương tự.


10

5. Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều
thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được
coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.
6. Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.
7. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.
8. Giết, mổ động vật.
2- Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hóa chưa được lắp
ráp hoặc bị tháo rời
1. Vật phẩm dùng để đóng gói, nguyên liệu đóng gói, và bao bì của hàng hoá được coi
như có cùng xuất xứ đối với hàng hoá mà nó chứa đựng và thường dùng để bán lẻ.
2. Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hoá; phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ đi kèm
hàng hoá với chủng loại số lượng phù hợp cũng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá
đó.

3. Hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc đang ở tình trạng bị tháo rời được nhập khẩu thành
nhiều chuyến hàng do điều kiện vận tải hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một
chuyến hàng, nếu người nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến
hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó.
3- Các yếu tố gián tiếp không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ của công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, năng lượng được sử dụng để sản
xuất hàng hóa hoặc nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng không còn
lại trong hàng hóa hoặc không được tạo nên một phần của hàng hóa không được xét đến
khi xác định xuất xứ hàng hóa.
II. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết
tắt là C/O)
- C/O phải chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
- C/O là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất
xứ của hàng hóa, là quốc gia thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó, là một giấy chứng
nhận hàng hóa của quốc gia được đưa lên tàu
- Thông thường, nếu hơn 50% giá hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước đó
được chấp nhận là quốc gia xuất xứ. Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các tỉ lệ khác về
mức nội hóa cũng được chấp nhận.
- Khi các nước tham gia các hiệp ước thương mại, họ có thể chấp nhận C/O từ một
khối thương mại (ví dụ như EU, Bắc Mỹ), thay vì một quốc gia cụ thể
- Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng,
yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng


11

hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt
Nam,...

1.Mục đích của C/O – Ý nghĩa việc cấp C/O
- Ưu đãi thuế quan: Các nước xuất khẩu từng thỏa thuận với các nước nhập
về mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu. Trong một số trường hợp, hàng
nhập khẩu được miễn thuế hoặc được ưu tiên thuế quan. Do đó cần thiết đối
với nước nhập khẩu là biết hàng hóa có xuất xứ từ nước nào
C/O trở thành một chứng từ quan trọng trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu để đảm bảo quyền
ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan (hạn ngạch).
Hiện Việt Nam đang áp dụng chế độ ưu đãi thương mại với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Trong đó có các đối tác quan trọng như Mỹ, EU, Nhật, ASEAN...
- Nhằm mục đích xã hội chính trị: Những nước viện trợ thường yêu cầu những
nướcnhận viện trợ phải nhập khẩu hàng hóa từ nước mình (nước viện trợ) thay
vì nhận trựctiếp bằng tiền. Ngoài ra một số nước cấm nhập khẩu hàng hóa từ
một nước nhất định vì lý do chính trị để đáp ứng các yêu cầu này thì C/O phải được
xuất trình cho hải quan.
- Nhằm mục đích thị trường: Những người nhập khẩu thường ưu tiên mua hàng hóa
có xuất xứ từ nước có truyền thống sản xuất hàng hóa uy tín và chất lượng để
đáp ứngđược yêu cầu này nhà nhập khẩu yêu cầu C/O để chứng minh hàng hóa
có nguồn gốc theo yêu cầu.
- Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa
của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến
các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến
việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu
vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn
ngạch.
- Xúc tiến thương mại:
Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hóa không chỉ nhằm mục đích dành ưu
đãimà còn là công cụ quản lý ngoại thương quan trọng. Thông thường người ta cho rằng
các biện pháp tự vệ được áp dụng cho một mặt hàng nhập khẩu đối với nước đang xuất
khẩuchính hàng hoá đó. Thật ra có thể nước đang xuất khẩu hàng hoá đó lại

không phải lànước xuất xứ của hàng hoá. Tuy vậy nhưng WTO quy định rằng
việc xác định xuất xứhàng hoá là một điều kiện để áp dụng các biện pháp tự
vệ. Do vậy việc xác định nướcxuất xứ của hàng hoá vẫn là một vấn đề rất quan trọng
trong thương mại quốc tế
2.Đặc điểm của C/O
- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể:
Tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc
định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người
nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng,
nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có
thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp
trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước


12

thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã
làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.
- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được xác định theo một quy tắc xuất xứ cụ thể
và quy tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận
3.Vai trò:
C/O có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các cơ quan chức năng của
nước nhậpkhẩu (như bộ ngoại thương hay cơ quan hải quan) để có thể kiểm tra việc
tuân thủ nhữngquy định hạn chế nhập khẩu nào đó đối với nước bán hàng cũng
như đối với hàng hóatrong nước đó
4.Các nội dung cơ bản của C/O:
- Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể
tương ứng
- Tên địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tiêu chí về vận tải.

- Tiêu chí về hàng hóa
- Tiêu chì về xuất xứ hàng hóa
- Xác nhân của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu
5.Phân loại C/O:
- C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng
có thể là nước xuất khẩu.
- C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không
phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ
6.Các mẫu C/O áp dụng tại Việt Nam
+ C/O form A hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ
cập GSP;
+ C/O form D hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan
theo hiệp định CEPT;
+ C/O form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng
ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc;
+ C/O form S hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định
Việt Nam-Lào;
+ C/O form AK hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng
ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc;
+ C/O form GSTP hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại
toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP;
+ C/O form B hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu
đãi;
+ C/O form ICO cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu
sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);
+ C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo
hiệp định dệt may Việt Nam-EU;


13


+ C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu
sang Mexico theo quy định của Mexico;
+ C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của
Venezuela;
+ C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;
* Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng, yêu
cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng
hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt
Nam,....
7. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam:
+ Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các
khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các
loại C/O sau:
. C/O form A hàng giày dép xuất khẩu sang EU;
. C/O form D;
. C/O form E;
. C/O form S;
. C/O form AK;
+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại
(trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU).
8. Hiệu lực của C/O
Về nguyên tắc, 01 C/O chỉ có hiệu lực đối với một lô hàng nhập khẩu cụ thể. Tuy nhiên,
trên thực tế có một số khả năng sau:
- 01 C/O có thể được cấp và xác nhận xuất xứ cho nhiều mặt hàng thuộc một lô hàng
nhập khẩu và chỉ có giá trị đối với lô hàng này.

- Trường hợp nhập khẩu hàng hoá có hợp đồng dài hạn từ 6 tháng trở lên từ các nước
Việt Nam dành chế độ tối huệ quốc MNF (không bao gồm thiết bị, máy móc phương tiện
vận chuyển) thì chỉ phải xuất trình C/O cho lần nhập khẩu đầu tiên, với điều kiện những
lần nhập khẩu sau hàng hoá phải cùng chủng loại thuộc hợp đồng đó.
- Trường hợp có C/O cho cả một lô hàng nhưng chỉ thực nhập một phần của lô hàng đó
thì chấp nhận C/O cấp cho cả lô hàng đó.
- Đối với C/O mẫu D có hiệu lực:
+ 04 tháng (điều kiện bình thường).
+ 06 tháng (điều kiện phải đi qua nhiều nước).
+ Không quá 01 năm kể từ ngày giao hàng (trường hợp cấp sau).
9. Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu


14

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan có thẩm quyền khi xin
cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Tự ý tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Làm hoặc sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả;
b) Đưa hàng hóa giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam;
c) Xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho người, ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối
với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được
biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì

tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
c) Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này nếu không
thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”
10. Vài mẫu C/O thông dụng:
• Mẫu A


15

• Mẫu GSTP:


16

• Mẫu B:


17



×