Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan việt nam so với trung quốc xuất khẩu sang thị trường nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.45 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – KHOÁ 14
MÔN MARKETING QUỐC TẾ


ĐỀ TÀI SỐ 1

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN
PHẨM MÂY TRE LÁ VIỆT NAM SO VỚI TRUNG
QUỐC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

GVHD: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
SVTH – NHÓM 3:
BÙI THỊ THU TRANG
TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
NGUYỄN THỊ THU
TRẦN THỊ THUỶ TIÊN
LƯ HÀ VÂN


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
HỌ VÀ TÊN


CÔNG VIỆC
Phần I - Tình hình chung của
mặt hàng mây tre lá tại Việt

BÙI THỊ THU TRANG



TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

Nam


Tìm kiếm thông tin, số liệu



trong bài
Phần II - 2.3 Những luật định
của thị trường Nhật



Trình bày file Word




Trình bày file Powerpoint
Phần II - 2.1 Tổng quan về
Nhật Bản


NGUYỄN THỊ THU

Phần II - 2.2 Thị hiếu tiêu dùng
của người Nhật




Phần II - 2.4 Tình hình nhập
khẩu các mặt hàng mây tre nứa
của Nhật




Thuyết trình (dự kiến)
Phần III - 3.1 Yếu tố thâm
dụng

TRẦN THỊ THUỶ TIÊN



Phần III - 3.2 Yếu tố nhu cầu



Tìm kiếm thông tin liên quan



phần III
Phần III - 3.3 Các ngành công
nghiệp hổ trợ và liên quan


LƯ HÀ VÂN



Phần III - 3.4 Chiến lược công
ty, cấu trúc và cạnh tranh



Hiệu chỉnh file Powerpoint

2
Tiểu luận Marketing quốc tế

ĐÁNH GIÁ


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

MỤC LỤC
Phần I......................................................................................................................................................................5
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẶT HÀNG MÂY TRE LÁ TẠI VIỆT NAM...........................................................................5
1.1.Tình hình xuất khẩu chung ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.............................................................5
1.2.Tình hình xuất khẩu sản phẩm mây tre lá của Việt Nam...............................................................................8
1.3.Nguồn nguyên liệu mây tre nứa của Việt Nam...........................................................................................10
PHẦN II................................................................................................................................................................. 12
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI NHẬT BẢN...................................................................12
2.1Tổng quan về Nhật Bản:...............................................................................................................................12
2.2Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật:.............................................................................................................15
2.3Những luật định của thị trường Nhật:.........................................................................................................18

2.4Tình hình nhập khẩu các mặt hàng mây, tre, nứa của Nhật:.......................................................................20
PHẦN III................................................................................................................................................................ 22
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG MÂY TRE LÁ VIỆT NAM SO VỚI TRUNG QUỐC XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.............................................................................................................................22
3.1 Yếu tố thâm dụng.......................................................................................................................................22
3.1.1 Yếu tố cơ bản.......................................................................................................................................22
3.1.2 Yếu tố tăng cường:...............................................................................................................................24
3.2 Yếu tố nhu cầu............................................................................................................................................24
3.3 Ngành công nghiệp liên quan và hổ trợ:.....................................................................................................29
3.4 Chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh.................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................................36

3
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

LỜI NÓI ĐẦU
Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu, tận dụng
mọi nguồn lực sẵn có đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực, kinh tế thế giới thì
việc tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước để phát triển những mặt hàng xuất khẩu là vấn đề
hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trong chiến lược hướng vào xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, Đảng và Nhà nước đã xác
định mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có khả năng tăng trưởng cao, nó
không chỉ mang lại lợi ích thiết thực mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn. Với chính sách mở
cửa nền kinh tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hoá, toàn cầu hoá đã mở ra nhiều cơ hội cho
mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Trải qua những bước thăng trầm, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
hiện đã có mặt trên 120 nước trên thế giới. Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đang gặp
những khó khăn không nhỏ trong vấn đề sản xuất và đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu. Nhận thấy tiềm

năng từ thị trường Nhật Bản, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường
có dung lượng lớn Nhật Bản.
Trong bài tiểu luận này, nhóm xin phân tích một số lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre lá Việt
Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

4
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Phần I
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẶT HÀNG MÂY TRE LÁ TẠI VIỆT NAM
1.1.

Tình hình xuất khẩu chung ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có
giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí có thể
trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh thổ hay quốc gia sản xuất ra
chúng.
Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm các nhóm hàng sau:


Nhóm sản phẩm từ gỗ (gỗ mỹ nghệ).



Nhóm sản phẩm mây tre đan nứa.




Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ.



Nhóm hàng thêu, thú nhồi bông, hoa giả.



Nhóm hàng sơn mài.



Một số mặt hàng khác.

Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử dụng vừa có thể là vật trang
trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch
của khách quốc tế. Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2
phương thức sau:


Xuất khẩu tại chỗ:

Khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua hàngthủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt
Nam. Với xu hướng phát triển của du lịch như hiệnnay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể
vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.



Xuất khẩu ra nước ngoài:

Là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công mỹnghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang
hàng sang tận nơi bằng các phương tiệnvận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục
xuất khẩu nhất định.
Thực trạng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Hiện nay mặt hàng này đã có mặt tại hơn 133 nước và lãnh thổ ở khắp các châu lục của thế giới và
chiếm được cảm tình của khách hàng quốc tế. Sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam đã được khẳng định, nhiều khách hàng đánh giá hàng thủ công mỹ nghệ của ta có mẫu mã đa
5
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

dạng, phong phú và tinh xảo, nhiều sản phẩm độc đáo xuất phát từ các làng nghề còn được lưu giữ ở
các viện bảo tàng lớn trên thế giới. Đồng thời cũng có nhiều thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam trở nên quen thuộc với những nhà buôn hàng thủ công mỹ nghệ nước ngoài như: Ba Nhất, Hoà
Hiệp, Trương Mỹ, AISA Lạc Phương Nam, Làng Việt…
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng
thị trường xuất khẩu:


Là ngành hàng được Nhà nước chính thức đưa vào loại ngành ưu đãi đầu tư.



Không đỏi hỏi đầu tư nhiều cho sản xuất.




Mặt bằng sản xuất có thể phân tán trong các gia đình



Nguồn nguyên liệu trong nước phong phú. Nguyên liệu ngoại nhập để phục vụ cho sản xuất chỉ
chiếm từ 3 -5%.



Nguồn nhân lực dồi dào, sống trong những làng quê, ven đô giàu truyền thống làm hàng mỹ
nghệ.

Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta vẫn phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm của các
nước cũng có truyền thống sản xuất hàng mỹ nghệ như Trung Quốc và Ấn Độ và một số nước Đông
Nam Á khác như Thái Lan, Philippin…Chính vì thế Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao chất
lượng và không ngừng cải tạo mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vật chất và thưởng thức
nghệ thuật của khách hàng nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đem lại nhiều
ngoại tệ, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước.
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong 10 năm gần
đây, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu
có sự chững lại do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Kim ngạch xuất khẩu thủ công trong quý I nặm 2010 đạt gần 180 triệu USD. Thị trường xuất khẩu thủ
công mỹ nghệ chủ yếu trong quý I là Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Đài Loan, ...Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu sang thị trường Pháp tăng khá mạnh, tăng tới 31.4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Đức cũng tăng nhẹ, tăng 2,3% và 1,1%. Trong khi đó, kim
ngạch xuất sang thị trường Nhật Bản giảm 35,2%; Australia giảm 86,4%. Trong các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ xuất khẩu quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ đạt cao nhất với 80,6 triệu USD, tăng
8,1% so với cùng kỳ năm trước.


6
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Trong quý 2/2010, tình hình xuất khẩu có những tiến triển rất tích cực. Tính chung 5 tháng đầu năm
2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre lá của Việt Nam đạt 82,3 triệu USD chiếm 0,32% tổng
kim ngạch, tăng 14,92% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2010, Nhật Bản là thị trường chủ
yếu nhập khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm của Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất
khẩu 12,7 triệu USD sản phẩm mây, tre, cói thảm sang thị trường Nhật Bản, chiếm 13,99% tổng kim
ngạch xuất khẩu sản phẩm này trong 5 tháng, tăng 20,91% so với cùng kỳ năm 2009.
Bên cạnh sản phẩm mây tre lá, tính chung 6 tháng đầu năm 2010, cả nước đã xuất khẩu 129,7 triệu
USD sản phẩm gốm sứ, chiếm 0,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,65% so với cùng kỳ
năm ngoái và Nhật Bản cũng là thị trường xuất khẩu chính sản phẩm gốm sứ của Việt Nam với kim
ngạch đạt 14,8 triệu USD, chiếm 11,48% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này, nhưng nếu so với cùng
kỳ năm ngoái, thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ sang thị trường Hoa Kỳ lại giảm 2,11%.
Đứng thứ hai sau thị trường Nhật Bản là Hoa Kỳ, đạt 14,4 triệu USD, chiếm 11,13% kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm gốm sứ của cả nước, nhưng so với cùng kỳ năm 2009 thì lại giảm 3,72%.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 của ngành này đạt khoảng 860 triệu đô la Mỹ. Mức độ
tăng trưởng đạt ở mức 7-8% so với năm 2011. Nhìn chung, các mặt hàng tăng trưởng tương đối đều,
trong đó xuất khẩu chủ lực vẫn chủ yếu là mây tre đan và gốm sứ. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ trong
6 tháng đầu năm 2012 đạt khoảng 42% và con số này ở lĩnh vực mây tre đan là 35%.
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ngày càng phát triển, kết hợp nhiều loại vật liệu với nhau như
gốm sứ thuỷ tinh kết hợp với mây tre cói, hàng tre cói được cải tiến mẫu mã mang tính thực dụng sát
với tập quán sinh hoạt của người tiêu dùng các nước… chất lượng hàng hoá thì ngày càng tăng cao nên
hiện đang chiếm được cảm tình của rất nhiều người tiêu dùng trên thị trường thế giới, đặc biệt là các
khách hàng khó tính trên thị trường EU và khách hàng khó tính người Nhật.
Về thị trường xuất khẩu loại hàng này thì trong mấy chục năm qua có những giai đoạn thăng trầm

nhưng nói chung những năm gần đây có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hoá mới
và mở rộng thị trường theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ thị trường với các nước trên
thế giới. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thì hiện nay rất phong phú và đang được mở rộng hơn. Có
mặt trên nhiều thị trường nhưng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang 37 thị
trường, trong đó có có 23 thị trường có mức tăng trưởng trên 20% và có thể kể ra một số thị trường có
tỷ trọng lớn nhất trong năm 2002 như: Hoa Kỳ, Nhật Bản,…
Doanh thu xuất khẩu hàng năm của hàng thủ công truyền thống (Nghìn USD)

7
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Hiện nay nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và thế giới ngày càng tăng theo
mức cải thiện đời sống nhân dân, sự phát triền thương mại, giao lưuvăn hoá giữa các nước và mở rộng
hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên để phát hiện, nắm bắt được thị hiếu của từng thị
trường đối với từng chủng loại sản phẩm vànhanh chóng đáp ứng được các nhu cầu đó lại là một công
việc đầy khó khăn, phức tạp,đòi hỏi phải nhạy bén, tốn nhiều công sức chi phí. Thực trạng trong những
năm qua chothấy, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ được mở rộng và các mặt hàng thủ công mỹ
nghệcũng đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trên thị trường các nước.
Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang các thị trường truyền thống, thị
trườngtiềm năng, chúng ta cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để mở rộng thị trường
xuấtkhẩu.Thời gian qua, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ ở nước ta ngày càng được mở rộng,
ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Hiện hàng
thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và trở thành nước
xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Indonesia.. Trong đó Nhật Bản
cùng với Hoa Kỳ và EU được đánh giá là 3 thị trường mục tiêu. Ngoài ra, Canađa, các nước Trung
Đông và một số thành niên mới của EU cũng đang là những thị trường tiềm năng để Việt Nam đẩy

mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
1.2.

Tình hình xuất khẩu sản phẩm mây tre lá của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm trong tháng 6/2012 giảm so với ba tháng trước đó,
chỉ đạt 16,7 triệu USD, giảm 12,8% so với tháng 5, giảm 6,5% so với tháng 4 và giảm 11,3% so với
8
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

tháng 3/2012. Tuy nhiên, so với tháng 6/2011, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm lại
tăng 1,28%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 104,7 triệu
USD, tăng 7,45% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường chính nhập khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay
là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Ôxtrâylia, Nga, Pháp, Anh, Đài Loan… Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường
chính của Việt Nam, chiếm 18,5% thị phần, đạt 19,4 triệu USD, tăng 31,33% so với 6 tháng 2011. Tính
riêng tháng 6/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 2,6 triệu USD sản phẩm mây, tre, cói thảm sang Hoa Kỳ,
tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản với kim ngạch 18 triệu
USD từ đầu năm cho đến hết tháng 6, tăng 27,86% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường
Tổng KN
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Đức
Australia
Pháp
Anh

Đài Loan
Bỉ
Italia
Nga
Hà Lan
Canada
Tây Ban Nha
Hàn Quốc
Ba Lan
Thuỵ Điển
Đan Mạch

KNXK

KNXK

KNXK

T3/2012
18.934.602
3.882.095
3.006.656
3.084.331
620.475
570.561
527.819
635.105
681.188
390.710
518.562

313.451
405.526
445.666
520.614
477.481
285.504
167.367

3T/2012
50.973.801
10.078.009
8.776.029
7.543.934
1.904.802
1.487.236
1.482.348
1.373.904
1.361.709
1.321.197
1.290.560
1.282.344
1.231.249
1.194.678
1.136.957
1.115.110
797.333
387.187

3T/2011
47.838.626

7.193.726
6.506.346
7.790.706
1.729.237
2.374.217
1.659.787
1.601.709
1.114.713
1.613.967
869.742
2.528.626
1.032.391
1.121.445
1.165.513
648.412
827.723
532.916

% +/- KN T3 so
T2/2012
19,85
31,36
-1,72
33,53
18,74
25,40
30,02
48,34
69,75
-34,47

37,80
-7,15
47,00
-7,64
152,39
21,72
-24,50
154,36

% +/- KN so
cùng kỳ
6,55
40,09
34,88
-3,17
10,15
-37,36
-10,69
-14,22
22,16
-18,14
48,38
-49,29
19,26
6,53
-2,45
71,98
-3,67
-27,35


Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010-2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn vừa phê duyệt đặt mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ 10% đến
12% năm.
Đề án này phấn đấu đến hết năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1,6 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành mây tre lá đạt 530 triệu USD, chiếm tỷ trọng 33%; nhóm
9
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

ngành gốm sứ đạt 480 triệu USD, chiếm tỷ trọng 30%; nhóm ngành dệt thủ công đạt 270 triệu USD,
chiếm tỷ trọng 17%; nhóm ngành gỗ chạm khảm và gia dụng đạt 130 triệu USD, chiếm 8% và các
nhóm khác đạt 190 triệu USD, chiếm 12%.
1.3.

Nguồn nguyên liệu mây tre nứa của Việt Nam

Theo thống kê của Bộ NN và PTNT, hiện cả nước có gần 3.000 làng nghề với nhiều quy mô sản xuất
khác nhau như: hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân; trong đó làng
nghề mây, tre đan chiếm số lượng tương đối lớn, khoảng 24% tổng số làng nghề. Các làng nghề đang
thu hút lực lượng lao động khá đông, khoảng 350.000 người và sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu
trong nước, đã được xuất khẩu tới trên 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, với kim ngạch xuất
khẩu đạt trung bình 210 triệu USD/năm.
Ngành nghề Tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ (TTCN-TCMN) mây tre đan nước ta đang có
bước phát triển ngoạn mục trong vài thập niên qua. Hiện có khoảng 713 làng nghề mây tre đan trong
tổng số 2017 làng nghề trên toàn quốc và hơn 1700 doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất kinh doanh
mây tre đan. Doanh số xuất khẩu mây tre đan của năm 2007 là 219 triệu đô la với mức tăng trưởng bình
quân là 30%/năm. Riêng giá trị sản xuất của ngành tre nứa là 1.2 tỷ USD Mỹ trong đó 900 triệu đô-la
có tác động trực tiếp đến người nghèo. Ngành nghề này cũng đã tạo ra gần nửa triệu việc làm thường

xuyên và bán thời gian vốn có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết lao động nhàn rỗi trong nông thôn.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc từ mây tre đan của Việt Nam chủ yếu
tập trung ở khu vực miền Bắc. Đây cũng là nơi cung ứng nguồn nguyên liệu cho một số cơ sở sản xuất
các tỉnh thành phía Nam. Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ về trữ lượng nguồn tài nguyên mây,
nhưng từ lâu tại Việt Nam đã ghi nhận 6 chi với 30 loài song, mây trong tự nhiên phân bố ở nhiều nơi,
trong đó tập trung nhiều ở 3 vùng: Tây Bắc; Bắc Trung bộ và Khu 4 cũ; miền Trung và Nam Trung bộ.
Về nguồn nguyên liệu, Nhà nước chú trọng tập trung xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu ổn định
và bền vững, theo hướng ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh tập trung kết hợp với các mô hình
phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm giải quyết hài hòa giữa ổn định vùng nguyên liệu và tăng thu nhập
cho các hộ gia đình ở vùng nông thôn.
Về nguyên liệu tự nhiên thì hiện nay nước ta có hơn 1 triệu ha tre nứa dưới các loại rừng khác nhau.
Trong đó diện tích có thể khai thác bền vững được là 354.000 ha với tổng trữ lượng khoảng 4,3 tỷ cây
và sản lượng có thể khai thác hằng năm có thể đạt 432 triệu cây. Ngoài ra ở các tỉnh trong nước như
Thanh Hoá và Nghệ An đã thiết lập được 80,000 ha nguyên liệu luồng chuyên canh, phục vụ cho tiêu
thụ chế biến ở địa phương và các tỉnh lân cận.
10
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Tài nguyên mây tre ở nước ta nhiều nhưng cũng đang cạn kiệt dần do những khai thác bất hợp lý, khai
thác quá mức làm cho chất lượng và số lượng nguyên liệu giảm trầm trọng. Riêng tại Hà Nội, nơi có 94
làng nghề mây tre đan, nhu cầu nguyên liệu cho nghề này tới hàng ngàn tấn/năm, song chủ yếu đều
phải mua từ các tỉnh vùng Tây bắc, miền Trung và các nước Lào, Campuchia, Indonesia.... Đây chính
là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm mây tre đan lên cao và người sản xuất cũng không dám ký các
hợp đồng lớn vì không chủ động được nguồn nguyên liệu.
Theo dự báo thị phần sản phẩm mây, tre đan của Việt Nam trên thế giới trong giai đoạn 2010-2015 là
khoảng 12%. Để đáp ứng việc tăng trưởng như vậy thì nhu cầu nguyên liệu tre nứa đến năm 2020 cần ít
nhất một tỷ cây tre, nứa/năm. Vì vậy bên cạnh việc bảo tồn và phát triển tre, nứa trong rừng tự nhiên

(khoảng 1,3 triệu ha) và rừng trồng (khoảng 88.000 ha) hiện có, từ nay đến năm 2020, nước ta cần phải
gây trồng mới thêm khoảng hơn 60 nghìn ha tre, luồng, nâng tổng số lên hơn 1,5 triệu ha. Cũng theo xu
hướng phát triển, thì đến năm 2020, dự kiến nhu cầu mây nguyên liệu để sản xuất, chế biến cần khoảng
100 nghìn tấn. Hiện nay, chúng ta phải nhập khoảng 33 nghìn tấn mây mỗi năm từ các nước khác. Tuy
nhiên theo các chuyên gia việc nhập khẩu sẽ ngày một khó khăn do chính sách thắt chặt xuất khẩu của
một số nước. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước bên cạnh việc bảo tồn và phát triển
nguồn nguyên liệu hiện có thì chúng ta cần gây trồng mới khoảng 15 nghìn ha.

11
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

PHẦN II
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI NHẬT BẢN
2.1 Tổng quan về Nhật Bản:
Tự nhiên
Nhật Bản là một quốc gia nằm phía Đông Bắc Á, với tổng diện tích là 378.000 km2, trải dài trên gần
4000 km. Quần đảo Nhật Bản gồm 3900 hòn đảo, phần lớn là những đảo nhỏ, trong đó có 4 đảo lớn là
Hokaido, Honshu, Shikoku, Kyushu.
Nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến
Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các
cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ (điển hình gần
đây nhất là trận động đất - sóng thần vào ngày 11/3/2011)
Với lãnh thổ trải dài, Nhật Bản có sự khác biệt rõ ràng về khí hậu ở các miền. Khí hậu ở Nhật được
phân làm 4 mùa rõ rệt, với một hệ động thực vật phong phú.
Dân số
Đến tháng 7, 2010, dân số Nhật Bản khoảng 128 triệu người, xếp hàng thứ 10 trên thế giới, phần lớn là
đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa, ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn

Quốc, Zainichi Trung Quốc, người Philippines, người Nhật gốc Brasil.
Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới với khoảng 343 người /km2. Dân cư
phân bố không đồng đều trong cả nước. Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý
không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Có điều này là do độ cao dốc so với mặt nước biển,
khí hậu và hiểm họa lở đất gây ra bởi những cơn động đất, đất mềm và mưa nặng. Chỉ có 15% đất đai
phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ
hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra,
khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và
thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong
vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng.
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 tuổi cho
năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến
thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65 tuổi. Nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không

12
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

kết hôn hoặc có gia đình khi trưởng thành. Dân số nước Nhật Bản dự tính sẽ giảm xuống còn 100 triệu
người vào năm 2050 và 64 triệu người vào năm 2100.
Biểu đồ tuổi thọ dân số Nhật Bản (năm 2004) - Đơn vị: nghìn người
Tuổi
0 - 4t
5-9
10 - 14
15 - 19
20 - 24
25 - 29

30 - 34
35 - 39
40 - 44
45 - 49
50 - 54
55 - 59
60 - 64
65 - 69
70 - 74
75 - 79
trên 80

Số lượng
5735
5938
6060
6761
7725
8755
9819
8662
7909
7854
9300
9640
8652
7343
6466
5098
5969


Nam
2943
3040
3105
3466
3955
4461
4960
4359
3976
3936
4633
4762
4193
3484
2951
2168
1902

Tuổi
0 - 4t
5-9
10 - 14
15 - 19
20 - 24
25 - 29
30 - 34
35 - 39
40 - 44

45 - 49
50 - 54
55 - 59
60 - 64
65 - 69
70 - 74
75 - 79
trên 80

Nữ
2792
2898
2955
3295
3770
4294
4859
4303
3933
3918
4667
4878
4459
3859
3515
2930
4067

Văn hóa
Đất nước Nhật Bản có 47 tỉnh nhưng dựa trên địa lý và lịch sử đất nước thì các tỉnh này lại được chia

thành 9 vùng khác nhau, gồm : Hokkaido,Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku, Shikoku, Kyushu
và Okinawa. Mỗi vùng có phương ngữ, tập quán và truyền thống văn hóa riêng biệt. Chẳng hạn như
vùng Kanto, bao gồm cả Tokyo, và vùng Kansai, bao gồm cả Osaka mọi thứ tương phản từ thực phẩm
cho đến nghệ thuật biểu diễn truyền thống.
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa chịu ảnh hưởng cả từ
văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ
công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn
như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác
như trà đạo, Budō, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật.

13
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mặc dù đã có sù giao thoa thường xuyên với văn hoá nước ngoài
nhưng vẫn tạo ra mét dân tộc Nhật Bản thuần nhất đến lạ kỳ với tính độc lập tự chủ, tính dân tộc vào
loại cao nhất thế giới.
Gia đình đã giữ một vai trò trọng yếu trong văn hóa xã hội Nhật. Trước Thế Chiến Thứ Hai, phần lớn
người Nhật sống trong loại gia đình gồm ba thế hệ. Các phát triển nhanh chóng về kinh tế, kỹ thuật và
đô thị cũng làm gia tăng loại gia đình hạt nhân chỉ gồm cha mẹ và các con, khiến cho loại đại gia đình
giảm từ 44 % vào năm 1955 xuống còn 13.7 % vào năm 1991. Số người con trong gia đình cũng giảm
từ 4.7 vào năm 1947 xuống còn 1.5 vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các
căn nhà chung cư chỉ thích hợp với loại gia đình trung bình là 2.9 người.
Ngày nay mặc dù Nhật Bản đã là một quốc gia tân tiến nhưng trong xã hội Nhật, vai trò và các liên hệ
nam nữ đã được ấn định rõ ràng. Dù rằng tinh thần giải phóng phụ nữ đã được du nhập vào Nhật Bản
từ cuối thế kỷ 19 nhưng hiện nay trong đời sống công cộng, người phụ nữ vẫn ở vị thế thấp hơn nam
giới và bên ngoài xã hội, người nam vẫn giữ vai trò độc tôn. Theo căn bản, người nữ vẫn là người của
“bên trong” (uchi no) và người nam vẫn là người của “bên ngoài” (soto no). Phạm vi của người phụ nữ

là gia đình và các công việc liên hệ, trong khi người chồng là người đi kiếm sống và đưa hết tiền lương
về cho người vợ. Chính vì vai trò của người phụ nữ chưa được xã hội Nhật Bản đánh giá cao nên lợi
tức trung bình của hai giới nam và nữ khá cách biệt so với cùng tình trạng tại các quốc gia tân tiến
khác.
Do việc dùng các máy móc gia dụng, sự phổ biến các loại thực phẩm ăn liền và đông lạnh, các loại
quần áo may sẵn và các phương tiện hàng ngày khác. Những tiện nghi này đã giải phóng người phụ nữ
khỏi các ràng buộc về gia chánh, cho phép mọi người có dư thời giờ tham gia vào các hoạt động giải
trí, giáo dục và văn hóa. Các tiến bộ về công bằng xã hội cũng làm mất đi tính kỳ thị về giai cấp, về quá
trình gia đình, và đại đa số người Nhật Bản thuộc giai cấp trung lưu, căn cứ vào lợi tức của họ.
Kinh tế
Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô rộng lớn với dân số 127 triệu người, có mức sống khá cao, năm
2011 GDP , GDP bình quân theo đầu người , tăng trưởng kinh tế hằng năm, là nền kinh tế lớn thứ 3
trên thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc). Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát
triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong những nước rất
hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu.
Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ
14
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ
nước ngoài. Nhật Bản xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia
này là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC.
Một số số liệu về kinh tế Nhật Bản:
+ Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao là 4,7% (tháng 5/2004).
+ Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) năm 2003: 5.566 tỷ yên (khoảng 4.300 tỷ $ đứng thứ 2 trên thế giới
sau Mỹ 8000 tỷ $. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2001: - 0,9%. 2002: 0,6%; 2003: 2,7%
+ Xuất khẩu (3/04) : 544,24 tỉ USD. Thị trường chính là:

+ Nhập khẩu (3/04): 431,78 tỉ USD. Thị trường chính là:

2.2 Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật:
Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về
tầng lớp trung lưu. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật thường có những đặc điểm sau:
Đòi hỏi cao về chất lượng:
Tỉ lệ người cao tuổi tại Nhật đang tăng nhanh. Nếu năm 1970, những người ở độ tuổi 15 chiếm gần
25% thì tới nay chỉ xấp xỉ 14%. Trong khi đó, những người từ 15 đến 65 và trên 65 đang tăng rất
nhanh. Chính tỉ lệ gia tăng “dân số già” đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội, nhất là tập
quán mua sắm của người Nhật. Vì thế, người Nhật hiện nay kỹ tính hơn, thích sản phẩm có độ tinh tế
cao, khắt khe trong chất lượng hàng hóa.
15
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Sống trong môi trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đã đặt ra những tiêu chuẩn đặc
biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao
hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi
như sự phân phối kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa
chữa các sản phẩm đó. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khi vận chuyển, hay khâu hoàn thiện sản phẩm ví
dụ như những vết xước nhỏ, mẫu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch… cũng có thể
dấn đến tác hại lớn là làm lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có
sự quan đúng mức tới khâu hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng.
Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày:
Trước đây, người Nhật sẵn sàng trảgiá cao để mua những sản phẩm hoàn hảo về chất lượng. Tuy nhiên,
sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3-2011 cộng thêm những khó khăn do khủng hoảng kinh tế,
người Nhật hiện nay có xu hướng chọn những sản có chất lượng và giá cả hợp lý, nhiều cửa hàng bán
lẻ ở Nhật cũng hướng tới những sản phẩm có giá rẻ. Hơn nữa, các bà nội trợ quan tâm đặc biệt đến sự

thay đổi giá cả cũng như mẫu mã sản phẩm là do nhiều phụ nữ không phải đi làm, họ có nhiều thời gian
để lưu tâm đến vấn đề này, vì vậy mỗi sự thay đổi nhỏ họ đều nhạy cảm nắm bắt. Khi có sự tăng giá
của một sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, cần phải có những lời giải thích đầy đủ, nếu không sẽ gây
ra những sự hoài nghi dẫn đến giảm sức mua của người tiêu dùng.
Tuy nhiện, người Nhật sẽ trả tiền để mua các mặt hàng có nhãn hiệu nổi tiếng, có chất lượng cao và thể
hiện địa vị. Khách hàng có xu hướng ngày càng quan tâm đến việc mua các mặt hàng có thương hiệu
nổi tiếng về chất lượng và giá trị. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu cũng như những sản phẩm có
chất lượng, độc đáo, giá trị cao cũng là 1 yếu tố quan trọng để xâm nhập vào phân khúc thị trường cao
cấp.
Xu hướng tiêu dùng thay đổi theo mùa:
Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người Nhật mang tính “thời vụ“ rất rõ rệt.
Với hầu hết các chủng loại và màu sắc hàng hoá, người Nhật đều chọn lựa theo mùa.Do vậy, khi xuất
khẩu vào Nhật, DN nên chú trọng việc thay đổi thường xuyên chủng loại, tính năng và màu sắc sản
phẩm. Hơn nữa, đặc điểm này làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngắn, đòi hỏi Doanh nghiệp sản xuất
phải giao hàng nhanh, đúng hạn.
Màu sắc, kích thước:
Việc mua sắm hằng ngày cũng như việc trang hoàng nhà cửa ở Nhật phân lớn đều do phụ nữa thực hiện
và họ rất quan tâm đến sự kết hợp giữa màu sắc và cách bài trí. Người Nhật thích sản phẩm có kích
16
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

thước nhỏ và xinh, phù hợp với không gian chỗ ở tương đối nhỏ của họ. Về màu sắc thì người Nhật
thích gam màu nhẹ nhàng, thanh lịch, ít họa tiết.
Ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm:
Người Nhật thích được lựa nhiều kiểu dáng trong cùng loại hàng để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất, đòi
hỏi một DN nước ngoài nào khi xuất khẩu vào Nhật cũng cần thể hiện tính đa dạng trong sản phẩm.
Tuy vậy, người Nhật lại thường chỉ mua sản phẩm với số lượng ít vì không gian chỗ ở của họ tương đối

nhỏ và còn để tiện thay đổi cho phù hợp mẫu mã mới.
Thường người Nhật giờ đây có sở thích rất đa dạng. Họ thích các kiểu đồ gỗ mở tức là người sử dụng
có thể tùy chọn bọc da hay bọc vải, có nêm hay không có nệm, kích cỡ có thể thay đổi to hay nhỏ… để
phù hợp với sở thích cá nhân của mình. Để hàng thủ công mỹ nghệ vào được thị trường Nhật Bản, thì
khâu thiết kế sản phẩm đóng vai trò quan trọng, doanh nghiệp phải phát triển, sáng tạo những sản phẩm
mới lạ, độc đáo và tìm ra nhiều ứng dụng mới cho sản phẩm, mẫu mã phải đa dạng và thay đổi liên tục,
mạnh dạn đổi mới nguyên liệu, mẫu mã, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.
Hiện nay, trên 50% người Nhật thích mua tại các cửa hàng nhỏ gọi là “Mom and Pob“, chỉ bán hàng
hoá trong nước. Trong khi đó, hàng nước ngoài xuất khẩu vào Nhật lại nằm trong các cửa hàng bách
hoá lớn, đầy những thương hiệu tiếng tăm trên thế giới. Vì vậy, việc giới thiệu một sản phẩm đặc trưng
thương hiệu Việt là điều quan trọng nhất, tránh tình trạng “đụng độ“ trong những dòng sản phẩm vốn
không phải là thế mạnh.
Bên cạnh mẫu mã, nhãn hiệu hàng có kèm theo những thông tin hướng dẫn tiêu dùng là rất quan trọng
để đưa hàng hóa tới người tiêu dùng.
Quan tâm đến môi trường sinh thái: Gần đây, ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng Nhật Bản
ngày càng được nâng cao. Các cửa hàng và doanh nghiệp đang loại bỏ việc đóng gói quá nhiều. Các vỏ
sản phẩm được thu hồi và tái chế, các sản phẩm dùng một lần ngày càng ít được ưa chuộng. Thay vào
đó, các sản phẩm tái sinh cũng như có nguồn gốc xuất xứ đang chiếm được thị phần lớn tại Nhật. Cần
phải chứng minh rõ nguồn gốc hàng của mình từ nhãn mác, các quy trình sản xuất cũng như sản phẩm
chủ yếu làm từ nguyên liệu nào, hóa chất xử lý, nguồn gốc xuất xứ để tăng độ tin cậy an tâm của khách
hàng khi giao dịch.
Xu hướng về nhu cầu:
Các doanh nghiệp cần lưu ý tới yếu tố ảnh hưởng tới thị trường đồ gỗ nhập khẩu Nhật Bản để có chiến
lược phát triển phù hợp. Đó là:

17
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản




Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cắt giảm cả chi phí trong xây dựng của cả khu vực
nhà nước và tư nhân dẫn đến xu hướng giảm xây dựng.



Tỷ lệ sinh giảm, dân số già hóa.



Nhu cầu đồ gỗ dùng cho đám cưới giảm do xu hướng sống độc thân tăng và độ tuổi kết hôn
muộn.



Khuynh hướng tiêu dùng sản phẩm cao cấp giảm, giá sản phẩm cao cấp giảm đặc biệt là giá các
sản phẩm dùng trong gia đình. Khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm chất lượng vừa, giá rẻ tăng.



Thị hiếu đối với các mẫu mã theo phong cách Châu âu tăng.

2.3 Những luật định của thị trường Nhật:
Các quy định và thủ tục tại thời điểm nhập khẩu
Về cơ bản thì không có quy định gì về đồ gỗ nhập khẩu. Tuy nhiên theo các điều khoản của Hội nghị
Washington (Hội nghị về thương mại quốc tế về các loài động thực vật đang bị đe doạ, thường gọi là
CITES), Luật về tỉ giá hối đoái và thương mại quốc tế quy định về các loài động thực vật liệt kê trong
Phụ lục của Hội nghị. Các đồ gỗ có sử dụng da của một số loài động vật hoang dã hoặc vảy đồi mồi có

thể bị cấm nhập khẩu. Để có thêm thông tin về các nội dung cụ thể của danh sách này có thể liên hệ với
Phòng cấp giấy phép thương mại, Phòng quản lý thương mại, Phòng hợp tác kinh tế và thương mại, Bộ
Kinh tế, thương mại và công nghiệp.
Các quy định và yêu cầu tại thời điểm bán hàng
Một số sản phẩm đồ gỗ là đối tượng điều chỉnh của Luật gắn nhãn mác chất lượng cho hàng hoá và
Luật Sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Đồ dùng có sử dụng da của một số loại động vật nhất định
hoặc vảy đồi mồi có thể là đối tượng áp dụng của Luật Bảo tồn các loài động thực vật hoang dã đang bị
đe doạ.


Luật gắn nhãn mác chất lượng cho hàng hoá

Luật này quy định hình thức và nộ dung của nhãn mác chất lượng được dán cho các sản phẩm sản xuất
cho mục đích sử dụng hàng ngày trong gia đình. Mục đích là để bảo vệ lợi ích của khách hàng bằng
cách cung cấp cho họ các thông tin giúp họ lựa chọn sản phẩm và hướng dẫn họ cách sử dụng sản
phẩm đúng cách. Các sản phẩm nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật là i) các loại bàn, ii) các loại
ghế và các loại ghế không có chân, iii) ngăn kéo. Những sản phẩm này phải dãn nhãn mác như quy
định trong Luật gắn mác chất lượng cho hàng hoá. Những hàng hoá không có nhãn mác sẽ không được
bày bán.
Sản phẩm

Các hạng mục gắn nhãn
18

Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Các loại bàn


i) Kích thước phủ bì, ii) vật liệu mặt bàn, iii) lớp hoàn thiện bề mặt (nếu có), iv)
hướng dẫn sử dụng, v) Tên của công ty và thông tin liên lạc (Địa chỉ hoặc điện

Ghế có chân và

thoại)
i) Kích thước, ii) kết cấu vật liệu, iii) lớp hoàn thiện bề mặt (nếu có), iv) Vật liệu

không chân

bọc, v) Vật liệu đệm, vi) Hướng dẫn sử dụng, vii) Tên của công ty và thông tin

Ngăn kéo

liên lạc (Địa chỉ hoặc điện thoại)
i) Kích thước, ii) Vật liệu bề mặt, iii) lớp hoàn thiện bề mặt (nếu có), iv) Hướng
dẫn sử dụng, v) Tên của công ty và thông tin liên lạc (Địa chỉ hoặc điện thoại)



Luật sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng

Luật này chỉ ra một số sản phẩm tiêu dùng có cấu trúc, vật liệu hoặc cách thức sử dụng gây ra những
vấn đề an toàn đặc biệt là "những sản phẩm đặc thù". Những sản phẩm cà biệt phải làm cam kết riêng
về việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn của chính phủ, và dán ký hiệu hiệu PS lên nhãn mác của mình.
Những sản phẩm không được dán nhãn theo quy địn của pháp luật không được bày bán ở Nhật Bản.
Trong số đồ dùng gia đình thì giường cũi giành cho trẻ nhỏ được chỉ định là "sản phẩm đặc thù đặc
biệt" vì chúng gây ra nguy cơ nguy hiểm cao và vì vậy phải trải qua kiểm định chất lượng bởi một tổ
chức trung gian. và phải dán ký hiệu PS lên nhãn mác sản phẩm, điều đó biểu thị rằng sản phẩm đã

tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật.


Dán mác tự nguyện dựa trên cơ sở các điều khoản của pháp Luật

 Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp (ký hiệu JIS)
Theo Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp, các tiêu chuẩn được đặt ra đối với chất lượng của các sản phẩm
công nghiệp. Các sản phẩm thoả mãn tiêu chuẩn của Luật này sẽ được cho phép dán mác JIS. Những
sản phẩm được chỉ định sẽ nằm trong số các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của JIS ("hệ thống ký
hiệu JIS"). Đối với đồ gỗ, các sản phẩm được được chỉ định đó là các loại bàn dùng trong văn phòng
(S1031-01), ghế văn phòng (S1032-01), tủ văn phòng (S1033-01), các loại giường thông thường dùng
trong gia đình (S1102-01), bàn và ghế dùng trong trường học (S1021-01).
 Dán mác công nghiệp tự nguyện
Ký hiệu SG: Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn đặt ra bởi Hiệp hội sản phẩm tiêu dùng an toàn được
phép in ký hiệu SG (Safety Goods). Đối với đồ gỗ, ký hiệu SG được áp dụng cho giường tầng, giá cốc,
tủ giành cho trẻ nhỏ, ghế, vv. Khi người tiêu dùng các sản phẩm có ký hiệu SG bị thương do sản phẩm
gây ra có thể được bồi thường tới 100 triệu Yên Nhật cho mỗi trường hợp. Tuy nhiên, việc bảo đảm chỉ
có giá trị đối với trường hợp tự bản thân bị thương do sử dụng sản phẩm.
19
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Hướng dẫn dán nhãn mác cho các sản phẩm phát sinh chất phom-an-đê-hit: các tổ chức công nghiệp
trong lĩnh vực đồ dùng trong nhà và bất động sản đã liên kết với nhau để đưa ra hướng dẫn chung về
việc dán nhãn cho các hạng mục phát thải chất phom-an-đê-hit. Ví dụ về việc phân loại nhãn mác cho
các sản phẩm có chứa phom-an-đê-hít như sau:
Tên sản phẩm
Cửa trong nhà

Nhà sản xuất (Nhà NK) Tên
công ty
XX Co Ltd
Phân loại phát thải phom-anđê-hit
Quy tắc dán mác
Lô sản xuất, ngày tháng

Các nguyên liệu thành phần

Liên hệ

F**** (vật liêu cơ sở F***)
Dựa vào "Hướng dẫn dán mác các đồ dùng trong trong nhà"
Xác nhận bằng bằng chứng gắn trên cửa
Phần hoàn thiện bên trong
Phần móng/đế
PB
F****
PB
F***
MDF
F****
Keo dính
F****
Gỗ dán
F****
Keo dính
F****
Tel: XXX-XX


 Địa chỉ liên hệ của các cơ quan liên quan
-

Luật tỉ giá và thương mại quốc tế: Phòng cấp phép thưong mại, Phòng hợp tác kinh tế và

thương mại, Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp:
-

Luật gắn mác chất lượng hàng hoá dùng trong gia đình: Phòng an toàn sản phẩm, Phòng quan

hệ khách hàng, Phòng Thương mại và thông tin chính sách, Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp :

-

Luật an toàn sản phẩm: Phòng an toàn sản phẩm, Phòng Thương mại và thông tin chính sách,

Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp:
-

Luật bảo tồn các loài động thực vật đang bị đe doạ: Phòng thế giới hoang dã, Phòng bảo tồn

thiên nhiên, Bộ môi trường:
2.4 Tình hình nhập khẩu các mặt hàng mây, tre, nứa của Nhật:
Hàng năm nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản rất lớn vì người Nhật có thói quen
tặng quà hàng ngày vào các dịp lễ và nhu cầu ngày càng tăng. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ và nội thất từ mây tre đan tăng 5.163.969 ngàn JPY, tương ứng với 16,3%.
Tình hình nhập khẩu các mặt hàng mây tre đan của Nhật:
20
Tiểu luận Marketing quốc tế



Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

2010
KNXK

2011
2010
2011
KNXK
4601xxxxx
14,115,122
19,032,235
Nước
%
%
(đv 1000 JPY)
(đv 1000 JPY)
(Các loại chiếu, thảm, màn che, bình phong và các sản
Trung Quốc (105)
26,580,143
84.001
31,845,212
86.520
phẩm
được
làm
bằng
cách
bện)

Việt Nam (110)
1,011,987
3.198
1,015,547
2.759
4602xxxxx(Các
lát)
10,578,2241.731
Philippines (117)sản phẩm đan
668,130
2.111 10,347,696
637,129
940130020
1,438
Indonesia (118)
2,427,932
7.673 7,106 2,174,517
5.908
Các
nước
khác
Ghế quay có thể điều chỉnh độ
cao bằng mây
954,620
3.017
1,134,376
3.082
940151000
1,639,032
1,433,296

(xem bảng số liệu)
Tổngmây, tre
31,642,812
100.000
36,806,781
100.000
Ghế
940381000
Nội thất bằng mây tre
441900110
Bộ bàn ăn và dụng cụ nhà bếp bằng tre
442190100
Que xiên bằng tre (Kushi of bamboo)
440921xxx
Ván lót sàn bằng tre (Bamboo flooring/ shaped
products)
441210xxx
Ván tre (Bamboo panel)

536,835

476,874

3,389,047

3,735,087

1,345,809

1,270,287


65,644

86,392

196,521

192,948

Trung Quốc hiện là nguồn cung sản phẩm nội thất và TCMN mây tre đan lớn nhất thế giới cũng như
của Nhật Bản, chiếm 84% KNNK của Nhật vào năm 2010 (tương ứng 26.580.143 ngàn JPY ) và tiếp
tục tăng 2,5% vào năm 2011 (tương ứng với 5.265.069 ngàn JPY). Indonesia, Việt Nam và Philipin
cuãng là một trong số những nước đứng đầu TG về sản xuẩt sản phẩm nội thất và TCMN mây tre đan,
nhưng so với TQ thì thị phần vẫn còn rất khiêm tốn. Trong năm 2010, KNNK của cả 3 nước chỉ chiếm
xấp xỉ 13% và đều giảm vào năm 2011, chỉ còn xấp xỉ 10%. Về cơ cấu mặt hàng nội thất và TCMN
mây tre đan thì KNNK mặt hàng mây tre đan chiếm chủ yếu với 29.610.459 ngàn JPY, chiếm 80,4 %,
tăng 8,7% trong khi xu hướng nội thất mây tre đan đang giảm.

21
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

PHẦN III
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG MÂY TRE LÁ VIỆT
NAM SO VỚI TRUNG QUỐC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN
3.1 Yếu tố thâm dụng
3.1.1 Yếu tố cơ bản

a. Điều kiện tự nhiên


Việt Nam

Diện tích rừng rộng lớn: Việt Nam có diện tích 330,363 km2 (thuộc loại có diện tích trung bình trên thế
giới), có sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái
đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng
trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng mây, tre, nứa….
Nguồn nguyên vật liệu tự trồng phát triên nhanh:
Ngoài ra, diện tích mây tre nứa trồng cũng phát triển rất nhanh, hiện chiếm khoảng 100.000 ha.Với
diện tích rừng rộng lớn đã tạo thuận lợi cho sự phát triển các làng nghề thủ công mây tre.
Có nhiều chủng loại khác nhau: Hiện tại Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ha tre nứa, chiếm 15% diện tích
rừng tự nhiên, với lượng khoảng 8,4 tỉ cây. Trong số này, khoảng 800.000ha là rừng tre nứa thuần loại
và 600.000ha là tre nứa hỗn giao với rừng gỗ.
Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác không hợp lý do đó nguồn nguyên liệu không đủ cung cấp cho các
cơ sở sản xuất. Theo ước tính, mỗi năm ngành tiểu thủ công mỹ nghệ nước ta cần đến 15.000 tấn mây
và 5.000 tấn song để làm hàng xuất khẩu, chưa kể hàng tiêu dùng trong nước. Với nhu cầu lớn như thế,
các vùng nguyên liệu ở nước ta chắc chắn không thể nào cung ứng nổi, do đó hằng năm phải nhập thêm
nguyên liệu thô từ các nước bạn.
Hiện VN rất giàu tài nguyên MT. Trong số này, toàn bộ các tỉnh phía bắc, một số tỉnh miền Trung và
Tây Nguyên đều là những vùng nguyên liệu dồi dào. Thế nhưng Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng và Đà
Nẵng lại mới là nơi có hạ tầng xúc tiến thương mại, quảng bá và XK.


Trung Quốc

Diện tích lớn, nguồn nguyên liệu dồi dào: Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới,
gấp 29 lần so với Việt Nam, khoảng 233,97 triệu km2. Trung Quốc hiện có tổng cộng 233,97 triệu ha
rừng, chiếm 16,55% tổng diện tích đất quốc gia. Sự trải dài qua các đới khí hậu cộng với các khu vực


22
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

rừng có diện tích rộng lớn đã khiến cho Trung Quốc có một ưu thế tuyệt đối để trồng trọt các giống cây
sống trong khí hậu từ Hàn đới đến Nhiệt đới với sản lượng khá lớn hàng năm.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới về canh tác, nghiên cứu và sử dụng tre. Theo điều tra
mới nhất, diện tích rừng tre các loại ở Trung Quốc là 4.210.000 ha, mây là 300,000ha. Với giá trị sản
xuất hàng năm đạt $ 5500000000. Sản phẩm tre được xuất khẩu sang hơn 30 quốc gia và khu vực. Sản
phẩm tre chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kông, Macao và Đài Loan khu vực và khu vực Đông Nam Á,
Châu Âu, Hoa Kỳ và các nước khác.
Ngành công nghiệp tre đã trở thành một ngành công nghiệp hàng đầu và một điểm quan trọng tăng
trưởng kinh tế. Tre hiện đang là nguyên liệu chủ yếu cho các ngành sản xuất giấy, thực phẩm, than nên
có sự thiếu hụt về nguồn cung ứng cho sản xuất mặt hàng thủ công.
b. Nguồn lao động


Việt Nam

Việt Nam là nước có lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao: trên 70% lực lượng lao động cả
nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp – giá nhân công rẻ. Điều này làm cho sản phẩm xuất khẩu
của Việt Nam có giá thành thấp, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Nghề mây tre đan gần đây phát triển mạnh ở nhiều vùng nông thôn đã tạo thu nhập ổn định, giải quyết
việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi. Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối
(Bộ NN&PTNT) cho biết, trong tổng số 2.017 làng nghề của Việt Nam, thì nghề mây tre đan chiếm số
lượng lớn nhất với 723 làng nghề, thu hút lực lượng lao động lên đến 342 nghìn người.
Nguồn nhân lực dồi dào, cộng với chi phí lao động thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác (khoảng

120-150 USD/tháng) đã tạo nên sức cạnh tranh về giá trên thị trường.
Nhưng để trở thành hàng hóa thương mại, các làng nghề cần có nhà tổ chức sản xuất, XK quy mô lớn,
trọng thẩm mỹ, biết khám phá thị hiếu, thị trường.


Trung Quốc

Là nước có dân số đông nhất thế giới, và cơ cấu dân số trẻ: Dân số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,331
tỷ người, cơ cấu dân số trẻ. Thêm vào đó, mục tiêu của chính sách xã hội Trung Quốc là tạo ra nhiều
việc làm cho người trẻ tạo thuận lợi cho ngành cần nhiều lao động trẻ với giá rẻ.
Số lượng cơ sở và doanh nghiệp tham gia thị trường đông đảo. Hiện nay có khoảng 32000 doanh
nghiệp sản xuất và có khoảng 758,7000 lao động, trong đó phụ nữ chiếm 60-70%.
Chi phí lao động thấp là lợi thế quan trọng nhất của ngành thủ công Trung Quốc (khoảng 120 –
180USD/tháng). Nhưng có bằng chứng cho thấy rằng có thể có sự thiếu hụt lao động có trình độ.
23
Tiểu luận Marketing quốc tế


Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Tuy nhiên, cả Việt Nam và Trung Quốc đều phải đối mặt với một vấn đề lớn là sản phẩm vẫn chưa có
thiết kế hay thương hiệu riêng cũng như chất lượng sản phẩm chưa có thể cạnh tranh với các nước như
Canada, EU, Mỹ...
3.1.2 Yếu tố tăng cường:
Trình độ kỹ thuật, năng lực, kinh nghiệm


Việt Nam

Việt Nam có truyền thống sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ lâu đời và đối với nhu cầu của ngành hiện nay

thì những kỹ thuật sản xuất truyền thống được lưu truyền và phát triển là một nguồn vốn kiến thức
quốc gia vô giá, đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành gỗ mỹ nghệ Việt Nam khi xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài, và sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà đã được xuất khẩu tới trên
120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình 200 triệu USD trong
mấy năm gần đây (năm 2007 đạt 219 triệu USD; năm 2008 đạt trên 250 triệu USD).
Theo Bộ Nông nghiệp& PTNT, hiện cả nước có 2.017 làng nghề. Trong đó có 713 làng nghề làng nghề
mây, tre, giang đan, thu hút gần 350.000 lao động.
Kỹ năng thủ công tuyệt vời và nguyên liệu thủ công phong phú làm cơ sở cho trang trí và sự khác biệt
của sản phẩm: Kỹ thuật Sản phẩm có mẫu mã đa dạng và có độ sắc sảo. Đa số người dân làng nghề đều
cho rằng, mỗi sản phẩm đều đòi hỏi công phu, kỹ càng, khéo léo... và người Việt đáp ứng được điều
này nhờ phẩm chất chăm chỉ, miệt mài và rất tài hoa.


Trung Quốc

Các sản phẩm mây tre là các sản phẩm truyền thống được phát triển lâu đời ở các hộ gia đình ở nông
thôn. Không những Trung quốc có truyền thống về sản xuất các mặt hàng nội thất bằng tre nứa, mà còn
sử dụng nguồn nguyên liệu này cho việc sản xuất giấy, than, dược liệu, …. Hiện nay việc sản xuất các
mặt hàng mây tre đã được mở rộng và góp phần quan trọng trong nền kinh tế. Ước tính giá trị thương
mại của mặt hàng này tại Trung Quốc đạt 2 tỷ USD.
Năng lực học hỏi và thiết kế sản phẩm nhanh làm cho sản phẩm Trung Quốc có sự đa dạng về mẫu mã,
nhưng chất lượng vẫn chưa được đảm bảo.
3.2 Yếu tố nhu cầu
Thị trường trong nước
Khác với các sản phẩm xuất khẩu khác Ngành công nghiệp du lịch hứa hẹn sẽ đẩy
thường tập trung vào xây dựng mạnh thương nhu cầu cho cả hai khu vực đồ dùng gia dụng
hiệu và thị trường trong nước sau đó mới phát và nội thất khách sạn, cũng như nhiều sản

24
Tiểu luận Marketing quốc tế



Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mây tre đan Việt Nam so với Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

triển ra thị trường nước ngoài thì các mặt phẩm cao cấp khác.
hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, và các sản Theo số liệu thống kê chính thức của Trung
phẩm mây, tre, lá nói riêng lại phát triển phân Quốc, mỗi năm Trung Quốc hoàn thành 1,2 tỷ
khúc thị trường nước ngoài ngay từ đầu, mét vuông cơ sở hạ tầng, trong đó 500 triệu
trước khi tập trung đầu tư phát triển thị mét vuông dành cho các hộ gia đình
trường trong nước.

Hiện nay, Trung Quốc có nhiều chủng loại

Trong tổng số sản phẩm thủ công mỹ nghệ hàng nội thất trên thị trường, chủ yếu phục vụ
sản xuất ra ở trong nước thì chỉ có 10% số cho nội thất khách sạn, nội thất văn phòng và
sản phẩm được tiêu thụ trong thị trường nội nơi công cộng. người Trung Quốc nói chung
địa còn 90% đều được xuất khẩu ra thị trường và người Á Đông nói riêng thích sưu tầm đồ
các nước. Tại sao ngay tại một nước có tiềm gỗ và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tính
năng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ giá trị cao
lớn như ở Việt Nam mà người dân vẫn phải
đi mua những mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ
công ty có xuất xứ từ Thụy Điển như IKEA,
Anh như Chargin, …? Lí do đơn giản bởi
ngoài việc cạnh tranh về mẫu mã và kiểu
dáng thì yếu tố về văn hóa, ứng dụng của sản
phẩm được người tiêu dùng quan tâm nhất lại
là những điều mà doanh nghiệp Việt Nam
hiện vẫn chưa đáp ứng được.
Hiện nay đã có sự tăng trưởng về nhu cầu các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong thị trường

nội địa . Đời sống của người dân đã được
nâng cao. Nhu cầu các sản phẩm mây tre
phục vụ cuộc sống cũng tăng rất đáng kể. Các
gia đình hiện nay cũng có xu hướng chọn
những vật dụng trang trí nội thất bằng mây
tre.
Sự tăng trưởng kinh tế trong nước, đặc biệt là
các sản phẩm trang trí nội thất cao cấp cho
25
Tiểu luận Marketing quốc tế


×