Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận quản trị xuất nhập khẩu chủ đề international commerce terms

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.9 KB, 13 trang )

Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................i
I.Incoterms 2010..............................................................................................................................1
1.Khái quát ..................................................................................................................................1
2.Phân loại....................................................................................................................................1
3.Các điều khoản trong Incoterms 2010......................................................................................1
II.Khác biệt giữa incoterms 2010 và 2000......................................................................................4
1.Điểm giống nhau của Incoterms 2000 và Incoterms 2010......................................................4
2.Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010......................................................4
a.Bảng so sánh:...................................................................................................................................4
b.Nội dung sự khác biệt......................................................................................................................5

III.Tại sao doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thường áp dụng các điều kiện giao hàng
FOB, FCA ......................................................................................................................................7
1.Vì sao DN VN thường chọn các điều kiện giao hàng FOB và FCA.......................................7
a.FOB..................................................................................................................................................7
b.FCA..................................................................................................................................................7

2.VN không nên xuất FOB và nhập CFI vì:................................................................................8
IV.Những lợi ích khi nhập khẩu theo điều kiện CIF và xuất khẩu theo điều kiện FOB.............10
1.Giao hàng theo điều kiện CIF đem lại lợi ích gì?..................................................................10
2.Nhập khẩu theo điều kiện FOB, đem lại lợi ích gì?...............................................................10
V.Để xuất khẩu theo điều kiện CFR, CIR, CPT, va CIP thì cần làm gì?....................................11
VI.Cách thức lựa chọn các điều khoản Incoterms........................................................................11
VII.Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms......................................................................................12
VIII.Tài liệu tham khảo.................................................................................................................12
i




Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

INTERNATIONAL COMMERCE TERMS
I. Incoterms 2010
1. Khái quát
Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc
tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên
bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
Incoterm quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ
trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách
nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyển
giao trách nhiệm về hàng hoá.
Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng thương mại Quốc tế (ICC)
ở Paris, Pháp và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011.
Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong
Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP.
2. Phân loại
Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm:
Các điều khoản dùng chung cho bất kỳ loại hình vận vận chuyển nào:
EXW - Ex Works – Giao tại xưởng
FCA - Free Carrier – Giao cho nhà chuyên chở
CPT - Carriage Paid To - Cước phí trả tới
CIP - Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới
DAT - Delivered At Terminal (new) – Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)
DAP - Delivered At Place (new) – Giao tại nơi đến (điều khoản mới)

DDP - Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuế
Các điều khoản chỉ sử dụng cho vận tải biển hoặc thủy nội địa:
FAS - Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu
FOB - Free On Board – Giao lên tàu
CFR - Cost and Freight – Trả cước đến bến
CIF - Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bến
3. Các điều khoản trong Incoterms 2010
EXW
(Ex Works)
Giao tại xưởng

Người mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa
hàng từ đầu người bán đến điểm cuối cùng.
Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới quyền định đoạt của
người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho).
Điều khoản này thể hiện trách nhiệm tối thiểu của người bán.
1


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

FCA
(Free Carrier)
Giao cho nhà chuyên chở

Người bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục xuất khẩu cho
đến tận khi giao cho nhà chuyên chở được chỉ định bởi người
mua tại điểm hoặc địa điểm đã được chỉ định.

Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm giao hàng chính xác,
người bán sẽ chọn trong những điểm hoặc địa điểm nơi mà nhà
chuyên chở sẽ nhận hàng.
Khi người bán được yêu cầu hỗ trợ tìm và ký hợp đồng với
nhà chuyên chở, trách nhiệm rủi ro và phí tổn ngươi mua sẽ
phải gánh chịu.
Nếu việc giao hàng diễn ra tại cơ sở của người bán, người bán
có nghĩa vụ bốc hàng
Nếu việc giao hàng diễn ra tại địa diểm không phải là cơ sở
của người bán, người bán không có nghĩa vụ bốc hàng.

FAS
(Free Alongside Ship)

Người bán được cho là hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi hàng
được đặt cạnh mạn tàu tại cảng giao hàng, từ thời điểm này
người mua sẽ chịu mọi phí tổn về rủi ro về hàng hóa.
Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu.

FOB
(Free On Board)

Người mua chịu mọi phí tổn và rủi ro ngay sau khi hàng được
giao qua lan can tàu tại cảng xuất khẩu.
Người mua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu.

CPT
(Carriage Paid To)
Trả cước tới


Người bán trả cước vận chuyển đến đích. Rủi ro về hư hỏng và
mất mát hàng hóa sau khi hàng đã được giao cho người chuyên
chở sẽ được chuyển từ người bán sang người mua. Điều khoản
này người bán có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu. Điều
khoản này cũng được dùng cho tất cả các hình thức chuyên
chở.

CIP
(Carriage & insurance Paid to
)
Trả cước và bảo hiểm tới

Người bán có nghĩa vụ giống như điều kiện CPT nhưng có
thêm trách nhiệm mua bảo hiểm cho những rủi ro về hư hại,
tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Người bán có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu, tuy nhiên chỉ có
trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức thấp nhất.

CFR
(Cost and FReight)

Người bán chịu các phí tổn và trả cước vận chuyển đến cảng
đích.
Thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua là
ngay sau khi hàng được giao qua lan can tàu tại cảng xuất.
Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu.
2


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu


International Commerce Terms

CIF
(Cost, Insurance & Freight)

Người bán có nghĩa vụ giống như điều khoản CFR tuy nhiên
người bán có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm rủi ro về hư hại và
tổn thất hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu.

DAT
(Delivered At Terminal)
Giao tại bến

Là điều kiện mới bổ sung trong Incoterms 2010. Điều kiện này
có thể được sử dụng cho tất cả các loại hình chuyên chở.
Người bán chỉ được coi là đã giao hàng khi hàng hóa được dỡ
từ phương tiện vận tải xuống bến, cảng hoặc địa điểm đích
được chỉ định và đặt dưới sự định đoạt của người mua. “Bến”
bao gồm cả cầu tàu, nhà kho, bãi container hay đường bộ,
đường sắt hay nhà ga sân bay. Hai bên thỏa thuận về bến giao
và nếu có thể ghi rõ địa điểm trong bến nơi là thời điểm
chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua.
Nếu như người bán chịu các chi phí vận chuyển từ bến đến
một địa điểm khác thì các điều khoản DAP hay DDP sẽ được
áp dụng.
Trách nhiệm:
Người bán có nghĩa vụ đặt hàng đến nơi được ghi trong hợp
đồng.

Người bán có nghĩa vụ đảm bảo rằng hợp đồng chuyên chở
của họ là cho hợp hợp đồng mua bán hàng hóa
Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu
Người mua có nghĩa vụ làm các thủ tục nhập khẩu, thủ tục hải
quan và nộp thuế
Nếu hai bên thỏa thuận rằng người bán chịu các phí tổn và rủi
ro từ bến đích đến một địa điểm khác thì sẽ áp dụng điều
khoản DAP

DAP
(Delivered At Place)
Giao tại địa điểm

Người bán giao hàng khi hàng hóa đặt dưới quyền định đoạt
của người mua trên phương tiện vận tải đã đến đích và sẵn
sàng cho việc dỡ hàng xuống địa điểm đích.
Các bên được khuyến cáo nên xác định càng rõ càng tốt điểm
giao hàng tại khu vực địa điểm đích, bởi vi đó chính là thời
điểm chuyển giao rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người
mua.
Nếu người bán có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế…
điều khoản DDP sẽ được áp dụng.
Trách nhiệm:
3


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms


Người bán có nghĩa vụ và rủi ro giao hàng đến địa điểm thỏa
thuận
Người bán được yêu cầu ký hợp đồng vận chuyển thích hợp
với hợp đồng mua bán hàng hóa
Người bán có nghĩa vụ làm các thủ tục xuất khẩu
Các phí tổn dỡ hàng tại điểm đích, nếu không có thỏa thuận
trước, người bán sẽ không phải gánh chịu
Người mua có nghĩa vụ hỗ trợ cung cấp các giấy tờ cần thiết
để làm hải quan và nộp thuế
DDP
(Delivered Duty Paid)
Giao đã trả thuế

Người bán có nghĩa vụ giao hàng đến địa điểm thỏa thuận tại
nước nhập khẩu, bao gồm việc chịu hết các phí tổn và rủi ro
cho đến khi hàng đến đích, gồm cả các chi phí thuế và khai hải
quan.

II. Khác biệt giữa incoterms 2010 và 2000
1. Điểm giống nhau của Incoterms 2000 và Incoterms 2010
• Có 07 điều kiện thương mại: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP. Khuyến cáo áp
dụng phương tiện thủy đối với các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF
• Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức đối với các điều
kiện: CPT, CIP, DDP.
• Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật. Các bên có thể áp dụng
hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong hợp đồng
ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại
thương.
2. Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 và Incoterms 2010
a. Bảng so sánh:

STT
Tiêu chí so sánh
1 Số các điều kiện thương
mại
2 Số nhóm được phân
3 Cách thức phân nhóm

4
5

Nghĩa vụ liên quan đến
đảm bảo an ninh hàng hóa
Khuyến cáo nơi áp dụng

Incoterms 2000
13 điều kiện

Incoterms 2010
11 điều kiện

04 nhóm
Theo chi phí vận tải và
địa điểm chuyển rủi ro

02 nhóm
Theo hình thức vận tải:
thủy và các loại phương
tiện vận tải
Có qui định A2/B2;
A10/B10

Thương mại quốc tế và

Không quy định
Thương mại quốc tế
4


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

Incoterms
6
7
8
9
10

Quy định về chi phí có liên
quan
Các điều kiện thương mại
DES, DEQ, DAF, DDU
Các điều kiện thương mại:
DAT, DAP
Nơi chuyển rủi ro của điều
kiện FOB, CFR, CIF
Quy định phân chia chi phí
khi kinh doanh theo chuỗi
(bán hàng trong quy trình
vận chuyển)


Không thật rõ

nội địa; sử dụng trong các
khu ngoại quan
Khá rõ: A4/B4 & A6/B6



Không

Không



Lan can tàu

Hàng xếp xong trên tàu

Không



b. Nội dung sự khác biệt
• Một trong những sửa đổi quan trọng trong phiên bản Incoterms 2010 là bỏ 4 điều khoản
(DAF, DES, DEQ và DDU) và đưa vào 2 điều khoản mới (DAP - Delivered at Place và
DAT - Delivered at Terminal). Sự thay đổi này bắt nguồn từ xu hướng vận chuyển hàng
hóa bằng container ngày càng chiếm tỷ trọng quan trọng trong giao thương và dường
như các nhà soạn thảo quy tắc cũng lo lắng với tình trạng các bên giao dịch thường chọn
“nhầm” điều khoản hoặc lẫn lộn các điều khoản, dẫn đến các hợp đồng có nội dung mẫu

thuẫn hoặc không rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Điều kiện DAT của
Incoterms 2010 áp dụng khi hàng hóa được giao vào quyền định đoạt của người mua tại
ga/trạm xác định tại cảng hoặc tại điểm đích chưa được dỡ xuống khỏi phương tiện vận
tải đến. Điều khoản DAT của Incoterm 2010 thay thế cho điều khoản DEQ trước đó của
Incoterms 2000 vốn chỉ phù hợp cho hàng nguyên liệu. Incoterms 2000 không có giải
pháp thỏa đáng cho các điều khoản “D” đối với trường hợp hàng hóa được giao mà chưa
dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải đến tại trạm/ga. Điều khoản mới DAT của Incoterm
2010 (Delivered at Terminal) đã giải quyết được vấn đề này và bao gồm tất cả các
trường hợp trước đó được qui định bởi điều khoản DEQ. “Trạm xác định” trong điều
khoản DAT có thể là cầu cảng tại cảng dỡ hoặc trạm container tại cảng dỡ. Điều kiện
DAP trong Incoterms 2010 bao gồm tất cả các trường hợp người bán giao hàng cho
người mua trên phương tiện vận tải đến mà chưa dỡ hàng xuống, là những trường hợp
trước đó được qui định bởi các điều khoản DAF, DES cũng như tất cả các trường hợp
giao hàng tại cơ sở của người mua hay điểm đích nào khác tại nước của người mua mà
trước đó được qui định bởi điều khoản DDU. Đối với điều khoản DAP, “phương tiện
vận tải đến” cũng có thể là một con tàu, và “điểm đích xác định” có thể là cảng dỡ.
5


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

• Thứ hai, 11 điều khoản được chia làm 2 loại điều khoản thay vì 04 loại như Incoterms
2000: Giao hàng bằng bất kỳ phương thức vận tải nào (vận tải biển, đường bộ, hàng
không, đường sắt, đa phương thức) – EXW, FCA, CPT, CIP, DAP, DAT và DDP; và
giao hàng bằng vận tải đường biển/ đường thủy nội địa – FAS, FOB, CFR và CIF.
• Thứ ba, Incoterms 2010 chính thức thừa nhận rằng những qui tắc này có thể sử dụng cả
trong TMQT và thương mại nội địa (nếu phù hợp).
• Thứ tư, nêu rõ tham chiếu đến việc sử dụng "các phương tiện ghi chép điện tử có giá trị

tương đương với việc trao đổi thông tin bằng giấy", nếu như các bên đồng ý như vậy,
hoặc đó là tập quán thương mại. Điều này phản ánh sự thừa nhận của ICC về tầm quan
trọng ngày càng tăng và tính chắc chắn về hợp đồng (nhờ tốc độ chuyển thông tin nhanh
chóng) mà giao tiếp bằng điện tử mang lại và đảm bảo sự phù hợp của Incoterms 2010
trong tương lai khi các giao tiếp/thủ tục điện tử ngày càng phát triển.
• Thứ năm, Incoterms 2010 là phiên bản điều kiện thương mại đầu tiên kể từ khi các điều
kiện bảo hiểm hàng hóa được sửa đổi và đã tính đến những sự thay đổi của các điều kiện
này.
• Thứ sáu, phân bổ các nghĩa vụ tương ứng của các bên trong việc cung cấp hoặc hỗ trợ
để lấy được các chứng từ và thông tin cần thiết nhằm thông quan liên quan đến an ninh.
Các phiên bản Incoterms trước đây không yêu cầu chi tiết về mức độ hợp tác như vậy.
• Thứ bảy, trách nhiệm đối với các khoản phí xếp hàng tại ga/trạm được phân bổ rõ ràng.
Trong trường hợp người bán phải thuê và thanh toán cho việc vận chuyển hàng hóa đến
một điểm đích nhất định (CIP, CPT, CFR, CIF, DAT, DAP và DDP), có thể các chi phí
bốc xếp hàng hóa đã được chuyển sang cho người mua thông qua giá cả của hàng hóa.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, trong một số trường hợp, người mua vẫn có thể phải thanh
toán khoản này cho nhà ga (tức là chịu phí hai lần). Incoterms 2010 đã cố gắng khắc
phục tình trạng này bằng cách làm rõ ai sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí ở
ga/trạm. Tuy nhiên, vẫn phải chờ thêm một thời gian nữa để xem liệu qui định của
Incoterms có chấm dứt được tình trạng người mua phải chịu phí hai lần như trước nữa
hay không.
• Thứ tám, trong quá trình mua bán hàng hóa hiện nay, thường có trường hợp hàng hóa
được bán tiếp một vài lần trong quá trình vận chuyển (tức là bán dây chuyền, hay bán
hàng trong quá trình vận chuyển). Trong trường hợp như vậy, người bán ở giữa dây
chuyền không phải là người gửi hàng đi, vì hàng đã được gửi đi bởi người bán ở đầu dây
chuyền. Do đó, nghĩa vụ của người bán ở giữa dây chuyền là mua hàng hóa mà đã được
gửi đi. Incoterms 2010 làm rõ điều này bằng cách cho thêm cụm từ “nghĩa vụ mua hàng
hóa đã được gửi đi” như một nghĩa vụ thay thế cho nghĩa vụ gửi hàng. Điều này phù hợp
với các trường hợp FAS, FOB, CFR và CIF vì về nguyên tắc nó chỉ có thể được thực
hiện khi sử dụng vận đơn hay một chứng từ sở hữu có tính chất tương đương.

6


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

• Thứ chín, trong Incoterms 2010, các điều khoản FOB, CFR và CIF của Incoterms đều
bỏ phần nói đến lan can tàu như là điểm giao hàng, thay vào đó là nói đến hàng được
giao “on board” (xếp lên tàu/ lên boong).
• Thứ mười, Incoterms 2010 sử dụng cụm từ “đã được đóng gói”. Từ này được sử dụng
cho các mục đích khác nhau: (1) Đóng gói hàng hóa theo yêu cầu trong hợp đồng mua
bán; (2) đóng gói hàng hóa sao cho phù hợp với việc vận chuyển (3) việc xếp hàng đã
đóng gói trong container hay các phương tiện vận tải khác. Trong Incoterms 2010, đóng
gói có cả hai nghĩa thứ nhất và thứ hai nêu trên. Incoterms 2010 không đề cập đến nghĩa
vụ của các bên trong việc xếp hàng vào container và do đó các bên liên quan phải thống
nhất cụ thể về vấn đề này trong hợp đồng mua bán. Incoterms 2000 không có qui định rõ
ràng về vấn đề này.
• Chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011, Incoterms 2010 được giới TMQT đánh giá
là một trong những điểm mốc quan trọng, một trong những quy tắc cập nhật nhất, đáp
ứng được tốc độ phát triển của TMQT. Các doanh nghiệp Việt Nam khi ký hợp đồng
mua bán với các đối tác nước ngoài/ trong nước cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng đồng
thời tham khảo ý kiến tư vấn của ngân hàng phục vụ để đảm bảo hiểu đúng và có những
ứng xử thích hợp khi có tranh chấp xảy ra.

III. Tại sao doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thường áp dụng các điều

kiện giao hàng FOB, FCA
1. Vì sao DN VN thường chọn các điều kiện giao hàng FOB và FCA
a. FOB

Có 2 nguyên nhân dẫn đến thói quen này của các doanh nghiệp ta:
• Thiếu thông tin về bảo hiểm và giá cước tàu hoặc container.
• Tâm lý cán bộ nghiệp vụ ngại chào hàng theo điều kiện CIF, vì phải tính toán tỷ lệ phí
mua bảo hiểm và cước tàu (hoặc container), do đó các doanh nghiệp của ta chỉ chào
hàng theo điều kiện FOB, vì giao hàng lên tàu là hết trách nhiệm. Nếu nhập khẩu,
thường đề nghị khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện CIF, hoặc CFR (giá hàng và
cước phí)
b. FCA
Nếu các doanh nghiệp đang áp dụng phương thức giao hàng FOB xuất các lô hàng nhỏ thay
vì trong các container như hiện nay thì thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng các doanh nghiệp xuất
khẩu không thể tự “vác” các container giao cho nhà nhập khẩu tại lan can tàu. Và không ai có
thể kiểm tra container ngay tại cầu tàu trước khi đưa qua lan can tàu, bởi lẽ chỉ cần dỡ một
container ra kiểm tra sẽ làm ách tắc cả cầu tàu.
Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu phải giao cho người chuyên chở tại các bãi để container
(gọi là CY- Container Yard) hay các trạm giao hàng lẻ (gọi là CFS- Container Freight Station)
ở trên bờ. Việc kiểm tra, kiểm đếm giữa hai bên và cả việc thông quan của cơ quan hải quan
7


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

đều diễn ra ở CY hay CFS. Và đây mới chính là lan can tàu theo đúng nghĩa của hàng đóng
container.
Thông thường từ lúc giao container cho người chuyên chở tại CY cho tới lúc nhận được vận
đơn của hãng tàu phải mất 5 đến 7 ngày. Mùa xuất khẩu cao điểm phải chờ trên 10 ngày, có khi
còn lâu hơn.
Đây chính là thiệt hại cho doanh nghiệp vì hàng đã giao cho nhà nhập khẩu nhưng chưa thể
lấy được tiền. Trong khi kinh doanh xuất khẩu nhiều doanh nghiệp phải vay ngân hàng ngay

khi ký được hợp đồng, trễ nhận tiền ngày nào là chịu lãi ngày đó.
Khi áp dụng FCA, nhà xuất khẩu chỉ phải giao container hàng cho người chuyên chở của
nhà nhập khẩu ở trên bờ, và chỉ cần nhận vận đơn của nhà chuyên chở container trên bờ là có
thể thực hiện thanh toán với nhà nhập khẩu, thay vì phải đợi vận đơn của hãng tàu.
Việc áp dụng FCA không chỉ trả về đúng bản chất của giao hàng bằng container, mà còn có
lợi trong thanh toán cho nhà xuất khẩu, tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đưa
container từ bãi lên trên tàu. Hơn nữa nếu ký hợp đồng mua bán theo phương thức giao nhận
FCA, nhà xuất khẩu Việt Nam còn không phải chịu phí xếp dỡ container (THC) mà các hãng
tàu đang thu ở Việt Nam.
2. VN không nên xuất FOB và nhập CFI vì:
Thứ nhất:
Bằng con số thực tế năm 2007 ta có thể thấy như sau:
Theo tính toán, nếu sử dụng dịch vụ vận tải và bảo hiểm trong nước để XK theo điều kiện
CIF thì trong năm 2007 Việt Nam đã có thể thu thêm hơn 3 tỉ USD tiền XK các dịch vụ vận
chuyển quốc tế và bảo hiểm hàng hoá. Tức là thay vì chỉ XK được 48,56 tỉ USD, giá trị XK của
Việt Nam sẽ đạt 51,95 tỉ USD. Chiều ngược lại, nếu tất cả các DN trong nước NK theo điều
kiện FOB, thuê tàu và mua bảo hiểm VN, trả phí bằng đồng Việt Nam, thì chỉ phải thanh toán
58,32 tỉ USD hàng NK, thay vì 62,7 tỉ USD như hiện nay. Số ngoại tệ do tiết kiệm được tiền
bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài giảm tới 4,38 tỉ USD.
Từ con số thực tế và chuyển đổi đó, ta có thể thấy rằng, việc nhập CIF và xuất FOB đã làm
giảm đi một lượng ngoại tệ lớn của Việt nam mà đáng lẽ chúng ta có thể tiết kiệm và thu được.
Thứ hai:
Việc giành quyền vận tải có ý nghĩa rất quan trọng trong buôn bán ngoại thương. Bên nào
dành được quyền Vận tải sẽ được phép chọn:
- Tuyến đường vận tải
- Phương pháp chuyên chở
- Người chuyên chở
Việc VN xuất FOB, nhập CIF thì đương nhiên quyền vận tải thuộc về các nhà xuất nhập
khẩu(XNK) nước ngoài. Như vậy đồng nghĩa với việc các nhà XNK nước ngoài có quyền lựa
chọn 3 yếu tố trên và khai thác được tình hình thị trường, giá cả thuê tàu và hãng tàu...Vì vậy

để tăng lợi nhuận trong giá hàng CIF của mình, các nhà XNK nước ngoài có thể tìm mọi cách
8


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

hạ thấp chi phí vận tải bằng cách lựa chọn và ký các hợp đồng thuê tàu theo những điều kiện
lỏng lẻo và bất lợi cho ta. Hoặc bằng những lợi thế của mình, các nhà XNK nước ngoài có thể
tiết kiệm được chi phí vận tải bằng cách lựa chọn những hãng tàu rẻ mà nếu để ta vận chuyển
có thể đắt hơn, và dù xuất hay nhập khẩu thì họ vẫn có lời lớn.
Việc các nhà XNK VN để mất đi quyền vận tải đã làm mất đi nhiều lợi ích mà nó mang lại.
Ví dụ, khi ta xuất CIF ta có thể lựa chọn các doanh nghiệp vận tải trong nước, chủ động chọn
được đội tàu chất lượng, đảm bảo thời gian giao hàng, chủ động được về vấn đề giá cả thuê tàu,
tối thiểu hóa chi phí vận tải từ đó giành được lợi thế về giá cả trong đàm phán ... Việc chủ động
giành quyền vận tải sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chọn đội tàu trong nước, tạo điều kiện
phát triển đội tàu của nước nhà....
Thứ ba: Ảnh hưởng tới ngành bảo hiểm
Ta đã biết, bảo hiểm XNK mang lại một nguồn lợi và thu nhập lớn cho các doanh nghiệp
bảo hiểm nói riêng và quốc gia nói chung.Như vậy, khi chúng ta nhập CIF và xuất FOB thì
quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và
mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty
bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.Việc thương nhân nước ngoài tìm đến
và mua bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cho hàng hóa của họ có lẽ
chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Đối với các công ty XNK của ta, nếu không xuất FOB và nhập CIF, nghĩa là có quyền chọn
bảo hiểm. Đơn bảo hiểm được ký kết với các công ty bảo hiểm Việt Nam, công ty XNK tránh
được những phiền phức về thủ tục pháp lý, ngôn ngữ, địa lý… có thể sẽ gặp phải khi sự cố bảo
hiểm xảy ra.

Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kim ngạch xuất
khẩu, nhập khẩu hàng năm là rất lớn và có xu hướng tăng nhanh. Chẳng hạn, năm 2008, xuất
khẩu của nước ta đạt khoảng 62 tỷ USD, nhập khẩu xấp xỉ 90 tỷ USD. Phí bảo hiểm cho lượng
hàng hóa này là một số khổng lồ. Vì vậy, để "tuột khỏi tay" quyền thu phí bảo hiểm với lượng
hàng hóa đó là một thiệt hại vô cùng lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm mà còn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại:
Nếu Việt Nam chuyển dần từ phương thức xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF sang xuất khẩu theo
điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB. Điều này xét về toàn cục có lợi cho nền kinh tế
quốc dân do đã tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hải và ngành vận tải biển phát triển. Và
chính sự phát triển của hai ngành này có tác động ngược trở lại góp phần mở rộng không
ngừng hoạt động kinh tế đối ngoại. Sự phối kết hợp hỗ trợ nhau cùng phát triển của ba lĩnh vực
XNK, bảo hiểm hàng hải, và vận tải đường biển có một ý nghĩa quan trọng. Sẽ là rất khó cho
hoạt động XNK nếu ngành bảo hiểm và vận tải biển kém phát triển, và ngành bảo hiểm và vận
tải biển cũng không thể phát triển mạnh được trong điều kiện kim ngạch XNK thấp.
9


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

IV. Những lợi ích khi nhập khẩu theo điều kiện CIF và xuất khẩu theo điều
kiện FOB.
1. Giao hàng theo điều kiện CIF đem lại lợi ích gì?
• Lợi ích đối với doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị
giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp
thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn.
Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc

container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến
chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.
Đối vơi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container): Các công ty này
của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các DN liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu
(container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết
thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo
hiểm và cước tàu.
• Lợi ích với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tàu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền
hoa hồng - commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh
hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tàu nước ngoài
được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điều kiện
CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên, chúng ta không nên coi đó là tiền
hối lộ, như lâu nay nhiều người thường quan niệm.
2. Nhập khẩu theo điều kiện FOB, đem lại lợi ích gì?
Theo bảng phân tích trên, thay vì các doanh nghiệp nhập khẩu theo điều kiện CIF như hiện nay,
chúng ta nên yêu cầu khách nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB.
• Lợi ích cho quốc gia: Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện
FOB, thuê tàu và mua bảo hiểm trong nước, trả phí bằng đồng Việt Nam, khi đó chúng ta chỉ
phải thanh toán cho phần nhập khẩu là 58,32 tỷ USD, thay vì 62,70 tỷ USD như hiện nay. Số
ngoại tệ nhập khẩu giảm (-) 4,38 tỷ USD, do chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu
phải trả cho nước ngoài.
• Lợi ích đối với doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu: Các doanh nghiệp trả tiền ký quỹ để
mở L/C ít hơn nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF. Nếu nhập khẩu theo điều kiện CIF, khi khách
nước ngoài giao hàng, sau 3 ngày họ đã điện đòi tiền. Nếu nhập khẩu theo điều kiện FOB, khi
hàng cập cảng, doanh nghiệp nhập khẩu mới phải trả tiền cước tàu, doanh nghiệp không bị tồn
vốn, hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng
nhập khẩu.

10



Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms

V. Để xuất khẩu theo điều kiện CFR, CIR, CPT, va CIP thì cần làm gì?
Nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C thì sẽ “cầu” tất yếu sẽ gia tăng, vì đối với nhóm
C, nhà xuất khẩu chịu chi phí vận tải chính nên chủ yếu sẽ thuê các công ty vận tải ở Việt Nam
vận chuyển.
Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam phát triển: mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa ở nước ta tăng liên tục nhưng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển còn
thấp. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C (điều kiện CIP và CIF) thay nhóm
F thay thì các công ty bảo hiểm ở Việt Nam có cơ hội để nang cao chất lượng và phát triển dịch
vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu.
Các công ty vận tải hoặc bảo hiểm sẽ thuê thêm lao động. Hơn nữa, để thực hiện điều
kiện nhóm C, nhà xuất khẩu cần có thêm cán bộ giỏi về nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm. Do đó,
việc lựa chọn điều kiện nhóm C, các nhà xuất khẩu Việt Nam góp phần tạo thêm việc làm cho
người lao động( tiềm kiếm thêm nguồn nhân lực ) thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.
Người bán phải:
• Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định.
• Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
• Giao hàng cho người vận tải đầu tiên.
• Kí hợp đồng bảo hiểm cho hàng và trả phí bảo hiểm.
• Cung cấp cho người mua hoá đơn, chứnng từ vận tải thường lệ và đơn bảo hiểm hoặc
bằng chứng khác để thể hiện hàng đ. được bảo hiểm.
Nguời mua phải:
• Nhận hàng khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên, khi hoá đơn, đơn bảo hiểm và
chứng từ vận tải được giao cho mình.
• Chịu rủi ro và tổn thất kể từ khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên.

• Người bán phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa tới nơi đến theo thỏa thuận. Dù người
bán phải trả cước phí nhưng thực chất người mua mới là người chịu cước phí vì chi phí
này thường đã bao gồm trong tổng giá bán. Chi phí vận tải đôi khi bao gồm cả chi phí
xếp dỡ và di chuyển hàng hóa trong cảng hoặc bến container và người chuyên chở hoặc
người điều hành bến bãi có thể buộc người mua trả chi phí này khi nhận hàng. Trong
những trường hợp như vậy, người mua không muốn phải trả cùng một khoản chi phí tới
hai lần: Một lần trả cho người bán dưới dạng một phần tổng giá hàng và một lần trả độc
lập cho người chuyên chở hoặc người điều hành bến bãi. Incoterms 2010 đã cố gắng
khắc phục điều này bằng cách phân chia rõ ràng các chi phí này tại mục A6/B6 của các
điều kiện kê trên.

VI. Cách thức lựa chọn các điều khoản Incoterms
• Chủng loại hàng hóa, phương thức vận chuyển: đường bộ, đường thủy, đường hàng
không,...
11


Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu

International Commerce Terms






Yêu cầu về điều khoản giao hàng của khách hàng.
Thuận lợi/bất lợi trong việc thực hiện thủ tục hải quan.
Cơ sở hạ tầng: đường sắt, cảng biển, sân bay,...
Năng lực cạnh tranh của hãng tàu, công ty logistics và khả năng offer mức giá tốt, ổn

định hay không.
• Năng lực và tính minh bạch, khả năng giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm trong
nước.
• Thế mạnh giữa bên mua và bên bán trên bàn đám phán.

VII. Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms
• Incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất (hữu hình), không
áp dụng cho hàng hóa phi vật chất (vô hình).
Về luật của Incoterms:
○ Incoterms ra đời năm 1936 qua 6 lần sửa đổi, 7 bản có giá trị như nhau.
○ Khi áp dụng Incoterms, các bên có thể thỏa thuận thêm những qui định khác trái với
Incoterms.
○ Incoterms do ICC ban hành, các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng
không có nghĩa mặc nhiên ICC là trọng tài phân xử tranh chấp.
• Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế, nó chỉ là một phần của
hợp đồng mua bán quốc tế.
• Hạn chế sử dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong hoạt động
mua bán.
• Trong trường hợp chuyên chở hàng hóa bằng container sử dụng vận tải đường thủy, nên
lựa chọn điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CFR, CIF.
• Nên lựa chọn điều kiện trong Incoterms sao cho DN Việt Nam giành quyền thuê tàu và
mua bảo hiểm cho hàng hóa

VIII. Tài liệu tham khảo
/> /> /> /> /> />
12




×