Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Ứng dụng của vi sóng trong công nghệ thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.63 KB, 13 trang )

VI SÓNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

1.Lịch sử phát hiện sóng điện từ và vi sóng
Vào những năm 1887-1889, Heinrich Rudolf Hertz , một nhà vật lý người Đức đã
kiểm tra và xác nhận bằng thực nghiệm lý thuyết điện từ của Maxwell. Ông nhận thấy
các sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, hội tụ hoàn toàn như Maxwell đã tiên đoán trên
cơ sở hệ phương trình điện từ của mình những năm 1864 – 1873. Heinrich Rudolf Hertz
là người làm sáng tỏ và mở rộng lý thuyết điện từ của ánh sáng đã được đề ra bởi James
Clerk Maxwell. Ông là người đầu tiên chứng minh thỏa đáng sự tồn tại của sóng điện
từ bằng cách chế tạo một thiết bị để phát và thu sóng vô tuyến VHF hay UHF. Tên của
ông được dùng đặt tên cho đơn vị đo tần số Hertz viết tắt là Hz.
Lò vi sóng được nhà kỹ sư tên là percy Spencer phát minh ra. Trong một lần tình
cơ, khi percy đang nghiên cứu chiếc rada thì phát hiện ra miếng socola trong túi áo của
mình mềm dần và tan chảy trong túi áo. Lập lại thì nghiệm trên nhiều loại thực phẩm
khác, ông khẳng định vi sóng là nguồn cung cấp nhiệt tốt. Vào năm 1947, ông đã phát
minh ra lò vi ba và nhận được bằng sáng chế.
2.Cơ sở lý thuyết
2.1 Khái niệm: Vi ba, còn gọi là tín hiệu tần số siêu cao (SHF), có tần số từ
300MHz đến 300GHz (bước sóng từ 1mm đến 1m). Tuy vậy, ranh giới giữa tia hồng
ngoại, vi ba và sóng radio tần số cực cao (UHF) là rất tuỳ ý và thay đổi trong các lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau.
Tần số f là chu kỳ của trường điện trường trong 1 giây, được tình bằng đơn vi
Hertz (1Hz = cycle/s).
Độ dài sóng λ (bước sóng) là đoạn đường đi của sóng trong một chu kì, liện hệ với
f qua công thức:


Trong đó c là vận tốc ánh sáng: c=300km/s.
Hầu hết các lò vi sóng gia dụng đều sử dụng tần số 2450 MHz, ở tần số này λ =
12,24 cm.


Hình 1. Phân loại sóng điện từ theo bước sóng và tần số
2.2. Hiện tượng làm nóng vật chất của vi sóng
Một số phân tử, thí dụ như nước, phân chia điện tích trong phân tử một cách bất
đối xứng. Như vậy các phân tử này là những lưỡng cực có tính định hướng trong chiều
của điện trường. Dưới tác động của điện trường một chiều, các phân tử lưỡng cực có
khuynh hướng sắp xếp theo chiều điện trường này. Nếu điện trường là một điện trường
xoay chiều, sự định hướng của các lưỡng cực sẽ thay đổi theo chiều xoay đó. Cơ sở của
hiện tượng phát nhiệt do vi sóng là sự tương tác giữa điện trường và các phân tử phân cực
bên trong vật chất. Trong điện trường xoay chiều có tần số rất cao (2,45x10 9Hz), điện
trường này sẽ gây ra một xáo động ma sát rất lớn giữa các phân tử, đó chính là nguồn gốc
sự nóng lên của vật chất.


Với một cơ cấu có sự bất đối xứng cao, phân tử nước có độ phân cực rất lớn, do đó
nước là một chất rất lý tưởng dễ đun nóng bằng vi sóng. Ngoài ra, các nhóm định chức
phân cực như: -OH, -COOH, -NH2… trong các hợp chất hữu cơ cũng là những nhóm
chịu sự tác động mạnh của trường điện từ. Do đó, những hợp chất càng phân cực càng rất
mau nóng dưới sự chiếu xạ của vi sóng. Việc này có liên quan đến hằng số điện môi của
hợp chất đó. Tóm lại, sự đun nóng bởi vi sóng rất chọn lọc, trực tiếp và nhanh chóng.
2.3. Tính chất của vi sóng
Vi sóng có đặc tính là có thể đi xuyên qua được không khí, gốm sứ, thủy tinh,
polimer và phản xạ trên bề mặt các kim loại. Độ xuyên thấu tỉ lệ nghịch với tần số, khi
tần số tăng lên thì độ xuyên thấu của vi sóng giảm. Đối với một vật chất có độ ẩm 50%
với tần số 2450 MHz có độ xuyên là 10 cm. Ngoài ra, vi sóng có thể lan truyền trong
chân không, trong điều kiện áp suất cao…
Năng lượng của vi sóng rất yếu, không quá 10 -6eV, trong khi năng lượng của một
nối cộng hóa trị là 5 eV, do đó bức xạ vi sóng không phải là một bức xạ ion hóa. Năng
lượng của vi sóng không đủ mạnh để cắt đứt các liên kết hóa học nên không làm thay đổi
cấu trúc của các hợp chất hữu cơ. Có một số công trình đã khẳng định được tính vô hại
của vi sóng đối với sinh vật. Chẳng hạn, khi nghiên cứu sự phát triển của enzyme trong

điều kiện vi sóng, người ta nhận thấy rằng ảnh hưởng của vi sóng rất giống ảnh hưởng
của các gia nhiệt thông thường.
Vi sóng cung cấp một kiểu đun nóng không dùng sự truyền nhiệt thông thường.
Với kiểu đun nóng bình thường, sức nóng đi từ bên ngoài bề mặt của vật chất lần vào bên
trong, còn trong trường hợp sử dụng vi sóng, vi sóng xuyên thấu vật chất và làm nóng vật
chất ngay từ bên trong. Vi sóng tăng hoạt những phân tử phân cực, đặc biệt là nước.
Nước bị đun nóng do hấp thu vi sóng bốc hơi tạo ra áp suất cao tại nơi bị tác dụng, đẩy
nước đi từ tâm của vật đun ra đến bề mặt của nó.


2.4 Ứng dụng của vi sóng trong công nghệ thực phẩm
2.4.1.Ưu điểm của vi sóng trong công nghệ thực phẩm
 Vi sóng đã được sử dụng thành công để làm nóng, khô và khử trùng các sản

phẩm thực phẩm. So sánh với phương pháp thông thường, xử lý vi sóng
cung cấp những ưu điểm sau:
 Vi sóng thâm nhập vào bên trong nguyên liệu thực phẩm và, do đó, việc gia
nhiệt diễn ra trong suốt toàn bộ khối lượng của thực phẩm, đồng nhất và
nhanh chóng, làm giảm đáng kể thời gian xử lý và năng lượng;
 Vì truyền nhiệt nhanh, hàm lượng chất dinh dưỡng và vitamin cũng như
hương vị, đặc tính cảm, và màu sắc thực phẩm được bảo quản tốt;
 Thanh trùng hoặc khử trùng cực nhanh các chất lỏng nhằm làm giảm tối đa





sự thất thoát dinh dưỡng, màu sắc, hương vị thực phẩm.
Hiệu quả xử lí nhiệt cao (80% hoặc cao hơn )
Cấu tạo hoàn hảo cho hệ thống làm sạch tại chỗ (CIP);

Thích hợp cho chất lỏng có độ nhớt cao, nhạy cảm nhiệt độ;
Chi phí thấp trong việc bảo trì hệ thống; không tiếng ồn và không tạo ra khí

thải
 Có thể được kết hợp với các công nghệ khác, chẳng hạn như trao đổi nhiệt
tái sinh và xử lí nhiệt hồng ngoại cho hiệu suất quá trình tốt hơn.
2.4.2.Các ứng dụng của vi sóng trong công nghệ thực phẩm
2.4.2.1. Rã đông các sản phẩm cá, thịt, gia cầm
Ứng dụng phổ biến nhất của vi sóng trong công nghiệp thực phẩm là rã đông thịt
cho quá trình chế biến tiếp theo. Trong máy rã đông bằng vi sóng, nhiệt độ của sản phẩm
được nâng từ nhiệt độ lưu trữ (thông thường dưới -18 ° C) đến một nhiệt độ dưới mức
đóng băng.

Quá trình này giúp cho khối thịt đông cứng trở nên mềm hơn, dễ dàng cho việc cắt
nhỏ sản phẩm cho quá trình chế biến tiếp theo. Trong khi quá trình rã đông truyền thống


bằng môi trường không khí hoặc nước, thì các tác nhân làm tăng nhiệt độ khối thực phẩm
chỉ tác động từ bên ngoài, đo đó quá trình rã rông kéo dài hơn 24 tiếng, thất thoát chất
dinh dưỡng do rỉ dịch. Nếu sử dụng lò vi sóng thì thực phẩm đông lạnh được làm ấm từ
bên trong, và thời gian rã đông rất ngắn trong vài phút cho một số lượng lớn các sản
phẩm đông lạnh (5-10 phút cho 20-40 kg thịt đông lạnh). Nhiệt độ mà một sản phẩm phải
được ủ phụ thuộc vào loại hình cắt, cắt lát, chặt, và cũng phụ thuộc vào thành phần của
sản phẩm như nước, muối, protein, và chất béo.
Khi vi sóng được hấp thụ bởi vật chất, cường độ của nó bị suy giảm bởi độ sâu
thâm nhập. Lớp bề mặt giữ lại nhiều năng lượng hơn và nóng lên nhanh hơn so với các
khu vực bên trong của sản phẩm. Các tần số thấp hơn (915 MHz) có một lợi thế xâm
nhập sâu hơn do bước sóng dài hơn, tần số cao 2450 MHz sự xậm nhập kém hơn. Hiện
nay, hầu hết các ngành công nghiệp thực phẩm sử dụng lò vi sóng ở 915 MHz để rã đông
thế trừ trường hợp pháp luật không cho phép sử dụng tần số này.

Ví dụ về hệ thống rã đông thịt bằng lò vi sóng Model GTEMV-F-T-80 :

Hình 2: Hệ thống rã đông thịt, cá bằng vi sóng
Hệ thống rã đông thịt bằng vi sóng Model GTEMV-F-T-80 là một lò sấy kiểu hầm
bằng vi sóng. Nó sử dụng năng lượng vi sóng để xuyên qua, gia nhiệt nhanh sản phẩm


đông lạnh -42℃ đến -18℃ tới nhiệt độ -2℃. Sau khi rã đông, sản phẩm không bị chảy
nước. Thiết bị rã đông thực phẩm này có thể dùng như một thiết bị tiệt trùng bằng vi
sóng.
Đặc trưng:
 So sánh với các phương pháp rã đông truyền thống, giải pháp rã đông bằng vi

sóng bằng hệ thống rã đông thịt bằng vi sóng đem lại hiệu quả hơn. Năng lượng
vi sóng có khả năng xuyên qua các phần bên trong sản phẩm để gia nhiệt trực
tiếp. Với hệ thống rã đông này, một lượng 25kg thịt có thể được gia nhiệt từ
-15℃ tới -4℃ chỉ trong vòng 2 phút.
 Thiết bị rã đông bằng vi sóng được phát triển để rã đông đồng đều, hiệu quả. Máy
không gây ảnh hưởng tới mùi vị gốc của thịt. Ngoài ra, máy còn có chức năng tiệt
trùng.
 Máy được chế tạo tỉ mỉ bằng thép không gỉ chất lượng cao. Máy có kiểu dáng đẹp
và rất dễ lau chùi.
 Công nghệ đo nhiệt độ bằng hồng ngoại không tiếp xúc, hệ thống điều khiển tự
động PLC được tích hợp cho thiết bị rã đông bằng thép không gỉ.
 Sự rò rỉ sóng vi ba chỉ vào khoảng ≤1mW/cm2. Tiêu chuẩn quốc gia đối với rò rỉ
sóng vi ba là ≤5mW/cm2.
Ứng dụng:
Hệ thống rã đông thịt bằng vi sóng rất lý tưởng để rã đông cá đông lạnh sâu, sản
phẩm gia cầm, sản phẩm thủy sản, nước ép quả, mứt, v.v…


2.4.2.2. Xử lí nhiệt sơ bộ thịt xông khói


Xử lí nhiệt sơ bộ (tiền xử lí) thịt xông khói là ứng dụng lớn thứ hai của hệ thống
xử lí nhiệt vi sóng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Lò vi sóng làm nóng được tìm
thấy là một hệ thống lý tưởng cho xử lí nhiệt thịt xông khói so với hình thức nướng thông
thường. Khoảng một nửa của tổng số thịt xông khói sử dụng trong dịch vụ thực phẩm
được xử lí sơ bộ trong lò vi sóng. Ngoài ra, khoảng 10% số thịt xông khói bán trong siêu
thị là xử lí nhiệt bằng vi sóng.
Thịt xông khói mất các thành phần chất béo, và các đặc tính chất lượng mong
muốn nhanh chóng trong quá trình nướng. Lò vi sóng làm nóng thịt xông khói cho cấu
trúc tốt hơn (ít bị co, nhăn) so với nướng. Từ sớm, một sự kết hợp của năng lượng vi sóng
và không khí nóng được sử dụng trong một môi trường vi sóng. Không khí nóng được sử
dụng để bẫy hơi ẩm bốc hơi trong quá trình nấu thịt xông khói. Một sự kết hợp của hơi
nước, không khí nóng, và năng lượng vi sóng cũng được sử dụng để nấu thịt xông khói.
Lượng chất béo, ẩm liên kết được loại bỏ trong quá trình xử lí nhiệt của thịt xông
khói tại trong khoảng nhiệt độ 700C - 800C bằng hơi nước.
2.4.2.3. Chế biến xúc xích
Các ứng dụng lớn thứ ba xử lý vi sóng là chế biến xúc xích. Chất lượng xúc xích
có thể được cải thiện cùng với năng suất tốt hơn bằng cách sử dụng quá trình vi sóng.
Chế biến bằng vi sóng được sử dụng để giảm rỉ dịch: mất nước, chất béo, chất dinh
dưỡng và hương vị. Nhiều phòng thí nghiệm quy mô hệ thống này đã được phát triển để
xử lý xúc xích bằng vi sóng, nhưng không phải với nhiều thành công thương mại.
2.4.2.4. Nướng bánh
Sự thành công thương mại đầu tiên của năng lượng tần số vi sóng là trong ngành
công nghiệp nướng. Lò nướng sử dụng năng lượng bức xạ và hoạt động ở một tần số
không xác định để làm khô bề mặt và làm cho lớp vỏ bánh mì xốp. Các lò nướng bánh mì
đầu tiên (cách nhiệt) đã được báo cáo bởi Fetty (1966) tại 2450 MHz. Một sự kết hợp của
lò vi sóng và năng lượng nhiệt cũng đã được sử dụng để sản xuất bánh mì nâu trong một



thời gian ngắn. Schiffman et al. được cấp bằng sáng chế một kỹ thuật nướng bánh mì
trong đó một nguồn nhiệt thông thường cùng với năng lượng vi sóng đã được sử dụng và
nó đã được khẳng định để giảm thời gian nướng bằng 50%.
2.4.2.5. Hệ thống thổi phồng bằng vi sóng

Hinh 3: Hệ thống thổi phồng bằng vi sóng
Hệ thống thổi phồng bằng vi sóng sử dụng trường điện tử để khiến các phân tử
nước chứa bên trong vật liệu hấp thụ năng lượng vi sóng. Năng lượng vi sóng được hấp
thụ này giúp tăng nhanh nhiệt độ hơi nước bên trong vật liệu. Vì tỷ lệ hình thành hơi
nước bên trong cao hơn hơi nước từ ngoài vào, một gradient khí áp được phát triển bên
trong vật liệu gây ra các thay đổi quan trọng về cấu trúc. Nó sẽ giúp thổi phồng vật liệu
nhanh chóng.
Ưu điểm:
 Không giống các phương pháp làm phồng khác, hệ thống làm phồng bằng vi sóng

đặc trưng bởi khả năng gia nhiệt nhanh và thời gian sấy thực phẩm ngắn. Nó
không gây ra các phản ứng hóa học không cần thiết, và thực phẩm sẽ luôn là thực
phẩm sạch không chứa mỡ thừa. Nó giúp thực phẩm giữ nguyên màu sắc, hương
vị. Toàn bộ quá trình làm phồng bằng vi sóng thân thiện với môi trường, không có
khói thải độc hại. Thiết bị làm phồng thực phẩm này sử dụng quy trình vật lý để


đem lại hiệu quả nhiệt cao hơn và đầu ra cao hơn so với các phương thức làm
phồng truyền thống vẫn hay làm.
 Máy có khả năng tiệt trùng nhiệt độ thấp và tổn thấp ít dinh dưỡng hơn. Nhiệt độ
cho tiệt trùng bằng vi sóng vào khoảng 80℃,thời gian tiệt trùng từ 3 đến 5 phút.
Hệ thống tiệt trùng bằng vi sóng có thể giữ được tối đa dinh dưỡng cho thực
phẩm. Lấy quá trinh tiệt trùng rau quả làm ví dụ. Các phương pháp truyền thống
chỉ có thể giữ được 46%~50% Vitamin C và 58% Vitamin A. Tuy nhiên, tiệt trùng

bằng vi sóng có thể giữ được 60%~90% Vitamin C và 84% Vitamin A.
Ứng dụng:
Hệ thống làm phồng bằng vi sóng có phạm vi ứng dụng rất rộng lớn trong ngành
công nghiệp làm phồng thực phẩm, ví dụ như các thực phẩm chứa tinh bột, thực phẩm
protein, các sản phẩm làm từ gạo, bì lợn, cá, thực phẩm đồ ăn nhẹ như khoai tây chiên,
tôm lát, lát táo chiên, mỳ ăn liền, v.v… Máy cũng được sử dụng như máy sấy vi sóng cho
hạt vừng, hạt dưa, đậu phộng, hạt dẻ Trung Quốc, quả hồ trăn, hạt điều, quả óc chó, hạnh
nhân, v.v…
2.4.2.6. Hệ thống sấy
Lò vi sóng làm nóng cung cấp lợi ích rõ ràng trong việc làm mất nước vì độ xuyên
sâu của nó, và kết quả làm nóng đồng đều, nước bốc hơi từ khắp các sản phẩm. Điều này
gây ra một áp lực bên trong duy trì cấu trúc của sản phẩm sấy khô và bảo quản màu sắc,
hương vị, giá trị dinh dưỡng. Làm khô bằng vi sóng là nhanh chóng và năng lượng hiệu
quả hơn so với sấy không khí nóng thông thường. Trong làm khô bằng vi sóng, việc loại
bỏ độ ẩm được tăng tốc tuy nhiên truyền nhiệt cho chất rắn là chậm lại đáng kể do sự
vắng mặt của đối lưu. Vì vậy, người ta thường sử dụng vi sóng để làm khô thực phẩm ở
giai đoạn sấy kết thúc khi cần thiết có sự di chuyển ẩm từ tâm nguey6n liệu ra bề mặt
ngoài. Một quá trình sấy hai giai đoạn liên quan đến giai đoạn đầu bắt buộc sấy đối lưu
không khí tiếp theo làm khô bằng vi sóng ở giai đoạn kết thúc đã được báo cáo để cung
cấp cho sản phẩm chất lượng tốt hơn với tiết kiệm đáng kể năng lượng và thời gian. Các


ngành công nghiệp bánh thông thường sử dụng vi sóng để sấy kết thúc của bánh quy và
cookie. Các ứng dụng quy mô lớn đầu tiên của vi sóng trong công nghiệp chế biến thực
phẩm là sấy kết thúc của khoai tây chiên. công nghệ sấy thông thường không thể nhanh
chóng đạt được mức độ ẩm thấp mong muốn của khoai tây chiên, và ngoài ra, màu nâu
tạo thành làmột vấn đề chất lượng cho các sản phẩm do sự hiện diện của các loại đường.
Sấy khoai tây chiên đến 6% -8% ẩm sau đó làm khô kết thúc bằng lò vi sóng khắc phục
những khó khăn của ngành công nghiệp sản xuất khoai tây chiên. Máy sấy chân không vi
sóng lần đầu tiên được sử dụng để cô đặc của nước trái cây có múi. Làm khô bằng vi

sóng chân không áp dụng trong các mặt hàng nông nghiệp bao gồm các loại hạt ngũ cốc
khác nhau, và hơn nữa công nghệ này đã được sử dụng với nho để sản xuất nho khô. Quá
trình sấy các sản phẩm mì ống và mì ở 915 MHz là một thành công thương mại ở nhiều
nước.

Hình 4: Mấy sấy vi sóng chân không

2.4.2.7. Chần rau quả


Chần là quá trình thường thực hiện trong sản xuất đồ hộp và ngành công nghiệp
đông lạnh, là thời gian tiếp xúc ngắn của các sản phẩm vào nước sôi, hơi nước, hoặc lò vi
sóng với mục đích chính của bất hoạt các enzyme oxy hóa, nếu không sẽ gây ra sự thay
đổi không mong muốn trong màu sắc, hương vị và kết cấu của sản phẩm trong quá trình
lưu trữ. Trong đồ hộp, nó cũng phục vụ để giảm tải vi khuẩn, loại bỏ O 2 hòa tan trong sản
phẩm, và tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình đóng hộp của sản phẩm. Nó cũng đã được
chứng minh cải thiện màu sắc, hương vị, và đặc điểm cảm quan của sản phẩm. Nước và
hơi nước là phương tiện truyền nhiệt thông thường được sử dụng cho chần. Phương pháp
chần hơi nước hiện là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất trong ngành công
nghiệp thực phẩm. Nó là tương đối tốn kém năng lượng, và giữ lại các khoáng chất và
các vitamin tan trong nước hơn phương pháp chần nước. Các phương pháp chần vi sóng
đầu tiên được báo cáo bởi Procter và Goldblith sử dụng tần số 3000 MHz cho một số loại
rau màu xanh lá cây cho thấy giữ lại được tối đa lượng vitamin C.
Hầu hết các kết quả cho thấy rằng phương pháp chần vi sóng có hiệu quả hơn
trong việc giữ lại các vitamin tan trong nước trong rau so với các phương pháp chần
thông thường.
2.4.2.8. Thanh trùng và tiệt trùng
Thanh trùng là quá trình sử dụng xử lý nhiệt tương đối nhẹ với thực phẩm để tiêu
diệt mầm bệnh quan trọng, bất hoạt vi khuẩn sinh dưỡng và enzyme để làm cho thực
phẩm an toàn cho tiêu dùng. Sữa và các loại nước ép trái cây tươi thường được tiệt trùng

bằng vi sóng. Tuy nhiên, việc xử lí nhiệt này không giết chết bào tử vi khuẩn, và do đó
các sản phẩm không phải là ổn định ở nhiệt độ phòng. Dưới điều kiện bảo quản trong tủ
lạnh, người ta có thể mong đợi 2-6 tuần hạn sử dụng.
Gần đây, quá trình này đã được nâng cấp để loại bỏ các nguy cơ sức khỏe tiềm
tàng do Salmonella, Escherichia coli và vi khuẩn Listeria monocytogenes.


2.4.2.9. Hỗ trợ quá trình trích ly
Dưới tác dụng của vi sóng, nước trong các tế bào thực vật bị nóng lên, áp suất bên
trong tăng đột ngột làm các mô tế bào bị vỡ ra. Các chất cần trích ly thoát ra bên ngoài,
lôi cuốn theo hơi nước sang hệ thống ngưng tụ (phương pháp chưng cất hơi nước) hoặc
hòa tan vào dung môi hữu cơ đang bao phủ bên ngoài nguyên liệu (phương pháp tẩm
trích). Lưu ý là mức độ chịu ảnh hưởng vi sóng của các loại mô tế bào không giống nhau
do kiến tạo của các loại mô khác nhau. Kết quả này được phản ánh qua thời gian ly trích.
Trong sự chưng cất hơi nước, việc ly trích có thể thực hiện trong điều kiện có
thêm nước hay không thêm nước vào nguyên liệu (trường hợp nguyên liệu chứa nhiều
nước, đây là đặc điểm của phương pháp chưng cất hơi nước dưới sự hỗ trợ của vi sóng).
Ngoài ra, nước có thể thêm một lần hoặc thêm liên tục (trường hợp lượng nước thêm một
lần không đủ lôi cuốn hết chất cần trích ly trong nguyên liệu) cho đến khi sự ly trích
chấm dứt.

Hình 5: thiết bị trích ly có sử dụng vi sóng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.S. Chandrasekaran, S. Ramanathan, Tanmay Basak, 2013. Microwave food
processing—A review. Elsevier, Food Research International 52 (2013) 243–261.
2.Jasim Ahmed and Hosahalli S. Ramaswamy, 2007. Microwave Pasteurization
and Sterilization of Foods. Taylor & Francis Group, LLC, 691-711.

3. />4. />5. />%20Giang%20vien.
6. />


×