Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.38 KB, 18 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2014

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
MÃ SỐ: DTNH.20/2014

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. NGUYỄN THANH PHƢƠNG

HÀ NỘI – 2015


NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
----------------

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP NGÀNH NĂM 2014

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
MÃ SỐ: DTNH.20/2014
Chủ nhiệm đề tài:
TS. Nguyễn Thanh Phƣơng
Thƣ ký đề tài:


ThS. Trần Thị Xuân Anh
Thành viên tham gia: ThS. Trịnh Văn Điển
ThS. Lê Việt Phƣơng
ThS. Nguyễn Hồng Hiệp
ThS. Trần Thị Thu Hƣơng
ThS. Dƣơng Ngân Hà
ThS. Nguyễn Thị Nga
CN. Ngô Thị Hằng


HÀ NỘI – 2015


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
STT

Học hàm, học vị
Họ tên tác giả

1

TS. Nguyễn Thanh Phƣơng

2

ThS. Trần Thị Xuân Anh

3

Th.S Trịnh Văn Điển


Thành viên

4
5
6
7
8
9

Th.S. Lê Việt Phƣơng
Th.S. Nguyễn Hồng Hiệp
Th.S Trần Thị Thu Hƣơng
ThS. Dƣơng Ngân Hà
ThS. Nguyễn Thị Nga
CN. Ngô Thị Hằng

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Vai trò
Chủ nhiệm
đề tài
Thƣ ký
đề tài


Chức vụ, Cơ quan công
tác
Trƣởng Khoa Tài chính,
Học viện Ngân hàng
PCN. BM Chứng khoán,
Học viện Ngân hàng
Trung tâm Nghiên cứu khoa
học và Đào tạo chứng
khoán, Ủy ban chứng khoán
Nhà nƣớc
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU SỐ LIỆU ..........................................................................v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ...........................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài .................................................................3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .....................................................................6
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..............................................................................8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................8

6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................9
CHƢƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DOANH
NGHIỆP CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ
TRÌNH TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ....................................10
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN. ...................................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán ......................10
1.1.2. Nội dung tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán ............................................12
1.1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán ..........13
1.2. QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG
KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN. ...................................................................................................................16
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................16
1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện Quản trị doanh nghiệp tại các Công ty cổ phần
chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán. .......................19
1.2.3. Mô hình quản trị doanh nghiệp ...................................................................22
1.2.4. Nguyên tắc và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị doanh nghiệp tại các
công ty cổ phần chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc TTCK.........................32

i


1.3. ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI
CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN......................................................36
1.3.1. Khung lý thuyết ...........................................................................................36
1.3.2. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................38
1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng ................................................................................41
CHƢƠNG 2 .................................................................................................................44
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN

CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ...................................................................................................44
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN. ...................................................................................................44
2.1.1. Tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ..........................................44
2.1.2. Tái cấu trúc Công ty Chứng khoán .............................................................47
2.1.3. Khung pháp lý về QTDN cho công ty chứng khoán ...................................54
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO CÁC CÔNG TY CỔ
PHẦN CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................61
2.2.1. Phân tích khái quát hoạt động QTDN tại các CTCP chứng khoán .............61
2.2.2. Phân tích hiệu quả QTDN tại các CTCP chứng khoán ...............................63
2.2.3. Xếp hạng năng lực QTDN cho các CTCP chứng khoán ............................83
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................87
2.3.1. Những mặt đạt đƣợc ....................................................................................87
2.3.2. Những mặt tồn tại ........................................................................................89
2.3.3. Nguyên nhân ...............................................................................................91
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO
CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU
TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..............................................95
ii


3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................95
3.1.1. Định hƣớng tái cấu trúc TTCK Việt Nam...................................................95

3.1.2. Quan điểm

Định hƣớng quản trị oanh nghiệp cho các c ng ty chứng

khoán Việt nam .....................................................................................................96
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHO CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................98
3.2.1. Xây dựng m hình, cơ cấu tổ chức quản trị phù hợp ..................................98
3.2.2. Tăng cƣờng c ng ố th ng tin ..................................................................104
3.2.3. Tăng cƣờng nhận thức của các ên liên quan về quản trị c ng ty chứng
khoán trong ối cảnh tái cấu tr c ........................................................................113
3.2.4. Xây ựng chƣơng trình đào tạo quản trị c ng ty chứng khoán .................114
3.2.5. Tăng cƣờng năng lực cho hiệp hội kinh oanh chứng khoán ...................115
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .....................................................................................115
3.3.1. Đối với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc...................................................115
3.3.2. Đối với các SGDCK ..................................................................................118
KẾT LUẬN ................................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................124
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................130
KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN Ở MỘT
SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI. ...................................................................................130
1. Malaysia ..........................................................................................................130
2. Trung Quốc .....................................................................................................133
3. Ấn Độ ..............................................................................................................138
4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ..........................................................139
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................142
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................145


iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt Tên đầy đủ bằng tiếng Việt
BKS

Ban kiểm soát

CEO

Giám đốc điều hành

CTCK

Công ty chứng khoán

CTNY

Công ty niêm yết

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đ ng

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

ETF


Tên đầy đủ bằng tiếng Anh

Chief Executive Officer

Exchange Traded Fund

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội

Hanoi stock exchange

HSX

Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh

Hochiminh stock exchange

KTNB

Kiểm toán nội bộ

M&A


Mua bán và sáp nhập

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế

QTCT

Quản trị công ty

QTDN

Quản trị doanh nghiệp

Coporate governance

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài
sản


Return on asset

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu

Return on equity

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

TTLKCK

Trung tâm lƣu ký chứng
khoán

UBCK

Uỷ ban chứng khoán


Merger and Acquisition

Organization for Economic
Coporation and Development

Securities market

iv


DANH MỤC BẢNG, BIỂU SỐ LIỆU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch và văn phòng đại diện CTCK ..........48
Bảng 2.2: Doanh thu và lợi nhuận của các CTCK .......................................................49
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động của các CTCK ............................................................50
Bảng 2.4: Quy mô vốn điều lệ của một số CTCK (Đơn vị: triệu VNĐ) ......................50
Bảng 2.5: Xếp loại nhóm CTCK theo điểm năng lực quản trị ....................................83
Bảng 2.6: Điểm trung bình yếu tố và điểm tổng của các nhóm CTCK .......................84
Bảng 2.7: Kết quả chung về Quản trị công ty của các CTCP niêm yết .......................86
Bảng 2.8: Quy mô vốn chủ sở hữu của các CTCK ......................................................93
Bảng 2.9: Tổng tài sản và bình quân tổng tài sản của các định chế tài chính năm 2013 .... 94
Bảng 3.1: Đánh giá quy định về công bố thông tin ...................................................108
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tam giác quản trị doanh nghiệp trong mô hình Anglo-Saxon ....................23
Hình 1.2: Các thành viên chủ chốt trong mô hình QTDN Nhật Bản ...........................26
Hình 1.3 Các cấp độ và lợi ích tiềm năng của Quản trị doanh nghiệp hiệu quả ..........37
Hình 2.1: Kết quả khảo sát về cơ chế quản trị doanh nghiệp CTCK ...........................62
Hình 2.2: Kết quả khảo sát về tổ chức ĐHCĐ của CTCK ..........................................65
Hình 2.3: Kết quả khảo sát về mức độ đối xử công bằng giữa các cổ đ ng trong CTCK .. 67

Hình 2.4: Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa CTCK và khách hàng ..........................68
Hình 2.5: Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa CTCK và khách hàng ..........................69
Hình 2.6: Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa CTCK và khách hàng ..........................70
Hình 2.7: Kết quả khảo sát mức độ kịp thời trong công bố báo cáo của CTCK .........72
Hình 2.8: Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện công bố thông tin tại CTCK ...........73
Hình 2.9: Chất lƣợng th ng tin trên trang th ng tin điện tử của CTCK ......................74
Hình 2.10: Lƣợng th ng tin trên trang th ng tin điện tử của CTCK về ĐHĐCĐ .......75
Hình 2.11: Kết quả khảo sát về tình hình kiểm toán tại CTCK ...................................76
Hình 2.12: Số lƣợng thành viên HĐQT tại CTCK ......................................................77
Hình 2.13: Tính ổn định của các vị trí quản lý tại CTCK 2011-2014 .........................78
Hình 2.14: Thống kê tỷ lệ thành viên HĐQT kh ng điều hành tại CTCK ..................79
Hình 2.15: Kết quả khảo sát mức độ thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ HĐQT ..............81
Hình 2.16: Kết quả khảo sát thành phần Ban kiểm soát ..............................................82

v


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuốn “Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp” của OECD chỉnh sửa, bổ
sung năm 2004, Quản trị doanh nghiệp (Corporate governance) đƣợc hiểu là một hệ
thống các cơ chế và quy định, th ng qua đó c ng ty đƣợc định hƣớng điều hành và
kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tƣ, ngƣời lao động, ngƣời điều hành
công ty và các chủ thể có liên quan. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng là một hệ
thống các mối quan hệ, đƣợc xác định bởi các cơ cấu và các quy trình, th ng qua đó,
c ng ty đƣợc định hƣớng và kiểm soát nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một
cách phù hợp, từ đó làm gia tăng giá trị lâu dài của các cổ đ ng và c ng ty.
Các nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua cũng đã minh chứng rõ hơn vai trò
của QTDN trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ giá trị công ty. Điển

hình là nghiên cứu của Sanjai Bhagat and Brian Bolton (2009) về mối tƣơng quan
giữa chất lƣợng quản trị doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động của công ty tại Mỹ từ
1998-2007 đã khẳng định với những doanh nghiệp thực hiện hoạt động QTDN tốt,
kết quả hoạt động kinh oanh thƣờng đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng hoặc tốt hơn. Dorbert,
Schillhofer và Zimmerman (2004) đã tạo ra bộ xếp hạng quản trị c ng ty đa nhân tố
dựa trên phiếu điều tra khảo sát phản hồi từ 91 doanh nghiệp Đức, trên cơ sở đó kết
luận rằng những doanh nghiệp có chỉ số xếp hạng QTDN cao thƣờng là những công
ty có quy mô lớn và có tỷ suất sinh lời trung ình cao hơn các c ng ty có xếp hạng
quản trị công ty thấp hơn. Kết luận này cũng đƣợc ủng hộ bởi các nghiên cứu của
Mohanty (2004); Klapper và Love (2004); Hodgson, Lhaopadchan, và Buakes
(2011).
Dƣới góc độ của nhà đầu tƣ, McKinsey (2002) đã thực hiện khảo sát quan điểm
của họ về vai trò của QTDN trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.
Kết quả cho thấy 15% ý kiến phản hồi của các nhà đầu tƣ tại Châu Âu đánh giá chất
lƣợng QTDN quan trọng hơn các vấn đề về tài chính doanh nghiệp nhƣ kết quả lợi
nhuận, tốc độ tăng trƣởng doanh thu; 20% ý kiến khảo sát cho rằng sẵn sàng trả giá
cổ phiếu cao hơn 20% đối với những công ty có chất lƣợng QTDN tốt. Nhƣ vậy, rõ
1


ràng QTDN không chỉ đƣợc nhìn nhận là vấn đề then chốt bởi các nhà quản trị công
ty mà còn đối với cả các cổ đ ng.
Tại Việt Nam, quản trị doanh nghiệp đang đƣợc xem là vấn đề quan trọng hàng
đầu đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các công ty chứng khoán. Đây là một trong
những loại hình định chế tài chính trung gian đóng vai trò then chốt cung ứng các sản
phẩm, dịch vụ chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán. Hoạt động của CTCK gắn
liền với biến động của TTCK do vậy luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao. Sau giai đoạn tăng
trƣởng nóng của TTCK Việt Nam (2006-2007), thị trƣờng rơi vào trạng thái suy giảm
sâu rộng và do vậy ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động của hầu hết các CTCK. Nhiều
c ng ty rơi vào tình trạng thua lỗ triền miên, thậm chí rơi vào tình trạng kiểm soát đặc

biệt của UBCKNN hoặc có nguy cơ giải thể. Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp thực
trạng này còn xuất phát bởi nhiều nguyên nhân trong đó nổi bật là công tác quản trị
doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Các công ty chứng khoán do nhiều lý o nhƣ tuổi
đời non trẻ, tiềm lực hạn chế, trình độ cổ đ ng và an lãnh đạo doanh nghiệp hạn chế
nên quản trị doanh nghiệp nói chung, nhất là quản trị doanh nghiệp hiện đại chƣa
đƣợc quan tâm đ ng mức. Các công ty cổ phần kể cả những c ng ty đang niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và SGDCK Tp HCM, ù đã là c ng ty cổ phần đại
chúng niêm yết song nhiều công ty hiện vẫn mang tƣ tƣởng kinh doanh dựa trên quan
hệ quen biết, không coi trọng lợi ích của các cổ đ ng nhỏ, chƣa giải quyết hài hòa các
mối quan hệ của công ty, chiến lƣợc kinh doanh không rõ ràng, kinh doanh manh
mún, bị động, chạy theo biến động thị trƣờng. Do đó, khi có những biến động bất lợi
từ m i trƣờng kinh doanh, hầu hết các c ng ty đều thụ động trong cách xử lý và giảm
thiểu rủi ro, xử lý các mối quan hệ trong điều hành hoạt động của công ty, gây mất
lòng tin cho các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng.
Thực tiễn này cho thấy cần phải có những nghiên cứu tổng kết về lý luận quan
điểm, mô hình quản trị doanh nghiệp, nghiên cứu bài học kinh nghiệm từ nƣớc ngoài,
phân tích thực trạng quản trị doanh nghiệp của các công ty cổ phần chứng khoán Việt
Nam để từ đó đƣa ra các iện pháp hoàn thiện mô hình và cách thức quản trị cho các
công ty, giúp các công ty có khả năng phát triển bền vững, thích ứng với mô hình
kinh doanh quy mô lớn, với nhiều đồng chủ sở hữu, nhất là số lƣợng cổ đ ng nhỏ lớn.
Hơn thế, trong những năm trở lại đây, khi nền kinh tế trong nƣớc và thế giới rơi vào
2


khủng hoảng, m i trƣờng kinh tế vĩ m có nhiều bất lợi, TTCK suy giảm rất sâu dẫn
đến áp lực ổn định giá cổ phiếu gia tăng mạnh lên hội đồng quản trị của các công ty
niêm yết. Đề án tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng đã đƣợc thủ
tƣớng phê duyệt và thực hiện từ năm 2012 uộc các công ty phải đánh giá lại hoạt
động kinh doanh, thực hiện tái cấu tr c, đổi mới toàn diện nhằm thích ứng tốt hơn với
m i trƣờng kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong phạm vi tái cấu trúc

TTCK, tái cấu trúc CTCK là một trong những nội dung then chốt, trong đó yêu cầu về
QTDN đƣợc đặt ra đối với CTCK trở nên cấp thiết hơn ao giờ hết. Với những lý do
trên, đề tài: “Tăng cường quản trị doanh nghiệp cho các công ty cổ phần chứng
khoán Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc TTCK Việt Nam” đƣợc thực hiện nhằm
giải quyết các yêu cầu này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quản trị doanh nghiệp là một khái niệm không mới trong lĩnh vực nghiên cứu
kinh tế trong những năm gần đây. Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên
cứu về đề tài này trong đó tập trung chủ yếu đánh giá và lượng hoá mối quan hệ giữa
quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động cũng như giá trị công ty. Sau sự sụp đổ
gây chấn động liên quan tới những gian lận trong tài chính, sổ sách kế toán của nhiều
tập đoàn lớn hàng đầu thế giới tại Mỹ và nhiều quốc gia khác vào đầu những năm
2000 nhƣ: Enron, Worl Com, Tyco, Peregrine Systems..., đã làm xuất hiện một loạt
các quy định và đạo luật hƣớng tới việc cải thiện m i trƣờng quản trị c ng ty. Điểm
chung của các quy định này là việc thực thi các quy định liên quan tới việc độc lập
hóa các thành viên Ban giám đốc. Điển hình là Đạo luật Sarbane – Oxley (2002) của
Mỹ yêu cầu tất cả các thành viên của hội đồng kiểm toán công ty niêm yết phải độc
lập. Ngay sau đó, SGDCK New York và Thị trƣờng chứng khoán Nas aq cũng yêu
cầu tất cả các công ty niêm yết phải đa số thành viên HĐQT độc lập. Sanjai Bhagat
and Brian Bolton (2009) nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lƣợng quản trị công ty
với hiệu quả hoạt động của c ng ty (ROE, ROA, To in‟s Q) tại Mỹ từ 1998-2007
theo hai giai đoạn trƣớc và sau (năm 2002) khi đạo luật Sarbane-Oxley có hiệu lực, đã
kết luận rằng, trong giai đoạn từ 2003-2007, HĐQT càng độc lập thì càng có tác động
tốt lên hiệu quả hoạt động của công ty. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng kết luận tỷ lệ
3


cổ phiếu thuộc sở hữu của HĐQT có mối tƣơng quan ƣơng với hiệu quả hoạt động
của công ty trong cả hai giai đoạn trƣớc và sau 2002.

Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chất lượng quản trị công ty và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua một chỉ số đo lường chất lượng quản
trị cũng đƣợc thực hiện tại nhiều quốc gia khác nhau bao gồm cả quốc gia phát triển,
đang phát triển nhƣ: Mỹ, Úc, Nga, Cana a, Đức, HongKong, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái
Lan, Thụy Sĩ …và thậm chí tại các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế
nhƣ Ucraina. Các nghiên cứu này phần lớn đã cho ra kết luận về mối quan hệ cùng
chiều giữa chất lƣợng quản trị công ty và hiệu quả hoạt động. Nói cách khác điểm chỉ
số chất lƣợng quản trị (CGI) càng cao, doanh nghiệp đó có hiệu quả hoạt động càng
cao, điều này tùy theo từng nghiên cứu, có thể lấy đại diện hiệu quả hoạt động là
ROE, ROA, To in‟s Q hay Tỷ suất sinh lời cổ phiếu hoặc cả bốn biến số này.
Dorbert, Schillhofer và Zimmerman (2004) đã tạo ra bộ xếp hạng quản trị c ng ty đa
nhân tốn (CGR) dựa trên phiếu điều tra khảo sát phản hồi từ 91 doanh nghiệp Đức, đã
kết luận rằng những doanh nghiệp có chất lƣợng quản trị tốt hơn là những công ty lớn
và những c ng ty này cũng là đối tƣợng có tỷ suất sinh lời trung ình cao hơn các
công ty có xếp hạng quản trị công ty thấp hơn. Mohanty (2004) đã sử dụng 19 thƣớc
đo chất lƣợng quản trị c ng ty để phát triển một bộ chỉ số sử dụng cho nghiên cứu
mẫu 113 doanh nghiệp tại Ấn Độ. Dựa trên bộ chỉ số này, Mohanty đã kết luận rằng
các c ng ty có điểm chỉ số quản trị cao hơn, tạo ra tỷ suất sinh lời cao hơn và tỷ suất
sinh lời cổ phiếu vƣợt trội. Klapper và Love (2004) nghiên cứu về mối quan hệ này
tại 374 công ty tại 14 quốc gia mới nổi cũng cho ra kết luận tƣơng tự. Hodgson,
Lhaopadchan, và Buakes (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty
(thông qua chỉ số quản trị công ty) với hiệu quả hoạt động của các công ty của Thái từ
năm 2001 tới năm 2006, cũng đƣa ra kết luận tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trƣớc đó
về mối quan hệ ƣơng giữa chỉ số quản trị công ty với hiệu quả hoạt động của công ty
đó khi đo lƣờng hiệu quả hoạt động thông qua ROA, ROE, CFO, FCF và tỷ lệ doanh
thu trên lao động.
Bên cạnh tập trung vào mối quan hệ giữa QTDN và hiệu quả hoạt động, nhiều
nghiên cứu đã đi sâu phân tích và lượng hoá từng nội dung cụ thể của QTDN đến
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Marco Becht và Patrick Bolton (2008) của trƣờng
4



Đại học Brussels (Bỉ) đã có nghiên cứu về „Quản trị Doanh nghiệp và kiểm soát
oanh nghiệp‟. Kết quả nghiên cứu cho thấy Quản trị doanh nghiệp có liên quan với
độ phân giải của các vấn đề hành động tập thể các nhà đầu tƣ phân tán và hòa giải các
xung đột lợi ích giữa chủ thể khác nhau của công ty. Lawrence D. Brown và Marcus
L. Caylor (2004) thuộc trƣờng Đại học Kennesaw State University đã nghiên cứu
„Quản trị oanh nghiệp và hiệu quả hoạt động c ng ty‟ cho thấy quản trị tốt, đƣợc đo
bằng cách sử dụng giám đốc điều hành và chính sách bồi thƣờng hợp lý, sẽ mang lại
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tốt nhất.
Son a Marrakchi và Jean Bé ar (2001) đã nghiên cứu mối tƣơng quan giữa
quản trị doanh nghiệp và chất lƣợng công bố thông tin. Nghiên cứu này đã tập trung
phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của Ban kiểm soát, Ban giám đốc và mức độ
gian lận trong báo cáo kết quả kinh doanh. Sử dụng mẫu nghiên cứu là nhóm các
công ty hoạt động tại Mỹ, kết quả nghiên cứu cho thấy mối tƣơng quan ƣơng khá
chặt chẽ giữa hoạt động của ban kiểm soát với chất lƣợng báo cáo kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Đặc biệt nghiên cứu cho thấy sự độc lập của ban kiểm soát và chất
lƣợng hoạt động của ban kiểm soát (đo lƣờng thông qua số nhân viên có trình độ về
tài chính) ảnh hƣởng trực tiếp đến tính trung thực của các báo cáo tài chính.
Đối với mối tƣơng quan với hoạt động của an giám đốc, kết quả nghiên cứu
cho thấy với BGĐ có kinh nghiệm và là thành viên của HĐQT, việc công bố thông
tin tài chính đƣợc thực hiện tốt hơn. Những phát hiện này có ý nghĩa đối với nhà quản
lý, chẳng hạn nhƣ Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC), khi họ cố gắng để giám
sát các doanh nghiệp có báo cáo tài chính trong vùng màu xám giữa tính hợp pháp và
gian lận hoàn toàn và thu nhập tuyên bố phản ánh mong muốn của quản lý chứ không
phải là báo cáo kết quả tài chính của c ng ty, nhƣ chỉ ra bởi nghiên cứu của Blue
Ribbon (1999).
Nhƣ vậy, có thể thấy có khá nhiều các nghiên cứu xung quanh vấn đề quản trị
oanh nghiệp đƣợc thực hiện ở nhiều các quốc gia khác nhau, với các quy m


oanh

nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, phần đa những nghiên cứu này tập trung vào các doanh
nghiệp sản xuất, những nghiên cứu đặc thù về quản trị doanh nghiệp cho các công ty
trong lĩnh vực trung gian tài chính là chưa nhiều, đặc biệt là các công ty chứng
khoán.
5


2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, khái niệm Quản trị c ng ty đƣợc đề cập đến trong Quyết định số
12/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng mang tính bắt
buộc đối với CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK)/ Trung tâm giao dịch
chứng khoán (TTGDCK): “Quản trị công ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho
c ng ty đƣợc định hƣớng điều hành và đƣợc kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền
lợi của cổ đ ng và những ngƣời liên quan đến công ty. Các nguyên tắc quản trị công
ty bao gồm: Đảm bảo một cơ cấu quản trị hiệu quả; Đảm bảo quyền lợi của cổ đ ng;
Đối xử công bằng giữa các cổ đ ng; Đảm bảo vai trò của những ngƣời có quyền lợi
liên quan đến công ty; Minh bạch trong hoạt động của c ng ty; và HĐQT và Ban
kiểm soát lãnh đạo và kiểm soát công ty có hiệu quả”.
Đã có một số nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn
Trƣờng Sơn (2010) – Đại học Đã nẵng với đề tài „Vấn đề Quản trị công ty trong các
doanh nghiệp Việt Nam‟ cho thấy khung quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam đƣợc
đánh giá là khá phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc quản trị phổ biến đƣợc thừa
nhận trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động Quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế và yếu kém. Khái niệm quản trị doanh nghiệp vẫn còn khá mới mẻ. Kết
quả điều tra cho thấy chỉ có khoảng 23% số ngƣời đƣợc hỏi cho thấy các doanh nhân
ở Việt Nam hiểu đƣợc khái niệm và những nguyên tắc cơ ản của Quản trị doanh
nghiệp. Kết quả khảo sát ở các tỉnh miền trung, Tây nguyên cho thấy 95,6% số doanh
nghiệp đƣợc điều tra chƣa thực hiện Quản trị doanh nghiệp, điều này dẫn đến năng

lực cạnh tranh cũng nhƣ kết quả hoạt động của các doanh nghiệp không cao.
Bên cạnh đó nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoài Lê (2012) về „Tăng cường
quản trị doanh nghiệp cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội’ đã kết luận QTDN có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là với các
doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK. QTDN tốt không chỉ có ý nghĩa đối với bản
thân các doanh nghiệp niêm yết – gi p tăng cƣờng hiệu quả kinh oanh và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho các cổ đ ng mà còn góp phần vào
sự minh bạch và ổn định của TTCK, tạo lòng tin đối với c ng ch ng đầu tƣ, đặc biệt
trong điều kiện hiện nay, khi TTCK Việt Nam đang phải trải qua một thời kỳ vô cùng
khó khăn.
6


Báo cáo khảo sát tiến hành với 100 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam (2012) do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Diễn đàn Quản
trị công ty Toàn cầu và Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc thực hiện, đã đƣa ra kết quả
tƣơng tự các nghiên cứu thực nghiệm ở trên khi tiến hành so sánh giữa hai nhóm
doanh nghiệp có điểm số quản trị cao nhất và thấp nhất cho thấy: các công ty có chất
lƣợng quản trị tốt cũng là những công ty có giá trị thị trƣờng cao hơn. Các hệ số
chuẩn nhƣ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
phản ánh sự vƣợt trội: Nhóm quản trị tốt đạt ROE ình quân 23,5%, vƣợt xa mức
16,6% của nhóm kém nhất. ROA cũng đạt 11,3% so với 8,3%.
Trong nghiên cứu “Vai trò của quản trị công ty trong mối quan hệ với hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp”, hai tác giả Cao Thị Vân Anh và Lê Công Hoa
(2014) đã đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết. Kết quả nghiên cứu
cho thấy giữa quản trị doanh nghiệp và hiệu quản hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh
các công ty cần chú ý cải thiện chất lƣợng các hoạt động về điều hành, giám sát và ra
quyết định.

Tƣơng tự, hai tác giả Trần Thị Thanh tú và Phạm Bảo Khánh (2013) đã kiểm
tra mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thông
qua phát triển chỉ số phản ánh thực trạng quản trị công ty (CGI). Kết quả này cũng
đƣa ra kết quả mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hai biến trên.
Với kết quả từ khảo sát 37 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, tác giả Hạ Thị
Thiều Dao (2012) đã phân tích thực trạng quản trị công ty tại các ngân hàng trên các
khía cạnh: khuôn khổ pháp lý về QTCT trong ngân hàng, tính minh bạch và giải trình
và trách nhiệm của HĐQT, từ đó đƣa ra những nhận định tổng quát và các đề xuất
nhƣ phải có khuôn khổ pháp lý để tăng tính minh ạch và cần có qui trình và chuẩn
mực cho các báo cáo của Hội đồng quản trị.
Ngoài ra, còn khá nhiều các bài báo phân tích về thực trạng QTDN ở VN,
nhƣng chƣa mang tính hệ thống, đặc biệt chƣa có nghiên cứu nào ành riêng cho lĩnh
vực QTDN tại các công ty chứng khoán ở Việt Nam.
7


3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Khái quát những vấn đề lý luận về quản trị doanh nghiệp của các công ty cổ
phần chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc TTCK.
- Phân tích thực trạng quản trị doanh nghiệp của các CTCP chứng khoán Việt
Nam trong quá trình tái cấu trúc TTCK.
- Kiến nghị các biện pháp tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp để góp phần tăng
hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hoạt động cho công ty cổ phần chứng khoán
trong quá trình tái cấu trúc TTCK Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản trị doanh nghiệp
và việc áp dụng quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc của OECD tại các công ty cổ
phần chứng khoán, đồng thời lƣợng hoá ảnh hƣởng QTDN đến hiệu quả hoạt động ở
các công ty này.
Phạm vi nghiên cứu: các công ty cổ phần chứng khoán ở Việt Nam

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài phƣơng pháp triết học biện chứng và duy vật lịch sử thƣờng đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung, đề tài vận dụng các phƣơng pháp khảo
sát, thống kê, so sánh, phân tích – tổng hợp, diễn dịch, quy nạp; các sơ đồ, bảng biểu,
đồ thị và các mô hình kinh tế lƣợng để làm tăng thêm tính trực quan và thuyết phục.
Để đánh giá cụ thể tình hình thực hiện quản trị doanh nghiệp tại các công ty cổ
phần chứng khoán Việt Nam hiện nay, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát nhằm
đánh giá thực tiễn QTDN tại 82 CTCK đang hoạt động trên TTCK Việt Nam. Các
câu hỏi khảo sát đƣợc xây dựng dựa trên bộ tiêu chí đƣợc phân tích trong chƣơng 1 và
các quy định, th ng tƣ, văn ản luật hiện hành điều chỉnh về công tác quản trị công ty
và các hoạt động kinh

oanh đặc thù của CTCK, trong đó có: (i) Th ng tƣ

121/2012/TT-BTC quy định về Quản trị công ty áp dụng cho các c ng ty đại chúng;
(ii) Th ng tƣ 210/2012/TT-BTC Hƣớng dẫn về thành lập và hoạt động CTCK; (iii)
Quyết định 617/QĐ-UBCK Ban hành Quy chế hƣớng dẫn xếp loại CTCK, và Quy
chế hƣớng dẫn xếp loại CTCK; (iv) Th ng tƣ 52/2012/TT-BTC Hƣớng dẫn về việc
8


công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán; (v) Các nguyên tắc quản trị công ty
của OECD; … Câu hỏi khảo sát đƣợc gửi đến HĐQT, Ban kiểm soát của công ty
chứng khoán nhằm lý ý kiến đánh giá xác đáng nhất về QTDN tại c ng ty đó.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ ản về Quản trị doanh nghiệp Công ty
chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị doanh nghiệp ở các công ty cổ phần chứng

khoán trong quá trình tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản trị doanh nghiệp tại các công ty cổ phần
chứng khoán ở Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc TTCK Việt Nam.

9



×