Tải bản đầy đủ (.pdf) (242 trang)

LỊCH SỬ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TỈNH ĐỒNG NAI 1930 – 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 242 trang )

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TỈNH ĐỒNG NAI

LỊCH SỬ ĐOÀN THANH NIÊN
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ
PHONG TRÀO THANH NIÊN
TỈNH ĐỒNG NAI
1930 – 2000

NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP ĐỒNG NAI
2003

2


LỊCH SỬ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN
TỈNH ĐỒNG NAI
1930 – 2000

3




BAN CHỈ ĐẠO
– Trần Thị Minh Hoàng – Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai khoá VI
– Trần Đình Thành – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Đồng Nai khoá VII
– Bùi Ngọc Thanh – Uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ – Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ
– Nguyễn Văn Tùng – Nguyên Trưởng ban Biên tập sử Đoàn Trung ương Đoàn



BAN CHỦ NHIỆM

– Đặng Mạnh Trung – Chủ nhiệm đề tài
– Nguyễn Sơn Hùng
– Hoàng Ngọc Khôi


BAN BIÊN SOẠN VÀ BIÊN TẬP

– Nguyễn Sơn Hùng
– Phạm Thị Kim Chung
– Trương Hải Thi


CỘNG TÁC VIÊN

– Nguyễn Thị Mộng Bình
– Trần Trọng Thể
– Nguyễn Thị Hiền
– Nguyễn Hồng Thanh
– Võ Thị Ngọc Bảy
– Huỳnh Thị Lang Anh
– Nguyễn Văn Thông

4


LỜI GIỚI THIỆU
70 năm được Đảng dìu dắt, lãnh đạo, tổ chức Đoàn và đoàn viên, thanh niên

Đồng Nai đã có những đóng góp xứng đáng, để lại nhiều bài học truyền thống quí
báu. Nghiên cứu, biên soạn “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930–2000” là một công việc có ý nghĩa
nhiều mặt, góp phần giáo dục, rèn luyệ n các thế hệ thanh niên kế tục và phát huy
truyền thống của lớp người đi trước, không ngưng phấn đấu vươn lên trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh n iên
tỉnh Đồng Nai trong hơn 70 năm qua đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Từ
những năm 30 của thế kỷ XX, được Đảng tổ chức, giáo dục, rèn luyện, thanh niên
Đồng Nai đã không ngừng phát huy vai trò xung kích cách mạng, đấu tranh đòi
các quyền dân sinh, dân chủ trong các năm 1936 –1938, trong cuộc khởi nghĩa
Nam kỳ và đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám – 1945
lịch sử.
Được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, từ năm 1945, tổ chức Đoàn
Thanh niên đã từng bước hình thành tương đối có hệ thống ở Biên Hoà - Đồng
Nai, góp phần tổ chức, động viên thanh niên trong tỉnh đi đầu trong nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, kiên cường tham gia kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Trước sự tàn bạo của kẻ thù, thanh niên Biên Hoà
- Đồng Nai đã không khuất phục mà còn dấy lên nhiều phong trào hành động cách
mạng sôi nổi, đặc biệt là phong trào tòng quân, đi ra chiến khu và phong trào thi
đua giết giặc lập công, mưu trí và sáng tạo, góp phần làm nên những chiến thắng
to lớn ở La Ngà, ở dọc Quốc lộ 20...
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù thời kỳ đầu tổ
chức Đoàn không được phát triển, nhưng thanh niên Đồng Nai vẫn kiên trung, bất
khuất góp phần làm thất bại cuộc chiến tranh đơn phương của địch. Từ sau cao
trào Đồng khởi (1960), tổ chức Đoàn trong tỉnh từng bước được khôi phục và phát
triển, thanh niên Đồng Nai càng nỗ lực đẩy mạnh các phong trào hành động cách
mạng. Trong đó tiêu biểu là phong trào 5 xung phong với các mục tiêu cụ thể:
Tòng quân, đi thanh niên xung phong; tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch; đấu tranh
chính trị và binh vận... góp phần liên tiếp đánh bại các chiến lược chiến tranh của

Mỹ và tay sai, từ chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ đến Việt Nam hoá chiến
tranh, với những chiến công vang dội ở sân bay Biên Hoà, ở Tổng kho Long Bình,
ở cửa ngõ Xuân Lộc... làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch; âm mưu bắt
thanh niên đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng; âm mưu xây dựng các ấp chiến lược,
ấp tân sinh để kìm kẹp nhân dân. Hiệu quả la hàng loạt ấp chiến lược, ấp tân sinh
5


bị phá rã từng mảng, ở Hang Nai, ở Đại An... đã góp phần cùng làm nên Đại
thắng mùa Xuân 1975, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, cùng cả nước
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Được sống trong điều kiện hoà bình, thanh niên Đồng Nai càng nỗ lực vượt
qua mọi khó khăn thử thách, ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, không ngừng
lao động sáng tạo xây dựng và bảo vệ quê hương Đồng Nai, góp phần giữ vững
biên cương của Tổ quốc, nhất là khi nổ ra chiến tranh biên giới. Tổ chức Đoàn
không ngừng được củng cố và phát triển, về cơ bản đã xoá được những cơ sở
trắng Đoàn, kể cả trong các vùng đồng bào dân tộc và đồng bào theo đạo, góp
phần đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên trong tỉnh thực hiện các
nhiệm vụ chính trị của Đoàn. Đặc biệt từ sau khi Đảng khởi xướng đường lối đổi
mới đất nước, tổ chức Đoàn Thanh niên Cong sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đã
không ngừng đổi mới tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, lôi cuốn đông đảo
thanh niên vươn lên lập nghiệp và giữ nư ớc, cùng quân và dân trong tỉnh xây dựng
Đồng Nai phát triển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, phấn đấu vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xứng đáng với
“Hào khí Đồng Nai”, với “miền Đông gian lao mà anh dũng”... ..
Từ thực tiễn phong trào cách mạng, những bài học truyền thống về giữ vững
niềm tin cách mạng, tuyệt đối trung thành và luôn luôn tuân theo sự lãnh đạo, giáo
dục của Đảng Cộng sản Việt Nam; về xây dựng tổ chức Đoàn trở thành hạt nhân
đoàn kết, tập hợp thanh niên đi theo định hướng đã được lựa chọn; về sự phối hợp,
liên kết hành động cùng các tổ chức quần chúng trong khối liên minh công nông;

về đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng... luôn có ý nghĩa thực tiễn đối
với quá trình xây dựng, phát triển tổ chức Đoàn trong hiện tại cũng như trong
tương lai.
Với phương pháp tiếp cận duy vật lịch sử, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, công trình nghiên cứu, biên soạn “Lịch sử Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930 –
2000” đã cố gắng phản ánh một cách chính xác, khoa học quá trình phát triển,
trưởng thành của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai.
Quá trình triển khai nghiên cứu, biên soạn “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng
sản H ồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930 –2000”, Ban
Thường vụ Tỉnh Đoàn và những người biên soạn đã được sự quan tâm chỉ đạo, tạo
điều kiện của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ, cộng tác của
Sở Khoa học công nghệ và môi trườ ng, của các Ban, ngành có liên quan, của các
cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Đoàn qua các thời kỳ, của các nhà khoa học
có tâm huyết... đã giúp cho công trình hoàn thành có chất lượng đảm bảo yêu cầu
đã đặt ra. Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chân thành cám ơn sự giúp đỡ, cộng tác
6


nhiệt tình, có hiệu quả của các thành viên đã tham gia nghiên cứu, biên soạn, đóng
góp ý kiến xây dựng, bổ sung và tạo điều kiện thuận lợi cho đề tài thu được kết
quả, phản ánh khách quan, khoa học quá trình phát triển của tổ chức Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai.
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Đồng Nai trân trọng giới thiệu với các đoàn viên,
hội viên thanh niên và rộng rãi bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên tỉnh Đồng Nai 1930–2000”.
Tháng 12-2003
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Đồng Nai

7



Mở đầu

ĐỒNG NAI – MIỀN ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ NHỮNG
GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
I. TỈNH ĐỒNG NAI TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN.
Kể từ khi Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữ u Cảnh (còn có tên Nguyễn
Hữu Kính) được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào kinh lược xứ Đàng Trong, thành
lập dinh Trấn Biên (tiền thân của tỉnh Biên Hoà sau này) và dinh Phiên Trấn đến
nay, miền đất Đồng Nai – Gia Định đã xác lập được hệ thống hành chính trên 3 00
năm (1698 – 2000) và đã có những đổi thay trên nhiều mặt, kể cả về địa giới hành
chính. Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, đến đầu thế kỷ
XIX (1802), dưới thời vua Gia Long, Gia Định phủ được đổi thành Gia Định trấn.
Đến năm 1808 Trấn Biên dinh được đổi thành Biên Hoà trấn và Gia Định trấn lại
được đổi thành Gia Định thành, thống quản 5 trấn, gồm: trấn Phiên An (có phủ Tân
Bình), trấn Biên Hoà (có phủ Phước Long), trấn Định Tường (có phủ Kiến Hoà),
trấn Vĩnh Thanh (có phủ Định Viễn) v à trấn Hà Tiên. Đứng đầu Gia Định thành là
một Tổng trấn. Được bổ nhiệm làm Tổng trấn đầu tiên của Gia Định thành là
Nguyễn Văn Nhơn, còn Trịnh Hoài Đức lúc đó làm Hiệp tổng trấn. Đến năm 1812,
Lê Văn Duyệt được bổ nhiệm làm Tổng trấn. Sau khi Lê Văn Duyệt mất (1832),
vua Minh Mạng bãi bỏ chế độ trấn, lập ra 6 tỉnh, gồm: Biên Hoà, Gia Định, Định
Tường, Long Hồ (còn gọi là Vĩnh Long), An Giang và Hà Tiên. Cũng từ đó mới có
tên gọi Nam kỳ lục tỉnh để chỉ miền đất Nam bộ.
Xa hơn nữa, có thể vào thời đại đồ đá cũ, con người đã có mặt tại lưu vực
Đồng Nai, mà những di tích khảo cổ tìm thấy ở Dầu Giây, An Lộc, Hàng Gòn,
Bình Xuân, Đồi Mít, Đồi Xoài đã cho thấy một sự chuyển biến đáng kể trong tiến
trình phát triển của cư dân trong khu vực từ nền kinh tế chiếm đoạt sang nền kinh
tế sản xuất với những công cụ lao động mang tính điển hình là loại rìu bôn có vai

thường chiếm ưu thế. Các tộc người đến lưu vực Đồng Nai có thể từ trên núi
xuống, cũng có thể từ biển vào, mà những đồ gốm cứng hoa văn in cũng như các di
tích thuộc tiểu hệ thống Cầu Sắt – Óc Eo và các di tích thuộc các nền văn hoá khảo
cổ khác, trong đó có cả ngôi mộ cổ ở Hàng Gòn (Long Khánh), cách ngày nay
khoảng 2.500 năm, đều phản ánh sự có mặt của các tộc người thuộc văn hoá Sa
Huỳnh, mà nền văn hoá Óc Eo đã tạo cơ sở cho sự xuất hiện Vương quốc Phù
Nam vào thế kỷ I sau Công nguyên. Theo nhiều công trình nghiên cứu thì Phù
Nam là một nước rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều nước nhỏ, được sử sách lâu
8


nay vẫn thường nhắc đến, như: Bà Lị, Thù Nại, Xích Thổ... Đ ến thế kỷ thứ VII,
đây là phần đất thuộc Chân Lạp và thế kỷ thứ IX thuộc Vương quốc Khơme. Cũng
theo nhiều nhà nghiên cứu, Bà Rịa ngày nay có thể là nước Bà Lị xưa, còn Thù Nại
có âm gần giống với Đồng Nai, là vùng đệm giữa hai vương quốc Chămpa và
Chân Lạp. Đại Nam nhất thống chí , quyển XXVII, ghi: “Tỉnh Biên Hoà có lẽ là
nước Bà Lị xưa, sau là đất Bà Rịa và Đồng Nai” (1). Sách Tân Đường thư chép:
“Nước Bà Lị ở phía đông nam nước Chiêm Thành, phía nam nước này có nước
Thù Nại, sau đời Vĩnh Huy (650 – 655) bị nước Chân Lạp thôn tính”.
Trấn Biên Hoà (1808 – 1832) hay tỉnh Biên Hoà (1832 – 1861) có địa giới
hành chính rất rộng, bao gồm vùng đất các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Phước, một phần tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
Cuối th ế kỷ XIX, sau khi đánh chiếm toàn bộ Nam kỳ lục tỉnh, để dễ bề cai
trị, thực dân Pháp đã chia Nam kỳ thành 20 tỉnh, sau đó lại tách Vũng Tàu (thời
Pháp thuộc, Vũng Tàu thường được gọi là Ô Cấp, xuất xứ từ địa danh do Pháp đặt
là Cap Saint Jacques) khỏi tỉn h Bà Rịa, lập thành một tỉnh riêng. Thời kỳ này địa
giới tỉnh Biên Hoà bao gồm tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước, một phần tỉnh Bình
Dương và Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại.
Từ sau ngày Cách mạng tháng Tám – 1945 thành công đến tháng 5–1951,
tỉnh Biên Hoà bao gồm cả một phần đất ngày nay thuộc tỉnh Bình Phước, một phần

đất của tỉnh Bình Dương. Từ tháng 5 –1951 đến tháng 7–1954, hai tỉnh Biên Hoà
và Thủ Dầu Một được sáp nhập thành tỉnh Thủ Biên. Địa giới tỉnh Thủ Biên bao
gồm phần đất các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, quận Thủ Đức, quận
2, quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), trừ huyện Long Thành lúc này được
giao về tỉnh Bà Rịa – Chợ Lớn.
Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết. Miền
Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của đối
phương. Từ năm 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã tổ chức lại bộ máy hành chính ở
các tỉnh. Chúng lập tỉnh Long Khánh, gồm 2 quận Xuân Lộc và Định Quán (2).
Về phía chính quyền cách mạng, đến thập niên 60, do tình hình cuộc khán g
chiến chống Mỹ phát triển, tỉnh Gia Định được sáp nhập với thành phố Sài Gòn –
Chợ Lớn thành Đặc khu Sài Gòn – Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh),
miền Đông Nam bộ còn 4 tỉnh nằm vắt ngang từ phía tây giáp biên giới nước bạn
Campuchia sang phía đông giáp biển Đông. Tỉnh Biên Hoà cũng nhiều lần được

(1) Đại Nam nhất thống chí , tập V. Nxb. Khoa học xã hội, H.1971, trang 34 – 35.
(2) Năm 1967, có thêm quận Kiệm Tân. Năm 1974, có thêm quận Bình Khánh.

9


tách nhập với các tỉnh Thủ Dầu Một, Bà Rịa – Long Khánh, hình thành các tỉnh:
Thủ Biên, Bà Biên...
Tỉnh Đồng Nai ngày nay được thành lập đầu năm 1976, sau ngày miền Nam
hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất. Là một tỉnh thuộc miền Đông
Nam bộ, Đồng Nai bao gồm vùng đất các tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa – Long Khánh và
Tân Phú. Đến năm 1978, huyện Duyên Hải được tách về thuộc Thành phố Hồ Chí
Minh. Năm 1979, Vũng Tàu được tách ra thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.
Năm 1991, 3 huyện ven biển là Xuyên Mộc, Châu Thành, Long Đất được tách ra
nhập với Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tỉnh Đồng

Nai còn lại địa giới hành chính như hiện nay, phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía
tây giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp
tỉnh Bình Thuận, phía nam giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện tại
Đồng Nai có 8 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch,
Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Khánh, Tân Ph ú, Định Quán, và thành phố Biên
Hoà, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội của tỉnh, với tổng diện tích
5.866,4 km2 và số dân, theo điều tra ngày 1–4–1999, có 1.982.000 người, của
khoảng 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 92,8% dân
số. Đồng Nai cũng là tỉnh có nhiều người theo đạo, trong đó có khoảng 700.000
người theo đạo Công giáo.
II. NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG.
Là tỉnh cửa ngõ đi vào vùng đồng bằng rộng lớn Nam bộ, Đồng Nai có vị trí
hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế cũng như quân sự, vì thế trong quá trình
dựng nước và giữ nước, các thế hệ con người Đồng Nai đã phải không ngừng
chống chọi với thiên nhiên, giặc giã để sinh tồn và phát triển, làm nên một “Hào
khí Đồng Nai”, với những giá trị lịch sử truyền thống quí báu:
1. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.
Từ khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược xứ Đàng Trong, đặt bản
doanh tại Cù lao Phố, thực hiện kế sách “Định vùng, an dân” với hai chủ trương
quan trọng là: “Khai hoang mở cõi và ổn định, dà n xếp biên cương”, trải qua hơn
300 năm hình thành và phát triển, nhiều thế hệ con người Biên Hoà – Đồng Nai đã
đứng lên kiên cường chống giặc giữ làng, giữ đất và cũng đã có không ít anh hùng
hào kiệt chọn Đồng Nai để lập căn cứ mưu đồ nghiệp lớn. Thế kỷ XVII, trong cuộc
tranh chấp quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, các chúa
Nguyễn đã lấy vùng đất Trấn Biên và Phiên Trấn làm chỗ dựa để khai mở về
hướng đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện chính sách khẩn hoang rộng rãi, thu
hút nguồn nhân lực, vật lực để tăng cường quốc phòng, chống lại chúa Trịnh ở
10



Đàng Ngoài. Cửa biển Cần Giờ, sông Lòng Tàu đã từng chứng kiến nhiều chiến
công oai hùng của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, trong những lần tiến quân
vào Gia Định. Mùa xuân năm Nhâm Dần, 178 2, nghĩa quân Tây Sơn đánh bại đoàn
quân của Nguyễn Ánh, nhấn chìm nhiều tàu đối phương ở cửa sông Cần Giờ, trong
đó có tàu chỉ huy của tên Manuel, cố vấn huấn luyện thuỷ quân cho Nguyễn Ánh.
Tháng 2 năm Quí Mão, 1783, một lần nữa nghĩa quân Tây Sơn lại đá nh bại
đoàn thuyền chiến của Nguyễn Ánh trên sông Lòng Tàu, tiến chiếm Gia Định. Khi
Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm, năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn, do Nguyễn Huệ
chỉ huy lại theo sông Lòng Tàu tiến quân về Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan 5 vạn
quân Xiêm và 300 chiến thuyền của chúng.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân dân Nam bộ không dễ
đầu hàng giặc như triều đình nhà Nguyễn. Một lần nữa, nhân dân vùng Nhơn
Trạch, với địa thế sông rạch hiểm trở, đã là chỗ dựa quan trọng để Bình Tây Đại
nguyên soái Trương Định tụ tập nghĩa quân, xây dựng căn cứ chống giặc ngoại
xâm suốt 3 năm (1861 - 1864).
Tháng 2-1861, sau khi đại đồn Phú Thọ (Chí Hoà) thất thủ, Nguyễn Tri
Phương chỉ huy 600 quân triều đình rút về thành Biên Hoà để tổ chức chiến đấu.
Ngày 14-12, quân Pháp cho hai cánh quân thuỷ, bộ tiến công thành Biên Hoà, quân
triều đình chống trả quyết liệt. Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng, em trai Nguyễn Tri
Phương, lãnh đạo nghĩa quân Long Thành, chỉ bằng vũ khí thô sơ đã chặn đánh
quyết liệt quân địch trên đường 17 và 19, gây cho chúng nhiều thương vong.
Tháng 8-1864, Trương Định hy sinh, con trai ông là Trương Quyền, một thanh
niên yêu nước, nối nghiệp cha, anh dũng tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Trương Quyền cho lập căn cứ ở Giao Loan (Rừng Lá) chiêu tập nhiều nghĩa quân
trẻ tuổi, trong đó có nhiều đồng bào và thanh niên dân tộc Châu Ro, Stiêng... liên
tục tiến công quân địch ở nhiều nơi, trong sự che chở, đùm bọc của nhân dân, gây
nhiều khó khăn cho công cuộc bình định của thực dân Pháp ở miền Đông Nam bộ.
Mặc dù triều đình nhà Nguyễn đã ký nhượng 3 tỉnh miền Đông cho thực dân
Pháp (Hoà ước Nhâm Tuất, 1862), nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Biên
Hoà - Đồng Nai do các sĩ phu yêu nước lãnh đạo vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều

hình thức. Nguyễn Thành Ý, Phan Trung tập hợp nhân dân cùng tham gia xây
dựng hai căn cứ là Bàu Cá (nay thuộc huyện Thống Nhất) và Giao Loan (nay thuộc
huyện Xuân Lộc) ở Biên Hoà để tạo điều kiện cho nghĩa quân chiến đấu lâu dài;
Đoàn Văn Cự xây dựng căn cứ ở Bưng Kiệu (ấp Vĩnh Cửu , phường Tam Hiệp,
thành phố Biên Hoà), chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang (1905). Đêm 14 -2-1916,
một tổ chức yêu nước có vũ trang ở Trại Lâm Trung - Biên Hoà đã mở cuộc tiến
công đồng loạt vào các nhà làng Tân Trạch, Tân Lương, Tân Khánh, Bình Phước,

11


Lò Gạc h và khám đường Biên Hoà, dinh chủ tỉnh Biên Hoà giải thoát nhiều thanh
niên bị thực dân Pháp cưỡng ép đi lính.
Các cuộc nổi dậy đó đều bị dìm trong biển máu, nhưng tinh thần yêu nước
của nhân dân Biên Hoà - Đồng Nai vẫn không thể bị dập tắt, để khi gặp nh ững tư
tưởng của thời đại do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này
và các học trò của Người truyền đến, lập tức nhân dân Biên Hoà - Đồng Nai đã
đứng dậy, với Phú Riềng đỏ, với Bình Phước - Tân Triều bất khuất, cùng cả nước
làm nên Cách mạng tháng Tám - 1945 lịch sử. Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để giữ nền độc lập dân tộc, với địa bàn chiến
lược quan trọng, có Chiến khu Đ nổi tiếng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và
dân Biên Hoà - Đồng Nai đã lập nên nhiều chiến công vang dội, ở Là Ngà (1 -31948) đánh tan đoàn xe công voa của Pháp; ở cầu Bà Kiên và dọc các Quốc lộ 1,
15, các tỉnh lộ 16, 24... đập tan hệ thống tháp canh của thực dân Pháp, sáng tạo nên
lối đánh đặc công đầy uy lực; ở khám Tân Hiệp (2 -12-1956) nổi dậy giải thoát một
lúc gần 500 tù nhân chính trị; ở Nhà Xanh (7 -7-1959) lần đầu đánh thắng Mỹ; ở
sân bay Biên Hoà (31-10-1964), Tổng kho Long Bình (tháng 6, 10, 11, 12-1966;
tháng 2-1967; Xuân Mậu Thân 1968 và tháng 8-1972) phá huỷ nhiều phương tiện
chiến tranh của địch và cuối cùng, ngày 21 -4-1975, đập tan cánh cửa thép Xuân
Lộc, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước.

2.
Truyền thống cần cù, sáng tạo, đoàn kết, tương thân tương ái
trong lao động sản xuất.
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng.
Câu ca dao ấy đã phản ánh những tiềm ẩn của một vùng đất, đòi hỏi những
con người khám phá nó một dũng khí, dám chấp nhận thử thách, dám đi tới tận
cùng những khát vọng. Bởi miền đất Đồng Nai không thiếu tiềm năng, nhưng cũng
chứa đựng không ít những thách thức mà nếu không có dũng khí, con người rất
khó vượt qua, chưa nói đến việc chinh phục nó để làm phong phú cho cuộc sống
của mình. Nhà sử học Lê Quí Đôn từng mô tả tron g Phủ Biên tạp lục: “... ở phủ
Gia Định, đất Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở
vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm”. Tại vùng đất mênh mông ấy, con người đã
có mặt rất sớm. Hơn 300 năm trước, ít ra là từ cuối thế kỷ XVI, ngườ i Việt đã có
mặt và ra công khai khẩn những vùng rừng rú bạt ngàn, những bãi sình lầy ngập
tràn thành những cánh đồng phì nhiêu. Gặp lúc mưa thuận gió hoà, nghề nông phát
triển, đời sống người dân khá lên trông thấy. Xóm làng mọc lên trù phú, thu hút
nhiều bà con ở Đàng Ngoài đến sinh cơ lập nghiệp. Những năm 30 của thế kỷ
12


XVII, nhiều người Việt chống đối cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai tập
đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn tìm vào vùng đất phương Nam sinh sống. Nhất là
từ sau năm 1698, người Việt từ Ngũ Quảng (tức 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Đức - tức Thừa Thiên -Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) đã tìm đường vào
Đồng Nai ngày càng đông. Năm 1679, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần cho một bộ
phận người Hoa chống đối chính quyền Mãn Thanh vào định cư ở xứ B àn Lân,
cùng người Việt và cư dân bản địa là người các dân tộc Châu Ro, Mạ... ra công
khai phá, biến những vùng đất hoang vu thành ruộng vườn phì nhiêu, màu mỡ,
biến những nơi vắng vẻ, “rừng thiêng, nước độc” thành xóm làng đông vui.

Nơi Trấn Biên xưa có miền đất đỏ
Liền biển xanh một dải mênh mông
Trời hôm vừa loé rạng đông
Từng đoàn lũ lượt ra công dựng là (1)
Sách Đại Nam nhất thống chí còn ghi lại những nét văn hoá trong đời sống
của con người Biên Hoà - Đồng Nai: “đất đai màu mỡ, sinh sống dễ dàng, kẻ sĩ
chăm học, dân siêng canh cửi”. Trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đức tính cần
cù, nhẫn nại, biết chung lưng đấu cật chống chọi với thiên nhiên, thú dữ... người
dân còn biết áp dụng những kinh nghiệm quí báu và kiến thức cổ truyền trong nghề
trồng lúa nước được tích luỹ từ bao đời để tăng sản lượng cây trồng. Ngoài việc
khẩn hoang trồng lúa, người Việt, cũng như cư dân bản địa và người Hoa còn chú
trọng các loại hoa màu, như: khoai, đậu, bắp, mè, bông, dâu, mía, chuối, mít, đu
đủ... và lập vườn xung qu anh nhà, với quang cảnh “trước vườn, sau ruộng”, tạo
không khí thoáng đãng, đầm ấm.
Vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai còn có nhiều nguyên vật liệu để phát triển các
ngành nghề thủ công. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển nghề nông, người dân còn
chú tâm phát triển các ngành nghề làm ra các vật dụng thiết yếu, như mộc, gốm,
gạch, đúc đồng, chế tác các công cụ bằng sắt... Nhiều thợ thủ công lành nghề xuất
hiện và dần dần tách hẳn khỏi nghề nông, tạo dựng nên những làng nghề chuyên
sản xuất những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của người dân.
Nhiều làng nghề còn lưu lại những dấu tích đến tận ngày nay, như các vò, lu, đôn...
tại phường Bửu Hoà - Tân Vạn; lò thổi Bến Gỗ - trấn Biên Hoà, nơi tập trung khai
thác sắt và làm đồ sắt; xóm chợ Chiếu (Cù lao P hố - Biên Hoà), chuyên đan chiếu,
bán chiếu... Đặc biệt, gốm mỹ nghệ Biên Hoà đã đánh dấu sự phát triển nghề gốm
Đồng Nai, với sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây,
kết quả của sự lao động sáng tạo của người thợ thủ công Biên Hoà. Từ năm 1903,

(1) Trịnh Hoài Đức – Văn hoá Nam Hà.

13



tại Biên Hoà đã thành lập Trường Mỹ nghệ thực hành, là nơi đầu tiên ở Nam bộ
đào tạo những nghệ nhân làm gốm mỹ nghệ. Nghề làm đá Biên Hoà ra đời rất sớm.
Trấn Biên Hoà xưa nhiều nơi có mỏ đá ong (phong thạch), là nguyên liệu được
nhân dân sử dụng trong xây cất nhà, lăng mộ. Một số địa phương có nghề làm đá
ong nổi tiếng như: Tân Phong, Bình Đa, Bình Ý...
Bằng tinh thần đoàn kết, lao động sáng tạo, người Trấn Biên xưa đã xây dựng
nên một “Nông Nại đại phố” – thương cảng sầm uất ở Nam bộ lúc bấy giờ.
Tự hào và tiếp bước truyền thống của cha ông, các thế hệ con người Biên Hoà
– Đồng Nai, nhất là từ sau khi đất nước được độc lập, thống nhất, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã nỗ lực vượt bậc, vươn lên giành những thành tựu
đáng tự hào: an ninh chính trị được giữ vững, kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và
đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ thương mại. Sự
nghiệp văn hoá – giáo dục – y tế đều được quan tâm phát triển, đời sống của người
dân lao động không ngừng được nâng cao... tạo những tiền đề quan trọng để Đồng
Nai vững bước đi lên thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá
đất nước.
3. Truyền thống văn hoá.
Trong tiến trình lịch sử hơn 300 năm xây dựng và phát triển, các bậc tiền
nhân đã để lại một “Hào khí Đồng Nai” với nền văn hoá dung hợp phong phú, kết
hợp với truyền thống 4.000 năm văn hiến của dân tộc, để hình thành tính cách
người Đồng Nai bộc trực, chân thật, ghét cái ác, nghĩa khí và hào phóng. Người
dân Biên Hoà – Đồng Nai có quyền tự hào là nơi sớm xây dựng Văn miếu Trấn
Biên (1715 – Ất Mùi), một biểu tượng của truyền thống văn hoá: hiếu học, tôn sư
trọng đạo. Nhiều nhân tài của đất nước đã được đào tạo tại Văn miếu Trấn Biên,
trong đó có Trịnh Hoài Đức, một nhà văn hoá ưu tú của Đồng Nai ở thế kỷ XVIII.
Ông là người học rộng tài cao, một vị quan thanh liêm, nhưng hơn hết ông là một
nhà văn hoá được xưng tụng là một trong “tam gia” của Gia Định (Trịnh Hoài Đức
– Lê Quang Định – Ngô Nhơn Tĩnh). Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó

có bộ sách Gia Định thành thông chí , một công trình văn hoá, lịch sử không thể
thiếu trong việc nghiên cứu con người, vùng đất văn hoá phía Nam. Trong quá
trình hình thành và phát triển, Biên Hoà – Đồng Nai còn sản sinh nhiều nhà văn
hoá, như Bùi Hữu Nghĩa, một trong những nhà thơ tiêu biểu của Nam bộ thế kỷ
XIX, được nhân dân truyền tụng qua câu thơ:
Đồng Nai có bốn rồng vàng
Lộc họa, Lễ phú, San đàn, Nghĩa thi.
Truyền thống văn hoá của Biên Hoà – Đồng Nai còn được phản ánh trong đời
sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thông qua các hoạt động như: các nghi lễ
14


thờ cúng ông bà tổ tiên, lễ cưới, lễ tang, tập quán, tín ngưỡng... những hình thức
sinh hoạt văn hoá dân gian trong lao động được thể hiện qua: hát hò cấy lúa, hò
chèo xuồng (hình thức đối đáp giữa hai bên trai và gái thể hiện sự thông minh dí
dỏm của người dân lao động) , điệu lý lu là, lý trèo lên, kể vè, đồng dao, đờn ca tài
tử, hát tuồng... Về nghi lễ tôn giáo có : hát múa Địa – Nàng, bóng rỗi (ở lễ hội
cúng miễu và lễ Đứng cái, lễ Xây chầu) với mong ước quốc thịnh, dân cường, an
khang, hạnh phúc.
Nhiều di tích văn hoá còn tồn tại đến ngày nay như: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá
Bình Đa, cổ vật Nam Cát Tiên, chùa Bửu Phong, chùa Bửu Sơn, đình Tân Lân,
đình Mỹ Khánh, di tích Đài Kỷ niệm, lăng mộ Trịnh Hoài Đức, đình Phú Mỹ, mộ
và đền thờ Đoàn Văn Cự... đều thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của Biên Hoà –
Đồng Nai.
Trong thế kỷ XX, trên mảnh đất Biên Hoà – Đồng Nai đã xuất hiện nhiều nhà
văn, nhà thơ tiêu biểu như: Bình Nguyên Lộc, Lương Văn L ựu, Lý Văn Sâm...
Trong đó, nhà thơ chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ mãi mãi khắc sâu trong lòng bao thế
hệ con người “miền Đông gian lao mà anh dũng” với bài thơ Nhớ Bắc, nói lên nỗi
lòng của người dân miền Nam luôn hướng về đất Tổ:
“Ai về Bắc ta theo với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”
Kế thừa và phát huy những bản sắc văn hoá của 300 năm Biên Hoà – Đồng
Nai, Đồng Nai hôm nay cùng cả nước trên bước đường đổi mới và hội nhập với
cộng đồng thế giới, vẫn không ngừng phát huy những giá trị truyền thống vốn có
trong điều kiện mới, góp phần xây dựng Biên Hoà – Đồng Nai ngày càng vững về
chính trị, mạnh về quốc phòng – an ninh, đảm bảo vững chắc cho quá trình phát
triển Biên Hoà – Đồng Nai theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
III.

NHỮNG LỢI THẾ PHÁT TRIỂN.

Là vùng trung du chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung bộ và đồng bằng
sông Cửu Long, tỉnh Đồng Nai có lợi thế trên nhiều mặt. Trải qua quá trình kiến
tạo địa chất hàng ngàn năm, miền đất Đồng Nai có độ dốc trung bình dưới 100 m,
độ cao giảm dần từ đông sang tây – nam. Địa hình có độ dốc dưới 15 o chiếm 80%
đất tự nhiên, trong đó dạng địa hình đồi núi cao nhất trung bình cũng chỉ trên 300
mét so với mặt biển; dạng địa hình đồng bằng được cấu tạo bởi phù s a trẻ, loại thấp

15


nhất độ cao trung bình chỉ 0,5 – 5 mét, nằm trong khu vực hạ lưu sông Đồng Nai,
như Long Thành, Nhơn Trạch.
Về thổ nhưỡng , Đồng Nai có 3 nhóm đất chính:
Đất hình thành trên đá bazan, chiếm 229.416 ha (39,1%), phân bố chủ yếu ở
các huyện Tâ n Phú, Định Quán, Long Khánh, phía nam huyện Xuân Lộc, phía
đông huyện Long Thành, phía đông huyện Thống Nhất. Đất có nền hạ tương đối
vững, nhiều điểm cao, thuận lợi cho việc cơ động, triển khai các phương tiện, thiết

bị quân sự.
Đất hình thành trên nền phù sa cổ và phiến sét chiếm diện tích 246.380 ha
(41,9%), phân bố ở các huyện Xuân Lộc, Long Thành, Thống Nhất, phía đông
huyện Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, thành phố Biên Hoà. Đất có nền hạ vững, hệ thống
giao thông thuận tiện, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp và
quân sự.
Đất hình thành trên các trầm tích sông, trầm tích biển, đầm lầy, có diện tích
58.400 ha (9,9%), phân bố chủ yếu ở phía tây huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn
Trạch, thành phố Biên Hoà, một phần diện tích bị nhiễm mặn như ở ph ía tây nam
huyện Nhơn Trạch. Là vùng đất có nhiều kênh rạch, sông ngòi.
Đồng Nai có hệ thống sông ngòi, hồ, ao, đầm được phân bố đều ở các vùng,
không những tạo ra nguồn thuỷ năng lớn (1), còn mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản
có hiệu quả. Sông Đồng Nai là một trong hai con sông lớn ở Nam bộ – là con sông
lớn thứ ba Việt Nam phát tích trong nội địa, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, dài
450 km, đoạn chảy qua Đồng Nai dài 290 km, với lưu lượng lên tới 485 m 3/giây.
Sông Đồng Nai có hai phụ lưu là sông La Ngà và sông Bé. Đoạn sông La Ngà chảy
qua tỉnh dài 90 km, lưu lượng 100 m 3/giây. Đoạn sông Bé chảy qua tỉnh dài 22 km,
lưu lượng 133 m 3/giây. Ngoài hệ thống sông Đồng Nai, các con sông lớn khác như
sông Ray, sông Thị Vải, sông Lòng Tàu đều có những tiềm năng đáng kể, không
chỉ cho nguồn năng lượng lớn mà còn thuận lợi trong giao thông. Với độ mớn
nước sâu, những sông lớn ở Đồng Nai có đủ điều kiện cải tạo xây dựng thành
những bến cảng thuận tiện cho tàu thuyền hàng ngàn tấn ra vào ăn hàng.
Nguồn sản phẩm từ rừng của Đồng Nai còn khá lớn. Trước đây, rừng Đồng
Nai chiếm 45% diện tích đất tự nhiên. Do nhiều nguyên nhân, rừng Đồng Nai hiện
chỉ còn khoảng 19,2% (số liệu đến tháng 10 –1995). Trong đó có 130.789 ha rừng
tự nhiên, với trữ lượng gỗ trên 4 triệu m 3, với nhiều loại gỗ quí như cẩm lai, gõ

(1) Nguồn thuỷ năng Đồng Nai, theo lý thuyết có thể tạo ra khoảng 581,5 ngàn KW. Trong đó
sông Đồng Nai chiếm 508,572 KW; sông Buông 765 KW; sông La Ngà 114 KW; sông
Ray 40 KW.


16


mật, gụ, giáng hương, sao, trắc, mun; hàng triệu cây tre, nứa và nhiều loại cây
dược liệu quí... Rừng Đồng Nai còn có nhiều loại thú quí, hiếm như tê giác, voi, bò
tót, hươu, nai, sơn dương, khỉ, dọc... Đặc biệt, khu rừng nguyê n sinh Nam Cát Tiên
nối liền với rừng của hai tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước rộng trên 35 ngàn hécta đã
được qui hoạch thành khu rừng quốc gia (1).
Ngoài ra, Đồng Nai còn có hàng chục ngàn hécta rừng sác (rừng ngập mặn)
ven sông Thị Vải, sông Lòng Tàu thuộc hai huyện Long Thành, Nhơn Trạch, nối
liền với vùng rừng sác thuộc huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện
Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Chính khu rừng sác giáp ranh 3 địa
phương này trong hai cuộc kháng chiến thần thánh, chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, đã trở thành căn cứ “Chiến khu Đ” nổi tiếng của quân và dân ta. Đồng
Nai còn có hệ thống rừng trồng phong phú. Trong tổng số hơn 40.632 ha rừng
trồng của tỉnh, có trên 30.000 ha là rừng cao su, được trồng từ những năm đầu thế
kỷ XX, dọc các Quốc lộ 1, 15, 20 và liên tỉnh lộ số 2.
Đồng Nai cũng là tỉnh có tiềm năng khoáng sản như : vàng ở Hiếu Liêm;
thiếc, chì, kẽm ở núi Chứa Chan – ở dạng hợp chất sulfur và carbonade, mỏ đá có
ở Trảng Bom, Vĩnh Tân, Hoá An, Bình Hoá, Tân Bản, Tân An, Sóc Lu...; cao lanh
có ở Tân Phong; than bùn ở Phú Bình, đất sét ở Thiện Tân, Hoá An; cát trên sông
Đồng Nai...
Nằm ở 10 o22'33'' vĩ độ Bắc, khí hậu Đồng Nai thuộc loại nhiệt đới gió mùa,
quanh năm khô nóng, trung bình hàng năm có từ 2.000 đến 2.500 giờ nắng; nhiệt
độ không chênh lệch nhau quá lớn, bình quân từ 25,4 độ C đến 27,20 độ C (nóng
nhất vào các tháng 4, tháng 5). Lượng mưa hàng năm đạt từ 1.800 đến 1.860 mm
(mùa mưa chiếm tới 90%)...
Từ một vùng đất hoang, rừng rậm, đầm lầy, được người Việt Đàng Ngoài
khai phá từ cuối thế kỷ XVI, nhờ có địa thế thuận lợi, có hệ thống giao thông, cả

đường bộ, đường thuỷ, đường sắt... thuận tiện, những năm đầu thế kỷ XX, trong
quá trình mở rộng khai thác thuộc địa tại Việt Nam, thực dân Pháp đã xây dựng
nhiều đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ. Năm 1917, các đồn điền cao su mới
chiếm 17.000 ha, đến năm 1929, diện tích đó đã tăng lên 100.000 ha. Theo đó, số
lượng công nhân làm trong các đồn điền cũng tăng lên nhanh chóng, góp phần
đáng kể trong quá trình phát triển lực lượng các h mạng của tỉnh.

(1) Rừng Nam Cát Tiên có 185 loài thực vật thuộc 73 họ, 133 giống. Trong đó có 54 loài gỗ quí,
24 loài cây thuốc (có 8 loại cây chứa vitamin), 11 loài cây cho dầu và quả. Thú rừng có 62
loài, thuộc 25 họ, 22 loài bò sát thuộc 12 họ; 121 loài chim, thuộc 43 họ.

17


Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng (30 –4–1975), đất nước
thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Luật
Đầu tư nước ngoài của Nhà nước, các chính sách hợp tác đầu tư ngày càng cởi mở,
cộng với nh ững điều kiện thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng, lao động... công
nghiệp Đồng Nai càng có cơ hội phát triển nhanh chóng. Đồng Nai đã qui hoạch
17 khu công nghiệp, trong đó có 10 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt
và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Tính đến tháng 9 năm 2000, đã có 260 giấy
phép được cấp và đang có hiệu lực với vốn đăng ký là 4,4 tỷ USD. Trong xu thế
phát triển, cùng với lợi thế về lãnh thổ, Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng lớn về phát
triển kinh tế ở khu vực Đông Nam bộ.
Với tr uyền thống con người Đồng Nai anh hùng, bất khuất, lại có được những
lợi thế về địa lý và tình hình kinh tế – xã hội phát triển là thời cơ thuận lợi để thanh
niên Đồng Nai vươn lên trên con đường lập thân lập nghiệp, cống hiến và trưởng
thành. Tính đến thời điểm 1 –4–1999 thanh niên Đồng Nai ở độ tuổi từ 15 đến 28
tuổi có 520.375 người, chiếm khoảng 1/4 dân số toàn tỉnh. Đây là nguồn nhân lực
trẻ, có kiến thức văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật, thể chất, tinh thần mạnh mẽ,

nhiệt tình, năng động... sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển công cuộc công nghiệp
hoá – hiện đại hoá. Trong những năm qua, thanh niên tỉnh Đồng Nai luôn nhận
được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh; sự định hướng, hỗ
trợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai trên các lĩnh vực...
là điều kiện để tuổi trẻ tự bộc lộ và phát huy những tiềm năng vốn có, biết phát
huy, khai thác những lợi thế phát triển, góp phần đáng kể cùng với các tầng lớp
nhân dân trong tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Đảng bộ, làm cho Đồ ng Nai ngày
càng khởi sắc, vững vàng đi lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
phấn đấu xây dựng Đồng Nai trở thành một tỉnh giàu về kinh tế, vững về chính trị,
mạnh về quốc phòng, an ninh, thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

18


PHẦN THỨ NHẤT

TỔ CHỨC ĐOÀN VÀ ĐOÀN VIÊN,
THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI TRONG SỰ NGHIỆP
ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
1930 – 1954

19


Chương I
DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG,
THANH NIÊN BIÊN HOÀ – ĐỒNG NAI
ĐỨNG LÊN CÙNG NHÂN DÂN

TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU TRANH
GIÀNH CHÍNH QUYỀN
1930 – 1945

I.
LỚP THANH NIÊN YÊU NƯỚC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC GIÁC
NGỘ, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU DƯỚI NGỌN CỜ CỦA ĐẢNG.
Từ cuối thế kỷ XIX, hệ thống thuộc địa đã trở thành cơ sở quan trọng cho sự
tồn tại của chủ nghĩa đế quốc. Pháp tăng cường bóc lột tại thuộc địa, vốn đầu tư
của tư bản Pháp vào Việt Nam từ năm 1924 đến năm 1930 tăng hơn 6 lần so với
thời kỳ từ năm 1898 – 1918. Tại Biên Hoà, chúng xây dựng hệ thống xí nghiệp
công nghiệp, lập những công ty đồn điền khai thác cao su, bắt đầu đổ vốn đầu tư
khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của người dân. Cùng với quá trình
này, giai cấp công nhân Biên Hoà – Đồng Nai từng bước hình thành. Trước năm
1914, số lượng công nhân làm ở các công trường, xí nghiệp, các đồn điền cao su ở
Biên Hoà là 2.500 người. Đến năm 1930, riêng công nhân cao su ở Biên Hoà đã
tăng hơn 4 lần (1).
Hình thức tuyển dụng của tư bản thực dân là “mộ phu” hoặc ký “giao kèo”.
Sự thật của hình thức tuyển dụng này như báo Vonlonté Indochinoise (Ý chí Đông
Dương) ra ngày 10–8–1927 vạch trần “Đó là sự tái bản vào giữa thế kỷ XX này cái
chợ buôn nô lệ” (2). Những đồn điền cao su của thực dân Pháp ở Biên Hoà không
khác gì một thứ “địa ngục trần gian”, vì thế mâu thuẫn giữa công nhân với bọn chủ
tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Ngoài thanh niên công nhân, thanh niên nông
dân cũng là nạn nhân của chế độ thực dân, phong kiến. Họ không còn tư liệu sản
xuất và trở thành những phu nô lệ làm thuê, làm mướn cho bọn địa chủ. Thêm vào
đó là nạn thuế khoá nặng nề, lao dịch quanh năm, nên cuộc sống của người thanh

(1) Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai , tập 1. Nxb. Đồng Nai, 1997, tr.
25.
(2) Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai, tập 1 (sđd).


20


niên nông dân, cũng như cha anh họ ngày càng bần cùng, luôn túng bấn, nợ nần,
đói rét.
Biên Hoà còn là nơi có nhiều cơ sở tiểu thủ công nghiệp lâu đời như nghề làm
gạch ngói, nghề làm gốm... nên rất đông thợ thủ công. Ở Biên Hoà còn có một số
thanh niên công chức, tư chức nhỏ, giáo viên, học sinh... nhưng dưới chế độ thực
dân, phong kiến, họ phải chạy ăn hàng ngày. Trình độ dân trí rất thấp, trên 95%
người dân Biên Hoà mù chữ.
Cũng vào thời gian này, ngườ i thanh niên nhiệt tình yêu nước Tôn Đức Thắng
đã bí mật vận động tổ chức Công hội ở Sài Gòn, góp phần thúc đẩy phong trào yêu
nước của nhân dân ta, tạo ra một cơ hội để tập hợp thêm quần chúng cách mạng.
Sau đó, nhiều thuỷ thủ Việt Nam trở về nước mang th eo báo Người cùng khổ , Việt
Nam hồn, cùng nhiều sách báo tiến bộ khác, đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực
dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc và bức thư “Gửi thanh niên Việt Nam” của Người
“đã trả lời đúng ý nghĩa, nguyện vọng và tâm tình của thế hệ thanh niên lú c bấy
giờ” (1).
Sau khi một số thanh niên tiên tiến của Nam bộ bí mật sang Quảng Châu tìm
đến các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của Người tổ
chức tại số nhà 13A phố Văn Minh trở về, tháng 10 năm 1926, các hội viên Việt
Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội gồm Phan Trọng Bình và Nguyễn Văn
Lợi được cử về Sài Gòn xây dựng cơ sở. Bắt được liên lạc và thu nhận các cơ sở
Công hội bí mật của đồng chí Tôn Đức Thắng, mạng lưới Kỳ bộ Việt Nam thanh
niên cách mạng đồng chí Hội Nam kỳ và Sài Gòn phát triển nhanh chóng, mạnh
mẽ. Từ cuối năm 1926 cho đến vài năm sau, số hội viên Việt Nam Thanh niên cách
mạng đồng chí Hội các tỉnh Nam kỳ đã có khoảng hơn 500 người.
Tại Biên Hoà, một số tiểu tổ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội
được xây dựng ở Đồn điền Cao su Cam Tiêm (nay là Nông trường Cao su Ông

Quế), Đề pô xe lửa Dĩ An. Tháng 4–1928, chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng
đồng chí Hội Đồn điền Cao su Phú Riềng được thành lập (thời kỳ này Phú Riềng
thuộc tỉnh Biên Hoà) gồm có 5 hội vi ên là Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình và các
đồng chí Tạ, Hồng, Hoà do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư. Có thể coi đây
là tổ chức cách mạng đầu tiên đã tập hợp được nhiều thanh niên yêu nước của Biên
Hoà cùng tham gia. Đồng chí Phạm Văn Đồng, sau khi học ở Trường chính trị
Quảng Châu được Bác Hồ cử về Nam kỳ hoạt động, đã nhiều lần đến Biên Hoà,
trong đó có thời gian thâm nhập vào các đồn điền cao su, nơi có các cơ sở Việt

(1) Những chặng đường vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Nxb. Thanh
Niên, H, 1986, trang 64

21


Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và có nhiều cán bộ của Hội đang thực
hiện “vô sản hoá”. Đó thật sự là những “vườn ươm” đầy sức sống. Nhờ đó, chỉ ít
lâu sau (trong vài năm) hầu như các tỉnh ở Nam kỳ “đều có chi nhánh Việt Nam
thanh niên cách mạng đồng chí Hội” (1).
Việc phát triển các cơ sở Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội v à
quá trình thâm nhập quần chúng của cán bộ Hội đã góp phần làm dấy lên phong
trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Ngày 20–9–1928, hơn
400 công nhân cao su ở Đồn điền Cam Tiêm đồng loạt bãi công đòi thực hiện
những điều khoản trong “giao kèo” mà họ đã ký với chủ Đồn điền. Cuộc bãi công
kéo dài từ sáng đến chiều. Công nhân dùng gậy gộc bao vây văn phòng Sở. Bọn
chủ, sếp hoảng sợ bỏ trốn sang Đồn điền Dầu Giây đồng thời cho người đến Đồn
điền Xuân Lộc điện báo về Biên Hoà xin tăng viện lực lượng. Tên Tỉnh trưởng
Biên Hoà cấp tốc đưa lính đến Cam Tiêm để đàn áp. Một cuộc đụng độ đẫm máu
giữa công nhân cao su và hiến binh Pháp đã diễn ra làm hàng chục người chết và bị
thương.

Cuộc đấu tranh quyết liệt đến mức bọn cầm quyền và chủ tư bản ph ải sử dụng
đến hiến binh, làm xôn xao và gây xúc động dư luận quần chúng trong nước và cả
bên Pháp. Tổng Liên đoàn Lao động Pháp đã lên tiếng phản đối sự đàn áp của bọn
tư bản thực dân và bày tỏ sự đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân Việt Nam và công nhân Cam Tiêm.
Vào thời gian công nhân cao su nổi lên đấu tranh chống bọn chủ quyết liệt
bằng nhiều hình thức từ thấp lên cao, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân
dân phát triển khắp các nơi trong nước. Đầu tháng 8 năm 1929, đồng chí C hâu Văn
Liêm và một số đồng chí khác trong Kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng
chí Hội Nam kỳ đã đứng ra thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Sài Gòn và tháng
11–1929, Ban lâm thời chỉ đạo (tức Trung ương lâm thời) của Đảng được chỉ định
gồm 5 đồng chí do đồng chí Châu Văn Liêm làm Bí thư (2).
Từ cuối năm 1929 đến đầu năm 1930, tại nhiều nơi ở tỉnh Biên Hoà đã xây
dựng được các cơ sở Đảng mà hầu hết đảng viên đều là hội viên Việt Nam thanh
niên cách mạng đồng chí Hội như ở Đề pô xe lửa Dĩ An, Nhà máy Cưa BIF (nay là
Nhà máy tổng hợp chế biến Gỗ Tân Mai), các đồn điền cao su Cam Tiêm, Cuộctơ-nay... Tại 2 cơ sở công nghiệp lớn là Nhà máy Cưa BIF và Đề pô xe lửa Dĩ An,
các đồng chí Châu Văn Liêm, Phạm Hữu Lầu, Nguyễn Trọng Nhã được bố trí vào

(1) Theo lời kể của đồng chí cố vấn Phạm Văn Đồng – Tài liệu lưu trữ số 1A8 của Hội đồng
Khoa học lịch sử Đoàn – Đội thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
(2) An Nam Cộng sản Đảng là một trong 3 tổ chức cộng sản, tiền thân của Đảng ta sau này.

22


làm công nhân để thâm nhập vào tầng lớp lao động. Các đồng chí đã bí mật tuyên
truyền giác ngộ một số công nhân và một số thanh niên lao động các vùng nông
thôn lân cận như Tân Mai, Lân Thành, Vĩnh Thị... Nhiều thanh niên tiến bộ tại các
địa phương nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng mới. Một số sớm giác ngộ đã
được kết nạp vào Đảng, như Nguyễn Văn Nghĩa (Xược), Lưu Văn Viết (Tư Chà),

Quách Sanh, Quách Tỷ...
Ngày 28–10–1929, chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Đồn điền cao su
Phú Riềng được thành lập gồm có 6 đồng chí đảng viên, trong đó cả 5 hội viên
Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội trước đây đều được đứng vào hàng
ngũ của Đảng, chỉ thêm đồng chí Doanh cũng là một thanh niên được giác ngộ sau
này. Chi bộ do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư, đồng chí Trần Tử Bìn h được
phân công phụ trách công tác thanh niên và trực tiếp chỉ huy đội thanh niên xích vệ
(còn gọi là tự vệ đỏ – lực lượng bán vũ trang của Đảng trong thời kỳ này).
Đầu năm 1930, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, tại hầu hết các “làng” cao
su đều có tổ ch ức thanh niên xích vệ đội. Số lượng thanh niên xích vệ ở mỗi làng
khoảng 40 người. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng, đội trưởng thanh niên xích vệ ở
“làng” số 9 lúc ấy mới 17 tuổi. Nhiệm vụ của thanh niên xích vệ rất cụ thể, đó là
bảo vệ Đảng, bảo vệ các cuộc đấu tranh. Trong thời gian đình công, bãi công,
thanh niên xích vệ luôn đi sát để bảo đảm cho đại biểu công nhân đàm phán với
chủ. Thanh niên xích vệ làm nhiệm vụ canh gác, phát hiện bọn mật thám, bọn tay
sai rình mò, dò la tin tức, theo dõi các hoạt động của công nhân và còn thực hiện
nhiệm vụ của chi bộ là tổ chức luyện tập võ nghệ và hoạt động văn hoá như lập các
nhóm múa lân, các đội bóng của “làng” rồi đấu tranh với bọn chủ đòi quyền được
tổ chức thi đấu với đội bóng các làng khác.
Từ ngày 30 –1–1930, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đông Dương Cộng sản
Đảng Đồn điền Phú Riềng, 5.000 công nhân cao su đã nổi dậy đấu tranh. Thanh
niên xích vệ của Đồn điền tuy còn non trẻ, nhưng đã có vai trò hết sức to lớn trong
cuộc đấu tranh của công nhân. Cuộc đấu tranh của côn g nhân cao su Phú Riềng với
các yêu sách: đòi thực hiện đúng hợp đồng giữa chủ và công nhân, cấm đánh đập
cúp phạt; miễn sưu thuế ; trả lương cho nữ công nhân nghỉ đẻ; ngày làm việc 8 giờ
kể cả thời gian đi và về, bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao độ ng, ốm đau phải
được trị bệnh và hưởng đủ lương. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của công nhân,
tên chủ sở đã xoa dịu và hứa chấp nhận những yêu sách của công nhân. Nhưng do
chưa có kinh nghiệm hoạt động bí mật, giữ gìn lực lượng nên hầu hết các đồng chí
đảng viên trong chi bộ, cơ sở cốt cán đều bị địch phát hiện. Chúng đã lần lượt lùng

bắt hết người này đến người khác đưa về khám đường thị xã Biên Hoà giam giữ.
Đến giữa năm 1931, qua chính sách khủng bố trắng của bọn thực dân đế quốc
và phong kiến, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ta tạm thời lắng
23


xuống và tổ chức Đảng ở nhiều địa phương bị địch phá vỡ. Hàng ngàn chiến sĩ
cộng sản và đoàn viên thanh niên cộng sản bị địch bắn giết, tù đày trong các nhà
tù, các trại tập trung.
Về tổ chức Đoàn, t rở lại thời gian sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ I ban hành “Án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động”,
chúng ta thấy rõ mối quan tâm lớn lao của Đảng về công tác thanh niên. Đảng ta đã
khẳng định: “... Thanh niên lao động đã tr ở thành một lực lượng rất quan trọng...
cho nên Đảng Cộng sản phải cần kíp công tác quần chúng thanh niên, phải lãnh
đạo quần chúng thanh niên lao động thành phố, nhà quê tranh đấu hàng ngày và
phải kéo họ ra khỏi những ảnh hưởng quốc gia, phong kiến, đế q uốc. Muốn được
như vậy thì phải tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên mới được”.
Từ tháng 10 –1930 đến tháng 3–1931, Án nghị quyết về “Cộng sản thanh niên
vận động” của Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã được
triển khai trong cả nước. T uy nhiên, có một số cấp uỷ Đảng vẫn chưa quán triệt
đầy đủ. Theo dõi tình hình vận động quần chúng nói chung và công tác thanh niên
của Đảng, giữa tháng 4–1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gửi cho Ban Chấp hành
Trung ương Đảng một bức thư quan trọng, trong đó xác định cụ thể một số nhiệm
vụ chủ yếu mà Đảng phải tập trung thực hiện tốt đối với công tác xây dựng Đoàn
và phong trào thanh niên. Ban lâm thời cấp uỷ Nam kỳ đã chỉ đạo xây dựng Thanh
niên cộng sản Đoàn trong thanh niên công nhân và thanh niên lao độn g. Ở Biên
Hoà, sự xuất hiện các đội thanh niên xích vệ ở Phú Riềng và một số đồn điền cao
su khác như Cam Tiêm, Dầu Giây là tiền đề dẫn đến sự hình thành các tổ, nhóm,
chi bộ Thanh niên cộng sản Đoàn đầu tiên vào cuối năm 1929. Năm 1930, nơi nào
có chi bộ hoặc cơ sở Đảng đều hình thành tổ chức thanh niên, tuy hình thức tổ

chức và tên gọi chưa thống nhất, thí dụ nơi thì tổ chức ra thanh niên xích vệ đội,
nơi thì lấy tên là Thanh niên cộng sản, sinh hoạt với đảng viên, chưa tách ra thành
các chi bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản. Sau khi có Án nghị quyết về cộng sản thanh
niên vận động thì một số chi bộ Đoàn (1) mới được thành lập ở các tỉnh Nam kỳ và
ở tỉnh Biên Hoà. Chính đồng chí Phạm Văn Đồng, vào thời gian cuối năm 1929,
khi đến công tác tại Biên Hoà đã được tổ chức giới thiệu một đồng chí Thanh niên
cộng sản Đoàn báo cáo về tình hình thanh niên địa phương. Sau đó, khi bị địch bắt
và đày ra Côn Đảo vào đầu năm 1931, đồng chí lại gặp một số cán bộ Thanh niên
cộng sản Đoàn bị địch bắt qua phong trào đấu tranh tron g các nhà máy, đồn điền ở

(1) Thời kỳ này chưa có khái niệm chi đoàn, nên tổ ch ức cơ sở của Đoàn được gọi là chi bộ
Đoàn.

24


Nam kỳ (1). Như vậy, có thể khẳng định rằng Biên Hoà là một trong những tỉnh ở
Nam kỳ và trong cả nước đã hình thành một số cơ sở Thanh niên cộng sản vào
trước thời gian Đoàn Thanh niên Cộng sản chính thức ra đời (26 –3–1931).
Do chính sách khủng bố trắng rất tàn bạo của giặc nên trong các năm 1931,
1932, nhiều cán bộ, đảng viên của Đảng ở Nam kỳ và Biên Hoà bị địch bắt. Giữa
năm 1931, hầu hết các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng, kể cả
đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú (lúc này mới 26 tuổi) đều bị địch bắt. Xứ uỷ Nam
kỳ cũng có nhiều đồng chí bị địch bắt đi đến tan rã phải thành lập lại nhiều lần cho
đến các năm sau mới ổn định. Tháng 5–1933, đồng chí Trương Văn Bang (Ba
Bang) được giao nhiệm vụ lập lại Xứ uỷ và cử cán bộ về các tỉnh móc nối với các
đồng chí còn lại để khôi phục phong trào. Điều đáng chú ý là lúc này các đoàn viên
Thanh niên Cộng sản thoát khỏi sự khủng bố của địch các năm trước được tiếp tục
thử thách công tác và kết nạp vào Đảng. Lực lượng này kịp thời bổ s ung sinh lực
mới cho Đảng và trực tiếp gây dựng lại các cơ sở Đảng, đẩy mạnh phong trào đấu

tranh trong quần chúng. Đồng chí Lưu Văn Viết (Tư Chà) sau một thời gian tạm
lánh tránh sự khủng bố của địch đã trở về quê (làng Tân Phong – Châu Thành) tiếp
tục xây dựng cơ sở, vận động cách mạng. Với chiếc xe đạp cũ kỹ, dưới lớp áo của
người bán hàng rong, bán bánh mì dạo, đồng chí đã đi nhiều nơi trong tỉnh để
tuyên truyền, vận động cách mạng mà việc đầu tiên là giác ngộ người em trai của
mình là Lưu Văn Văn (Chín Văn) rồi kết nạp vào Đảng. Hai anh em Tư Chà, Chín
Văn hoạt động rất hăng hái, gây dựng lại nhiều cơ sở Đảng, nhất là tìm cách bắt
mối với lớp trẻ đã từng tham gia đấu tranh ở các nhà máy, đồn điền cao su. Tại
Bến Cá, đồng chí Tư Chà giác ngộ được anh Huỳ nh Văn Phan (Tư Phan). Người
thanh niên yêu nước này cũng được kết nạp vào Đảng. Từ những hạt nhân này, cơ
sở Đảng bắt đầu có sự phát triển rộng hơn trong các năm 1934, 1935. Đầu năm
1935, đồng chí Hoàng Minh Châu được Liên Tỉnh uỷ miền Đông cử về Biên Hoà
bắt liên lạc với nhóm Lưu Văn Viết và thành lập chi bộ Đảng ở xã Bình Phước –
Tân Triều. Phong trào cách mạng ở Biên Hoà từng bước được khôi phục, góp phần
tổ chức nhân dân tiếp tục các cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
II.
THAM GIA KHÔI PHỤC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VÀ
TÍCH CỰC ĐẤU TRANH ĐÒI CÁC QUYỀN DÂN SINH, DÂN CHỦ.
Từ ngày 27 đến ngày 31 –3–1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất
Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Ma Cao (Trung Quốc), đã thông qua điều lệ

(1) Theo lời kể của đồng chí cố vấn Phạm Văn Đồng – Tài liệu lưu trữ tại Hội đồng Khoa học
lịch sử Đoàn – Đội thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

25


chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và đặt ra yêu cầu cho
Đoàn cần xây dựng một chương trình hành động phù hợp. Thực hiện Nghị quyết
của Đại hội Đảng về công tác thanh niên, sau khi hệ thống cơ sở Đảng ở các tỉnh

và Sài Gòn được phục hồi, củng cố, phát triển, nhiều cấp uỷ ở Nam kỳ đã chủ
trương tăng cường công tác vận động thanh niên mà trước hết là phân công các cấp
uỷ viên phụ trách. Tại Biên Hoà, để phát triển phong trào, mở rộng hình thức tuyên
truyền xây dựng cơ sở cách mạng trong tầng lớp thanh niên học sinh, chi bộ Đảng
Bình Phước – Tân Triều vừa được thành lập đã phân công 2 đồng chí Hoàng Minh
Châu và Quách Sanh bí mật thành lập “Liên đoàn học sinh” tại Trường tiểu học
Bình Hoà. Đây là trường chung cho cả tổng Phước Vĩnh Trung. Nhân ngày 1 –5–
1935, dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng Bình Phước – Tân Triều, Liên đoàn học
sinh Bình Hoà đã tổ chức rải truyền đơn kêu gọi nhân dân phát huy tinh thần cách
mạng của ngày Quốc tế Lao động. Do hoạt động lộ liễu, địch phát hiện truy tìm,
một số bị bắt, học sinh các xã Bửu Long, Bì nh Hoà còn lại phải chuyển vào hoạt
động bí mật. Một số thanh niên học sinh ưu tú giác ngộ cách mạng và được kết nạp
vào Đảng như các đồng chí Phạm Văn Thuận, Huỳnh Dân Sanh, Huỳnh Văn Luỹ...
Từ trong phong trào của quần chúng, nhất là phong trào thanh niê n hưởng
ứng chủ trương về tổ chức và hoạt động trong thời kỳ cách mạng mới với yêu cầu
mở rộng cuộc vận động đòi các quyền dân sinh, dân chủ, tự do, cơm áo, hoà bình,
chống phản động thuộc địa và tay sai... Đảng chủ trương đưa các đoàn thể, các hội
ái hữu, các nghiệp đoàn, các tổ chức xã hội do Đảng lãnh đạo ra hoạt động công
khai để nhanh chóng tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị xung quanh
Đảng. Đoàn Thanh niên Cộng sản được mang tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ cho
phù hợp với tình hình và nhi ệm vụ cách mạng. Tuy cách gọi có thay đổi nhưng bản
chất chính trị và nguyên tắc tổ chức của Đoàn không thay đổi. Đoàn Thanh niên
Dân chủ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Đoàn Thanh niên Cộng sản và
luôn được Đảng tăng cường sự lãnh đạo nên đã ph át huy vai trò của mình trong
giai đoạn cách mạng mới.
Ở Biên Hoà tổ chức Thanh niên Dân chủ hoạt động rất mạnh, tham gia trong
nhiều “Uỷ ban hành động”. Uỷ ban hành động Biên Hoà do đồng chí Nguyễn Văn
Nghĩa làm Chủ tịch. Tiếp đó, các Uỷ ban hành động quậ n Châu Thành, Xuân Lộc,
Long Thành... được thành lập và liên hệ chặt chẽ với Uỷ ban hành động Biên Hoà.
Được sự chỉ đạo sâu sát của Xứ uỷ và Tỉnh uỷ Biên Hoà, phong trào hưởng

ứng Đông Dương Đại hội của các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên lan đến tận
các làng, xã trong tỉnh. Ở trung tâm thị xã Biên Hoà, các Uỷ ban hành động của
công nhân và thanh niên Nhà máy Cưa BIF, trong giới lao động (xe lôi, thợ thủ
công...), giới giáo chức... liên tiếp đưa yêu sách cho bọn thống trị đòi tăng lương,
giảm giờ làm, lập nghiệp đoàn, lập hội thể thao toàn tỉnh... làm cho chúng rất lúng
26


×