Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở XÃ HỢP ĐỒNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.64 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỘI XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ QUỲNH

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở
XÃ HỢP ĐỒNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỘI XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ QUỲNH

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở
XÃ HỢP ĐỒNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01.

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải Hữu

Hà Nội - 2014




LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát thực địa, tôi đã
hoàn thành Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội.
Với tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi được gửi lời
cảm ơn đến:
Tiến sỹ Nguyễn Hải Hữu (Cục Trưởng Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Bộ
lao động thương binh xã hội), người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và động
viên tôi hoàn thành nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Cán bộ lao động thương binh xã
hội, trưởng thôn và Người khuyết tật tại xã Hợp Đồng đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thu thập thông tin và hoàn thành nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn các Thầy, cô trong khoa xã hội học, các thầy
cô trong bộ môn Công tác xã hội trong quá trình nghiên cứu đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và trợ giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu

Nguyễn Thị Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 7
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 8
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................... 14
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 16
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 16
6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined.

7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................. Error! Bookmark not defined.
8. Giả thuyết nghiên cứu....................................... Error! Bookmark not defined.
9. Phương pháp nghiên cứu .................................. Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG CHÍNH ........................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNError!

Bookmark

not

defined.
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Các khái niệm công cụ ............................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứuError!

Bookmark

not

defined.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .............. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm về người khuyết tật trên địa bàn nghiên cứu ................. Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Các chính sách trợ giúp xã hội hiện nay đối với Người khuyết tật ở xã
Hợp Đồng ........................................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ................................................. Error! Bookmark not defined.


Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP

XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở XÃ HỢP ĐỒNG ......... Error!
Bookmark not defined.
2.1 Tình hình chung về Người khuyết tật............ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Chăm sóc đời sống người khuyết tật ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi chức năngError!

Bookmark

not defined.
2.1.3. Học văn hoá đối với người khuyết tật ..... Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Học nghề của người khuyết tật .................. Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Việc làm của người khuyết tật ................... Error! Bookmark not defined.
2.1.6. Tiếp cận văn hóa, thể thao.......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.7. Tiếp cận công trình công cộng................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng việc triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối với Người khuyết
tật tại xã Hợp Đồng ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Tình hình chung về Người khuyết tật trên địa bàn xã Hợp Đồng . Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Hoạt động triển khai chính sách trợ giúp xã hội đối với Người khuyết
tật tại xã Hợp Đồng ......................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 ................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ
HỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CHÍNH SÁCH ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Nhận định của Người hưởng lợi về hiệu quả và tác động của chính sách trợ
giúp xã hội đối với Người khuyết tật trên địa bàn xã Hợp ĐồngError! Bookmark
not defined.
3.1.1 Chính sách trợ cấp hàng tháng ............... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Chính sách trợ giúp về y tế ................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Chính sách về giáo dục ......................... Error! Bookmark not defined.



3.1.4. Chính sách về học nghề, việc làm ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Chính sách về vui chơi, giải trí ............. Error! Bookmark not defined.
3.2. Những hạn chế và khó khăn của người khuyết tật trong diện thụ hưởng
khi nhận các chính sách trợ giúp và nguồn lực hỗ trợ giải quyết .......... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Chính sách về trợ cấp hàng tháng ......... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Chính sách về trợ giúp y tế ................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Chính sách trợ giúp về giáo dục ............ Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Chính sách trợ giúp về học nghề và việc làmError!

Bookmark

not

defined.
3.2.5. Chính sách trợ giúp về vui chơi, giải trí Error! Bookmark not defined.
3.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm .......... Error! Bookmark not defined.
3.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chính sách trợ giúp xã hội
đối với NKT ở xã Hợp Đồng ............................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Nhóm giải pháp về truyền thông ........... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Nhóm giải pháp về thực hiện chính sáchError!

Bookmark

not

defined.
3.4.3. Xây dựng chương trình, kế hoạch của địa phương trong việc thực hiện

các chính sách trợ giúp xã hội đối với Người khuyết tậtError! Bookmark not
defined.
3.4.4. Vai trò của Nhân viên xã hội trong trợ giúp Người khuyết tật trên địa
bàn xã Hợp Đồng ............................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ ..................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 17
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ - HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.3. Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội cho người khuyết tật
hiện nay ............................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Nguồn thông tin về chính sách trợ giúp xã hội cho người
khuyết tật ........................................................ Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3: Các nguồn hỗ trợ khi gặp vướng mắc về chế độ KCB ........ Error!
Bookmark not defined.
Danh mục hình
Hình 1.1. Sơ đồ cấp bậc nhu cầu theo MaslowError!

Bookmark

not

defined.
Hình 2.1. Lược đồ quy trình thực hiện việc xét duyệt danh sách người khuyết
tật nhận trợ giúp xã hội ................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2: Sơ đồ sinh thái của những hộ có người khuyết tật trong nhóm thụ

hưởng tại xã Hợp Đồng ................................... Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH

: An sinh xã hội

CTXH

: Công tác xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

NKT

: Người khuyết tật



: Nghị định

CP

: Chính phủ

TTLT


: Thông tư liên tịch

BLĐTBXH

: Bộ lao động thương binh xã hội

BYT

: Bộ y tế

BTC

: Bộ tài chính

BGDĐT

: Bộ giáo dục đào tạo

TGXH

: Trợ giúp xã hội

ILO

: Tổ chức lao động quốc tế


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Qua gần 30 năm đổi mới, Đất nước ta đã đạt được những thành tựu
đáng kế trên tất cả các lĩnh vực Kinh tế - Văn hóa – Xã hội, cuộc sống của
người dân đã không ngừng cải thiện và nâng lên. Ngoài chăm lo cuộc sống
vật chất, tinh thần cho người dân, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo sát sao hơn
công tác trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội như: Người cao tuổi,
người già cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDs… đặc biệt là
Người khuyết tật.
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ
thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao
động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn [29, tr.1]. Để giúp Người khuyết tật có
thể vượt qua được những khó khăn do khiếm khuyết của cơ thể, hòa nhập vào
cuộc sống thì chính sách xã hội đóng vai trò không nhỏ trong việc ổn định
cuộc sống của Người khuyết tật. Các chính sách đó có thể là: trợ cấp xã hội,
bảo hiểm y tế, giáo dục, việc làm… Mục đích của các chính sách trợ giúp trên
nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho Người khuyết tật có thể phát
triển cả thế chất và tinh thần. Điều này thể hiện tinh thần Nhân văn cao cả của
Đảng và Nhà nước đối với những đối tượng yếu thế, những người thiệt thòi
gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
Năm 2010 được đánh dấu là năm bước ngoặt trong công tác chăm sóc
Người khuyết tật bằng việc ra đời Luật Người khuyết tật, Luật người khuyết
tật là sự kế thừa của Pháp lệnh về Người tàn tật năm 1998. Ngoài ra, Đảng và
Nhà nước còn có các nghị định, thông tư, hướng dẫn trong công tác chăm sóc
Người khuyết tật như: Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm
2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người
khuyết tật, thông tư số 37/2012/ TTLT –BLĐTBXH - BYT – BTC – BGĐT
thông tư liên tịch quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng
xác định mức độ khuyết tật thực hiện.


Hiện nay, theo báo cáo của Bộ lao động thương binh và xã hội cả nước có

khoảng 6,7 triệu Người khuyết tật chiếm khoảng 7,5% dân số. Đa số (khoảng
87%) người khuyết tật sống ở nông thôn [37, tr.1]. Để giúp người khuyết tật
vượt qua được rào cản, khó khăn trong cuộc sống thì việc thực hiện các chính
sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của cộng đồng là điều hết sức cần thiết.
Xã Hợp Đồng là một xã nằm cách trung tâm huyện Chương Mỹ 5Km,
kinh tế xã hội của xã đang có bước phát triển. Dân số xã Hợp Đồng là 6.786
nhân khẩu tương ứng với 1.676 hộ trong đó có 80 Người khuyết tật nặng
chiếm 1,2% dân số toàn xã [32, tr.3].
Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương
công tác chăm sóc Người khuyết tật đã có chuyển biến rõ rệt, cuộc sống của
Người khuyết tật đã có những cải thiện đáng kể, từ việc đáp ứng nhu cầu về
dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ đến việc làm, giáo dục, hoạt động văn hoá thể
thao, vui chơi giải trí….Bên cạnh những thành tựu đã đạt được về công tác
chăm sóc Người khuyết tật thì vẫn còn một số khó khăn, bất cập như: một số
người khuyết tật còn chưa tiếp cận được với các chính sách trợ giúp của Nhà
nước vì thiếu những thông tin liên quan đến chính sách trợ giúp hay do cán bộ
của cơ quan hành chính Nhà nước gây khó khăn, phiền nhiễu trong công tác
tiếp cận các chính sách trên.
Nhằm khắc phục những rào cản, khó khăn, thách thức và góp phần
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người thực hiện chính sách, nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách. Học viên đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá việc
thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với Người khuyết tật ở xã Hợp Đồng,
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới


Báo cáo của liên hợp quốc về người khuyết tật (2002) chỉ ra rằng người
khuyết tật chiếm trên 10% dân số thế giới, cuộc sống của họ đa phần gặp khó
khăn cả về kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Năm 2011 trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN) và Tổ chức lao
động quốc tế ILO đã chỉ ra có khoảng 5 tỷ người (khoảng 75% dân số thế
giới) không được hưởng các chế độ an sinh xã hội phù hợp. Trợ lý Tổng thư
ký Liên hợp quốc, đồng thời là Tổng Giám đốc Cơ quan Liên hợp quốc phụ
trách các vấn đề về phụ nữ - bà Michelle Bachelet cho biết: Trong suốt 6 thập
kỷ qua, nền kinh tê thế giới tăng trưởng mạnh mẽ và tổng sản phẩm quốc nội
của thế giới cũng tăng gấp 10 lần nhưng việc tiếp cận với các dịch vụ thiết
yếu của người dân vẫn còn hạn chế. Bởi vậy, bà Michelle Bachelet cho rằng:
“Đảm bảo an sinh xã hội là thách thức cho tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia
cần thi hành các chính sách việc làm cho phụ vữ và thanh niên”. Báo cáo của
UN và ILO cho thấy, có khoảng 38% dân số thế giới (tương đương 2,6 tỷ
người) không được hưởng các hệ thống chăm sóc sức khỏe thỏa đáng và 884
triệu người không được dùng nước sạch. Thêm vào đó, có khoảng 1,4 tỷ
người vẫn phải sống ở mức dưới 1,25 USD/ ngày. Báo cáo cũng đề xuất các
nguồn trợ cấp xã hội công cộng dành cho những gia đình nghèo, trong đó
bao gồm trợ cấp cho những người già cả, người khuyết tật và khoản trợ cấp
dành cho trẻ em và những người thất nghiệp. Bên cạnh đó, chăm sóc y tế,
giáo dục, nước sạch và vệ sinh dịch tễ cũng nên được đảm bảo cho tất cả
mọi người [62].
Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (2006)
cũng đã xác định được những quyền cơ bản của người khuyết tật, trong đó
cũng đã nhấn mạnh đến các quyền về chăm sóc sức khỏe, học tập, việc làm,
bảo đảm thu nhập và an sinh xã hội; đặc biệt công ước cũng nhấn mạnh đến
nguyên tắc chống phân biệt đối xử, bảo vệ phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Việt
Nam cũng đã ký kết tham gia thực hiện công ước. [51].


Báo cáo của cố vấn quốc hội Mỹ về người khuyết tật (2013) cho rằng
người khuyết tật ở Mỹ chiếm khoảng 15% dân số nước Mỹ; bên cạnh những
chính sách trợ giúp của nhà nước cho người khuyết tật về chăm sóc sức khỏe,

tạo việc làm họ cũng gặp rất nhiều rào cản tiếp cận các dịch vụ xã hội như:
vui chơi giải trí, việc làm.
Hiện nay hầu hết các quốc gia đã nghiên cứu và ban hành chính sách
trợ giúp người khuyết tật, dựa vào lý thuyết vòng đời từ khi con người sinh ra
còn là trẻ em, đến khi trưởng thành và trở thành người già, trong quá trình ấy
một bộ phận người dân không may mắn rơi vào tình trạng khuyết tật. Với
quan điểm các quốc gia thành viên đã tham gia phê duyệt công ước của liên
hợp quốc về quyền của người khuyết tật phải có trách nhiệm bảo đảm an sinh
xã hội cho người khuyết tật. Nhờ có hệ thống chính sách an sinh xã hội cho
người khuyết tật mà cuộc sống của đại đa số người khuyết tật được ổn định và
người khuyết tật có cơ hội phát triển và hoà nhập cộng đồng.
2.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam
Những năm gần đây đã có rất nhiều các tác giả, bộ, ngành nghiên cứu
về người khuyết tật. Cụ thể như: Năm 2008, Tổ chức lao động thế giới – ILO
đã có báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật tại
Việt Nam [38]. Năm 2009, Bộ lao động thương binh xã hội đã có một báo cáo
tổng kết 10 năm thực hiện pháp lệnh về Người khuyết tật [39]. Năm 2010,
Nguyễn Ngọc Toản có đề tài nghiên cứu về “Chính sách trợ giúp xã hội
thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam” [40]. Năm 2012, Nguyễn Hải Hữu chủ
biên cuốn “Giáo trình nhập môn An sinh xã hội” [20], tác giả cũng tiến hành
nghiên cứu về “Thực trạng TGXH và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001 –
2007 và khuyến nghị tới năm 2015” [19]. Năm 2013, Ban điều phối các hoạt
động hỗ trợ Người khuyết tật tại Việt Nam đã có báo cáo năm 2013 về hoạt
động trợ giúp người khuyết tật tại Việt Nam [36]. Năm 2014, Nguyễn Thị Hà
biên soạn tập bài giảng “Công tác xã hội với Người khuyết tật” [17].


Những tài liệu nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá trợ giúp Người
khuyết tật trên các khía cạnh khoa học và thực tiễn khác nhau.
Trong báo cáo về khảo sát nghề và việc làm cho người khuyết tật tại

Việt Nam của tổ chức lao động thế giới – ILO [38], đã chỉ rõ Chính phủ Việt
Nam chú trọng nhiều đến tầm quan trọng của vấn đề hòa nhập người khuyết
tật trong đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, các
sáng kiến dành riêng cho phụ nữ khuyết tật còn bị hạn chế mặc dù chính phủ
đã nhận thấy những nhu cầu riêng của họ. Việt Nam nghiêm túc thực hiện
cam kết khung thiên niên kỷ Biwako của Chương trình thập kỷ thứ 2 vì Người
khuyết tật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Ủy ban kinh tế xã hội của
Liên Hợp Quốc (ESCAP). Gần đây, Việt Nam đã tham gia ký nhưng chưa phê
chuẩn, Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của Người khuyết tật. Trong
báo cáo về khảo sát nghề và việc làm cho người khuyết tật tại Việt Nam của
tổ chức lao động thế giới – ILO đã cho thấy tại Việt Nam rất ít được đào tạo
nghề và hướng dẫn về việc làm cũng như về phát triển doanh nghiệp. Chính
phủ cũng như bản thân người khuyết tật nhận thấy cần có chính sách đào tạo
riêng cho người khuyết tật, các dịch vụ bố trí việc làm riêng và các kế hoạch
và hoạt động phát triển kinh doanh riêng cho người khuyết tật. Tuy nhiên,
pháp luật về đào tạo nghề và việc làm của Việt Nam không nêu rõ trong các
hoạt động chủ đạo và chính phủ cũng chưa có chính sách khuyến khích đào
tạo nghề hòa nhập riêng cho Người khuyết tật ngoài chính sách giáo dục hòa
nhập. Tuy nhiên, tất cả các trung tâm trước đây đào tạo riêng cho người
khuyết tật nay đều mở cửa đối với mọi sinh viên (trên thực tế các trung tâm
này vẫn chủ yếu phục vụ người khuyết tật, trẻ em mồ côi, cựu chiến binh và
những người có hoàn cảnh không may mắn khác). Nhờ có một số ưu tiên
riêng, đã có nhiều trường/trung tâm dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật
được thành lập. Nhưng trên thực tế chỉ phục vụ các khu vực thành thị. Tại các
khu vực nông thôn, việc tiếp cận đào tạo nghề rất bị hạn chế. Các dịch vụ bố


trí việc làm thường gắn liền với cơ sở đào tạo nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp,
kiếm được việc làm sau đào tạo nghề khá thấp và phần lớn những học viên tốt
nghiệp chủ yếu tìm được việc làm tại các cơ sở dành riêng cho người khuyết

tật chứ không phải tại các doanh nghiệp thông thường. Tại Việt Nam, số các
doanh nghiệp dành riêng cho người khuyết tật khá nhiều. Hơn 8000 người
khuyết tật làm việc tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, phần lớn là các cơ sở
rất nhỏ, hoạt động lợi nhuận thấp như các ngành thủ công, mỹ nghệ, matsxa,
đan lát.. Khả năng được đào tạo một cách phù hợp hoặc tham gia các dịch vụ
phát triển kinh doanh tại các doanh nghiệp này là rất hạn chế.
Năm 2009, Bộ lao động thương binh xã hội đã có báo cáo tổng kết về
10 năm thực hiện pháp lệnh về người tàn tật [39]. Trong báo cáo đã chỉ rõ về
thực trạng người khuyết tật. Theo ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người
khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng,
chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động,
17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ
và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các
nguyên nhân của hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn thương
tích….Nguyên nhân gây khuyết tật có 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26%
do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Đời sống vật chất, tinh thần
của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới 80% người khuyết tật ở
thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người
thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ
nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này cản trở
người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm,
tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng
đồng [39]. Đồng thời báo cáo cũng nêu rõ các kết quả thực hiện công tác
chăm sóc người khuyết tật trên các lĩnh vực như: trợ cấp hàng tháng đối với
người khuyết tật, hộ gia đình nuôi dưỡng người khuyết tật, người khuyết tật


có việc làm, số người khuyết tật được tiếp cận với các công trình giao thông
công cộng. Từ đó đề ra những giải pháp để giúp công tác thực hiện pháp lệnh
người tàn tật được tốt hơn.

Năm 2010, Nguyễn Ngọc Toản đã có nghiên cứu về đề tài: “Chính sách
trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam”. Tác giả đã có viết một
phần về Người khuyết tật. Trong luận án, tác giả đã đưa ra cách hiểu mới về
trợ giúp xã hội không chỉ là cứu đói, hỗ trợ lương thực cho cá nhân, hộ gia
đình, chịu hậu quả thiên tai, chiến tranh, mà đã mở rộng thành các hợp phần
chính sách là trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên. Mỗi hợp phần chính
sách lại bao gồm các chính sách bộ phận đặc biệt như chính sách trợ giúp xã
hội thường xuyên tại cộng đồng gồm các chính sách bộ phận là: trợ cấp xã hội
hàng tháng, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục, trợ giúp về việc làm, trợ
giúp về học nghề. Đồng thời trong bài viết cũng chỉ ra được số lượng Người
khuyết tật (2008) trên cả nước và phạm vi phân bố Người khuyết tật, dạng
khuyết tật và số lượng Người khuyết tật cũng như nhu cầu của Người khuyết
tật và việc đáp ứng nhu cầu của Người khuyết tật.. Kết quả nghiên cứu phát
hiện nhu cầu trợ giúp tương đối đông, tính chung 16,22% dân số cần trợ giúp
xã hội. Các nhu cầu trợ giúp (đời sống, sức khỏe, giáo dục) là khác nhau, tùy
thuộc vào các nhóm đối tượng cụ thể. Các công cụ chính sách được quy định
đồng bộ (bao gồm trợ cấp xã hội, trợ giúp về y tế, trợ giúp về giáo dục. Tính
hiệu quả của chính sách ngày càng cao theo thời gian. Tuy nhiên tính hiệu
lực, hiệu quả, tính công bằng và bền vững của chính sách còn chưa đảm bảo
(mới bao phủ 1,45% dân số, 12,2% thuộc diện chưa hưởng chính sách, 32%
đối tượng, 55% cán bộ chưa thực sự hài lòng với chính sách). Đồng thời dựa
trên những kết quả thu được, tác giả cũng đã đưa ra định hướng, giải pháp hoàn
thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở cộng đồng Việt Nam gồm:
+ Định hướng đổi mới chính sách: chuyển từ quan điểm chính sách
nhân đạo sang chính sách bảo đảm thực hiện quyền cho đối tượng hưởng lợi,


đồng thời phải đảm bảo sự tương đồng giữa các chính sách khác trên cơ sở
phát triển kinh tế xã hội và cải cách hành chính.
+ Các giải pháp cụ thể: Mở rộng đối tượng hưởng lợi nhằm bao phủ

toàn bộ dân cư khó khăn, đề xuất mức chuẩn trợ cấp tối thiểu và các hệ số xác
định mức trợ cấp đối với từng đối tượng cụ thể, đa dạng các hình thức chăm
sóc, nghiên cứu xây dựng luật trợ giúp xã hội và hoàn thiện kế hoạch chính
sách xã hội thường xuyên ở cộng đồng [40].
Năm 2007, Nguyễn Hải Hữu cũng đã có nghiên cứu về thực trạng trợ
giúp xã hội và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001 – 2007 và khuyến nghị đến
năm 2015 [19]. Tác giả đã đề cập đến các đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có
người khuyết tật và các trợ giúp xã hội mà người khuyết tật được hướng đến.
Từ đó, đề ra các kiến nghị, giải pháp tiếp tục hoàn thiện các chính sách trợ giúp
xã hội khám chữa bệnh, giáo dục, tiếp cận các công trình giao thông công cộng
cho các đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và người khuyết tật nói riêng.
Qua các nghiên cứu của các tác giả cũng như các bộ ngành, đã cho
chúng ta thấy một bức tranh về thực trạng người khuyết tật, kết quả thực hiện
chính sách và đề xuất, kiến nghị các giải pháp tăng cường hệ thống thực thi các
chính sách liên quan đến người khuyết tật. Tuy vậy các nghiên cứu nêu trên
đều tập trung vào tầm vĩ mô trên phạm vi toàn quốc, chưa có đề cập đến tình
hình người khuyết tật cụ thể của một huyện hay một xã nào; Chính vì lẽ đó mà
nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách trợ giúp đối với người khuyết tật
ở cấp xã sẽ là những nghiên cứu thực địa mang tính bổ sung cho các nghiên
cứu trên phạm vi toàn quốc là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Với kết quả nghiên cứu đạt được luận văn sẽ thể hiện rõ được các khía
cạnh sau:


Hiệu quả của việc thực hiện các chính sách xã hội trong việc trợ giúp
Người khuyết tật giúp họ ổn định và cải thiện cuộc sống như thế nào cũng như
tăng cường khả năng thực hiện quyền của người khuyết tật tại cộng đồng, qua
đó minh chứng việc chính sách đi vào cuộc sống như thế nào, những rào cản

và thách thức trong việc thực thi chính sách, giúp cho các cơ quan quản lý có
cái nhìn toàn diện hơn về các cơ chế, chính sách đã ban hành và tiếp tục hoàn
thiện cơ chế, chính sách để giảm thiểu những rào cản trong việc tiếp cận
chính sách trợ giúp đối với người khuyết tật
Đánh giá việc thực hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước trong công
tác thực thi pháp luật, chính sách của Nhà nước đối với Người khuyết tật, qua
đó đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cá nhân trong việc thực
thi chính sách trợ giúp người khuyết tật
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
● Đối với Nhà nước
Kết quả nghiên cứu giúp nhà nước, nhà hoạch định chính sách, hiểu rõ
hơn nhu cầu, đời sống, những khó khăn của người khuyết tật cũng như gia đình
nuôi dưỡng Người khuyết tật. Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp với Người
khuyết tật và các chính sách phát huy được hiệu quả trong cuộc sống.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp Nhà nước có cái nhìn khách quan, toàn diện
về công tác trợ giúp xã hội đối với Người khuyết tật và gia đình Người khuyết
tật. Từ đó có các giải pháp hiệu quả hơn trong việc nghiên cứu ban hành chính
sách và thực thi chính sách trợ giúp người khuyết tật
● Đối với gia đình Người khuyết tật
Gia đình người khuyết tật được Đảng và Nhà nước quan tâm bằng việc trợ
cấp, trợ giúp đối với Người nuôi dưỡng Người khuyết tật. đồng thời cũng đề cao
trách nhiệm của gia đinh trong việc chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật
Gia đình Người khuyết tật được biết thêm những thông tin liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của gia đình trong công tác chăm sóc Người khuyết tật.


● Đối với Người khuyết tật
Hiểu biết thêm chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, được
tìm hiểu nhu cầu và đánh giá được những khó khăn, vướng mắc Người khuyết
tật gặp phải trong cuộc sống. Thông qua hiểu biết về sự quan tâm của đảng,

nhà nước đối với người khuyết tật từ đó giúp họ có được động cơ phấn đấu
vươn lên vượt qua khó khăn của hoàn cảnh tật nguyền và hoà nhập với cuộc
sống của cộng đồng.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với Người
khuyết tật ở xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Hộ gia đình người khuyết tật và người khuyết tật đang hưởng trợ
giúp xã hội.
- Trưởng ban phụ trách khối văn xã và cán bộ thực hiện chính sách trợ
giúp cấp xã.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/2013 đến tháng 10/2014.
5.2. Không gian nghiên cứu
Địa bàn xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.
5.3. Giới hạn nghiên cứu
5 nhóm chính sách trợ giúp xã hội đối với Người khuyết tật như: (i) Trợ
cấp xã hội hàng tháng, (ii) trợ giúp về cấp thẻ bảo hiểm y tế và chăm sóc sức
khoẻ, (iii) trợ giúp trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục, (iv) trợ giúp trong
việc học nghề và việc làm, (v) trợ giúp trong việc tổ chức các hoạt động vui
chơi giải trí.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ giáo dục và đào tạo (2006), quyết định ban hành quy định về giáo

dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật.

2.

Bộ lao động thương binh và xã hội (2012), thông tư số 26/2012/TT –
BLĐTBXH ngày 12/11/2012 hướng dẫn một số điều của nghị định số
28/2012/NĐ – CP ngày 10/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật người khuyết tật;

3.

Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ – CP ngày 13 tháng 04
năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội, Hà Nội.

4.

Chính phủ (2010), Nghị định số 13/2010/NĐ – CP ngày 27 tháng 02
năm 2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ
– CP, Hà Nội

5.

Chính phủ (2012), Quyết định số 1019/QĐ-TTg quyết định phê duyệt đề
án trợ giúp Người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020.

6.

Chính phủ (2012), Nghị định28/2012/NĐ – CP ngày 10/4/2012 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.


7.

Chính phủ (2013), Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

8.

Bộ lao động thương binh và xã hội (2001), hệ thống văn bản pháp luật
hiện hành về bảo trợ xã hội, NXB LĐXH, Hà Nội.

9.

Bộ lao động thương binh và xã hội (2006), kết quả khảo sát người tàn tật
năm 2005, NXB LĐXH, Hà Nội.

10. Bộ lao động thương binh xã hội – Bộ y tế - Bộ tài chính - Bộ giáo dục
(2012), thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT BLĐTBXH – BYT – BTC –
BGDĐT ngày 28/12/2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;


11. Bộ y tế - Bộ lao động thương binh xã hội (2012), thông tư liên tịch số
34/2012 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám
định y khoa thực hiện.
12. Bộ giáo dục đào tạo – Bộ lao động thương binh xã hội (2012), thông tư
liên tịch số 58/2012/TTLT- BGDĐT – BLĐTBXH ngày 28/12/2012 quy
định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ
chức lại giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
13. Bộ thông tin và truyền thông (2009), thông tư số 28/2009/TT – BTTTT
ngày 14/9/2009 quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ

người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
14. Bộ giao thông vận tải (2012), thông tư số 39/2012/TT – BGTVT ngày 24
tháng 9 năm 2012 hướng dẫn thực hiện quy chuẩn quốc gia về kết cấu
hạ tầng giao thông, công cụ hỗ trợ và chính sách ưu tiên Người khuyết
tật tham gia giao thông công cộng;
15. Bộ lao động thương binh xã hội (2012), báo cáo kết quả thực hiện công
tác bảo trợ xã hội năm 2012.
16. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Hà (2014), Giáo trình Công tác xã hội với Người khuyết tật
18. Nguyễn Hải Hữu (2005) Đề tài cấp bộ về đổi mới chính sách trợ giúp xã hội.
19. Nguyễn Hải Hữu (2007), Báo cáo chuyên đề thực trạng trợ giúp xã hội
và ưu đãi xã hội ở nước ta năm 2001 – 2007 và khuyến nghị tới năm
2015, Hà Nội.
20. Nguyễn Hải Hữu (2012), Giáo trình nhập môn An sinh xã hội, NXB
LĐXH, Hà Nội.
21. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
22. Quốc Hội (1991), Luật phổ cập giáo dục tiểu học.


23. Quốc Hội (1991, 2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
24. Quốc Hội (1992), Hiến pháp.
25. Quốc hội (2002), Luật ngân sách nhà nước, Hà Nội.
26. Quốc hội (2004), Luật giáo dục Hà Nội, Hà Nội.
27. Quốc hội (2006), Luật dạy nghề Hà Nội, Hà Nội.
28. Quốc hội (2008), Luật bảo hiểm y tê Hà Nội, Hà Nội.
29. Quốc Hội (2010), Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12
30. Mai Kim Thanh (2007), Giáo trình nhập môn Công tác xã hội, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội.

31. Ủy ban thường vụ Quốc Hội (1998), Pháp lệnh Người tàn tật số
06/1998/PLUBTVQH10.
32. Ủy ban nhân dân xã Hợp Đồng (2013), Đề án xây dựng Nông thôn mới.
33. Ủy ban nhân dân xã Hợp Đồng (2014), Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội.
34. Viện khoa học lao động và xã hội (2011), Thuật ngữ An sinh xã hội Việt Nam.
35. Theo tạp chí số 01 (106) của Tổng cục dân số Việt Nam về thực trạng
Người khuyết tật và kết quả thực hiện chăm sóc Người khuyết tật. – TS.
Nguyễn Quốc Anh.
36. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ Người khuyết tật tại Việt Nam
(2013), Báo cáo năm 2013 về hoạt động trợ giúp Người khuyết tật tại
Việt Nam.
37. Nhật Trương, Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật – Thực trạng và giải pháp,
/>ngày 17/12/2013.
38. Tổ chức lao động quốc tế - ILO (2008), Báo cáo khảo sát về đào tạo
nghề và việc làm cho Người khuyết tật tại Việt Nam.
39. Bộ lao động thương binh xã hội (2009), Báo cáo số 62/BC – LĐTBXH
ngày 15 tháng 7 năm 2009 về tổng kết thi hành pháp lệnh về người tàn
tật và các văn bản pháp luật liên quan.


40. Nguyễn Ngọc Toản (2010), Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
cộng đồng ở Việt Nam.
41. Nguyễn Ngọc Toản, “Trợ giúp xã hội cho cá nhân và hộ gia đình nhằm
đảm bảo an sinh xã hội đối với người khuyết tật”, Tạp chí Lao động xã
hội (364) ngày 1 – 15/8/2009, tr 29 – 31, Hà Nội.
42. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (1975), Tuyên bố về quyền của người khuyết tật.
43. Bùi Đình Thanh (2004), Xã hội học và Chính sách xã hội, Nxb Khoa học
xã hội, Hà nội, tr 290.
44. Nguyễn Ngọc Toản, “Một số kiến nghị đổi mới chính sách trợ cấp xã hội
trong giai đoạn tới”, Tạp chỉ Lao động xã hội – (273), Từ 16 đến

31/10/2005), tr. 36 – 37, Hà Nội.
45. Nguyễn Ngọc Toản, “Trợ giúp xã hội cho cá nhân và hộ gia đình nhằm
đảm bảo an sinh xã hội đối với người khuyết tật”, Tạp chỉ Lao động xã
hội – (364), ngày 1 – 15/8/2009, tr. 29-31, Hà Nội.
46. Nguyễn Ngọc Toản, “Đề xuất quan điểm tiếp cận phát triển chính sách
trợ giúp xã hội ở Việt Nam”, Tạp chỉ Lao động xã hội – (379), ngày 16 –
31/3/2010, tr.26-28, Hà Nội.
47. Nguyễn Ngọc Toản, “Tăng cường thực thi chính sách trợ cấp xã hội
hàng tháng đối với Người khuyết tật”, Tạp chỉ Lao động xã hội – (380),
ngày 1 – 15/4/2010, tr.9-11, Hà Nội.
48. Trần Đình Tuấn (2009), “Công tác xã hội lý thuyết và thực hành”, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội.
49. Eric Rosenthal và Viện quốc tế bảo vệ người khuyết tật tâm thần thực
hiện theo yêu cầu của UNICEF Việt Nam (2009), “Quyền của trẻ em
khuyết tật tại Việt Nam”.
50. Bộ lao động thương binh xã hội (2011), “Nghiên cứu định tính về trẻ em
khuyết tật tại An Giang và Đồng Nai kiến thức – thái độ - thực hành”.
51. Liên Hợp Quốc (2006), “Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật”.


52. Ngô Tự Nam (2012), “Tổng quan về phân tích chính sách”,
ngày 26/07/2012.
53. Trần Văn Kham (2008), Hiểu về quan niệm Công tác xã hội, Tạp chí khoa
học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và Nhân văn (2009), 29, trang 1 – 7.
54. Nguyễn Thị Lan Hương (2010), An sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô
duy trì tăng trưởng, Kỷ yếu hội thảo “Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà
tăng trưởng: Kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011”, Tp.
Hồ Chí Minh, 2010.
Danh mục các trang Web tham khảo
55. Số liệu liên quan đến Người khuyết tật từ website Bộ lao động thương

binh xã hội ( />56. Website thư viện pháp luật ( />57. Website Viện khoa học Lao động và xã hội ( />58. Website Viện nghiên cứu và phát triển xã hội ( />59. Website Tổng cục thống kê ().
60. Website Tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
(www.undp.org.vn/).
61. Website Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc ( />62. Website của Báo điện tử ĐCSVN
( />


×