Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai Nhiệt hoc Vật li 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.33 KB, 16 trang )

SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Dựa vào thực tiễn hiện nay nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục
đang được đặt lên hàng đầu. Tôi luôn xác định nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục là
rất quan trọng, cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn mình,
lớp mình phụ trách từ đó mới góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường.
Vật lí là môn học đòi hỏi nhiều tư duy, lý thuyết đi đôi với thực nghiệm. Con
đường để đạt được những yêu cầu của chương trình về nội dung, về các kĩ năng,
về thái độ không thể là lối dạy theo kiểu “truyền thụ một chiều”, “dạy chay – học
chay” mà đó phải là các phương pháp dạy học tích cực, sao cho học sinh được
phát huy một cách tốt nhất tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của mình; bồi
dưỡng được cho học sinh phương pháp tự học cũng như rèn luyện năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
Môn vật lí trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong
việc hình thành và phát triển toàn diện của học sinh. Mục đích của môn học là
giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết
về thế giới, con người thông qua các bài học, giờ thực hành... của vật lí. Học vật lí
là để hiểu, để giải thích được các vấn đề của tự nhiên và cuộc sống thông qua việc
tìm hiểu các thuyết, các định luật chi phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là
khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời
sống của con người. Vật lí góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm tổn hại
đến đời sống, tinh thần của con người...
Để đạt được mục đích của học vật lí trong trường phổ thông thì giáo viên dạy
vật lí là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về
vật lí, người giáo viên dạy vật lí còn phải có phương pháp truyền đạt thu hút gây
hứng thú khi lĩnh hội kiến thức vật lí của học sinh. Vậy làm thế nào để giúp học
sinh lớp mình giảng dạy vận dụng được kiến thức đã học để giải được một số bài
tập định tính và định lượng đạt hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng học tập, giảm


tỉ lệ học sinh yếu kém. Chính vì lí do đó tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu
hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy Phần hai : NHIỆT HỌC - Vật lí 10”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Giúp giáo viên hệ thống các câu hỏi định tính về hiện tượng vật lí thực tiễn
và bài tập định lượng có thể vận dụng vào bài giảng trong Phần hai : NHIỆT HỌC
- Vật lí 10.
- Giúp học sinh vận dụng được kiến thức giải thích một số hiện tượng thường
gặp trong đời sống đồng thời giải được một số bài tập liên quan.
- Rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh.
- Phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học sinh.
3. Đối tượng và giới hạn của đề tài
- Đối tượng: Học sinh khối10 cụ thể là lớp 10A 1, 10A8 năm học 2012 2013.
- Kế hoạch thực hiện : từ ngày 01/03/2013 đến ngày 28/04/2013
-1-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

- Phạm vi nghiên cứu : Các bài dạy trong phần Nhiệt học, chương trình vật lí
10 - Cơ bản
4. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, các
kĩ thuật dạy học, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của
bộ môn vật lí.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong học tập để đạt được kết quả cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm
cả của người thầy và của học sinh, người thầy biết phối hợp 2 yếu tố này trong

giảng dạy thì mới có thể truyền thụ và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả.
Hệ thống hóa bài học bằng câu hỏi là cách để củng cố, ôn tập giúp học sinh
nhớ lại kiến thức đã học. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận
dụng kiến thức đã học vào thực tiễn giải thích các hiện tượng tự nhiên, các ứng
dụng vật lí trong đời sống con người, nhờ đó học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức
hơn.
Trước tình hình đổi mới như hiện nay đòi hỏi bộ môn vật lí phải đổi mới
phương pháp dạy học là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Giáo viên có thể áp
dụng nhiều phương pháp lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức đưa ra các tình
huống giả định để học sinh tranh luận vừa phát huy tính chủ động sáng tạo cho học
sinh, vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm
yêu thích môn học hơn.
Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy
tính thực tế, giáo dục về môi trường, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có
tính chất cập nhật và mới mẽ, đảm bảo: tính khoa học – hiện đại; tính thực tiễn và
giáo dục kỹ thuật tổng hợp; tính hệ thống sư phạm.
1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp:
Khi dạy kiến thức vật lí trong bất kì lĩnh vực nào: cơ học, nhiệt học, điện từ
học hay quang học… đều liên quan đến các hiện tượng vật lí hay nhiều hiện tượng
thiên nhiên nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp làm cho
học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được mối liên quan giữa các
môn học với nhau.
Ví dụ: Ớ các vùng biển thường hay xảy ra hiện tượng thủy triều (môn địa lí).
Dựa vào kiến thức vật lí hãy giải thích hiện tượng này ?

-2-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc


Trả lời : Hiện tượng thủy triều xảy ra là do : lực hấp dẫn của Trái đất và Mặt
trăng gây nên, ngoài ra còn do sự tự quay của Trái đất sinh ra lực li tâm tác dụng
lên nước biển.
2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội
dung học với thực tiễn.
Học sinh sẽ thấy hứng thú và dễ ghi nhớ hơn nếu trong quá trình dạy và học
giáo viên luôn có định hướng liên hệ giữa kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn
đời sống hằng ngày.
Ví dụ: Xe ô tô rẽ sang phải thì người trong xe ngã về hướng nào?Tại sao?

Trả lời: Người ngã sang trái. Nguyên nhân là do quán tính.
3. Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua công thức đã học giải
các bài tập.
Trong quá trình dạy học nếu giáo viên luôn sử dụng một kiểu dạy sẽ làm
cho học sinh nhàm chán. Bên cạnh các câu hỏi mở, câu hỏi đặt vấn đề giáo viên
lồng ghép các bài tập trắc nghiệm giúp tiết học sinh động hơn.
Ví dụ : Một dây tải điện ở 27 0C có độ dài 1800 m. Xác định độ nở dài của
dây tải điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 40 0C về mùa hè. Biết hệ số nở dài của
dây tải điện là 11,5.10-6 K-1
A. 13,45 cm.
B. 82,8 cm
C. 26,91 cm
D. 55,89 cm.
∆l = αl0 (t − t 0 ) = 0,2691m = 26,91cm
Giải :
-3-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc
II. CƠ SỞ THỰC TẾ


1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường đến bộ môn, sự giúp đỡ của quí
thầy cô trong tổ đã góp ý cho việc sưu tầm, biên soạn tài liệu ôn tập.
- Học sinh đa số có ý thức học tập cao và luôn năng nỗ trong giờ học.
- Sách tham khảo dùng cho giảng dạy vật lí phong phú.
2. Khó khăn:
- Môn vật lí trong trường phổ thông là một trong những môn học khó, nếu
không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ
làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận.
- Môn vật lí lượng kiến thức nhiều khó có thể bao quát kiến thức cho học
sinh. Chuẩn bị tiết dạy thường không có sự khái quát, kết luận cụ thể từng phần
nên học sinh khó nắm bắt được phương pháp giải các bài tập định tính và định
lượng liên quan.
- Một bộ phận nhỏ học sinh ý thức học tập chưa cao, thiếu tinh thần tự giác,
còn thụ động, ỷ lại trong học tập.
- Chất lượng đầu vào của lớp 10 không cao, phân chia lớp theo điểm thi từ
cao xuống thấp nên chuẩn bị và tổ chức một tiết học cho các lớp không giống
nhau.
- Khả năng sử dụng máy tính cầm tay và vận dụng kiến thức Toán vào giải
bài tập Vật lí của học sinh còn hạn chế.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các giải pháp thực hiện:
Vận dụng đề tài bằng cách:
a. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới
thiệu bài giảng mới.
b. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua các
bài tập tính toán.
c. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày, lồng ghép với bảo

vệ môi trường thường sau khi đã kết thúc bài học. Áp dụng những công thức đã
học giải một số bài tập nhỏ
Cách nêu vấn đề này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội
được vấn đề cần truyền đạt, giải thích.Vì muốn giải được bài toán vật lí đó học
sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu
gì? Và giải quyết như thế nào? Bên cạnh đó thêm phần kiến thức toán học liên
quan đến bài tập vật lí.
d. Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với
nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Làm cho học sinh
không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc
thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn hàng ngày.
2. Các hình thức tổ chức thực hiện:
a. Đặt tình huống vào bài mới: Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh
hay không là nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan trọng,
-4-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định rồi yêu cầu học sinh cùng
tìm hiểu, giải thích.
b. Lồng ghép tích hợp trong bài dạy: trong bài dạy ta có thể liên hệ kiến thức
các môn học khác hay vấn đề môi trường, tình trạng xã hội vừa giáo dục ý thức
cho học sinh vừa tạo ra tâm lí thỏa mái khi học.
c. Liên hệ thực tế trong bài dạy: Khi học xong vấn đề gì mà học sinh thấy
được ứng dụng trong thực tiễn thì sẽ chú ý hơn, chủ động tư duy để tìm hiểu
3. Hệ thống câu hỏi thực tế và bài tập thực tiễn trong phần hai : Nhiệt
học – vật lí 10 Cơ bản.
Bài 28. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí
Câu 1. Tại sao bơm hơi vào quả bóng sẽ làm cho bóng căng phồng lên ?


Trả lời : Khi bơm hơi vào bóng, mật độ phân tử khí tăng lên, do chuyển động
nhiệt mà các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm với thành quả bóng gây
nên áp suất tác dụng lên bóng. Chính vì sự tăng dần của áp suất đã làm cho quả
bóng căng phồng lên.
Áp dụng: để dạy phần thuyết động học phân tử chất khí
Câu 2. Khi pha nước chanh, người ta thường làm cho đường tan trong nước rồi
mới bỏ đá lạnh vào. Vì sao không bỏ đá lạnh vào trước rồi đường bỏ sau?
Trả lời : Nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh nên dễ hòa
tan hơn. Nếu bỏ đá vào trước, nhiệt độ của nước hạ thấp làm quá trình hòa tan của
đường diễn ra chậm hơn.
Áp dụng: để dạy phần cấu tạo chất
Câu 3. Việc tách hai tấm ván gỗ úp lên nhau dễ hơn nhiều so với việc tách hai tấm
kính chồng lên nhau. Tại sao vậy?
Trả lời : Hai tấm kính đặt úp lên nhau có lực liên kết giữa các phân tử mạnh
hơn do chúng có bề mặt nhẵn, các phân tử ở hai tấm kính ở rất gần nhau đến mức
nó có thể hút nhau. Điều này không xảy ra với hai tấm gỗ.
Áp dụng: để dạy phần lực tương tác phân tử.
Câu 4. Nhỏ vài giọt nước hoa lên quần áo, tại sao ta đứng cách xa vài mét vẫn
ngửi thấy ?
Trả lời : Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa.
-5-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

Áp dụng: đặt vấn đề vào bài mới.
Bài 29. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
Câu 1. Một bọt khí nổi dần từ đáy thùng lên mặt nước hỏi thể tích của bọt khí thay
đổi như thế nào ?

Trả lời : Khi bọt khí nổi dần từ đáy thùng lên mặt nước coi nhiệt độ là
không đổi nhưng áp suất chất lỏng tác dụng lên bọt khí giảm dần làm áp suất khí
trong bọt cũng giảm dần, nên thể tích bọt khí tăng dần.
Câu 2. Dùng ống bơm bơm một quả bóng đang bị xẹp, mỗi lần bơm đẩy được
50cm3 không khí ở áp suất 1 atm vào quả bóng. Sau 60 lần bơm quả bóng có dung
tích 2 lít, coi quá trình bơm nhiệt độ không đổi, áp suất khí trong quả bóng sau khi
bơm là:
A. 1,25 atm
B. 1,5 atm
C. 2 atm
D. 2,5 atm
Giải : Sau 60 lần bơm đã đưa được lượng khí vào quả bóng có áp suất 1 atm
và thể tích V1 = 60.50 = 3000 cm3 = 3 lít.
Áp suất khí trong quả bóng sau khi bơm :
p1V1 = p 2V2 ⇒ p 2 =

p1V1
= 1.5atm
V2

Bài 30. Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
Câu 1. Tại sao lốp ôtô (xe máy, xe đạp) thường nổ khi xe đang chạy, mà ít nổ khi
xe đang nằm trong gara ?
Trả lời : Khi xe đang chạy trên đường, do ma sát với đường và thời tiết
nóng, nhiệt độ ở các lốp xe tăng, kéo theo áp suất khí trong ruột xe cũng tăng theo.
Nếu áp suất này tăng đến mức nào đó và có thể gây nổ lốp xe. Khi xe để trong
gara, nhiệt độ bình thường, lốp xe khó bị nổ hơn.
Áp dụng: đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2. Khi chế tạo bóng điện tròn người ta phải nạp
khí trơ ở nhiệt độ và áp suất thấp vào bóng ?

Vì sao phải làm như vậy ?
Trả lời : Để khi bật đèn, nhiệt độ của bóng đèn
tăng làm áp suất khí cũng tăng dần nhưng không vượt
quá áp suất khí quyển. Khi đèn sáng ổn định, nhiệt độ
không tăng và áp suất khí ổn định
Câu 3. Không khí bên trong một ruột xe có áp suất 1,5 atm khi đang ở nhiệt độ 25
0
C. Nếu để xe ngoài nắng có nhiệt độ lên đến 50 0C thì áp suất khối khí bên trong
ruột xe tăng thêm (coi thể tích không đổi)
A. 1,63 atm.
B. 0,13 atm.
C. 3 atm. D. 1,5 atm.
Giải :

p2
p1
pT
⇒ p 2 = 1 2 = 1.63atm
=
T2
T1
T1

Áp suất tăng thêm : ∆p = p2 – p1= 0,63 atm
-6-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

Bài 31. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

Câu 1. Một quả bóng bay chứa khí hyđrô buổi sáng ở nhiệt độ 20 0C có thể tích
2500 cm3. Tính thể tích của quả bóng này vào buổi trưa có nhiệt độ 35 0C. Coi áp
suất khí quyển trong ngày không đổi.
A. 2430 cm3
B. 2628 cm3
C. 2474 cm3
D. 2650 cm3
Giải :

V1 V2
VT
=
⇒ V2 = 1 2 = 2628 cm3
T1 T2
T1

Áp dụng: Cho quá trình đẳng áp.
Câu 2. Một phòng có kích thước 8 m x 5 m x 4 m. Ban đầu không khí trong phòng
ở điều kiện tiêu chuẩn, sau đó nhiệt độ của không khí tăng lên tới 10 0C, trong khi
áp suất là 78 cmHg. Tính thể tích của lượng khí đã ra khỏi phòng. (không khí ở
điều kiện tiêu chuẩn có áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 0 0C)
A. 161,6 m3
B. 160 m3
C. 1,58 m3
D. 1,6 m3
Giải : Phương trình trạng thái:
p0V0
p1V1
p0V0T1
=


V
= 161,6 m3.
1 =
T1
T0
p1T0

Thể tích không khí thoát ra khỏi phòng: ∆V = V1 – V0 = 1,6 m3.
Áp dụng: Cho phương trình trạng thái.
Câu 3. Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của
khí trong xi lanh thay đổi?
A. Nhiệt độ khí giảm.
B. Áp suất khí tăng.
C. Áp suất khí giảm.
D. Khối lượng khí tăng.
Trả lời : Đáp án B
Bài 32. Nội năng và sự biến thiên nội năng
Câu 1: Lấy một đồng xu cọ xát lên mặt bàn ta thấy đồng xu nóng lên. Nếu bỏ đồng
xu vào một cốc nước nóng ta cũng thấy đồng xu nóng lên. Hãy giải thích vì sao ?
Trong trường hợp nào đồng xu đã nhận một nhiệt lượng ?
Trả lời: Vì nội năng của đồng xu tăng nên do đó đồng xu nóng lên.
Đồng xu nhận nhiệt lượng trong trường hợp nó được thả vào cốc nước nóng,
nước nóng đã truyền nhiệt cho nó.
Áp dụng: đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Tại sao các vật nóng khi bỏ vào nước sẽ nguội nhanh hơn khi bỏ ngoài
không khí?
Trả lời : Do nhiệt dung riêng của nước lớn hơn của không khí, nên trong
cùng một khoảng thời gian nước thu nhiệt nhiều hơn.
Áp dụng: cho phần truyền nhiệt.

Câu 3. Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào lò một miếng sắt
có khối lượng 22,3 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy
ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế có khối lượng 200 g có chứa 450 g nước ở
nhiệt độ 15 0C thì nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 22,5 0C.
-7-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

Xác định nhiệt độ của lò. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/kg.K; của chất
làm nhiệt lượng kế là 418 J/kg.K; của nước là 4,18.103 J/kg.K.
A. 15100 C
B. 14050 C
C. 25300 C
D. 9380 C
Giải :
Phương trình cân bằng nhiệt : Qtỏa = Qthu
(mnlkcnlk + mncn)(t – t1) = mscs(t2 – t)
⇒ t2 =

(mnlk cnlk + mn cn )(t − t1 )
+ t = 1405 0 C
ms cs

Bài 33. Các nguyên lí của nhiệt động lực học
Câu 1. Tại sao khi dùng bơm tay để bơm xe đạp, thân chiếc bơm lại bị nóng lên và
nó nóng lên càng nhanh khi lốp xe đã gần căng hơi?
Trả lời : Công đã biến thành nội năng làm nóng thân bơm. Khi lốp xe đã
căng, phần lớn công biến thành nội năng nên thân bơm sẽ nóng lên nhanh chóng.
Áp dụng: cho phần nguyên lí I NĐLH

Câu 2. Khi tay ta cầm cục đá lạnh thì tay ta lại thấy lạnh có phải là do nhiệt từ đá
truyền sang hay không ?

Trả lời : Không. Vì khi tay ta nắm vào đá đã truyền nhiệt sang đá làm đá
tan thành nước đồng thời nhiệt độ tay ta giảm nhanh nên ta cảm thấy lạnh.
Áp dụng: cho phần nguyên lí II NĐLH
Câu 3. Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và
thực hiện được một công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.
A. 500 J.
B. 3500 J.
C. – 3500 J.
D. – 500 J.
∆U = A + Q = −1500 + 2000 = 500 J
Giải :
Bài 34. Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình
Câu 1. Than chì và kim cương đều được cấu tạo từ nguyên tử các bon. Hãy giải
thích tại sao :
a. Trong tự nhiên thường gặp các bon dưới dạng than chì mà ít gặp dưới dạng
kim cương ?
b. Kim cương và than chì có tính chất vật lí khác nhau ?

-8-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

Trả lời : a. Để tạo thành kim cương cần có nhiệt độ và áp suất cao, trong khi
đó than chì có thể tạo thành ở nhiệt độ không quá cao.
b. là do sự khác nhau về cấu trúc tinh thể cấu tạo nên chất.
Câu 2. Chất rắn nào sau đây thuộc dạng chất rắn vô định hình?

A. Muối ăn.
B. Kim loại.
C. Hợp kim.
D. Nhựa đường.
Trả lời : Đáp án D
Câu 3. Đặc tính nào dưới đây là của chất rắn vô định hình?
A. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
B. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
Trả lời : Đáp án A
Bài 36. Sự nở vì nhiệt của vật rắn
Câu 1. Tại sao khi làm đường ray xe lửa, làm cầu, người ta thường để giữa hai
thanh ray hoặc hai nhịp cầu một khoảng cách nhỏ ?
Trả lời : Khoảng cách ấy làm cho hai thanh ray hay hai nhịp cầu không đội
lên nhau khi giãn nở vì nhiệt.
Áp dụng: để đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Tại sao cốc thủy tinh dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có
thành mỏng nếu đổ nước sôi vào cốc ?
Trả lời: Khi đổ nước sôi vào cốc, do tính dẫn nhiệt kém của thủy tinh, lớp
bên trong giãn nở nhiều hơn lớp bên ngoài, lớp ngoài trở thành “vật cản trở”của
lớp trong, kết quả là tạo ra một lực lớn, chính lực này làm nứt cốc.
Câu 3. Không nên ăn thức ăn đang quá nóng hoặc quá lạnh. Lời khuyên này xuất
phát từ cơ sở vật lí nào?
Trả lời: Men răng giãn nở không đều khi nóng hoặc lạnh đột ngột, khi đó
men răng sẽ bị rạn nứt.
Câu 4. Một dây tải điện ở 27 0C có độ dài 1800 m. Xác định độ nở dài của dây tải
điện này khi nhiệt độ tăng lên đến 40 0C về mùa hè. Biết hệ số nở dài của dây tải
điện là 11,5.10-6 K-1
A. 13,45 cm.

B. 82,8 cm
C. 26,91 cm
D. 55,89 cm.
∆l = αl0 (t − t 0 ) = 0,2691m = 26,91cm
Giải :
-9-


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

Bài 37. Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
Câu 1: Người ta thường dùng một loại dầu bóng đặc biệt đánh bóng sườn xe máy,
xe ôtô. Ngoài việc làm cho nước sơn của sườn xe bóng đẹp, nó còn có tác dụng
nào khác không ?
Trả lời: Làm nước mưa không dính ướt sườn xe lâu bị gỉ sét.
Áp dụng: hiện tượng dính ướt và không dính ướt.
Câu 2: Vào những đêm nhiều sương, buổi sáng sớm khi quan sát các lá cây ( như
lá sen), thấy có những giọt sương đọng lại có dạng hình cầu, còn có lá không có
hiện tượng này mà trên có một lớp nước mỏng. Hãy giải thích?

Trả lời: Vì lá sen không bị nước làm dính ướt, còn một số loại lá khác bị
nước dính ướt.
Áp dụng: sự dính ướt và không dính ướt.
Câu 3: Vì sao người thợ nề chỉ quét nước vôi lên tường khi tường đã rất khô ?
Trả lời: Tường khô để lại nhiều ống mao dẫn dễ hút nước vôi vào.
Áp dụng: về ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.
Câu 4. Các loại giấy thấm mực, giấy vệ sinh được chế tạo dựa trên cơ sở vật lí
nào?
Trả lời: Hiện tượng mao dẫn.
Áp dụng: về ứng dụng của hiện tượng mao dẫn.

Câu 5. Quan sát những ván dầu trong những bát canh ta thấy chúng có dạng hình
cầu hơi bẹt. Hãy giải thích vì sao lại như vậy ?
Trả lời: Do dầu và nước không dính ướt lẫn nhau, dầu nhẹ hơn nước và do
lực căng bề mặt mà những giọt dầu có dạng hình cầu nổi lên trên mặt nước. Vì bị
lực hút của trái đất nên chúng hơi bị bẹt.
Áp dụng: Cho hiện tượng cằng bề mặt và sự dính ướt, không dính ướt.
Câu 6. Dân gian có câu “nước đổ đầu vịt” dùng cho những người không biết
nghe lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô. Câu này có liên quan đến kiến thức vật lí
nào không ? Nếu có đó là kiến thức nào ?
Trả lời: Có. Liên quan đến sự dính ướt.

- 10 -


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

Bài 38. Sự chuyển thể của các chất
Câu 1. Ở trên núi cao người ta không thể luộc chín trứng trong nước sôi. Tại sao?
Trả lời: Vì càng lên cao áp suất càng giảm, trên núi cao áp suất khí quyển
thấp hơn áp suất thường nên nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100 0C, trong khi đó
trứng chỉ chín trong nước sôi 1000C.
Áp dụng : cho phần đặt vấn đề bài học.
Câu 2. Tại sao khi phơi những tấm ván vừa mới xẻ từ thân cây ra, tấm ván thường
bị cong vênh?
Trả lời: Mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, nước trong
gỗ sẽ bốc hơi nhanh và khô đi nhanh chóng. Mặt còn lại sẽ khô chậm hơn, vì vậy
mặt tiếp xúc với ánh nắng sẽ co lại nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân làm cho
tấm ván bị cong đi.
Áp dụng: đặt vấn đề cho phần sự bay hơi.
Câu 3. Khi vẩy nước vào một thanh sắt ở 1000C và một thanh sắt đã nung đỏ thì

nước ở thanh nào sẽ bay hơi nhanh hơn ?
Trả lời : Nước ở thanh sắt 100 0C sẽ bay nhanh hơn vì bằng nhiệt độ sôi của
nước. Còn khi vẩy nước vào thanh sắt nung đỏ do bên ngoài giọt nước có lớp hơi
nước dẫn nhiệt kém bao phủ nên nước bốc hơi chậm và có hiện tượng giọt nước
nhảy lên xuống trong thời gian ngắn.
Câu 4. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục nước
đá có khối lượng 400 g. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 34.104 J/kg.
A. 13,6.104 J/kg.
B. 27,3.104 J/kg. C. 6,8.104 J/kg.
D. 1,36.104 J/kg.
Q = λm = 34.10 4.0,4 = 13,6.10 4 J / kg
Giải :
Bài 39. Độ ẩm của không khí
Câu 1: Lấy một lon nước ngọt từ trong tủ lạnh ra một phòng ấm hơn, thấy những
giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon, để một lúc những giọt lấm tấm này biến mất.
Hãy giải thích?
Trả lời : Hơi nước có sẵn trong không khí, gặp thành lon nước đang lạnh,
chúng sẽ trở thành hơi bão hòa và ngưng tụ thành những giọt sương. Khi nước
trong lon đã hết lạnh, các giọt sương này lại bay hơi.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng cho phần đặt vấn đề vào bài mới.
Câu 2: Về mùa thu, sau khi mặt trời mọc, sương mù vẫn còn phủ trên mặt sông
khá lâu. Vì sao vậy?

- 11 -


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

Trả lời : Vì độ ẩm tuyệt đối trên mặt sông bao giờ cũng lớn hơn độ ẩm
tuyệt đối trên mặt đất.

Áp dụng: dạy phần ảnh ảnh hưởng của độ ẩm không khí.
Câu 3: Tại sao về mùa đông, trong những căn phòng có nhiều người những tấm
kính cửa sổ thường mờ đi và đọng những giọt nước trên đó ?
Trả lời : Nhiều người ở trong phòng, không khí trong phòng có nhiều hơi
nước, độ ẩm cao. Nếu hơi nước đến gần bão hòa thì chỉ cần nhiệt độ của cửa kính
hạ xuống một chút cũng sẽ làm cho hơi nước ngưng tụ lại, đây là nguyên nhân làm
cho kính mờ đi và có thể đọng những giọt nước trên đó.
Áp dụng: cho phần độ ẩm.
Câu 4: Buổi sáng sớm ta thường thấy nhiều sương, nhưng những ngày trời nóng
nực thì buổi sáng hôm sau sẽ có nhiều sương hơn. Vì sao vậy? Những đêm trời
đầy mây, sáng hôm sau có nhiều sương không? Tại sao?
Trả lời : Trong những ngày nóng hơi nước bay lên từ mặt sông, hồ,… nhiều
hơn, độ ẩm tuyệt đối tăng lên.
Sương được tạo thành khi mặt đất bị lạnh đi do sự bức xạ nhiệt. Nếu không
có mây thì sự bức xạ nhiệt dễ dàng và sương sẽ có nhiều. Còn nếu có nhiều mây
thì chúng sẽ ngăn cản bức xạ nhiệt của mặt đất nên việc tạo thành sương sẽ khó
thực hiện.
Áp dụng: cho phần củng cố bài học
Câu 5: Vào mùa hè trời nóng nực, sống ở nơi khô ráo và những nơi có nhiều đầm
lầy, nơi nào dễ chịu hơn?
Trả lời : Sống ở nơi khô ráo dễ chịu hơn. Vì ở nơi nhiều đầm lầy, hơi nước
bốc lên làm cho độ ẩm tương đối lớn, mồ hôi bay hơi chậm và cơ thể người sẽ bị
nóng lên quá mức, gây cảm giác nóng nực một cách khó chịu.
Áp dụng: cho phần ảnh hưởng của độ ẩm

- 12 -


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc
IV. KẾT QUẢ


1. Kết quả nghiên cứu:
Riêng bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy này và kết hợp với nhiều
phương pháp khác, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định.
Học sinh trở nên thích học vật lí hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn,
thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực
tế, rồi lại đến hỏi tôi.
Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình có thể
làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng
rất tốt. Như tôi đã khẳng định: Thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều nên
cần phụ thuộc vào người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo. Bất cứ một vấn đề gì
nếu chúng ta quá lạm dụng thì đều không tốt. Vì thế tôi vẫn luôn nghĩ: Dạy như
thế nào cho tốt là một điều không dễ.
2. Kết quả thực tế :
Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp
dụng thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt.

- 13 -


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Ý nghĩa của đề tài với công tác giảng dạy.
Trong nội dung đề tài, tôi đã đề cập đến một số bài tập định tính, câu hỏi có ý
nghĩa thực tiễn, bài tập định lượng thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Tôi hi
vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy học vật lí, mặc dù trong đề
tài này tôi không thể đề cập hết mọi hiện tượng có liên quan.
Việc đầu tư, chuẩn bị càng sâu thì tiết dạy thì hiệu quả càng cao, không những
giúp học sinh cũng cố, mở rộng những kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng làm

việc nhóm. Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho các em. Giúp các em yêu thích
môn vật lí hơn.
2. Bài học kinh nghiệm
Về giáo viên : Cần tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thường
xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Rút kinh ngiệm qua mỗi tiết dạy, tìm
tòi thêm các phương pháp học tập phù hợp với từng đối tương học sinh.
Về học sinh : Giúp các em có thói quen tự vận động, tư duy và hỗ trợ nhau
trong học tập. Khắc sâu, nắm chắc kiến thức đã học có như vậy học sinh mới hứng
thú say mê học tập.
3. Hạn chế
Do thời gian có hạn nên đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi và chắc chắn
không tránh hết những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý của quý thầy cô
giáo và các bạn động nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và được áp dụng phổ
biến hơn trong những năm học tới.

- 14 -


SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thanh Khiết – Nguyễn Thanh Hải, Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí
10, NXB Giáo Dục.2002
2. Vũ Thanh Khiết – Nguyễn Thanh Hải, Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí
11, NXB Giáo Dục. 2002
3. NguyÔn §øc Minh - Ng« Quèc Quýnh, Hái ®¸p vÒ nh÷ng hiÖn tưîng vËt lÝ tËp
1, 2, 3, 4 - NXB Khoa học kỹ thuật. 1976.
4. Các tài liệu trên mạng internet.

- 15 -



SKKN : Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập thực tiễn khi dạy phần hai - Nhiệt hoc

MỤC LỤC
A.
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................1
3. Đối tượng và giới hạn của đề tài....................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.................................................................................................2
II. Cơ sở thực tế................................................................................................4
1. Thuận lợi.............................................................................................4
2. Khó khăn............................................................................................4
III. Các giải pháp và hình thức tổ chức thực hiện........................................4
1. Các giải pháp thực hiện.......................................................................4
2. Các hình thức tổ chức thực hiện .........................................................5
3. Hệ thống câu hỏi thực tế và bài tập thực tiễn trong phần hai : Nhiệt
học – vật lí 10. .......................................................................................................5
IV. Kết quả ....................................................................................................13
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………….…………15

- 16 -




×