Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” của Nguyễn Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.6 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Có thể thấy văn học là một lĩnh vực phản ánh chân thực nhất về cuộc
sống, thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của con người…Văn học đã gắn bó và đi sâu
vào cộng đồng như một nét văn hóa rất riêng. Có thể kể đến các thể loại như:
truyện ngắn, thơ, tùy bút, kí sự…mỗi thể loại đều mang trong mình một khía cạnh
của cuộc sống và trên hết là tiểu thuyết-một thể loại đã nhận được tình cảm đông
đảo của quý đọc giả. Bởi tiểu thuyết là một bức tranh sinh động nhất những vấn đề
trong xã hội. Nó đã trở thành một mạch nguồn quan trọng đưa con người đến gần
hơn với thực tại cuộc sống, được trở về với thời gian trong quá khứ hay là những
khát khao của một ngày mai tươi sáng. Trong thể loại này, dường như các nhân
vật được hòa mình vào một cuộc sống thực tế, người tiếp nhận cũng cảm thấy như
mình bị lạc vào trong một thế giới khác, cũng có con người, cũng có những trạng
thái vui, buồn trong cuộc sống và rồi bình phẩm nhau, rút ra những bài học cho
riêng mình. Trong đó, tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” của Nguyễn Khải là một tiểu
thuyết để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc với một thế giới nhân vật độc đáo.
Đây có thể nói là một tiểu thuyết khá sinh động, một thế giới nhân vật đa dạng
mang màu sắc khác biệt.
Tôi muốn mình đi sâu nghiên cứu để thấy được những nét đặc sắc,
những cái hay, cái đẹp trong từng nhân vật mà Nguyễn Khải đã lồng vào đứa con
tinh thần của mình. Bởi nếu như cốt truyện là yếu tố cần thì nhân vật là yếu tố đủ
để giúp cho mạch chuyện được viết nên thật chặt chẽ và sinh động. Nhân vật là
linh hồn cũng là nét cốt lõi trung tâm trong hầu hết các thể loại văn học. Tìm hiểu
có sâu sắc hết thảy các nhân vật ta mới hiểu được tường tận tiểu thuyết cũng như
hiểu được một phần quan niệm cuộc sống của nhà văn Nguyễn Khải.
Tôi hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn
về tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” của Nguyễn Khải và nhất là thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết trên.

2. Lịch sử vấn đề:
Nguyễn Khải là một nhà văn Việt Nam được trao tặng giải thưởng Hồ Chí


Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành
sau cách mạng tháng Tám 1945. Với một cách nhìn sắc sảo và tỉnh táo, Nguyễn
Khải đã thể hiện được xu thế phát triển của cách mạng trong tình hình địch – ta lẫn
lộn, đen trắng khó phân. Vào những năm 60, Nguyễn Khải được coi là một cây bút
xuất sắc với hàng loạt các tác phẩm đình đám như: Mùa Lạc (1960), Hãy đi xa hơn
nữa (1963),…Điều đáng nói là nhà văn Nguyễn Khải luôn có cái nhìn riêng,
không chạy theo lối biểu dương người tốt, việc tốt một cách dễ dãi, đơn giản mà
biết đi vào phân tích tâm lý nhân vật, đặt nhân vật trong sự cọ xát với môi trường,
hoàn cảnh để phát hiện ra “biện chứng pháp tâm hồn”. Tác phẩm của Nguyễn
Khải đã chạm tới một vấn đề nhạy cảm và có ý nghĩa nhân bản sâu sắc, sự hồi sinh


của con người, vẻ đẹp của những quan hệ đạo đức mới. Ông là một cây bút nhạy
bén với thời cuộc, trong thời kì chống Mỹ, Nguyễn Khải ưu tiên cho đề tài người
lính với các tác phẩm: Họ sống và chiến đấu (1966), Đường trong mây (1970),…
Sau 1975, Nguyễn Khải vẫn phát huy được sở trường của mình với sự phản ánh
một cách tinh tế nhạy bén các vấn đề mang tính thời sự nóng hổi , chủ yếu có các
tác phẩm như: Cách mạng (1976), Cha và con và….(1979),…Là một nhà văn có
sức viết dồi dào, có ý thức xác lập và trên thực tế đã xác lập được một phong cách
riêng thật độc đáo. Nguyễn Khải đã góp cho nền văn hóa Cách mạng nhiều tác
phẩm thực sự có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Văn của Nguyễn Khải thể hiện
một cách nhìn tỉnh, sắc, khả năng phân tích già dặn , càng về sau các tác phẩm của
ông càng mang màu sắc triết luận. Từ những vấn đề mang tính thời sự, Nguyễn
Khải biết xới lập, soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nahu. Vì thế, ông có nhiều phát
hiện về thế sự nhân tâm, về lẽ sống, lý tưởng, cách mạng. Tuy không có những bộ
sách mang tính chất quy mô rộng lớn như một số nhà văn khác, nhưng tác phẩm
của Nguyễn Khải bao giờ cũng gây được hứng thú cho người đọc, buộc người đọc
tranh luận, cũng chính vì thế Nguyễn Khải đã có được vị thế vững chắc trong nền
văn học Việt Nam hiện đại.
Tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải quả thật là một cuốn tiểu

thuyết đặc sắc, những nhân vật trong đấy đều mang một nét tính cách riêng không
hòa trộn. Quyển tiểu thuyết được ra đời vào năm 1982, thu hút nhiều sự quan tâm
của đọc giả. Có thể thấy Nguyễn Khải là một tác giả nhận được khá nhiều những
lời phê bình của giới như:
Theo như nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy, thì ông lại nhận xét về tiểu
thuyết Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải như sau: “ Gặp gỡ cuối năm thực chất
là cuộc đối thoại giữa hai thế giới mới – cũ, của hai ý thức hệ, một đã chiến thắng
và một đã thất bại”. [11].
Thật ra ông nói hoàn toàn chính xác, cuốn tiểu thuyết này chủ yếu là cuộc trò
chuyện lẫn nhau của các nhân vật về nhiều vấn đề, trong đó nổi bật lên hết là yếu
tố chính trị. Trong đó hai ý thức tồn tại thật rõ ràng và rành mạch, quan điểm của
mỗi cá nhân là môt quan điểm của thời đại thực tiễn.
Theo như nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong quyển Nguyễn Khải trong sự
tiếp nhận của tôi trước 1996 thì cho rằng: “Đọc văn xuôi Nguyễn Khải, ta biết
rằng nhà văn này có một sự nhạy cảm riêng, tinh tế riêng trong việc miêu tả cảm
giác hướng thượng ở con người, những xúc động của người ta khi sống với những
niềm tin thiêng liêng thành kính. Có được ao ước hướng thượng đó, con người
dám chấp nhận những hành hạ khổ sở về tinh thần, miễn sao đạt được sự thanh
thản trong tâm hồn”.[9], có thể thấy Vương Trí Nhàn là một nhà phê bình nói về
Nguyễn Khải khá nhiều. Dường như ông cảm thụ văn chương của Nguyễn Khải
hầu hết các phương diện để rồi ông rút ra kết luận và nhận định.
Tiếp tục giáo sư, nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh lại đưa ra một
quan điểm: “Sự hấp dẫn của văn Nguyễn Khải, cứ nghĩ mà xem té ra chỉ do anh
dám nói sự thật và dám phát biểu những suy nghĩ riêng, tư tưởng riêng của


mình”. [10]. Đối với nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh lại đưa ra những
lời nhận xét khá xác đáng, bởi ông cũng am hiểu văn của Nguyễn Khải là loại văn
cũng kén người đọc, thế nhưng khi đã đọc là phải đọc hết vì trong đó chỉ có sự
thật, thực tế và những điều thời sự.

Bên cạnh những phê bình về cuốn tiểu thuyết gặp gỡ cuối năm, thì trong
những sáng tác khác khác cũng được sự quan tâm của giới.
Còn Mai Quốc Liên thì cho rằng: “Tôi có cảm giác sự dồn nén, u uất, mâu
thuẫn khắc nghiệt, lời qua tiếng lại chan chát... trong kịch Cách mạng, cái không
khí nặng nề, cái sự tự mổ xẻ, tự phân thân đầy tính kịch ấy có cái gì như trong
kịch Ba chị em của văn hào Nga Anton Chekhov (ở đây tình cờ cũng là ba chị
em). Nguyễn Khải đã khai sinh một thể loại mới, thể loại kịch tâm lý – chính luận
trong văn chương Việt Nam. Nguyễn Khải luôn có mặt, luôn tự phác họa chân
dung chính trị – đạo đức của mình, nhưng tác giả ẩn kín, không ra mặt”. [11].
Có lẽ do văn của Nguyễn Khải là văn về chính trị, có phần nào đó khô khan
nên đôi khi người đọc cảm thấy nó chan chát, có mâu thuẫn lẫn nhau và khắc
nghiệt, bởi chính trị mà mềm mỏng thì đâu còn là chính trị nữa.
Hay như tác giả Hà Huy Dũng làm luận văn thạc sĩ về tiểu thuyết của
Nguyễn Khải, cũng bàn luận về vấn đề: “Người kể chuyện trong chuyện và tiểu
thuyết của Nguyễn Khải”,năm 2007, tại Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Những tác phẩm của Nguyễn Khải có nhiều người cho rằng hơi khô, nhưng
chính bên trong cái khô khan ấy là cả một cuộc sống của thực tại một thời kì nhất
định. Chính vì lẽ đó mà có nhiều công trình nghiên cứu về những tác phẩm của
ông.
Đối với vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm của ông
thì rất ít nhà phê bình viết đến, vấn đề ấy chỉ nhìn thấy hầu như trong những
chuyên luận, luận văn của các tác giả mới như: Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Hà…
nhưng hầu như cách mà những tác giả nhìn nhận chỉ mang tính khá khái quát,
chưa đi sâu vào phân tích cụ thể nên đôi khi khó khăn cho những người tiếp cận
mới. Cho nên tôi chọn đề tài về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối
năm của ông để tìm thêm những khía cạnh khác của vấn đề, cùng chung sức với
những tác giả đi trước hoàn thành một đề tài thật trọn vẹn. Mang đến một cái nhìn
mới hơn về một tài năng văn chương thầm lặng.


3. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm” của
Nguyễn Khải với mong muốn được hiểu rõ về cách xây dựng nhân vật của ông.
Những nội dung tôi hướng đến:
Khái quát về tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm
Nghiên cứu sâu hơn nữa về nhân vật trong tiểu thuyết về: hình dáng, tâm lý,
những tính cách điển hình cũng như cách đặt tên nhân vật…
Từ đó khám phá ra tài năng văn chương của Nguyễn Khải qua việc phân tích
nhân vật trong tiểu thuyết.
Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ vận dụng kết quả nghiên cứu được cho học tập.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Để một đề tài nghiên cứu được sâu rộng và khá hoàn thiện, bám sát được nội
dung thực tế thì chúng ta cần tiến hành xem xét và tìm ra đâu là đối tượng nghiên
cứu, đâu là phạm vi nghiên cứu. Trong tác phẩm Gặp gỡ cuối năm, ta nhận thấy:
Đối tượng nghiên cứu: thế giới nhân vật.
Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Gặp gỡ
cuối năm của Nguyễn Khải.

5. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài nghiên cứu thuộc phạm vi nghiên cứu hẹp như thế này thì tôi chỉ
nghiên cứu với một số phương pháp như sau:
Phương pháp thống kê: có thể thấy trong bất kì một vấn đề nghiên cứu nào ta
cũng cần đến thống kê, vì đây là một giai đoạn tối thiểu nhất để góp nhặt được tư
liệu cần thiết. Ta cần đi đọc tác phẩm thật kĩ càng, tìm thêm những tư liệu mà ta
thấy cần thiết, sau đó ta tìm những chi tiết quan trọng cho đề tài nghiên cứu.
Phương pháp so sánh: trong nghiên cứu ta rất cần phương pháp này, vì so sánh
mới làm rõ được những điểm riêng của từng người trong từng tác phẩm. So sánh
là một phương pháp hay trong những bài nghiên cứu. Chính phương pháp này sẽ

giúp ta nhận ra điểm mới trong sáng tác của Nguyễn Khải.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ quá trình đọc tác phẩm và qua so sánh,
phân tích chúng ta sẽ tổng hợp lại tất cả để trình bày kết quả.
Phương pháp chứng minh: Với phương pháp này, người nghiên cứu có thể đưa
ra nhiều vấn đề cùng một lúc, nhưng phải có dẫn chứng cụ thể để được cho là hợp
lí nhất. Và từ đó, người viết đưa ra những đặc điểm nổi bậc, những cái riêng trong
các tác phẩm của Nguyễn Khải.
Phương pháp bình luận: Đây là phương pháp rất cần thiết cho người nghiên
cứu, vì khi đưa ra một vấn đề nào đó thì cần phải qua quá trình bàn luận để làm
cho vấn đề đưa ra được hiểu thật sâu sắc hơn.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Nhân vật và nhân vật trong tác phẩm văn học:
1.1.1 Nhân vật:
Có thể thấy nhân vật là một phần quan trọng cấu thành nên một tác phẩm.
Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải
quyết hất thảy trong một sáng tác”. [2;72]. Quả đúng như vậy, nhân vật không chỉ
là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ
thuật của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất
nhiều vào việc xây dựng nhân vật.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, có những dấu
hiệu nhận biết nhất định, chúng ta có thể dựa vào tên gọi, ngoại hình, nghề nghiệp,
hay những dấu hiệu về tiểu sử,…Những dấu hiệu đó có thể được trình bày ẩn hay
hiện khác nhau, nêu lên trước hay sau tùy vào dụng ý của tác giả.
1.1.2

Nhân vật trong tác phẩm văn học:

“Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật

mang cốt cách của con người được xây bằng các phương tiện của nghệ thuật
ngôn từ”.[2;76]. Để có được khái niệm đó người ta đã đi vào việc nghiên cứu sâu
vào nhân vật. Thông thường khi nói đến nhân vật trong tác phẩm văn học người ta
thường hiểu đó là những con người được xây dựng nên qua các phương tiện của
văn học. Nhưng, thực ra phạm vi của nó lại rộng hơn nhiều. Có thể nhân vật là con
người, đồ vật, sự vật, con vật…tất cả đều là những nhân vật tùy thuộc vào từng
hoàn cảnh khác nhau.
Nhân vật là con người:
Đó là những nhân vật như Thạch Sanh, Chí Phèo, Thúy Kiều, Lục Vân Tiên,
Mỵ,…
Nhân vật là con vật:
Đó là chú Cóc, Thỏ và Rùa,…
Nhân vật là những sự vật, đồ vật:
“Đó là Chiếc Quan Tài (trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Công Hoan).
Đặc biệt, nhân vật Chiếc Quan Tài ấy được nhà văn Tô Hoài viết: “Trong truyện
ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan nhân vật không phải là người mà là
một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê
thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy “Chiếc quan
tài” cũng là một thứ nhân vật”.[2;74].
Nhân vật được biểu hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, từ khái quát cho đến
cụ thể. Có khi nó được miêu tả chân thật qua ngoại hình, tính cách, tên gọi cũng
như đặc điểm nhân vật hay có khi nhân vật chỉ hiện qua một cách mờ nhạt như qua
một đại từ nhân xưng như “tôi”, “chàng”, “thiếp”, “mình”, “ta”,…thì nhân vật
cũng hiện ra khá rõ. Ví dụ trong bài thơ Qua nhà của Nguyễn Bính:


Cái ngày cô chưa có chồng
Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bướm nhiều hoa
Đi vòng để được qua nhà đấy thôi.

Ta nhận thấy trong bài thơ nhà thơ Nguyễn Bính đã sử dụng đại từ nhân xưng:
cô, tôi mà không hề nêu tên nhưng ta vẫn biết được đấy là nhân vật mà ông muốn
nhắc đến.
Muốn nhận diện ra một nhân vật, ta cần phải căn cứ vào những đặc điểm
của nó. Ta có thể căn cứ vào tên gọi của nhân vật, như nhân vật Sơn Tinh-Thủy
Tinh, A Phủ…nhưng cũng có khi tên gọi theo dấu hiệu nghề nghiệp, đặc điểm giới
tính,…như anh trai cày, chàng thợ săn, nàng công chúa,…Nhân vật trong nền văn
học khác hoàn toàn với nhân vật trong những ngành nghề khác nhau. Bởi nhân
vật trong văn học là nhân vật mang tính hình tượng phi vật thể, người đọc sau khi
đọc tác phẩm mới cảm nhận ra nhân vật chớ không có một hình hài cụ thể “thật”,
còn trong điêu khắc, hội họa, hay điện ảnh, sân khấu…thì những nhân vật chẳng
những được hiện ra rõ nét mà còn giúp cho người thưởng thức thấy được nhân vật
thật, ngoại hình thật, tính cách thật.
Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, qua giọng văn người đọc cảm nhận ra được
đâu là Mỵ, đâu là A Phủ… những con người ấy hiện lên không lẫn vào đâu được
bởi nét tính cách, ngoại hình. Nhưng có lẽ đó cũng chỉ nhờ vào khả năng liên
tưởng của con người.
Mỗi nhân vật là một đại diện tiêu biểu cho một khía cạnh sống trong xã hội,
cho một tầng lớp của thời đại hay cho một tiếng nói tiêu biểu. Nhân vật hiện lên
càng sinh động thì ý nghĩa mà nhân vật mang lại càng hiệu quả bấy nhiêu. Ví như
nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời Thừa được nha văn Nam Cao khắc họa đại diện
cho người tri thức phải lụy vì thời cuộc, qua đó thể hiện niềm cảm thông và trân
trọng giá trị của con người có ý chí. Đằng sau nhân vật Thúy Kiều là những khái
quát về tài-mệnh…hầu như mỗi nhân vật đều mang trong mình một giá trị cuộc
sống để cho con người học tập và noi theo cái hay, cái đẹp, tránh xa cái ác, cái tà.
Chính những yếu tố ấy đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sức sống cho
nhân vật, để nhân vật được lâu bền với thời gian. Trong thế giới nhân vật, cuộc đời
thường, xa hoa với đầy những cám dỗ cũng diễn ra một cách bình thường, cũng có
hỉ, nộ, ái, ố. Những vui, buồn giống như đời sống thực tại. Vì thế mà văn học luôn
nhận được cảm tình của phần đông đọc giả. Qua những nhân vật ta còn biết phê

bình đúng, sai, đánh giá và học tập cho cuộc sống.
Nhân vật không chỉ đại diện cho cuộc sống mà còn đại diện cho một nhà
văn. Nếu như nói đến Chí Phèo người ta nhắc đến Nam Cao, nhân vật Tràng người
ta liên tưởng ngay đến nhà văn Kim Lân thì những nhân vật ấy nói riêng và thế
giới nhân vật nói chung đã góp phần quan trọng tạo nên tên tuổi cho nhà văn.
Nhân vật trong tác phẩm văn học là một cơ thể sống, nó được nhào nặn ra từ
bàn tay điêu luyện của nhà văn nên hầu như trong mỗi nhân vật đều thấm nhuần
những tư tưởng , quan niệm của nhà văn đó về vấn đề mà ông đề cập đến. Đặc biệt
là thông qua những nhân vật chính thì quan điểm lại càng rõ hơn. Chúng ta không
nên đồng nhất nhân vật văn học với nhân vật ngoài đời thường, bởi vì nhân vật


trong văn là nhân vật được tạo nên bằng chất liệu là ngôn ngữ, trong quá trình
miêu tả nhân vật thì nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, cách hành xử cho
nhân vật khác nhau sao cho thể hiện được tính cách nhân vật. Nhân vật trong đời
thường có khi họ hành xử theo bản năng nhiều hơn lí trí nên đôi khi tính hình
tượng bị mất đi.
Sức sống của một nhân vật ngoài tính sinh động của miêu tả còn chính là ý
nghĩa điển hình mà nó khái quát. Những nhân vật xây dựng thành công và có sức
sống lâu bền là những nhân vật có giá trị điển hình sâu sắc. Đó là những nhân vật
không chịu nằm im trên trang sách mà đã bước từ trang sách ra giữa cuộc đời. Đó
là những nhân vật làm nên tên tuổi các nhà văn trở thành bất tử.

1.2 Các kiểu loại nhân vật:
Ta nhận thấy rằng nhân vật trong văn học cũng đa dạng như một xã hội
trong hiện thực cuộc sống, có những nhân vật tốt, xấu, có tâm trạng vui, buồn, đau
khổ hay sung sướng khác nhau, thế nên để hiểu hết được ta cần phân loại chúng
thành những góc độ khác nhau.

1.2.1 Nhân vật từ góc độ nội dung tư tưởng:

Căn cứ vào phẩm chất nhân vật, người ta có thể chia ra nhân vật chính diện,
nhân diện phản diện, nhân vật trung gian.
‘Nhân vật chính diện hay có khi còn gọi là nhân vật tích cực là loại nhân vật
mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, đại diện cho cái tốt và cái thiện”.
[2;79]. Loại nhân vật này thường đại diện cho những khát vọng cao cả cho nhà
văn và thời đại. Chính yếu tố ấy đã làm cho nhân vật chính diện đã trở thành nhân
vật lí tưởng cho thời đại. Những con người quân tử như Lục Vân Tiên, như Thạch
Sanh,…đã đại diện cho sự anh hùng và mạnh mẽ, mang lí tưởng của một thời đại.
Nhân vật chính diện đã tác động một cách tích cực đến người đọc, người nghe, tạo
nên những bài học quý giá cho con người. Chúng ta có thể học tập theo họ cách
hành xử, phong thái của nhân vật để giúp cho bản thân mình hoàn thiện hơn chẳng
hạn.
Còn trái với nhân vật chính diện là nhân vật phản diện, đây là tuýp nhân vật
hay được gọi là nhân vật tiêu cực, nó đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cái ác, cái
tà, cái xấu,…luôn muốn đấu tranh giành quyền sống với nhân vật chính diện. Tiêu
biểu cho loại nhân vật này có truyện Tấm Cám mà nổi bật với nhân vật Tấm, Cám
và mụ dì Ghẻ. Hay sự tích Thạch Sanh-Lí Thông,…
Thế còn nhân vật trung gian thì sao?
“Nhân vật trung gian là nhân vật tồn tại khoảng giữa giữa nhân vật chính diện
và phản diện. Nhân vật này có thể thay đổi quan điểm tùy thuộc vào hoàn cảnh”.
[2;80].
Nhưng vấn đề ở đây là làm sao để chúng ta phân biệt được từng nhân vật như
thế nào. Xét những sự tích Tấm-Cám, Thạch Sanh-Lí Thông thì chúng ta dễ dàng
nhận xét thiện ác, còn trong tác phẩm Chí Phèo thì nhân vật Chí Phèo lại khó phân
biệt, có người cho rằng đấy là nhân vật tốt, chính diện đấy nhưng nếu là chính diện
thì tại sao lại gọi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” và có khi Chí lại được xếp vào


loại nhân vật trung gian,…Ông Bakhatin có viết: “Cần phải thống nhất trong bản
thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái

cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc”. [5;41 ] Chính vì vậy, sự phân biệt
ranh giới các nhân vật cũng khá vất vả, nó chỉ mang tính chất tương đối nhất định.

1.2.2 Nhân vật từ góc độ kết cấu – cốt truyện:
Ta chia nhân vật là ba loại: nhân vật chính-nhân vật trung tâm-nhân vật phụ.
Nhân vật liên quan đến nhiều sự kiện trong tác phẩm, xuất hiện nhiều và giữ vai
trò then chốt thì đó là nhân vật chính. Nhân vật trung tâm là nhân vật chính nhất
trong tác phẩm, xuyên suốt nội dung của tác phẩm. Còn nhân vật giữ vai trò phụ ,
cũng xuất hiện nhưng với tần số ít hơn thì đó là nhân vật phụ.
Nhà văn thường tỉ mỉ từ ngoại hình , nội tâm, quá trình phát triển tính cách
nhân vật. Qua nhân vật chính, tác giả đã khéo léo lồng quan điểm của mình vào
đấy. Trong những tác phẩm lớn như Đánh nhau với cối xoay gió của Cervantes thì
nhà văn đã dùng nhân vật trung tâm đặt tên cho tác phẩm. Ngoài tên gọi là Đánh
nhau với cối xoay gió thì tác phẩm này còn có tên khác là Đông Ki sốt hay ĐônKi-Hô-Tê. AnnaKa rênia của L.Tônstoi,…
Mỗi nhà văn đều có cho mình một nhân vật đại diện. Như Nam Cao là nhà văn
của những số phận bi kịch, con người bất đắc chí,…Kiều là đại diện cho Nguyễn
Du,…Nói đến nhân vật chính và trung tâm là những nhân vật đều được trau chuốt
và miêu tả thật kĩ càng, sắc nét, như Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, có đoạn
miêu tả như sau:
“Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như
thằng sắn cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất
cơng cơng , hai con mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với
cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một
ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”.
Thế mới thấy, bao giờ cái chính cũng được chú ý nhiều đến. Bởi ở đó tập trung
nhiều tình cảm của nhà văn vào đấy, có thể là niềm đồng cảm, quan niệm gì đấy.
Vậy ở nhân vật phụ có được như vậy không, hầu như là nhân vật phụ thì không
được sự chăm chú nhiều như thế, nhân vật phụ chỉ hiện lên qua vài nét chấm phá
của nhà văn. Trong truyện ngắn Chí Phèo, những nhân vật này thể hiện khá sinh
động như Lí Cường, bà cô Thị Nở, hoặc chỉ được nhắc qua vài tình tiết như anh đi

thả ống lươn, bà chủ quán, những người đi chợ buổi sớm. Nhân vật phụ là tuýp
nhân vật được dùng làm nền để góp phần làm cho nhân vật chính và nhân vật
trung tâm được nổi bật lên, thế nhưng cần nhấn mạnh rằng nhân vật này không
được làm cho nhân vật chính trở nên mờ nhạt mà chỉ có tác dụng làm sáng hơn
cho nhân vật chính và nhân vật trung tâm.

1.2.3 Nhân vật từ góc độ thể loại:
Nhân vật ở thể loại này gồm có nhân vật kịch, nhân vật tự sự và nhân vật trữ
tình.


Nhân vật kịch là nhân vật xuất hiện trong các kịch, mà kịch là thể loại được
dùng để diễn nên hầu như nhân vật trong kịch chỉ được thấy rõ thông qua những
xung đột ở cao trào. Chính những đoạn đó nhân vật phải thực sự sâu sắc thì mới
làm cho kịch cuốn hút và hấp dẫn.
Nhân vật tự sự là nhân vật xuất hiện nhiều trong các thể loại như: tiểu thuyết,
truyện ngắn,…nhân vật tự sự là tuýp nhân vật được nhà văn chú ý nhiều nhất. Ta
nhận thấy trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, hầu hết những nhân vật được
miêu tả thật chi tiết, ví dụ trong tiểu thuyết Tỉnh Mộng của ông có đoạn:
“Trường-Xuân nói tới đó thì liếc mắt thấy Yến-Tuyết chúm-chím cười. Anh ta
bắt mùi nên nói thêm rằng: “Anh chắc người nào mà kết nghĩa với em thì thiệt là
có phước lắm. Được một người vợ nước da trắng trong, chơn tay dịu-nhiễu, cặp
mắt như thu-thủy, chân mày tợ xuân-sơn, môi đỏ như son, má nún trái quít, ngồi
coi đã đẹp, mà đứng coi cũng xinh, nói có duyên, cười có nết, được vợ như vậy
không phải là có phước lắm hay sao?” Yến-Tuyết nghe nói thì ngó Trường-Xuân
vừa cười vừa nói rằng: “Anh quỉ nà! Nói nhiều chuyện hông!”.
Đoạn tiểu thuyết trên miêu tả đoạn Trường Xuân đang tán tỉnh Yến Tuyết dù biết
là em bà con của mình, nhân vật Trường Xuân cũng như Yến Tuyết được miêu tả
chân thật, đặc biệt là Yến Tuyết, vì thế mà làm cho chúng ta đọc xong là thấy ngay
cảnh tượng đấy diễn ra thật sinh độngvà hấp dẫn.

“Nhân vật trữ tình là nhân vật được xây dựng nên theo phương thức trữ tình”.
[2;85]. Nó được xuất hiện nhiều trong các thể loại như tùy bút, bút kí,…Nhân vật
này thường bộc lộ cảm xúc nhân vật là chính và hay gọi là cái tôi trữ tình.

1.2.4 Nhân vật từ góc độ chất lượng nghệ thuật:
Khái niệm nhân vật, tính cách và điển hình là những mức độ khác nhau về chất
lượng tư tưởng, nghệ thuật của sự thể hiện con người trong tác phẩm.
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm, chỉ qua
vài nét chấm phá thôi nhưng nhân vật hiện lên khá rõ nét.
Tính cách là nhân vật được khăc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một
điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn ve
sinh động bên ngoài nhân vật.
Điển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữ cái
chung và cái riêng, từ khái quát đến cụ thể...

1.2.5 Nhân vật từ góc độ cấu trúc nhân vật:
Ở góc độ này, người ta chia nhân vật thành những loại nhân vật như sau: nhân
vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật loại hình và nhân vật tính cách.
Đầu tiên là nhân vật chức năng, khi nghe đến từ chức năng thì ta nghĩ ngay đến
tác dụng, vai trò của nhân vật đó. Ví dụ như nhân vật anh hùng thì cứu giúp dân
lành khỏi ác quỷ, nhân vật phù thủy là nhân vật có chức năng hảm hại người khác,
nhân vật sở khanh thì chuyên lừa bịp, gạt gẫm những cô gái,…loại nhân vật chức
năng thường xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học dân gian và văn học cổ
trung đại. Những nhân vật này thường thì được khắc họa tính cách rõ nét, thiện ra
thiện và ác ra ác.


“Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật có vai trò nêu lên quan điểm hay bộc lộ
một tư tưởng nào đấy”. [2;88]. Hay nói cách khác nhân vật tư tưởng là cái tiếng
nói của tác giả đã dụng ý trong tác phẩm. Ví dụ như nhân vật Đạm Tiên trong

tryện Kiều là một minh chứng.
Nhân vật loại hình là nhân vật có nét tính cách điển hình đại diện cho một loại
người nhất định trong xã hội. Ví dụ như nhân vật Thạch Sanh trong cổ tích là một
con người anh hùng, tính cách gan dạ không sợ hiểm nguy, dám tự mình đi tiêu
diệt chằng tinh để cứu công chúa.
Nhân vật tính cách là loại nhân vật có những đức tính, có cá tính khá đầy đủ về
nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng giữa nhân vật tính cách và nhân vật loại hình
lại cho ta thấy thấp thoáng đâu đó sự tương đồng, vì thế cần phân định rõ ràng.
Một bên là tính cách điển hình, tức là tính cách nổi bật nhất, còn một bên là tính
cách đa diện, nhiều khía cạnh. Nhân vật tính cách là một tấm gương phản chiếu tốt
nhất về con người, bởi qua nhiều chiều khác nhau thì nhân vật mới được xem xét
thật chu toàn.

1.3 Tác giả:
1.3.1 Cuộc đời:
Nhà văn Nguyễn Khải (1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông
sinh ngày 3-12-1930, tại Hà Nội. Quê nội ông ở phố Hàng Than, thành phố Nam
Định; quê ngoại ở xã Hiến Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Vừa học hết năm thứ 3 bậc trung học tại Hà Nội thì kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, ông rời thành phố, cùng mẹ và em tản cư về quê ngoại. Ông vào bộ đội
khi mới 16 tuổi. Ông từng làm y tá, làm báo tỉnh đội Hưng Yên, thư ký tòa soạn
báo Chiến sĩ Quân khu Ba. Cuối năm 1950, Nguyễn Khải đi dự lớp nghiên cứu
văn nghệ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, do Hội Văn nghệ Trung ương và
Chi hội Văn nghệ Khu Bốn cùng tổ chức. Tháng 5-1951, Nguyễn Khải dự trại viết
của hai Chi hội Văn nghệ Liên khu Ba và Liên khu Bốn, tổ chức ở Kim Tân, tỉnh
Thanh Hóa. Năm 1995, được điều về trại viết truyện Anh hùng của Tổng cục
Chính trị. Năm 1956, chuyển hẳn về công tác ở tờ Sinh hoạt Văn nghệ từ năm
1957 là tạp chí Văn nghệ Quân đội của Tổng cục Chính trị.
Nhà văn Nguyễn Khải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên sáng
lập Hội Nhà văn Việt Nam, 1957. Ông từng là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà

văn Việt Nam các khóa II,III,IV, là Phó tổng thư ký Hội khóa III, đại biểu Quốc
hội khóa VII. Ông đã được nhận các giải thưởng:
-Giải thưởng văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu Ba, 1951)
-Giải thưởng văn học Việt Nam 1951-1952 với tác phẩm Xây dựng
-Giải thưởng Hội nhà văn 1982 với tác phẩm Gặp gỡ cuối năm
-Giải thưởng Hội nhà văn 1988 với tập truyện Truyện ngắn và tản văn
-Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 2000. [6;7].
Ông mất ngày 15-01-2008 tại thành phố Hồ Chí Minh.


1.3.2 Sự nghiệp sáng tác:
Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá
trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ,
về những vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần
của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. Ông đã cho
xuất bản rất nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau, như:
-Truyện:
Xây dựng(1951), Người con gái quang vinh(1956), Mùa lạc(1960), Một chặng
đường(1962), Hãy đi xa hơn nữa(1963), Người trở về(1964), Chủ tịch
huyện(1972), Vòng sóng đến vô cùng(1987), Một người Hà Nội(1990), Sư già
chùa Thắm và ông đại tá về hưu(1993), Một thời gió bụi(1993), Hà Nội trong mắt
tôi(1995), Sống ở đời(2002),…
-Tiểu thuyết:
Xung đột(1959-1961), Ra đảo(1970), Đường trong mây(1970), Chiến sĩ(1973),
Cha và con và…(1979), Gặp gỡ cuối năm(1982), Thời gian của người(1985),
Điều tra về một cái chết(1986), Một cõi nhân gian bé tý (1989), Thượng đế thì
cười(2003),…
-Kịch:
Cách mạng(1978), Hành trình đến tự do(1980), Ký sự và kịch(2003),…
-Ký sự:

Họ sống và chiến đấu(1966), Tháng Ba ở Tây Nguyên(1976),…
-Tản văn:
Truyện ngắn và tạp văn(1977), Chuyện nghề(1999), Tạp văn(2004),…[6;8]

1.4 Tác phẩm:
1.4.1 Tóm tắt tác phẩm:
Tiểu thuyết kể về cuộc gặp gỡ quanh một bàn tiệc cuối năm tại nhà chị Hoàng,
một phụ nữ thượng lưu của chế độ Sài Gòn cũ, dứt khoát quay lưng lại với chế độ
mới. Chồng chị Hoàng là giáo sư trường Quốc gia Hành chính của chế độ cũ, một
“típ” viên chức mẫn cán.
Khách mời là mấy anh em trong nhà Việt, người kể chuyện xưng “tôi”- nhà
văn cách mạng và là em của chị Hoàng. Anh Quý là luật sư, đại sứ và cũng là nhà
ngoại giao có tên tuổi của chính quyền cũ, bạn thân của anh chị Hoàng. Chị Hảo,
em ruột chị Hoàng cùng chồng là cán bộ cao cấp ở miền Bắc, đã nghỉ hưu, vào Sài
Gòn từ cuối năm 1975, để cho có chị có em. Anh Đại, 79 tuổi tốt nghiệp kĩ sư hóa
tại trường đại học ở Đức năm 1925, từng bị Pháp bắt đi tù ở Sơn La, bị đưa đi an
trí ở Mã Đảo, anh em bên ngoại. Anh Chương, em chị Hoàng, thượng nghị sĩ là
nhân vật nổi tiếng của nền “Đệ nhị Cộng hòa” được ông Minh lớn mời tham gia
nội các chấm dứt chiến tranh, đi cải tạo 3 năm mới về. Bình, 29 tuổi đẹp trai, gọi
bố Việt là cậu, kĩ sư hóa tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào thành phố Hồ
Chí Minh từ cuối năm 1975, trưởng phòng kĩ thuật, sắp được bổ nhiệm làm phó
giám đốc xí nghiệp hóa chất . Quân, con trai lớn của bà cô ruột Việt, nhà báo,
nhân viên của nhiều hãng thông tấn nước ngoài, quen biết nhiều tướng tá và quan


chức cấp cao của ngụy quyền, một chiến sĩ quân báo hoạt động trong lòng địch từ
năm 1946.
Những nhân vật đa phần là trí thức, đầy góc cạnh và có tiểu sử hấp dẫn. Họ
gặp nhau nói đủ chuyện, chuyện nhà sa sút, chuyện xoa mạt chược, tiền bạc, thiền,
bàn luận về chính trị rồi đòi tống khứ nó đi không nhắc đến nữa nhưng rồi lại bàn.

Họ nói đủ chuyện của hiện tại, quá khứ mà đặc biệt là quá khứ đối với những nhân
vật của chế độ Sài Gòn cũ. Họ đùa bỡn, châm chọc nhau, khiêu khích
nhau nhưng không ai giận ai cả. Chị Hoàng còn tuyên bố sẽ tiết lộ một điều bí mật
lúc giao thừa. Trong buổi trò chuyện, họ chế giễu những gương mặt chóp bu của
chính quyền cũ từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu, quan thầy Mỹ, CIA,
những tướng tá nổi danh với những áp phe kiếm tiền có hạng. Những cách tính
toán, cách làm chính trị,…Họ thừa nhận lẽ đương nhiên của sự thất bại do một lựa
chọn sai lầm.
Trong đêm cuối năm, mỗi người mỗi tâm trạng, mỗi quan tâm riêng, rồi suy tư,
bình luận và triết lí. Dầu vậy, cuối cùng họ vẫn gặp nhau, bất ngờ nắm tay nhau –
tuy không một ai định làm cái cử chỉ trang trọng này,- cùng hét lên chúc mừng
năm mới, chúc cho mọi điều thật tốt đẹp. Đúng lúc ấy, chị Hoàng Từ trong buồng
bước ra thật đẹp đẽ, sang trọng và nhớ đến từng truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Đồng thời bày tỏ thái độ dứt khoát của mình đối với tình hình hiện tại.


CHƯƠNG 2:
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “GẶP GỠ CUỐI NĂM”
2.1 Những nhân vật trong tác phẩm:
2.1.1 Nhân vật lưỡng diện (nhân vật bà Hoàng)
Đây là một phụ nữ thượng lưu của chế độ Sài Gòn cũ, có thái độ dứt khoát
quay lưng lại với chế độ mới. Năm nay bà sáu tư tuổi, sang năm là sáu nhăm tuổi.
Chị nói rất sỗ, rất thô mà nghe được, ấy là cái tài riêng, cái duyên lạ của chị từ
ngày còn trẻ. Người cao, mập nhưng bàn chân lại nhỏ xíu, tóc chưa bạc nhưng
thưa nhiều, nhìn rõ cả da đầu,…
Mở đầu tiểu thuyết có thể thấy là một thái độ đối với cuộc sống của bà Hoàng
thật tẻ nhạt và kém thi vị. Bà cho rằng: “tết này bà không ăn tết, chỉ làm một mâm
cơm cúng tối Ba mươi, ngày mồng một dống cửa không tiếp khách, ngày mồng hai
xoa mạt chược, ngày mồng ba ngủ, từ ngày mồng bốn trở ra mọi sự như năm cũ.
Cũng chẳng có năm cũ và năm mới, ngày hôm qua và ngày mai, ngày ngày đều

giống nhau, người người thì tàn tạ, tiền bạc hiềm hoi dần, tin vui thưa vắng dần,
nhưng cứ vẫn phải sống, chẳng có ai chết”. [13;1] Có thể thấy, bà Hoàng là một
người xem cuộc sống như là một lẽ phải trả, sống cho qua ngày chứ không phải
sống để cống hiến và hưởng thụ. Tết đến thì nhà của bà Hoàng cũng chẳng có hao
lá gì hết, cũng chẳng đốt pháo cho nó ra không khí tết.
.
Khách đến nhà ngày ba mươi tết thì: “Bà tiếp khách bằng quần áo ngủ, mà lại
vá, hai ống quần thì có hai màu khác nhau, một bên hoa xanh một bên hoa đỏ
nhạt, như quần áo của một chú hề”. [13;7] Thật ra bà cũng không phải là người
xuề xòa đến mức đấy, nhưng khổ nỗi cái kho quần áo vô tận của chị cũng đã rỗng
rồi. Phần thì cho chị em con cháu ở ngoài Bắc vào, mỗi người chọn xin một bộ,
phần bị lấy cắp, đồ giặt trong chậu cũng mất, thế nhưng bà chẳng muốn tra xét,
cũng chẳng muốn may lại làm gì.
Cái nhà của chị cũng thê lương không kém cạnh: “Một bộ bàn ăn, một tủ sách,
một cái quạt trần đã được bán đi với giá một ngàn đồng”. [13;4].
Một con người quen sống trong sung sướng nên cho dù hiện tại có như thế nào
thì vẫn quan niệm: “Dẫu ngày mai có xách bị đi ăn xin thì hôm nay vẫn phải có
đầy tớ”. [13;1].
“Nhà này dẫu sống ở miền Nam trên hai chục năm nay nhưng vẫn không ăn cá
biển, mà phải nói là hầu như không đụng đến, chỉ thi thoảng có cá thu. Không nấu
canh chua cá lóc, không ăn rau diếp cá, không bỏ bột ngọt hay nước cốt dừa vào
các món ăn, vẫn gọi quả roi là quả roi chứ không gọi là quả mận, cây dọc mùng
là cây dọc mùng chứ không gọi là cây bạc hà, cá quả chứ không có cá lóc, đỗ lạc
thì là đỗ lạc chớ không kêu là đậu phộng. Đặc biệt, khi khách đến nhà thì chỉ dùng
duy nhất hai thứ nước, hoặc là rượu hoặc là nước vối đã phơi ủ hết sức công
phu” . [13;16]
Chúng ta có thể thấy những phong tục sinh sống của nhà chị là một phong tục
quá cũ kĩ so với cái đất Sài Gòn mà chị đã định cư mấy mươi năm qua. Cũng như
con người của chị, vẫn hy vọng thời cuộc sẽ thay đổi và chị sẽ như ngày xưa,



không lo chi về tiền bạc, về miếng ăn hàng ngày. Thời điểm này chị vẫn chưa thể
chấp nhận thế cuộc mới được. Chị muốn níu kéo tất cả, chị chẳng cần chi cái kiếp
sống ủ dột này nữa khi mà căn nhà chỉ có hai người ra vô thật đơn độc.
Chị Hoàng là một con người sống vì chế độ trước nhưng chị rất rành mạch, chị
ghét cộng sản, chê việt cộng nhưng cũng chửi bới tuốt tuột các nhân vật chính trị
của chế độ trước, chị cho rằng đó là một lũ học đòi, cắn một hột cơm không vỡ thì
làm gì nổi.
Đối với con cái chị cho rằng tụi nó là người của một thời, mình là người của
một thời thì làm sao mà bắt nó phải giống mình được. Chị thương yêu con cái và
muốn cho tụi nó đi theo những con đường riêng, không bắt ép, không áp đặt. đó
cũng là một quan điểm tiến bộ trong con người đã quá cũ so với thực tại.
Tóm lại, chị Hoàng là một tuýp người hơi khó đoán, chị yêu thích chế độ của
Nguyên Văn Thiệu, chị trọng ông Minh lớn, ông Đôn là người mà bà yêu cùng
ông Trần Văn Minh,… nhưng cũng sẵn sàng phê bình cay cú nó.
Quan điểm sống của chị cũng mơ hồ, chị cũng có khát vọng làm cố vấn cho
chính trị, rồi mơ và hy vọng tình hình thay đổi. Thế nên ở cuối tác phẩm khi chị
xuất hiện với một bộ áo gấm dài thất thể màu xanh sẫm, quần Cẩm Châu đen,
cùng với hài cườm, giống như một con người bước ra từ một thế kỉ mới vậy và chị
đư ra quan điểm của mình cho thời hiện tại là chị chấp nhận sống với xã hội này
thì chị trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Chị đã thấu suốt con đường của cách mạng và
chấp nhận nhưng sự chấp nhận trong niềm hân hoan trong lòng. Thế nhưng ta
cũng dễ nhận ra một điều là việc chị chấp nhận thời đại mới liệu có vội vàng hay
không. Câu trả lời là không, bởi vì chị đã trải qua bao năm tháng sống khổ cực,
biết được cái mùi đời và những vị chua chát của cuộc sống, thế nên con đường để
đưa chị đến cái quyết định quan trọng ấy là cả một quá trình có sự chuẩn bị theo
thời gian nhất định.
2.1.2 Nhân vật yêu nước, trung thành với cách mạng:
Thuộc tuýp nhân vật này có nhân vật Việt là một nhân vật khá tiêu biểu. Đây là
một nhà văn cách mạng, năm mươi ngoài tuổi…

Trong buổi họp mặt cuối năm này thì Việt là người đến sớm nhất, trong suốt
buổi trò chuyện nhân vật này dường như là nhân vật đứng ở một góc độ nhìn vào
và bình phẩm. Anh đánh giá thái độ của mọi người với nhau. Luôn nhân nhượng
để chiều lòng của mọi người. Đóng vai trò một nhân vật quan trọng trong tác
phẩm vì anh vừa là nhân vật trong truyện, vừa là người kể chuyện và bình phẩm,
cũng như thuyết giảng về những nhân vật khác. Thông qua Việt ta có thể hiểu
thêm nhiều điều về những nhân vật khác một cách trực diện hơn.
Đó là nhân vật Đại: 79 tuổi tốt nghiệp kĩ sư hóa tại trường đại học ở Đức năm
1925, từng bị Pháp bắt đi tù ở Sơn La, bị đưa đi an trí ở Mã Đảo.
Anh Đại là người đến thứ tư trong buổi chiều ba mươi tại nhà chị Hoàng. Anh
Đại đến chỉ một mình, anh lệnh khệnh chống can bước vào, mặc âu phục đen, thắt


nơ, tóc bạc, lông mày bạc, như một ông già quý tộc của cái thời đã xưa lắm rồi.
Ông là một ông già galant, hào hoa phong nhã nhất họ. Vừa bước vào nhà của chị
Hoàng là ông tiến gần lại chị Hoàng và nghiêng đầu hôn nhẹ một cái rồi mới dựng
can vào một cái ghế và nặng nề ngồi xuống.
Năm 1925, anh Đại tốt nghiệp kĩ sư hóa tại trường Đại học Wiesbaden bên
Đức, hy vọng được đem cái tài học của mình phụng sự cho nền công nghệ của
nước nhà. Thế nhưng bằng cấp nước ngoài lại khó xin việc trong khi người Pháp
lúc bấy giờ chỉ quan tâm đến củng cố bộ máy chính trị, họ cần là cần người làm
luật với làm thuốc chứ chưa cần người học văn, học hóa.
Anh Đại ngấm ngầm ủng hộ tiền bạc cho các tổ chức cách mạng trong nước
không phân biệt xu hướng chính trị của họ. Rồi anh bị bắt , đi tù ở Sơn La một
năm, nằm cùng khám với những người cộng sản, sau đó bị đưa đi an trí tại Mã
Đão với những người bất mãn với chế độ cai trị của Pháp vì nhiều lí do khác nhau,
trong đó có ông hộ Pháp Phạm Công Tắc, giáo chủ Đạo Cao Đài Tây Ninh.
Năm 1947, Pháp đưa anh Đại về quản thúc ở Sài Gòn, ở nhà ổ chuột, mở lớp
dạy tiếng Pháp và tiếng Anh nuôi vợ con.
Tiếp nối theo tuýp nhân vật này còn có nhân vật Tuấn, đây là con trai của chị

Hoàng. Năm nay Tuấn cũng đã xấp xỉ ngoài năm mươi, cũng xấp xỉ tuổi của Việt.
Cũng bởi vì “Chị Hoàng là người lấy chồng sớm, năm mười sáu tuổi, mười bảy
đã có con đầu lòng. Hiện nay Tuấn là một nhân viên cấp cao của tổ chức Liên
Hợp Quốc, xu hướng chính trị hoàn toàn khác với mẹ và cậu, lấy vợ người Pháp
nhưng không nhập quốc tịch Pháp, biết ân hận, biết xấu hổ vì đã vắng mặt trong
những năm tháng đầy gian truân của dân tộc”. [13;57]. Dù rằng làm việc tận nơi
ngoại Quốc thế nhưng con tim của Tuấn luôn biết hướng về quê hương, với chế độ
cách mạng của dân tộc. Chị Hoàng tuy vẫn yêu lắm cái chế độ của Thiệu, của Nhu
nhưng vẫn không chê trách đứa con của mình. Bởi bản thân chị nhận thấy giữa
mình và con là hai thế hệ hoàn toàn khác nhau, thế nên không thể bắt ép con phải
giống mình. Chỉ với lối suy nghĩ đấy thôi, ta cũng nhận thấy chị là một con người
yêu thương con vô cùng, người có quan niệm rõ ràng.
Cũng có thể kể đến nhân vật Quân, anh là nhà báo, là nhân viên của nhiều hãng
thông tấn nước ngoài, quen biết nhiều tướng tá và viên chức cao cấp của chế độ
cũ, từng sống và học làm báo ở nước Mỹ. Ban đầu có nhiều người ngờ ngợ về con
người này, anh là con người của chế độ nào? Người đọc khi tìm hiểu kĩ mới thấy,
dù làm việc cho nhiều hãng thông tấn, những tờ báo lớn như vậy, làm tham mưu
nhưng ít ai biết rằng anh lại là người có cảm tình với Cách mạng.
Theo nhân vật Việt nói:
Lần đầu Việt gặp Quân vào giữa tháng năm năm 1975, nhân ngày giỗ người
con thứ của cô Việt bị giặc Pháp giết tại Đồng Tháp Mười hồi cuối năm 50. Ngay
lần đầu gặp mặt Quân thì Việt cảm thấy thất vọng hoàn toàn. Anh cho rằng Quân
là con người lắm lời, vừa khoe khoang, lại thù địch với Việt cộng ra mặt. Việt
nhận thấy Quân kể đủ mọi chuyện vừa địa, vừa thực về những anh bộ đội giải
phóng vào đóng quân tại một biệt thự hết sức sang trọng nhưng lại đào hố mèo


ngoài vườn, cho xả máy điều hòa nhưng mở tung hết các cửa vì sợ bị ngạt, gọi con
ở bằng cô, gọi bà chủ là chị, nhìn người đàn bà nào cũng nghỉ là họ đã từng ngủ
với mấy thằng Mỹ, mở sách của trẻ con thấy rất lạ khi chúng cũng học bà Trưng,

bà Triệu, tưởng đâu chúng chỉ biết đến tiểu sử của ông Nixon không chứ. Trong
cái tư cách vừa nói vừa cười của y thì Việt thấy giận thật sự.
Đến những lần sau, Việt cũng làm mặt giận. Nhưng khi Việt có việc đến cơ
quan nghiên cứu của Đảng thì Việt mới nhận thấy Quân chỉ cười cợt trước đây
thôi. Thật ra Quân là là người hoạt động trong ngành quân báo từ năm 1946, tốt
nghiệp trường sĩ quan ngụy ở Thủ Đức, làm việc ở cơ quan tham mưu ngụy cho
đến ngày kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. Năm 1955, anh giải ngũ, vẫn sống tại Sài
Gòn với cái vỏ ngoài là nhân viên của hãng thông tấn AFP, viết bài bình luận về
thời sự Việt Nam cho các tạp chí Life, Time của Mỹ và tờ Nouvel Observateur
của Pháp.
Đối với họ hàng thì Quân là một nhà báo cỡ Quốc tế, trong gia đình anh là một
trí thức yêu nước, ít nhiều có cảm tình với cách mạng, chỉ riêng một vài đồng chí
lãnh đạo của kháng chiến mới biết được công việc chính của Quân.
Quân đã làm tình báo được ba mươi năm ở những cơ quan cấp cao nhất của
địch, tham dự vào nhiều âm mưu, bồ bịch với đủ mọi loại người, đủ mọi quốc tịch,
chơi chó, chơi chim, chơi cây kiểng, ăn nói như người vô tâm, làm việc như tài tử,
trọng nghĩa khí, tôn thờ tình bạn và chủ nghĩa cá nhân.
Sống giữa mọi người Quân là một con người có tính cách rõ ràng, có một triết
lí sống không mập mờ, không lẫn giấu vào đâu được.
Qua cách trò chuyện thì Quân cũng là một con người có thái độ sống dứt
khoát, có lí tưởng riêng. Trong bàn ăn Quân cũng đề cập đến những nhân vật như
ông Lầu Phước Ngũ, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Hữu Có, Sơn Ngọc Thành,….bàn luận
về họ với thái độ nhất định là phê phán.
Quân – một con người của thời đại, với cách nhìn người, nhìn đời khá.
Và một nhân vật nữa là anh Hảo, là một con người yêu thương gia đình, “Từng
tốt nghiệp tại trường luật của Paris, về nước được chính phủ bảo hộ, bổ nhiệm
làm tri huyện, một chức quan cai trị vào loại cà mèng nhất. Anh Hảo là đại công
tử đi làm Cách mạng, nhưng thật may anh vẫn giữ được cái nhìn đắm đuối, nụ
cười hồn nhiên từ trẻ đến già”. [13;64]. Anh Hảo cũng thuộc tuýp người học rộng,
đã tốt nghiệp tại một ngôi trường danh giá, anh mang tính chất phác, giản dị và tự

nhiên đúng chất của người làm Cách mạng. Đối với anh làm việc được tin tưởng
hay không thì anh không quan tâm nhiều miễn sao anh thấy mình đã làm việc hết
sức và thấy vui thế là được. Anh cũng từng làm thứ trưởng một bộ trong kháng
chiến trong lúc chúng ta đánh Pháp mấy năm đầu.
Làm việc trong môi trường tòa án nhiều quá, trải đời nhiều quá nên đôi khi anh
hay bị bệnh nghề nghiệp, luôn nhắc nhở mọi người về luật, cơ chế của luật pháp
này nọ. Đối với anh, anh sống như lối sống của Lão Tử nên giờ dù đã về hưu
nhưng được dăm năm nhưng anh vẫn minh mẫn, sáng suốt, sức khỏe không suy
giảm, ăn khỏe, ngủ ngon, còn về dáng dấp thì nhan nhẹn giống như tuổi mình còn
cường tráng. Dù sống theo quan niệm của Lão Trang nhưng anh hoạt động say mê,


đầy trách nhiệm, anh cho rằng; “Cái dũng khí của người Cách mạng là tất cả”
[13;64].
Lúc trước làm việc tại Thành ủy, làm luật cách mạng, tuy giờ đã về hưu nhưng
ai nấy đều trọng ông lắm. Ông biết nói điều đúng lúc, hợp tình huống. Lúc chị Hảo
đang khoe khoang về gia đình trong lúc mọi người buồn rầu như nhà có đám thì
anh lên giọng đập tay khẽ vào bàn và có sự góp ý đối với vợ mình,…Qua đó cho
thấy anh cũng là một con người biết đến hoàn cảnh , lúc nào nên nói lúc nào nên
không.
2.1.3 Nhân vật thuộc chế độ cũ:
Điển hình đó là nhân vật Quý, đây là luật sư, đại sứ và cũng là nhà ngoại giao
có tên tuổi của chính quyền cũ. Anh còn là một con người thích xem tử vi số
mệnh.
Anh quý đã là bạn bè thân giao của anh chị Hoàng từ vài chục năm nay, nhưng
hiện giờ cũng đóng vai trò là khách xoa mạt chược vào những ngày chẵn của gia
đình. Tính cách của anh Quý ẩn chứa bên trong con người anh, anh cười đùa như
một kẻ vô tâm, tránh né mọi sự bình phẩm và hoàn toàn không có ý kiến gì về thời
cuộc. Có thể khi nhìn bề ngoài thì cho rằng đây là một ông già lễ phép và lãnh
đạm.

Nhưng khi tìm hiểu về ông, khi có một bận Việt nghe anh đọc và bình phẩm
một đoạn thơ trong “LY TAO” của Khuất Nguyên, nhân vật Việt đã nhận thấy cái
ruột trong rất khác cái vỏ ngoài. Anh Quý cũng là một con người có chí hướng, có
một nỗi niềm và một nhớ tiếc nào đó.
Vào năm 1957, khi ông Diệm sang Mỹ thì anh Quý là cố vấn hạng nhất của sứ
quán Sài Gòn tại Hoa Kì cùng với Trần Văn Chương là đại sứ. Đây là một con
người đúng thật tài năng, có tài nhưng thời thế chuyển dời nên khó mà trọng dụng
cho Cách mạng được.
Anh Quý, xét cho cùng do anh ham danh lợi, tham miếng mồi ngon của chế độ
cũ mời mọc mà đã sa ngã, dấn thân theo. “Thật khó cho anh biết chừng nào, vì
vẫn khinh họ thật, vẫn ghét họ thật nhưng miếng mồi họ mời mọc lại thơm ngon
quá, ngoảnh mặt không nổi. Nửa đời người ao ước mà chưa được, bỗng dưng cái
chức tước thèm muốn rơi đến tận tay, đành chịu tội với thiên hạ vậy, chứ nỡ nào
để cái tài của mình mai một với tuổi già”. [13;72]. Nếu như anh là một người có
lập trường rõ ràng và không đam mê những thứ phù du đấy thì liệu chăng đã
không có một anh Quý thuộc về chế độ Sài Gòn cũ.
Nhưng khi được mãn nguyện ao ước của bản thân thì chính anh lại bày tỏ ra
cái quan điểm của riêng mình: “anh phàn nàn với người này người kia về sự có
mặt của lính Mỹ tại Việt Nam đã quá lâu và quá nhiều. Anh phản đối người bạn
đồng minh đã nhân danh tự do để mặc sức xả bom đạn tiêu diệt một dân tộc đang
đấu tranh cho tự do, anh tiên đoán chế độ Việt Nam cộng hòa sẽ không tồn tại lâu
dài nếu người cầm quyền cứ mãi chạy theo cái chiến xa của Mỹ. [13;72]
Do anh là một đại diện cho một thể chế nhưng chính bản thân mình lại công
kích ngược lại cái thể chế ấy nên anh nhanh chóng bị triệu hồi, tra vấn cứu xét và
rồi chính bản thân anh một năm sau cũng xin đệ đơn từ chức. Có lẽ anh đã ngao


ngán cái quan trường đấy rồi và muốn quay về với con người thực tại của mình, đó
là một nhà trí thức. Thế mới thấy đằng sau vẻ ngoài được bao bọc bởi danh vọng
phù du thì ẩn sâu bên trong con người của anh cũng còn có lương tri, vẫn nhận ra

cái đúng cái sai và nhanh chóng dứt bỏ khi thấy đã đến lúc. Nhưng dù có thay đổi
thì sự lựa chọn đường đi ban đàu của anh cũng đã sai lầm.
Dõi theo là nhân vật Chương, đây là em chị Hoàng, thượng nghị sĩ là nhân vật
nổi tiếng của nền “Đệ nhị Cộng hòa” , đi cải tạo ba năm mới về.
Anh chương là nhân vật đến thứ năm, “Anh giống như một kép hát đã về già,
nhiều xương quá, nhiều trán quá, lại mặc cái quần nhung kẻ màu vàng vừa rộng
vừa dài, cùng với cái áo len cũng rộng thùng thình đã cũ, đi đôi dép lê, riêng có
cặp mắt và cái miệng là còn trẻ, đặc biệt khi nói chuyện anh vẫn trẻ như cách đây
mấy năm”. [13;18].
Là người đam mê thiền: nói đến Phật học, thiền học, tướng số học là anh
Chương có thể giảng giải tranh cải cả buổi, anh say mê môn huyền học cũng như
xưa kia anh từng say mê môn chính trị học vậy.
Quan niệm về thiền của anh Chương: Ai cũng thiền được, người xuất gia cũng
thiền được như những người hoạt đọng xã hội. Cái động cái tĩnh bên ngoài chẳng
có liên can gì đến thiền. Nhờ có thiền mà anh tìm thấy được sự thăng bằng, từ đó
cảm nhận được một cái tự do rất mênh mông, một thứ tự do tuyệt đối nếu có thể
gọi là như thế. Nói về thiền tức là không còn là thiền nữa, đạo mà nói ra được
không còn là đạo nữa. Tinh hoa của thiền theo anh là nghệ thuật tập trung tư tưởng
ở mức tuyệt đối. Một tờ giấy cầm lỏng lẻo ngón tay không thể đâm thủng được,
nhưng mũi kim có thể đâm thủng, vì nó nhỏ hơn nên bén hơn. Tập trung suy nghỉ
của mình cho thật nhỏ lại, cho cực kì nhỏ thì không có sự bí mật nào của tạo hóa là
không bị khám phá. Vĩ nhân hơn người thường chẳng qua là họ biết tập trung sưc
suy nghĩ cua họ ở mức cao nhất. Thiền là lọc bùn cho viên kim cương được lòi ra
cho phật tính được hiện ra.
Tóm lại ở lĩnh vực thiền thì anh Chương là người đam mê nhất, anh rất tích bộ
môn này và còn chỉ rõ vai trò của thiền, cách thiền,…thiền sẽ giúp cho con người
ta tỉnh táo, sáng suốt hơn.
Đối với chính trị thì anh nhận mình là người thất bại, một đời làm chính trị thất
bại, anh luôn là người của một thể chế chính trị, thái độ rõ ràng.
Nhân vật này là một tuýp nhân vật sống theo tâm linh, ông thích đến việc bói

tướng và thiền, xem chúng như một điều tất yếu trong cuộc sống. Ông tin và thưc
hành theo những gì mách bảo, ông tin vào số mệnh, ông cho rằng mỗi con người
khi sinh ra đều có một mệnh số khác nhau thế nên dù có như thế nào thì chúng ta
cũng không thể đổi dời chuyện ấy được.
Nhân vật anh Hoàng cũng là một tuyến nhân vật thuộc chế độ cũ. Đây là một
viên chức gương mẫu, là cái đinh, cái vít của một guồng máy hành chính tinh xảo,
là giáo sư trường Quốc gia hành chánh thời chế độ cũ. Ông là một người sống theo
quan niệm chỉ tin vào những gì trong phạm vi hiểu biết và tính toán của chính


mình, trong tầm tay với của chính mình. Đặc biệt, thậm chí đến cả sự buồn, vui,
mừng, giận cũng có thể tự kiềm chế được.
Ông là một người bất động, dáng đi lặng lẽ, tiếp chuyện ai thì chỉ nghe và nhìn,
chỉ nói khi rất cần, tiếp nhận chứ không ban phát, thi hành chứ không bàn luận,
cần sự chuẩn xác chứ không cần sự bay bướm. Theo nhận xét của cả dòng họ thì
đây là người rất hiền và rất lành.
Theo riêng Việt nhận xét thì anh Hoàng là một “type” viên chức hoàn hảo nhất.
Khi Việt đến nhà vào chiều ba mươi theo lời mời của chị Hoàng thì anh Hoàng
đã đi làm đẹp, hớt tóc và cạo râu để đón xuân mới. Anh cũng muốn có cái gì đấy
mới mẻ hơn trong năm mới. Không sầu não như cuộc đời đang chạy này.
Sau khi khách mời đã đến đông đủ và ai nấy đều đã vào bàn ăn hết rồi thì anh
Hoàng mới về. Anh lững thững mở cửa bước vào và lần lượt bắt tay mọi người,
thăm hỏi bằng một câu hết sức âu yếm, thể hiện sự quan tâm trong anh em bạn
hữu, sống bằng tình cảm là một lối sống không bao giờ lạc hậu.
2.1.4 Nhân vật của tình yêu thương gia đình:
Có thể kể đến là chị Hảo, chị cùng chồng vào sống ở Sài Gòn từ cuối năm
1975, để có chị có em với chị gái mình là chị Hoàng. Chị Hảo là người lắm triết lí,
nói nhiều, hay nói, lại nói rất to, trong nhà thì ngồi ở đâu cũng nghe giọng của chị.
Theo như Việt miêu tả:
Vào năm 1975, Việt gặp chị Hảo lần đầu ở Hà Nội, vì được gặp bố và mẹ già

tại Sài Gòn vừa được giải phóng sau ba chục năm xa cách Việt mới biết ngay ở Hà
Nội cũng có nhiều người thân sinh sống. Lần ấy, gặp chị Hảo, Việt sửng sốt khi
thấy chị Hảo mặc quần lụa thâm ống hẹp gấu nhỏ, áo cánh, bàn tay đen thủi, gầy
guộc, chị đã mười năm theo chồng kháng chiến, hai chục năm nuôi con, trông
cháu, làm chủ một gia đình quá đông đảo, phải dè sẽn từng thìa mỡ, từng tấc vải,
chị là một trong những bà mẹ phi thường của Tổ Quốc Việt Nam.
Đến giữa năm 1976, thì Việt đến thăm nhà riêng của chị Hảo ở đường Hồng
Thập Tự. Lần này là một sự lột xác hoàn hảo, chị Hảo mặc cái quần đen thẳng nếp
ống rộng, áo cộc cắt theo lối Tàu bằng gấm xanh, điểm chút hoa trắng, tóc uốn thật
cao, môi má đánh thật đỏ, cả móng tay cũng sơn đỏ. Chị trông mập ra nhiều, tươi
lên rất nhiều, duyên dáng cũng thêm nhiều và trẻ hẳn ra, dáng đi yểu điệu, rực rỡ
như một quý bà Sài Gòn chính hiệu.
Chị Hảo là người lằm lời qua nhận xét của anh Chương, cũng bởi từ ngày được
trở về Sài Gòn anh ở hẳn nhà của chị, anh thấy: “Chị hay nói, lại nói rất to, ngồi
đâu cũng có thể nghe được giọng của chị. Cả nhà đang xem tivi vào buổi tối, bất
chợt một đứa cháu nào đấy bật ho một tiếng, lập tức chị phải tra xét tại chỗ là
đứa nào đã ho, nguyên nhân ho chắc hẳn là do bố mẹ chúng nó lại đè ra mà tắm
nước lạnh nữa, tao đã dặn thời tiết trong ngày nóng lạnh thất thường, chớ thấy
con cái bức bối mà lôi ra tắm nước lạnh, cảm chết có ngày. Tiền đâu mà mua
thuốc than,bố mẹ của chúng nó sao mà ngu thế, nuôi con vô tâm thế, xưa kia tao
nuôi chúng mày ở trong rừng, cả năm không nhìn thấy một giọt nắng mà có đứa
nào viêm họng đâu, sưng phổi đâu, và thế là chỉ nói đền lúc tắt tivi vẫn còn nói”.
[13;23].


Chị Hảo là người hay khoe khoang: Trong lúc đến nhà của chị Hoàng vào
chiều Ba mươi tết thì nhân lúc có vài người chị khoe ra một lèo nào là: nào thằng
cả nhà tôi đi tham quan Liên Xô, con dâu thứ đang nghiên cứu ở Đông Đức, thằng
út thì vừa đi bộ đội về và sắp lấy vợ. Thêm ông chồng cũng to lắm, sang lắm, mỗi
năm đi chơi một nước,…

Chị khoe khoang làm cho chồng chị ngượng đỏ cả mặt, ông nói rằng: “Cái bà
này có cái tính rỡm đến là hay khoe. Lúc nghèo thì khoe để người ta khỏi khinh
mình. Lúc đủ thì khoe để người ta phải thèm mình.
Nhưng âu cho cùng, việc chị khoe cũng có cái lí của nó hết, chị phản biện lại:
“Việc gì mà tôi ngượng. Tôi bỏ nhà cao cửa rộng, theo chồng đi kháng chiến, nằm
hầm rúc bụi cả mấy chục năm thì chồng con tui mới thành ông kia bà nọ. Họ theo
Mỹ, đầy đủ chán rồi, rởm mãi rồi, nay họ có phải khổ cũng là sự công bằng. Tôi
có xin ai được cái sung sướng ấy, cái vinh dự ấy mà tôi ngượng!”.
Câu nói của chị đã phần nào cho thấy con người chị luôn tự hào khi mình đã đi
theo cách mạng, được làm cách mạng và thành quả của ngày hôm nay thật xứng
đáng.
Vợ chồng chị Hảo là nhân vật đến thứ ba sau Việt và anh Quý. Chị Hảo xuất
hiện với bộ áo dài màu xanh nhạt, thêu bông trắng rất to.
Nhân vật tiếp theo được đề cập là nhân vật chị Bơ, “tên thật là chị Hỉ, ông nội
của chị Bơ và ông nội của chị Hoàng là anh em ruột, một dòng làm quan, một
dong làm dân thường, là bà con nghèo sống dựa vào bà con phú quý, năm nay chị
Bơ đã 67 tuổi, chị tuổi sửu, không chồng con, một đời hầu hạ các em mà vẫn vui
vẻ, vẫn hãnh diện vì được hi sinh cho những người thân thuộc”. [13;34]. Đối với
chị Bơ, tình yêu thương đối với những người thân thuộc là điều được chị cho lên
hàng đầu, bởi chị quan niệm sống là cùng giúp cho đỡ cho nhau, cùng nhau tồn
tại. Trong cách xưng hô với mấy anh chị em trong gia đình thì chị Bơ luôn có vẻ
nhúng nhường, trong cách nói chuyện với chị Hoàng thay vì xưng là cô Hoàng thì
chị Bơ lại xưng là chị Hoàng, xưng hô với vẻ tôn trọng của một người nghèo khổ
đang sống một cuộc sống nhờ vả.
Nhân vật Bình: 29 tuổi, tốt nghiệp kĩ sư hóa tại trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội, vào thành phố Hồ Chí Minh nhận công tác từ cuối năm 1975. Hiện tại Bình là
một trưởng phòng kĩ thuật của một liên hợp xí nghiệp và sắp được bổ nhiệm làm
phó giám đốc một xí nghiệp hóa chất bởi Sở Công nghiệp Thành phố.
Quan điểm sống của Bình là:
“Sự sống là bí mật, anh ham sống vì trước mắt mình luôn luôn là cái bí mật,

là cái chưa được biết, cái không thể hiểu. Nếu như anh biết chắc vợ của anh sẽ
đẹp, lại rất ngoan, thì anh sẽ buồn lắm. Cái biết trước ấy sẽ giết chết đi tình yêu.
Tất cá mọi sự đều được biết trước thì mọi sự buồn vui thương nhớ đều vô nghĩa,
không có hy vọng và thất vọng, không có mơ tưởng, không có phiêu lưu, không có
đấu tranh, không có tôn giáo, không có cả thiền. Là một sự trống rỗng to lớn, là
cái chết, chứ còn gì nữa,….” [13;26].


Chúng ta có thể thấy tuy nhân vật này chỉ là một thanh niên còn khá trẻ nhưng
những lặp luận trong lời nói hết sức tinh tế, thể hiện một quan niệm sống thật, anh
chỉ thích cuộc sống trôi qua từng ngày để khám phá những cái thi vị của nó, anh
thích sự phiêu lưu vì nó làm cuộc đời này thêm tươi đẹp.
2.2 Nghệ thuật:
2.2.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ:
“Nghệ thuật ngôn từ , theo V. Shklovski, là nghệ thuật “lạ hóa” nhằm phá hủy
“sự tự động hóa tri giác”. [4;147].
Sử dụng ngôn từ là một công việc đòi hỏi ở tác giả sự chuyên nghiệp, điêu
luyện trong cách diễn đạt, sao cho người đọc, người nghe tiếp thu một cách dễ
dàng nhất. Tác giả Nguyễn Khải đã sử dụng ngôn từ trong tiểu thuyết rất nhiều,
bỏi đây là những cuộc trò chuyện với nhau giữa những nhân vật, nên hầu như mỗi
nhân vật được tác giả định cho một ngôn ngữ nhất định. Không có ngôn ngữ thì
chắc là không có tác phẩm, bởi vì văn chương chỉ xây dựng dụa trên chất liệu là
ngôn từ. “Chất liệu ngôn từ của hình tượng văn chương khác xa với màu sắc, âm
thanh, đường nét, hình khối của các nghệ thuật kia.”[1;123]. Ngôn từ dương như
đã trở thành một yếu tố không thể thiếu của các tác giả. Nếu như các ngành nghệ
thuật khác thì hình tượng của nó chỉ có thể cảm nhận bằng hai giác quan là chính,
đó là thị giác và thính giác, thế nhưng đối với văn chương thì: “Độc giả dường
như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương.”
[1;127]. Ví dụ như trong đoạn thơ sau đây đòi hỏi người đọc phải dùng thị giác để
tiếp nhận màu sắc, hình khối của hiện thực:

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. [1;127]
Những câu thơ sau thì phải cảm nhận bằng thính giác:
Đùng đùng gió dục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay. [1;127]
Nghệ thuật ngôn từ được xây dựng dựa trên nhiều phương tiện khác nhau, từ
ngữ nghĩa , so sánh cho đến góc độ từ vựng,…tất cả những góc độ trên được nhà
văn lồng vào tác phẩm, điều đáng chú ý là chúng ta nhận ra nó như thế nào.
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện:
“Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện bao gồm các giai
đoạn phát triển chính, các sự kiện chính và hành động chính trong tác phẩm”.
[2;102].
Cốt truyện là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo nên một tác phẩm. Cốt truyện
có hay thì tác phẩm mới trở nên tốt đẹp và ngược lại. Cốt truyện vô hình chung đã
thành một thứ vô hình mà ai cũng đòi hỏi nó phải mang tính hấp dẫn và lôi cuốn
người đọc. Cốt truyện phản ánh nên tài năng của tác giả, cho thấy quan điểm của


tác giả về một giai đoạn lịch sử nhất định. Đối với Nguyễn Khải, ông đã xây dựng
nên cốt truyện theo quy luật thời gian rất rành mạch. Người đọc đã nhận ra ngay từ
những trang đầu tiên của tác phẩm. Cốt truyện Gặp gỡ cuối năm xoay quanh một
bàn tiệc của những con người có mối quan hệ thân thuộc, họ gặp nhau, bàn luận,
châm chọc nhau, phê bình chế độ chính trị,…nhưng rồi tất cả đều có quan điểm
riêng, ý kiến nhất định đối với thời đại mới. Cốt truyện được xây dựng rất phù hợp
bằng một lối văn mộc mạc và gần gũi, đơn giản nhưng không quá hoa mĩ trong lời
ăn tiếng nói. Cốt truyện còn cho thấy tính chất khách quan, thực tế của đời sống xã
hội, phản ảnh phê phán hay ngợi ca thực tại còn tùy thuộc vào giai đoạn lịch sử.
Có thể trong cùng một thời đại với nhà văn Nguyễn Khải, có rất nhiều tác giả cũng

viết về đề tài chính trị nhưng đối với ông cốt truyện luôn mới mẻ, luôn toát lên
một nét riêng không lẫn vào đâu được.
Tác giả đã xây dựng một cốt truyện thật đặc sắc với nhiều tuyến nhân vật thuộc
những trường phái chính trị khác nhau. Họ có quan điểm khác nhau, niềm đam
mê, yêu ghét khác nhau. Thế nhưng khi tác phẩm kết thúc thì quan điểm của họ đã
trở thành quan điểm chung theo hướng tích cực. Có thể thấy nhà văn Nguyễn Khải
đã nhìn thấy trước được Cách mạng là một điểm đến an toàn, sáng suốt, và mang
tính chân lí nhất, dù rằng bước đầu còn lắm những gian nan và khó khăn. Chính
những cốt truyện hay và đặc sắc đã tạo dựng được tên tuổi cho nhà văn. Để có
được những cốt truyện chân thật đó buộc nhà văn ít nhiều phải có am hiểu về
mảng đề tài đó, hay một phần của cuộc sống. Diều quan trọng nữa là việc nhà văn
phải đi thực tế, có như thế thì tác phẩm mang tính chân thật và có sức thuyết phục
hơn cho người tiếp nhận.
2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Có thể nói để một nhà văn thai ngén thành công một đứa con tinh thần của
mình thì đó là cả một quá trình, trong đó không thể thiếu một yếu tố quan trọng là
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Để một nhân vật hiện ra thật sinh động và có hồn
thì đòi hỏi tác giả phải biết vận dụng cái tài của mình để tạo ra một lớp áo bên
ngoài hoàn mỹ và một tâm hồn biết sống. Điều đặc biệt là nhân vật ấy phải phần
nào nói lên được một phần quan điểm của nhà văn trong bối cảnh chung của tác
phẩm dù đó là tuyến nhân vật chính hay phụ.
Đầu tiên là về ngoại hình của nhân vật, có nhiều quan điểm cho rằng điều đầu
tiên thu hút ánh nhìn của họ là vẻ bề ngoài như thế nào. Vẻ bề ngoài cũng phần
nào nói lên một góc con người của nhân vật chẳng hạn. Vẻ bên ngoài có thể là mặt
mũi, tay chân, dáng đi, nụ cười, quần áo, cử chỉ, điệu bộ,…Tất cả đều là những
yếu tố quan trọng giúp khắc họa rõ nét nhân vật.
Trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải cũng có tập trung vào miêu
tả ngoại hình của nhân vật. Thế nhưng có một điều đặc biệt là nhà văn Nguyễn
Khải chỉ miêu tả nhân vật này thông qua nhân vật khác. Muốn tả nhân vật bà
Hoàng thì ông cho nhân vật Việt nhận xét: “Mỗi năm mỗi cũ đi, có lẽ đúng, với

chị là đúng. Người chị mập hơn, các thớ thịt trên mặt như lỏng ra, chảy dần
xuống. Tóc chưa bạc nhưng thưa nhiều, nhìn rõ cả da đầu”[13;1]. Đó cũng là một


nét khá độc đáo của nhà văn. Hay khi miêu tả về nhân vật chị Hảo, một lần nữa
Việt lại đóng vai trò nhà miêu tả mà không phải là đoạn miêu tả thông thường của
nhà văn. Việt cảm nhận: “Chờ năm phút, mười phút ngồi đã tê đít mới nghe tiếng
dép lẹp xẹp từ thang lầu bước xuống, và bà chị tôi xuất hiện ở khuôn cửa yểu điệu,
rực rỡ, khác lạ như một bà quý phái Sài Gòn chính hiệu. Chị mặc cái quần đen
thẳng nếp ống rộng, áo cộc cắt theo lối Tàu bằng gấm xanh điểm chút hoa trắng,
tóc uốn thật cao, môi má đánh thật đỏ, cả móng tay cũng sơn đỏ”. [13;9] Quả thật
cách tác giả xây dựng nhân vật quá lôi cuốn, người đọc có thể thấy trước mắt mình
là một chị Hảo hiện ra như một quý bà Sài Gòn cho dù bản thân ta chưa từng biết
một quý bà là như thế nào. Hầu hết những nhân vật mà Nguyễn Khải đề cập thì
ông tập trung miêu tả khá là rõ nét, từ mái tóc, đôi môi, dáng đi yểu điệu,…Có lẽ
ông muốn cho người đọc cảm nhận thật sâu sắc và am hiểu một cách chuyên sâu
nên ông tập trung xây dựng cho các tuyến nhân vật thật lung linh.
Ngoại hình nhân vật đóng góp một phần quan trọng trong việc định hình nên
một tính cách nhất định của nhân vật đó. Có thể qua ngoại hình ta biết nhân vật
giàu hay nghèo, thuộc tuýp người ăn ở sạch sẽ hay kém vệ sinh, người này có
thích những điều phù phiếm bên ngoài hay không,…Đúng thật là thú vị vô cùng
khi chỉ thông qua vài nét chấm phá hay cách thức miêu tả sinh động mà người tiếp
nhận nhận ra được nhân vật này với nhân vật kia, không có sự trùng lặp. Một vấn
đề mà chúng ta cũng cần nhận ra là thông qua một nhân vật điển hình thì liệu
chăng ta có thể hiểu thêm khía cạnh khác, tức là những nhân vật cùng tuyến với
nhân vật được miêu tả.
Thông qua ngôn ngữ nhân vật thì ta biết được những gì?
Nhưng tại sao lại gọi là ngôn ngữ nhân vật? “Ngôn ngữ nhân vật nhằm
chỉ những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm
sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu,…”[5;111]. Trong một

tác phẩm hầu như bên cạnh nhân vật thì thứ mà gán liền là ngôn ngữ, thông qua
ngôn ngữ chúng ta cảm nhận khá rõ về nhân vật đấy. Ngôn ngữ nhân vật tùy vào
thuộc vào hoàn cảnh, tùy vào tuýp người, tầng lớp mà có ngôn ngữ giao tiếp phù
hợp. Nhân vật thuộc giới quý tộc, thượng lưu thì đa phần là lời ăn tiếng nói của họ
nhã nhặn, tinh tế từng câu chữ. Nhân vật hạ lưu thì ngôn ngữ mang đậm tính chợ
búa, đầu đường, ở họ hình như chưa từng có quan niệm giao tiếp có văn hóa mà
họ chỉ quan tâm thế giới thực tại như thế nào,…Đấy là vài ngôn ngữ nhân vật
được khắc họa thông qua tuyến nhân vật nhất định.
Trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải thì ngôn ngữ nhân vật
được tập trung nhiều ở hai phần ba tác phẩm đầu, ngôn ngữ nhân vật được đan xen
vào cùng với ngôn ngữ người kể chuyện, mà thật ra người kể chuyện trong đây
cũng là một nhân vật trong tác phẩm. Thế nên ngôn ngữ trong đây khá là nhiều, từ
ngôn ngữ tự sự cho đến ngôn ngữ giao tiếp, tất cả đều nhịp nhàng trao đổi thứ tự
cho nhau tạo nên một sức hút khó tả, buộc người đọc phải đi từ phần nầy đến phần
khác, từ thế giới này đến thế giới khác.


Có nét đặc biệt trong tác phẩm này là nhà văn đã cho nhân vật của mình lặp đi
lặp lại một ngôn ngữ nhất đinh như nhân vật Hoàng với câu cưa miệng là Nỡm ạ!
“Chị Hoàng vội xua tay:
Không kiến nịnh, nỡm ạ.”
“Chị Hoàng phì cười:
Nỡm ạ! Lần này thì tống khứ hắn, không nhắc tới nó nữa”.
“Chị Hoàng bỏ vội thìa canh húp dở, nhăn mặt cười ngắc lên:
Nỡm ạ! Chết sặc bây giờ”
Việc cho nhân vật của mình lặp lại ngôn ngữ ắt tác giả có ý đồ gì đấy, thế
nhưng đứng ở góc độ một người đọc tác phẩm thì chúng ta có thể nhận xét đấy có
thể là do thói quen, hoặc ảnh hưởng nơi sống chẳng hạn. Bên cạnh đó ngôn ngữ
của một số nhân vật lại mang tính thô lỗ trong cách giao tiếp. Trong lúc anh Đại
sắp kể chuyện về một anh Ba Tàu nào đấy thì chị Hoàng xen ngang: “Vứt mẹ cái

Mã Đảo của anh đi!”[13;51 ].
“Chị Hoàng nói cau có: Vứt mẹ nó chuyện thằng Tàu đi. Nó là cái gì ở cái nhà
này mà nói nhiều về nó thế”.[13;55 ].
Một số xưng hô thằng Mỹ, tụi Diệm Nhu, thằng Thiệu,…
Vấn đề cho nhân vật sử dụng ngôn ngữ như vậy làm cho nhân vật thể hiện
được tâm trạng của mình rõ ràng hơn, một nét tính cách rõ ràng hơn và hơn hết là
một thái độ chính trị nhất định trước thực tại của cuộc sống.
Tiếp đến là hành động của nhân vật, chính yếu tố này cũng khắc họa nên một
nhân vật hoàn thiện. Nếu như ngoại hình, ngôn ngữ là hai thành phần đủ thì đây là
thành phần cần để thổi một làn hơi cho nhân vật. Hành động của nhân vật có thể
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung lại thì đó là những việc làm
của nhân vật mà thông qua đó ta thấy được bản chất con người, tính cách, cách
ứng xử tình huống,…Chính những hành động của nhân vật góp phần khác họa nên
nét tính cách điển hình cho nhân vật thêm đặc sắc hơn.
Cuối cùng đó là nội tâm nhân vật, nói đến nội tâm là nói đến cả một tâm hồn
của nhân vật. Nội tâm nhân vật là sự phức tạp trong sự miêu tả của nhà văn. Để
miêu tả được nội tâm của nhân vật được sâu sắc đòi hỏi nhà văn ít nhất phải có sự
trải nghiệm thực tế, am hiểu về tâm tính của con người để vận dụng vào tác phẩm.
Nội tâm là những yếu tố tình cảm, cảm xúc hay những suy nghĩ bên trong của
nhân vật. Những yếu tố đó góp phần tạo nên sức sống cho nhân vật, sức sống ấy
có sinh động hay không phù thuộc nhiều vào cách thức biểu đạt của nhà văn.
Chúng ta có thể thấy những nhân vật trong tiểu thuyết đều là những người thân
thuộc của nhau, họ đã sống và trải qua thời kì đất nước dưới quyền của những ông
tai to mặt lớn. Ai cũng có một quan điểm, một ý thức thời đại khác nhau. Tất cả
cùng muốn ngồi lại, trao đổi, chuyện trò cùng nhau nhưng cách thể hiện lại rất
khác nhau. Họ hỏi thăm nhau, trêu chọc nhau nhưng không một ai giận cả, bữa
tiệc cuối năm này thật là cơ hội hiếm hoi cho sự đoàn viên của tất cả mọi người.
Dù có người già, kẻ trẻ nhưng dường như ở họ đã xóa tan khoảng cách, khi
khoảnh khắc giao thừa gần kề thì tiếng pháo nổ ồn ào khắp phố, nhà bên trái đốt



pháo, bên phải đốt,… tiếng pháo rất dữ dội. Mọi người dường như tỉnh hẳn trước
không khí của một năm mới sang, nhốn nháo, hành động mở sâm banh của anh
Hảo và anh Đại hét thật lớn: “xin chúc năm Canh Thân có nhiều tin vui, xin chúc
các cô các chú sang năm mới thật mạnh giỏi thật may mắn!”. Rồi mọi người cùng
nhau chúc mừng năm mới và mọi người đã cùng nhau làm cái của chỉ thân mật
này. Cho thấy năm mới đến làm cho con người thêm tươi vui, họ đã quên đi nhũn
rào cản trong lòng mà đã tự nguyện đón năm mới. Họ đã chấp nhận thời cuộc,
chấp nhận xã hội này. Đặc biệt hành động chấp nhận thế sự của chị cảu chị Hoàng
là một điểm nhấn vo cùng quan trọng cho toàn bộ tác phẩm, với một ý nghĩa thật
sâu xa, chế độ cách mạng là chế độ vì mọi người, luôn luôn đặt lợi ích của mọi
người lên trên, vì thế việc chấp nhận của chị Hoàng còn cho thấy chị là một con
người sáng suốt, cuối cùng rồi cũng nhận ra được chân lí, đồng thời nhấn mạnh
vai trò của cách mạng trong cuộc sống.


×