Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.1 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG T.P HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

ĐỘ SÂU TÀI CHÍNH VÀ
THỰC
TIỄN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT
NAM HIỆN NAY
Bài thuyết trình môn Global Finance
Giảng viên: Nguyễn Minh Sáng
Thực hiện: Nhóm 14_lớp T02

27/9/2011


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

2

Nhóm 14_lớp T02


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

LỜI MỞ ĐẦU
Có nhiều yếu tố giải thích tại sao tốc độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
lại khác nhau, như sự tích lũy vốn, tài nguyên thiên nhiên, mức độ ổn định của
kinh tế vĩ mô, giáo dục, hệ thống pháp lí, thương mại quốc tế,… Một yếu tố quan


trọng đối với sự phát triển kinh tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn là vai trò
của thị trường tài chính. Một thực tiễn rõ ràng là, những nước phát triển thường có
thị trường tài chính rất phát triển. Việc phát triển thị trường tài chính đã trở thành
một phần quan trọng trong việc hoạch định phát triển kinh tế của hầu hết các quốc
gia trên thế giới, kể cả Việt Nam. Nhu cầu phát triển hệ thống tài chính đã thúc đẩy
các nhà kinh tế nghiên cứu-lý thuyết lẫn thực nghiệm- về phát triển hệ thống tài
chính có hiệu quả-từ đó đưa ra một vấn đề cơ bản để phát triển hệ thống tài chính
là độ sâu tài chính.
Để có thể phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu, cần hiểu rõ độ sâu
của hệ thống tài chính và mức độ phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam ở thời
điểm hiện tại, qua đó, xác định hướng đi để tạo ra hệ thống tài chính sâu và hiệu
quả, thúc đầy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Do đó, bài tiểu luận của nhóm
nghiên cứu lý thuyết về độ sâu tài chính-phần 1, cùng thực tiễn hệ thống tài chính
Việt Nam hiện nay-phần 2, qua đó đưa ra định hướng cho việc phát triển hệ thống
tài chính theo chiều sâu-phần 3.

3


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

4

Nhóm 14_lớp T02


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay


Nhóm 14_lớp T02

1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỘ SÂU TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm và thước đo độ sâu tài chính
1.1.1.Khái niệm độ sâu tài chính

Hệ thống tài chính có vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển
thông qua việc thực hiện hai chức năng chính là dẫn vốn và sàng lọc, hỗ trợ dự án
hiệu quả. Khái niệm độ sâu tài chính tập trung vào chức năng thứ nhất của hệ
thống tài chính. Đối với chức năng dẫn vốn, hệ thống tài chính điều tiết nguồn vốn
từ nơi tạm thời thừa vốn sang nơi tạm thời thiếu vốn từ đó tích luỹ vốn để đầu tư
vào nền kinh tế. Phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu là khuyến khích tiết
kiệm, tăng đầu tư, từ đó tăng tổng sản phẩm quốc nội-GDP và thể hiện cuối cùng ở
sự gia tăng tỉ lệ giá trị của các tài sản tài chính so với GDP. Hay nói một cách
tổng quát, độ sâu tài chính là mức phát triển của thị trường tài chính.
1.1.2.Thước đo độ sâu tài chính

Thước đo đầu tiên được sử dụng để đo độ sâu tài chính là dựa trên khối
cung tiền M1 và M2, chủ yếu là do những số liệu này có sẵn ở các báo cáo của cơ
quan chức năng. Tuy nhiên, M2/GDP không phải là thước đo tốt cho độ sâu tài
chính, do M2 chủ yếu phản ánh khả năng cung cấp dịch vụ thanh toán của ngân
hàng hơn là sự chuyển giao vốn từ người cho vay sang người vay. Do đó, M3
được sử dụng thay thế. M3 thông thường phản ánh những khoản cho vay của ngân
hàng nên là thước đo tốt hơn, nhưng M3 bao gồm cả M2 nên cũng bị ảnh hưởng
bởi những nhân tố không phản ánh độ sâu tài chính. Hiện nay, thước đo thường
được sử dụng nhất là tín dụng tư nhân. Tín dụng tư nhân/GDP chỉ xét tới tín dụng
của hệ thống tài chính cho khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ số này tốt hơn vì nó không
tính tới tín dụng cho khu vực nhà nước và cũng có bao gồm tín dụng của ngân
hàng trung ương1.
Mức độ mà các ngân hàng thương mại phân bổ tiết kiệm của xã hội so với

ngân hàng trung ương cũng được xem xét, thông qua tỷ lệ tài sản ngân hàng
thương mại/ngân hàng trung ương. Ý nghĩa của chỉ số này là các ngân hàng
1 Moshin S. Khan & Abdelhak S. Shenhadji. “Financial development and economic growth: an overview”. IMF
working paper.

5


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

thương mại có nhiều khả năng huy động tiết kiệm, lựa chọn các đầu tư với lợi
nhuận tốt, quản lý rủi ro hiệu quả và giám sát các chủ dự án tốt hơn là ngân hàng
trung ương.2 Ngoài ra còn có thể đo bằng tỷ số tổng tài sản nợ của ngân hàng và
các định chế tài chính phi ngân hàng so với GDP-cho biết quy mô của các trung
gian tài chính, và tổng tín dụng ngân hàng so với tổng tín dụng của ngân hàng
thương mại và ngân hàng nhà nước (King & Levin 1993). Các thước đo này tốt
hơn nhưng rất khó để có số liệu.
Tuy nhiên, các chỉ số trên chỉ đo được một phần của thị trường tài chính-thị
trường vay nợ ngân hàng. Thị trường chứng khoán nợ và thị trường trái phiếu
công ty ngày càng mở rộng và chiếm phần không nhỏ trong hệ thống tài chính. T ỷ
lệ mức vốn hoá của thị trường chứng khoán/GDP và t ỷ lệ tổng giá trị trái phiếu
công ty/GDP được dùng để đo độ sâu của thị trường cổ phiếu và trái phiếu công
ty.
1.2. Tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế

Đa số các nhà kinh tế học đều đồng thuận rằng phát triển tài chính thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế được khởi xướng bởi Schumpeter(1912), Debreu(1959),

Arrow(1964), Patrick(1966). Schumpeter lập luận rằng một hệ thống tài chính vận
hành tốt giúp đưa tiết kiệm vào đầu tư, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật và từ đó thúc đẩy
phát triển kinh tế. Goldsmith(1969) là người đầu tiên kiểm nghiệm lý thuyết bằng
số liệu thực tế của các quốc gia trên thế giới và cho thấy có mối tương quan cùng
chiều giữa phát triển tài chính và GDP bình quân/người. Nghiên cứu của
Mckinnon(1973) và Shaw(1973) thông qua số liệu thực nghiệm cũng cho thấy sự
phát triển của các trung gian tài chính thúc đẩy kinh tế phát triển và sự áp chế của
chính phủ lên thị trường tài chính có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho kết quả phù hợp với lý
thuyết của Schumpeter.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ sâu của hệ thống tài chính
2 “ Phát triển tài chính với tăng trưởng và phát triển kinh tế”. Bài giảng môn Tài chính phát triển của chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright.

6


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

1.3.1.Thành phần của hệ thống tài chính và sự cân đối giữa các thành phần

Căn cứ vào trình tự phát triển theo chiều sâu của hệ thống tài chính, thị
trường tài chính bao gồm : (i) thị trường nợ vay ngân hàng; (ii) thị trường chứng
khoán vốn; (iii) thị trường các tài sản thu nhập cố định, (iv) thị trường các công cụ
phái sinh và chứng khoán hoá3.
Thị trường tài chính bắt đầu với sự xuất hiện của các ngân hàng thương
mại, các thị trường sau đó phát triển và nâng cao khả năng khuyến khích tiết
kiệm, tăng tích luỹ vốn để đầu tư, tức làm tăng độ sâu của thị trường tài chính. Tuy

nhiên, việc phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu cũng đồng thời làm tăng
rủi ro, từ đó làm thị trường tài chính trở nên dễ bị tổn thương. Khi thị trường tài
chính bị tổn thương thì sẽ gây tác động ngược lại đối với phát triển kinh tế. Theo
lý thuyết Post-Keynesian, một hệ thống tài chính sâu có hiệu quả khi nó tạo ra
được thêm nhiều vốn đầu tư cho nền kinh tế với sự tăng lên về mất cân đối và tính
dễ bị tổn thương ít nhất. Do có sự đánh đổi giữa tăng tín dụng và tăng rủi ro, để
hệ thống tài chính phát triển tốt về chiều sâu, cần có sự phối hợp cân đối giữa các
thành phần của hệ thống.
Thị trường chứng khoán vốn: thường xuất hiện sau ngân hàng, giúp làm
tăng độ sâu hệ thống tài chính. Thị trường chứng khoán vốn cung cấp nơi nhà đầu
tư và bên tiếp nhận đầu tư gặp trực tiếp nhau, thông tin thông suốt hơn so với ngân
hàng. Thị trường chứng khoán cung cấp nơi đầu tư dài hạn nhưng vẫn rất thanh
khoản cho nhà đầu tư là ưu điểm vượt trội so với thị trường vay nợ ngân hàng.
Thị trường các công cụ thu nhập cố định: gồm thị trường trái phiếu và thị
trường tiền tệ, góp phần làm tăng hiệu quả của thị trường tài chính và đồng thời
làm tăng sự ổn định của thị trường tài chính.
Thị trường tài chính phái sinh và chứng khoán hóa: các sản phẩm phái sinh
là công cụ để kiểm soát rủi ro còn các sản phẩm chứng khoán hóa cho phép phân
phối lại rủi ro cho những nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận. Thị trường phái sinh và
chứng khoán hóa khi xuất hiện đã làm tín dụng tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên,
nó cũng là nguyên nhân gây sự mất ổn định cho nền kinh tế, do đã làm hệ thống
3 Hervé Hannoun (2008).“Financial deepening without financial excesses”

7


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02


tài chính sâu quá mức-financial excess- tạo nên bong bóng tài chính, lạm phát cao
và từ đó làm tăng khả năng đổ vỡ của hệ thống tài chính.
Do đó, đi kèm với những thước đo độ sâu tài chính, cần quan tâm đến
những thước đo thể hiện khả năng chịu đựng của hệ thống tài chính như tỷ số tín
dụng/tiền gửi của ngân hàng, tỷ số đo lường mức độ rủi ro so với một đơn vị lãi
vốn của thị trường chứng khoán (Coefficient variation ratio, Sharpe ratio, Safety
first ratio).
1.3.2.Áp chế tài chính và tự do hoá tài chính
Áp chế tài chính và các tác hại của áp chế tài chính:
Áp chế tài chính là việc nhà nước can thiệp vào thị trường tài chính nhằm
ổn định kinh tế vĩ mô nhưng lại kiềm chế sự phát triển của thị trường tài chính.
Theo lý thuyết về áp chế tài chính của McKinnon & Shaw (1973), các biện pháp
(i)

áp chế tài chính gồm:
Khống chế trần lãi suất: Việc khống chế trần lãi suất tiền gửi và cho vay làm giảm
tiết kiệm và tăng đầu tư phi sản xuất, như đầu tư bất động sản, vàng, đầu cơ chứng
khoán, kinh doanh ngoại hối. Tăng đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất tạo thị trường
bong bóng trong các lĩnh vực phi sản xuất từ đó làm tăng lạm phát. Đồng thời, vốn
đầu tư vào lĩnh vực sản xuất giảm làm giảm độ sâu tài chính. Do đó, tự do hóa tài
chính-xóa bỏ trần lãi suất sẽ làm tăng tiết kiệm, tăng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất

(ii)

từ đó làm tăng độ sâu tài chính.
Quy định mức dự trữ bắt buộc cao: tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao tương tác với lạm
phát thường làm cho lãi suất tiền gửi âm, từ đó cản trở phát triển hệ thống tài

(iii)


(iv)

chính theo chiều sâu.
Cho vay theo chỉ đạo:
lựa chọn dự án không hiệu quả, tăng rủi ro cho hệ thống tài chính do những
người được vay thường không trả được hoặc không chịu trả nợ.
Phân biệt đối xử về thuế đối với các tổ chức tài chính: làm các tổ chức tài chính
chuyển hoạt động ra nước ngoài, làm giảm tiết kiệm do thuế đánh trên lãi tiền gửi.
Tự do hóa tài chính
McKinnon & Shaw (1973) dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy
rằng áp chế tài chính có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường tài chính
và phát triển kinh tế. Tự do hóa tài chính là hủy bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối
8


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

với hoạt động của hệ thống tài chính, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn
và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.
Trên thực tế, việc tự do hóa tài chính không phải lúc nào cũng giúp phát
triển thị trường tài chính theo chiều sâu và từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Tự do
hóa tài chính ở các nước Châu Mỹ Latinh- Argentina, Chile, Uruguay- vào cuối
những năm 70, đầu những năm 80 hoàn toàn thất bại, kết quả làm tăng các vụ phá
sản, lạm phát phi mã, tăng thất nghiệp và phải áp chế tài chính trở lại. Nguyên
nhân là do các nước này đã không chú trọng đến trình tự tự do hóa tài chính: trước
khi tự do hóa tài chính cần xây dựng một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định-giảm
thâm hụt ngân sách, giảm lạm phát kỳ vọng.
Indonesia, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, và Đài Loan là những nước đã

tự do hóa hệ thống tài chính thành công. Nghiên cứu thực nghiệm của Villanueva
và Mirakhor (1990) cũng cho thấy rằng các nước này thực hiện thành công tự do
hóa tài chính là nhờ có một nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Họ đã giảm thâm hụt
ngân sách, giảm lạm phát trước khi xóa bỏ trần lãi suất và tín dụng chỉ định.
Như vậy, tự do hóa tài chính có tác động tích cực lẫn tiêu cực lên hệ thống
tài chính và phát triển kinh tế. Tích cực hay tiêu cực là phụ thuộc vào sự ổn định
của kinh tế vĩ mô.
1.3.3.Môi trường pháp lý
Nền tảng pháp lí là rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thống tài chính,
do bản chất rủi ro của hoạt động tài chính và sự bất đối xứng thông tin. Hệ thống
pháp lí không hiệu quả sẽ tạo tình trạng thông tin bất cân xứng nghiêm trọng, tạo
cơ hội cho hành vi gian lận, trục lợi, và làm cho hệ thống tài chính dễ bị tổn
thương. Khi đó, lòng tin vào thị trường bị giảm, ngăn cản sự phát triển theo chiều
sâu của hệ thống tài chính.
Hệ thống pháp lí tác động đến thị trường tài chính thông qua Luật về quyền
sở hữu tài sản, Luật hợp đồng, Luật tài chính, Luật công ty, Luật phá sản… Nó
bảo vệ quyền lợi của cổ đông và chủ nợ, từ đó tạo niềm tin cho thị trường, khuyến
khích tiết kiệm & đầu tư. Đồng thời, hệ thống pháp lí đưa ra qui định đối với các
tổ chức tài chính, hoạt động đầu tư tài chính, giám sát gian lận và sự cẩn trọng
nhằm đảm bảo thị trường tài chính không trở nên quá rủi ro. Nhiều nghiên cứu
9


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

thực nghiên đã cho thấy sự tương quan giữa môi trường pháp lí và các biến số của
hệ thống tài chính. LaPorta, Lopez-de-Silanes, Shleifer, và Vishny (1997) cho thấy
mối tương quan giữa chỉ số “thượng tôn pháp luật” và huy động vốn, số đợt IPO;

Chỉ số bảo vệ quyền của cổ đông và huy động vốn. Ross Levine (1997) chứng tỏ
có mối tương quan cùng chiều giữa quyền của chủ nợ và độ sâu của khu vực ngân
hàng; Jeffrey Wurgler (1999) cho thấy mức độ bảo vệ pháp lý có ảnh hưởng đáng
kể đến hiệu quả đầu tư. Nghiên cứu của IMF- Mario Dehesa, Pablo Druck,
Alexander Plekhanov (2007)- dựa trên số liệu của 120 quốc gia từ 1997–2004 cho
thấy tại quốc gia có sự bảo vệ về quyền lợi của người cho vay tốt hơn thường có tỷ
số tín dụng/GDP cao hơn.
Cũng trong nghiên cứu trên của IMF, nước có lạm phát thấp thường có tỷ
số tín dụng/GDP cao hơn, và ảnh hưởng tích cực của việc bảo vệ quyền lợi của
người cho vay đến độ sâu tài chính bị giảm đi trong môi trường lạm phát cao. Qua
đó thấy được rằng sự ổn định của kinh tế vĩ mô cũng đóng một vai trò rất quan
trọng đến phát triển kinh tế theo chiều sâu. Lạm phát cao làm xói mòn các giá trị
của tài sản tài chính. Hơn nữa, trong một nền kinh tế không ổn định, rủi ro tín
dụng tăng, tiết kiệm chuyển sang các tài sản an toàn như vàng, bất động sản làm
giảm độ sâu tài chính. Ngoài ra còn có các nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng
của văn hóa, tín ngường đến độ sâu tài chính.
2. PHÂN TÍCH ĐỘ SÂU CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Hệ thống tài chính và các phương tiện thanh toán là những công cụ không
thể thiếu trong bất kì một nền kinh tế nào. Ở Việt Nam hệ thống tài chính với các
ngân hàng đóng vai trò chủ đạo đã hình thành rõ nét vào những năm 50 của thế kỉ
19, cụ thể là năm 1858 khi Việt Nam trở thành thuộc địa nửa phong kiến của thực
dân Pháp. Trải qua hơn 150 năm tồn tại và phát triển, hệ thống tài chính Việt Nam
đã dần hoàn thiện cả về quy mô lẫn cơ cấu tổ chức. Về cơ bản, hệ thống tài chính
của Việt Nam bao gồm 4 thành tố chính là: thị trường tài chính, các tổ chức tài
10


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay


Nhóm 14_lớp T02

chính, công cụ tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính, hoạt động và phát triển mạnh ở
các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Tuy nhiên trình độ phát triển
của hệ thống tài chính nước ta chỉ mới dừng lại ở việc mở rộng quy mô, sự phát
triển theo chiều sâu chưa có, quản lý và sử dụng vốn không thực sự mang lại hiệu
quả và đó cũng chính là nguyên nhân của các vấn đề kinh tế mà nước ta đang phải
đối mặt hiện nay.1
Để thấy được hệ thống tài chính của chúng ta phát triển như thế nào, nhóm
tập trung phân tích các chỉ tiêu M2/GDP, tín dụng/GDP và mức vốn hóa trên thị
trường chứng khoán/GDP

1

Huỳnh Thế Du/Nguyễn Minh Kiều, Hệ thống tài chính Việt Nam, Bài giảng chương trình giảng dạy kinh tế
Fullbright 2006 - 2007

2.1. Chỉ tiêu M2/GD
Hình 1: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu M2/GDP của Việt Nam trong thời gian từ 2000 – 2010.
Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2011 ADB
Năm
M2/GDP (%)
GDP PPP
(triệu USD)

2000
50.5

2001
58.1


109904

120146

2002
61.4
13076

2003
67.0
14336

2004
74.4
15891

4

5

3

2005
82.3

2006
94.7

178075


198996

2007
117.9
22322
0

2008
109.2
242495

2009
126.2
25774

2010
140.8
27756

3

6

Từ biểu đồ trên ta thấy, tỉ lệ M2/GDP tăng đều từ năm 2000 đến 2007 với
mức tăng trung bình trong giai đoạn này là 9,63%/năm. Tỉ lệ này là 109,2% năm
2008, giảm 8,7% so với năm 2007, tuy nhiên sang năm 2009 tăng lên 126,2% và
140,8% năm 2010. Tính đến thời điểm này thì tỉ lệ M2/GDP ước tính là 142,49%.
Mặc dù giảm ở năm 2008 nhưng nhìn chung, độ sâu tài chính của nước ta có xu
hướng tăng và tăng khá nhanh trong vòng 10 năm gần đây, tăng xấp xỉ 3 lần so với

năm 2000. Trong khoảng thời gian này cả cung tiền và GDP đều tăng nhưng tốc
độ tăng cung tiền lớn hơn tốc độ tăng GDP nên làm cho tỉ lệ M2/GDP tăng lên.
Biểu đồ dưới đây thể hiện khoảng cách giữa mức tăng cung tiền M2 và mức tăng
GDP.
11


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

Hình 2: Biểu đồ thể hiện mức tăng (%) của cung tiền M2 và GDP của Việt Nam từ năm 2000 đến 2010

Năm
M2 (%)
GDP (%)

2000

2001

2002

2003

2004

56.2
6.8


25.5
6.9

17.6
7.1

24.9
7.3

29.5
7.8

200
5
29.7
8.4

2006

2007

2008

2009

2010

33.6
8.2


46.1
8.5

20.3
6.3

29.0
5.3

33.3
6.8

Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2011 ADB

Ta thấy cung tiền M2 biến động với biên độ khá mạnh và không ổn định
trái ngược hoàn toàn với sự biến động của GDP. Năm 2000 mức tăng cung tiền là
56.2% nhưng đến năm 2001 chỉ còn 25,5%, trong khi tỉ lệ tăng GDP vẫn ổn định
xung quanh mốc 7%. Việc in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách cộng với nhiều
nguyên nhân khác làm cho lạm phát nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 1986 –
1990. Trước tình hình tỉ lệ lạm phát tăng quá nhanh, Đảng và Nhà nước đã chủ
trương thực hiên chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, bằng cách
cắt giảm chi tiêu ngân sách đồng thời giai đoạn này cũng cho thấy tốc độ tăng đầu
tư của Nhà nước giảm dần. Lượng tiền bơm ra thị trường qua kênh đầu tư giảm đi
đã làm cho tốc độ tăng giá giảm đi rõ rệt và bắt đầu xuất hiện tình trạng thiểu phát.
Kết quả là từ năm 2000 đến 2002, tỉ lệ tăng cung tiền giảm từ 56,2% xuống còn
17,6%. Sau 2002, để duy trì mức tăng trưởng cao, Nhà nước thực thi chính sách tài
khóa nới lỏng bằng các chính sách kích cầu dẫn tới bội chi ngân sách và buộc phải
phát hành thêm tiền và vay nợ nước ngoài để bù đắp làm cho tổng cung tiền tăng
lên trong thời gian này. Từ năm 2004 đến 2007, tỉ lệ phát triển của tổng cung tiền
tiếp tục tăng và đạt 46,1% năm 2007 làm cho khoảng cách giữa tăng trưởng GDP

với tăng trưởng cung tiền ngày càng lớn. Việc tổng cung tiền tăng mạnh trong năm
2007 có thể giải thích như sau: thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển chưa
từng có trong năm 2006, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào tác động trực tiếp tới
cung nội tệ. Bên cạnh vốn nước ngoài qua con đường gián tiếp đổ vào, còn có một
lượng ngoại tệ khá lớn của tư nhân chuyển vào và thu hút đầu tư FDI. Để ổn định
tỉ giá do cung ngoại tệ tăng mạnh, Ngân hàng nhà nước mua vào ngoài tệ làm cho
cung tiền trong lưu thông tăng lên. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 tiếp tục đà
12


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

tăng trưởng của những năm trước đó và đạt 8,5%. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế
chậm cải thiện. Tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 6,23%. Cung tiền tăng quá
nhanh do sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán đã dẫn đến lạm phát
năm 2008, cơ cấu GDP không cân đối nên tăng trưởng kém bền vững. Tăng
trưởng kinh tế do yếu tố vốn đầu tư đóng góp chiếm tới 57,5%, do yếu tố số lượng
lao động tăng đóng góp 20%, do yếu tố tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (gồm
hiệu quả đầu tư, năng suất lao động...) chỉ đóng góp 22,5%. Vì những lí do đó, khi
khủng hoảng tài chính bùng nổ trên toàn cầu, các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn làm
cho cung tiền và tăng trưởng GDP giảm mạnh dẫn đến tỉ lệ M2/GDP cũng giảm
trong năm 2008. Năm 2009 – 2010, nền kinh tế nước ta đã có những khởi sắc nhờ
vào các chính sách kịp thời của Nhà nước, lạm phát được kiềm soát, cung tiền và
GDP tăng trở lại.

Biểu đồ so sánh tỉ số M2/GDP của Việt Nam với các nước trong khu vực
1990
1.1


1995
4.5

2000
2.8

2001
2.7

2002
3.9

2003
2.9

2004
0.5

2005
0.4

2006
4.4

2007
0.2

2008
-1.9


2009
-1.8

2010
2.6

Cambodia
Indonesia
Lao PDR
Malaysia
Myanmar
Philippine

1.2
9.0
6.7
9.0
2.8
3.0

6.5
8.2
7.1
9.8
6.9
4.7

8.4
4.9

6.3
8.9
13.7
4.4

7.7
3.6
4.6
0.5
11.3
2.9

7.0
4.5
6.9
5.4
12.0
3.6

8.5
4.8
6.2
5.8
13.8
5.0

10.3
5.0
7.0
6.8

13.6
6.7

13.3
5.7
6.8
5.3
13.6
4.8

10.8
5.5
8.6
5.8
13.1
5.2

10.2
6.3
5.9
6.5
12.0
6.6

6.7
6.0
7.8
4.8
10.3
4.2


0.1
4.6
7.6
-1.6
10.6
1.1

5.9
6.1
7.9
7.2
10.4
7.6

Singapore
Thailand
Viet Nam

10.1
11.2
5.1

7.3
9.2
9.5

9.1
4.8
6.8


-1.2
2.2
6.9

4.2
5.3
7.1

4.6
7.1
7.3

9.2
6.3
7.8

7.4
4.6
8.4

8.7
5.1
8.2

8.8
5.0
8.5

1.5

2.5
6.3

-0.8
-2.3
5.3

14.5
7.8
6.8

Brunei
Darussalam a

s

Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2011 ADB

13


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

Từ biểu đồ ta thấy, Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp nhưng có
tốc độ tăng mở rộng cung tiền nhanh nhất và tăng liên tục trong khoảng thời gian
dài. Singapore, Thái Lan và Malaysia là những quốc gia có độ sâu tài chính lớn
hơn Việt Nam và tốc độ phát triển ổn định với mức tăng GDP tương đương với
nước ta. Điều đó cho thấy tốc độ mở rộng cung tiền ở các nước này tương ứng với

tốc độ tăng trưởng kinh tế và đó là minh chứng cho một hệ thống tài chính hoạt
động có hiệu quả. Singapore được mệnh danh là nơi cất giữ tài sản của thế giới và
có đầy đủ các yếu tố cho việc thành lập một trung tâm tài chính quốc tế.

Việt Nam

Singapore
Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2011 ADB

Từ hai biểu đồ trên ta có thể thấy, tốc độ tăng trưởng GDP với tốc độ mở
rộng cung tiền của Singapore luôn đi liền với nhau. Giữa hai yếu tố này có một độ
trễ nhất định, điều đó là hoàn toàn hợp lý vì khi tăng trưởng GDP giảm thì cung
tiền trong lưu thông cũng sẽ giảm và khi tăng trưởng tăng thì cung tiền trong lưu
thông cũng tăng lên. Khi cung tiền tăng lên, một hệ thống tài chính hoạt động có
hiệu quả sẽ làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng và dẫn đến GDP tăng.

14


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

Như vậy, không phải tỉ lệ này lớn hay nhỏ là hệ thống phát triển hay không
mà tỉ lệ này phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP. Theo các nghiên cứu thì tỉ
lệ này ở không quá 2,5 lần GDP thì có thể chấp nhận được.
2.2. Chỉ tiêu tín dụng/GDP và giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán so với

GDP
Tín dụng/GDP là chỉ tiêu phản ánh mức sử dụng nợ của nền kinh tế. Tín

dụng bao gồm tín dụng ngân hàng và tín dụng phi ngân hàng.

Nguồn: kinhtetaichinhvietnam.blogspot.com

Trong thời gian từ năm 2000 – 2008, tổng dư nợ tín dụng tăng từ khoảng
50% lên hơn 90% năm 2007, sang 2008 giảm xuống còn gần 30%. Tốc độ tăng
trưởng tín dụng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, do GDP trong thời gian này
tăng chủ yếu do vốn đầu tư chứ không phải do sản xuất. Cho đến nay, tổng dư nợ
của hệ thống tín dụng đang bằng khoảng 1,2 lần GDP Việt Nam. So với các nước,
tỉ lệ này là khá cao. Sở dĩ tín dụng của Việt Nam luôn tăng rất cao vì đây là kênh
chủ yếu cấp vốn cho nền kinh tế. Nếu thị trường chứng khoán phát triển thì tỉ lệ
này sẽ giảm bởi vì các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua thị trường
chứng khoán với chi phí sử dụng vốn thấp hơn.
Giá trị vốn hoá thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp, được
xác định bằng giá thị trường của cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu phổ thông
đang lưu hành. Giá trị vốn hoá thị trường của một doanh nghiệp luôn được xem là
15


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

chỉ tiêu chủ yếu và quan trọng để đánh giá thành công hay thất bại của một công ty
niêm yết. Khi tỉ lệ giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán tăng cũng đồng
nghĩa giá trị của các sản phẩm tài chính tăng lên.
Thị trường chứng khoán Việt Nam được hoạt động với phiên giao dịch đầu
tiên vào năm 2000 nhưng mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán chỉ được xác
định từ năm 2003 cho đến nay. Giai đoạn 2006 – 2007 là thời kì vàng của chứng
khoán Việt, chỉ số VN-Index tăng 147% trong năm 2006. Số vốn đổ vào thị trường

trong tháng 1/2001 gần gấp đôi so với tháng 12/2006. Do vốn hóa thị trường của
năm 2006 chiếm 22,7% GDP, đến 2007 lên tới 40% trong khi mục tiêu cho năm
2010 chỉ là 10%. Nhưng sang năm 2008 cũng đứng đầu về tốc độ suy giảm. Từ
mức 30 tỷ USD vào đầu năm nay, đến đầu tháng 12, giá trị vốn hóa thị trường
giảm xuống lại còn 13 tỷ USD, tương đương 17% GDP. Vn-Index mất gần 70%
giá trị. Sau năm 2008, thị trường chứng khoán có phát triển nhưng trầm lắng hơn,
đó cũng là điều tất yếu. Sau thời gian tăng trưởng nhanh và liên tục thì chứng
khoán sẽ quay lại với giá trị thực của nó. Bên cạnh đó, lạm phát và các chính sách
của chính phủ làm cho các nhà đầu tư e ngại với chứng khoán Việt, do đó mức vốn
hóa trong thời gian này có tăng nhưng không cao như thời gian trước đó. Mức vốn
hoá thị trường chứng khoán tính đến cuối tháng 12 là 620 nghìn tỷ đồng, tương
đương gần 38% GDP năm 2009. So với thời điểm cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ
đồng) mức vốn hóa đã tăng gấp gần 3 lần. Số lượng công ty niêm yết tăng hơn
30% (453 công ty) và số lượng tài khoản tăng hơn 50% so với năm 2008 (đạt 793
nghìn tài khoản). Mục tiêu cho đến năm 2010 của nhà nước là giá trị vốn hóa đạt
50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP.
Qua việc phân tích các chỉ số thể hiện độ sâu tài chính ta thấy rằng, mức độ
phát triển tài chính của nước ta vẫn theo hướng mở rộng quy mô chưa phát triển
được về chiều sâu. Các chỉ số tốt nhưng đặt trong mối tương quan với các yếu tố
khác thì nó thể hiện sự thiếu bền vững trong dài hạn.
3. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐỘ SÂU CỦA HỆ THỐNG TÀI

CHÍNH VIỆT NAM
16


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02


Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, hệ thống tài chính
Việt Nam đã có những bước đi đáng kể nhằm phát triển hệ thống tài chính theo
chiều sâu. Từ khi Pháp lệnh ngân hàng được đưa ra tháng 5/1990, hệ thống ngân
hàng theo hai cấp được hình thành, đến nay, cơ chế điều hành lãi suất và tỷ giá dần
được tư do hóa: từ áp đặt lãi suất trần, sàn đến lãi suất trần, lãi suất thỏa thuận và
từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh, đến tỷ giá công bố theo mức hình thành
cuối ngày trên thị trường. Sau khi Luật Chứng Khoán ra đời, thị trường chứng
khoán tập trung và hệ thống thanh toán được thành lập, giúp tăng độ sâu của hệ
thống tài chính.
Tuy nhiên, phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu là điều kiện cần
nhưng chưa đủ cho phát triển kinh tế. Một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả
không những huy động được nhiều vốn vào đầu tư mà còn phải sàng lọc, giám sát
để vốn được sử dụng một cách có hiệu quả thì mới góp phần làm tăng trưởng kinh
tế. Mặt khác, phát triển tài chính đi đôi với nguy cơ rủi ro. Để giảm rủi ro và để tài
chính đóng góp vào phát triển kinh tế, cần chú trọng tới chất lượng của phát triển
tài chính, đồng thời xây dựng hệ thống thể chế và thực chiện các chính sách thích
hợp.Việc xây dựng hệ thống thể chế nên bắt đầu bằng việc xóa bỏ hay sửa chữa
những thể chế cản trở sự phát triển của hệ thống tài chính-xóa bỏ áp chế tài chính.
Tự do hóa tài chính phải được tiến hành theo lộ trình thích hợp, đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô thì phát triển kinh tế mới bền vững. Trình tự tự do hóa tài chính
được hầu hết các nhà kinh tế đề xuất là :
Quản lí tỉ giá hối đoái
Giảm thâm hụt ngân sách và lạm phát kỳ vọng
Cải cách thương mại
Cải cách tài khoản vốn
Tự do hóa tài chính
Bỏ kiểm soát lãi suất
Giảm dự trữ bắt buộc
Đa dạng hóa sở hữu
Tăng cạnh tranh

Bỏ tín dụng chỉ định

17


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

18

Nhóm 14_lớp T02


Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay

Nhóm 14_lớp T02

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Thị Tuyết Hoa, 2006, “Tiền tệ ngân hàng”
- Nguyễn Trọng Hoài (2006) “Áp chế tài chính và quản lý vĩ mô”-Bài giảng môn tài
chính phát triển, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
- Xuân Thành(2003). “Tự do hóa tài chính”- Bài giảng môn tài chính phát triển,
chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
- Vũ Thành Tự Anh(2006). “Xây dựng thể chế để phát triển hệ thống tài chính” ”Bài giảng môn tài chính phát triển, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
- Vũ Thành Tự Anh (2006).Nền tảng pháp lý của hệ thống tài chính- Bài giảng môn
tài chính phát triển, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
- Alessandra Bonfiglioli(2005). “How Does Financial Liberalization affect
Economic
- Dr. W. M. Hemachandra. “Financial Deepening and its Implications on Savings
and Investments in Sri Lanka”.
- Guglielmo Maria Caporale, Christophe Rault, Robert Sova, Anamaria Sova.

“Financial Depth and Economic Growth in new EU members”.
- Hervé Hannoun(2008). “Financial deepening without financial excesses”.
- Manoel Bittencourt(2011). “Financial Development and Economic Growth in
Latin
- Mario Dehesa, Pablo Druck, Alexander Plekhanov(2007). “Relative Price
Stability, Creditor Rights, and Financial Deepening” - IMF Working Paper.
America: Is Schumpeter Right?”
-

Moshin S. Khan & Abdelhak S. Shenhadji. “Financial development and economic
growth: an overview”. IMF working paper.

Growth?”.
-

Naceur Ben Zina & Borhen Trigui. “Financial Deepening in economic
development: theory and lessons from Tunisia”.
Peter L. Rousseau, Paul Wachtel (2005). “Economic growth and financial depth: is
the relationship extinct already?”.
Peter L. Rousseau & Paul Wachtel (2009). “What Is Happening To The Impact Of

Financial Deepening On Economic Growth?”.
-

Safdari Mehdi, Motiee Reza(2011). “The Relationship between Financial
Repression and Financial Depth (Case study of Iran)”.
Soo-Nam Oh. “Financial Deepening in the Banking Sector—Viet Nam”.
Wisit Chaisrisawatsuk, Santi Chaisrisawatsuk. “The Role of Financial
Liberalization in Growth: A Case of 4-ASEAN Economies”.
19



Độ sâu tài chính và thực tiễn hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay
-

-

Nhóm 14_lớp T02

/> /> />%99idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/3936/De
fault.aspx
lấy ngày 23/9 lúc
15h24’
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwN_Uz8DA09Pj
wB_JwszIwM_c_2CbEdFAJfRHVg!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/sbv.vn.vienchie
nluoc/sbv.vn.chienluoc.3/457c8d0045381649af18bf5149882770 lấy về ngày
15/09/2011 lúc 19h53’

20



×