Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÀN TẬT Ở BỆNH NHÂN PHONG MỚI TẠI BỐN TỈNH TÂY NGUYÊN NĂM 2006 - 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 64 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯC

NGUYỄN THANH TÂN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÀN TẬT Ở BỆNH NHÂN PHONG MỚI
TẠI BỐN TỈNH TÂY NGUYÊN NĂM 2006 - 2007

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
P
TS. NGUYỄN DUNG.

HUẾ - 2008


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯC

NGUYỄN THANH TÂN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÀN TẬT Ở BỆNH NHÂN PHONG MỚI
TẠI BỐN TỈNH TÂY NGUYÊN NĂM 2006 - 2007

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ Y TẾ

Mã số: CK 62 72 76 05
NGƯỜI HƯỚNG D
ẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN DUNG.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ ĐÌNH KHÁNH

HUẾ - 2008


3

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phong là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính, do vi khuẩn phong có
tên là Mycobacterium Leprae gây ra [2], [3], [5]. Bệnh phong không gây chết
người nhưng để lại những di chứng tàn tật, dị hình nặng nề. Tàn tật trong bệnh
phong là nỗi kinh hoàng của cả người bệnh lẫn người lành. Chính tàn tật đã làm
người mắc bệnh phong tới cảnh đói nghèo, làm cho họ đau khổ cả về vật chất

lẫn tinh thần. Chính tàn tật trong bệnh phong là nguyên nhân của mọi kỳ thị
trong cộng đồng tới những ai không may mắc bệnh này.
Ngày nay nhờ những phát hiện về miễn dịch học, vi khuẩn học, thuốc
điều trị, phục hồi chức năng và tuyên truyền giáo dục y tế, cục diện phòng
chống phong trên thế giới và ở Việt Nam đã thay đổi rất lớn.
Ở Việt Nam, chương trình phòng chống phong đã trở thành chương trình
y tế Quốc gia từ năm 1995. Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình, ngành Da
liễu Việtnam đã góp phần quan trọng làm cho tỷ lệ lưu hành bệnh giảm xuống
một cách đáng kể. Cả nước đã điều trị khỏi cho trên 30.000 người mắc bệnh
phong. Tuy nhiên trong số này có khoảng hơn 18.000 người phong bị tàn tật
sống rãi rác trên mọi miền đất nước. Bệnh phong phân phối không đều ở nước
ta. Ở phía Bắc tỷ lệ phát hiện, tỷ lệ lưu hành đã giảm xuống thấp dưới mức cho
phép. Nhưng ở các tình nam Trung bộ, Tây nguyên tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ phát
hiện và tỷ lệ người mắc bệnh phong bị tàn tật còn cao, khiến cho ngành Y tế,
ngành Da liễu vẫn phải quan tâm. Tỷ lệ phát hiện bệnh phong trên cả nước năm
2005 là 0,90/0.000, năm 2006 là 0,790/0.000. 4 tỉnh Tây nguyên (Kon Tum, Gia Lai,
Đắc Lắc, Đắc Nông) tỷ lệ phát hiện năm 2005 là 3,550/0.000, năm 2006 là
2,650/0.000. Tỷ lệ tàn tật độ 2 trên cả nước năm 2005 là 16,22%, năm 2006 là
17,57%. Tại 4 tỉnh Tây nguyên tỷ lệ này năm 2005 là 14,29%, năm 2006 là
19,15%.


4
Ngành Da liễu đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, luận án về
các lĩnh vực khác nhau trong bệnh phong, trong đó tập trung chủ yếu về tỷ lệ
tàn tật, các loại hình tàn tật trong bệnh phong ở một số địa phương và các vùng
lãnh thổ khác nhau.
Tại Tây nguyên, bệnh phong vẫn còn là vấn đề quan tâm của y tế công
cộng. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh phong được
công bố, tuy nhiên những nghiên cứu một cách hệ thống về các thể phong, các

loại thương tổn da trên bệnh phong, tỷ lệ tàn tật, các loại hình tàn tật và yếu tố
liên quan ở khu vực Tây nguyên vẫn còn chưa nhiều. Xuất phát từ yêu cầu đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tình hình mắc bệnh và yếu tố liên quan đến tàn tật ở
bệnh nhân phong mới tại 4 tỉnh Tây nguyên năm 2006 - 2007”
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân phong mới ở 4 tỉnh
Tây nguyên năm 2006 - 2007.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tàn tật của bệnh nhân
phong mới ở 4 tỉnh Tây nguyên.


5

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là 164 bệnh nhân phong mới có trong danh sách
được quản lý tại tỉnh và có hồ sơ bệnh án tại trung tâm y tế dự phòng tuyến
huyện của các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông, từ ngày 01 - 01
- 2006 đến ngày 31 - 12 - 2007.
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chẩn đoán là bệnh nhân phong dựa vào tiêu chuẩn của Bộ
môn da liễu trường đại học Y Hà Nội (1989); Tiêu chuẩn chẩn đoán gồm có
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.
- Đặc điểm lâm sàng:
Tổn thương da kèm theo mất cảm giác. Tổn thương da kèm theo mất
cảm giác là tiêu chuẩn quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh phong.
Các tổn thương da gồm có:

+ Dát.
+ Mảng củ.
+ Mảng thâm nhiểm.
+ Mảng thâm nhiểm đa dạng.
+ U phong.
Năm loại tổn thương da nói trên, còn được đề cập đến hai đặc điểm của
tổn thương, đó là:
+ Tổn thương vệ tinh.
+ Tính chất đối xứng của tổn thương.
Giảm và mất cảm giác ở các tổn thương da.
- Đặc điểm cận lâm sàng:
+ Xét nghiệm vi khuẩn học.
+ Xét nghiệm mô bệnh học.


6
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu; Nghiên cứu về
đặc điểm lâm sàng; Nghiên cứu về một số đặc điểm về tàn tật; Và nghiên cứu
về một số yếu tố liên quan đến tàn tật của bệnh phong mới được tiến hành tại
cộng đồng, nơi sinh sống của bệnh nhân, trong bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai,
Đắc Lắc và Đắc Nông.
- Nghiên cứu về vi khuẩn học và mô bệnh học được tiến hành tại khoa
xét nghiệm của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Kỹ thuật nghiên cứu

2.3.2.1. Lập phiếu điều tra để thu thập các thông tin
Thông tin về hành chính; Tổn thương da; Phản ứng phong; Xét nghiệm;
Chẩn đoán và chẩn đoán thể; Tàn tật; Thông tin về cán bộ y tế; Thông tin
Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế và kiến thức người bệnh.
2.3.2.2. Lập kế hoạch thăm khám bệnh nhân phong
Đối tượng nghiên cứu được lấy từ danh sách tại các tỉnh (Bệnh viện da
liễu, Trung tâm da liễu, Khoa Da liễu thuộc Trung tâm phòng chống bệnh xã
hội) và hồ sơ bệnh án đang được quản lý tại Trung tâm y tế dự phòng tuyến
huyện. Tất cả bệnh nhân này đã được sàng lọc qua hai bước. Bước một do các
trạm y tế, các phòng khám và các đợt khám chủ động phát hiện ra bệnh nhân.
Bước hai sẽ tiến hành hội chẩn giữa cán bộ tuyến tỉnh với tuyến huyện, tuyến
xã đề khẳng định chẩn đoán và đưa vào danh sách quản lý.
Trên cơ sở của danh sách bệnh nhân phong và hồ sơ bệnh án, chúng tôi
tiến hành khám bệnh, phỏng vấn, lấy bệnh phẩm xét nghiệm.
2.3.2.3. Khám lâm sàng tổn thương da và cảm giác


7
Tất cả bệnh nhân phong được khám chi tiết, được hỏi về quá trình diễn
biến của bệnh, về tiền sử của bản thân. Kết quả khám và hỏi được ghi chép
vào phiếu điều tra (có phụ lục kèm theo).
- Dát:
Dát là tổn thương có sự thay đổi màu sắc của da. Dát thường bằng
phẳng với mặt da, nhìn thấy ranh giới rõ, có màu đỏ hay trắng hoặc hơi thâm.
Kích thước nhỏ hơn 2cm.
Xác định dát của phong bằng khám lâm sàng. Quan sát đo kích thước
và dùng ngón tay sờ nhẹ trên mặt da. Mặt của dát bằng phẳng với mặt da, khi
sờ nắn không thấy sự khác biệt giữa dát với da lành liền kề.
- Mảng củ:
Mảng củ là tổn thương hình tròn hay hình bầu dục, to bằng hạt tấm hay

hạt đậu xanh, sờ nắn thấy chắc. Củ có thể đứng rãi rác hoặc liên kết lại thành
mảng. Mảng củ thường có ranh giới rõ, bờ nổi cao, vùng trung tâm như lõm
xuống.
Xác định mảng củ cũng bằng phương pháp khám lâm sàng và đo kích
thước của củ.
- Mảng thâm nhiễm:
Mảng thâm nhiễm là những tổn thương nhô cao hơn mặt da, giới hạn
giữa da lành và bệnh nhiều khi không rõ, không có xu hướng lành giữa, có
hiện tượng đục lỗ ở trung tâm. Hình tròn hay hình bầu dục, màu đỏ thâm.
Xác định mảng thâm nhiễm bằng khám lâm sàng.
- Mảng thâm nhiễm đa dạng:
Mảng thâm nhiễm đa dạng là những tổn thương có nhiều kích thước và
màu sắc khác nhau trên đó thường xuất hiện những cục phong và có thể có u
cục phong. Sờ vào tổn thương thấy mật độ hơi chắc so với vùng da lành.
Xác định mảng thâm nhiễm đa dạng bằng khám lâm sàng.
- U phong:
U phong là tổn thương của phong ác tính. Hình dáng của u cũng khác
nhau, có khi như sẩn nổi cao trên mặt da, có khi là cục ăn sâu vào trung bì. Có
khi các u phong liên kết với nhau tạo thành những mảng cộp và không có giới
hạn.


8
Xác định u phong bằng khám lâm sàng.
- Tổn thương vệ tinh:
Bên cạnh những tổn thương là mảng củ, có khi là mảng thâm nhiễm,
còn có những tổn thương vệ tinh, có đường kính từ 0,5 đến 2 cm, cách tổn
thương từ 3 đến 30 cm. Tổn thương này như một ốc đảo. Số lượng tổn thương
vệ tinh có thể là 1 và có thể là 2 hay 3.
- Tính chất đối xứng:

Các tổn thương có thể đối xứng hay không đối xứng. Đối xứng là tình
trạng tổn thương có cả hai bên trái và phải của cơ thể.
- Thử cảm giác:
Cách tiến hành thử cảm giác:
Trước khi thử cảm giác phải xác định các tổn thương của phong. Các
tổn thương đó là: Dát, mảng củ, mảng thâm nhiễm, mảng thâm nhiễm đa dạng
và u phong.
Sau khi xác định các tổn thương, tiến hành thử cảm giác. Khi thử cảm
giác ta phải thống nhất với người bệnh về cách trả lời khi chạm lên da. Người
bệnh chỉ được trả lời miệng là có hay không, hoặc là dùng ngón tay trỏ của
mình để chỉ vào chổ mà ta vừa chạm vào da.
Công cụ để thử cảm giác là tăm bông. Đường kính của đầu tăm bông từ
1-1,5mm2. Dùng tăm bông chạm lên vùng da không có tổn thương trước, thử
từ ngoài vùng tổn thương rồi thử vào trong. Khi phát hiện được vùng giảm
hay mất cảm giác, phải điều tra nhiều lần và so sánh với vùng không mất cảm
giác. Tiến hành xác định vùng mất cảm giác từ đâu đến đâu, ở vị trí nào trên
cơ thể.
2.3.2.4. Khám lâm sàng viêm dây thần kinh
Viêm dây thần kinh là tình trạng dây thần kinh có biểu hiện sưng, nóng,
đau; Có trường hợp màu da vùng sưng nóng hơi ửng đỏ.
Xác định viêm dây thần kinh:
Đau và nhạy cảm dọc theo dây thần kinh. Khi sờ vào dây thần kinh
thấy to hơn bình thường. Bệnh nhân có cảm giác đau tăng lên khi ta chạm tay
vào. Có trường hợp bệnh nhân đau liên tục.
2.3.2.5. Khám lâm sàng về tàn tật


9
- Khái niệm về tàn tật do phong
Tàn tật do phong là tình trạng suy yếu, giới hạn hoạt động và hạn chế

tham gia của bệnh nhân phong. Nguyên nhân suy yếu, giới hạn và hạn chế
tham gia của bệnh nhân phong là do bệnh lý của phong.
- Xác định tàn tật
+ Tàn tật mắt:
Khi có tổn thương dây thần kinh số 5 và số 7, sẽ làm liệt các cơ khép
mi mắt. Biểu hiện của liệt cơ khép mi mắt là: Mắt nhắm không kín, hở mi,
mất cảm giác giác mạc, mất phản xạ chớp mắt, giác mạc khô.
Xác định mất cảm giác giác mạc bằng một tăm bông, đầu tăm bông có
diện tích 0,5mm2. Khi kéo đi kéo lại sợi tăm bông trên đó, mắt mất cảm giác
giác mạc sẽ không có phản xạ chớp mắt, khép mắt và chảy nước mắt. Nếu có
mất cảm giác sẽ tiến hành đo thị lực; Phương pháp đơn giản nhất là yêu cầu
bệnh nhân đếm năm đầu ngón tay ở khoảng cách 6 m, nếu bệnh nhân không
đếm được là biểu hiện của giảm thị lực.
+ Tàn tật ở tay:
Tàn tật ở tay chủ yếu là bàn tay bị mất cảm giác, ngón tay cò do tổn
thương các cơ liên cốt và cơ giun. Xác định tàn tật ở tay gồm có:
- Thử cảm giác ở 10 điểm trên lòng bàn tay.
- Ngón tay cò: Đo độ duỗi các khớp bàn tay và ngón tay. Yêu cầu bệnh
nhân duỗi ngón tay và cầm nắm các dụng cụ có đường kính từ
5-10cm.
+ Tàn tật ở chân:
Tàn tật ở chân thường biểu hiện ngón chân cò và chân cất cần. Xác
định ngón chân cò cũng như xác định ngón tay cò. Chân cất cần là do tổn
thương dây thần kinh hông khoeo ngoài. Dây thần kinh này chi phối múi cơ
cẳng chân trước, chúng làm nhiệm vụ gấp bàn chân và duỗi các ngón chân.
Xác định chân cất cần với hình thức khám lâm sàng phổ thông nhất là: Thử độ
nẩy của bàn chân vào lòng bàn tay của thầy thuốc và quan sát khi bệnh nhân
đi.
2.3.2.6. Kỹ thuật xét nghiệm vi khuẩn học



10
- Chỉ định: Tất cả bệnh nhân trên lâm sàng được chẩn đoán là phong
và có sự đồng ý của họ đều có chỉ định lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm vi
khuẩn học.
- Phương tiện và dụng cụ:
+ Phương tiện và dụng cụ lấy bệnh phẩm:
Lam kính.
Đèn cồn.
Cồn sát trùng 700, bông khô vô trùng.
Bút chì viết trên kính.
Cán dao số 3, lưỡi dao số 10 hay 1.
Phiếu yêu cầu xét nghiệm.
Hộp đựng tiêu bản bệnh phẩm.
Giá để bệnh phẩm.
Thuốc nhuộm: Dung dịch Fuchsin.
+ Dụng cụ và hóa chất nhuộm tiêu bản:
Giá để nhuộm tiêu bản.
Pince thẳng hoặc cong.
Đèn cồn, diêm.
Hai cốc thủy tinh loại 500ml.
Hai lọ nhỏ giọt.
Giấy lọc.
Đồng hồ phút.
Ống đong 500ml và 200ml.
Cồn 70%.
Acid Chlohydric bão hòa.
Fuchsin kiềm.
Phenol.
Nước cất.

Chai màu loại 500ml.
Xanh Methylen.
Cân.
Giá cằm tiêu bản.


11
- Cách tiến hành:
+Vị trí lấy bệnh phẩm:
Bệnh nhân phong thể nhiều vi khuẩn: Vị trí lấy bệnh phẩm ở 3 vị
trí, trong đó bao gồm: 1 dái tai và 2 tổn thương đang hoạt tính ở
bất cứ vị trí nào trên xơ thể bệnh nhân.
Bệnh phong thể ít vi khuẩn: Đối tượng bệnh nhân này thường có
ít tổn thương da. Do đó việc chọn tổn thương để lấy bệnh phẩm
thường gặp khó khăn. Vì vậy, phải chọn xem vị trí nào của tổn
thương là hoạt tính nhất và lấy bệnh phẩm được tiến hành ở dái
tai và một trong những tổn thương đang hoạt tính nhất. Nên lấy
bệnh phẩm ở bờ của tổn thương.
+ Kỹ thuật lấy bệnh phẩm:
Lấy bệnh phẩm để làm phiến đồ ở nơi đầy đủ ánh sáng để có thể dễ
dàng quan sát các tổn thương, màu sắc của chúng và mức độ hoạt tính, vì vậy
bệnh nhân nên ngồi ở các vị trí nhiều ánh sáng để tiến hành lấy bệnh phẩm.
+ Phương pháp rạch da:
Vùng da chọn lấy bệnh phẩm phải được làm sạch bằng bông tẩm cồn
xát trùng, sau đó để khô.
Dùng ngón trỏ và ngón cái nâng vùng da định lấy bệnh phẩm và
kẹp chặt lại. Để làm ngưng hoặc giảm chảy máu đến mức tối
thiểu phải duy trì áp lực sao cho vùng phần da bị kẹp trắng ra sau
ít giây.
Dùng dao mổ vô trùng và đủ sắc rạch một đường dài 5 - 7 mm

sâu 2 - 3 mm. Nếu máu hoặc dịch mô chảy ra phải lau bằng bông
khô vô trùng.
Quay ngang lưỡi dao 900. dùng mũi của lưỡi dao và hai cạnh của
lưỡi dao nạo ở đáy và hai bên thành của vết rạch 2 - 3 lần để lấy
tế bào và một ít dịch.
Tế bào và dịch ở đầu lưỡi dao được đưa lên lam kính và với mặt
phẳng của đầu lưỡi dao dàn đều lên tiêu bản theo vòng tròn từ


12
trong giữa ra ngoài với độ dày của bệnh phẩm vừa phải, đường
kính 5 - 7 mm. Những vị trí lấy bệnh phẩn trên cùng một bệnh
nhân có thể được dàn trên cùng một lam kính.
Cầm máu ở vết rạch cho bệnh nhân bằng bông khô hoặc miếng
gạc khô vô trùng. Trước khi tiến hành rạch da ở tổn thương khác,
lưỡi dao phải được lau bằng bông cồn và để khô. Khi lưỡi dao đã
được vô khuẩn phải được đặt ở góc bàn hoặc trên một chiếc hộp
và lưỡi dao không được chạm vào bất cứ một vật gì.
+ Cố định tiêu bản:
Cố định tiêu bản với mục đích giết chết vi khuẩn phong, nhưng vẫn
phải bảo tồn cấu trúc của chúng về tế bào. Vì vậy các tiêu bản rạch da và tiết
dịch niêm mạc mũi phải để khô tự nhiên và sau đó phải được cố định. Hơ
nóng một cách nhẹ nhàng mặt dưới tiêu bản là có hiệu quả nhất, thực hiện đơn
giản và nhanh. Hơn nữa sức nóng loại trừ được sự thận trọng cần thiết trong
vấn đề giải quyết hơi độc của Formaldehyde. Có thể trong trường hợp nào đó
là nguyên nhân làm tách rời vi khuẩn khỏi lam kính làm cho việc nhuộm tiêu
bản khó khăn hơn. Phenol gel bảo vệ vết bệnh phẩm trước khi cố định bằng
hơi Formaldehyde.
Cố định bằng nhiệt độ ưu điểm nhanh, nhưng khó tránh khỏi là có khi
hơ quá nóng và điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến hình thể của vi khuẩn và tế

bào.
+ Bảo quản và vận chuyển tiêu bản bệnh phẩm:
Tất cả các lam kính có chứa bệnh phẩm phải được bảo quản trong hộp
để chống ẩm, côn trùng và ánh sáng mặt trời.
Sau đó bó lại từng bó, nhiều bó được đóng gói lại với nhau một cách
chắc chắn và cẩn thận.
+ Pha thuốc nhuộm:
Dung dịch Fuchsin mẹ:
°

Fuchsin kiềm 3g.

°

Cồn 700 100ml.


13
Cho 3 gram fuchsin vào cối nghiền cho thật nhỏ.
Cho cồn 700 từ từ vào cối và khuấy cho tan hết (trừ lại một ít cồn để
tráng chày, cối).
Lọc dung dịch và bảo quản ở lọ màu tối. Ghi nhãn và cất giữ ở tủ lạnh
là tốt nhất.
Dung dịch pheno l 5%:
°

Phenol tinh thể 5g.

°


Nước cất 100ml.

Hòa tan 5g phenol tinh thể vào 100ml nước cất và hơ nóng từ từ
cho tan hết.
Dung dịch Fuchsin nhuộm hàng ngày:
°

Dung dịch Fuchsin mẹ 10ml.

°

Dung dịch Phenol 5% 90ml.

°

Hòa lẫn hai dung dịch với nhau và lắc đều.

Không nên sử dụng dung dịch Fuchsin ở phần cuối của lọ. Vì cặn
của dung dịch sẽ bám lên bệnh phẩm và làm cho kết quả bị sai lệch.
Cồn Acid 1%:
°

Acid chlohydric bão hòa 1ml.

°

Cồn 70% 100ml.

Nhỏ từ từ từng giọt acid chlohydric vào 100ml cồn 70%.
Dung dịch phản màu:

°

Xanh Methylen 0,3g.

°

Nước cất 100ml.

Cân 0,3g Xanh Methylen cho vào cối nghiền nhỏ. Cho nước cất
vào và tiếp tục nghiền cho tan hết. Lọc dung dịch và bảo quản ở lọ màu.
°

+ Kỹ thuật nhuộm tiêu bản:
Vì thành phần cấu tạo của vi khuẩn có nhiều Photpholipid và có một
lớp sáp mỡ bao bọc màng tế bào. Nhưng khi dùng một thuốc nhuộm mạnh
(Fuchsin có acid phenic của Ziehl) và làm cho sự tiếp xúc được dễ dàng bằng
cách ngâm kéo dài. Những Mycobacterium sau khi đã bắt màu thuốc nhuộm
này sẽ giữ màu rất chắc dù có tẩy bằng một acid vô cơ mạnh và cồn. Trong


14
khi các vi khuẩn khác và các tế bào đều bị mất màu hoàn toàn. Lúc đó
Mycobacterium xuất hiện dưới kính hiển vi với màu đỏ. Do đó các
Mycobacterium còn được gọi là “Trực khuẩn kháng cồn, kháng acid”.
+ Tiến hành nhuộm tiêu bản:
Nhuộm tiêu bản với thuốc nhuộm kháng acid đòi hỏi người xét nghiệm
viên phải có kinh nghiệm, thận trọng. Nếu tiêu bản bệnh phẩm hơ quá nóng sẽ
làm biến dạng vi khuẩn và tế bào, điều đó dẫn đến sự sai lệch về đánh giá kết
quả. Nhuộm theo phương pháp Ziehl - Neelsen cổ điển:
Phủ các tiêu bản bằng Fuchsin kiềm.

Các tiêu bản được hơ cho đến khi bốc hơi ba lần (mỗi lần hơ
cách nhau 5 phút). Khi tiêu bản nguội (qua mỗi lần hơ), cần bổ
sung dung dịch Fuchsin đã bị bốc hơi.
Rửa nhẹ ở vòi nước, nhúng lam kính vào cốc chứa đầy nước ở
phía dưới vòi nước và quay mặt phết bệnh phẩm ra ngoài dòng
chảy của vòi nước.
Tẩy màu bằng cồn acid 1% cho đến khi tiêu bản chỉ còn là màu
hồng nhạt. Rửa nước.
Nhuộm phản màu bằng dung dịch Xanh Methylen trong 1 phút
hoặc 2 phút.
Rửa nước, để khô và soi dưới kính hiển vi bằng vật kính dầu.
- Nhận định kết quả:
+ Nguyên tắc sử dụng và bảo quản kính hiển vi nền sáng:
Sử dụng vật kính dầu (vật kính có vòng đen) 100X: Vật kính dầu được
sử dụng đối với tiêu bản cố định nhuộm màu. Để lam kính nhuộm khô hoàn
toàn. Cho một giọt dầu nhỏ lên phần định khảo sát. Đưa vật kính
100X vào vị trí, vừa nhìn bên ngoài vừa dùng tay vặn điều chỉnh thô để hạ vật
kính xuống đến giọt dầu. Phải quan sát để giữ cho thấu kính ngoài của vật
kính không chạm hẳn vào phiến kính. Nhìn qua thị kính điều chỉnh từ từ vi
cấp cho đến khi nhìn rõ.
Soi kính xong cần nâng kính lên, lấy tiêu bản ra và nhẹ nhàng lau thấu
kính ngoài của vật kính bằng khăn vải mềm, khô, sau đó lau lại bằng loại


15
khăn này nhưng có thấm một ít xylene. Không được để cho dầu còn sót lại
trên bề mặt thấu kính bởi vì nó sẽ làm hỏng thấu kính.
+ Kết quả chỉ số BI (Bacteriological Inacx). Xác định chỉ số vi khuẩn
có trong vi trường, chỉ số này được đánh giá dựa vào thang Loga của Ridley
như sau:

BI = 0(âm tính): Không thấy vi khuẩn nào trong 100 vi trường.
BI = 1(+): Thấy 1 - 10 vi khuẩn trong 100 vi trường.
BI = 2(+): Thấy 1 - 10 vi khuẩn trong 10 vi trường.
BI = 3(+): Thấy 1 - 10 vi khuẩn trong 1 vi trường.
BI = 4(+): Thấy 10 - 100 vi khuẩn trong 1 vi trường.
BI = 5(+): Thấy 100 - 1000 vi khuẩn trong 1 vi trường.
BI = 6(+): Thấy trên 1000 vi khuẩn trong 1 vi trường.

2.3.2.7. Kỹ thuật xét nghiệm mô bệnh học
- Chỉ định: Tất cả bệnh nhân trên lâm sàng được chẩn đoán là phong
và có sự đồng ý của họ đều có chỉ định lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô
bệnh học.
- Phương tiện và dụng cụ:
Bông, cồn: Cồn tuyệt đối và cồn 700.
Bơm tiêm vô trùng.
Gạc vô trùng, băng keo.
Kẹp phẫu tích, găng tay vô trùng.
Cán và lưỡi dao mổ.
Lọ đựng bệnh phẩm, khoan sinh thiết.
Khay hạt đậu, khay đựng dụng cụ.
Betadin, lindocain 2%, formol 10%.
Thuốc nhuộm Hematoxilin - Eosin, nhuộm Periodic Acid Schiff.


16
Xilen.
- Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị bệnh nhân.
Giải thích cho bệnh nhân.
Cho bệnh nhân nằm lên giường.

Bộc lộ vùng lấy bệnh phẩm.
Sát khuẩn vùng lấy bệnh phẩm.
Gây tê vùng lấy bệnh phẩm.
+ Lấy bệnh phẩm.
Dùng khoan sinh thiết hoặc dao lấy bệnh phẩm (độ sâu và kích
thước to nhỏ tuỳ thuộc vào từng loại bệnh).
Đắp gạc có tẩm Betadin và dùng băng keo băng ép lại.
+ Xử lý bệnh phẩm
Cố định bệnh phẩm: Ngâm vào formol 10% từ 24h tới 72h với tỷ
lệ thể tích là 1/20.
Vùi bệnh phẩm: Khử nước; Khử cồn; Khử Xilen.
Đúc block và làm tiêu bản.


Sau khi khử Xilen đã đủ thời gian ta cho bệnh phẩm vào khuôn
chưa Parafin lỏng và để đông lại thành block.



Cắt block trên máy cắt Microtome

+ Nhuộm bệnh phẩm: Nhuộm Hematoxylin - Eosine (H - E).
Giai đoạn tẩy: Tẩy Parafin bằng cách nhâm vào Xilen I, II, III
mỗi lần cách nhau 1 phút; Tẩy Xilen bằng cách ngâm vào cồn
90o và 100o mỗi lần cách nhau 1 phút và Rửa nước 10 tới 15 phút.
Giai đoạn nhuộm: Ngâm vào Hematoxylin 6 - 8 phút; Ngâm vào
cồn acid HCL 1% 30 giây; Rửa nước10 - 15 phút; Ngâm vào
Lithium 1 Phút; Rửa nước10 - 15 Phút; Ngâm vào Eosine 4 Phút;
Rửa nước 30 Giây; Ngâm vào cồn 90o 30 Giây; Ngâm vào cồn
100o 30 Giây; Ngâm vào Xilen I 1 Phút; Ngâm vào Xilen II 1

Phút; Ngâm vào Xilen III 1 Phút; Gắn Lamen bằng keo Canada.
- Nhận định kết quả:


17
+ Một tiêu bản đạt yêu cầu: Nhân tế bào: Xanh đến xanh đen; Bào
tương: Hồng đến đỏ; Hồng cầu: Hồng đậm; Sợi tạo keo: Hồng nhạt.
+ Xác định kết quả mô bệnh học theo Phillip H Mekee [59] và
Thangaraj R.H.- Yawalkar S.J [71]:
Phong thể TT:
Thượng bì: bình thường.
Trung bì: Có sự xâm nhập của các nang phong điển hình, gồm:
Một số tế bào đa nhân khổng lồ có kích thước lớn, nhiều tế bào
bán liên và Lympho bào nằm xung quanh, chủ yếu là Lympho T.

Khi quan sát nang phong có thể thấy nang phong xâm nhập sát
vào thượng bì, có khi phá vỡ một phần lớp đáy của thượng bì. Nang phong
xâm nhập các phần phụ của da như tuyến mồ hôi, tuyến bã, nang lông, cơ
dựng lông, đặc biệt là xâm nhập vào dây thần kinh.
Phong thể BT:
Thượng bì bình thường.
Trung bì: Có sự xâm nhập của các nang phong. Nang phong
gồm: các tế bào đa nhân khổng lồ có kích thước nhỏ, xung quanh
chủ yếu là tế bào bán liên, cùng với một số lượng trung bình
Lympho bào nằm xen lẫn trong nang phong.
Nang phong xâm nhập xung quanh các huyết quản và các thành
phần phụ của da.
Phong thể BB:
Thượng bì teo.
Trung bì: Có sự xâm nhập lan toả của nhiều tế bào bán liên, mô

bào, ít Lympho bào, không còn thấy tế bào Langhans. Các tế bào
này không nằm sát thượng bì mà cách thượng bị một dãi mỏng mô
liên kết, gọi là khoảng sáng. Khoảng sáng này không có vi khuẩn
phong.
Các tế bào viêm xâm nhập vào dây thần kinh làm cho sợi thần kinh
tách ra thành từng lớp.
Phong thể BL:
Thượng bì teo. Không còn thấy được hình ảnh của các nhú bì.
°

°

°

°

°


18
Trung bì: Thâm nhiễm không còn tế bào bán liên nữa mà là đại
thực bào, cùng với nhiều Lympho bào. Một số tác giả cho rằng
Lympho trong thể BL chủ yếu là Lympho B, Lympho trong thể T
chủ yếu là Lympho T. Các Lympho bào có thể nằm xung quanh
thâm nhiễm hoặc thành đám. Có thể có một ít tế bào bán liên.
Các tế bào trên xâm nhập trung bì, cách thượng bì một dãi sáng
°

(Unna).
Phong thể LL:

°

Thượng bì teo đét thành một đường thẳng.

°

Trung bì: Các tế bào xâm nhập trung bì một cách lan toả, cách

thượng bì một dãi sáng. Thâm nhiễm chủ yếu là các đại thực bào, có
rất ít hoặc không có tế bào Lympho. Bào tương của các đại thực bào
có nhiều hốc, tạo thành tế bào bọt, hoặc là những hốc lớn gọi là tế
bào Virchow, tế bào Virchow có chứa nhiều bó M.Leprae. Tổn
thương thần kinh là tổn thương dạng lớp, giống củ hành.
Phong thể I:
°

Thượng bì bình thường.

°

Trung bì: Là hình ảnh của một viêm da không đặc hiệu, gồm

các bạch cầu đơn nhân xâm nhập quanh các huyết quản của trung bì
nông hay quanh các sợi thần kinh. Rất hiếm khi nhìn thấy trực
khuẩn ở thể này.
2.3.2.8. Một số yếu tố liên quan đến tàn tật ở bệnh nhân phong mới
- Yếu tố liên quan đến tàn tật ở bệnh nhân phong mới là yếu tố có ảnh
hưởng đến tình trạng suy yếu, giới hạn hoạt động và hạn chế tham gia của
bệnh nhân phong.
Chúng tôi tiến hành thăm khám và ghi nhận các yêu tố ở bệnh nhân bao

gồm:
+ Dân tộc.
+ Giới tính.
+ Tuổi.


19
+ Thời gian phát hiện: là thời gian từ khi nghi ngờ mình mắc bệnh
phong đến khi được chẩn đoán là bệnh phong.
+ Học vấn: là tình trạng bệnh nhân biết chữ hay không biết chữ.
+ Hiểu biết về bệnh phong: Hiểu biết đầy đủ khi bệnh nhân trả lời
được các câu hỏi trong bảng phỏng vấn.
+ Mặc cảm về bệnh phong: Là tình trạng người nhà hay trưởng
thôn, trưởng bản, già làng xua đuổi người mắc bệnh phong.
+ Thôn bản có hay không có cán bộ y tế.
+ Khoảng cách từ nhà bệnh nhân đến trạm y tế: Là thời gian đi bộ
từ nhà đến trạm y tế dưới 1 giờ 30 phút hay từ 1 giờ 30 phút trở
lên.
+ Viêm dây thần kinh ngoại biên: Là tình trạng dây thần kinh bị
sưng, nóng, đau và da hơi đỏ.
- Xác định một số yếu tố liên quan đến tàn tật:
+ Dân tộc, giới tính, tuổi và xác định thời gian phát hiện bệnh được
xác định theo bảng điều tra, bằng cách cán bộ điều tra sẽ hỏi trực
tiếp trên người bệnh. Nếu người bệnh không nhớ rõ sẽ đối chiếu
với thông tin của người nhà hay các giấy tờ có liên quan.
+ Học vấn: Xác định học vấn của bệnh nhân phong mới bằng cách
đưa trang sách cho bệnh nhân đọc. Nếu bệnh nhân đọc được là
biết chữ và không đọc được là mù chữ.
+ Hiểu biết về bệnh phong: Bệnh nhân trả lời được 3 câu hỏi về
bệnh phong (bệnh phong là gì? Nguyên nhân gây bệnh? Bệnh

phong có điều trị được không?).
+ Mặc cảm về bệnh phong: Hỏi bệnh nhân khi mắc bệnh có xa lánh
người xung quanh hay người xung quanh có xa lánh không.
+ Điều tra nơi ở của bệnh nhân có hay không có y tế thông bản: Hỏi
bệnh nhân và kiểm tra lại ở trạm y tế.
+ Điều tra khoảng cách từ nhà ở của bệnh nhân đến trạm y tế xã,
tính bằng giờ đi bộ: Hỏi bệnh nhân thời gian đi bộ đến trạm y tế
xã mỗi lần đi hết bao nhiêu giờ.


20
+ Viêm dây thần kinh ngoại biên: Khám lâm sàng thấy dây thần
kinh sưng, nóng, đau và da hơi đỏ. Có thể yếu cơ, liệt cơ, mất
cảm giác một phần hay toàn bộ lòng bàn tay, bàn chân.
+ Bệnh nhân có phản ứng phong hay không:
Xác định phản ứng phong loại I: Thương tổn củ tự nhiên tấy đỏ, bờ tổn
thương nổi cao hơn, có thể phù nề và loét; Có thể xuất hiện các thương tổn
mới; Phù bàn chân, bàn tay;
Xác định phản ứng phong loại II: Các cục hay nút đỏ (nodule) dưới da. Nút
to bằng hạt ngô, có thể lớn hơn hạt ngô, có thể liên kết với nhau thành từng mảng;
Sờ rắn, ấn đau; Vị trí ở tứ chi; Ở cẳng chân không bao giờ gặp ở mặt trước xương
chày; Có thể gặp ở mặt, cổ, thân mình. Có thể kèm theo triệu chứng đau dây thần
kinh, phù tay chân...
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Xử lý số liệu theo chương trình Epi-info 6.04.


21

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH NHÂN PHONG MỚI Ở 4 TỈNH
TÂY NGUYÊN

3.1.1. Một số đặc điểm chung
3.1.1.1. Bệnh nhân phong theo giới tính
Bảng 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân phong mới theo giới tính
Giới

SL

TL (%)

Nam

94

57,32

Nữ

70

42,68

Chung

164

100


42,68%
Nö õ

57,32%
Nam

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân phong mới theo giới tính
Nhận xét:
Cả nam giới và nữ giới đều mắc bệnh phong. Trong đó, bệnh nhân
phong mới là nam giới chiếm tỷ lệ 57,32% và nữ giới là 42,68%. Tỷ lệ
nam/nữ=1,34/1.


22
3.1.1.2. Bệnh nhân phong theo tuổi
Bảng 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân phong mới theo tuổi
Nhóm tuổi
< 15 tuổi
15 - 29 tuổi
30 - 44 tuổi
45 - 59 tuổi
≥ 60 tuổi
Chung

SL
17
56
42
27
22

164

TL (%)
10,37
34,15
25,61
16,46
13,41
100

Nhận xét:
Nhóm tuổi có bệnh nhân phong mới cao nhất là 15 - 29 tuổi (34,15%);
Sau đó là nhóm 30 - 40 tuổi (25,61%); Thấp nhất là nhóm < 15 tuổi (10,37%);
Nhóm ≥ 60 tuổi vẫn thấy bệnh nhân phong mới, chiếm tỷ lệ là 13,41%.
3.1.1.3. Bệnh nhân phong theo dân tộc
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh nhân phong mới theo dân tộc
Dân tộc
Gia rai
Ba na
Sê đăng
Ka dong
Kinh
Dẻ
Ê đê
Hà lăng
Mơ nông
Tày
Rơ ngao
Chung


SL
64
32
16
12
10
8
7
5
5
3
2
164

TL (%)
39,02
19,51
9,75
7,32
6,10
4,88
4,27
3,05
3,05
1,83
1,22
100

Nhận xét:
Trong số 164 bệnh nhân phong mới, chúng tôi thấy xuất hiện dân tộc

Gia rai chiếm tỷ lệ người mắc bệnh phong cao nhất (39,02%); Kế đó là
Ba na (19,51%), thấp nhất là Rơ ngao (1,22%).
3.1.1.4. Bệnh nhân phong theo tỉnh
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân phong mới theo địa phương
Tỉnh

Dân số

Năm 2006
Bệnh nhân

Tỷ lệ

Dân số

Năm 2007
Bệnh

Tỷ lệ


23
phong mi
(n=86)

0

/0.000

nhõn

phong mi
(n=78)

0

/0.000

Kon tum

383.100

30

8,67

383.100

24

6,94

Gia Lai

1.161.700

46

4,38

1.161.700


45

4,29

c Lc

1.737.600

5

0,29

1.737.600

4

0,23

407.300

5

1,24

407.300

5

1,24


c Nụng
10

Tyỷổeọ0/0000

9

8.67

2006
2007

8

6.94

7
6
5

4.38 4.29

4
3
1.24 1.24

2
1


0.29 0.23

Biu 3.2. Phõn b bnh nhõn phong mi theo a phng
0
Nhn xột:

Kộn Tùm

Gia ổai

ẹaộ
c Laộ
c

ẹaộ
c Nộh
nỏ

Tổnh

Trong 4 tnh, 2 tnh cú t l phỏt hin bnh nhõn phong mi cao nht ú
l: Kon Tum (nm 2006: 8,670/0.000, nm 2007: 6,940/0.000) v Gia Lai (nm
2006: 4,380/0.000, nm 2007: 4,290/0.000). Hai tnh cú t l phỏt hin phong mi
thp ú l: tnh c Nụng (nm 2006: 1,240/0.000, nm 2007: 1,240/0.000) v tnh
c Lc (nm 2006: 0,290/0.000, nm 2007: 0,230/0.000).
3.1.2. c im lõm sng
3.1.2.1. Bnh nhõn phong theo Ridley Jopling
Bng 3.5. T l bnh nhõn phong mi theo phõn loi Ridley Jopling
Phõn loi


SL

TL (%)

LL

8

4,88

BL

23

14,02


24
BB

13

7.93

BT

88

53.66


TT

29

17,68

I

3

1,83

Chung

164

100

70
Tyỷổeọ%

60

53.05

50
40
30
17.68


20
10

14.02
8.54

4.88

1.83

0
LL

BL

BB

BT

TT

Phah
n ổộaù
i

I

Biu 3.3. Phõn b bnh nhõn phong mi theo phõn loi
Ridley Jopling
Nhn xột:

Theo phõn loi Ridley Jopling, s bnh nhõn phong mi th BT nhiu
nht (53,66%); Sau ú l th TT (17,68%) v BB (7,93%). Th I chim t l
thp nht (1,83%). Phong th LL (phong ỏc tớnh) chim t l l 4,88%.
3.1.2.2. Tn thng da
Bng 3.6. T l cỏc tn thng da ca bnh nhõn phong mi
Tn thng da
Dỏt
Mng c
Mng thõm nhim
Mng thõm nhim a dng
U
Nhn xột:

Tn xut tn
thng da
18
108
5
38
19

TL (%)
10,98
65,85
3,05
23,17
11,59


25

Trong các loại tổn thương da, tổn thương mảng củ chiếm tỷ lệ cao nhất
(65,85%), tổn thương mảng thâm nhiễm đa dạng cao thứ 2 (23,17%), tổn
thương ít gặp nhất là mảng thâm nhiễm (3,05%). Tổn thương dát là tổn
thương sớm nhất của bệnh phong, chiếm tỷ lệ là 10,98%.
3.1.2.3. Tổn thương dát
Bảng 3.7. Tỷ lệ tổn thương dát của bệnh nhân phong mới theo phân
loại Ridley Jopling
Phân loại

Tổng số BN

LL
BL
BB
BT
TT
I
Chung

8
23
13
88
29
3
164

Dát
n
0

0
0
4
11
3
18

%
0
0
0
4,55
37,93
100
10,98

Nhận xét:
Trong sáu thể của phân loại Ridley Jopling, có ba thể có xuất hiện tổn
thương dát. Thể I có 100% bệnh nhân có tổn thương dát, thể TT có 37,93% có
tổn thương dát và thể BT có 4,55% có tổn thương dát.


×