1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rám má (melasma) là một bệnh da tăng sắc tố thường gặp,lành tính.
Bệnh đã được mô tả trong y văn từ thời cổ đại mà tiếng Hy Lạp gọi là
“Melas”có nghĩa là đen xạm. Bệnh với biểu hiện là các sắc tố màu nâu,nâu
đen hay xanh đen. Vị trí thường gặp là ở vùng hở như mặt,cổ,hai cẳng tay,có
tính chất đối xứng [12]. Bệnh xuất hiện ở cả hai giới nhưng phụ nữ đang có
thai,uống thuốc tránh thai hay bị hơn cả [11]. Có những trường hợp riêng
biệt,rám má tồn tại hàng năm cho đến khi mãn kinh và cả sau thời kỳ mãn
kinh,rám má còn có thể gặp ở phụ nữ bị các bệnh phụ khoa mãn tính (viêm tử
cung,viêm phần phụ) [10].
Bệnh rám má tuy ít ảnh hưởng đến sức khỏe,sức lao động của con
người,nhưng ảnh hưởng đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh,nhất là
phụ nữ, làm cho người bị rám má nản chí và bi quan,nhiều người cảm thấy
bối rối xấu hổ khi giao tiếp,thậm chí cảm thấy bị bình luận,miệt thị và có
người còn bị xa lánh. Chính vì thế rám má là một trong những biểu hiện sinh
lý ngoài da có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Ở các nước Đông Nam Á, rám má chiếm 0,25 – 4% những bệnh da
thường gặp. Theo Kotrajavas thống kê năm 1982: Thái Lan 3,05% , Malaysia
4% , Indonesia 0,98%. Tỉ lệ nữ/nam 6/1 [13; 14].
Trên thế giới,nhiều tác giả đã nghiên cứu về các phương pháp điều trị
rám má bằng bôi hydroquinone đơn thuần như Spencer (1961), Pathak và
cộng sự (1986), Vervallo-Rowwell (1989), Holland KT, Bojar RA và cộng sự
(2000) … và cho những kết quả khác nhau [33; 50; 51; 59; 64].
Ở Việt Nam rám má là một bệnh tương đối phổ biến,mối quan tâm lo
lắng của nhiều người bệnh đặc biệt là phụ nữ trẻ. Các tác giả như Nguyễn Tài
Thu và Lê Tử Vân đã nghiên cứu điều trị rám má bằng châm cứu và thủy
châm từ những năm 1970 của thế kỷ 20,nhưng kết quả còn hạn chế [9].PGS-
TS Nguyễn Văn Thường nghiên cứu tình hình rám má ở phụ nữ không mang
thai và kết quả điều trị tại chỗ bằng bôi hydroquinon,retinoic acid năm 2005
đạt kết quả tốt 67,7%[11].
Để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị của bệnh rám má chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên
quan và hiệu quả điều trị bệnh rám má bằng bôi Melacare tại Bệnh viện
Da liễu Trung ương” với các mục tiêu sau :
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan của bệnh rám má.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh rám má bằngbôi Melacare tại Bệnh
viện Da liễu Trung ương.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 MÔ HỌC CỦA DA THƯỜNG
1.1.1 Thượng bì
Da chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể, nó bao bọc toàn bộ mặt
ngoài của cơ thể. Da bao gồm thượng bì, trung bì và hạ bì. Thượng bì là một
biểu mô lát tầng sừng hóa có nguồn gốc từ ngoại bì thai, trong lớp này không
có mạch máu nuôi dưỡng. Căn cứ vào độ dày của lớp sừng ở mặt ngoài
thượng bì, da được chia thành da dày và da mỏng. Da dày che phủ gan bàn
chân, gan bàn tay với chiều dày từ 0,4mm đến 0,6mm và có một lớp vảy sừng
dày ở mặt ngoài của thượng bì. Da mỏng che phủ toàn bộ phần còn lại của cơ
thể, chiều dày thượng bì từ 75µm đến 150µm, lớp vảy sừng ở mặt ngoài
thượng bì mỏng hơn [3; 17; 23; 24].
Các tế bào tạo sừng (keratinocyte) là thành phần chủ yếu tạo nên
thượng bì da. Căn cứ vào quá trình biến đổi của các tế bào tạo sừng từ trong
ra ngoài, thượng bì được chia thành 5 lớp.
* Lớp đáy: Được tạo bởi một hàng tế bào khối vuông hoặc trụ nằm
trên màng đáy. Chúng có khả năng sinh sản mạnh, các tế bào mới di chuyển
lên các lớp phía trên làm thượng bì luôn được đổi mới, trung bình từ 20-30
ngày. Dưới kính hiển vi điện tử, trong bào tương của các tế bào này có chứa
các tơ trương lực (tonofilament-sợi tiền keratin), các sợi đó được tập hợp
thành keratin khi tế bào chuyển lên lớp thứ hai.
* Lớp gai (lớp sợi hay lớp Malpighi): Lớp gai có từ 5-20 hàng tế bào
lớn hình đa diện. Giữa các tế bào này có các cầu nối bào tương. Ở mức siêu
hiển vi, các cầu nối thực chất là những chồi bào tương của các tế bào nằm
cạnh nhau được liên kết với nhau bởi các thể liên kết làm cho tế bào có hình
gai hay có sợi nối với nhau.
* Lớp hạt: Có từ 3-5 hàng tế bào đa diện dẹt. Trong bào tương của các
tế bào này chứa nhiều hạt nhuộm kiềm đậm, đó là những hạt keratohyalin.
Những hạt keratohyalin này thuộc nhóm protein sợi có liên quan đến hiện
tượng sừng hóa của thượng bì. Dưới kính hiển vi điện tử các hạt này có hình
sao hoặc các khối đa giác đậm đặc điện tử.
* Lớp bóng: Thường khó quan sát, đó là một lớp mỏng như một đường
đồng nhất, sáng. Các tế bào của lớp này kết dính chặt chẽ, rất mỏng. Những tế
bào ở lớp này là những tế bào chết, tất cả các bào quan và nhân đều không
còn. Ở độ phóng đại lớn, có thể thấy chúng hoàn toàn chứa các sợi có đường
kính từ 70Å đến 80Å.
* Lớp sừng: Các tế bào biến thành các lá sừng mỏng, không nhân,
trong bào tương có chứa nhiều keratin, tùy từng vùng có thể có chiều dày
khác nhau.
Lớp thượng bì có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước những tác động của
môi trường bên ngoài như các tia tử ngoại, các tác động cơ học, ngăn không
cho dịch của cơ thể thoát ra ngoài và nước từ môi trường bên ngoài thấm vào
cơ thể. Ngoài ra nó còn có khả năng tổng hợp và giải phóng ra các loại
cytokin như: IL1, IL6, TNFα
1.1.2 Trung bì
Là một mô liên kết xơ vững chắc có chiều dày thay đổi tùy từng vùng và
được phân cách với thượng bì bởi màng đáy. Trung bì được chia thành 2 lớp:
* Lớp nhú: Mặt ngoài của trung bì tiếp xúc với thượng bì có những
chỗ lồi lõm, chỗ lõm về phía thượng bì tạo thành các nhú trung bì. Lớp nhú có
nhiều ở những vùng phải chịu áp lực và cọ sát mạnh.
* Lớp dưới: Phần chính của trung bì nằm ở phía dưới được tạo bởi mô
liên kết đặc hơn, các sợi tạo keo tạo thành bó, đa số có hướng song song với
mặt da [3; 17; 31].
1.1.3 Hạ bì
Là mô liên kết thưa, lỏng lẻo nối da với các cơ quan bên dưới giúp da
trượt được trên các cấu trúc nằm ở dưới. Tùy vùng cơ thể, tùy mức độ nuôi
dưỡng mà có thể tạo thành những thùy mỡ hoặc lớp mỡ dày hay mỏng.
Ngoài ra còn có các phần phụ của da như: Các tuyến mồ hôi, các tuyến
bã, nang lông, …
1.1.4 Cung cấp máu của da
Da được cung cấp máu bởi các nhánh thuộc động mạch cơ da ở dưới
da, các nhánh này tạo thành mạch dưới da. Từ mạng mạch dưới da cho ra các
nhánh sâu đến các tuyến mồ hôi và các nang lông, … Các nhánh đi lên trên
tạo thành mạng mạch dưới nhú, nằm ở ranh giới giữa lớp nhú và lớp lưới
trung bì. Từ mạng mạch dưới nhú cho các cung mao mạch nằm trong các nhú
trung bì. Các mao mạch này không đủ lớn để tạo ra màu hồng của da, màu
hồng của da được tạo ra bởi mạng mạch dưói nhú. Huyết sắc tố hemoglobin là
một trong những thành phần tạo nên màu của da.
1.2 TẾ BÀO SẮC TỐ VÀ QUÁ TRÌNH TẠO SẮC TỐ MELANIN
1.2.1 Tế bào sắc tố
Các tế bào sắc tố nằm ở lớp đáy của thượng bì,có nguồn gốc từ mào
thần kinh của lớp phôi giữa,hình thành vào tuần thứ 8 – 10 của thời kỳ bào
thai. Các tế bào mào thần kinh của lớp phôi giữa di cư đến thượng bì ở
khoảng thời gian trước sinh phát triển thành tế bào sắc tố non và cuối cùng
biệt hóa thành tế bào sắc tố trưởng thành. Số lượng tế bào sắc tố trưởng thành
chiếm khoảng 5-10% các tế bào thượng bì. Thân của các tế bào sắc tố có dạng
hình bán cầu nằm ở dưới hoặc giữa hai tế bào lớp đáy. Trong da có hai dạng
tế bào sắc tố : dạng hoạt động và dạng bất hoạt hay dự trữ. Chúng được phân
biệt bởi hình ảnh siêu cấu trúc của các bào quan: Các tế bào sắc tố dạng hoạt
động tổng hợp melanin với cường độ lớn và chứa các hạt melanin ở các giai
đoạn phát triển khác nhau,đặc biệt có các tiền hạt melanin. Các tế bào sắc
tố dạng bất hoạt không chứa các tiền hạt melanin,nhưng các tế bào này và
các tế bào tạo sừng xung quanh chúng chứa các hạt glycogen. Các tế bào
sắc tố có cấu trúc khác biệt so với các tế bào tạo sừng,từ mặt trên của các tế
bào này có các sợi nhánh phân ly đi vào khe giữa các tế bào tạo sừng của
thượng bì,chủ yếu là lớp đáy và lớp gai. Trên màng của tế bào sắc tố không
còn các thể liên kết cũng như các thể bán liên kết. Các tế bào sắc tố tạo
thành một mạng lưới rộng ở mặt ranh giới giữa thượng bì và trung bì,chúng
cũng có mặt trong các nang tóc và nang lông hoạt động theo chu kỳ phát
triển của lông tóc [3; 5; 31; 34; 42].
- Sự phân bố của các tế bào sắc tố
Các tế bào sắc tố phân bố chủ yếu ở lớp biểu bì da (90%). Ở đó chúng
đứng rải rác và đơn độc. Các tế bào sắc tố phân bố cân đối ở hai bên cơ thể.
Tỷ lệ tế bào sắc tố trên các tế bào thượng bì khác nhau ở các vùng da khác
nhau trên cơ thể. Tỷ lệ này cao nhất ở da đầu và da mặt từ 1/5 đến 1/4 , trung
bình ở da các vùng đùi,cẳng chân và cánh tay từ 1/12 đến 1/10, thấp nhất ở da
thân mình từ 1/35 đến 1/29 và tính trung bình có 1560 tế bào sắc tố/mm2. Tỷ
lệ này không có sự khác nhau theo giới cũng như chủng tộc,nhưng ở người
trưởng thành tỷ lệ này cao hơn ở trẻ em và bào thai. Ở người cao tuổi ( từ 60
tuổi trở lên ) số lượng tế bào sắc tố giảm đi,đồng thời thượng bì cũng bị teo
nên tỷ lệ tế bào sắc tố trên các tế bào thượng bì vẫn là hằng số. Ngoài ra còn
thấy các tế bào tạo sắc tố ở võng mạc mắt,màng não,hệ thống niêm mạc,cấu
trúc vỏ hạch,đôi khi ở cả các tổ chức phần mềm… [31; 42; 44].
+ Đơn vị melanin thượng bì : Là một hệ thống tổ hợp đa tế bào bao gồm
một tế bào sắc tố và các tế bào tạo sừng được nó cung cấp melanin. Đơn vị
melanin thượng bì là đơn vị chức năng về hình thái của quá trình nhiễm sắc tố da.
1.2.2 Sự tổng hợp melanin
Men Tyrosinase có trong các tế bào sắc tố là men tổng hợp nên melanin
từ DOPA. Men tyrosinase được tổng hợp trong các tế bào và được chứa trong
các túi nhỏ của bộ Golgi. Các túi này sát nhập với các tiền hạt melanin có
chứa DOPA,tại đây các melanin được tổng hợp và lắng đọng để trở thành các
hạt melanin. Về phương diện hình thái học,melanin được xem xét dưới dạng
các hạt melanin và tổ hợp các hạt melanin có màng bao phủ.
Sắc tố melanin là sắc tố nội sinh quan trọng nhất của da. Các chủng tộc
người khác nhau có sự lắng đọng melanin trong da khác nhau. Đối với người
da trắng,melanin tập trung chủ yếu ở lớp đáy của thượng bì. Ở các chủng tộc
da màu,ngoài tập trung ở lớp đáy của thượng bì,melanin còn có thể thấy ở các
lớp trên của thượng bì. Lượng melanin tương ứng trong thượng bì giải thích
sự khác nhau về màu da của các chủng tộc người (đen,nâu,vàng hoặc trắng).
Không kể đến màu da,hiện tượng bạch tạng có thể xảy ra ở bất cứ chủng tộc
nào nếu melanin bị thiếu hụt do bất cứ nguyên nhân nào. Sau khi được tổng
hợp trong các tế bào sắc tố,melanin được chuyển đến các tế bào thượng bì
bằng hai con đường chính [5; 15; 31; 42]:
1.Các tế bào thượng bì thực bào trực tiếp các hạt melanin ở các nhánh
của tế bào sắc tố.
2.Các melanin được các tế bào sắc tố “tiêm” vào các tế bào thượng
bì,hiện tượng này được gọi là hiện tượng “cytocrin”.
IIIIIIIV
Tiền hạt melanin
RM ZM
Hạt melanin
Quá trình tạo melanin trong các tế bào sắc tố,về mặt hình thái học,là
quá trình hình thành các hạt melanin. Theo các tác giả Sumkin V.I và
Mikhailov I.N (1979),quá trình hình thành hạt melanin được chia thành 6 giai
đoạn dựa trên cơ sở sự biến đổi hình thái cấu trúc và siêu cấu trúc của các hạt
melanin trong hình 1. Các tác giả này đã chia giai đoạn tiền hạt melanin thành
4 giai đoạn nhỏ trên cơ sở quá trình hình thành khung protein và lắng đọng
melanin trên đó. Giai đoạn I: Các tiền hạt melanin mới có một khung bên
ngoài,cấu trúc bên trong chưa hình thành. Giai đoạn II: Hình thành cấu trúc
khung bên trong. Giai đoạn III: Sự lắng đọng melanin trên khung protein
trung tâm tạo ra các vạch sáng và vạch tối xen kẽ nhau một cách đều đặn. Giai
đoạn IV: Melanin lắng đọng trên khung ngoài của hạt melanin. Giai đoạn V
và VI là các hạt melanin mới hình thành và hạt melanin trưởng thành. Đây là
sự mô tả rất chi tiết quá trình hình thành của hạt melanin,nhưng rất phức tạp
và rất khó xác định,mô tả hình thái.
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình phát triển các hạt melanin theo Sumkin V.I và
Mikhailov I.N [15].
Các tác giả H.P. Wassermann, Seth J. Orlơ, chia quá trình tạo hạt
melanin thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Các hạt melanin chỉ gồm men tyrosinase và một khuôn protein.
- Giai đoạn II: Các tiền hạt melanin có một cấu trúc lưới đầy đủ nhưng
chưa có nhiễm melanin.
- Giai đoạn III: Lắng đọng của các melanin ở các lưới bên trong nhưng
chưa hoàn toàn.
- Giai đoạn IV: Lắng đọng hoàn toàn tạo ra một cấu trúc thuần nhất.
Cách chia của các tác giả này đơn giản và hiện nay vẫn được sử dụng
để nghiên cứu hình thái siêu cấu trúc của hạt melanin.
Thực tế,giai đoạn I và II của các tác giả này phù hợp với giai đoạn I và II
của các tác giả Nga,còn giai đoạn III bao gồm cả giai đoạn III và IV của các tác
giả Nga. Khi đã tạo thành hạt melanin thì các tác giả này không chia nhỏ thành 2
giai đoạn như các tác giả Nga. Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ sử dụng phương
pháp mô tả của các tác giả Âu,Mỹ để mô tả cấu trúc của hạt melanin.
Hình 1.2. Sơ đồ mô tả 4 giai đoạn phát triển hạt melanin được xác định
bằng kính hiển vi điện tử theo Seth J. Orlơ (1999). (I,II,III,IV: Các giai
đoạn hình thành và phát triển hạt melanin; ER: lưới nội bào; G: Bộ Golgi;
V: Túi chứa men tyrosinase(T) ).
Sắc tố melanin có hai nhóm chính đó là :
- Eumelanin màu đen đến nâu,tan trong tất cả các dung môi,hình thành
do quá trình oxy hóa,chủ yếu là 5,6 – dihydroxy – indole ( DH) và thứ yếu là
acid 5,6 – dihydroxy – indole – cacboxylic (DHICA). Eumelanin là polyme
phức tạp với siêu cấu trúc có tất cả các vòng của dopaquinone. Các hạt
melanin có chứa eumelanin có hình elip.
- Phaeomelanin màu nâu hơi đỏ có chứa lưu huỳnh gắn vào vị trí nitơ
và hình thành qua quá trình trùng hợp oxy hóa cysteindopa,là dẫn xuất tan
trong kiềm của dopaquinone. Các hạt melanin có chứa phaeomelanin có dạng
hình cầu.
- Ngoài hai nhóm chính trên còn có oxymelanin (nhóm 3) màu giống
nhóm phaeomelanin nhưng không chứa lưu huỳnh,cấu trúc giống eumelanin.
Ở mức siêu cấu trúc có thể phát hiện sự khác nhau về hình thái của các
hạt melanin ở các chủng tộc. Đối với người da trắng hầu như không có các hạt
melanin ở vùng quanh nhân của tế bào sắc tố,các sợi nhánh có một vài hoặc
không có các hạt melanin giai đoạn III và IV. Các chủng tộc da nâu và da đen
có nhiều hạt melanin ở quanh nhân trong giai đoạn II,III,IV.
1.3 SỰ NHẬN THỨC MÀU DA
Màu chỉ được phát hiện khi các bức xạ ánh sáng trong vùng nhìn
thấy(có bước sóng từ 400nm đến 700nm) từ các nguồn sáng hoặc được phản
xạ lại từ các bề mặt tác động vào mắt. Do đó,màu được định nghĩa như một
thuộc tính của bức xạ ánh sáng được đánh giá theo tác động của bức xạ vào
mắt [27; 51; 63; 67].
Ánh sáng từ các nguồn sáng chiếu lên bề mặt da,một phần nhỏ (5%)
được phản xạ hoàn toàn theo nguyên lý phản xạ gương,phần còn lại đi sâu
vào thượng bì xuống trung bì. Tại thượng bì,một phần ánh sáng bị hấp thu bởi
melanin,lớp sừng ở vùng có lớp sừng dày. Sự hấp thu này không hoàn toàn và
có tính chọn lọc. Bức xạ đã được hấp thu một phần còn một phần quay trở lại
môi trường qua thượng bì. Một phần nữa đi sâu xuống trung bì và bị hấp thu
bởi hemoglobin,carotene của mô mỡ,các sợi collagen. Cũng như ở thượng bì
sự hấp thu là có chọn lọc và không hoàn toàn nên phần còn lại của ánh sáng
được phản xạ ngược trở lại môi trường qua thượng bì.
Phần ánh sáng phản xạ theo nguyên lý phản xạ gương ( chiếm 5%)
không có ý nghĩa về màu. Chỉ có phần ánh sáng tán ngược trở lại môi trường
sau khi hấp thụ có trọn lọc bởi các sắc tố có trong da,mới có ý nghĩa trong
việc cảm nhận màu của da. Phần phổ được tán xạ trở lại mang các đặc điểm
đặc trưng cho các sắc tố có trong da như melanin,hemoglobin… Chiều dày
thượng bì cũng có vai trò trong việc hình thành màu da. Thượng bì mỏng tạo
điều kiện cho các bức xạ ánh sáng đi sâu được xuống lớp hạ bì,ở đây có sắc tố
carotene,sắc tố này làm biến đổi của màu da vì nó có dải hấp thụ quan phổ
riêng [50; 51; 62].
1.4 TĂNG SẮC TỐ DA VÀ CÁC BỆNH DA TĂNG SẮC TỐ:
1.4.1 Tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da điển hình là do tăng melanin ở thượng bì,trung bì hoặc
hỗn hợp.
Nguyên nhân của việc tăng melanin ở da là:
- Do các tế bào sắc tố tăng sản xuất melanin (tăng sắc tố do tăng
melanin),hoặc
- do tăng sinh tế bào sắc tố đang hoạt động (tăng sắc tố do tăng số
lượng tế bào sắc tố).
Ngoài ra, có thể tăng sắc tố do sự kết hợp cả 2 yếu tố trên
1.4.2Các bệnh tăng sắc tố da
Các bệnh có tăng sắc tố da bao gồm một số bệnh có căn nguyên di
truyền hay bẩm sinh,do rối loạn chuyển hóa,nguyên nhân do nội tiết,do hóa
chất hoặc do thuốc,do dinh dưỡng,yếu tố vật lý,sau nhiễm trùng hay viêm,các
khối u sắc tố và các nguyên nhân khác.
1.4.2.1 Di truyền hay bẩm sinh
Hội chứng LEOPARD
- L: Nốt ruồi son
- E: Rối loạn dẫn truyền điện tim
- O: Hai mắt cách xa nhau
- P: Hẹp lỗ động mạch phổi
- A: Bất thường bộ phận sinh dục
- R: Phát triển chậm
- D: Điếc
Hội chứng Peutz – Jeghers: Đây là một rối loạn do nhiễm sắc thể,có
các biểu hiện bao gồm nhiều nốt ruồi son quanh miệng,trong miệng và polyp
dạ dày ruột. Các mảng tăng sắc tố xuất hiện từ khi sinh ra hoặc còn nhỏ và
các thương tổn trên da có thể dần dần biến mất,nhưng các thương tổn trong
miệng thì không.
Tàn nhang: Tàn nhang là các đốm mầu nâu,kích thước nhỏ hơn 0,5
cm, hay xuất hiện ở những vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời,thường xuất
hiện trước 3 tuổi. Nó có biểu hiện sẫm màu ngay. Nguyên nhân có thể là do di
truyền trội trên nhiễm sắc thể. Số lượng tế bào sắc tố thì bình thường nhưng
chúng hoạt động mạnh hơn.
Các mảng màu cà phê sữa (CALM): CALM là những mảng màu nâu
nhạt đồng đều,rải rác,chu vi rõ rang,kích thước 2-20 cm, xuất hiện rất sớm sau
khi được sinh ra,có xu hướng biến mất khi đứa trẻ lớn lên. Tỷ lệ mắc CALM
trong dân cư là 10 -20% ,CALM được tìm thấy trong 90 – 100% những
trường hợp u xơ thần kinh. Mô học thấy có sự tăng sắc tố thượng bì. Số lượng
tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ. Các hạt sắc tố lớn được tìm thấy
trong tế bào sắc tố và tế bào sừng.
Bệnh sắc tố Becker: một mảng màu nâu,kích thước từ vài cm đến rất
lớn,ranh giới rõ nhưng bờ không đều,hay xuất hiện ở vai,dưới vú hay sau
lưng,ở vào tuổi 20 – 30 (nam bị nhiều hơn nữ 5 lần),thường xuấthiện sau khi
phơi nắng nhều. Thời gian khởi phát,hình thái và sự xuất hiện của chứng rậm
lông giúp cho phân biệt bệnh này và CALM. Mô học chỉ rõ sự tăng sắc tố
thượng bì có kèm theo tăng sản cơ trơn hoặc không ở trung bì. Hiếm khi
thương tổn tự nhạt màu.
Nhiễm sắc tố đầu chi của Dohi: Đây là một bệnh di truyền trội do đột
biến nhiễm sắc thể với triệu chứng là nhiễm sắc thể lốm đốm xen lẫn vùng
mất sắc tố ở mu tay và mu chân xuất hiện trong thời kỳ bú mẹ hay trẻ nhỏ.
Tăng sắc tố dạng võng đầu chi của Kitamura: Đây là một bệnh di
truyền trội do đột biến nhiễm sắc thể với sự xuất hiện của một mạng lưới tăng
sắc tố giống tàn nhang nhưng ở lưng và bàn tay xuất hiện trước tuổi 20. Ngoài
ra còn thấy các lỗ nhỏ ở long bàn tay. Sinh thiết các mảng tăng sắc tố thấy có
sự teo thượng bì và tăng số lượng tế bào sắc tố.
Rối loạn sắc tố : Có 2 loại,và được phân biệt dựa vào sự phân bố
thương tổn. Một loại lan rộng được gọi là rối loạn sắc tố toàn thể và một loại
chỉ bị ở các chi được gọi là rối loạn sắc tố đối xứng. Trong cả hai trường hợp
đều có các mảng tăng hay giảm sắc tố với các kích thước và hình dạng khác
nhau. Mô học chỉ rõ sự tăng sắc tố lớp đáy không kìm hãm được (dầm dề).
Bớt Ota (Rối loạn sắc tố mắt và da): Sự tăng sắc tố thành chấm lốm
đốm gồm những điểm màu xanh hoặc nâu,xuất hiện trong thời kỳ trẻ nhỏ hay
thanh niên,ở nữ hay gặp gấp 5 lần ở nam. Nó thường ở một bên và hay bị ở
mắt và khu vực da xung quanh chi phối bởi nhánh 1 và 2 của thần kinh 3. Rối
loạn sắc tố ở mắt gặp 63% các trường hợp. Sinh thiết da cho thấy các tế bào
sắc tố thượng bì lưỡng cực hay hình sao ở lớp trung bì võng. Bệnh kéo dài
suốt đời mà không bao giờ tự thuyên giảm.
Bớt Ito: Đây là một biến thể của bớt Ota nhưng vùng da bị ảnh hưởng
được chi phối bởi đám rối thần kinh cánh tay và thần kinh thượng đòn.
Bớt Mông cổ: Sự tăng sắc tố màu xanh đen xuất hiện ngay sau khi
đẻ,thường gặp trên 90% ở chủng tộc châu Á,ít gặp hơn ở người da đen và
dưới 10% ở người da trắng. Nó luôn luôn xuất hiện ở vùng da thắt lưng cùng
hoặc ở mông. Các thương tổn thành mảng với ranh giới không rõ,kích thước
từ vài cm đôi khi rất lớn. Nó thường mất đi trong vòng vài năm.
Nhiễm sắc tố dầm dề: Đây là một bệnh da thần kinh di truyền trên
nhiễm sắc thể X trội,thường xuất hiện ngay sau khi đẻ. Bệnh ảnh hưởng trực
tiếp đến nữ giới và gây chết người ở nam giới. Có 3 giai đoạn tiến triển.
- Giai đoạn bọng nước mụn nước: Xuất hiện khi đẻ hoặc sau đó 2 tuần.
- Giai đoạn hạt cơm : Có thể xuất hiện từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6.
- Giai đoạn nhiễm sắc tố: Từ tuần thứ 12 đến tuần 36. Thông thường có
thể thấy cả 3 giai đoạn nhưng có tới 14% chỉ xuất hiện giai đoạn tăng sắc tố
với các mảng màu nâu bẩn,màu sắc ngày càng tăng cho đến 2 tuổi và sau đó
giảm dần. Các thay đổi ở tóc,móng và mắt cũng đã được mô tả. Chậm phát
triển tinh thần.
1.4.2.2 Rối loạn chuyển hóa
Bệnh nhiễm sắc tố sắt: Tăng sắc tố màu thiếc hay màu đá xám,hay bị
ở những vùng da tiếp xúc với ánh sáng nhưng sau đó lan rộng ở những người
nam tuổi trung niên với các triệu chứng gan to,tiểu đường và sắt huyết thanh
cao. Sinh thiết những vùng bị nhiễm sắc tố với potassium ferrocyanide thấy
lắng đọng hemosiderin xung quanh tuyến mồ hôi và các mao mạch ở da.
Thoái hóa bột: Sự nhiễm sắc tố tại chỗ,thường đối xứng đã được quan
sát cả trong lichen và thoái hóa bột thành mảng. Loại mảng có dạng lăn tăn
“dải ruy băng” đặc biệt và soi trên kính hiển vi thấy có amyloid và tế bào sắc
tố ở trung bì.
1.4.2.3Rối loạn nội tiết
Bệnh rám má (melasma): Sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.
Bệnh Addison: Với dát màu nâu rải rác khắp toàn thân do tăng cường
sản xuất MSH và ACTH ở tuyến yên. Mặc dù,các dát sắc tố rải rác khắp toàn
thân nhưng tập trung nhiều ở vùng bộc lộ với ánh sáng.
Dát sắc tố trong thời kỳ mang thai: Có rất nhiều phụ nữ thời kỳ đang
mang thai,thương tổn xuất hiện là những dát sắc tố ở vùng hở như
cổ,mặt,vú,vùng sinh dục ngoài,đường trắng giữa… Do nội tiết thay đổi trong
thời kỳ này.
1.4.2.4Hóa chất hay thuốc
Do thuốc phải kể đến bệnh hồng ban cố định nhiễm sắc.
1.4.2.5 Dinh dưỡng
Rối loạn dinh dưỡng gây tăng sắc tố da,nguyên nhân hang đầu phải kể
đến thiếu vitamin A,vitamin B12,vitamin PP,biểu hiện chủ yếu gặp ở những
vùng hở
1.4.2.6 Yếu tố vật lý
Do các yếu tố vật lý như cháy nắng,rám nắng ở những vùng hở bộc lộ
với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.
1.4.2.7 Viêm nhiễm
Có thể nhiễm sắc tố sau một đợt viêm cấp tính hay mãn tính,tăng sắc tố
có thể đơn thuần khu trú ở lớp thượng bì,cũng có khi ở cả lớp trung bì là do
đại thực bào ăn sắc tố sau đó khu trú ở trung bì nông.
Có thể tăng sắc tố do một bệnh nhiễm nấm như lang ben.
1.4.2.8 Khối U
Các bớt sắc tố,các đám da dày tăng tiết chất bã và tăng sắc tố ở người
trung tuổi,ở mặt,trên thân mình hay các u tế bào sắc tố như lentigo maligna –
melanoma.
1.4.2.9 Nguyên nhân khác
Tăng sắc tố ở một số bệnh hệ thống như: Nhiễm trùng mãn tính(lao,sốt
rét),Lymphoma,Acanthosis – Nigricans,xơ cứng bì,suy thận.
1.5 RÁM MÁ
1.5.1 Triệu chứng lâm sàng của bệnh
Rám má (melasma) là một danh từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
(Greek melas) có nghĩa là đen xạm [58].
Các tác giả như Fitzpatrick TB, Sanchez M, Kligman G, Willis I cho
rằng rám má là một bệnh có rối loạn sắc tố da phổ biến nhất. Bệnh lành tính
nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ [24; 40].
Bệnh thường có biểu hiện tăng sắc tố da từ từ,đó là những vết màu nâu
hay xanh đen,kích thước thay đổi khi nhỏ khi to,bờ rõ nhưng không đều.
Thương tổn không teo da,không bong vảy da và không ngứa.
Vị trí: Ở hai bên má,trán,cằm,mũi. Thường sắp xếp đối xứng.
1.5.2 Những biến đổi vi thể trong bệnh rám má
Đối với người da trắng sắc tố melanin chỉ được chuyển sang các tế bào
sừng ở lớp đáy,nhưng đối với người da màu thì sắc tố không những chỉ được
chuyển sang các tế bào ở lớp đáy mà còn được chuyển sang các tế bào ở lớp
cận đáy. Theo C.Fleury F và cộng sự (2000) cho thấy trong bệnh rám má các
tế bào sắc tố có tăng về số lượng,nhưng chỉ tăng nhẹ [19]. Cũng theo tác giả
này,các bệnh da tăng sắc tố khác,nhất là các u sắc tố,tế bào sắc tố tăng lên rất
nhiều lần so với bình thường. Nhưng trên thực tế,nhiều bệnh nhân rám má có
tổn thương sắc tố rất đậm và kết quả tăng sắc tố này là do đâu? Với nghiên
cứu của Fitzpatrick và cộng sự (2002) cho thấy tế bào sắc tố tuy chỉ tăng nhẹ
nhưng hoạt động tổng hợp ra các hạt melanin tăng lên rất nhiều. Hình ảnh
chụp dưới kính hiển vi điện tử cho thấy các hạt melanin không những được
tăng cường tổng hợp mà nó còn được chuyển sang bào tương của các tế bào
sừng nhiều hơn,nhất là lớp đáy và cận đáy. Còn theo Jeanpaul Antonne (2004) các
hạt melanin trưởng thành ở những bệnh nhân rám má còn được chuyển xuống các
đại thực bào ở trung bì. Thương tổn rám má không những chỉ khu trú ở thượng bì
mà còn cả ở trung bì (56). Theo nghiên cứu của Leibl Y (1996) và Hirobe T
(1998) có những bệnh nhân rám má,các tế bào sắc tố chỉ khu trú ở trung bì. Dưới
kính hiển vi điện tử các tế bào sắc tố ở trung bì chính là các đại thực bào mà trong
bào tương chứa rất nhiều hạt melanin [32; 43].
1.5.3 Các yếu tố liên quan đến bệnh rám má
Một số tác giả như Edgar frenk, Fisher A bệnh rám má thường xuất
hiện ở phụ nữ thời kỳ mang thai,cho con bú,hoặc ở những phụ nữ có viêm cổ
tử cung,viêm vòi trứng,buồng trứng … đặc biệt hay gặp ở những phụ nữ uống
thuốc tránh thai,phá thai hay những người có rối loạn nội tiết [23; 26]. Cũng
theo các tác giả trên rám má có xu hướng giảm khi các phụ nữ này có kinh trở
lại và nhiều trường hợp da trở về bình thường. Tuy nhiên một số trường hợp
tăng sắc tố da tồn tại lâu cho đến khi mãn kinh [21; 23; 24].
Theo Fitzpatrick TB, Pathak MA, rám má là kết quả của quá trình tăng
hoạt động cũng như tăng số lượng tế bào sắc tố ở thượng bì. Đến nay có một
số công trình nghiên cứu cho thấy dù số lượng tế bào sắc tố không tăng nhưng
các tế bào này tăng cường sản xuất ra sắc tố và đẩy nhanh quá trình chuyển
các sắc tố này đến các tế bào sừng ở thượng bì gây nên các bệnh da tăng sắc
tố [50]; 51; 54]. Một số trường hợp vận chuyển cả sắc tố xuống các tế bào ở
trung bì [55; 56; 57]. Cho đến nay người ta chưa tìm thấy gen gây ra bệnh
rám má. Theo Nazzaro-porro M, Picardo M, Balus L, Fitzpatrick TB (2000)
rám má thường liên quan đến các bệnh nội tiết,đặc biệt các nội tiết tố sinh dục
nữ estrogen. Chính vì thế,bất kỳ một sự thay đổi nào về nồng độ estrogen,dù
là tăng hay giảm so với bình thường cũng đều làm phát sinh bệnh rám má [47;
52; 53]. Theo những nghiên cứu gần đây của các tác giả Fitzpatrick TB,
Pathak M cho thấy: Có đến 30% bệnh nhân rám má có liên quan đến thai
sản,khoảng trên dưới 20% liên quan đến dùng thuốc tránh thai [52; 53]. Ngoài
ra,rám má còn gặp nhiều ở phụ nữ có viêm nhiễm đường sinh dục như: Viêm
cổ tử cung, viêm âm đạo,viêm vòi trứng,buồng trứng … Nghiên cứu của
Nakayamah, Harada, Toola M (1996) thấy 31% bệnh nhân nữ rám má ở Nhật
có viêm nhiễm ở phần phụ [46; 47]. Gần đây,các yếu tố liên quan khác
thường được đề cập đến là hóa chất,mỹ phẩm,dược phẩm,kim loại …
1.6 HYDROQUINON VÀ RETINOIC ACID TRONG ĐIỀU TRỊ RÁM MÁ
Trên thực nghiệm,người ta đã dung nhiều hóa chất khác nhau (hầu hết
là chất thiol hoặc phenol) để làm giảm sắc tố da. Tuy có tác dụng tốt là làm
giảm sắc tố da trên động vật,nhưng hầu hết đều không có tác dụng trên
người,ngoài ra còn gây độc và tác dụng phụ(trừ hydroquinon).
Tác giả đầu tiên áp dụng bôi tại chỗ hydroquinone trên tổn thương rám
má ở những bệnh nhân tự nguyện là Spencer năm 1961 với kết quả tốt là 45%
[59; 61]. Nghiên cứu của Fitzpatrick ở Boston – Mỹ công bố kết quả còn cao
hơn,18/20 bệnh nhân được bôi kem hydroquinone 2-3% đạt kết quả tốt,chiếm
90% (41).
Đến năm 1975,một số nhà nghiên cứu đưa ra đề nghị kết hợp bôi
hydroquynon với retinoic acid [35; 36; 37; 38]. Nhưng mãi cho tới năm 1985,
Pathak và cộng sự tiến hành thử nghiệm bôi hydroquinon 3% kết hợp với
retinoic acid 0,03% ở những bệnh nhân tình nguyện cho kết quả tốt đạt 62%
[52; 53; 55]. Nhóm chỉ bôi hydroquynon đơn thuần đạt kết quả tốt là 45%
[40; 41; 42]. Các tác giả Edgar Frenke và Vulliemin JF thử nghiệm trên 25
bệnh nhân tình nguyện bằng cách bôi hydroquinon 4% kết hợp với retinoic
acid 0,05% ở nửa mặt,còn nửa mặt bên kia không bôi thuốc gì. Kết quả cho
thấy ở 19 bệnh nhân hoàn thành thử nghiệm,phần không được bôi thuốc gì
không có thay đổi nào,trong khi 100% nửa mặt được bôi thuốc cho kết quả từ
trung bình đến tốt [24].
Hiện tại chưa có thuốc để trung hòa lượng sắc tố sản xuất dư thừa hoặc
là đưa số lượng tế bào sắc tố về bình thường trong bệnh rám má hay các bệnh
tăng sắc tố khác. Hai phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là dùng thuốc
bôi tại chỗ và laser YAG để điều trị. Tuy nhiên phương pháp bôi tại chỗ
thường được các bác sỹ chuyên khoa chỉ định và được nhiều bệnh nhân chấp
nhận do có tỷ lệ biến chứng không nhiều và có thể khắc phục được. Còn theo
Sheilan và cộng sự (2002) cho rằng dùng laser YAG có kết quả điều trị nhanh
và tương đối hiệu quả nhưng tỉ lệ biến chứng cao là “Hiện tượng pháo hoa”,
chỗ trắng,chỗ đen,rất khó khắc phục và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ [60].
1.6.1 Hydroquynon
* Cấu trúc hóa học của hydroquinon
Hydroquinon rất giống cấu trúc của monobenzen,tồn tại dưới dạng tinh
thể hình kim,trắng và nhỏ. Chất này tan hoàn toàn trong nước và cồn,có hằng
số pKa = 9,96.
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của Hydroquinon [11].
Tính vững bền : Hydroquinon được bảo quản trong thùng kín,tránh ánh
sáng. Khi để nó ra ngoài không khí thì hydroquynon bị sẫm màu và tương kỵ
với kiềm,các muối của sắt và các chất oxy hóa.
*Dược động học của hydroquinon
Các nghiên cứu gần đây của Nazzaro – porro M, Picardo M, Balus L và
cộng sự cho thấy hydroquinone có tác dụng ức chế cạnh tranh với enzyme
tyrosinase,mà men này lại là một enzyme khóa trong quá trình sinh tổng hợp
sắc tố melanin (hình 4). Donatien PD, Hunt G, Pieron C và cộng sự (2000) đã
nghiên cứu tác dụng của hydroquinon trên các tế bào sắc tố của chuột cống
trong môi trường nuôi cấy,cho thấy thuốc hoàn toàn không ảnh hưởng tới sự
hoạt động của tế bào [20; 45; 47]. Trên thực tế lâm sàng các tác giả cũng cho
rằng thuốc hoàn toàn không ảnh hưởng tới màu da bình thường ở người,cũng
đồng nghĩa với việc hydroquinone không có tác dụng tẩy màu ở da bình
thường [18; 23; 30; 42; 43].
Khi nghiên cứu sâu hơn về thuốc và các tế bào sắc tố George F,
Murphy David, Elder thấy rằng hydroquinone đã ức chế gián tiếp men
tyrosinase qua hệ thống men của màng tế bào là thioredoxin reductase
Hydroquinone
TRR
T-(SH)2 T-S2
Tyrosinase
Hydroquinone
Tyrosine
Dopachrome
Melanin
(TRR),và men oxidase thioredoxin [25]. Tuy nhiên nhiều tác giả khác lại cho
rằng cơ chế phân tử trong việc làm giảm sắc tố da trên chuột và những người
có bệnh da tăng sắc tố chưa được rõ ràng [41; 42; 46; 49]. Nhiều tác giả cho
rằng sở dĩ hydroquinon có tác dụng làm giảm sắc tố da,ngoài tác dụng ức chế
men tyrosinase,nó còn tác dụng lên hệ thống hô hấp của tế bào trong ty, lạp
thể và thậm chí còn tác dụng lên DNA [22; 28; 30; 34; 38]. Theo Hyrobe T,
Flynn E, Sabo G và cộng sự năm 1998 thì hydroquinon ức chế hô hấp của tế
bào do ức chế hoạt động của enzyme trong ty,lạp thể,dẫn đến quá trình tổng
hợp ATP cũng bị ảnh hưởng (47). Khi bôi lên da động vật cho thấy
hydroquinon tăng thải melanin ra khỏi tế bào sắc tố. Các nhà vật lý cho rằng
hydroquinon cũng có thể ngăn chặn quá trình hình thành melanin. Không
giống monobenzen, hydroquinon không gây ra sự phá hủy tế bào sắc tố,cũng
như không làm mất sắc tố vĩnh viễn. Sự tẩy màu có thể xảy ra trong 1 – 4
tháng,khi đó melanin hiện hữu bị mất đi cùng với sự lột da,còn melanin mới
thải ra nhanh hơn [9; 11; 38; 64].
Phơi nắng làm giảm hiệu quả làm mất sắc tố của thuốc. Quá trình làm
mất sắc tố thường kéo dài từ 2 – 6 tháng sau khi không tiếp tục điều trị bằng
hydroquinone [9; 38; 39].
Hydroquinone
NADH
H2O
O2
ATP
Hình 1.4.Cơ chế tác dụng làm giảm sắc tố da của hydroquinone [68].
Ngoài ra,hydroquinon còn làm rối loạn hô hấp tế bào sắc tố dẫn đến
cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào bị ảnh hưởng như sơ đồ hình dưới
[31; 33; 38; 66].
Hình 1.5. Hydroquinon ảnh hưởng đến cung cấp năng lượng cho tế bào
sắc tố [39; 65].
* Chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn
-Chỉ định: Làm giảm sắc tố trong các bệnh tàn nhang, rám má, xạm da
do tăng nhạy cảm ánh sáng [5; 68].
-Tác dụng không mong muốn:
+ Viêm da tiếp xúc dị ứng.
+ Viêm da tiếp xúc kích ứng.
+ Khô da.
+Nếu dùng lâu dài có thể làm cho da trở thành màu nâu xám [38; 49; 64].
-Chống chỉ định và thận trọng khi dùng Hydroquinone
+ Không bôi Hydroquinone gần mắt, da bị sây xước, cháy nắng, da
nhiễm khuẩn, không được dùng đồng thời với thuốc làm rụng lông.
+ Để hạn chế tác dụng không mong muốn của Hydroquinone trước khi
bôi thuốc vào vùng da định điều trị, nên bôi thử vào 1 vùng da bình thường
bất kỳ (thường là cẳng tay trước hay sau lưng), nếu không thấy có phản ứng
gì mới chính thức bôi thuốc.
+ Khi bôi thuốc tránh tiếp xúc với ánh sáng.
+ Không dùng Hydroquinone cho những bệnh nhân có dị ứng với thuốc
hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
+ Cẩn thận đối với trẻ em: mức độ hiệu quả và an toàn đối với trẻ em
dưới 13 tuổi chưa xác định được [5; 38; 48].
+ Phụ nữ có thai và cho con bú: các nghiên cứu sinh sản trên động vật
chưa được thực hiện với Hydroquinone bôi tại chỗ. Không rõ Hydroquinone
có gây hại đến phôi thai khi phụ nữ có thai bôi thuốc hoặc thuốc có hấp thu
qua sữa hay không. Do đó chỉ được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
khi thật cần thiết.
* Liều lượng và cách dùng
-Cách dùng: Chỉ dùng đường bôi, không được uống.
-Liều lượng
+ Để tẩy sắc tố da, bôi 1 lớp mỏng kem hay dung dịch Hydroquinone và
xoa mạnh lên vùng da bị bệnh 1 đến 2 lần mỗi ngày (buổi sáng và buổi tối).
+ Nếu sau 2 tháng dùng Hydroquinone để điều trị mà không thấy giảm
sắc tố thì không dùng tiếp.
CH2OH
+ Khi đạt được mức độ giảm sắc tố mong muốn thì nên dùng
Hydroquinone giảm liều để duy trì sự khử sắc tố, có thể bôi cách ngày trước
khi dừng bôi. [5; 64].
1.6.2 Retinoic acid ( vitamin A acid)
* Công thức hóa học và nguồn gốc
Retinoic là những chất có tác dụng sinh học giống hoặc tương tự như
vitamin A. Trong tự nhiên nó tồn tại dưới 3 dạng: Retinol (vitamin A gốc
rượu), retinoic acid (vitamin A gốc acid) và retinal (vitamin A gốc aldehyd).
- Công thức hóa học:
Hình 1.6. Công thức hóa học của retinoic
- Nguồn gốc:
+ Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được vitamin A, mà phải lấy từ
bên ngoài vào qua hấp thu ở đường tiêu hóa dưới dạng vitamin A hoàn chỉnh.
Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá (nhất là cá thu) hay dưới dạng tiền
vitamin như các carotene (có nhiều trong gấc,bí đao,cà rốt …) sau đó thủy
phân thành vitamin A. Dạng aldehyd và dạng acid chỉ xuất hiện trong cơ thể
trong quá trình chuyển hóa vitamin A diễn ra. Retinoic là chất tổng hợp …
được đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc bôi. Con người đã tổng hợp rất
nhiều retinoic acid và gồm 3 thê hệ, thế hệ 1 và 2 đã có trên thị trường, còn
thế hệ 3 đang trong giai đoạn thử nghiệm.
+ Các retinoic acid dùng tại chỗ hiện tại chủ yếu là thế hệ 1: Tretinoin,
isotretionin, thuốc bôi có nồng độ từ 0,01% đến 0,1%. Nồng độ thấp 0,01%
retinoic acid được coi là các dạng mỹ phẩm. Nồng độ 0,05% thường dùng để
điều trị các bệnh da tăng sắc tố.
*Dược động học của retinoic acid
- Các công trình nghiên cứu của các tác giả Pathak MA, Fitzpatrick TB,
Kligman AM, Rolfpeter Zaumseil đã chứng minh được cơ chế giảm sắc tố da của
retinoic acid bôi trên da là làm gián đoạn sự vận chuyển những hạt sắc tố melanin
đã được hình thành trong tế bào sắc tố sang tế bào tạo sừng, nhất là tế bào sừng
lớp đáy và cận đáy góp phần làm giảm sắc tố da (hình 7) [23; 29; 51; 56].
- Theo giả thiết của Bouclier M, Chatelus A thì retinoic acid còn có thể
ngăn cản một phần các hạt melanin trong tế bào sắc tố chuyển sang các đại
thực bào ở trung bì [16].
- Ngoài ra,các nghiên cứu gần đây của Verallo Rowell VM (2003) cho
rằng retinoic acid khi tác dụng làm giảm sắc tố trên thương tổn da là tác dụng
tương hỗ với các thuốc khác khi kết hợp điều trị. Còn retinoic acid đơn thuần
tác dụng rất ít [63; 65].