Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƢỚU GIÁP THỂ NHÂN ĐƠN THUẦN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.45 KB, 13 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BƢỚU GIÁP THỂ NHÂN ĐƠN THUẦN BẰNG
PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121
Tô Minh khá, Huỳnh Văn Tuội, Hồ Trung Nghĩa
Bệnh viện Quân y 121
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kỹ thuật mổ và đánh giá kết quả điều trị bướu giáp
thể nhân đơn thuần bằng phẫu thuật nội soi.
Đối tượng và phương pháp: Tiền cứu mô tả tất cả các trường hợp bướu giáp
được phẫu thuật nội soi qua ngã nách quầng vú bằng dao cắt siêu âm tại bệnh viện
Quân Y 121 từ 10/2012 – 2/2015.
Kết quả: 37 (1 nam;36 nữ) trường hợp bướu giáp được phẫu thuật nội soi qua
ngã nách quầng vú bằng dao cắt siêu âm và được theo dõi í t nhất 3 tháng. Độ tuổi
trung bình là 36(19 – 63 tuổi). Bướu giáp đơn nhân hoặc bướu giáp đa nhân 1 thuỳ. Ba
trocar được đặt ở vị trí: nách, quầng vú bên bướu và trên hỏm nách. Khoang cổ được
tạo bằng đốt điện đơn cực v ới khí CO2 áp lực 8-10mmHg. Bướu được cắt bằng dao
siêu âm. Thời gian phẫu thuật trung bình 105 phút (90-180). Hai trường hợp bị khàn
tiếng nhẹ và hồi phục sau 3 tháng. Hai trường hợp tê tay tạm thời sau mổ, bốn trường
hợp tụ dịch( chọc hút và điều trị nọi ổn định).Sáu trường hợp đau vùng mổ kéo dài
(Liều thuốc –giảm dần theo thời gian) Tất cả bệnh nhân sau mổ đều an toàn, hài lòng
về tính thẩm mỹ
Kết luận: Đây là kỹ thuật mổ an toàn và hiệu quả đối với những phẫu thuật viên
có kinh nghiệm trong mổ nội soi và mổ hở bướu giáp . Lợi ích lớn nhất là tính an toàn,
thẩm mỹ cao. Kỹ thuật đã có thể áp dụng đối với bướu giáp đơn nhân, đa nhân một
thùy
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tuyến giáp là tuyến nội tiết của cơ thể khi có rối loạn chức năng gây ra bệnh lý,
bệnh lý về tuyến giáp là bệnh rất hay gặp và đa dạng, có tỷ lệ mắc bệnh trong dân cư cao,
thường có triệu chứng chung là tuyến giáp to một phần hay toàn bộ tuyến giáp, kèm theo
có hoặc không thay đổi chức năng của tuyến giáp. Theo tổ chức y tế thế giới WHO hiện
nay trên thế giới chiếm khoảng 12% dân số thế giới. Tại Việt Nam thống kê năm 1990
cho thấy bướu giáp đơn thuần chiếm 34,2% dân số.




Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mang lại kết quả khả quan về mặt: điều tri,
thời gian và kinh tế. Hiện nay có 2 phương pháp PT là: PT mở và PT nội soi.
Năm 1996 Gagner là người đầu tiên thực hiện PTNS để cắt u tuyến cậ n giáp cho
BN bị bệnh cường tuyến cận giáp với kỹ thuật tạo khoang PT bằng bơm khí CO 2, sau đó
Huscher áp dụng để cắt thùy tuyến giáp đầu tiên vào năm 1997
Ở Việt Nam, PTNS tuyến giáp được thực hiện từ năm 2003. Đến nay, có nhiều
bệnh viện thực hiện PTNS tuyến giáp như : BV Nội Tiết Trung Ương , BV Bình Dân, BV
Nhân Dân Gia Định, BV Chợ Rẩy, BV 103, BV 175… Phẫu thuật bằng phương pháp nội
soi khẳng định những ưu điểm của phương pháp là sẹo nhỏ được che khuất trong áo,
tránh được nguy cơ sẹo xấu và dị cảm sau mổ, cải thiện đáng kể về thẩm mỹ.
Các tác giả đều cho thấy PTNS tuyến giáp có thể thực hiện được an toàn, hiệu quả
nhưng còn một số điểm còn chưa thống nhất, và chưa được đánh giá đầy đủ kết quả sau
phẫu thuật nội soi .
Khoa B2, BV quân y 121 dùng đường nách ngực kết hợp tạo khoang bằng CO 2
(nội soi hoàn toàn cắt tuyến giáp ) để phẫu thuật BGN có chỉ định phẫu thuật . Nhằm góp
phần giải quyết những tồn tại trên chúng tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá kết quả điều trị
bướu giáp thể nhân đơn thuần bằng phẫu thuật noi soi tại bệnh viện quân y121 ” với
mục tiêu:
Mô tả kỷ thuật mổ và đánh giá kết quả điều trị bướu giáp thể nhân đơn thuần
lành tính bằng phẫu thuật nội soi
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả những BN bướu giáp thể nhân tập trung một thùy lành tính được điều trị
bằng PTNS tại BV quân y 121 từ 10/2012 đến 02/2015.
2.1.1. Tiêu chuẩn lƣ̣a chọn
- Bướu đơn nhân hay đa nhân tập trung ở một thùy.
- Tuyến giáp to ≤ độ III (theo phân độ của Bệnh Viện 103).
- Kích thước nhân hoặc khối nhân ≤ 4cm trên siêu âm

- Không có cường giáp trên lâm sàng và cận lâm sàng
- Kết quả FNA lành tính.
- Được PTNS với phương pháp nội soi hoàn toàn
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bướu giáp thể nhân ác tính (FNA).
- Viêm giáp, cường giáp.
- Đã xạ trị vùng cổ hay tiền sử mổ vùng cổ trước.
- BN không đủ điều kiện vô cảm nội khí quản, dị ứng CO2.
- BN không đồng ý điều trị với PTNS.


2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang
2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm chung
- Tuổi trung bình, theo nhóm- Giới tính: nam, nử; nghề nghiệp; phân vùng
2.2.2. Nghiên cứu về lâm sàng
- Dấu hiệu chèn ép: Khó nuốt, nuốt vướng, khó thở, nói khàn…
- Qua thăm khám sờ được nhân tuyến giáp vùng trước cổ
- Vị trí- Kích thước- Mật độ (Phân độ theo Học viện Quân y).
2.2.2. Nghiên cứu về cận lâm sàng
- Siêu âm tuyến giáp: Vị trí, kích thước, số lượng, tính chất của nhân.
- Xét nghiệm sinh hóa: Định lượng FT3, FT4, TSH cho tất cả bệnh nhân
2.2.3. Nghiên cứu về mô bệnh học
- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)
- Lấy mẫu xét nghiệm mô bệnh học sau mổ
2.2.4. Nghiên cứu về phẫu thuật nội soi.
2.2.4.1. Phƣơng tiện nghiên cứu
+ Máy PTNS của hảng Karl Stor - Nguồn sáng Xenon - máy bơm khí bơm khí
vào và kiễm soát lưu lượng khí bơm theo ý định PTV - CAMERA 30o
+ Máy cắt đốt tạo khoang phẫu thuật, bóc tách bướu, chế độ đốt nông

+ Dao cắt đốt siêu âm: (Ultrasound harmonic scalpel), cắt đốt chế độ 3 - 5
+ Máy hút, bộ dụng cụ phẫu thuật mở như: kẹp săng, kéo dao, kelly…
+ Dụng cụ phẫu thuật: dụng cụ phẫu thuật nội soi bụng tổng quát

2.2.4.2 Mô tả kỹ thuật nội soi bƣớu giáp
Phƣơng pháp vô cảm
+ Bệnh nhân được gây mê NKQ.
Tư thế bệnh nhân và phẫu thuật viên : bệnh nhân nằm ngửa , độn vai, ưởn cổ, mặt
quay về phía với bướu, màn hình đặt trên đầu bên có bướu, phẫu thuật viên đứng đối bên
với bướu, người phụ đướng đối bên, dụng cụ đứng dưới


Tƣ thế bệnh nhân – vị trí trorca – vị trí phẫu thuậ viên
5mm

10mmm

PHỤ

PTV

5mm

Các bước tiến hành
- Bƣớc I
+ Rạch da 10mm nếp trước hõm nách cùng bên phẫu thuật viên chính , đặt trôcar
10mm hướng về hõm ức để bơm khí CO2 áp lực 8 – 10mmHg
+ Rạch da đường 5mm mép trên quần vú và trên hỏm nách bên bướu, dùng kelly
bóc tách lớp dưới da đặt 2 trocar 5mm hướng về hõm ức
- BƣớcII

+ Tạo khoang trước tuyến giáp. Dùng móc bóc tách sát lớp cơ trước cổ, từ hõm ức
lên tới ngang sụm giáp rộng ra tới bờ ngoài cơ ức đòn chũm 2 bên
- Bƣớc III
+ Dùng móc bóc tách đường giữa khối cơ trước tuyến giáp vén sang bên bộc lộ
tuyến giáp, xác định giới hạn tuyến giáp bằng cơ vai –móng
- Bƣớc IV
+ Đánh giá tổn thương. Sử dụng dao điện và dao siêu âm bóc tách tuyến giáp trong
bao
- Thực hiện cắt nhân: Khi thùy giáp có đơn nhân kích thước nhỏ, nhu mô giáp lành
còn nhiều.
- Cắt gần hoàn toàn: 1 Thùy giáp chứa nhân to, nhu mô giáp lành còn lại ít
- Cắt thùy tuyến giáp : khi mô giáp thoái hóa nhiều. Tiến hành giải phóng cắt cực
dưới, cắt eo tuyến giáp, bóc tách khoảng vô mạch, cắt cực trên, cắt dây chằng Berry, quan
sát tránh dây thần kinh quặt ngược thanh quản
- Bƣớc V
+ Kiểm tra cầm máu, tuyến cận giáp, thần kinh quặt ngược, bơm rửa bằng
Natriclorua.
+ Lấy bệnh phẩm bằng túi ni lon qua troca 10mm
+ Đặt dẫn lưu Redon, qua chân Trocar 10mm
+ Khâu chân troca, băng ép vùng cổ
2.2.4.3. Nghiên cứu tai biến và biến chứng
- Ghi nhận: qua theo dõi bệnh nhân trong và sau mổ.


- Tai biến và biến chứng sớm: chảy máu, suy hô hấp, tổn thương dây thần kinh
quặt ngược, tetani tạm thời, ứ dịch vết mổ,tràn khí dưới da,nhiễm trùng vết mổ
- Biến chứng muộn : sẹo lồi , đau vết mổ , nhược giáp, tetani, khàn giọng, tái phát.
Qua tái khám đị nh kỳ , gọi điện và phiếu thăm dò, tìm hiểu biến chứng muộn.
2.2.5. Nghiên cƣ́u GPB
Tế bào ung thư, không ung thư, nhân keo, phình giáp…

2.2.6. Nghiên cƣ́u phẫu thuật
- Phương pháp phẫu thuật: cắt nhân, cắt gần hoàn toàn, cắt thùy.
- Thời gian phẫu thuật- Chuyển mổ mở- Đau sau mổ
- Thời gian nằm viện sau mổ
- Sự hài lòng của bệnh nhâ
2.2.7. Đánh giá kết quả sau mổ:
Tốt: Không có tai biến, biến chứng
Khá: Có tai biến, biến chứng nhẹ: chảy máu,khàn tiếng, đau tê vùng mổ.
Trung bình: Có tai biến, biến chứng nhẹ + Nhiễm trùng vết mổ kéo dài hoặc
chuyển mổ mở
Kém: Có tai biến, biến chứng nặng: Tổn thương thần kinh, cận giáp, khí quản, bó
mạch cảnh hoặc tái phát.
2.3. Xƣ̉ lý số liệu
Các số liệu thu thập được quản lý và xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.Yếu tố dịch tễ
3.1.1. Tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp
- Tuổi: Thấp nhất: 19 tuổi, cao nhất: 63 tuổi, trung bình: 36,41 tuổi, độ lệch chuẩn:
11,71.
Bảng 1: Tuổi, giới
Dịch tễ

Tần suất (n =
Tỉ lệ %
37)

Tuổi
 20

02


05,4

> 20 -  40

22

59,5

> 40 -  60

12

32,4


> 60

01

02,7

Nữ

36

97,3

Nam


01

02,7

Giới

- Tuổi: Hầu hết BN nằm trong độ tuổi lao động (18 – 50 ). Rất ít gặp ở nhóm tuổi
< 18 và > 50.
- Giới: Đa phần là nử giới (phù hợp vói các tác giả)
3.2.Lâm sàng
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng, vị trí, phân độ bƣớu
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng, vị trí, phân độ bướu
Tần suất (n =
Lâm sàng
Tỉ lệ %
37)
Vị trí bƣớu
Thùy P

21

56,8

Thùy T

15

40,5

Eo


01

02,7

Độ 1

6

16,2

Độ 2

28

75,7

Độ 3

03

8,1

Phân độ bƣớu

3.2.2. KT bƣớu trên khám lâm sàng: Nhỏ nhất: 1,5 cm, lớn nhất: 3,5 cm.
- Thường bướu độ 1, độ 2 tương đương với kích thước nhỏ không che phẫu trường
trong lúc mổ, nên thao tác dể. Độ 3 trở lên thao tác khó, nhiều trường hợp phải chuyển
mổ mở, vì thế lúc mới triển khai nên chọn kt bướu vừa và nhỏ
3.3. Cận lâm sàng

3.3.1. Xét nghiệm T3, T4, TSH
Bảng 3: Xét nghiệm T3, T4, TSH
Tần suất (n =
T3, T4, TSH
Tỉ lệ %
37)


T3
Bình thường

34

91,9

Tăng

03

08,1

Bình thường

35

94,6

Tăng

02


05,4

Bình thường

34

91,9

Giảm

03

08,1

T4

TSH

3.3.2. Siêu âm
- Kích thƣớc nhân: Nhỏ nhất: 1,1 cm, lớn nhất: 3 cm,
- Tính chất nhân
Bảng 4: Tính chất nhân
Tần suất (n
Tính chất nhân
Tỉ lệ %
=37)
Tính chất
Hổn hợp


23

62,2

Nang

8

21,6

Đặc

6

16,2

BG trên 50% dạng hổn hơp, cò lại chia điều cho dạng nang và dạng đặc
3.3.3. Xét nghiệm tế bào qua chọc hút bƣớu giáp bằng kim nhỏ
Bảng 5: Xét nghiệm tế bào học qua chọc hút bướu giáp bằng kim nhỏ
Xét nghiệm tế Tần suất (n
Tỉ lệ %
bào học
= 37)
Phình giáp

36

97,3

Nghi

ngờ
1
2,7
Hashimoto
3.4. Qui trình kỹ thuật
3.4.1. Trocar và áp lực CO2
Bảng 6: Trocar và áp lực CO2
Tần suất (n =
Trocar và áp lực CO2
Tỉ lệ %
37)


Số trocar
3 trocar

37

100

10 mm vùng nách
37
5 mm quần vú P và
37
cạnh trên hố nách

100

Vị trí trocar


100

Áp lực CO2
8 – 10 mmHg

37

100

- Có nhiều cách tiếp cận tuyến giáp,chúng tôi chọn cách tiếp cận đường bên nách
và quầng vú vì đường nầy thao tác dễ và thẩm mỹ
- Chọn áp lực 8-10Hmmg là áp lực vừa đủ căng rộng phẫu trường và không ảnh
hưởng đến huyết động học.
3.4.2. Kỹ thuật trong mổ

Bảng 7: Kỹ thuật trong mổ
Tần suất (n =
Kỹ thuật trong mổ
Tỉ lệ %
37)
Phƣơng pháp mổ
Cắt thùy

35

94,6

Cắt nhân

02


05,4



03

08,1

Không

34

91,9

37

100

Thám sát TK quặt ngƣợc

Dẫn lƣu
Có DL

- Cắt thùy giáp khi thùy giáp chứa nhân to, nhu mô còn lại ít và thoái hóa nhiều
- Đa phần chúng tôi chừa lại lam sau nên thường không thám sát tk quặt ngược
- 100% chúng tôi đều DL để tránh ứ động dịch, rút DL sau 24h
3.5. Kết quả trong và sau mổ
3.5.1 Kết quả trong mổ
- Tai biến trong mổ



Bảng 8: Tai biến trong mổ
Tần suất (n =
Tai biến trong mổ
Tỉ lệ %
37)
Chảy máu


01

02,7

Không

36

97,3

Tổn thƣơng cơ quan lân cận
Không

37

100

2

5,4


Chuyển mổ mở


- Có một trường hợp (2,7%) chảy máu tuyến giáp cầm máu khó và sợ tổn tương
cơ quan xung quanh nên chúng tôi chuyển mổ mở, một trương hợp (2,7%)bướu to và
chảy máu che lấp phẫu trường thao tác khó khăn nên củng chuyển mổ mở.(Hồ Nam
BVBD: chuyển mổ mở 2,8%)
- Thời gian mổ: Ngắn nhất: 90 p, dài nhất: 180 p, trung bình: 105 p.
Thời gian mổ của chúng tôi còn dài, do mới triển khai thao tác chưa quen. (Bệnh
viện Bình Dân mổ trung bình 90 phút. Bs.Liệt Bệnh viện Chợ Rẫy mổ trung bình 56
phút)
3.5.2. Kết quả sau mổ
- Kết quả gần
Bảng 9: Kết quả gần
Kết quả gần

Tần suất (n =
Tỉ lệ %
37)

Chảy máu


03

08,1

Không


34

91,9



02

05,4

Không

35

94,6

03

08,1

Khàn tiếng

Phù nề vùng cổ



Không

34


91,9

Ít

34

91,9

Nhiều

3

8,1



4

10,8

không

33

89,2

Đau vùng mổ

Tụ dịch vết mổ


- Có 3 trường hợp(8,1%) chảy máu nhưng không nhiều, chỉ băng ép , thuốc cầm
máu sau đó ổn, không có trường hợp nào phải mổ lại (BVBD:1,4%)
- Có 2 trường hợp(5,4%) nói khàn và 3 trường hợp(8,1%) phù nề vùng cổ chúng
điều trị nọi khoa ( kháng viêm, chống phù nề, vitamin nhón B) sau đó bệnh ổn
định.(BVBD: nói khàn 7,2%, phù nề 5,8%), (BS.LIỆT: nói khàn 4,83%)
- Có 4 tường hợp(10,8%) tụ dịch vết mổ, chúng tôi chọc hút dịch kết hợp điều trị
nọi khoa sau đó bệnh củng ổn định. (BVBD: Tụ dịch 4,3%, BS.Liệt BVTR: Tụ dịch
3,22%)
- Kết quả xa
Bảng 10: Kết quả xa
Tần suất (n =
Kết quả xa
Tỉ lệ %
37)
Sẹo mổ
Tốt

036

97,3

Xấu

01

02,7



00


00

Không

37

100

Đau

6

16,2



01

02,7

Căng

01

02,7

Không

29


78,4

Khàn tiếng

Dị cảm vùng mổ


Tái phát
Không

37

100

- Có (2,7%) trương hợp sẹo xấu do tụ dịch đặt DL kéo dài (BVBD:sẹo xấu 4,3%)
- Có (16,2%) trường hợp đau vùng mổ nhưng đau vừa, chúng tôi chỉ dùng thuốc
giảm đau và hổ trợ thần kinh, không thấy BN trở lại tái khám nửa (BVBD: Đau 8,7%), có
2 trường hợp(5,4%) căng tê tại chổ thì thấy giảm dần theo thời gian, không dùng thuốc
gì.(BVBD: tê 2,9%, căng 2,9%)
- Theo dõi thời gian ngắn nên chúng tôi chưa ghi nhân trường hợp tái phát nào
3.5.3. Kết quả giải phẫu bệnh
Bảng 11: Giải phẫu bệnh
Tần suất (n =
Giải phẫu bệnh
Tỉ lệ %
37)
Phình giáp

32


86,5

Dạng keo

4

10,8

Viêm
giáp
01
02,7
Hashimoto
3.5.4. Thời gian nằm viện
Ngày điều trị hậu phẫu : Ngắn nhất: 2 ngày, dài nhất: 7 ngày, trung bình: 3,88
ngày, độ lệch chuẩn: 1,32. Ngày nàm điều trị của chúng tôi củng phù hợp với một só tác
giả,(BVBD: TB 4,06 ngày,ngắn nhất 2 này, dài nhất 7ngày). (BS.Liệt BVTR: TB 2,35
ngày, ngắn nhất 1 ngày, dài nhất 4 ngày)
3.5.5. Sự hài lòng của bệnh nhân
Bảng 12: Sự hài lòng của bệnh nhân
Sự hài lòng của bệnh Tần suất (n =
Tỉ lệ %
nhân
37)
Rất hài lòng

30

81,1


Hài lòng

6

16,2

Tạm hài lòng

01

02,7

Đa phần BN rất hài lòng (81%) chỉ (2,7%) tạm hài lòng, chứng tỏ bệnh nhân thích
mổ nọi soi hơn vì nó có nhiều ưu điểm hơn.(BVBD: Rất hài lòng(84,1%). (BS.Liệt
BVTR: Rất hài lòng 100%)
3.5.3. Đánh giá kết quả chung sau mổ:
Kết quả sau mổ

Tần suất (n Tỉ lệ %


= 37)
Tốt

029

78,4

Khá


6

16,2

Trung bình

2

5,4

Kém

0

0

37 bệnh nhân tái khám sau 6 tháng ghi nhận 78,4% bệnh nhân tốt, 16,2% bệnh
nhân khá, và 5,4 bệnh nhân trung bình
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tiến cứu 37 trường hợp được mổ nội soi cắt thùy tuyến giáp tại
bệnh viện quân y 121 chúng tôi có kết luận như sau:
- Tỷ lệ thành công 94,6%
- Kỹ thuật cắt tuyến giáp qua nội soi an toàn và dễ thực hiện, đặc biệt với những
PTV có kinh nghiệm mổ hở.
- Hiệu quả điều trị và biến chứng sau mổ không khác biệt so với mổ hở.
- Là phương pháp có nhiều ưu điểm:
+ Ít đau sau mổ.
+ Thời gian nằm viện ngắn.
+ Có tính thẩm mỹ cao.

- Chỉ định còn giới hạn trong những trường hợp bướu nhỏ và không dính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tạ Văn Bình(1999), Đặc điểm bướu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm và đều
trị một vài loại bướu giáp nhân bình giáp, Luận án tiến sĩ y học.
2. Hồ Khánh Đức, Hồ Nam, Trần Công Quyền, Nguyễn Ngọc Bình, Nguyễn
Bá Minh Nhật, Nguyễn Văn Việt Thành (2010). “Điều trị bướu giáp bằng phẫu thuật
nội soi tại bệnh viện BìnhDân”, Báo ngoại khoa Việt Nam tập 60, Số đặc biệt “Đại hội
phẫu thuật nội soi Châu Á Thái BìnhDương (ELSA) lần thứ X” Hà Nội, ngày 2527/11/2010, tr.374-379.
3. Trần Ngọc Lƣơng (2005), “Một số nhận xét về kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp
bằng đường thành ngực trước và đường nách: qua 200 trường hợp bướu nhân ở 1 thùy”,
Tạp chí y học thực hành số 8 (517), tr.38-41.
4. Trần Ngọc Lƣơng (2006), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi, điều trị
bướu giáp thể nhân lành tính, Luận án tiến sỹ y học 2006.
5. Trần Ngọc Lƣơng (2010), “Kết quả phẫu thuật nội soi qua 7 năm tại bệnh viện
Nội tiết Trung Ương”, Kỷ yếu ELSA 2010, Việt Nam. tr.256.


6. Ngô Văn Hoàng Linh, Đặng Ngọc Hùng (2000), “Đánh giá chỉ định điều trị
ngoại khoa bệnh bướu giáp đơn thuần (có đối chiếu với kết quả giải phẫu bệnh lý)”.
Công trình nghiên cứu khoa học (1995-2000), tập III, Học viện Quân Y. NXB quân đội
nhân dân, tr.117-120.
7. Gagnet M (1996). “Endoscopic subtotal parathyroidectomy in patients with
primary hyperparathyroidism”. British Journal of Surgery, Vol. 83, No. 6, pp 875.
8. Hüscher CSG, Chiodini S, Napolitano C, Recher A (1997), “Endoscopic
right thyroid lobectomy”, Surg Endosc 11, pp.887.
9. Park Yong Lai, Han Won Kon (2003), “100 cases of endoscopic
thyroidectomy: Breast approach”. Surgical laparoscopy, endoscopy and percutaneous
techniques, Vol.1, No.1, pp.20-25.
10. Barbara K.Kinder; Gerard N. Burrow (2001), “The thyroid: Nodular anh
Neoplasia”. In part III-Thyroid disease, endocrinology& Metabolism 4th Edition.




×