Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------

CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 3.4

TS. BÙI VĂN TRỊNH

Cần Thơ –
01/2010
i


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................2
2.1Mục tiêu chung.....................................................................................................2
2.2Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2
3.LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................................2
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................3


4.1Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................3
4.2Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................3
5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG......................................................................................4
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK........................4
1.1Quá trình hình thành và phát triển........................................................................4
1.2Ngành nghề kinh doanh và thị trường kinh doanh...............................................6
1.2.1.Ngành nghề kinh doanh....................................................................................6
1.2.2.Thị trường kinh doanh......................................................................................6
1.3Cơ cấu tổ chức công ty.........................................................................................7
1.3.1.Sơ đồ tổ chức....................................................................................................7
7
1.3.2.Hội đồng quản trị..............................................................................................8
1.3.3.Ban kiểm soát...................................................................................................8
1.3.4.Ban tổng giám đốc............................................................................................8
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH....................9
2.1Phương pháp luận.................................................................................................9
2.1.1.Khái niệm lợi nhuận.........................................................................................9
2.1.2.Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận........................................................................9
2.1.2.1.Hệ số lãi gộp..................................................................................................9
2.1.2.2.Hệ số lãi ròng (ROS)...................................................................................10
2.1.2.3.Suất sinh lời của tài sản (ROA)...................................................................11
2.1.2.4.Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).....................................................11
2.1.2.5.Sơ đồ DuPont...............................................................................................12
2.2Phương pháp phân tích số liệu...........................................................................12
2.2.1.Phương pháp so sánh......................................................................................12
2.2.1.1.Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối......................................................13
2.2.1.2.Phương pháp so sánh bằng số tương đối.....................................................13
2.2.2.Phương pháp thay thế liên hoàn.....................................................................14

2.2.2.1.Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số.............................................14
2.2.2.2.Thực hiện phương pháp thay thế.................................................................14
Chương 3 PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
SACOMBANK QUA HAI NĂM 2008 VÀ 2009.......................................................15
3.1Các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng Sacombank
15
3.2Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng Sacombank qua hai năm
2008-2009........................................................................................................................17
3.2.1Hệ số lãi gộp....................................................................................................17
Phương pháp thay thế liên hoàn..............................................................................17
ii


3.2.2Hệ số lãi ròng (ROS).......................................................................................18
Phương pháp thay thế liên hoàn..............................................................................19
3.2.3Suất sinh lời của tài sản (ROA).......................................................................21
Phương pháp thay thế liên hoàn..............................................................................21
3.2.4Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).........................................................23
Phương pháp thay thế liên hoàn..............................................................................23
3.2.5Phân tích bằng sơ đồ DuPont..........................................................................25
Chương 4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÂN
HÀNG SACOMBANK...............................................................................................27

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.......................................................................30
1.KẾT LUẬN..........................................................................................................30
2.KIẾN NGHỊ..........................................................................................................31

iii



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Thận trọng chỉ tiêu lợi nhuận 2010”, ra ngày 18/01/2010, tác giả Thùy Vinh,
Báo đầu tư, Website: tinkinhte.com.
2. Huỳnh Phượng Mỹ, Đề tài “Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Vĩnh Long”, lớp Tài ChínhK30, Đại học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn ThS Nguyễn hữu Đặng.
3. Lý Ngọc Hòa, Đề tài “Phân tích những ảnh hưởng của thay đổi lãi xuất đến
tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi
nhánh Cần Thơ”, sinh viên lớp Tài Chính K30 - Đại Học Cần Thơ. Giáo viên
hướng dẫn TS Võ thành Danh.
4. Tác giả Huỳnh Thế Du - Vũ Thành Tự Anh, 2006, “Đi tìm bí ẩn lợi nhuận của
các ngân hàng”.

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
thương tín.....................................................................................................7
Bảng 1: Hệ số lãi gộp.................................................................................17
Bảng 2: Tỷ suất doanh lợi (Profit Margin) trong năm 2008, 2009.......19
Bảng 3: Suất sinh lời của tài sản..............................................................21
Bảng 4: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu...............................................23
PHẦN PHỤ LỤC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2008 VÀ 2009....................32

iv


DANH SÁCH NHÓM PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NHÓM 3.4 HỌC KỲ II 2009-2010
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10

MSSV
2041438
4061189
4061499
4073679
4073711
4073724
4073735
4073741
4073751

Họ tên
Trần Thị Hồng Châu
Trần Ngọc Ngân
Nguyễn Hoàng Khải
Trần Ánh Ngân
Nguyễn Quỳnh Như
Trịnh Vân Thy
Đỗ Kiều Trinh
Vũ Thị Thu Uyên
Nguyễn Thị Hồng Xuân
Huỳnh Minh Châu


Số điện thoại
0987 908 708
0982 682 286
0939 731 740
0983 11 01 06
098 313 77 51
090 663 4002
01687 364 061
0939 609 000

11

4073797

Võ Thị Kim Linh

0939 212 535

12
13
14
15
16
17
18

4073809
4073862
4074372

4074557
4077543
4077607
4084672

Vũ Thị Nga
Lê Thị Bảo Trâm
Hà Thị Duyên
Trịnh Mỹ Phương
Trương Văn Tình Em
Lã Kim Thanh
Trần Thị Thu Nga

01222 750 577
0987 969 315
0907 466 266
098 66 00 538
01267 233 575
0939 050 809
0122 818 4674

01674 608 688

v

Chức vụ

Email






Thư ký




Nhóm phó

Nhóm

trưởng









Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bất kỳ nền kinh tế nào, khi một doanh nghiệp tiến hành hoạt động
kinh doanh đều có những mục tiêu riêng để hướng đến, và tất cả các mục tiêu đó

đều nhằm một mục đích chung duy nhất là lợi nhuận. Thông qua lợi nhuận đạt
được, doanh nghiệp sẽ đánh giá kết quả hoạt động của mình. Lợi nhuận càng cao
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Tức là, mọi hoạt động của doanh
nghiệp đều xoay quanh lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả là vì lợi nhuận.
Ngay cả các tổ chức phi lợi nhuận cũng luôn tìm cách nâng cao các khoản thu
nhập của mình sao cho chi phí bỏ ra luôn thấp hơn các khoản thu vào để đảm bảo
cho sự tồn tại của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh được
đặc biệt chú ý. Các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cạnh
tranh khốc liệt với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường. Lợi nhuận còn là một
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh, trình độ tổ chức sử dụng
các yếu tố sản xuất của nhà quản trị. Đồng thời, lợi nhuận là điều kiện để doanh
nghiệp tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, thực hiện các nghĩa vụ thanh toán
cho các đối tượng. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản đánh giá tốc độ tăng trưởng và
phát triển của doanh nghiệp.
Nhưng làm thế nào để một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và có các
biện pháp hiệu quả để tăng lợi nhuận của mình? Đó là một vấn đề bức bách và có
tính thời sự cho bất kỳ ai muốn đi vào lĩnh vực kinh tế. Để tồn tại và phát triển
thì điều chủ yếu quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả,
phải thu được lợi nhuận. Để giải quyết tốt vấn đề này, doanh nghiệp cần phải
nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng, xu hướng tác động của từng nhân tố đến
việc tạo ra lợi nhuận. Do đó, việc phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận là rất quan trọng, vì qua quá trình phân tích
doanh nghiệp sẽ thấy được những nguyên nhân cũng như nguồn gốc của các vấn
đề phát sinh, phát hiện và khai thác những nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp
đồng thời có những biện pháp để khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp

Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 1



Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

mắc phải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó
giúp nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chính vì lợi nhuận là mục tiêu theo đuổi của bất cứ đơn vị kinh doanh nào
nên ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Việc phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận
của ngân hàng thực chất là để có một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt
động để các nhà quản trị ngân hàng có thể dưa ra các biện pháp nhằm tăng lợi
nhuận. Và với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nên nhóm
chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín - Sacombank”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn thương tín (NH Sacombank) qua hai năm 2008 và 2009, từ đó tìm ra các
nhân tố tác động đến nhóm chỉ tiêu lợi nhuận đó để giúp Ngân hàng có những
giải pháp tốt nâng cao lợi nhuận trong những năm tiếp theo.
2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Giới thiệu chung về NH Sacombank.
(2) Các phương pháp luận và phương pháp phân tích dùng phân tích nhóm chỉ
tiêu lợi nhuận của NH Sacombank.
(3) Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của NH Sacombank qua hai năm 2008
và 2009.
(4) Một số đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận của NH Sacombank.
3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Nguyễn Quỳnh Anh, 2005, Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Ngoại thương Cà Mau. Tác giả phân tích đánh giá tình hình tài chính

tổng quát của đơn vị qua ba năm thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh mà đơn vị đang sử dụng, từ thấy được nguyên nhân
làm thay đổi các loại nguồn vốn, tài sản, tình hình hoạt động của đơn vị.
2. Vũ Thành Tự Anh và Huỳnh Thế Du 2006, Đi tìm bí ẩn lợi nhuận của các
ngân hàng. “Trong điều kiên nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, các ngân hàng
thương mại kinh doanh có hiệu quả là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên với vai trò
là “hệ tuần hoàn của nền kinh tế”, lợi nhuận của ngân hàng cao có thể do độ “ma
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 2


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

sát” lớn làm tăng chi phí huy động của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu
quả của nền kinh tế. Do vậy, việc nhìn sâu vào các con số lợi nhuận của ngân
hàng và các điều liên quan là rất cần thiết”.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thông tin về ngân hàng và số liệu dùng để phân tích chủ yếu lấy từ Website
của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín qua các báo cáo tài
chính, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2008 và 2009.
Ngoài ra nhóm còn nghiên cứu, tham khảo thêm sách, báo, tạp chí, Website
chuyên ngành, các luận văn mẫu để hỗ trợ cho việc phân tích, nghiên cứu và
đánh giá.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu để so sánh năm 2009 với năm 2008
nhằm thấy được thay đổi của nhóm chỉ tiêu lợi nhuận, xem nó biến động tích cực

hay tiêu cực để có những biện pháp hiệu quả.
Phương pháp thay thế liên hoàn: dùng để xác định chính xác mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự tác động của từng chỉ tiêu lợi nhuận tới sự
tăng giảm lợi nhuận của ngân hàng, từ đó sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải
pháp điều chỉnh thích hợp góp phần nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Về không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
− Về thời gian: 14-01-2010 đến 08-04-2010.
− Đối tượng nghiên cứu: Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng thương mại
cổ phần Sài Gòn thương tín.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 3


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG SACOMBANK
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991,
Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó
khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại
vùng ven TP.HCM với 01 hội sở và 03 chi nhánh.

Sau gần 19 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những
Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:
• 6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, 9.202 tỷ đồng vốn tự có;
• Hơn 300 Chi nhánh và Phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước,
01 VPĐD tại Trung Quốc, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại
Campuchia;
• 10.978 đại lý thuộc 306 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới;
• Gần 7.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;
• Hơn 70.000 cổ đông đại chúng;
Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt
Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín
trong nước và quốc tế, điển hình như:
− "Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2008” do Asian Banking &
Finance bình chọn;
− “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn;
− “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn;
− “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn;
− “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;
− “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asian Banking and
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 4


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

Finance bình chọn;

− ”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình
chọn;
− “Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do
Global Finance bình chọn;
Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân
hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại
Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm
2007;
• Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong
trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007;
• Bằng khen của Thủ tướng chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện
trong suốt các năm qua;
• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích
cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế;
• Cờ thi đua của Thống đốc NHNN Việt Nam về những thành tích dẫn đầu
phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2008;
Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử
hình thành và phát triển Ngân hàng với việc công bố hình thành Tập đoàn tài
chính Sacombank, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn.
Ngày 12/07/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ
phiếu trên trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở
giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh), đây là một sự kiện rất quan
trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo
tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần khác.
Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố
hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tư nhân với 5 công ty
trực thuộc và 5 công ty liên kết.


Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 5


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

1.2 Ngành nghề kinh doanh và thị trường kinh doanh
1.2.1. Ngành nghề kinh doanh
Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương
Tín là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ
các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết
khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh
tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;
thanh toán quốc tế, đầu tư chứng khoán; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch
vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
1.2.2. Thị trường kinh doanh
Với việc khai trương văn phòng đại diện Nam Ninh tại Trung Quốc vào
tháng 01 năm 2008 và chi nhánh Lào vào tháng 12 năm 2008, Sacombank trở
thành ngân hàng đầu tiên thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh tại nước
ngoài. Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới của
Sacombank với mục tiêu tạo ra nhu cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài
chính của khu vực Đông Dương.
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sẽ
chính thức khai trương hoạt động Chi nhánh Phnom Penh (Campuchia) vào ngày
23/6 tới nhằm thúc đẩy thêm việc giao thương giữa Việt Nam và Campuchia đã
có từ nhiều năm nay. Sacombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở chi nhánh

tại Campuchia.
Như vậy, với việc triển khai hoạt động chi nhánh Phnom Penh, Sacombank
đã chính thức trở thành ngân hàng khu vực Đông Dương.
Hiện Sacombank đang tiếp tục nghiên cứu thị trường tài chính và sản phẩm
ngân hàng truyền thống và đặc thù tại campuchia nhằm tạo tiền đề cho hoạt động
của chi nhánh sau này. Hiện Sacombank có 9 chi nhánh và hơn 20 phòng giao
dịch hoạt động ở các tỉnh cận biên Việt Nam và Campuchia ( Gia Lai, ĐắkLắk,
Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang,...).

Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 6


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

1.3 Cơ cấu tổ chức công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn thương tín

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2008)
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 7


Phân tích hoạt động kinh doanh


GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

1.3.2. Hội đồng quản trị
Ông Đặng Văn Thành (chủ tịch hội đồng quản trị)
Bà Huỳnh Quế Hà (phó chủ tịch thứ nhất)
Ông Nguyễn Châu (phó chủ tịch)
Ông Dominic Scriven (ủy viên)
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (ủy viên)
Ông Phạm Duy Cường (ủy viên)
Ông Huỳnh Phú Kiệt (ủy viên)
Ông Đặng Hồng Anh (ủy viên)
Ông Colin Mansbridge (ủy viên)
1.3.3. Ban kiểm soát
Ông Nguyễn Tấn Thành (trưởng ban kiểm soát)
Ông Lê Văn Tòng (thành viên)
Ông Doãn Bá Tùng (thành viên)
1.3.4. Ban tổng giám đốc
Ông Trần Xuân Huy (tổng giám đốc)
Ông Lưu Huỳnh (phó tổng giám đốc)
Ông Đào Nguyên Vũ (phó tổng giám đốc)
Ông Tô Thanh Hoàng (phó tổng giám đốc)
Bà Đỗ Thu Ngân (phó tổng giám đốc)
Ông Hồ Xuân Nghiêm (phó tổng giám dốc thứ nhất)
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai (phó tổng giám đốc)
Ông Nguyễn Minh Tâm (phó tổng giám đốc)
Ông Bùi Văn Dũng (phó tổng giám đốc)
Ông Nguyễn Đăng Thanh (phó tổng giám đốc)

Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4


Trang 8


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1 Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm lợi nhuận
Có nhiều khái niệm về lợi nhuận tại mỗi thời điểm khác nhau, nhưng lợi
nhuận đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu với tổng chi phí
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi tức từ hoạt động kinh doanh chính
và lợi tức từ hoạt động kinh doanh khác (đó cũng chính là kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp).
 Lợi tức từ hoạt động kinh doanh chính là khoản chnh lệch giữa tổng
doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ được tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế lợi
tức).
 Lợi tức từ hoạt động khác, bao gồm:
− Lợi tức từ hoạt động tài chính là khoản thu lớn hơn khoản chi từ các
hoạt động tài chính như: cho thuê tài sản; bán trái phiếu, chứng khoán; mua bán
ngoại tệ; tiền lãi gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh; lãi cho vay thuộc các
nguồn vốn, quỹ; lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh; đầu tư chứng khoán
ngắn hạn
− Lợi tức từ hoạt động kinh doanh bất thường là khoản thu nhập bất

thường lớn hơn chi phí bất thường, bao gồm: các khoản trả cho chủ nợ; thu lại
các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ qua (đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế
toán); các khoản dư thừa sau khi đi trừ hao hụt, mất mát các khoản vật tư cùng
loại; chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản; các khoản lợi tức từ các năm trước
phát hiện năm nay; số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
phải thu khó đòi.
2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận
2.1.2.1. Hệ số lãi gộp
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 9


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

Lãi gộp
Doanh thu thuần
Trong đó: Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán
Hệ số lãi gộp

=

Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và hệ
số lãi gộp được tính bằng công thức:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng
thu nhập. Hệ số lãi gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh
nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số lãi gộp cao hơn chứng

tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ
cạnh tranh của nó.
Lợi nhuận là điều đầu tiên mà rất nhiều nhà đầu tư xem xét để đánh giá khả
năng sinh lợi của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào chỉ số này
cũng cho ta một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp đó. Mặt khác, hệ số lãi gộp
lại có thể đem lại những thông tin cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
2.1.2.2. Hệ số lãi ròng (ROS)
Lãi ròng được hiểu là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay được gọi là tỉ
suất sinh lời của doanh thu ROS (return on sales) thể hiện một đồng doanh thu có
khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. Tỷ suất sinh lời chính là thước đo hàng
đầu để đánh giá tính hiệu quả và tính sinh lời của quá trình hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, do đó trước khi đầu tư vào doanh nghiệp, các nhà đầu tư
thường quan tâm đến các tỷ suất biểu hiện cho hệ số sinh lời của công ty bởi vì
nó là kết quả của hàng loạt chính sách và biện pháp quản lý của doanh nghiệp.
−Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi
nhuận và doanh thu, chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động
kinh doanh, thể hiện lợi nhuận do doanh thu đem lại.
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (ROS)

=

Lãi ròng
x 100%
Doanh thu

−Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động
kinh doanh càng lớn, lợi nhuận sinh ra càng nhiều.


Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 10


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

Hệ số ROS đặc biệt quan trọng đối với nhà quản trị do nó phản ánh chiến
lược giá của ngân hàng và khả năng trong việc kiểm soát chi phí hoạt động. Hệ
số lãi ròng khác nhau giữa các ngành tùy thuộc vào tính chất của các sản phẩm
kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của công ty.
Người ta sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận (tỉ lệ giữa lợi nhuận trước thuế
so với doanh thu để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp). Ở Việt
Nam, tỉ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để căn cứ mức trích lâp các quỹ khen
thưởng, phúc lợi đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
2.1.2.3. Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Suất sinh lời của tài sản
(ROA)

Lãi ròng
Tổng tài sản

=

Hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao
sẽ là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại

thấp.
Hệ số này dùng để đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động
kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý
của ban lãnh đạo công ty.
Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) thường có sự chênh lệch giữa các
ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất,
máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại
… thường có hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA) nhỏ hơn so với hệ số suất sinh
lời của tài sản (ROA) của các ngành mà không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản
như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm …
2.1.2.4. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thể hiện trong một thời gian nhất định,
một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho công ty.
Lãi ròng
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử đụng vốn chủ sở hữu của
ROE =

doanh nghiệp càng lớn. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu càng nhỏ. Đây cũng là một chỉ số rất quan trọng đối với nhà quản trị
vì nó phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của đơn vị, và cũng
rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 11


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh


2.1.2.5. Sơ đồ DuPont

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROE

Suất sinh lời của tài sản
ROA

nhân

Đòn bẩy tài chính

Tổng tài sản

Hệ số lãi ròng
ROS

Lãi ròng

chia

Vốn CSH

Số vòng quay
tổng tài sản

nhân

Doanh

thu

chia

Doanh
thu

chia

Tổng tài sản

2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân
tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận nói riêng
trong doanh nghiệp, cụ thể sẽ được áp dụng để phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận
của ngân hàng Sacombank trong phạm vi của đề tài này.
* Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh:
Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để
so sánh, tiêu chuẩn đó là: Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu
hướng phát triển của các chỉ tiêu; các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán,
định mức), nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định
mức; các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực
hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.
* Điều kiện so sánh được:
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 12



Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử
dụng để so sánh phải đồng nhất.
+ Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời
gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau:
- Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế;
- Phải cùng một phương pháp phân tích;
- Phải cùng một đơn vị đo lường.
+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô
và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
Có rất nhiều phương pháp so sánh khác nhau, nhưng trong bài này, nhóm
em chỉ sử dụng hai phương pháp: so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số
tương đối.
2.2.1.1. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ của trị số
giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức tính: ∆y = y1 – y0
Trong đó: y0 là chỉ tiêu của kỳ gốc
y1 là chỉ tiêu của kỳ phân tích
∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Sử dụng phương pháp này để so sánh số liệu của kỳ phân tích với số liệu kỳ
gốc của các chỉ tiêu xem xét sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
2.2.1.2. Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Công thức tính:


y1 - y0

∆y =

x 100%

y0
Trong đó: y0 là chỉ tiêu của kỳ gốc
y1 là chỉ tiêu của kỳ phân tích
∆y biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để làm rõ mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số
chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 13


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình
tự nhất định để các định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần
phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần
thay thế.
2.2.2.1. Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích;
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích;
Thể hiện bằng phương trình: Q = a x b x c.

Đặt Q1: Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 b1 c1.
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 b0 c0.
=> Q1 – Q0 = ∆ Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch.
∆ Q: đối tượng phân tích
∆ Q = a1 b1 c1 - a0 b0 c0.

2.2.2.2. Thực hiện phương pháp thay thế
-Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):
a0 b0 c0 được thay thế bằng a1 b0 c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a sẽ là:
∆ a = a1 b0 c0 - a0 b0 c0

-Thay thế bước 2 (cho nhân tố b):
a1 b0 c0 được thay thế bằng a1 b1 c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b sẽ là:
∆ b = a1 b1 c0 - a1 b0 c0

-Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):
a1 b1 c0 được thay thế bằng a1 b1 c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c sẽ là:
∆ c = a1 b1 c1 - a1 b1 c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
∆ a + ∆ b + ∆ c = (a1 b0 c0 - a0 b0 c0 ) + (a1 b1 c0 - a1 b0 c0) +(a1 b1 c1 - a1 b1 c0)

= a1 b1 c1 - a0 b0 c0
= ∆ Q đúng bằng đối tượng phân tích.

Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4


Trang 14


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

Chương 3
PHÂN TÍCH NHÓM CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
SACOMBANK QUA HAI NĂM 2008 VÀ 2009
Các bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
năm 2008 và 2009 được để ở Phần phụ lục cuối bài.
3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng
Sacombank
Các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh
tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc
biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Trong cơ chế thị trường hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đều phải
chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tác động đến các nhóm chỉ tiêu lợi nhuận, các
nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kểt quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy,
để ngân hàng tồn tại và phát triển mạnh hơn nữa, ban lãnh đạo công ty nên nắm
rõ các nhân tố tác động này để nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể, thích hợp và
chính xác. Các nhân tổ ảnh hưởng đến nhóm chỉ tiêu lợi nhuận:
1. Uy tín của công ty: Uy tín là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc kinh
doanh, Việc làm khách hàng hài lòng và nâng cao chất lượng phục vụ đã trở
thành một tài sản quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức và sẽ mang lại
nhiều cơ hội cũng như có nhiều khách hàng, thu hút nhiều người có trình độ cao
về làm việc cho công ty, giảm bớt các chi phí cần thiết và làm tăng lợi nhuận của
ngân hàng
2. Nhân tố tổ chức lao động: Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò

quyết định của nhân tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty
đã đặc biệt trú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực, coi con người là trung tâm
và quyết định mọi thành công của công ty.
+ Trình độ tổ chức quản lý của Cấp lãnh đạo: Lãnh đạo là người định
hướng cho sự phát triển của công ty, hướng dẫn cho việc kinh doanh của cấp
dưới. Ban lãnh đạo của Công ty phải có chuyên môn tốt, trình độ quản lý cao,

Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 15


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

năng động sáng tạo, đo lường hiệu quả cho từng hoạt động, các nhà quản trị cần
tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho tất cả các hoạt động.
+ Trình độ tay nghề của người lao động: nhân tố này tác động trực tiếp đến
kết quả kinh doanh của ngân hàng. Trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm
cao của người lao động sẽ tạo ra năng xuất lao động, tiết kiệm chi phí và nâng
cao lợi nhuận.
3. Trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty: Đây là yếu tố quan trọng
tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty phải
chú trọng ngay từ việc hoạch định nhu cầu vốn kinh doanh, huy động các nguồn
hợp lý trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình, tổ chức chu
chuyển vốn, huy động và tái tạo vốn, và bảo toàn phát triển vốn. thị trường còn
những khó khăn nhất định, khi chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày
càng thu hẹp và nguồn vốn huy động về cũng ngày một khó khăn hơn.
4. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: có tác động tới hoạt động

kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn phát triển, tùy theo điều kiện cụ
thể mà ngân hàng cần đưa ra các chính sách phù hợp như trong giai đoạn lạm
phát, giảm phát, khủng hoảng kinh tế… Do vậy, ngân hàng nên nắm rõ những
biến động này từ đó đưa ra các quyết định phù hợp để giảm hay hạn chế những
rủi ro.
5. Ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng kinh tế
Đối với các Ngân Hàng Thương Mại, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ lạm
phát tăng cao trong năm 2008, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã làm ảnh hưởng
xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân
hàng lạm phát gia tăng sẽ đẫn đến lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay
cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro sẽ
xuất hiện. Khủng hoảng kinh tế thế giới sảy ra cũng dã phần nào ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến các hoạt động của Ngân hàng, do sức mua của đồng tiền
Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn ngắn
đã gây khó khăn đối với các ngân hàng trong nước nói chung và ngân hàng
Sacombank nói riêng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các
khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn
trong thời gian qua là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 16


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh
khỏi.
3.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng Sacombank qua hai

năm 2008-2009
3.2.1 Hệ số lãi gộp
Từ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh, với công
thức:
Lãi gộp
Doanh thu thuần
Ta tính toán ra được bảng số liệu sau:
Hệ số lãi gộp

=

Bảng 1: Hệ số lãi gộp
Chỉ tiêu

ĐVT

2008

2009

Lãi gộp
Doanh thu thuần
Hệ số lãi gộp

Triệu đồng
Triệu đồng
%

1.109.928
7.161.082

15,50

2.150.451
7.214.371
29,81

Chênh lệch
Tuyệt đối
%
1.040.523 93,75
53.289 0,74

Ta thấy bảng kết quả qua hai năm liền của ngân hàng có hệ số lãi gộp tăng.
Năm 2008 chỉ số này là 15,50%, có nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo
ra được 15,50 đồng lợi nhuận, sang năm 2009 tăng lên là cứ 100 đồng vốn chủ sở
hữu thì tạo được 29,81 đồng lợi nhuận.
Cả doanh thu và lãi gộp của ngân hàng đều tăng. Cụ thể doanh thu thuần
năm 2009 tăng 53.289 triệu đồng với số tương đối là 0,74% so với năm 2008, lãi
gộp năm 2009 tăng 1.040.523 triệu đồng với số tương đối là 93,75% gần gấp đôi
so với năm 2008, và tốc độ tăng của nó cao hơn tốc độ tăng của doanh thu rất
nhiều 14,31% nên đã làm tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ở năm 2009.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Gọi Q là hệ số lãi gộp
Q 1 là hệ số lãi gộp năm 2009
Q 0 là hệ số lãi gộp năm 2008
Gọi a là lãi gộp
a 1 là lãi gộp năm 2009
a 0 là lãi gộp năm 2008
Gọi b là doanh thu
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4


Trang 17


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

b 1 là doanh thu năm 2009
b 0 là doanh thu năm 2008
Ta có : Q 1 =

2.150.451
= 29,81%
7.214.371

Q0=

1.109.928
= 15,50%
7.161.082

∆Q = Q 1 - Q 0 = 29,81%-15,50% = 14,31%
Vậy hệ số lãi gộp năm 2009 của công ty so với năm 2008 tăng 14.31
* Các nhân tố ảnh hưởng hệ số lãi gộp
- Ảnh hưởng bởi lãi gộp
∆a =

a1 a 0
2.150.451 1.109.928

=
= 30,03%-15,50% = 14,53%
b0
b0
7.161.082 7.161.082

Vậy do lãi gộp năm 2009 so với năm 2008 của công ty tăng khoảng

1.040.523 triệu đồng (93,75%) làm cho hệ số lãi gộp năm 2009 so với năm
2008 của công ty tăng 15,5%
- Ảnh hưởng bởi doanh thu
∆b =

a 1 a 1 2.150.451 2.150.451
- =
= 29,81% - 30,03% = -0,22%
b1 b0 7.214.371 7.161.082

Vậy do doanh thu năm 2009 so với năm 2008 của công ty tăng khoảng

53.289 triệu đồng (0,74 %) làm cho hệ số lãi gộp của công ty giảm 0,22%.
* Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số lãi gộp
- Các nhân tố làm tăng hệ số lãi gộp: 14,53%
+ Lãi gộp:

14,53%

- Các nhân tố làm giảm hệ số lãi gộp: 0,22%
+ Doanh thu:
TỔNG CỘNG


0,22%
14,53%-0,22%=14,31%

đúng bằng đối tượng phân tích

Tóm lại, hệ số lãi gộp năm 2009 so với năm 2008 tăng là do tốc độ tăng
lãi gộp của năm 2009 so với năm 2008 (93,75%) nhanh hơn nhiều so với tốc
độ tăng của doanh thu năm 2009 so với năm 2008 (0,74 %). Điều này là rất tốt
vì công ty đã kiểm soát tốt giá thành làm tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
3.2.2 Hệ số lãi ròng (ROS)
Lợi nhuận là mục tiêu theo đuổi của bất cứ đơn vị kinh doanh nào và ngân
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 18


Phân tích hoạt động kinh doanh

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

hàng không phải là ngoại lệ. Việc phân tích hệ số lãi ròng của ngân hàng thực
chất là để có một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình hoạt động để các nhà quản
tri ngân hàng có thể dưa ra các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận.
Từ công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất doanh
=
lợi
Doanh thu thuần

và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (phụ lục) ta có
bảng sau:
Bảng 2: Tỷ suất doanh lợi (Profit Margin) trong năm 2008, 2009
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
ROS

2008

2009

So sánh 2009/2008
Số tuyệt đối

%

954.755

1.675.088

+720.333

75,45

7.161.082

7.214.371

+53.289


0,74

13,33

23,22

Qua bảng ta thấy năm 2008 cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 13,33
đồng lợi nhuận, và năm 2009 cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 10,89 đồng
lợi nhuận cho Ngân hàng.
* Nhận xét:
Nhìn vào tỉ suất sinh lời của Sacombank thấy ngân hàng có khả năng tạo ra
lợi nhuận từ doanh thu rất cao. ROS của năm sau cao hơn ROS năm trước đến
9,89%, việc tăng đó là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Lợi nhuận sau thuế năm sau tăng so với năm trước nhiều 720.333 triệu
đồng, tương đương với số tương đối là 75,45%.
- Doanh thu thuần năm sau tăng so với năm trước, với một khoảng 53.289
triệu đồng, tương đương với số tương đối là 0,74%.
Do đó, có thể kết luận hoạt động kinh doanh của Sacombank là đang rất tốt.
Tuy nhiên, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu
thuần (75,45 % < 0,74%) điều đó chứng tỏ các khoản chi phí của ngân hàng đã
giảm đáng kể.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Gọi Q là hệ số lãi ròng
Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

Trang 19


Phân tích hoạt động kinh doanh


GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh

Q 1 là hệ số lãi ròng năm 2009
Q 0 là hệ số lãi ròng năm 2008
Gọi a là lãi ròng
a 1 là lợi nhuận sau thuế năm 2009
a 0 là lợi nhuận sau thuế năm 2008
Gọi b là doanh thu
b 1 là doanh thu thuần năm 2009
b 0 là doanh thu thuần năm 2008
1.675.088
= 23,22 %
7.214.371
954.755
Q0 =
= 13,33 %
7.161.082

Ta có: Q 1 =

∆Q = Q 1 - Q 0 = 23,22 %-13,33 %= 9,89 %
Vậy hệ số lãi ròng năm 2009 của công ty so với năm 2008 tăng 9,89 %.
* Các nhân tố ảnh hưởng lãi ròng
- Ảnh hưởng bởi lợi nhuận sau thuế
∆a =

a1 a 0
1.675.088
954.755

=
= 23,39 % – 13,33% = 10,06 %
b0
b0
7.161.082 7.161.082

Vậy do lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 của công ty tăng
khoảng 720.333 triệu đồng (75,45 %) làm cho hệ số lãi ròng năm 2009 so với
năm 2008 của công ty tăng 10,06 %.
- Ảnh hưởng bởi doanh thu thuần
∆b =

a 1 a 1 1.675.088 1.675.088
- =
= 23,22 % - 23,39% = - 0,17%
b1 b0 7.214.371 7.161.082

Vậy do doanh thu thuần năm 2009 so với năm 2008 của công ty tăng
khoảng 53.289 triệu đồng (0,74%) làm cho hệ số lãi ròng của công ty năm 2009
so với năm 2008 giảm 17%
* Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số lãi ròng
- Các nhân tố làm tăng hệ số lãi ròng:
+ Lãi ròng:

10,06 %

- Các nhân tố làm giảm hệ số lãi ròng:
+ Doanh thu:

0,17%


0,17%
TỔNG CỘNG

Nhóm thực hiện: Nhóm 3.4

10,06 %

10,06 % - 0,17% = 9,89%

Trang 20


×