Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.48 KB, 63 trang )

Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Từ năm 1986, nước ta đã có một bước chuyển mình lớn khi chọn kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN là bước đi tiếp theo trên con đường quá độ lên
CNXH. Với những bước tiến vững chắc, tốc độ kinh tế tăng lên rất nhanh. Tuy
vậy, nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp với tỉ lệ dân số tham gia trong lĩnh
vực nông nghiệp đến 80%, để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thắng
lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có vốn và tín
dụng. Ngân hàng chính là nơi có thể đáp ứng tốt nhất hai yếu tố này. Muốn phục
vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế đất nước vừa tăng cường khả năng cạnh tranh
khi nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế đòi hỏi các Ngân hàng phải
hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Sự hoạt động hiệu quả của Ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền
kinh tế, mọi biến động của kinh tế - xã hội đều tác động nhanh chóng đến Ngân
hàng. Vì vậy, hoạt động của Ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng thương mại nó
luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số vốn đầu tư và đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu
cho Ngân hàng. Đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
thu lãi cho vay chiếm trên 90% tổng thu nhập của Ngân hàng. Vì thế, khi rủi ro
tín dụng xảy ra sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ rơi vào
tình trạng nguy hiểm. Cho nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tín dụng
và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng” để
làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Đề tài này đã sử dụng phương pháp logic và so sánh để phân tích, đánh
giá nhận xét vấn đề.



GVHD: Lưu Tiến Thuận

1

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
- Số liệu được sử dụng trong đề tài có xuất xứ từ các nghiệp vụ phát sinh
thực tế tại Ngân hàng, do đó nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng dựa vào
thực tế mà đúc kết nên. Vì vậy, các biện pháp mà đề tài đưa ra không ngoài mục
đích phục vụ cho việc xử lí các tình huống phát sinh trong hoạt động tín dụng của
Ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo &
PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Từ đó, đưa ra một số biện
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng, góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, giúp Ngân hàng
vững bước tiến lên trên bước đường hội nhập.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình tín dụng theo thời hạn và theo thành phần kinh tế trong
3 năm từ 2004 đến 2006.
- Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn và theo thành phần kinh tế trong 3
năm.
- Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn và theo thành phần kinh tế trong 3
năm.

- Đánh giá tình hình tín dụng của Ngân hàng bằng một số chỉ số tài chính.
- Phân tích rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm.
- Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tín dụng và nguyên
nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
- Đưa ra một số biện pháp giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu
quả.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình tín dụng của Ngân hàng diễn ra như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình tín dụng của NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng?
- Những nguyên nhân nào gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong thời
gian qua?
GVHD: Lưu Tiến Thuận

2

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
- Những biện pháp cần thiết nào để nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân
hàng ?
- Những biện pháp nào góp phần hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.4.1. Không gian:
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng
của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - một Ngân hàng, nơi có quy mô tương
đối nhỏ và mới được thành lập.
1.4.2. Thời gian:

Trong đề tài này, các số liệu được thu thập trong thời gian 3 năm
(2004 - 2006), đặc biệt NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên được thành lập vào
tháng 8 năm 2004 nên số liệu chỉ được thu thập trong 5 tháng cuối năm 2004. Vì
năm 2004 số liệu chỉ phát sinh trong 5 tháng nên luận văn này không tiến hành
phân tích tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004 mà chỉ phân tích tốc độ
tăng của năm 2006 so với năm 2005.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Khái quát tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh Ba
Xuyên - Sóc Trăng trong 3 năm.
- Tình hình tín dụng theo thời hạn, theo thành phần kimh tế trong 3 năm
(2004 - 2006).
- Đánh giá tình hình tín dụng thông qua các chỉ số tài chính.
- Rủi ro tín dụng của Ngân hàng theo thời hạn và theo thành phần kinh tế.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng.
1.5. Lược khảo tài liệu:
* Sự khác biệt của đề tài “Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín
dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng” so với các đề tài
khóa trước:
+ Tình hình tín dụng ở mỗi Ngân hàng mỗi khác nên việc phân tích tình
hình tín dụng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo
& PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng không giống với bất cứ Ngân hàng
nào.

GVHD: Lưu Tiến Thuận

3

SVTH: Phạm Khánh Đào



Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
+ Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng qua mỗi năm và ở mỗi Ngân hàng đều
có sự khác biệt nên việc đưa ra biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng cũng khác nhau
giữa các Ngân hàng.
* Nét mới của đề tài “Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại
NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng”
+ Những đề tài khoá trước chỉ phân tích tình hình tín dụng hoặc rủi ro tín
dụng không có sự kết hợp giữa phân tích tình hình tín dụng và phân tích rủi ro tín
dụng, sự kết hợp này đã tạo nét mới cho đề tài này.
+ So sánh rủi ro tín dụng của Ngân hàng đang phân tích với một Ngân hàng
khác có chung một số điểm tương đồng để đánh giá chất lượng tín dụng của
Ngân hàng.

GVHD: Lưu Tiến Thuận

4

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Những vấn đề cơ bản trong tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng:
Ngày nay tín dụng được hiểu theo những nghĩa sau:

- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất
định.
- Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ảnh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.
- Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên trong đó một bên (trái chủ - người
cho vay) cấp tiền, hàng hoá dịch vụ, chứng khoán …dựa vào lời hứa thanh toán
lại trong tương lai của bên kia (thu trái - người đi vay).
“Tín dụng’ có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội
dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất: đều phản ánh một bên là
người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc
bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại.
2.1.1.2. Phân loại tín dụng
a. Thời hạn tín dụng
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và
thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ 1 - 5 năm, được cung cấp
để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng
công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm, loại tín
dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất có qui mô lớn.

GVHD: Lưu Tiến Thuận

5

SVTH: Phạm Khánh Đào



Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
b. Căn cứ vào đối tượng tín dụng
+ Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành
vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hoá, mua
nguyên vật liệu cho sản xuất.
+ Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản
cố định.
c. Căn cứ vào mục đích sử dụng
+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại phát tín dụng cho các
doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hoá và lưu
thông hàng hoá.
+ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.
+ Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng để phục vụ cho việc học tập
của sinh viên.
d. Căn cứ vào chủ thể tham gia
+ Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp
được biển hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
+ Tín dụng Ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín
dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
+ Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện
là người đi vay.
đ. Căn cứ vào đối tượng trả nợ
+ Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là
người trực tiếp trả nợ.
+ Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và
người trả nợ là hai đối tượng khác nhau.
2.1.1.3. Chức năng của tín dụng

a. Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính
nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài
nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phân phối tín dụng được thể hiện bằng hai cách:
GVHD: Lưu Tiến Thuận

6

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
- Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa
sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại
và việc phát hành trái phiếu của các công ty.
- Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian như Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, Công ty tài chính.
b. Thúc đẩy lưu thông và sản xuất hàng hóa phát triển
Ngày nay Ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện
thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn
định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông.
Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà Ngân hàng tạo ra tiền phục vụ cho
sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tiền tệ do Ngân hàng tạo ra gồm: tiền tệ (tiền
giấy và tiền kim loại không đủ giá trị) và bút tệ.
Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn và do
vậy, hàng hoá đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển

kinh tế.
2.1.1.4. Vai trò của tín dụng
Tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế nước ta như sau:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, đồng thời
góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành
mũi nhọn.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các
doanh nghiệp Nhà nước.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
2.1.1.5. Nguyên tắc tín dụng
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên
hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc này tiền vay phải sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được
vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận. Đó là các
GVHD: Lưu Tiến Thuận

7

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của
bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không
được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn sai mục đích thể
hiện sự thất tín của bên vay và hứa hẹn những rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân
thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải

sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động
của bên vay về phương diện này.
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn
đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn
của tín dụng: tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải bảo
đảm thu hồi được đầy đủ và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm
bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của Ngân
hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động.
Đối với công việc hạch toán của từng Ngân hàng, việc tuân thủ nguyên tắc
tắc này đảm bảo tạo điều kiện vật chất cho sự duy trì và phát triển của Ngân
hàng, thực hiện tính kinh doanh của tín dụng. Hơn nữa, do phương thức hoạt
động của các Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, nên tính hoàn trả của tín dụng
càng khẳng định như một cơ chế tồn tại của Ngân hàng.
2.1.2. Rủi ro tín dụng
2.1.2.1. Rủi ro
Trong mọi hoạt động kinh tế rủi ro là điều tất yếu xảy ra do vậy rủi ro là
một vấn đề cần phải được quan tâm ngay từ khi bắt đầu một công việc.
Có thể phân rủi ro thành hai loại:
- Rủi ro hệ thống: Những rủi ro phát sinh mang tính quy luật, nhờ vậy
người ta có thể dự đoán khả năng xảy ra rủi ro, mức rủi ro và so sánh với mức kì
vọng để quyết định thực hiện công việc đó hay không.
- Rủi ro không hệ thống: Những rủi ro xảy ra bất thường không dự tính
trước được.

GVHD: Lưu Tiến Thuận

8

SVTH: Phạm Khánh Đào



Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
2.1.2.2. Rủi ro tín dụng
a. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín
dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do
nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho
Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến
hoạt động và có thể làm Ngân hàng bị phá sản.
b. Thiệt hại do tín dụng gây ra
* Đối với bản thân Ngân hàng
Sự tổn thất của Ngân hàng có thể là thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Rủi
ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như
thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là nguồn
vốn huy động, mà khi Ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay
thì khả năng thanh toán của Ngân hàng sẽ dần dần lâm vào tình trạng thiếu hụt.
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm Ngân hàng mất cân đối trong việc thanh
toán, dần làm Ngân hàng thua lỗ và có nguy cơ phá sản.
* Đối với nền kinh tế xã hội
Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, khi đó nó có
khả năng phát sinh lây lan các Ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lí
sợ hãi. Lúc đó, dân chúng sẽ đua nhau đến Ngân hàng rút tiền trước thời hạn.
Điều đó cũng có thể đưa đến phá sản đồng loạt các Ngân hàng. Khi đó, rủi ro tín
dụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
Rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêm trọng mà chính phủ các nước phải
quan tâm, đặc biệt là NHTW phải có chính sách khuyến cáo thường xuyên thông
qua công tác thanh tra kiểm soát, chiết khấu, tái chiết khấu và sẵn sàng hỗ trợ

vốn chi các NHTM khi có các biến cố rủi ro xảy ra.
2.1.2.3. Phân loại nợ
Nợ được phân thành 5 nhóm như sau:
* Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
-

Các khoản nợ trong hạn có khả năng thu hồi.
* Nhóm 2: Nợ cần chú ý

GVHD: Lưu Tiến Thuận

9

SVTH: Phạm Khánh Đào


-

Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày.

-

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
* Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

-

Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.


-

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.
* Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

-

Các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.

-

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
* Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

-

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

-

Các khoản nợ khoanh chờ xử lí.

-

Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày.
Trong đó:
+ Nợ: Các khoản cho vay, ứng trước, cho thuê tài chính. Các khoản chiết

khấu, tái chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá. Các khoản bao thanh toán, hình

thức tín dụng khác.
+ Nợ quá hạn: là khoản nợ gồm một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi đã quá
hạn.
+ Nợ xấu: là những khoản nợ không hiệu quả, nó bao gồm tất cả các khoản
nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ là chỉ số đánh giá chất
lượng tín dụng tại chi nhánh.
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là khoản nợ Ngân hàng nơi cho vay chấp
nhận điều chỉnh thời hạn trả nợ cho khách hàng, do Ngân hàng cho vay đánh giá
khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng hạn ghi trên hợp đồng tín
dụng nhưng Ngân hàng nơi cho vay không đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có
khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.
2.1.3. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng.

Tỷ trọng % từng loại tiền gửi =

Số dư từng loại tiền gửi
Tổng vốn huy động

*100%

Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Việc xác định
rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải.
GVHD: Lưu Tiến Thuận

10

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT

chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
Doanh số thu nợ
Hệ số thu hồi nợ =

Doanh số cho vay

Chỉ số này phản ánh công tác thu nợ của Ngân hàng. Chỉ số này cao thì khả
năng thu nợ tốt và ngược lại.
Tổng dư nợ

Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động =

Tổng vốn huy động

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp
nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng đối với vốn huy động
Nợ xấu

Chỉ số đo lường rủi ro tín dụng =

*100%

Tổng dư nợ
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng. Những
Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân
hàng này cao và ngược lại.
Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ


=

Dư nợ bình quân

Chỉ số này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ
vay nhanh hay chậm.
Trong đó:
Dư nợ bình quân =

Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm
2

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên là một chi nhánh của hệ thống NHNo
& PTNT Việt Nam. Đây là Ngân hàng mới được thành lập, địa bàn kinh doanh
chủ yếu của Ngân hàng là khu vực Thành phố Sóc Trăng.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
GVHD: Lưu Tiến Thuận

11

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
Số liệu được thu thập từ:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm (2004 – 2006).

- Bảng cân đối tài khoản chi tiết trong 3 năm (2004 – 2006).
- Các tài liệu, báo, tạp chí chuyên ngành.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để thấy được sự biến động
về mặt số lượng và tốc độ phát triển theo diễn biến thời gian. Từ đó có thể giải
thích, nhận xét vấn đề cần nghiên cứu.
- Để đánh giá tình hình tín dụng đề tài đã sử dụng một số chỉ số tài chính.

GVHD: Lưu Tiến Thuận

12

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH
BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập vào tháng 03/1988 trên cơ sở NĐ
53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) sau 18 năm, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng, NHNo có sự phát triển mạnh
mẽ, vững chắc, Tổng tài sản lên đến 220.000 tỷ. Đặc biệt trong những năm qua
thực hiện đề án tái cơ cấu 10 năm (2001-2010), NHNo đã có những đổi mới theo
hướng Ngân hàng Thương Mại hiện đại và đã đạt kết quả to lớn tạo nên những

điểm mạnh khi bước vào hội nhập.
Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng chỉ là chi nhánh thị xã của
NHNo tỉnh Hậu Giang được thành lập vào ngày 14 tháng 7 năm 1989 theo NQ
53/NH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng ra
đời trong bối cảnh khi tỉnh Hậu Giang được chia tách thành hai tỉnh Cần Thơ và
Sóc Trăng vào tháng 04/1992 lúc đó NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng chính thức
đi vào hoạt động với cơ cấu tổ chức là một NHNo tỉnh cho đến ngày 23/05/1990
Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh về hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính NHNo tỉnh Sóc Trăng được xem là một NHTM quốc doanh và đổi tên là
NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Sóc Trăng.
NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên là một trong 15 chi nhánh của NHNo
& PTNT tỉnh Sóc Trăng. Chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc
Trăng có trụ sở tại địa bàn Thành phố Sóc Trăng, nơi có nhiều tổ chức tín dụng
hoạt động.
Từ khi đi vào hoạt động Ngân hàng luôn quán triệt tư tưởng, định hướng,
mục tiêu của ngành như: mở rộng đầu tư tín dụng phải phù hợp với mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với tăng
trưởng nguồn vốn, đảm bảo quản lí - kiểm soát được nợ vay, thực hiện tốt văn
GVHD: Lưu Tiến Thuận

13

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu AGRIBANK. Nhờ vậy,
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cho đến nay đã đạt được những thành quả
nhất định.

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng
Kế Toán – Ngân Quĩ

Phòng Tín Dụng

Trưởng phòng
Tín Dụng

Trưởng Phòng
Kế Toán – Ngân Quĩ

Phó phòng
Tín Dụng

Phó Phòng
Kế Toán – Ngân Quĩ

Cán bộ
Tín Dụng

Cán Bộ
Kế Toán – Ngân Quĩ


3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ:
GVHD: Lưu Tiến Thuận

14

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Ba Xuyên là
Ngân hàng mới được thành lập có qui mô hoạt động tương đối nhỏ và cơ cấu tổ
chức đơn giản như sau:
- Giám đốc: Trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của
Ngân hàng. Tiếp nhận các chỉ thị, nghị quyết sau đó phổ biến chung cho các cán
bộ trong Ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt
động của Ngân hàng mình.
- Phó giám đốc: phụ trách kinh doanh, thay mặt cho Giám đốc giải quyết
công việc tại đơn vị khi Giám đốc đi vắng, đồng thời chịu trách nhiệm trước
Giám đốc và pháp luật.
- Trưởng phòng tín dụng: Quản lí điều hành mọi hoạt động của phòng tín
dụng, đồng thời xây dựng các chiến lược kinh doanh tham mưu cho Ban giám
đốc.
- Phó phòng tín dụng: là người giúp việc cho Trưởng phòng, thay mặt giải
quyết một số vấn đề khi Trưởng phòng đi vắng.
- Cán bộ tín dụng: thực hiện một số công việc cụ thể sau:
+ Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng.
+ Thẩm định khách hàng.
+ Lập hồ sơ vay vốn.

+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
+ Đôn đốc khách hàng trả nợ.
+ Xử lí các khoản nợ quá hạn, xử lí rủi ro theo chế độ quy định.
- Trưởng phòng kế toán - ngân quĩ: Kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán.
- Phó phòng kế toán - ngân quĩ: hỗ trợ cho Trưởng phòng thực hiện một số
công việc nhất định.
- Cán bộ kế toán - ngân quĩ:
+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, phát vay, thu nợ gốc và lãi…
+ Hướng dẫn mở tài khoản, nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm cho khách
hàng.

3.1.2.3. Chức năng, vai trò của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên
GVHD: Lưu Tiến Thuận

15

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
a. Chức năng
Sóc Trăng là một tỉnh chủ yếu sống bằng nghề nông, bên cạnh đó còn phát
triển ngành thủy hải sản và một số ngành khác, nên hoạt động chủ yếu của chi
nhánh là đầu tư nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, ngoài ra còn cho vay một số
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn mà NHNo tỉnh Sóc Trăng cho phép.
Cụ thể như:
- Huy động vốn của mọi tổ chức kinh tế và dân cư bằng các loại tiền gửi có
kì hạn và không kì hạn, các loại giấy tờ có giá ngắn và dài hạn.
- Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ Ngân hàng Nhà Nước, các tổ

chức kinh tế trong và ngoài nước cho các chương trình và các dự án đầu tư, phát
triển kinh tế trong toàn tỉnh.
- Kinh doanh tiền tệ và thực hiện nghiệp vụ hối đoái.
- Chiết khấu thương phiếu, các loại chứng từ có giá.
- Cho vay ngắn, trung, dài hạn tùy theo mục đích của dự án.
- Bảo lãnh cho khách hàng vay vốn.
- Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, mua bán trao đổi ngoại tệ, chi trả
kiều hối.
- Thực hiện tín dụng ngoại tệ.
- Nhận cầm cố các chứng từ có giá bằng nội và ngoại tệ.
b. Vai trò
NHNo & PTNT có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế - xã hội, có
thể nói là người bạn thân thiết của bà con nông dân trong công cuộc chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, các công ty mở
rộng qui mô sản xuất kinh doanh hay kích thích cho một số doanh nghiệp mới
thành lập đi vào hoạt động kinh doanh nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn mới và
tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phồn thịnh và ổn định. NHNo thể hiện hai
vai trò trong nền kinh tế là:
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Góp phần mở rộng kinh tế trên địa bàn Thành phố Sóc Trăng.
3.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
GVHD: Lưu Tiến Thuận

16

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT

chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã hình thành và đi vào hoạt động
được hơn 3 năm, trong thời gian hoạt động, Ngân hàng đạt được một số kết quả
sau:
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2004 – 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Dư nợ
Cho vay
Thu nợ
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận

2004
31.394
60.257
72.637
12.380
1.042
1.667
-625

2005

2006

69.088
95.888

121.858
86.227
10.957
7.105
3.852

79.978
110.854
192.996
178.030
15.329
12.424
2.905

2005-2004
Số tiền
%
37.694 120,07
35.631 59,13
49.221 67,76
73.847 596,50
9.915 951,54
5.438 326,21
4.477 716,32

2006-2005
Số tiền
%
10.890 15,76
14.966 15,61

71.138 58,38
91.803 106,47
4.372 39,90
5.319 74,86
-947 -24,58

Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006

- Về nguồn vốn huy động:
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng liên tục qua các năm. Ở
năm 2004 Ngân hàng Ba Xuyên chỉ huy động được 31 tỷ thì đến năm 2006 con
số này đã lên đến gần 80 tỷ. Điều đó đã khẳng định thương hiệu NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên đã được nhiều người biết đến và tin tưởng.
- Về tình hình dư nợ:
Dư nợ của Ngân hàng cũng tăng nhanh liên tục qua các năm đây là yếu tố
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Về tài chính:
Để Ngân hàng có thể tồn tại thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải
mang lại hiệu quả, nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải có
lợi nhuận. Ở năm 2004, Ngân hàng mới được thành lập nên phải mua sắm cơ sở
vật chất nhiều đã làm cho lợi nhuận trong năm này bị âm. Nhưng sang năm 2005
và 2006, do dư nợ tăng nên nó đã góp phần làm tăng thu nhập của Ngân hàng từ
1 tỷ ở năm 2004 lên 11 tỷ ở năm 2005 và hơn 15 tỷ ở 2006. Thu nhập tăng nhanh
đã kéo theo ở năm 2005 và 2006 Ngân hàng đã thu được lợi nhuận. Điều này đã

GVHD: Lưu Tiến Thuận

17

SVTH: Phạm Khánh Đào



Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
khẳng định Ngân hàng đã đạt được những thành tựu khả quan và có chiều hướng
phát triển tốt.
3.1.3. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới
3.1.3.1. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Ban lãnh đạo NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã tranh thủ được sự
quan tâm hỗ trợ của cấp ủy, UBND và các ngành chức năng trong hoạt động
Ngân hàng, nhất là công tác đầu tư tín dụng về thực hiện các chính sách của Nhà
nước đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp - nông thôn - nông dân.
- Sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng cấp trên trong điều kiện vốn huy động tại địa
phương có nhiều khó khăn, tạo điều kiện giúp NHNo Ba Xuyên kịp thời có
nguồn đầu tư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh nhà.
- Đoàn kết nội bộ từ cán bộ đến công nhân viên thành một khối thống nhất,
giữ gìn trong sạch phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động Ngân hàng được ban hành
khá đồng bộ, tạo hành lang pháp lí cho Ngân hàng hoạt động thuận lợi.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi Ngân hàng cũng gặp phải một số khó khăn như:
- Ngân hàng mới được thành lập nên chưa có nhiều khách hàng lại phải
cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác đã hình thành và đi vào hoạt động được
nhiều năm.
- Sóc Trăng là tỉnh tập trung 3 dân tộc: Kinh - Hoa - Khơme, trình độ dân
trí thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
- Chưa chủ động được nguồn vốn cho vay, còn phụ thuộc nhiều vào NHNo
cấp trên. Khả năng huy động vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay.
- Trình độ cán bộ tín dụng chưa đồng đều.

- Thiên tai, bệnh dịch thường xuyên xảy ra. Khí hậu thay đổi thất thường
gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và thu nhập của người dân.

3.1.3.2. Phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong năm 2007

GVHD: Lưu Tiến Thuận

18

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
Ngân hàng đã đề ra các chỉ tiêu về huy động vốn, dư nợ tín dụng, tài
chính… quyết tâm tập trung toàn lực, thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các chỉ tiêu
đã đề ra. Cụ thể năm 2007 chi nhánh phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản sau:
* Nguồn vốn huy động đạt 104.000 triệu đồng tăng 25,10% so với năm
2006.
* Dư nợ tín dụng
Tổng dư nợ tín dụng đạt 135.000 triệu đồng tăng 21,87%
Dư nợ trung hạn là 47.250 triệu đồng chiếm 35% Tổng dư nợ
Nợ xấu < 5%
* Kế hoạch tài chính
Tổng thu:

16.450 triệu

Tổng chi:


12.810 triệu

Chênh lệch thu chi:

+3.640 triệu

Quỹ thu nhập kế hoạch:
Quỹ thu nhập còn lại:

1.870 triệu
+1.770 triệu

3.2. QUI TRÌNH TÍN DỤNG
3.2.1. Qui trình tín dụng
Qui trình tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên được thực hiện
gồm 5 bước như sau:
Sơ đồ 2: Qui trình tín dụng
Khách hàng
nộp hồ sơ

(1)

Cán bộ tín dụng
thẩm định

(2)

Trưởng phòng tín
dụng xét cho vay
(3)


Kiểm tra sau khi
cho vay

(5)

Kế toán phát vay

(4)

Giám đốc duyệt
cho vay

(1) - Khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn cho cán bộ tín dụng
- Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn nhận hồ sơ của khách hàng. Sau đó
tiến hành thẩm định khoản vay, thẩm định bao gồm những công việc như:
+ Kiểm tra điều kiện vay vốn.
GVHD: Lưu Tiến Thuận

19

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
+ Kiểm tra hồ sơ cho vay gồm: hồ sơ pháp lí và hồ sơ vay vốn
+ Đề xuất khoản vay bao gồm: mức tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn
cho vay và phương thức cho vay.
(2) Sau khi thẩm định xong Cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định trình

Trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng tổng hợp, đối chiếu, kiểm tra
tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn.
(3) Giám đốc căn cứ vào văn bản báo cáo của Cán bộ tín dụng và Trưởng
phòng tín dụng ra ý kiến phê duyệt đối với khoản vay.
- Nếu đồng ý thì duyệt: mức tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay
và phương thức cho vay sau đó cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo đảm tiền vay. Chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để phát vay cho khách
hàng.
- Nếu không đồng ý thì thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản và
giao cho Cán bộ tín dụng trả lời khách hàng biết về kết quả xét duyệt.
(4) Sau khi khoản vay đã được duyệt, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản đảm bảo
tiền vay đã được hoàn thiện, hợp đồng tín dụng đã được kí kết sẽ được chuyển
cho kế toán để thực hiện chi tiền mặt hoặc chuyển khoản thanh toán cho người
thụ hưởng, nhân viên kế toán xác định tính đầy đủ, đúng đắn, hợp pháp, hợp lệ
của hồ sơ khách hàng và hồ sơ tín dụng. Đồng thời, kế toán sẽ tiến hành đối
chiếu chữ kí trên các loại giấy tờ với chữ kí đăng kí khi mở tài khoản để đảm bảo
sự nhất quán. Sau khi kiểm tra xong kế toán lập phiếu chi tiền chuyển cho thủ quĩ
để giải ngân cho khách hàng.
(5) - Trường hợp thu nợ trước hạn: Sau khi phát vay cho khách hàng Cán bộ
tín dụng tiến hành kiểm tra tiền vay có được sử dụng đúng mục đích hay không?
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, tùy thuộc mức độ vi phạm của khách hàng mà có
mức độ xử lí thích hợp.
- Trường hợp thu nợ đến hạn: Ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng biết
trước 10 ngày về số nợ đến hạn.

3.2.2. Phân định trách nhiệm đối với cán bộ khi cho vay
GVHD: Lưu Tiến Thuận

20


SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
a. Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định
- Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án khả thi của khách hàng, làm đầu
mối tiếp xúc với khách hàng, cấp ủy, địa phương.
- Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, thực hiện siêu tầm các định
mức kinh tế kĩ thuật có liên quan đến khách hàng, lập hồ sơ kinh tế theo địa bàn
và hồ sơ khách hàng được phân công; xác định nhu cầu vốn cho khách hàng theo
địa bàn, ngành hàng, khách hàng, mở sổ cho vay, thu nợ.
- Giải thích cho khách hàng các qui định về cho vay và hướng dẫn khách
hàng lập hồ sơ vay vốn.
- Thẩm định các điều kiện cho vay vốn theo qui định, lập báo cáo thẩm
định, cùng khách hàng soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho
vay, sau khi có quyết định của Giám đốc hay người ủy quyền.
- Thực hiện kiểm tra trong khi cho vay và sau khi cho vay.
- Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ,
điều chỉnh kì hạn nợ…
- Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lí vi phạm
tín dụng theo quyết định của Giám đốc hay người được ủy quyền.
b. Trưởng phòng tín dụng
Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn hoặc các khách hàng, kiểm tra
đôn đốc cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà
nước và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng tiến hành tái thẩm định
hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn và ghi ý kiến trên hồ sơ.
c. Cán bộ kế toán cho vay

- Kiểm tra hồ sơ pháp lí, hồ sơ vay vốn theo danh mục qui định.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản.
- Làm thủ tục phát tiền vay theo qui định của Giám đốc hay người được ủy
quyền.
- Hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi…
- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, số vay vốn theo quy định hàng tháng.
- Lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng.
GVHD: Lưu Tiến Thuận

21

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
d. Giám đốc hay người được ủy quyền
Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo
quyền hạn của chi nhánh mình và là người chịu trách nhiệm về quyết định cho
vay và thực hiện các công việc sau:
- Xem xét nội dung thẩm định.
- Kí hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các hồ sơ do khách
hàng và Ngân hàng cùng lập.
- Quyết định các biện pháp xử lí nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ,
chuyển nợ quá hạn.
3.3. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT
CHI NHÁNH BA XUYÊN - SÓC TRĂNG.
Trong quan hệ tín dụng, Ngân hàng có vai trò vừa là người đi vay vừa là
người cho vay. Với tư cách người đi vay Ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ
chức, các doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội. Với tư cách người cho vay Ngân

hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, các cá nhân…Huy động vốn là
một công tác quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng. Thực hiện tốt công tác
này sẽ giúp Ngân hàng luôn có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách
hàng. Đồng thời, nó giúp hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao,
nó góp phần giảm chi phí tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

GVHD: Lưu Tiến Thuận

22

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN BẰNG VNĐ TỪ 2004 - 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

I. Tiền gởi của khách hàng
1. Tiền gửi không kì hạn
2. Tiền gửi tiết kiệm
a. TGTK không kì hạn
b.TGTK có kì hạn
c. TGTK khác
3. Tiền kí quỹ
II. Phát hành giấy tờ có giá
1. Kỳ phiếu ngắn hạn
2. Chứng chỉ tiền gửi 12-24th

Tổng Vốn Huy Động

2004
2005
2006
2005-2004
2006-2005
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
Số tiền (%)
(%)
(%)
(%)
31.394
100,00
67.088
97,11
68.298
85,40
35.694
113,70 1.210
1,80
1.025
3,26

15.928
23,06
9.783
12,24
14.903 1453,95 -6.145 -38,58
30.269
96,42
51.160
74,05
58.515
73,16
20.891
69,02 7.355 14,38
990
3,15
1.343
1,94
2.665
3,33
353
35,66 1.322 98,44
24.783
78,94
40.368
58,43
46.263
57,84
15.585
62,89 5.895 14,60
4.496

14,32
9.449
13,68
9.587
11,99
4.953
110,16
138
1,46
100
0,32
0
0,00
0
0,00
-100 -100,00
0
0
0,00
2.000
2,89
11.680
14,60
2.000
- 9.680 484,00
0
0,00
0
0,00
11.040

13,80
0
0,00 11.040
0
0,00
2.000
2,89
640
0,80
2.000
- -1.360 -68,00
31.394
100,00
69.088 100,00
79.978
100.00
37.694
120,07 10.890 15,76
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm từ 2004 - 2006

GVHD: Lưu Tiến Thuận

23

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
Trong những năm qua, tổng số vốn mà Ngân hàng huy động được tăng liên

tục qua các năm từ 31.394 triệu ở năm 2004 đã tăng lên 69.088 triệu ở năm 2005
và tăng lên 79.978 triệu tính đến hết năm 2006. Có được kết quả này là do nhân
viên Ngân hàng có thái độ phong cách phục vụ giao tiếp với khách hàng văn
minh, niềm nở, lịch sự từ đó đã dần dần tạo được niềm tin đối với khách hàng và
luôn tạo mọi điều kiện để khách hàng gửi và rút tiền một cách mau chóng, an
toàn, hiệu quả. Một lí do khác đã làm cho vốn huy động của Ngân hàng tăng lên
nhanh chóng là Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và nhiều
chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: tiền gửi dự thưởng trúng vàng và tiền gửi
có quà khuyến mãi đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi lớn trong dân cư. Ngoài
ra, Ngân hàng còn không ngừng đổi mới và đa dạng hóa phương thức huy động
để phù hợp với tình hình hiện nay. Đặc biệt là Ngân hàng đã tạo được mối quan
hệ tốt đẹp với khách hàng, điều này không chỉ nhận được tiền gửi của khách
hàng cũ mà còn có thêm nhiều khách hàng mới do khách hàng cũ giới thiệu.

Biểu đồ 1: DOANH SỐ HUY ĐỘNG VỐN TỪ 2004 - 2006
Từ Bảng 2 ta thấy:
I. Tiền gởi của khách hàng:
Trong tổng số vốn huy động của Ngân hàng, tiền gửi của khách hàng luôn
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các đối tượng trong tiền gửi của khách hàng là:

GVHD: Lưu Tiến Thuận

24

SVTH: Phạm Khánh Đào


Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng
1. Tiền gửi không kì hạn:

Chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhằm mục đích sử dụng các
dịch vụ thanh toán của Ngân hàng. Ở tỉnh Sóc Trăng việc thanh toán giữa các
doanh nghiệp thường sử dụng tiền mặt là chủ yếu nên loại tiền gửi này cũng
không phát triển cụ thể là: năm 2004 huy động được 1.025 triệu chiếm 3,26%
trong tổng vốn huy động, sang năm 2005, tiền gửi không kì hạn đã tăng rất nhanh
lên 15.928 triệu. Nhưng đến năm 2006 khả năng huy động của Ngân hàng bằng
hình thức này đã giảm xuống chỉ còn 9.783 triệu. Do đặc điểm của tiền gửi
không kì hạn là người gửi có thể gửi vào hoặc rút ra bất kì lúc nào nên ta có thể
giải thích nguyên nhân làm cho số dư tiền gửi không kì hạn của năm 2005 lớn
hơn của năm 2006 là do: năm 2005 người gửi tiền đã gửi vào trong năm 2005
hoặc 2004 nhưng chưa rút ra trong năm 2005 nên đã làm tiền gửi không kì hạn
tăng, còn ở năm 2006 người gửi tiền họ không chỉ rút tiền đã gửi vào ở năm 2005
mà một số người còn gửi tiền trong năm 2006 và rút ra trong năm 2006 nên đã
làm tiền gửi không kì hạn ở năm 2006 giảm.
2. Tiền gửi tiết kiệm:
Đây là hình thức huy động được nhiều khách hàng lựa chọn. Nó luôn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của toàn Ngân hàng nói
chung và tiền gửi của khách hàng nói riêng.
a. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tiền
gửi của khách hàng. Hình thức huy động này ít được khách hàng lựa chọn vì lãi
suất của nó thấp hơn các loại tiền gửi khác.
b. Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: Hình thức huy động này luôn chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Năm 2004 tiền gửi tiết
kiệm có kì hạn huy động được 24.783 triệu chiếm 78,94% tổng số vốn huy động,
năm 2005 huy động bằng hình thức này đã tăng lên 40.368 triệu nhưng tỷ trọng
chỉ còn 58,43%. Cuối cùng là năm 2006 huy động được 46.263 triệu chiếm
57,84%. Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn số tiền của nó tăng liên tục nhưng tỷ trọng
lại giảm là do tốc độ tăng của hình thức huy động này không tăng nhanh bằng
các hình thức huy động khác, cụ thể là năm 2005 nó tăng không nhanh bằng tiền
gửi không kì hạn còn năm 2006 tăng không bằng kì phiếu ngắn hạn. Người dân

có tâm lí ưa chuộng sản phẩm này của Ngân hàng vì hình thức này có lãi suất cao
GVHD: Lưu Tiến Thuận

25

SVTH: Phạm Khánh Đào


×