Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HỆ SINH THÁI và QUẢN lí, sử DỤNG bền VỮNG tài NGUYÊN THIÊN NHIÊN tại CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.72 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ: HỆ SINH THÁI VÀ QUẢN LÍ, SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TẠI CAO BẰNG
Đơn vị : Cao Bằng - Các thành viên của nhóm.
TT
1

Họ và tên
Mạc Văn Hải

2

Chức vụ
Nhóm
trưởng
Phạm Thị Diệu Hằng Thư ký

3

Phạm Mạnh Hiển

Thành viên

4
5

Phan Thị Hằng
Giáp Thị Thanh Yên

Thành viên
Thành viên


Đơn vị
Sở GD – ĐT Cao Bằng
Trường THPT Bế Văn
Đàn
Trường THPT Nguyên
Bình
Trường THPT Canh Tân
Trường THPT Bảo Lạc

I.
Nội dung chuyên đề
1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm các bài trong chương III thuộc phần VII – Sinh thái
– Sinh học 12. Gồm các bài sau:
Bài 42: Hệ sinh thái
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Bài 46: Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề:
2.1. Khái quát về hệ sinh thái
2.1.1. Khái niệm hệ sinh thái
2.1.2. Cấu trúc hệ sinh thái
2.1.3. Các kiểu hệ sinh thái
2.1.3.1. HST tự nhiên
2.1.3.2. HST nhân tạo
2.2. Trao đổi vật chất trong HST
2.2.1. Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật.
2.2.1.1. Chuỗi thức ăn

2.2.1.2. Lưới thức ăn
2.2.1.3. Bậc dinh dưỡng
2.2.1.4. Tháp sinh thái


2.2.2. Trao đổi vật chất giữa quần xã sinh vật và sinh cảnh.
2.2.2.1. Chu trình sinh địa hóa
2.2.2.2.. Sinh quyển
2.2.2.3. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
2.2.2.4. Hiệu suất sinh thái
2.3. Quản lí và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
2.3.1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên
2.3.2. Các hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường.
2.3.3. Khắc phục suy thoái và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
3. Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 5 tiết
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu:
Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng:
1.1 Kiến thức:
- Hình thành và phát triển năng lực định nghĩa hệ sinh thái và các thành
phần cấu trúc của hệ sinh thái.
- Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).
- Định nghĩa các khái niệm chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Nêu được các VD
minh họa.
- Giải thích được vai trò của mỗi mắt xích trong chuỗi thức ăn và lưới thức
ăn.
- Nêu được bậc dinh dưỡng và cho ví dụ minh họa.
- Phân biệt các tháp sinh thái (tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng

lượng) .
- Định nghĩa khái niệm chu trình trao đổi chất và trình bày được các chu
trình sinh địa hoá: nước, cacbon, nitơ.
- Định nghĩa khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chính trên Trái Đất.
- Mô tả được một cách khái quát về dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
- Định nghĩa khái niệm về hiệu suất sinh thái, giải thích được sự tiêu hao
năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
- Định nghĩa các khái niệm về các dạng tài nguyên thiên nhiên đang được sử
dụng chủ yếu hiện nay, lấy ví dụ minh hoạ.


- Phân tích được tác động của việc sử dụng tài nguyên không khoa học làm
cho môi trường bị suy thoái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con
người.
- Chỉ ra được những biện pháp chính để sử dụng tài nguyên một cách bền
vững.
1.2. Kĩ năng:
Rèn luyện các kĩ năng:
- Kĩ năng tư duy
- Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: quan sát, phân loại, định nghĩa
- Kĩ năng học tập: tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp
1.3.Thái độ
- Có những biện pháp cụ thể để bảo vệ hệ sinh thái, tài nguyên thiên
nhiên; góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên tới
người thân, cộng đồng.
1.4 . Định hướng các NL được hình thành:
1.4.1. Các năng lực chung
1.4.1.1. NL tự học :

Học sinh xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:
- Các biện pháp cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng của HST nhân
tạo.
- Biết lập sơ đồ về chuỗi và lưới thức ăn.
- Tìm hiểu một số dẫn liệu thực tế về bảo vệ môi trường và sử dụng tài
nguyên không hợp lí ở địa phương.
- Đề xuất một vài giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
Học sinh lập được kế hoạch học tập chủ đề:
STT
1

Người thực
hiện
Cá nhân

Nhiệm vụ
- Đọc và nghiên cứu
SGK, tài liệu về HST,
về tài nguyên thiên
nhiên.
- Tìm hiểu các dạng
HST và tài nguyên

Thời gian
hoàn thành
7 ngày

Ghi
chú



2
3

Cả nhóm
Cả nhóm

thiên nhiên có tại Cao
Bằng.
Tìm tài liệu viết báo
cáo
Viết báo cáo

4 ngày
3 ngày

1.4.1.2. NL giải quyết vấn đề
- Phân tích được vai trò của các mắt xích thức ăn trong chuỗi và lưới
thức ăn.
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên.
- Thu thập thông tin từ sách, báo, internet, thư viện, thực địa
1.4.1.3. NL tư duy sáng tạo
Áp dụng các biện pháp cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh
thái nhân tạo; bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
1.4.1.4. NL tự quản lý
- Quản lí bản thân:
+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các
nội dung học tập khác phù hợp
+ Biết cách thực hiện các biện pháp an toàn
+ Kinh phí: chủ động thu chi (Quỹ cho hoạt động học tập của HS)

trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên hệ các thư viện
+Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: chủ động thực hiện
nhiệm vụ phân công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc nhở và
động viên bạn cùng nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Quản lí nhóm:
+ Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
1.4.1.5. NL giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS
với HS (thảo luận), HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với
người dân (khảo sát thông tin).
1.4.1.6. NL hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV.
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
1.4.1.7. NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
- Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan
- Sử dụng các phần mềm: powpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình
bày báo cáo.


1.4.1.8. NL sử dụng ngôn ngữ
- Sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành: Trình bày bài báo cáo đúng văn
phong khoa học, rõ ràng, logic
1.4.1.9. NL tính toán
- HS tính được hiệu suất sinh thái.
1.4.2. Các kĩ năng khoa học
1.4.2.1. Quan sát: Quan sát .
1.4.2.2. Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: phân loại các kiểu hệ sinh thái,
tháp sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn, các dạng tài nguyên thiên nhiên.
1.4.2.3. Tìm mối liên hệ: Mối quan hệ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc
dinh dưỡng.

1.4.2.4. Đưa ra các định nghĩa: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn, tháp
sinh thái, hiệu suất sinh thái, sinh quyển.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
2.1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Hình 42.1, 42.2, 42.3, 43.1, 43,2, 43.3, 44.1, 44.2, 44.3, 44.4, 44.5,
45.1, 45.2, 45.3, 45.4 SGK.
- Phim tư liệu về các dạng tài nguyên thiên nhiên, các trường hợp gây ô
nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường.
- Phiếu học tập.
- Lệnh / SGK
- Thiết kế dự án: “ Tìm hiểu Hệ sinh thái và quản lí sử dụng bền vững
tài nguyên thiên nhiên”.
2.1. Chuẩn bị của học sinh.
- Các phương tiện phục vụ cho học tập dự án: “ Tìm hiểu Hệ sinh thái
và quản lí sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên”.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.


GV đưa ra tình huống có vấn đề: Tình huống về sự khai thác khoáng
sản trái phép tại Cao Bằng: Nhìn lại việc khai thác vàng và quặng trái
phép năm 2006 tại các xã Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng (huyện
Thạch An) và một số xã thuộc huyện Nguyên Bình cho thấy: Việc
khai thác khoáng sản ồ ạt, đã làm cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của
Cao Bằng, huỷ hoại môi trường sống tự nhiên, làm ảnh hưởng đến
sinh hoạt của người dân. Cụ thể: 9% diện tích đất nông nghiệp trên địa
bàn toàn tỉnh đang càng ngày bị thu hẹp do những khu vực sau khi
khai thác không thể dùng để sản xuất được, vì lớp đất màu, dinh
dưỡng đã bị đào đổ đi hoặc bị rửa trôi xuống sông, suối. Theo đó, toàn
bộ các nguồn nước tại đây (nhất là sông Hiến và sông Bằng Giang)
luôn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng do nước thải từ việc xử lý

tách quặng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của nhân
dân. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chánh Thanh tra, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh cho biết: Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Canh Tân,
trung bình một ngày có khoảng hơn 20 nhóm khai thác (mỗi nhóm từ
3 – 5 người), khai thác bằng phương pháp thủ công. Điểm khai thác là
lòng suối, bãi bồi, ruộng gần bờ suối. Tại các xã Minh Khai, Quang
Trọng (huyện Thạch An) và khu vực CaMi, Phia, Oắc (huyện Nguyên
Bình) tình hình khai thác diễn ra còn nghiêm trọng hơn với khoảng
trên 30 nhóm khai thác, chủ yếu đào bới trên đất ruộng và một số
điểm trên sườn đồi bằng phương pháp đào lò.
Tại sao khi khai thác khoáng sản trái phép lại làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên, hủy hoại môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến cả đời sống nhân dân?
Vai trò của tài nguyên khoáng sản?... HS sẽ được giải đáp sau khi học xong
chuyên đề “ Tìm hiểu Hệ sinh thái và quản lí sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên”.
Hoạt động 1: Hệ sinh thái và quản lí sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên.
- Tên dự án: “ Tìm hiểu Hệ sinh thái và quản lí sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên”.
- Sản phẩm: Bài thuyết trình, tập san, ảnh, video clip về sự đa dạng các hệ
sinh thái tại Cao Bằng, đề ra được các giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn
có tại địa phương.
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) 1 tiết

Nêu tên dự án

- Nêu tình huống có vấn - Nhận biết chủ đề dự án.
đề về vai trò của đa dạng - Xác định sản phẩm sau dự án
sinh học, của tài nguyên
thiên nhiên, tầm quan
trọng của việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên của
Cao Bằng.

Tìm hiểu về lý - Tổ chức cho học sinh - Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của
thuyết
nghiên cứu tài liệu: Sách dự án: Khái niệm HST, các thành
giáo khoa và các nguồn phần cơ bản của HST
học liệu bổ sung do giáo
viên chuẩn bị
Xây dựng các - Tổ chức cho học sinh - Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý
tiểu chủ đề/ý phát triển ý tưởng, hình tưởng.
tưởng
thành các tiểu chủ đề.
- Cùng GV thống nhất các tiểu
- Thống nhất ý tưởng và chủ đề nhỏ.
lựa chọn các tiểu chủ đề. + Các thành phần của HST
+ Các kiểu HST
+ Các biện pháp bảo vệ và sử
dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên.
Lập kế hoạch - Yêu cầu học sinh nêu - Căn cứ vào chủ đề học tập và
thực hiện dự các nhiệm vụ cần thực gợi ý của GV, HS nêu ra các
án.

hiện của dự án.
nhiệm vụ phải thực hiện.
- GV gợi ý về nội dung - Thảo luận và lên kế hoạch thực
cần thực hiện.
hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người
thực hiện; Thời lượng; Phương
+ Thu thập số liệu
pháp, phương tiện; Sản phẩm).
+ Xử lý số liệu
+ Thu thập thông tin
+ Trình bày số liệu
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng
(nếu có thể)
+ Thảo luận nhóm để xử lý thông
tin
+ Viết báo cáo


+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập - Theo dõi, hướng dẫn, - Thực hiện nhiệm vụ theo kế
thông tin
giúp đỡ các nhóm (xây hoạch.
- Điều tra, dựng câu hỏi phỏng vấn,
khảo sát hiện câu hỏi trong phiếu điều
tra, cách thu thập thông
trạng
tin, kĩ năng giao tiếp...)
- Thảo luận

nhóm để xử lý
thông tin và
lập dàn ý báo
cáo

- Theo dõi, giúp đỡ các
nhóm (xử lí thông tin,
cách trình bày sản phẩm
của các nhóm)

- Từng nhóm phân tích kết quả
thu thập được và trao đổi về cách
trình bày sản phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm
của nhóm

- Hoàn thành
báo cáo của
nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền về
quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ở địa phương – 1 tiết
Báo cáo kết - Tổ chức cho các nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả
quả
báo cáo kết quả và phản - Trình chiếu Powerpoint.
hồi
- Trình chiếu dưới dạng các tập
- Gợi ý các nhóm nhận san, file video.
xét, bổ sung cho các
- Các nhóm tham gia phản hồi về
nhóm khác.

phần trình bày của nhóm bạn.
- Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào
các kết quả thu thập được từ mỗi
nhóm và ghi kiến thức cần đạt
vào vở.
Nhìn lại quá - Tổ chức các nhóm đánh - Các nhóm tự đánh giá, đánh giá
trình thực hiện giá, tuyên dương nhóm, lẫn nhau.
dự án
cá nhân.
Nêu ý tưởng - Yêu cầu HS nêu ý - Nhóm trưởng báo cáo kết quả


về chiến lược
bảo vệ các loài
sinh vật tại địa
phương

tưởng các nhóm.

tổng hợp ý tưởng về chiến dịch
- GV cho các nhóm thảo tuyên truyền ở địa phương...
luận và lựa chọn một ý
tưởng tốt nhất, phù hợp
nhất với điều kiện

Hoạt động 2: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái.
4. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của chủ đề
Các mức độ nhận thức
Nội
dung

ND1:
Tìm
hiểu hệ
sinh
thái

Nhận biết

- Nêu được
khái
niệm
HST
- Nêu được
các
thành
phần
của
HST
- Kể tên một
số kiểu HST
tự nhiên và
nhân tạo
ND2:
- Nêu được
Tìm
khái
niệm
hiểu
chuỗi, lưới
trao đổi thức ăn, bậc

chất
dinh dưỡng
trong
và tháp sinh
HST
thái.
- Nêu được
khái
niệm
chu trình trao
đổi các chất

Thông hiểu

Vận dụng

- Phân biệt - Giải thích
HST tự nhiên được vì sao
và nhân tạo. HST
biểu
hiện
chức
năng của một
tổ chức sống.

- Phân tích
được vai trò
của các mắt
xích thức ăn
trong chuỗi

và lưới thức
ăn
- Phân biệt
các loại tháp
sinh thái

- Lập được
sơ đồ chuỗi
và lưới thức
ăn.
-

Vận dụng
cao
- Đề xuất các
biện pháp cải
tạo và nâng
cao hiệu quả
sử dụng HST
nhân tạo

- Tính được
hiệu suất sinh
thái của các
bậc
dinh
dưỡng
của
chuỗi và lưới
thức ăn.


Các KN, NL
hướng tới trong
chủ đề
- NL tự học
- KN quan sát
- NL giải quyết
vấn đề
- KN phân loại

- NL tự học
- KN quan sát
- NL giải quyết
vấn đề
- KN tính toán
- KN phân loại


trong
tự
nhiên;khái
niệm
hiệu
suất sih thái;
khái
niệm
sinh quyển
ND3:
- Kể tên được
Quản lí các dạng tài

và sử nguyên có tại
dụng
Cao Bằng
bền
vững tài
nguyên
thiên
nhiên

- Giải thích
ảnh
hưởng
của việc khai
thác và sử
dụng
tài
nguyên
không hợp lí

- Chỉ ra các
nguyên nhân
chính
dẫn
đến ô nhiễm
môi trường
và cạn kiệt
tài
nguyên
thiên nhiên


- Đề xuất các
biện
pháp
tuyên truyền
về quản lí và
sử dụng bền
vững
tài
nguyên thiên
nhiên ở địa
phương

- NL tự học
- KN quan sát
- NL giải quyết
vấn đề
- KN phân loại

5. Công cụ đánh giá
Trong khu rừng Trần Hưng Đạo tại xã Tam Kim – Nguyên Bình Cao
Bằng có các loài sinh vật sinh sống: Mèo, ếch, rắn, châu chấu, muỗi, sâu,
giun đất, chim, cỏ, vi sinh vật trong điều kiện có ánh sáng, độ ẩm, không khí,
lượng mưa và các dạng tài nguyên: đất, nước, không khí, quặng, thực vật...
Sử dụng thông tin để trả lời câu hỏi:
Câu 1: khu rừng Trần Hưng Đạo tại xã Tam Kim – Nguyên Bình Cao Bằng
có phải là một HST?
Câu 2: Xác định thành phần cấu trúc của hệ sinh thái khu rừng Trần Hưng
Đạo tại xã Tam Kim – Nguyên Bình Cao Bằng?
Câu 3. Phân biệt các chuỗi thức ăn khu rừng Trần Hưng Đạo tại xã Tam Kim
– Nguyên Bình Cao Bằng?

Câu 4: Hãy viết 3 chuỗi thức ăn trong HST khu rừng Trần Hưng Đạo tại xã
Tam Kim – Nguyên Bình Cao Bằng?
Câu 5. Hãy lập 01 lưới thức ăn trong HST khu rừng Trần Hưng Đạo tại xã


Tam Kim – Nguyên Bình Cao Bằng?
Câu 6: Kể tên các dạng tài nguyên có trong HST khu rừng Trần Hưng Đạo
tại xã Tam Kim – Nguyên Bình Cao Bằng?
Câu 7: Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh trong HST
khu rừng Trần Hưng Đạo tại xã Tam Kim – Nguyên Bình Cao Bằng?
Câu 8: Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh tại Cao
Bằng?



×