Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CHUYÊN đề môi TRƯỜNG và sự PHÁT TRIỂN bền VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.44 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Thời lượng: 2 tiết
Lí do xây dựng chuyên đề:
- Về cấu trúc: 2 bài học Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Môi trường và sự
phát triển bền vững đặt gần nhau, có thể gộp lại với nhau thành một chuyên đề.
- Về nội dung:
+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu của phát triển bền
vững, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Hiện trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang đặt ra nhiều vấn đề cần
phải giải quyết.
+ Các hoạt động kinh tế - xã hội (mà HS đã được học ở các chuyên đề trước) của
con người đều có sự tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vì vậy cần có sự
thay đổi về nhận thức và hành vi của công dân.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại, vai trò, chức năng của môi
trường; khái niệm, cách phân loại tài nguyên thiên nhiên; khái niệm phát triển bền vững.
- Phân tích được hiện trạng của một số vấn đề về môi trường và sử dụng tài
nguyên trên phạm vi toàn cầu và ở các nhóm nước.
- Hiểu được các giải pháp để phát triển bền vững.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên.
- Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương.
3. Thái độ
Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, sẵn sàng tuyên truyền, giáo dục mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông.


- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê,
sử dụng tranh ảnh.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Môi trường
a. Khái niệm và phân loại
b. Vai trò và chức năng
c. Hiện trạng
2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Khái niệm
b. Phân loại
c. Hiện trạng


3. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là điều kiện của phát
triển
a. Khái niệm phát triển bền vững
b. Giải pháp phát triển bền vững
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Nội dung/
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
chủ đề/chuẩn
Trình bày được - Hiểu được Phân tích được Biết cách tìm
khái niệm, cách khái niệm, cách tranh ảnh về các hiểu một vấn đề
phân loại, vai phân loại, vai vấn đề môi môi trường ở
trò, chức năng trò, chức năng trường.
địa phương.

của môi trường. của môi trường.
- Phân tích được
hiện
trạng,
1. Môi trường
nguyên
nhân
của một số vấn
đề
về
môi
trường
trên
phạm vi toàn
cầu và ở các
nhóm nước.
Trình bày được - Hiểu được Phân tích bảng
khái niệm, cách khái niệm, cách số liệu về tài
phân loại tài phân loại tài nguyên
thiên
nguyên
thiên nguyên
thiên nhiên.
2. Tài nguyên
nhiên
nhiên.
thiên nhiên
- Phân tích được
hiện trạng sử
dụng tài nguyên

thiên nhiên.
Trình bày được - Hiểu được
3. Sử dụng hợp
khái niệm phát khái niệm phát
lí tài nguyên
triển bền vững. triển bền vững.
thiên nhiên và
- Hiểu được các
bảo vệ môi
giải pháp để
trường là điều
phát triển bền
kiện phát triển
vững.
Định hướng năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông,
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số
liệu thống kê, năng lực sử dụng tranh ảnh.


2. Câu hỏi và bài tập
2.1. Nhận biết
Câu hỏi 1:
Nối một ý ở cột A với một ý của cột B trong 30 giây
Cột A:
Cột B:
Các loại môi trường sống của con người
Thành phần
a. Bao gồm các quan hệ xã hội: trong sản

1. Môi trường tự nhiên
xuất, trong phân phối, trong giao tiếp.
b. Bao gồm các đối tượng lao động do con
2. Môi trường xã hội
người sản xuất ra và chịu sự chi phối của
con người (nhà ở, nhà máy, thành phố…)
c. Bao gồm các thành phần của tự nhiên:
3. Môi trường nhân tạo
địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước,
sinh vật.
Đáp án: 1 – c; 2 – a; 3 – b.
Câu hỏi 2:
Nối cột A với B sao cho phù hợp với cách phân loại tài nguyên thiên nhiên theo
khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người.
Cột A

Cột B

1. Tài nguyên thiên nhiên có thể bị a. Năng lượng mặt trời, sức gió, địa
hao kiệt, không khôi phục được:
nhiệt…
2. Tài nguyên thiên nhiên có thể bị
b. Nước sạch, rừng, đất đai…
hao kiệt, khôi phục được:
3. Tài nguyên thiên nhiên không bị
c. Than, dầu, khí, quặng sắt…
hao kiệt:
Đáp án: 1-c, 2-b, 3-a.
Câu hỏi 3:
Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên là các ……………………….. mà ở trình độ nhất định của
sự phát triển lực lượng sản xuất, chúng ………………………………………………….
làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
Đáp án:
Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của
sự phát triển lực lượng sản xuất, chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm
phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
Câu hỏi 4:
Có những cách phân loại tài nguyên thiên nhiên nào?
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
Đáp án:
Có nhiều cách phân loại:


- Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu…
- Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch…
- Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng: có thể bị hao kiệt,
không bị hao kiệt.
Câu hỏi 5:
Điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển hôm nay …………....................................... mà
phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
Đáp án:
Phát triển bền vững là sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển ngày
mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
Câu hỏi 6:
1. Nêu các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường để phát triển bền vững.
2. Kể tên một số tổ chức, Hội nghị, Nghị định… quốc tế về môi trường mà em biết.

Đáp án:
1. Các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường để phát triển bền vững:

Giải pháp

Chấm dứt chạy đua vũ
trang, chấm dứt chiến
tranh, giúp các nước đang
phát triển thoát cảnh đói
nghè, xóa các vùng nghèo
trong nước.

Thực hiện các
công ước quốc tế
về môi trường, luật
môi trường

Áp dụng các tiến bộ
khoa học – kĩ thuật, sử
dụng hợp lí tài
nguyên, giảm bớt tác
động xấu tới môi
trường

Để giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự phối hợp, nỗ
lực chung của các quốc gia, của mọi tầng lớp trong xã hội.
2. Tên các tổ chức, Hội nghị, Nghị định…quốc tế về môi trường: Tổ chức Hòa bình
xanh, Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất ở Riô đê Gia – nê – rô, Nghị định thư Ki- ô-tô…
2.2. Thông hiểu
Câu hỏi:



Cho các hình sau:

Hình 1

Hình 2

Hình 4

Hình 5

Hình 3

Hình 6

Những hình ảnh trên phản ánh những vấn đề chủ yếu nào về môi trường toàn cầu?
Nguyên nhân của những vấn đề đó. Liên hệ với Việt Nam.
Đáp án:
Hiện tượng

Nguyên nhân

Vấn đề
môi trường toàn cầu

Liên hệ với Việt Nam
- Thông tin phản hồi
Hiện tượng
Mưa a xít

Vấn đề
môi trường
toàn cầu

Nguyên nhân
Khí thải NO, SO… do hoạt động sản xuất công
nghiệp, giao thông…
Thủng tầng ôdôn
Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải khí
CFCs…
Hiệu ứng nhà kính
Lượng các chất khí thải nhà kính như CO 2…
ngày càng tăng.
Ô nhiễm nguồn nước Do chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp…
Ô nhiễm môi trường Do chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp, Sử dụng
đất
quá mức các chất hóa học…
Ô nhiễm không khí
Do chất thải từ công nghiệp


Liên hệ với
Việt Nam

Tình trạng mất cân Khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí
bằng sinh thái môi (đặc biệt là chặt phá rừng bừa bãi)
trường
Tình trạng ô nhiễm Chất thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng quá
môi trường
mức các chất hóa học trong nông nghiệp…


2.3. Vận dụng
Cho bảng số liệu:
Diện tích rừng của thế giới, các châu lục và khu vực giai đoạn 1990-2010
(Đơn vị: Triệu ha)
Châu lục, khu vực
1990
2000
2010
Châu Phi
749
709
674
Châu Á
576
570
593
Châu Âu
989
998
1005
Bắc và Trung Mĩ
708
705
705
Châu Úc
199
198
191
Nam Mĩ

946
904
864
Thế giới
4167
4084
4032
(Nguồn: FAO.ORG)
Nhận xét sự biến động diện tích rừng của thế giới, các châu lục và khu vực giai
đoạn 1990-2010.
Đáp án:
Trong giai đoạn 1990-2010:
- Diện tích rừng của thế giới giảm nhanh: giảm 135 triệu ha.
- Sự biến động diện tích rừng khác nhau ở các châu lục:
+ Diện tích rừng của châu Phi và Nam Mĩ giảm nhanh (Nam Mĩ giảm nhanh
hơn: 82 triệu ha so với 75 triệu ha của châu Phi), diện tích rừng của châu Úc,
khu vực Bắc và Trung Mĩ giảm chậm (châu Úc giảm 8 triệu ha, Bắc và Trung
Mĩ giảm 3 triệu ha).
+ Diện tích rừng của châu Á và châu Âu tăng nhẹ (châu Á tăng nhanh hơn: 17
triệu ha so với 16 triệu ha của châu Âu).
2.4. Vận dụng cao
Viết một báo cáo khoảng 500 từ về thực trạng môi trường ở địa phương em và đề
xuất một số biện pháp giải quyết.
Hướng dẫn:
1. Thực trạng:
- Mô tả hiện tượng, địa điểm.
- Nhận xét và đánh giá.
2. Đề xuất biện pháp giải quyết.



IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
Hoạt động 1. Tìm hiểu về vấn đề môi trường
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại, vai trò, chức năng của môi
trường; Trình bày được một số vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn cầu và ở các
nhóm nước.
- Kĩ năng: Phân tích tranh ảnh về các vấn đề môi trường; Biết cách tìm hiểu một vấn đề
môi trường ở địa phương.
- Thái độ: Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi, tuyên truyền giáo dục mọi người
trong việc bảo vệ môi trường.
- Định hướng năng lực hình thành:
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
+ Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng tranh ảnh.
2. Nội dung
a. Khái niệm và phân loại
b. Vai trò và chức năng
c. Hiện trạng
3. Hình thức tổ chức học tập
a. Tìm hiểu khái niệm và cách phân loại môi trường
(Hình thức: cá nhân/cả lớp)
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, trình bày khái niệm môi trường địa lí, môi trường
sống, các thành phần chính của môi trường sống.
- Bước 2: HS đọc SGK và suy nghĩ.
- Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV yêu cầu HS làm tiếp bài tập sau:
Nối một ý ở cột A với một ý của cột B trong 30 giây
Cột A:
Cột B:
Các loại môi trường sống

Thành phần
của con người
a. Bao gồm các quan hệ xã hội: trong sản xuất, trong phân
1. Môi trường tự nhiên
phối, trong giao tiếp.
b. Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất
2. Môi trường xã hội
ra và chịu sự chi phối của con người (nhà ở, nhà máy,
thành phố…)
c. Bao gồm các thành phần của tự nhiên: địa hình, địa
3. Môi trường nhân tạo
chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật.
+ GV cung cấp thông tin phản hồi sau khi học sinh hoàn thành: 1 – c; 2 – a; 3 – b.
+ GV yêu cầu HS chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi
trường nhân tạo.
b. Tìm hiểu chức năng và vai trò của môi trường
(Hình thức: cá nhân/cả lớp)
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và kiến thức bản thân trả lời câu hỏi:
1. Môi trường có những chức năng chủ yếu nào?


2. Hãy lấy ví dụ CMR quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định sự phát triển xã hội
loài người là sai lầm.
- Bước 2: HS suy nghĩ, hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời, các HS khác thảo luận, nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV cung cấp thông tin phản hồi:
1. Chức năng của môi trường:
+ Là không gian sống của con người
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

2. Ví dụ:
Nhật Bản là nước có trữ lượng các loại khoáng sản không đáng kể nhưng lại là
cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới.
c. Tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của vấn đề môi trường
(Hình thức: cặp)
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, kết hợp thông tin SGK, vốn hiểu biết, thảo
luận và trả lời câu hỏi theo bảng sau:

Hình 1

Hình 4

Hình 2

Hình 5

Hình 3

Hình 6

Những hình ảnh trên phản ánh những vấn đề chủ yếu nào về môi trường toàn cầu?
Nguyên nhân của những vấn đề đó. Liên hệ với Việt Nam.
Hiện tượng
Nguyên nhân
Vấn đề
môi trường toàn cầu

Liên hệ với Việt Nam



- Bước 2: HS thảo luận và điền thông tin vào bảng kiến thức theo cặp.
- Bước 3: GV hướng dẫn HS báo cáo, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV cung cấp thông tin phản hồi:
Hiện tượng
Nguyên nhân
Khí thải NO, SO… do hoạt động sản xuất công
Mưa a xít
nghiệp, giao thông…
Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải khí
Thủng tầng ôdôn
Vấn đề
CFCs…
môi trường
Lượng các chất khí thải nhà kính như CO 2…
Hiệu
ứng
nhà
kính
toàn cầu
ngày càng tăng.
Ô nhiễm nguồn nước Do chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp…
Ô nhiễm môi trường Do chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp, sử dụng
đất
quá mức các chất hóa học trong nông nghiệp…
Ô nhiễm không khí
Do khí thải từ công nghiệp, giao thông…
Tình trạng mất cân
Khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí
Liên hệ với
bằng sinh thái môi

(đặc biệt là chặt phá rừng bừa bãi)
Việt Nam
trường
Tình trạng ô nhiễm Chất thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng quá
môi trường
mức các chất hóa học trong nông nghiệp…


HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 1:
1. Môi trường
a. Khái niệm và phân loại
- Khái niệm: Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống
của con người.
- Phân loại môi trường sống: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường
nhân tạo.
b. Vai trò và chức năng
- Vai trò: có vai trò quan trọng đến sự phát triển của xã hội.
- Chức năng:
+ Là không gian sống của con người
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên
+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
c. Hiện trạng
Nhóm nước
Hiện tượng
Nguyên nhân
Mưa a xít
Khí thải NO, SO… do hoạt động sản xuất công
Phát triển
nghiệp, giao thông…

Thủng tầng ôdôn
Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải khí
CFCs…
Hiệu ứng nhà kính
Lượng các chất khí thải nhà kính như CO 2…
ngày càng tăng.
Đang phát Ô nhiễm nguồn nước
Do chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp…
triển
Ô nhiễm môi trường đất Do chất thải từ sinh hoạt, công nghiệp, sử dụng
quá mức các chất hóa học trong nông nghiệp….
Ô nhiễm không khí
Do khí thải từ công nghiệp, giao thông…
Liên hệ với Tình trạng mất cân bằng Khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí
(đặc biệt là chặt phá rừng bừa bãi)
Việt Nam sinh thái môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi Chất thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng quá
trường
mức các chất hóa học trong nông nghiệp…


Hoạt động 2. Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên
(Hoạt động nhóm)
1. Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại tài nguyên thiên nhiên,
phân tích được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở các nhóm nước.
- Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu về tài nguyên rừng.
- Thái độ: Nâng cao ý thức trách nhiệm sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
- Định hướng năng lực hình thành:
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.

+ Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê,
sử dụng tranh ảnh.
2. Nội dung:
a. Khái niệm
b. Phân loại
c. Hiện trạng
3. Hình thức tổ chức học tập
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào vốn hiểu biết, sách giáo khoa, tài liệu,
hình ảnh, bảng số liệu…, hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 15 phút. Sau đó, các
nhóm đảo phiếu học tập để nhận xét và bổ sung bằng mực đỏ (Nhóm 1 với nhóm 2, nhóm
3 với nhóm 4, nhóm 5 với nhóm 6).
- GV cung cấp hình ảnh, bảng số liệu cho học sinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- HS làm việc theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm đảo phiếu học tập cho nhau, nhận xét bổ sung bằng mực đỏ.
- Các nhóm nhận lại phiếu học tập và hoàn thiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu 1 nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc và kết quả hoạt động của các
nhóm.


PHỤ LỤC:
PHIẾU HỌC TẬP CHO HOẠT ĐỘNG 2

Dựa vào vốn hiểu biết, sách giáo khoa, tài liệu, hình ảnh, bảng số liệu…, hoàn
thành phiếu học tập trong thời gian 15 phút.
1. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là các ……………………….. mà ở trình độ nhất định của
sự phát triển lực lượng sản xuất, chúng ………………………………………………….
làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
2. Có những cách phân loại tài nguyên thiên nhiên nào?
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………...
3. Nối cột A với B sao cho phù hợp với cách phân loại tài nguyên thiên nhiên theo
khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người.
Cột A

Cột B

1. Tài nguyên thiên nhiên có thể bị a. Năng lượng mặt trời, sức gió, địa
hao kiệt, không khôi phục được:
nhiệt…
2. Tài nguyên thiên nhiên có thể bị
b. Nước sạch, rừng, đất đai…
hao kiệt, khôi phục được:
3. Tài nguyên thiên nhiên không bị
c. Than, dầu, khí, quặng sắt…
hao kiệt:
4. Cho bảng số liệu:
Sản lượng khai thác than và dầu thô của thế giới giai đoạn 1990-2011
Năm
1990
2000

2011
Than (triệu tấn)
3749
4852
8426
Dầu thô (triệu thùng/ngày)
49,4
66,3
73,0
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Nhận xét sản lượng khai thác than và dầu thô của thế giới giai đoạn 1990-2011.
5. Cho bảng số liệu:
Diện tích rừng của thế giới, các châu lục và khu vực giai đoạn 1990-2010
(Đơn vị: Triệu ha)
Châu lục, khu vực
1990
2000
2010
Châu Phi
749
709
674
Châu Á
576
570
593
Châu Âu
989
998
1005

Bắc và Trung Mĩ
708
705
705
Châu Úc
199
198
191
Nam Mĩ
946
904
864
Thế giới
4167
4084
4032
(Nguồn: FAO.ORG)


Nhận xét sự biến động diện tích rừng của thế giới, các châu lục và khu vực giai
đoạn 1990-2010.
6. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên ở các nước đang phát triển gây ra hậu quả gì?
HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 2:
2. Tài nguyên nhiên nhiên
a. Khái niệm
Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất,
chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng
tiêu dùng.
b. Phân loại
Có nhiều cách phân loại:

- Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu…
- Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch…
- Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng: có thể bị hao kiệt, không bị hao
kiệt.
c. Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng suy kiệt.
- Tài nguyên khoáng sản: sản lượng khai thác khoáng sản tăng nhanh, nhiều mỏ khoáng sản
đã cạn kiệt, gây ô nhiễm đến môi trường nước.
- Tài nguyên sinh vật: thu hẹp diện tích rừng, suy giảm đa dạng sinh học…

Hoạt động 3. Tìm hiểu vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường là điều kiện của phát triển
(Hình thức: cá nhân, cặp, toàn lớp)
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu và trình bày được khái niệm phát triển bền vững; Trình bày được một
số vấn đề về phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu và ở các nhóm nước.
- Thái độ: Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên
thiên nhiên, tuyên truyền giáo dục mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
- Định hướng năng lực được hình thành:
+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
+ Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
2. Nội dung
a. Khái niệm phát triển bền vững
b. Giải pháp phát triển bền vững
3. Hình thức tổ chức học tập
a. Tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững
(Hoạt động: cá nhân)
- Bước 1: GV yêu cầu HS điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm phát triển bền
vững:



Phát triển bền vững là sự phát triển hôm nay …………....................................... mà
phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
- Bước 2: HS dựa vào SGK, hoàn thành khái niệm.
- Bước 3: GV yêu cầu HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Bước 4: GV cung cấp thông tin phản hồi, giải thích rõ hơn về khái niệm phát triển bền
vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển
ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
b. Tìm hiểu giải pháp phát triển bền vững
(Hoạt động cặp)
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân:
1. Nêu các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường để phát triển bền vững.
2. Kể tên một số tổ chức, Hội nghị, Nghị định… quốc tế về môi trường mà em biết
- Bước 2: HS động não suy nghĩ.
- Bước 3: GV yêu cầu đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV cung cấp thông tin phản hồi:
1. Các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường để phát triển bền vững:

Giải pháp

Chấm dứt chạy đua vũ
trang, chấm dứt chiến
tranh, giúp các nước đang
phát triển thoát cảnh đói
nghèo, xóa các vùng
nghèo trong nước.

Thực hiện các công ước
quốc tế về môi trường,

luật môi trường

Áp dụng các tiến bộ
khoa học – kĩ thuật,
sử dụng hợp lí tài
nguyên, giảm bớt tác
động xấu tới môi
trường

Để giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự phối hợp, nỗ
lực chung của các quốc gia, của mọi tầng lớp trong xã hội.
2. Tên các tổ chức, Hội nghị, Nghị định… quốc tế về môi trường: Tổ chức Hòa
bình xanh, Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất ở Riô đê Gia – nê – rô, Nghị định thư Ki- ôtô…


HỘP KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 3:
3. Bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là điều kiện của phát
triển
a. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển ngày
mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
b. Giải pháp phát triển bền vững:

Giải pháp

Chấm dứt chạy đua vũ
trang, chấm dứt chiến
tranh, giúp các nước đang
phát triển thoát cảnh đói
nghè, xóa các vùng nghèo

trong nước.

Thực hiện các
công ước quốc tế
về môi trường, luật
môi trường

Áp dụng các tiến bộ
khoa học – kĩ thuật, sử
dụng hợp lí tài
nguyên, giảm bớt tác
động xấu tới môi
trường

Để giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự phối hợp, nỗ
lực chung của các quốc gia, của mọi tầng lớp trong xã hội.



×