Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tiểu luận đá macma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 16 trang )

GVHD: Bùi Thị Luận

Nhóm 1

CHƯƠNG I: ĐÁ MACMA
IGNEOUS ROCKS
 

A. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÂN LOẠI:
I.Sự hình thành:

- Ðá macma (igneous rocks) được
xem là nguồn cội của các đá khác. Tên gọi
xuất phát từ tiếng Lating (Ignis) nghĩa là
lửa vì nó được hình thành từ sự nguội lạnh
của một khối nóng lỏng hay nói khác hơn
là quá trình ngưng kết của các silicat nóng
chảy xảy ra trong lòng hoặc trên bề mặt
trái đất. Đá macma là loại đá rất cứng, gồm
nhiều loại như đá granit, đá badan…
- Khi đông cứng ở dưới sâu, dung
thể macma có thời gian kết tinh thành những tinh thể khoáng vật có kích
thước từ một vài milimet đến một vài centimét.
- Khi dung nham phun lên mặt đất do nguội lạnh nhanh, không kịp kết
tinh nên đông cứng thành thuỷ tinh hoặc vi tinh. Macma dâng lên chủ yếu là
do khi nóng chảy thì đá có tỷ trọng thấp hơn so với đá rắn, nó bị đẩy lên trên
qua thạch quyển bởi sức nổi mà tỷ trọng thấp của nó đã tạo ra (theo cách
thức giống như tấm gỗ có tỷ trọng thấp bị đẩy lên trên và trôi nổi trong nước
nặng hơn). Điều này tạo ra sự hình thành các hốc macma và cuối cùng là núi
lửa, macma bị đẩy lên trên theo mọi hướng ra bề mặt Trái Đất trong các hoạt
động phun trào núi lửa.


- Khi dung thể macma xuyên vào các khe nứt giữa các đá khác, nó
tạo nên đá mạch, thường có kiến trúc hạt nhỏ hoặc nổi ban.
- Macma tồn tại ở khoảng nhiệt độ từ 650 tới 1.200°C
Ở nước ta có nhiều khối núi đá macma lớn như Tam Đảo, Hoàng Liên
Sơn, Bạch Mã…

II. Phân loại:

Có hai cách phân loại:
1.Phân loại theo độ sâu:
Page 1


Nhóm 1

GVHD: Bùi Thị Luận

a. Đá macma xâm nhập:
- Là đá macma được cấu thành trong vỏ trái đất, có cấu trúc tinh thể
lớn, đặc chắc, cường độ cao, ít hút nước. Đá xâm nhập này chủ yếu sử dụng
trong xây dựng như granit, điorit, gabro….
* Nếu độ sâu so với bề mặt trái đất trên 1500m là đá macma xâm nhập
sâu.
* Nếu độ sâu so với bề mặt trái đất dưới 1500m là đá macma xâm nhập
nông.
- Do chuyển động nâng cao của vỏ trái đất cùng với quá trình xâm
thực, bào mòn rất lâu dài nên ngày nay chúng lộ ra trên bề mặt. Người ta
đoán biết đá macma xâm nhập sâu hay nông là nhờ phân tích dạng nằm, cấu
tạo kiến trúc.


b. Đá macma phun trào:
- Là đá macma bên trong đựơc đưa ra ngoài bề mặt trái đất qua các
khe nứt, miệng núi lửa sau đó đông cứng lại. Người ta đoán biết chúng là đá
macma phun trào cổ hay đá macma phun trào trẻ nhờ phân tích mối quan hệ
của chúng với các đá xung quanh.
- Do nguội nhanh trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp, các khoáng
vật không kịp kết tinh, hoặc chỉ là kết tinh một phần nên có kích thước tinh
thể bé, chưa hoàn chỉnh, hoặc tồn tại ở dạng vô định hình.
- Mặt khác, các chất khí và hơi nước không kịp thoát ra, để lại nhiều
lỗ rỗng, làm cho đá nhẹ, có loại nổi trên mặt nước.

c. Đá trầm tích núi lửa
Bên cạnh việc hình thành do kết tinh nhanh như đá macma phun trào
của dung thể macma, còn lắng đọng theo quy luật trầm tích nên được gọi là
đá trầm tích núi lửa. (Nhiều tác giả Liên Xô cũ xếp loại đá này sang đá trầm
tích).
2.Phân loại theo thành phân hoá học:
Cơ sở của việc phân loại này dựa vào hàm lượng SiO2 , Fe, Mg có trong đá .

a. Đá macma acid: (SiO2 >=65%)
- Đá có đặc điểm sáng màu
- Tỉ trọng từ 2.5 2.7.
Page 2


Nhóm 1

GVHD: Bùi Thị Luận

b. Đá macma trung tính:

Có thành phần silic oxit trung gian giữa đá axit và đá bazơ,
(52%=- Đặc đỉêm sáng màu.
- Tỉ trọng nhẹ đến trung bình 2.7 2.8.
- Macma trung tính kết tinh ở dưới sâu thành điorit. Điorit (diorite) ở
Việt Nam không tạo thành những khối độc lập mà hay đi đôi với granit
(Nậm Rốm, Điện Biên).
- Phun trào lên mặt đất thành đá anđezit phổ biến ở dãy (Andes)..
Anđezit gặp ở Vũng Tàu và Côn Đảo.

c. Đá macma mafic (đá macma bazo) (40%=< SiO2 <52%): hàm lượng
khóang vật chứa Fe, Mg.
- Có đặc điểm sẫm màu đến rất sẫm, tỉ trọng nặng 2.93.1.
- Dung nham mafic, trước khi nguội đi, có độ nhớt thấp do hàm lượng
silica (SiO2) ít.Nước và các chất dễ bay hơi khác có thể dễ dàng hơn và dần
dần thoát ra khỏi dung nham mafic, vì thế các phun trào của núi lửa tạo ra
dung nham mafic là ít dữ dội. Phần lớn các núi lửa phun dung nham mafic là
các núi lửa dưới đại dương, chẳng hạn Hawaii.
- Các loại khoáng chất mafic tạo đá thông dụng là olivin, pyroxen,
amphibol, biotit và các mica, augit cũng như plagiocla thuộc nhóm fenspat
giàu canxi.Các loại đá mafic thông dụng bao gồm bazan và gabbro.

d.Đá macma siêu mafic(đá macma siêu bazo) (SiO2 <40%): do đó không có
thạch anh, rất giàu magie, sắt và canxi (hơn 40%).
- Hầu như chỉ chứa khoáng vật màu sẫm (piroxen, olivin, amphibon)
nên có màu sẫm hoặc đen. Trong số ĐSM, phổ biến nhất là periđotit (hơn
40% olivin), ngoài ra có piroxenolit và amphibololit (60% piroxen hay
amphibon).
- Tỉ trọng nặng trên 3.1
- Có 2 dải ĐSM chính ở Việt Nam: 1) Dải Sông Mã với khối Núi Nưa

(Thanh Hoá); 2) Dải Hiệp Đức chạy dọc đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn
(Quảng Nam). Periđotit ở Núi Nưa chứa cromit, đunit (loại periđotit có hơn
90% olivin), ở Bản Phúc (Sơn La) chứa sunfua đồng, niken. Secpentin là
ĐSM biến đổi thành, được khai thác để làm phân lân nung chảy.

Page 3


GVHD: Bùi Thị Luận

Nhóm 1

B .CẤU TẠO CỦA ĐÁ MACMA:
 Cấu tạo khối đồng chất :
Là cấu tạo khi các khóang vật phân phối đều đặn trren tòan bộ khối đá
theo các phương khác nhau. Điều này chứng tỏ khi tạo thành thì điều kiện
môi trường ở mọi điểm như nhau

 Cấu tạo khối cầu:
Là cấu tạo khi các khóang vật sản xuất theo những lớp đồng tâm, hình
thành các khối cầu nhỏ trong tòan bộ khối đá. Điều này chứng tỏ đá phải có
trọng tâm kết tinh lôi kéo các thành phần khác bao quanh tạo nên khối cầu.

 Cấu tạo dạng dải:
Là cấu tạo gồm các dải có độ hạt hoặc màu sắc khác nhau xen kẽ nhau
kéo dài. Điều này chứng tỏ đá có sự phân dị các khóang vật theo kích thước
tỉ trọng.

 Cấu tạo lỗ hổng cấu tạo bọt:
Là cấu tạo có các lỗ hổng với kích thước khác nhau trong khối đá.

Điều này chứng tỏ đá macma có nhiều thành phần khí khi đưa ra ngoài mặt
đất, do áp suất nhiệt độ giảm nhanh nên phần ngoài cùng đông cứng không
cho chất khí thóat ra. Sau khi tòan bộ khối đá macma đông đặc, các chất khí
mới thóat ra ngoài tạo thành các lỗ hổng trong đá.
Ngoài những đặc điểm trên, còn có cấu tạo dòng chảy, cấu tạo mạch

C. DẠNG NẰM (THỂ) CỦA ĐÁ
MACMA:
Dạng nằm của đá macma là 1 đặc điểm phản ánh điều kiện tạo
thành.Dạng nằm phụ thuộc vào thành phần, tính linh động của macma, mức
độ chuyển động của vỏ trái đất và đặc điểm của đá xung quanh.
* Dựa vào kích thước hình dạng chia ra các thể chính :

I. Thể đặc trưng cho đá macma xâm

nhập:
Page 4


Nhóm 1

GVHD: Bùi Thị Luận

 Các thể đặc trưng cho đá macma xâm nhập sâu :
1.Thể nền (batholith):
Thường là nhân của các tảng núi , đó là những khối xâm nhập to lớn
có thành phần là granit, granodionit ,có kích thước lớn, rộng, dài tới hàng
chục, hàng trăm km. Đường ranh giới lộ ra trên bề mặt đất không đều đặng ,
ở dưới phồng to và có sườn dốc đứng. Khối granit sông chảy ở Việt Bắc ,
Điện Biên là 1 thể nền điển hình ở Việt Nam

2.Thể cán (stock):
Là các thể xâm nhập có dạng hình tròn hoặc kéo dài mà diện tích lộ ra
trên mặt đất nhỏ hơn 100km 2. Khi thể cán tạo nên những khối độc lập thì có
đặc điểm cấu trúc như thể nền. Thường thể cán là nhánh tách từ thể nền dưới
dạng vòm và dạng răng lược trên mái của thể nền. Thành phần của thể cán
hầu hết là đá granit.

 Các thể đặc trưng cho đá macma xâm nhập nông:
1. Thể vỉa(hay còn gọi là thể mạch, sill):
Do đá macma có áp lực lớn theo khe nứt xuyên vào giữa các lớp đá
trầm tích gần như song song và gây biến chất giữa 2 bề mặt lớp tiếp xúc . Bề
dày vỉa từ vài mét tới hàng chục mét,thể mạch có chiều dày đồng nhất điều
này chứng tỏ macma xâm nhập rất lỏng.
2. Thể nấm (lacolit):
Thường có hình dạng như 1 cái nấm nằm kẹp giữa 2 lớp đá trầm tích .
Lộ ra trên bề mặt thường có dạng gần tròn hoặc bầu dục ở trung tâm , bề dày
từ vài chục mét đến vài trăm mét và vươn dần ra xung quanh,thể nấm có
phần đáy bằng phẳng.Tuy nhiên nó khác với thể mạch là lớp đá bao quanh
khối xâm nhập bị dồn phồng lên và khối xâm nhập tạo thành 1 chỏm .
Thể nấm có thành phần silic cao , đó là lý do làm cho nó không thể
chảy ra như thể mạch vì lượng silic làm cho dung nham có độ nhớt cao. Đá
của thể mạch có kháng sức cao hơn đá trầm tích bao quanh nên ít bị bào
mòn , do đó nó lộ ra ngoài mạch thành những ngọn đồi cao

4. Thể tường (dike):
Page 5


Nhóm 1


GVHD: Bùi Thị Luận

Thể xâm nhập cắt qua lớp đá trầm tích có trước,thể tường thường dốc
và có hai vách đá gần như song song,có kích thước và bề dày thay đổi.Thể
tường thường được thành lập ở khu vực có động đất hay phun trào núi
lửa,khu vực mà nền đá có nhiều đường nứt.Dung nham hay đá lỏng theo đó
chảy tràn ra ngoài mặt đất,khi ra ngoài mặt đất một số macma còn đọng lại
trong khe nứt nguội đặc tạo nên thể tường núi lửa cũng thường tạo ra thể
tường khi ống dẫn phụ tỏa tia mang dung nham ra ngoài mặt đất.Sự hiện
diện của đới cắm cũng tạo nên một hệ thống của thể tường
Ngoài ra tùy theo hình dạng thế nằm đá macma xâm nhập nông còn
được chia ra : thể chậu, thể yên ,thể liềm ,…….
Các thể trên thường có nguồn gốc macma thành phần trung tính , mafic
hoặc siêu mafic ,dễ linh động và thường phân bố ở vùng đá có nhiều khe nứt
uốn nếp không hoàn chỉnh

II. Thể đặc trưng cho đá macma phun
trào :

1. Thể dòng :
Được hình thành từ đá macma có thành phần dễ linh động , thoát ra ở
miệng núi lửa , chảy theo sườn đồi xuống các thung lũng xung quanh
2. Thể vòm phủ :
Được hình thành từ các macma trung tính khi thoát ra ngoài nằm trên
sườn đồi xen kẽ với các lớp mảnh vụn đá , tro bụi - điển hình là thể vòm phủ
núi lửa Veduvo(Italia)
3. Thể vòm:
Được hình thành từ đá macma có thành phần acid linh động kém khi
thoát ra không di chuyển mà nằm tại miệng núi lửa , có hình vòm , hình
Page 6



Nhóm 1

GVHD: Bùi Thị Luận

kim.Điển hình thể vòm có hình dạng hình kim ở miệng núi lửa Pêlê trên đảo
Martinique , có độ cao 300m
4. Thể lớp phủ:
Được hình thành từ macma có thành phần mafic linh động,theo các
khe nứt của vỏ trái đất,thoát ra ngoài và chảy tràn trên bề mặt đất,sau đó
đông cứng lại.Ở Việt Nam,thể lớp phủ bazan gặp ở Phú Qúy,Nghệ An với
diện tích 200km2,bề dày 200m.

D.. THÀNH PHẦN KHOÁNG VẬT TRONG
ĐÁ:
Trong tự nhiên có tới hơn 3000 loại khoáng vật khác nhau nhưng chỉ
một số ít đóng vai trò chủ chốt trong thành phần các đá macma. Đó là những
khóang vật tạo đá, hầu như đều thuộc lớp silicat nóng chảy như fespat, thạch
anh, mica, nephelin, amphibol, piroxen, olivin… Theo màu sắc chúng được
phân thành các khoáng vật sẫm màu(amphibol, piroxen, olivin) và khoáng
vật sáng màu(fespat, thạch anh, nephelin) .

I.Thạch anh:
- Thạch anh là dạng SiO2 ở dạng kết
tinh, tinh thể hình lăng trụ 6 cạnh, ít khi trong
suốt.
- Thạch anh tự nhiên thường là dạng
tinh thể tương đối nhỏ nhưng khi điều chế ta
có thể tạo được thạch anh có kích thước rất

lớn, đó là các tứ diện SiO 4 phân bố với nhau
thành kiểu xoắn ốc và chúng khác nhau về
cách bố trí.
- Chống mài mòn tốt, ổn định đối với axit (trừ axit HF và H 3PO4). Ở
nhiệt độ thường, thạch anh không tác dụng với vôi, nhưng ở trong môi
trường hơi nước bão hoà và nhiệt độ 175 – 2000 oC có thể sinh ra phản ứng
silicat.
- Độ cứng 7, khối lượng riêng 2,65 g/cm 3, cường độ cao khoảng
20.000 kg/cm2,
- Nhiều màu sác khác nhau từ trong suốt, trắng sữa, vàng, tới ám khói,
hồng, tím.

Page 7


GVHD: Bùi Thị Luận

Nhóm 1

II.Fenspat:
- Hầu hết đá macma đếu
chứa Fenspat từ 50-60%.
- Có màu biến đổi từ trắng,
trắng xám, vàng đến hồng và đỏ;
khối lượng riêng: 2,55 - 2,76
g/cm3, độ cứng 6 - 6,5, cường độ
chịu nén 1200 - 1700 kg/cm2.
- Khả năng chống phong hoá
của fenspat kém, kém ổn định đối với nước và đặc biệt là nước có chứa CO2.
- Nhóm fenspat sáng màu: fenspat chứa K(Potassium fenspat),

fenspat giàu Na(Sodic fenspat).
- Nhóm fenspat sẫm màu: fenspat giàu Ca(Calcic Plagioclase).

III.Mica:
- Là những alumôsilicat ngậm nước
rất phức tạp. Phổ biến nhất là hai loại
biotit và muscovit.
* Biotit: thường chứa oxyt mangiê
và oxyt sắt, chúng có màu nâu đen (mica
đen).
* Muscovit : thì trong suốt (mica
trắng).
- Mica có độ cứng 2-3, khối lượng
riêng 2,76 - 3,2 g/cm3. Ngoài hai loại trên
còn gặp vecmiculit được tạo thành do sự
oxy hoá và hydrat hoá biotit. Khi nung ở
900 –100000C sẽ mất đi, thể tích
vecmiculit tăng 18 - 25 lần

IV.Khoáng vật màu sẫm:
- Chủ yếu gồm có amfibôn, piroxen, olivin.
* Piroxen(Pyroxenes) va Amfibon(Amphiboles):là nhũng khoáng vật
màu,có ít trong đá sang màu, nhưng có nhiều trong đá sẫm màu
Page 8


Nhóm 1

GVHD: Bùi Thị Luận


Amfibon thường gặp là Hornblend
Piroxen thường gặp là Augit
* Olivin (Olivine): thường gặp dạng hạt kết
khối trong đá bazan đen, đặc xít. Olivin dễ nhận nhờ
màu xanh oliu.
- Các khoáng vật này có màu sẫm (từ màu lục
đến màu đen), dai và bền, khó gia công.
- Các khoáng vật có các tính chất khác nhau, nên sự
có mặt của chúng tạo ra cho đá có những tính chất
khác nhau (cường độ, độ bền vững, khả năng gia
công...)



Các khoáng vật tạo đá chủ yếu của loại đá trầm tích núi
lửa:

 Nhóm oxyt silic:
Các khoáng phổ biến nhất của nhóm này là: Opan, chanxedon và
thạch anh trầm tích.
* Opan (SiO2.2H2O)
- Là khoáng vô định hình, chứa 214% nước (đôi khi đến 34%). Khi nung
nóng, một phần nước bị mất đi.
- Có khối lượng riêng 1,9 ÷ 2,5
3
g/cm , độ cứng 5, giòn.
- Opan thường không màu hoặc
màu trắng sữa, nhưng nếu lẫn tạp chất có
thể có màu vàng xanh hoặc đen.
* Chalxedon (SiO2)

- Là họ hàng của thạch anh, cấu tạo
ẩn tinh dạng sợi. Chalxedon được tạo
thành từ sự tái kết tinh opan hoặc lắng
đọng trực tiếp cùng với opan và thạch anh.
- Màu trắng, xám, vàng sáng, tro,
xanh.
- Khối lượng riêng 2,6 g/cm3, độ
cứng 6.
* Thạch anh trầm tích:
- Được lắng đọng trực tiếp hoặc có thể tạo thành do tái kết tinh từ
opan và chalxendon. Trong các loại đá trầm tích tồn tại cả thạch anh mácma
Page 9


Nhóm 1

GVHD: Bùi Thị Luận

và thạch anh trầm tích.

 Nhóm cacbonat:
- Các khoáng vật của nhóm cacbonat rất phổ biến trong các loại đá
trầm tích. Quan trọng nhất là các khoáng vật: calxit, đôlômit và manhezit.
* Calcite (CaCO3 )
- Dễ tan trong nước và tan mạnh
trong nước có chưa CO2; sủi bọt mạnh trong
HCl nồng độ 10%.
- Khoáng không màu hoặc màu trắng,
khi có lẫn tạp chất thì có màu xám vàng,
hồng hoặc xanh.

- Khối lượng riêng 2,7 g/cm3, độ cứng
3.
* Đôlômit [CaMg(CO3)2 ]
- Khi ở dạng bột và bị nung nóng cũng
sủi bọt trong dung dịch HCl nồng độ 10%.
- Là khoáng vật có màu hoặc trắng.
- Khối lượng riêng 2,8g/cm3, độ cứng
3-4.
- Đôlômit được dùng làm nguyên liệu
để sản xuất chất kết dính manhezi và đôlômi;
làm vật liệu chịu lửa đôlômi, cũng như các loại cây đá xây, đá dăm cho bê
tông.
* Manhezit: (MgCO3)
- Khi nung nóng thì tan trong được
HCl. Manhezit nung ở nhiệt độ 1500 16500C sẽ cho loại vật liệu chịu nhiệt cao,
còn khi nung ở nhiệt độ 750 - 800 0C sẽ cho
MgO. Khi nhào trộn manhezit với dung dịch
clorua hoặc sunfat axit mạnh sẽ nhận được
chất kết dính magiê.
- Khoáng không màu hoặc màu trắng,
xám, vàng hoặc nâu.
- Khối lượng riêng 3,0 g/cm3, độ cứng 3,5 - 4,5.

 Nhóm các khoáng vật sét:
Các khoáng vật sét đóng vai trò rất quan trọng trong đá trầm tích núi
lửa, chúng là thành phần chính của đất sét và tạp chất trong nhiều loại đá
Page 10


Nhóm 1


GVHD: Bùi Thị Luận

khác. Alumosilicat ngậm nước là các khoáng vật của nhóm này. Các khoáng
phổ biến nhất là caolimit, montmorilônit và mica ngậm nước.
* Caolinit: Al4 [Si4O10] (OH)8 hay
Al2O3.2SiO2.2H2O.
- Caolinit được hình thành do kết quả
phân huỷ fensat, mica và một số loại silicat
khác. Caolinit là thành phần chủ yếu của cao
lanh và các loại đát sét đa khoáng.
- Là khoáng màu trắng, đôi khi có màu
xám hoặc màu xanh.
- Khối lượng riêng 2,6g/cm3, độ cứng 1
* Mica ngậm nước:
- Được hình thành do sự phân huỷ mica và một số silicat.
* Môntmôrilônit:
- Là khoáng sét được tạo thành
trong môi trường kiềm, tại các vùng
biển hoặc trên các lớp đất đá bị phong
hoá. Nó là thành phần chính của đất
bentonit và đôi khi là chất xi măng gắn
kết trong sa thạch. Các khoáng của
nhóm môntmôrilônit thường thấy trong
các loại đá trầm tích.
- Các tạp chất sét làm cho độ bền
nước của đá vôi và sa thạch giảm đi.

 Nhóm sunfat:
Phổ biến nhất trong nhóm này là thạch cao và anhydrit.

* Thạch cao: (CaSO4.2H2O)
- Tinh thể dạng bản, đôi khi dạng sợi. Dễ hoà
tan trong nước (độ hoà tan lớn hơn canxit 75 lần).
Thạch cao được tạo thành do trầm tích hoá học, do
thuỷ hoá anhyđrit và do nước chứa H2SO4 tác dụng
với đá vôi.
- Là khoáng màu trắng hoặc không màu, đôi
khi lẫn tạp chất thì có màu xanh, vàng hoặc màu đỏ
- Độ cứng 2, khối lượng riêng 2,3g/cm3
* Anhydrit (CaSO4)
- Là loại khoáng trầm tích hoá học, kết tinh
dạng tấm dày hoặc lăng trụ. Anhydrit thường gặp
Page 11


GVHD: Bùi Thị Luận

Nhóm 1

trong các tầng đá hoặc các mảnh nhỏ cùng với thạch cao và muối mỏ. Khi
tác dụng với nước ở áp lực thấp anhydrit chuyển thành thạch cao và tăng thế
tích 30%.
- Màu trắng, đôi khi có màu xanh da trời
- Độ cứng 3 - 3,5, khối lượng riêng 3g/cm3.

E. C ÁC LOẠI ĐÁ MACMA:
I.Đá macma xâm nhập:
LOẠI
CẤU TẠO
ĐÁ

Granit
là loại đá axit có ở nhiều nơi, chủ
(đá hoa yếu do thạch anh, fenspat và một ít mica.
cương) Granit có màu tro nhạt, hồng nhạt hoặc
vàng, phần lớn có kết tinh hạt lớn.
Granit rất đặc, chắc, khối lượng thể
tích 2600 - 2700 kg/m3, cường độ nén rất
lớn (1200 - 2500kg/cm2), độ hút nước nhỏ
(dưới 1%), khả năng chống phong hoá rất
cao, độ chịu lửa kém, có một số loại có
màu sắc đẹp.

ỨNG DỤNG
Đá granit được
sử dụng rộng rãi
trong xây dựng do
có độ chịu kực cao
(ốp mặt ngoài nhà
và các công trình
đặc biệt, nhà công
cộng, làm nền
móng cầu, cống,
đập...)

Diorit:

là loại đá trung tính, thành phần chủ
yếu là plagiocla trung tính (chiếm khoảng
¾), hocblen, augit, biotit, amfibôn và một
ít mica và pyroxen.

Khi trong đá xuất hiện thạch anh thi
hình thành diorit thạch anh, lượng thạch
anh cao hơn sẽ thành granodiorit là đá
trung gian giữa diorit và granit
Hạt trung bình thường có màu xám,
xám lục có xen các vết sẫm và trắng; khối
lượng thể tích 2900 - 3300 kg/m 3, cường
độ chịu nén 2000 - 3500kg/cm2

dai, chống va chạm
tốt, chống phong
hoá cao, dễ đánh
bóng, nên được sử
dụng để làm mặt
đường, tấm ốp.

Syenit

loại đá trung tính, thành phần
khoáng vật gồm fenspat kali(70-80%),
plagiocla, các khoáng vật mầu sẫm
(amfibôn, pryroxen, biotit), một ít mica,
rất ít thạch anh.

được ứng dụng khá
rộng rãi trong xây
dựng

Page 12



GVHD: Bùi Thị Luận

Nhóm 1

Syenit màu tro hồng, có cấu trúc
toàn tinh đều đặn, khối lượng riêng 2,7
-2,9 g/cm3, khối lượng thể tích 2400 2800 kg/m3, cường độ chịu nén 1500 2000kg/cm2.
Gabro

Là loại đá bazơ, thành phần gồm có
plagiocla bazơ (khoảng 50%) và các
khoáng vật màu sẫm như pyroxen,
amfibon và olivin.
Gabro có màu tro sẫm hoặc từ lục
thẫm đến đen, đẹp, có thể mài nhẵn, khối
lượng thể tích 2900 - 3300 kg/m3, cường
độ chịu nén 2000 - 3500kg/cm2. Thường
có thể trụ, nấm, đôi khi là thể tường.

Grabô được sử
dụng làm đá dăm,
đá tấm để lát mặt
đường và ốp trang
trí các công trình
kiến trúc.

II.Đá mácma phun trào:
LOẠI
ĐÁ

Diabas

CẤU TẠO

ỨNG DỤNG

có thành phần tương tự gabro, là loại
đá trung tính, có kết cấu hạt nhỏ, hạt vừa
xen lẫn với kết cấu toàn tinh. Thành phần
khoáng vật gồm có fenspat, pyroxen, olivin,
màu tro sẫm hoặc lục nhạt, cường độ nén
3000 - 4000 kg/cm2.

rất dai, khó
mài mòn, được sử
dụng chủ yếu làm
đá rải đường và
làm nguyên liệu
đá đúc.

Là loại đá bazơ, thành phần khoáng
vật giống đá grabô. Chúng có cấu trúc ban
tinh hoặc cấu trúc poocfica.
Đá bazan là loại đá nặng nhất trong
các loại Đá mácma, khối lượng thể tích
2900 - 3500 kg/cm3, cường độ chịu nén
1000 - 5000kg/cm2 (có loại cường độ đến
8000kg/cm2), rất cứng, giòn, khả năng
chống phong hoá cao, rất khó gia công
Andesit

là loại đá trung tính. Thành phần của
nó gồm plagiocla trung tính, các khoáng vật
sẫm mầu (ambrifon, pyroxen)và mica; có
cấu tạo ẩn tinh và cấu tạo dạng poocfia; có
màu tro vàng, hồng, lục.
khối lượng thể tích 2200 ÷ 2700 kg/m3,
Page 13
cường độ chịu nén 1200 – 2400kg/cm2.Bề
ngoài andesit rất giống badan

loại đá phổ biến
nhất trong xây
dựng, được sử
dụng để lát đường
làm cốt liệu bê
tông, tấm ốp
chống ăn mòn...

Bazan

có khả năng hút
nước lớn, chịu
được axit nên
được dùng để làm
vật liệu chống
axit


GVHD: Bùi Thị Luận


Nhóm 1

III.Đá trầm tích núi lửa:
LOẠI
CẤU TẠO
ĐÁ
Tro núi
Thường ở dạng bột, giống nhau màu
lửa:
xám. Những hạt lớn gọi là cát núi lửa. Đá bọt,
là loại thuỷ tinh núi lửa, rất rỗng (độ rỗng đến
80%) được tạo thành khi dung nham nguội
lạnh nhanh trong không khí.
Đá bọt có kích thước 5-30mm, khối
lượng thể tích 500 kg/m3, độ hút nước thấp vì
các lỗ rỗng lớn và kín, hệ số truyền nhiệt nhỏ
(0,12 - 0,2 kCal/m.0C.h, cường độ chịu nén 20
- 30kg/cm2.

ỨNG DỤNG
Cát núi
lửa, đá bọt được
dùng làm cốt
liệu cho bê tông
nhẹ, còn bột thì
làm vật liệu
cách nhiệt và
bột mài.

Tuf

Loại đá rỗng, được tạo thành do quá
núi lửa trình tự lèn chặt tro núi lửa. Loại tuf núi lửa
chặt nhất gọi là tơrat.

Dùng làm
phụ gia hoạt
tính chịu nước
cho chất kết
dính vô cơ.

Tuf
dung
nham

Trong xây
dựng, tuf dung
nham được xẻ
thành bloc để
xây tường, sản
xuất đá dăm
cho bê tông
nhẹ.

Page 14

Do tro và cát núi lửa rơi vào trong dung
nham nóng chảy sinh ra. Nó là loại đá thuỷ
tinh rỗng có màu hồng, tím..., khối lượng thể
tích 750 ÷ 1400 kg/m3, cường độ chịu nén 60 100kg/cm2, hệ số dẫn nhiệt trung bình là 0,3
kCal/m.0C.h.



GVHD: Bùi Thị Luận

Nhóm 1

Granit

Gabbro

Basalt

Page 15

Diorit

Syenit

Andesit


Nhóm 1

GVHD: Bùi Thị Luận

Granodiorit

Diabase

PUMICE


Page 16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×