Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÀI TIỂU LUẬN ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 26 trang )

BÀI TIỂU LUẬN ĐA DẠNG SINH HỌC
Đề tài:
Phân tích những nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam. Công tác bảo tồn
ĐDSH ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Liên hệ bản thân nhằm hạn chế sự suy
giảm ĐDSH? Theo em công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam đã hợp lí chưa và em
có những đề xuất gì cho công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam hiện nay?
Bài làm
Phần I: Mở đầu
Phần II: Thân bài
Phân tích những nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam:
Theo những tác giả khác nhau thì có những nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ở
Việt Nam khác nhau tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi, tôi có thể tạm chia
nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH ở Việt Nam theo những mục sau (trên cơ sở
phân tích những yếu tố tác động đến sự suy giảm ĐDSH)
1 nguyên nhân trực tiếp
Sự suy giảm ĐDSH hiện nay có cả các nguyên nhân như: Sự phá vỡ và mất nơi cư
trú, sự ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, lâm nghiệp, sự gia tăng dân số loài người, sự mở rộng nơi cư trú sinh thái
của con người và sử dụng ngày càng nhiều năng suất sinh học của trái đất, khai
thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống kinh tế thiếu sự định giá
thích hợp cho môi trường, các cấu trúc xã hội không hợp lý và những yếu kém
trong hệ thống pháp lý và nhà nước. Có 2 loại nguyên nhân suy giảm ĐDSH:
2. 1. Nguyên nhân gián tiếp: Là những nguyên nhân không tác động ngay đến sự
còn hay mất của một loài cụ thể nào cả, song nó đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc gia tăng sự suy thoái ĐDSH bởi các nguyên nhân này chính là cơ sở của các
nguyên nhân trực tiếp và phạm vi ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vùng địa lý sinh học
khác nhau.
2.1.1. Mất và phá huỷ nơi cư trú: Là nguyên nhân quan trọng bậc nhất và trên thực
tế là một nhóm các nguyên nhân cụ thể hơn.
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động của con người: Đó chính là tác động
của việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên sinh học như: sự phát triển nông


nghiệp, đô thị, sự du canh du cư, đốt nương làm rẫy dẫn đến cháy rừng, khai thác
rừng bừa bãi, sản xuất công nghiệp thải lượng cacbon dioxit và các khí khác vào
khí quyển, đốt các nhiên liệu có nguồn gốc cacbon như than, dầu và gas. … dẫn
đến sự hủy hoại hoặc làm thay đổi các điều kiện sinh thái - nơi cư trú của các loài
sinh vật và kéo theo sự tuyệt chủng hoặc sự suy giảm về số lượng và chất lượng
quần thể sinh vật, kéo theo sự tan rã của cấu trúc quần xã và HST. Việc cải tạo các
HST cho các mục đích kinh doanh có tính chuyên hóa cao hay việc sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, các hoá chất công nghiệp đều góp phần
phá hủy môi trường sống dẫn đến sự tiêu diệt của các loài côn trùng và vi sinh vật
bản địa.
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Việc phát sinh mới hay
hoạt động trở lại của các núi lửa, sóng thần, sạt lở đất, động đất, sa mạc hóa, cháy
rừng... cũng là những nguyên nhân quan trọng làm mất hoặc hủy hoại nơi cư trú và
góp phần vào việc làm giảm sự ĐDSH.
2.1.2. Sự thay đổi trong thành phần HST:
Chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài có thể dẫn đến sự suy giảm ĐDSH.
Ví dụ, nỗ lực loại trừ chó sói châu Mỹ ở miền nam California dẫn đến việc giảm sút
các quần thể chim hót trong vùng. Khi quần thể chó sói châu Mỹ giảm sút, quần thể
con mồi của chúng, gấu trúc Mỹ, sẽ tăng lên. Do gấu trúc Mỹ ăn trứng chim, nên
khi số lượng chó sói ít hơn thì số lượng gấu trúc ăn trứng chim lại nhiều lên, kết
quả là số lượng chim hót sẽ ít đi.
2.1.3. Gia tăng dân số:
Đe dọa lớn nhất đối với ĐDSH là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài
người. Việc phá huỷ các quần xã sinh học xảy ra nhiều nhất trong vòng 150 năm
trở lại đây, trong thời gian này dân số loài người tăng từ 1 tỷ người vào năm 1850
đến 2 tỷ vào năm 1930, và đến 5,9 tỷ vào năm 1995, dự kiến dân số sẽ tăng 6,5 tỷ
vào năm 2010 (nguồn Tổng cục thống kê, 2000).
Con người sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như gỗ, củi, các loài thực vật,
thịt động vật hoang dã,…Con người cũng khai phá, chuyển đổi rất nhiều diện tích
đất đai vốn là những nơi cư trú tự nhiên của sinh vật hoang dã thành đất đai sử

dụng cho nông nghiệp và làm nhà ở, xây dựng thành phố, khu công nghiệp cùng cơ
sở hạ tầng.
Ô nhiễm môi trường sống.
Cho dù nơi sinh sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá huỷ hay
chia cắt, nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu
sắc do các hoạt động khác của con người. Dạng nguy hiểm nhất của phá huỷ môi
trường là sự ô nhiễm. Có thể liệt kê một số nguyên nhân sau:
- Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: Thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và được
khuyến cáo từ năm 1962 (Rachel Carson, 1962). Thuốc trừ sâu DDT
(Diclorodiphenyltricloro – ethene) và các loại thuốc trừ sâu có chất Clo hữu cơ
khác là những chất không phân huỷ hoàn toàn và được tích luỹ tăng lên theo các
bậc tháp của chuỗi thức ăn.
+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các loại côn trùng gây hại cho cây trồng, diệt
ấu trùng cho các loài muỗi trong nước đã gây nhiều tổn hại tới các quần thể sinh
vật khác cùng sống trong môi trường.
+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu thường phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinh
vật gây hại bị nhờn hoá chất.
+ Việc sử dụng thuốc trừ sâu không những giết hại nhiều loài sinh vật có ích mà
còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trường sống của
con người.
- Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước cũng là nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH thuỷ sinh
như các loài cá, ốc, trai, hến...
Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là do các chất thải công nghiệp, chất thải
dân dụng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, rò rỉ xăng dầu từ các tàu vận tải, các kim
loại nặng(thuỷ ngân, chì, thiếc...). Các chất thải này theo dòng chảy và lan tràn
trong một vùng rộng lớn. Lượng các chất độc này xâm nhập, tích luỹ tăng dần theo
thời gian trong cơ thể sinh vật sản xuất và được đưa vào chuỗi thức ăn. Kết quả là
một loạt loài ở các bậc dinh dưỡng tiếp theo trong chuỗi thức ăn cũng bị nhiễm độc
theo.
Các trầm tích có nguồn gốc do xói mòn từ các vùng đất trống đồi núi trọc cũng có

thể gây hại cho HST thuỷ vực. Các chất trầm tích có lẫn mùn lá cây, bùn, các chất
rắn lơ lửng và cả các chất độc hại... làm tăng độ đục của nước, làm giảm độ chiếu
sáng trong nước nên đã làm giảm khả năng quang hợp của các loài tảo. Sự gia tăng
lớp trầm tích đáy đã gây hại cho nhiều loại san hô - những loài đòi hỏi một môi
trường sống tuyệt đối trong sạch.
- Ô nhiễm không khí và mưa axít:
Các hoạt động công nghiệp xả thải vào khí quyển, đốt rừng làm nương rẫy,... làm
thay đổi và làm ô nhiễm bầu khí quyển của trái đất. Các nền công nghiệp như luyện
thép, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu là than dầu đã thải ra một lượng
lớn nitrat, sulphat vào không khí, các khí này khi gặp hơi nước trong khí quyển sẽ
tạo ra axit nitric và sunphuric. Các axit này liên kết với những đám mây và khí tạo
thành mưa đã làm giảm độ pH của nước mưa xuống thấp và tăng khả năng hấp thụ
các kim loại nặng độc hại.
+ Mưa axít sẽ làm giảm độ pH của đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trên
lục địa. Mưa axít đã tiêu diệt nhiều loài động và thực vật.
+ Do độ axít của các hồ, ao tăng lên vì mưa axít, nhiều cá con của nhiều loài cá và
cả những con cá trưởng thành cũng bị chết ngay lập tức. Độ axít tăng và nước bị ô
nhiễm là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đáng kể các quần thể lưỡng
cư trên thế giới. Đối với phần lớn các loài lưỡng cư, ít nhất một phần trong chu kỳ
sống của chúng phụ thuộc vào môi trường nước, độ pH của nước giảm làm cho tỷ
lệ trứng và ấu trùng bị chết tăng lên cao (BeeBee, 1990; Blaustein and Wake,
1995).
+ Độ axít cũng hạn chế khả năng phân huỷ, làm chậm tốc độ của quá trình khoáng
hoá và khả năng sản xuất của HST.
- Sư sản sinh ôzôn, các kim loại độc hại và lắng đọng khí nitơ.
+ Xe ô tô, các nhà máy nhiệt điện và các hoạt động công nghiệp thải ra các
khí hyđrocacbon, khi ôxit nitơ. Dưới ánh sáng mặt trời, các hoá chất này tác dụng
với khí quyển và tạo ra khí ôzôn cùng các hoá phụ phẩm khác, tất cả các khí này
được gọi chung là mù quang hoá. Nồng độ ôzôn cao ở tầng khí quyển gần mặt đất
sẽ giết chết các mô thực vật, làm cho cây dễ bị tổn thương, làm hại đến các quần xã

sinh học, giảm năng suất nông nghiệp.
+ Xăng có chì, các hoạt động khai mỏ, luyện kim và các hoạt động công
nghiệp khác thải ra một lượng lớn chì, thiếc, và nhiều loại kim loại độc hại khác
vào khí quyển. Các hợp chất này trực tiếp gây độc cho cuộc sống của động và thực
vật.
Sự biến đổi khí hậu.
Khí cacbonic, mêtan và các khí khác trong khí quyển không ngăn cản ánh sáng mặt
trời, cho phép năng lượng mặt trời xuyên qua khí quyển và sưởi ấm bề mặt trái đất.
Tuy vậy, những khí này và hơi nước (dưới dạng những đám mây) giữ lại năng
lượng do trái đất phát ra dưới dạng nhiệt, làm chậm lại tốc độ phát tán nhiệt và bức
xạ khỏi trái đất. Các khí này được gọi là khí nhà kính do tác dụng của chúng rất
giống với nhà kính – cho ánh sáng mặt trời đi qua nhưng giữ lại năng lượng bên
trong nhà kính và chuyển thành năng lượng nhiệt. Nồng độ khí này càng đậm đặc
bao nhiêu thì nhiệt lượng bị thu lại gần mặt đất nhiều bấy nhiêu và nhiệt độ trên bề
mặt trái đất lại tăng lên bấy nhiêu.
Vai trò của khi nhà kính rất quan trọng vì nó giữ ấm bề mặt trái đất. Vấn đề quan
trọng hiện nay là nồng độ của khí nhà kính tăng cùng với hoạt động của con người
đến mức làm biến đổi khí hậu gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Hiện
tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm cho các khối băng ở các vùng cực tan ra. Do
việc giải phóng một khối lượng nước lớn do băng tan, trong vòng 50 đến 100 năm
tới mức nước biển dâng cao từ 0,2 đến 1,5 m. Mức nước biển dâng cao sẽ làm
ngập lụt những vùng đất thấp những khu ĐNN ven bờ biển và nhiều thành phố lớn.
Ngoài ra, mức nước biển dâng sẽ có khả năng gây hại đến nhiều loại san hô, nhất là
những loại chỉ tồn tại ở một độ sâu nhất định nơi có ánh sáng và dòng chảy phù
hợp.
Sự biến đổi khí hậu và nồng độ khí cacbonic trong khí quyển gia tăng sẽ có khả
năng làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã sinh học và sẽ chỉ còn một số
loài có khả năng phát triển thích ứng với điều kiện sống mới (Bazzaz và Fajer,
1992).
2.1.6. Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp lý:

Nguyên nhân này có vai trò tương đối lớn, nhất là đối với các loài có nguy cơ tuyệt
chủng và ở các nước nghèo. Hệ thống các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện và
không được những người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc. Do cuộc sống khó
khăn nên những người dân bản địa đã tiến hành khai thác bất hợp pháp các loài
động thực vật cung cấp cho thị trường, song các cấp chính quyền dường như không
làm được nhiều để hạn chế tình trạng trên, thậm chí do nguồn lợi kinh tế rất lớn nên
một số nhà chức trách còn tiếp tay cho các hoạt động phi pháp. Bên cạnh đó chính
sách di dân đã làm cho rất nhiều diện tích rừng bị mất đi nhanh chóng. Các chính
sách kinh tế sai lầm đã làm giá cả gia tăng nhanh và đẩy một bộ phận người dân
thuộc vùng sâu, vùng xa, những vùng có mức độ ĐDSH cao nhất, ngày càng trở
nên khốn khó, để tự nuôi sống mình và gia đình họ đã khai thác triệt để nguồn lợi
sinh học tại địa phương.
2. 2. Nguyên nhân trực tiếp:
Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học.
Nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái
lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác.
+ Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái còn thô sơ, con người đã
thu hái và săn bắt một cách bền vững mà không làm cho các loài trở nên tuyệt
chủng.
+ Khi dân số loài người tăng lên, nhu cầu sử dụng cũng tăng theo và họ đã sử dụng
các phương tiện hữu hiệu hơn: Súng được thay cho giáo mác và cung tên; tàu đánh
cá gắn máy thay cho thuyền buồm gỗ đánh bắt cá trên đại dương; cưa xăng thay
cho chiếc rìu tay khi chặt gỗ. Phương tiện khai thác hiện đại đã làm cho các loài bị
khai thác suy giảm và tuyệt chủng nhanh hơn. Việc khai thác quá mức của con
người ước tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 số loài động vật có xương sống.
+ Trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức được tăng lên khi thị trường
thương mại được mở rộng, đã gây ra những hiểm họa không nhỏ đối với các loài
sinh vật trong tự nhiên.
Ví dụ: Thị trường buôn bán áo lông thú phát triển ở nhiều quốc gia. Các món ăn
đặc sản (thịt các loài động vật hoang dã), thú chơi cây cảnh, phong lan cũng gây

những hiểm họa không nhỏ đối với các loài này trong tự nhiên.
Sự xâm nhập của các loài ngoại lai.
Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các vật cản tự nhiên như
đại dương, các sa mạc, các dãy núi, các con sông. Ví dụ: Các loài động vật có vú ở
Bắc Hoa Kỳ không thể vượt qua biển Thái Bình Dương để đến được Hawai. Do sự
cách ly về địa lý nên quá trình tiến hoá được phân ly theo các chiều hướng khác
nhau trên những khu vực chính của trái đất.
Con người đã làm thay đổi cơ bản cấu trúc này bằng việc vận chuyển, phát tán các
loài trong toàn cầu. Con người đã mang vật nuôi từ chỗ này sang chỗ khác khi họ
tạo lập khu định cư mới. Ngày nay, khi thị trường buôn bán phát triển, nhiều loài
động thực vật được vận chuyển qua nhiều nước khác nhau.
Về cơ bản, những loài du nhập thường không phát triển được ở những nơi mà
chúng được mang đến do điều kiện sống không phù hợp. Tuy nhiên, một tỉ lệ các
loài nhất định có biên độ sinh thái rộng, chúng phát triển rất nhanh, vượt lên trên cả
các loài bản địa, thậm chí chúng còn thay cả các loài bản địa. Các loài bản địa có
thể bị tuyệt chủng do bị các loài du nhập chiếm hết không gian dinh dưỡng hoặc bị
ăn thịt. Ví dụ có khoảng 4600 loài thực vật đã được du nhập vào quần đảo Hawai,
nhiều gấp 3 lần các loài thực vật bản địa (St.John, 1973).
Lý do chính để các loài du nhập phát triển mạnh là chưa có thiên địch (ví dụ Thỏ
nhập vào Châu Úc đã ăn hết cả các loài cỏ bản địa) và sau nữa là con người đã tạo
những điều kiện thuận lợi cho các loài du nhập phát triển.
Sự lây lan của các dịch bệnh.
Sự lây nhiễm các sinh vật gây bệnh là điều thường xảy ra đối với động vật nuôi hay
động vật hoang dã. Các tác nhân gây nhiễm có thể là các vật ký sinh nhu virus, vi
khuẩn, nấm, các động vật đơn bào hay các ký sinh trùng kích cỡ lớn hơn như giun,
sán. Các loại dịch bệnh có thể là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quý hiếm. Vào
năm 1987, quần thể cuối cùng của loài chồn chân đen (Mustela nigrepes) trong tự
nhiên đã bị tiêu diệt bởi virut gây bệnh sốt ho của chó nhà và một số gia súc khác
(Thorne and Wiliam, 1988).
Có 3 nguyên tắc về dịch bệnh học được ứng dụng rộng rãi trong việc nuôi dưỡng

và quản lý các loài thú quý hiếm.
Thứ nhất, các loài được con người nuôi và động vật sống trong tự nhiên khi sống
trong quần thể với mật độ cao sẽ có nguy cơ dễ mắc bệnh dịch hay bị nhiễm ký
sinh trùng.
Thứ hai, tác hại gián tiếp do nơi cư trú bị phá huỷ là làm cho loài trở nên dễ mắc
các bệnh dịch hơn. Khi các quần thể vật chủ sống tập trung trong một khu vực nhỏ
hơn do nơi sinh sống của chúng bị phá huỷ, tại đây chất lượng môi trường nơi cư
trú thường bị suy giảm, thức ăn trở nên khan hiếm dẫn đến tình trạng kém dinh
dưỡng, các động vật trở nên yếu hơn và dễ mặc bệnh hơn.
Thứ ba, tại rất nhiều khu bảo tồn và vườn thú, các loài tiếp xúc với rất nhiều loài
mà chúng rất ít khi, thậm chí không bao giờ gặp trong thiên nhiên hoang dã cho nên
bệnh dịch có thể truyền từ loài này sang loài khác.
2.2.4. Sự chuyên hóa trong sản xuất nông nghiệp:
Do sức ép của sự gia tăng dân số trên thế giới, dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực
phẩm và các loại nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong tự nhiên, đồng thời cũng thúc
đẩy loài người lựa chọn hoặc lai tạo ra các giống động thực vật có năng suất, chất
lượng cao; và sử dụng đại trà các giống này cho sản xuất trên phạm vi toàn cầu
trong những khu vực có điều kiện khí hậu tương tự nhau. Do đó, các giống địa
phương sẽ bị mai một và cuối cùng là tuyệt chủng.
2.3. Các nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam:
2.3.1. Nguyên nhân trực tiếp gây suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Chiến tranh:
Chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên nhân sâu xa
gây suy thoái ĐDSH. Trong giai đoạn 1945 đến 1990 nước ta đã trải qua hai cuộc
chiến tranh và 2 cuộc xung đột biên giới hết sức khốc liệt.
Chỉ trong giai đoạn từ 1961 đến 1975, 13 triệu tấn bom và 72 triệu lít chất độc hoá
học do Mỹ rải xuống chủ yếu ở miền Nam Việt Nam đã huỷ diệt khoảng 4,5 triệu
ha rừng (WB, 1995). Sau khi kết thúc chiến tranh diện tích rừng cả nước chỉ còn lại
khoảng 9,5 triệu ha – với 10% rừng nguyên sinh, chiếm khoảng 28% diện tích cả
nước.

Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, đồng thời một
diện tích lớn đất rừng bị khai phá để trồng cây lương thực bảo đảm hậu cần tại chỗ
cho quân và dân. Không những thế các loài động vật hoang dã còn bị đe dọa bởi
các loại vũ khí do chiến tranh để lại sau đó.
Khai thác quá mức.
Khai thác gỗ:
Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp hay bất hợp pháp) không bền vững từ
trước đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH. Nó không những làm
nghèo kiệt tài nguyên gỗ tự nhiên mà còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng
rừng và gây ảnh hưởng lớn đối với vùng cư trú của các loài động vật hoang dã.
Trong giai đoạn từ năm 1986 – 1991, bình quân lượng gỗ bị khai thác là 3,5 triệu
m
3
/năm và khoảng 1-2 triệu m
3
ngoài kế hoạch (khoảng 80.000 ha bị mất mỗi
năm); giai đoạn 1992 -1996 khoảng 1,5 m
3
gỗ/năm; Từ năm 1997 tới nay khoảng
0,35 triệu m
3
gỗ/năm được khai thác theo kế hoạch từ rừng tự nhiên ở Việt Nam.
Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trong các khu rừng phòng hộ và
rừng đặc dụng cũng làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng. Nguyên
nhân chính dẫn tới việc khai thác gỗ trái phép xảy ra nghiêm trọng và khó kiểm
soát vì nhu cầu dùng gỗ trong nước và việc xuất khẩu ngày càng tăng trong khi trữ
lượng gỗ ngày càng giảm. Việc kinh doanh gỗ có lãi lớn nhưng lực lượng bảo vệ
rừng chưa đủ mạnh, hiệu quả kiểm soát thấp, việc xử lý những vụ vi phạm khai
thác và vận chuyển gỗ trái phép còn hạn chế.
Hình 3.1. Khai thác quá mức tài nguyên rừng

- Khai thác củi làm nhiên liệu:
Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và kho kiểm soát, đây cùng là
mối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH. Nhu cầu năng lượng từ củi chiếm tới 75% tổng
nhu cầu năng lượng của đất nước, ước tính hàng năm có 22-23 triệu tấn nhiên liệu
được khai thác từ rừng tự nhiên (RWEDP – Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu gỗ
củi)

×