Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Ảnh hưởng của đặc điểm ăn uống đến béo phì của trẻ em tiểu học thành phố Thái Nguyên và Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.12 KB, 65 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Với lòng biết ơn chân thành và tình cảm sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Lê Thị Tuyết, người đã hết lòng hướng dẫn
những kiến thức, phương pháp luận quý báu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và
động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tại Bộ môn Sinh lý người
và động vật , khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các các thầy cô giáo,
các anh, các chị đang công tác tại bộ môn Sinh lý học người và động vật, khoa Sinh
học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị và các bạn làm việc
tại bộ môn Sinh lý học người và động vật, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã cùng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện luận văn.
Có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng. Xin cám ơn những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã dành những tình cảm quý báu, thường xuyên giúp đỡ, chia
sẻ động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin ghi nhận những tình cảm và công ơn ấy!
Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Đặng Thị Hồng Thắm



Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

(Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội các quốc

BMI
HS
HSTH
IOTF

gia Đông Nam Á
(Body Mass Index) : Chỉ số khối cơ thể
Học sinh
Học sinh tiểu học
(International Obesity Task Force) : Tổ chức hành động vì

OR
P
TH
TP
TTDD

SD
WHO
CI

béo phì thế giới
(Odds Ratio) : Tỉ số số chênh
Tiểu học
Thành phố
Tình trạng dinh dưỡng
(Standard Deviation) : Độ lệch chuẩn
(World Health Organisation) : Tổ chức Y tế Thế giới
(Confidence Interval) : Khoảng tin cậy

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................7
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................9
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.3. Tổng quan tài liệu..............................................................................................3

1.3.1. Định nghĩa béo phì, tiêu chuẩn xác định và phân loại béo phì ở trẻ em. .3
* Sử dụng phương pháp so sánh độ lệch chuẩn (Z score hay SD score)............5
Hình 1.1: BMI theo Z - score ở trẻ từ 5-19 tuổi [35]...................................................6
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá BMI theo WHO (2007)..............................................7
1.3.2. Các nguyên nhân dẫn đến béo phì.............................................................8
1.3.3. Hậu quả của thừa cân béo phì ở trẻ em....................................................10
Bảng 1.2: Béo phì ở trẻ em và nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành [27]................12
1.3.4. Cơ chế bệnh sinh của béo phì...................................................................12
Sơ đồ 1.1: Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì [27]...................13
1.3.5. Thực trạng béo phì của trẻ em..................................................................13
Hình 1.2: Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 5 – 11 tuổi ở một số quốc gia[27]...................14
Hình 1.3: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh
[27]..............................................................................................................................15
Hình 1.4: Số trẻ mắc béo phì ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh [27]...........15
Bảng 1.3: Tỷ lệ béo phì ở các nước ASEAN.............................................................16
Hình 1.5: Xu hướng thừa cân béo phì của trẻ em trên thế giới [24]..........................16
Hình 1.6: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở TP Hồ Chí Minh theo tuổi, giới tính,...............17
1.3.6.Vai trò của dinh dưỡng đến béo phì của trẻ em........................................18
1.3.7.Các nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến béo phì trẻ em.........19

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................22
2.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................22

Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu........................................................................22
2.1.1. Giai đoạn cắt ngang..................................................................................23
2.1.2. Giai đoạn bệnh chứng...............................................................................23
2.4. Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu.......................................................24
Bảng 2.1: Ngưỡng BMI theo tuổi và giới để xác định thừa cân và béo phì..............25
ở trẻ em từ 2 - 18 tuổi.................................................................................................25
Hình 2.2: Dụng cụ đo cân nặng..................................................................................26
Hình 2.3. Cách đo chiều cao đứng.............................................................................27
Bảng 2.2. Bảng nội dung câu hỏi về đặc điểm ăn uống.............................................28
và đặc điểm sở thích ăn uống các loại thức ăn của trẻ..............................................28
Bảng 2.3: Nội dung câu hỏi về tần suất sử dụng một số loại thức ăn nhanh, số bũa
sáng và số làn uống nước giải khát có đường của trẻ................................................30
2.5.5. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ..............................30
Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.........................................................31
Bảng 3.2: Tỷ lệ trẻ em béo phì tại hai trường TH Đội Cấn, TP Thái Nguyên..........32
và trường TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo giới tính.......................................32
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ béo phì theo giới tính của trẻ tại hai trường TH Đội Cấn...........33
và trường TH Nguyễn Trãi........................................................................................33
Bảng 3.3: Tỷ lệ béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên và trường TH
học Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo khối lớp.........................................................34
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên và trường
TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo khối lớp.........................................................35
Bảng 3.4: Một số đặc điểm ăn uống và sở thích các loại thức ăn.............................36
ở nhóm trẻ bình thường và nhóm trẻ béo phì............................................................36
Bảng 3.5: Đặc điểm tần suất sử dụng thức ăn nhanh, nước giải khát và bữa sáng
giữa hai nhóm trẻ bình thường và trẻ béo phì............................................................40
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của đặc điểm và sở thích ăn uống đến bệnh béo phì.............40
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tần suất sử dụng thức ăn nhanh, nước giải khát và bữa
sáng giữa hai nhóm trẻ bình thường và trẻ béo phì...................................................42
Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống đến bệnh béo phì giữa hai nhóm trẻ
tại hai TP Thái Nguyên và Hải Dương khi phân tích đa biến...................................45

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá BMI theo WHO (2007)..............................................7
Bảng 1.2: Béo phì ở trẻ em và nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành [27]................12
Bảng 1.3: Tỷ lệ béo phì ở các nước ASEAN.............................................................16
Bảng 2.1: Ngưỡng BMI theo tuổi và giới để xác định thừa cân và béo phì..............25
ở trẻ em từ 2 - 18 tuổi.................................................................................................25
Bảng 2.2. Bảng nội dung câu hỏi về đặc điểm ăn uống.............................................28
và đặc điểm sở thích ăn uống các loại thức ăn của trẻ..............................................28
Bảng 2.3: Nội dung câu hỏi về tần suất sử dụng một số loại thức ăn nhanh, số bũa
sáng và số làn uống nước giải khát có đường của trẻ................................................30
Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.........................................................31
Bảng 3.2: Tỷ lệ trẻ em béo phì tại hai trường TH Đội Cấn, TP Thái Nguyên..........32

và trường TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo giới tính.......................................32
Bảng 3.3: Tỷ lệ béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên và trường TH
học Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo khối lớp.........................................................34
Bảng 3.4: Một số đặc điểm ăn uống và sở thích các loại thức ăn.............................36
ở nhóm trẻ bình thường và nhóm trẻ béo phì............................................................36
Bảng 3.5: Đặc điểm tần suất sử dụng thức ăn nhanh, nước giải khát và bữa sáng
giữa hai nhóm trẻ bình thường và trẻ béo phì............................................................40
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của đặc điểm và sở thích ăn uống đến bệnh béo phì.............40
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tần suất sử dụng thức ăn nhanh, nước giải khát và bữa
sáng giữa hai nhóm trẻ bình thường và trẻ béo phì...................................................42
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống đến bệnh béo phì giữa hai nhóm trẻ
tại hai TP Thái Nguyên và Hải Dương khi phân tích đa biến...................................45

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................7
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................9
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ béo phì theo giới tính của trẻ tại hai trường TH Đội Cấn...........33
và trường TH Nguyễn Trãi........................................................................................33
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ béo phì tại hai trường TH Đội Cấn , TP Thái Nguyên và trường

TH Nguyễn Trãi, TP Hải Dương theo khối lớp.........................................................35

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: BMI theo Z - score ở trẻ từ 5-19 tuổi [35]...................................................6
Hình 1.2: Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 5 – 11 tuổi ở một số quốc gia[27]...................14
Hình 1.3: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ em Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh
[27]..............................................................................................................................15
Hình 1.4: Số trẻ mắc béo phì ở Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh [27]...........15
Hình 1.5: Xu hướng thừa cân béo phì của trẻ em trên thế giới [24]..........................16
Hình 1.6: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở TP Hồ Chí Minh theo tuổi, giới tính,...............17
Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu........................................................................22
Hình 2.2: Dụng cụ đo cân nặng..................................................................................26
Hình 2.3. Cách đo chiều cao đứng.............................................................................27

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì [27]...................13

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Béo phì đã trở thành một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng trên phạm vi
toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2008, trên thế
giới có gần 1,5 tỷ người béo phì [64]. Hiện nay, cứ 10 người trưởng thành thì có 1
người bị béo phì [27]. Đáng báo động hơn là tỷ lệ béo phì ở trẻ em đang gia tăng
nhanh chóng trên toàn thế giới với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm là 10%. Tỷ lệ
thừa cân, béo phì của trẻ em trên thế giới đã tăng từ 4,2% năm 1990 lên 6,7% vào
năm 2010, dự kiến đến năm 2020 sẽ có 9,1% tương đương với khoảng 60 triệu trẻ
em bị thừa cân, béo phì [48].
Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có sự gia tăng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo
phì nhanh chóng. Đến năm 2000 đã có 22% trẻ từ 6 - 14 tuổi bị béo phì, trong đó ở
thành phố (TP) là 6,6% và ở nông thôn là 1,2% [24]. Tỷ lệ béo phì ở trẻ 7 - 12 tuổi ở
nội thành Hà Nội năm 2003 là 7,9% (nam: 8,5%; nữ: 7,2%). Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh
là nơi có tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em cao nhất trên toàn quốc. Năm 2000, tỷ lệ thừa
cân, béo phì của trẻ em ở TP Hồ Chí Minh là 12% đến năm 2009 có 17,4% béo phì
[34]. Năm 2011, báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc
cho tỉ lệ thừa cân béo phì là 4,8% và tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2000 [37].
Béo phì ở trẻ em gây ra nhiều nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng, như làm

gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu
đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, và một số bệnh ung thư. Béo phì
ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về
tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng, học kém. Đặc biệt béo phì ở trẻ em
có xu hướng trở thành béo phì ở người lớn [8]. Do đó, phòng ngừa được béo phì ở
trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn và từ đó sẽ làm giảm nguy cơ
mắc bệnh mãn tính có liên quan đến béo phì [24].

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

1


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

Béo phì do nhiều nguyên nhân: di truyền, môi trường và tình trạng kinh tế,
xã hội. Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh và lối sống ít vận động là một trong
những yếu tố nguy của môi trường dẫn đến thừa cân, béo phì. Tại Việt Nam, năm
2003, theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Thu ở trẻ từ 6 - 11 tuổi thấy
rằng trẻ ăn ≥4 bữa một ngày có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 4,7 lần trẻ bình
thường. Nhóm trẻ thừa cân có có thói quen ăn nhanh hơn nhóm đối chứng 2,7 lần
trong điều kiện ăn trong nhà trường và 5,3 lần khi ăn tại nhà. Trẻ thừa cân thích ăn
hợp chất béo gấp 2,3 lần so với trẻ bình thường [32].
Do những thói quen ăn uống là yếu tố có thể thay đổi được, chính vì vậy việc
tìm hiểu mối liên quan giữa thói quen ăn uống và béo phì đang được tập trung
nghiên cứu nhằm mục đích ngăn chặn và làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em.
Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu ở Việt Nam phần lớn tập trung ở lứa tuổi

trưởng thành và trẻ vị thành niên, các nghiên cứu trên đối tượng trẻ em tiểu học
(TH) còn hạn chế, trong khi tỷ lệ trẻ em TH bị béo phì đang gia tăng nhanh chóng,
gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Đặc biệt là các nghiên
cứu ở các TP khu vực miền Bắc, nơi có tình trạng trẻ bị béo phì đang ở mức báo
động thì chưa nhiều. Chính vì lý do trên nên tôi tiến hành đề tài : Ảnh hưởng của
đặc điểm ăn uống đến béo phì của trẻ em tiểu học thành phố Thái Nguyên và
Hải Dương” nhằm góp phần làm rõ ảnh hưởng của đặc điểm ăn uống cũng như
cung cấp dữ liệu để xây dựng mô hình tiên lượng sớm bệnh béo phì và xây dựng
các biện pháp can thiệp giúp phòng tránh béo phì ở trẻ em.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được tình trạng béo phì ở trẻ em hai trường TH TP Thái Nguyên
và Hải Dương.

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

2


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

- Phân tích được mối liên quan giữa đặc điểm ăn uống với bệnh béo phì ở trẻ
em TH TP Thái Nguyên và Hải Dương.
1.3. Tổng quan tài liệu
1.3.1. Định nghĩa béo phì, tiêu chuẩn xác định và phân loại béo phì ở trẻ em
1.3.1.1. Định nghĩa béo phì
Theo WHO, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường
tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng xấu tới sức khỏe [16].

1.3.1.2. Phân loại béo phì
Có nhiều cách phân loại béo phì, sau đây là một số cách thường được sử
dụng theo cách phân loại này béo phì, gồm 3 loại:
* Phân loại béo phì theo sinh bệnh học
- Béo phì đơn thuần (béo phì ngoại sinh): Là béo phì không có nguyên nhân
sinh bệnh học rõ ràng.
- Béo phì bệnh lý (béo phì nội sinh): Là béo phì do các vấn đề bệnh lý liên
quan tới béo gây nên.
- Béo phì do nguyên nhân nội tiết:
+ Béo phì do suy giáp trạng: Thường xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da
khô, táo bón và chậm phát triển tinh thần.
+ Béo phì do cường vỏ thượng thận: Có thể do tổn thương tuyến yên hoặc u
tuyến thượng thận, tăng cortisol và insulin huyết thanh, không dung nạp glucose,
thường béo ở mặt và thân, kèm theo tăng huyết áp.
+ Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng: Béo phì thường nhẹ hơn so với các
nguyên nhân khác, béo chủ yếu ở thân kèm theo chậm lớn.
+ Béo phì trong hội chứng tăng hormon nang buồng trứng: thường xuất hiện
sau dậy thì. Người béo phì có các dấu hiệu của rậm lông hoặc nam hóa sớm, kinh
nguyệt không đều, thường gặp các u nang buồng trứng kèm theo.
+ Béo phì trong thiểu năng sinh dục.

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

3


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt


- Béo phì do các bệnh về não: Do tổn thương vùng dưới đồi, u não, chấn thương
sọ não, phẫu thuật thần kinh nên gây hủy hoại lên vùng trung tâm não trung gian, ảnh
hưởng đến sức thèm ăn, tăng insulin thứ phát nên thường kèm theo béo phì [21].
* Phân loại béo phì theo hình thái của mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì
- Béo phì bắt đầu từ nhỏ (trẻ em, thanh thiếu niên): Là loại béo phì có tăng
số lượng và kích thước tế bào mỡ.
- Béo phì bắt đầu ở người lớn: Là loại béo phì có tăng kích thước tế bào mỡ
còn số lượng tế bào mỡ thì bình thường.
- Béo phì xuất hiện sớm: Là loại béo phì xuất hiện trước 5 tuổi.
- Béo phì xuất hiện muộn: Là loại béo phì xuất hiện sau 5 tuổi. Các giai
đoạn thường xuất hiện béo phì là thời kỳ nhũ nhi, 5 tuổi, 7 tuổi và vị thành niên
(tuổi tiền dậy thì và dậy thì) [21].
* Phân loại béo phì theo vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu: Gồm 2 loại
- Béo bụng: Là dạng béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng bụng.
- Béo đùi: Là loại béo phì có mỡ chủ yếu tập trung ở vùng mông và đùi.
Phân loại này giúp dự đoán nguy cơ sức khoẻ của béo phì. Béo bụng có nguy cơ cao
mắc và tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng insulin máu, rối loạn
lipit máu, không dung nạp glucose hơn so với béo đùi [43] [21].
* Một số loại béo phì khác:
- Béo phì do sử dụng thuốc: Sử dụng corticoit liều cao và kéo dài, dùng
estrogen, deparkin có thể gây béo phì.
- Béo có khối nạc tăng so với chiều cao và tuổi: Trẻ béo phì có khối nạc tăng
so với tuổi thường có chiều cao cao hơn chiều cao trung bình, thường là trẻ béo phì
từ nhỏ, dạng này đặc trưng cho đa số béo phì ở trẻ em.
- Trẻ thừa cân và thừa mỡ, thừa mỡ nhưng không thừa cân (rất ít trẻ thuộc
nhóm này) và thừa cân nhưng không thừa mỡ [44] [21].
1.3.1.3 Tiêu chuẩn xác định béo phì ở trẻ em
Đối với trẻ em, đánh giá tình trạng béo phì căn cứ vào các tiêu chí sau:
BMI (Body Mass Index) - chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức


Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

4


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt
W: Khối lượng cơ thể (kg)

BMI =

(kg/m²)

H : Chiều cao (m)

BMI ở trẻ em thay đổi theo tuổi và giới, cụ thể: BMI gia tăng nhanh chóng ở
tuổi sơ sinh, giảm xuống ở tuổi tiền học đường và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu
niên và giai đoạn sớm ở người trưởng thành; BMI ở trẻ nam thường cao hơn trẻ nữ.
Chính vì lý do này mà việc sử dụng chỉ số BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở
trẻ em phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính [13] [15].
Việc dựa vào chỉ số BMI để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ có nhiều
tiêu chuẩn do các tổ chức y tế khác nhau đưa ra, tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh
dưỡng ở trẻ ở mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên đều sử dụng hai
phương pháp chính là sử dụng bách phân vị và độ lệch chuẩn.
* Sử dụng bách phân vị (percentile)
Giá trị bách phân vị (percentile) được định nghĩa như sau: cho một tập hợp n
quan sát x1, x2, x3,..., xn, giá trị bách phân vị thứ p, P là giá trị của X mà có phần trăm

các giá trị quan sát nhỏ hơn P và (100 - p) phần trăm các giá trị quan sát lớn hơn P.
Việc tính BMI của các đối tượng theo tuổi và giới tính cụ thể trong quần thể
tham chiếu của WHO (2007) sẽ xác định được phần trăm các đối tượng đạt đến một
trong những tình trạng cân nặng sau: thiếu cân, bình thường, thừa cân hay béo phì.
Từ đó tính được bách phân vị (percentile) tương ứng với từng tình trạng dinh dưỡng
và xây dựng được biểu đồ tăng trưởng làm tham chiếu.
* Sử dụng phương pháp so sánh độ lệch chuẩn (Z score hay SD score)
Z score/SD score =
Tiêu chuẩn này thường áp dụng đối với trẻ từ tuổi sơ sinh đến 8 tuổi. Từ giá
trị của BMI, có thể xác định được các "ngưỡng" của Z score cụ thể cho từng giới ở:
ở nam (hình 1.1A) và ở nữ (hình 1.1B).
Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

5


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

A

Khóa luận tốt

B

Hình 1.1: BMI theo Z - score ở trẻ từ 5-19 tuổi [35]

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

6



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

- Tiêu chuẩn của WHO
Đánh giá TTDD ở trẻ em 5 - 19 tuổi (theo WHO 2007)
Ở trẻ em (từ 5 -19 tuổi) có thể đánh giá TTDD dựa trên BMI theo tuổi và
giới do ở lứa tuổi vị thành niên cơ thể đang phát triển, chiều cao chưa ổn định nên
không dùng một ngưỡng BMI như người lớn mà phải tính theo tuổi và giới của trẻ.
Sử dụng quần thể tham khảo của WHO 2007 với các điểm ngưỡng ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá BMI theo WHO (2007)
BMI theo tuổi
Tình trạng dinh dưỡng
<5 percentile
Trẻ gầy hoặc thiếu dinh dưỡng
≥ 85 percentile
Trẻ thừa cân
≥ 95 percentile
Trẻ béo phì
- Tiêu chuẩn của IOTF (International Obesity Task Force)
Tiêu chuẩn IOTF 2000: BMI theo tuổi và giới được sử dụng tương
đương với các mức ở người trưởng thành trên 18 tuổi.
+ BMI theo tuổi và giới ≥ 30 kg/m2: Béo phì
+ 18,5 ≤ BMI theo tuổi và giới <25 kg/m2: Bình thường
- Theo Lê Thị Hợp: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em (5 - 19 tuổi)
khuyến cáo sử dụng tiêu chuẩn đánh giá dựa trên BMI percentile, cụ thể là sử dụng
quần thể tham chiếu của WHO (2007) với các điểm ngưỡng sau:

+ BMI theo tuổi, theo giới <5 percentile : trẻ gầy hoặc thiếu dinh dưỡng
+ BMI theo tuổi, theo giới trong khoảng 5 - 85 percentile: trẻ bình thường
+ BMI theo tuổi, theo giới trong khoảng 85 - 95 percentile: trẻ thừa cân
+ BMI theo tuổi, theo giới ≥ 95 percentile: trẻ béo phì
Ví dụ cụ thể như trường hợp một trẻ nam tên Nguyễn Văn A, 10 tuổi, có chiều
cao là 1,2 m; cân nặng là 30 kg; khi đó ta xác định được BMI theo tuổi là 20,8. Đối chiếu
vào biểu đồ 1.1 thì BMI của trẻ nam (10 tuổi) nằm trong khoảng 85 percentile ≤ BMI
(A) ≤ 95 percentile tức A có tình trạng dinh dưỡng là thừa cân.
Sử dụng BMI theo tuổi và giới, đối chiếu theo tiêu chuẩn của IOTF. Phân
loại này sử dụng mức BMI của từng lứa tuổi cho thừa cân và béo phì tương đương
với mức BMI 25 kg/m2 và 30 kg/m2 ở người 18 tuổi và cùng giới tính. Đây là

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

7


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

phương pháp có tính khả thi cao tại cộng đồng. Ngưỡng béo phì theo tuổi và giới
tương đương với BMI 30 kg/m2 ở người 18 tuổi cùng giới đó. Kết quả nghiên cứu
nếu dùng phương pháp này có thể so sánh với các nghiên cứu khác trên thế giới.
1.3.2. Các nguyên nhân dẫn đến béo phì
1.3.2.1. Khẩu phần ăn và thói quen ăn uống
Các nghiên cứu cho rằng chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân
mặc dù số calo này nhỏ có thể không dễ dàng nhận ra, nhất là khi ăn những thức ăn
giàu năng lượng [18]. Lượng lipid tổng số trong khẩu phẩn của nhóm trẻ béo phì

cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ không béo phì [31].
Bên cạnh khẩu phần ăn với các loại thức ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo,
các thói quen ăn uống không hợp lý cũng đóng vai trò đáng kể dẫn đến tình trạng
tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em. Một số thói quen ăn uống dẫn đến tình trạng béo phì
như bỏ ăn sáng, ăn đồ ăn nhanh, uống nước giải khát, thói quen ăn nhanh và ăn
nhiều bữa trong ngày [34].
1.3.2.2. Hoạt động thể lực
Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì song hành với sự giảm
hoạt động thể lực khi lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo,
làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn. Hoạt động thể lực có
ảnh hưởng lớn đến cấu tạo cơ thể về số lượng mô mỡ, cơ và xương. Sự giảm tiêu
hao năng lượng thông qua giảm hoạt động thể lực có thể là một trong những yếu tố
chính góp phần làm tăng tỷ lệ thừa cân - béo phì trên thế giới [54]. Những người
hoạt động thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng, khi họ thay đổi lố i
sống, hoạt động ít nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều nên nguy cơ béo phì cao [58]
[67]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt động thể lực thường xuyên giúp chống
lại sự tăng cân, trong khi lối sống tĩnh tại và sự giải trí thụ động (như xem tivi, chơi
điện tử,…) thì lại dẫn đến nguy cơ thừa cân - béo phì [54]. Nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hoa và cs (cs) về đặc điểm bệnh nhân béo phì và hiệu quả điều trị béo phì tại
khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng I (1998 - 2008) cho thấy có 61% trẻ béo phì
không có thói quen tập thể dục [12].

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

8


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp


Khóa luận tốt

1.3.2.3. Yếu tố kinh tế văn hóa xã hội
Ở những nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tỷ lệ béo phì thường thấp, do
nguồn cung cấp thực phẩm còn hạn chế, năng lương tiêu hao nhiều không chỉ do lao
động chân tay nặng nhọc mà còn do đi lại chủ yếu bằng phương tiện tho sơ hoặc đi bộ.
Ngược lại, ở cộng đồng có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn, tỷ lệ béo phì thường cao
hơn so do nguồn cung cấp thực phẩm nhiều, phương tiện đi lại thuận tiện và quan niệm
người béo phì được xem là biểu hiện của sự giàu có. Tuy nhiên điều này không đồng
nhất ở các quốc gia. Hiện tượng "gánh nặng kép" đã xuất hiện ở nhiều nước Châu Á
nghĩa là tồn tại cả tình trạng thừa cân, béo phì và cả suy dinh dưỡng, thậm chí thừa cân,
béo phì gặp không ít ở cộng đồng nghèo [34]. Điều này gắn liền với quá trình đô thị
hóa đã quan sát thấy ở nhiều nước đang phát triển. Mặt khác, ở các nước công nghiệp
phát triển, khi thiếu ăn không còn phổ biến nữa, tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp
nghèo hơn, có trình độ văn hóa thấp hơn so với tầng lớp khá giả [34].
Đối với nước ta, các chính sách về phát triển dân số - kế hoạch hóa gia đình
của nước ta đã góp phần hạn chế sự gia tăng dân số. Vì vậy, các bậc phụ huynh có
điều kiện quan tâm, chăm sóc điều kiện vật chất của trẻ nhiều hơn. Thêm vào đó,
các bậc phụ huynh thường có tâm lí, con phải “bụ bẫm” mới tốt, do đó càng chăm
sóc, bồi bổ nên dẫn đến tình trạng béo phì của trẻ ngay từ khi còn bé. Béo phì
thường xảy ra ở các đô thị lớn, nơi có lượng thực phẩm dồi dào và các loại thức ăn
nhanh khá phổ biến. Nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh năm 2005 tại TP Hồ Chí
Minh ở HS cho kết quả trẻ sống trong nội thành có nguy cơ thừa cân béo phì cao
hơn ở ngoại thành và nghiên cứu năm 2006 cho thấy trẻ sống ở TP có nguy cơ thừa
cân béo phì cao hơn trẻ sống ở tỉnh [8].
1.3.2.4. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng nhất định với tình trạng thừa cân béo
phì. Rất nhiều nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới đều cho kết quả trẻ có cha
mẹ bị thừa cân béo phì có nguy cơ thừa cân béo phì cao hơn trẻ có cha mẹ có cân
nặng bình thường. Theo dữ liệu cập nhật gần nhất, hiện có 1578 gen đã được báo

cáo có liên quan đến béo phì và 3306 bài báo quốc tế đăng tải về mối liên quan của

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

9


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

gen với béo phì. Nghiên cứu sự liên quan trong toàn bộ hệ gen (Genome - wide
association study - GWAS) đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy vai trò của
một số biến thể, đặc biệt là của các gen FTO, PPARG, TMEM18... trong sự phát
triển của bệnh béo phì [79]. Theo Bản đồ gen liên quan đến béo phì cập nhật năm
2005, có 253 vị trí (locus) đã được báo cáo có liên quan đến béo phì, trong đó có 15
vị trí có kết quả lặp lại trong ít nhất 3 nghiên cứu [66]. Năm 2011, nghiên cứu ở trẻ
6 đến 11 tuổi ở Hà Nội của Trịnh Thị Thanh Thủy cho thấy trọng lượng trẻ khi sinh
dưới 2500 g có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 1,4 lần, trẻ có trọng lượng khi sinh
trên 3500 g có nguy cơ thừa cân béo phì gấp 2,8 lần trẻ có trọng lượng khi sinh từ
2500 g đến 3500 g [32].
1.3.3. Hậu quả của thừa cân béo phì ở trẻ em
Béo phì ở trẻ em có hậu quả rất nghiêm trọng, có tới 75% các trường hợp
béo phì ở trẻ em kéo dài, tồn tại đến tuổi trưởng thành và khó điều trị [10]. Béo phì
làm giảm sức khỏe, tăng nguy cơ nhiều loại bệnh tật, ảnh hưởng đến học tập và phát
triển tâm lý của trẻ [27]. Cụ thể:
1.3.3.1. Béo phì ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do
khối lượng cơ thể quá lớn nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao

động, người béo phì mất nhiều thời giờ và công sức hơn, hậu quả là hiệu suất lao
động giảm. Người béo phì thường kém lanh lợi, phản ứng chậm chạp hơn so với
người bình thường nên dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động.
1.3.3.2. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe
- Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Béo phì có liên quan chặt chẽ đến bệnh
tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ. Béo phì là một yếu tố dự đoán nguy cơ của
bệnh mạch vành, chỉ đứng sau tuổi và rối loạn chuyển hoá lipit. Nghiên cứu
của Freedman và cs (1999) cho thấy béo phì ở trẻ em có liên quan đến yếu tố
nguy cơ bệnh mạch vành ở tuổi trưởng thành [49].
Theo ước tính của WHO có khoảng 1/3 bệnh nhân mắc bệnh mạch vành tim
và các trường hợp đột quỵ do thiếu máu có nguyên nhân chủ yếu là do béo phì.

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

10


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

Người có BMI lớn hơn 30 kg/m 2 dễ bị tử vong do bệnh mạch máu não. Nếu có thêm
các yếu tố nguy cơ khác (đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu)
thì đột quỵ có thể xảy ra với người có BMI thấp hơn (25 - 29,9 kg/m 2) [27].
- Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu: Theo nghiên cứu của Lê Thị Hải và
cs, năm 2002, tại một trường TH ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở trẻ thừa
cân - béo phì tăng từ 16,6% lên 22,8% trong giai đoạn 2000 - 2003 [7]. Một
nghiên cứu khác trên đối tượng HS 8 - 10 tuổi tại một trường TH tại Hà Nội cho
thấy có 52,2% trẻ 8 - 10 tuổi bị rối loạn lipid máu; 57,6% trẻ 8 - 9 tuổi có nguy cơ

mắc hội chứng chuyển hóa và 84,6% trẻ 10 tuổi bị mắc hội chứng chuyển hóa
[27].
Ngoài ra, những bé gái thừa cân và béo phì sẽ có nguy cơ dậy thì sớm
khoảng 2 đến 3 năm so với các bé gái bình thường. Dậy thì sớm có thể khiến các
em khi trưởng thành bị suy giảm sức khỏe đáng kể và có nguy cơ cao mắc các căn
bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư cổ tử cung... [27].
1.3.3.3. Béo phì tác động đến tâm lý, khả năng học tập
Những trẻ bị bệnh béo phì thường bị các bạn học cùng bắt nạt, trêu chọc
về ngoại hình, điều này dẫn đến việc trẻ sẽ có tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin về
bản thân của chúng. Sự mặc cảm, thiếu tự tin này nếu kéo dài sẽ khiến cho trẻ
thu mình, tự ti, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến việc
học tập cũng như giao tiếp. Chính ngoại hình là cản trở lớn nhất để trẻ hòa nhập
với các bạn cùng trang lứa. Đó chính là lý do vì sao mà những trẻ béo phì ít bạn
hơn so với những trẻ khác [45].
Ngoài ra, béo phì ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng học tập của trẻ, nhất là
các bé gái. Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ trên 420 bé gái béo phì
cho thấy: những bé gái béo phì có nguy cơ chậm phát triển kỹ năng giao tiếp và kết
quả học tập thấp hơn so với những bé gái khác cùng tuổi có cân nặng bình thường.
Những bé gái này thường bị điểm kém ở môn toán đồng thời khả năng tư duy, kiểm
soát và khả năng giao tiếp đều kém [27].

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

11


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt


1.3.3.4. Béo phì ở trẻ em và nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành
Bảng 1.2: Béo phì ở trẻ em và nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành [27]
Béo phì ở trẻ em
Trẻ em 6 tuổi (Mỹ)
- Có béo phì
- Không béo phì
Trẻ em 1 tuổi ( Pháp)
- Có béo phì
- Không béo phì
Trẻ em 1 – 3 tuổi (Mỹ)
- Có béo phì
- Không béo phì
Trẻ em 7 – 8 tuổi (Anh)
- Có béo phì
- Không béo phì
Trẻ em 12 – 15 tuổi (Mỹ)
- Có béo phì
- Không béo phì

Nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành
14% sẽ béo phì
8% sẽ béo phì
41% sẽ béo phì
20% sẽ béo phì
26% sẽ béo phì
15% sẽ béo phì
40% sẽ béo phì
10% sẽ béo phì
40% sẽ béo phì

10% sẽ béo phì

1.3.4. Cơ chế bệnh sinh của béo phì
Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng
lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động
khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá
15% nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Người ta
nhận thấy 60% - 80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng, bên cạnh
đó còn có thể do các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể thông qua vai trò điều tiết của
hệ thống thần kinh và các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến
giáp trạng và tuyến tụy. Khi vào cơ thể, các chất protein, lipit, gluxit đều có thể
chuyển hóa thành chất béo dự trữ. Vì vậy không nên coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ
mới gây béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Các hành
vi ăn uống có liên quan tới thừa cân và béo phì bao gồm tần suất ăn/ăn vặt, khẩu
phần ăn quá dư thừa, ăn uống nhậu nhẹt, ăn thức ăn nhanh ở bên ngoài và vấn đề bú
sữa mẹ hoàn toàn.

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

12


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

Sơ đồ 1.1: Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì [27]
Các yếu tố chất dinh dưỡng được nghiên cứu bao gồm chất béo, các loại
carbohydrat (bao gồm các loại carbohydrat tinh chế như đường), chỉ số đường huyết

của thực phẩm và chất xơ [34].
1.3.5. Thực trạng béo phì của trẻ em
1.3.5.1. Thực trạng béo phì của trẻ em trên thế giới
Năm 2011, trên thế giới có 40 triệu trẻ dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì. Dự
đoán đến 2015 có khoảng 2,3 tỉ người lớn bị thừa cân béo phì, trong đó hơn 700
triệu là béo phì. Trong 3 thập kỷ qua (1980 - 2010) số ca béo phì đã tăng gấp đôi
trên toàn thế giới [27]. Điều đáng lo ngại là sự gia tăng béo phì ở lứa tuổi trẻ em
trên phạm vi toàn cầu với tỷ lệ trung bình hàng năm là 10%. Năm 2010, kết quả
phân tích trên 450 cuộc điều tra cắt ngang về béo phì của trẻ em ở 144 nước trên thế
giới cho thấy có khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì (35 triệu trẻ em từ các
nước đang phát triển, 8 triệu từ các nước đã phát triển), 92 triệu trẻ em có nguy cơ
bị thừa cân [48]. Tại các nước phát triển, béo phì đang gia tăng đến mức báo động
và là một nạn dịch (hình 1.2).
Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

13


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

Tại Mỹ, giai đoạn 1986 - 1998 có sự gia tăng 50% tỉ lệ trẻ em béo phì trong
một thập niên và đạt đến tỉ lệ 21,5% ở trẻ em da đen tại Mỹ [2]. Trong năm 2003 2004 tỉ lệ béo phì ở trẻ 2 - 5 tuổi tại Mỹ là 26,2% [52]. Theo điều tra năm 20072008 tại Mỹ các trẻ từ 2 đến 19 tuổi có tỉ lệ béo phì là 31,7% [47], hiện nay là 35%
[64]. Theo báo cáo của WHO, tại Châu Âu, năm 2007, có khoảng 24% trẻ em 6 - 9
tuổi bị béo phì còn theo IOTF thì cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ bị béo phì. Tại Anh, con số
tỉ lệ béo phì ở trẻ em nước này tăng nhanh. Trong một thập kỷ từ 1989 đến 1998 số
trẻ em béo phì ở 3 - 4 tuổi tăng 60% và 70%, năm 2007, có 17% trẻ 2 - 10 tuổi bị
béo phì [27]. Tại Pháp, số trẻ em béo phì tăng gấp đôi trong 15 năm, đạt mức 1012% trẻ Pháp bị béo phì [1], tỷ lệ trẻ em thừa cân đã tăng từ 3% năm 1965 lên 5%

năm 1980, 16% năm 2000 và 17,8% năm 2006 [27].

Hình 1.2: Tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 5 – 11 tuổi ở một số quốc gia[27]
Theo dõi béo phì tại Nhật trong 22 năm (1974 - 1995) cho kết quả 32% trẻ trai
béo phì và 41% trẻ gái béo phì tiếp tục béo phì khi đã trưởng thành [48]. Trẻ từ 6 đến
14 tuổi có tỉ lệ béo phì là 5 - 11% [1]. Các quốc gia ở vùng Địa Trung Hải có tỷ lệ tăng
cao nhất: thậm chí có nơi tỷ lệ thừa cân ở trẻ em ngang với ở Mỹ, tới 30% [27].
Trước đây thừa cân và béo phì được xem như là đặc điểm riêng của các nước
có thu nhập cao, nhưng gần đây thừa cân, béo phì đã tăng lên một cách kỷ lục ở cả
Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

14


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt

những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhất là ở vùng đô thị. Trong 2 thập kỷ
qua, tỷ lệ thừa cân, béo phì dường như không tăng ở Châu Mỹ La Tinh (ước tính
khoảng 4 triệu trẻ bị mắc thừa cân, béo phì vào năm 1990, 2000 và 2010). Trong khi
đó tỷ lệ này tăng rất cao ở Châu Phi (từ 4% năm 1990, lên 5,7% năm 2000 và 8,5%
năm 2010), số lượng trẻ em bị mắc thừa cân, béo phì tăng từ 4 triệu trẻ lên 13 triệu trẻ
vào năm 2010, ước tính đến năm 2020 sẽ là 12,7% [48] (hình 1.3 và hình 1.4).

Hình 1.3: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của

Hình 1.4: Số trẻ mắc béo phì ở


trẻ em Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ

Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La

La Tinh [27]

Tinh [27]

Ở Châu Á, tuy tỷ lệ béo phì không cao như Châu Phi, nhưng số lượng trẻ bị
béo phì thì rất cao (tăng từ 13 triệu trẻ em năm 1990 lên 18 triệu năm 2010), cao
nhất trong ba châu lục [48]. Nghiên cứu năm 2002 tại Tây An, Trung Quốc ở trẻ vị
thành niên phát hiện tỉ lệ thừa cân béo phì là 16,3%, có sự khác biệt theo giới: nam
có tỉ lệ thừa cân béo phì là 19,4% so với nữ là 13,2% [59]. Năm 2005, Trung Quốc
ghi nhận tỉ lệ thừa cân béo phì ở nữ là 24,7%, ở nam là 33,1%, dự báo đến năm
2015 tỉ lệ này ở nữ là 39,8%, ở nam là 56,9% [50].
Tại các nước khu vực ASEAN: Số liệu thừa cân béo phì (BMI ≥ 25) ở người
trên 15 tuổi năm 2005 và dự báo đến năm 2015 như bảng 1.3.
Số liệu bảng trên cho thấy sự gia tăng nhanh của tình trạng béo phì tại khu
vực ASEAN. Một số nước có tỉ lệ béo phì rất cao như Brunei 17 63,2% ở nữ và

Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

15


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nghiệp

Khóa luận tốt


56,4% ở nam. Việt Nam và Cambodia có tỉ lệ thừa cân béo phì ban đầu thấp nhưng
sau 10 năm (2005-2015) dự đoán tỉ lệ này sẽ tăng lên đáng kể. [74] [75]. Tỷ lệ béo
phì trẻ em ở Thái Lan đang gia tăng ngày một nhanh [62].
Trước tình hình thừa cân, béo phì ở trẻ em đang ngày một gia tăng và diễn
biến phức tạp, các nhà nghiên cứu đã đưa ra dự đoán về tình trạng thừa cân và béo
phì ở trẻ em trong hình 1.5.
Bảng 1.3: Tỷ lệ béo phì ở các nước ASEAN
Quốc gia

Thái Lan
Philippine
Indonesia
Malaysia
Singapore
Brunei
Lào
Cambodia
Việt Nam

Tỉ lệ béo phì ở
nữ (%)
Năm 2005
35,2
28,5
22,7
37,2
22,0
63,2
45,6
9,3

8,7

Tỉ lệ béo phì
ở nam (%)
Năm 2005
27,9
21,9
9,7
22,7
23,8
56,4
32,1
13,3
4,1

Tỉ lệ béo phì
ở nữ (%)
Năm 2015
44,7
38,8
31,8
47,2
31,8
67,1
52,8
19,6
16,2

Tỉ lệ béo phì
ở nam(%)

Năm 2015
28,6
22,5
10,0
23,3
24,5
59,8
38,0
31,7
12,9

Nguồn: WHO, dữ liệu cơ bản về thừa cân béo phì, 2007 [73]

Hình 1.5: Xu hướng thừa cân béo phì của trẻ em trên thế giới [24]
Đặng Thị Hồng Thắm – K61B Khoa Sinh học

16


×