Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Mo, Cu VÀ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG CCC (Chlor cholin chlorid) ĐẾN KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.12 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------------------------------------------

TRẦN THỊ LOAN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA Mo, Cu VÀ CHẤT ĐIỀU HÒA
SINH TRƯỞNG CCC (Chlor cholin chlorid) ĐẾN KHẢ NĂNG CHỊU
MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm (Sinh lý học thực vật)
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Khánh Vân

Hà Nội – 2014
1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Khánh Vân đã luôn tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sinh học, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Sinh lý Thực vật
và Ứng dụng đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn Sở GD & ĐT Hà Nam , BGH trường THPT Nam Cao
đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và


người thân đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành đề tài.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thị Loan

2


DANH MỤC BẢNG

3


MỤC LỤC

4


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Một trong những hệ quả của nó là sự nóng lên của trái đất, băng tan,
nước biển dâng cao dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa làm
nhiễm mặn một số lượng lớn đất nông nghiệp. Điều đó gây ra những bất lợi
cho quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, do đó làm giảm năng suất
của cây trồng.
Cây đậu tương ( Glycine max(L) Merrill) là cây có giá trị kinh tế và
hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Hạt đậu tương chứa nhiều chất dinh dưỡng

quan trọng, trong đó protein chiếm 38- 40%, lipit chiếm 18- 24% cao hơn so
với các loại đậu khác, hydratcacbon chiếm khoảng 30- 40%. Protein trong hạt
đậu tương có giá trị không những về hàm lượng lớn mà còn có đầy đủ và cân
đối các loại axit amin cần thiết, đặc biệt là trong hạt đậu tương có chứa nhiều
lizin và triptophan đây là 2 loại axit amin không thay thế có vai trò quan trọng
trong sự phát triển của cơ thể [11]. Trong hạt đậu tương còn chứa chất sắt,
canxi, phot pho và các thành phần chất xơ tốt cho tiêu hoá. Vitamin trong đậu
tương có nhiều nhóm B đáng kể là vitamin B1, B2, B6 [40].
Ngày nay người ta mới biết thêm trong hạt đậu tương còn có chất
lexithin, có tác dụng làm cho cơ thể trẻ lâu, tái sinh các mô, làm cứng xương
và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong hạt đậu tương còn chứa nhiều các loại
vitamin E, A, B, D, C… và các loại muối khoáng khác. Do đó mà từ hạt đậu
tương người ta đã chế biến ra rất nhiều các sản phẩm khác nhau [40].
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy các chế phẩm đậu tương còn
có khả năng ức chế sinh trưởng của tế bào ung thư [10].
Ngoài ra, cây đậu tương còn có khả năng cố định Nitơ tự do nhờ sự
cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium Japonicum. Sau mỗi vụ trồng,
5


đậu tương đã cố định và bổ sung vào đất từ 60-80 kg N/ha, tương đương 300400 kg đạm sunphat. Do vậy, cây đậu tương ngoài giá trị kinh tế còn là cây
cải tạo đất rất tốt [24], [42].
Nhờ những ưu điểm nổi bật trên mà cây đậu tương đã trở thành một trong
những cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống xã hội
nhiều nước trên thế giới. Hạt đậu tương là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu
đáng kể cho nhiều quốc gia. Nhiều nước đã tập trung nghiên cứu và sản xuất cây
đậu tương với số lượng lớn như Mỹ, Braxin, Achentina …
Ở Việt Nam diện tích và sản lượng đậu tương trong những năm gần đây
liên tục tăng. Đến nay cây đậu tương đã trở thành cây trồng chính trong cơ
cấu cây trồng của nhiều vùng sản xuất ở nước ta.

Tuy nhiên đậu tương là cây trồng rất mẫn cảm với các điều kiện bất lợi
của môi trường như nhiệt độ, hạn, rét, mặn …. [14], [23], [26], [60], [65].
Đậu tương nói riêng có nhu cầu nước cao, trong các giai đoạn phát triển nếu
không được cung cấp đủ nước thì quá trình sinh trưởng và phát triển bị kìm
hãm dẫn đến làm giảm năng suất của chúng [7], [46]. Nên trước thực trạng
của sự biến đổi khí hậu, việc tăng diện tích trồng cây đậu tương và tăng năng
suất gặp nhiều khó khăn. Do đó, nghiên cứu về khả năng chống chịu của thực
vật là hướng được các nhà khoa học đã, đang tiến hành và vẫn cần được chú
trọng. Hiện nay, các đề tài nghiên cứu tính chống chịu của cây đậu tương theo
nhiều hướng khác nhau: nghiên cứu đặc điểm hóa sinh, sự đa dạng di truyền
phân lập gen chịu hạn, chọn tạo giống chịu hạn, chịu rét, bổ sung nguyên tố vi
lượng (NTVL) tăng tính chịu hạn... [12], [14], [16], [17], [19]. Tuy nhiên các
nghiên cứu về khả năng chịu mặn của đậu tương còn chưa nhiều.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi bón bổ sung các NTVL cho
cây trồng sẽ làm tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi
trường[19], [46], [56], [65]. Khiphun NTVL vào lá đã làm tăng độ nhớt và
6


hàm lượng các keo ưa nước của lá cây ở điều kiện đất mặn và tăng lượng
nước liên kết và khả năng giữ nước của lá [66], [67].
Chlorcholin chlorid (CCC) cũng có thể làm tăng khả năng chống chịu
của cây trồng với các điều kiện bất lợi của môi trường như: khả năng chịu
mặn, khả năng chịu hạn cũng như khả năng chịu rét cho cây trồng [37], [48].
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu
ảnh hưởng của Mo, Cu và chất điều hòa sinh trưởng CCC (Chlorcholin
chlorid) đến khả năng chịu mặn của một số giống đậu tương”nhằm tìm hiểu
tác động của Mo, Cu và CCC đến sự biến đổi về sinh lý, sinh hóa của các
giống đậu tương khi gặp điều kiện môi trường mặn. Kết quả này có thể làm
cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp khắc phục cho những đất nông nghiệp

bị nhiễm mặn.
II.

MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của Mo, Cu và CCC đến khả năng chịu mặn của
các giống đậu tương ĐVN9, ĐT2008,ĐT26, ĐT22 thông qua các chỉ tiêu
sinh lý – hóa sinhở giai đoạn nảy mầm, giai đoạn cây con và ảnh hưởng đến
năng suất, phẩm chất hạt đâu tương.
Từ đó, đề ra các giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm đậu tương khi canh tác ở vùng đất nhiễm mặn.
2. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Bổ sung nguồn tư liệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về
khả năng chịu mặn của đậu tương ở Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu góp phần đánh giá giống đậu tương tốt khuyến cáo
cho người nông dân trồng ở các vùng đất nhiễm mặn; đồng thời có kế hoạch
bổ xung một số NTVL và chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng nhằm nâng
cao sức chống chịu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
7


3. Nhiệm vụ của đề tài
Bố trí thí nghiệm gieo hạt trong phòng thí nghiệm và ở vườn thực
nghiệm.
- Đánh giá khả năng chịu mặn của đậu tương khi được bổ xung các nguyên tố vi
lượng: Cu, Mo, chất điều hòa sinh trưởng CCC ở giai đoạn nảy mầm:
+ Các chỉ tiêu sinh lí: xác định khả năng nảy mầm, khối lượng tươi,
khô của hạt mầm ở ngày 3, ngày 5, ngày 7 sau khi gieo.
+ Các chỉ tiêu sinh hóa: xác định hoạt tính của enzim proteaza, amylaza
trong mầm đậu tương ở ngày 3, ngày 5, ngày 7 sau khi gieo.

- Đánh giá khả năng chịu mặn của đậu tương khi được bổ xung các nguyên tố vi
lượng: Cu, Mo, chất điều hòa sinh trưởng CCC ở giai đoạn cây con:
+ Xác định số lượng nốt sần ở giai đoạn 7 lá.
+ Xác định hàm lượng diệp lục tổng số, hàm lượng diệp lục liên kết,
hàm lượng prolin, hàm lượng nước liên kết, khả năng giữ nước của mô lá ở
giai đoạn cây có 3 lá, 5 lá, 7 lá thật.
- Đánh giá ảnh hưởng của Cu, Mo, chất điều hòa sinh trưởng CCC đến yếu tố
năng suất và phẩm chất hạt.
+ Xác định khối lượng 100 hạt.
+ Xác định hàm lượng nitơ protein, nitơ phi protein, nitơ tổng số, hàm
lượng lipit trong hạt đậu sau thu hoạch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các giống đậu tương ĐVN9, ĐT2008, ĐT26, ĐT22 do
Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cung cấp.

8


Bảng 1 : Đặc điểm chính của các giống đậu tương nghiên cứu

Giống
ĐVN9

Đặc điểm
Lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai ĐT-12 x VN20-5. Giống được công nhận
cho sản xuất thử năm 2007 và hiện đang được nhân ra diện rộng.
Dạng cây đứng, lá hình trứng nhọn, hoa tím, vỏ quả chín màu vàng rơm,

hạt vàng, rốn hạt nâu nhạt.Khối lượng 1000 hạt từ 148-172 gam.
ĐT2008 Là giống lai giữa DT2001 x HC100 (gốc Mehico) kết hợp đột biến và

chọn lọc theo tiêu chuẩn thích ứng và chống chịu. Giống được Cục trồng
trọt công nhận năm 2010.
Là giống đậu tương chịu hạn.

- Dạng cây đứng, cao, phân nhiều nhánh nên số quả trên cây cao, hoa tím,
lông nâu, vỏ quả vàng, hạt vàng to, rốn hạt màu đen.Khối lượng 1000
ĐT26 -

hạt: 200 – 260 gam
Được chọn lọc từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 ĐT12. Được công nhận giống
cho sản xuất thử năm 2008 theo Quyết định số 111/QĐ-TT-CCN ngày 03

-

tháng 06 năm 2008.
Hoa màu trắng, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có màu nâu, phân cành
khá.Khối lượng 1000 hạt từ 180-190 gam. Giống ĐT26 có khả năng
kháng bệnh gỉ sắt, đốm nâu, chịu ruồi đục thân, chống đổ khá.

ĐT22 -

Được chọn tạo từ dòng đột biến hạt lai của tổ hợp DT95 và ĐT12 và
được công nhậnlà giống năm 2006.

- Giống đậu tương ĐT22 có thời gian sinh trưởng trung bình 85-90 ngày.
Giống có thể trồng được 3 vụ trong năm, giống chịu đất ướt và nhiễm
bệnh mức nhẹ đến trung bình đối với một số bệnh hại chính.
Hoa màu trắng, phân cành trung bình, số quả chắc trung bình đạt 25-45
quả/cây, có khoảng 16-20% số quả 3 hạt. Khối lượng 1000 hạt từ 140 150 gam, hạt màu vàng sáng, rốn hạt màu nâu, nâu đen. Chiều cao cây
45-70 cm.


III.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
9


3.1. Tình hình sản xuất đậu tương
Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày, có khả năng thích ứng rộng đồng
thời là một trong những cây trồng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nên
được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia có diện tích
và sản lượng đậu tương lớn nhất là: Mỹ, Braxin, Argentina, Trung Quốc và
Ấn Độ, trong đó Mỹ là nước có diện tích trồng đậu tương lớn nhất thế giới.Theo
thống kê của USDA Mỹ năm 2008 sản lượng đậu tương của Mỹ 33%, xuất
khẩu 31,6 triệu tấn (chiếm khoảng 40% lượng đậu tương xuất khẩu trên toàn
thế giới), diện tích trồng đậu tương của toàn nước Mỹ là 30,6 triệu ha, năng suất
đạt được 39,6tạ/mẫu tương đương với 26,6 tạ/ha, trong đó diện tích trồng đậu
tương chuyển gen của Mỹ là 95% tương đương với 28,36 triệu ha. Tiếp đến là
Braxin 28% (xuất khẩu trong năm đạt 25,4 triệu tấn chiếm 32% tổng lượng
đậu tương xuất khẩu trên toàn thế giới), Argentina 21% tổng sản lượng đậu
tương toàn thế giới[72].
Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầu
quan trọng của thế giới: đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh,
dừa và cọ dầu. Do vậy, đậu tương được trồng phổ biến ở hầu khắp các nước
trên thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước châu Mỹ chiếm tới
73,0%, tiếp đó là các nước thuộc khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) chiếm
23,15% [19] [56].
Theo tổ chức Nông - Lương thế giới FAO (2005), diện tích đậu tương
toàn thế giới năm 2005 là 91,42 triệu ha, tăng 38,35 triệu ha so với năm 1985.

Năm 2006 diện tích toàn thế giới đạt 95,25 triệu ha so với năm 1985 là 53,07
triệu ha (tăng gần 1,8 lần). Sang năm 2007 diện tích sản xuất là 90,11 triệu ha
giảm hơn so với năm 2006 là 5,14 triệu ha tuy nhiên sản lượng không giảm
mà trái lại còn tăng hơn năm 2006. Đạt được điều này là do năng suất đậu
tương trung bình toàn thế giới năm 2007 tăng lên đáng kể đạt mức 24,36
10


tạ/ha, trong khi đó năm 2006 năng suất chỉ đạt 22,92 tạ/ha. Theo thống kê
năm 2009 cho thấy, diện tích đậu tương toàn thế giới tăng nhưng sản lượng lại
thấp hơn so với năm 2008, điều này là do năng suất của năm 2009 chỉ đạt
22,49 tạ/ha thấp hơn so với các năm trước đó [69].
Tính riêng từng châu lục thì hiện nay châu Mỹ vẫn là châu lục sản xuất
đậu tương lớn nhấtchiếm trên 75% tổng diện tích, sản lượng đạt trên 85%
tổng sản lượng thế giới và là châu lục có năng suất đậu tương cao nhất. Tiếp
đến là châu Á chiếm trên 20% diện tích và 12% sản lượng toàn thế giới. Các
châu lục khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ cả về diện tích và sản lượng. Riêng châu Phi
hiện vẫn là châu lục có diện tích, sản lượng và năng suất đậu tương thấp nhất
thế giới, năng suất năm 2009 cao nhất cũng chỉ đạt 12,1 tạ/ha [69].
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng đậu tương nhưng
không phải nước nào cũng tự túc được nhu cầu đậu tương trong nước, phần lớn
các nước đều phải nhập khẩu đậu tương. Ở châu Á, sản xuất đậu tương cũng được
thúc đẩy mạnh do nhu cầu thức ăn và dinh dưỡng của con người, cũng như gia súc
rất lớn. Châu Á là châu lục có nhiều nước sản xuất đậu tương nhất, tuy nhiên năng
suất đậu tương ở châu Á vẫn còn thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của
thế giới mặc dù diện tích trồng đậu tương ở châu Á đứng thứ hai trên thế giới. Sở
dĩ như vậy là do đậu tương ở châu Á được trồng ở nhiều nơi đất xấu, không được
đầu tư về phân bón chỉ với mục đích cải tạo đất vì vậy sản lượng đậu tương cũng
mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/2 nhu cầu cho các nước thuộc châu lục này. Hàng
năm, các nước châu Á vẫn phải nhập khẩu khoảng 8 triệu tấn hạt đậu tương, 1,5

triệu tấn dầu, 1,8 triệu tấn sữa đậu nành, nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất là
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
Tình hình sản xuất đậu tương ở trong nước.
Ở Việt Nam, đậu tương được trồng từ rất sớm vào khoảng thế kỷ XVI,
cho đến nay có thể nói đậu tương là một trong số các cây trồng quan trọng
trong việc bố trí luân canh tăng vụ. Do đó, diện tích cũng như sản lượng đậu
11


tương không ngừng được mở rộng và tăng lên, tuy nhiên năng suất đậu tương
của Việt Nam vẫn còn rất thấp so với trung bình của toàn thế giới.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản
xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, diện
tích đất quy hoạch khoảng 100 ngàn ha, tận dụng tăng vụ trên đất lúa để năm 2020
diện tích gieo trồng khoảng 350.000 ha, sản lượng 700.000 tấn; vùng sản xuất
chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
Bảng 2 – Sản lượng đậu nành Việt Nam từ năm 2008 - 2014

2008

2009

2010

2011

2012

2013*


2014*

Diện tích gieo 192,1
trồng (nghìn ha)

146,2

197,8

181,1

120,8

180

200

Năng suất
1,39
(tấn/ha)
Tổng sản lượng 267,6
(nghìn tấn)

1,46

1,51

1,47

1,45


1,5

1,5

213,6

298,6

266,9

175,3

270

300

Nguồn: Tổng cục thống kê *số liệu dự báo của USDA

Số liệu thống kê trong bảng 2 và hình 1 đã cho thấy sản lượng và diện
tích của đậu tương từ năm 2008 đến nay có nhiều biến động, tăng giảm
12


không theo một xu hướng nhất định. Cụ thể năm 2008, cả nước có 192,1
nghìn ha trồng đậu tương cho tổng sản lượng 267,6 nghìn tấn. Năm 2009,
diện tích trồng đậu tương đã có sự sụt giảm mạnh (giảm 45,9 nghìn ha so với
năm 2008), nên mặc dù năng suất được cải thiện nhưng tổng sản lượng chỉ đạt
213,6 nghìn tấn. Đến năm 2010, quy mô sản xuất đậu tương đã phát triển
mạnh, năng suất bình quân tiếp tục tăng nên tổng sản lượng đậu tương đạt gần

300 nghìn tấn, cao nhất trong mấy năm trở lại đây.
Năm 2012, sản lượng đậu tương nước ta giảm 34,3% so với cùng kỳ năm
trước, xuống còn 175,2 nghìn tấn do thời tiết lạnh khác nghiệt vào cuối năm
2011 và đầu năm 2012 khiến cho năng suất và diện tích gieo trồng giảm mạnh.
Điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng đậu tương nước ta năm
2013 giảm 3% so với năm 2012, xuống còn 168 nghìn tấn . Mưa bão nặng nề và
kéo dài suốt năm đã khiến năng suất cây trồng và diện tích thu hoạch đậu tương
giảm.Quy mô sản xuất nhỏ lẻ so với các loại cây trồng khác chính là nguyên
nhân khiến ngành đậu tương vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong
nước. Tổ chức USDA dự báo nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, diện tích gieo
trồng đậu tương năm 2013 và 2014 lần lượt đạt 120 nghìn và 130 nghìn héc-ta,
với mức sản lượng tăng nhẹ khoảng 176 và 192 nghìn tấn. Khả năng cạnh tranh
của đậu tương so với ngô vẫn còn thấp do sản lượng tính trên mỗi héc-ta trồng
đậu tương thấp hơn so với trồng ngô. Khu vực trồng đậu tương chính tập trung ở
vùng Đồng bằng sông Hồng, miền Bắc nước ta.
3.2. Tính chống chịu mặn của thực vật.
Hàm lượng muối cao trong đất là một trong những nguy cơ lớn nhất
hạn chế năng suất và phảm chất cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay
có khoảng 230 triệu ha đất (sản xuất gần 50% sản lượng lương thực trên thế
giới) bị nhiễm mặn. Riêng ở Nam và Đông Nam Á ước tính cũng có khoảng

13


54 triệu ha đất bị nhiễm mặn và 27 triệu ha đất có tiềm năng trồng lúa ở vùng
nhiệt đới nóng ẩm Châu Á không thể canh tác vì nhiễm mặn [70].
Tất cả các loại đất đều chứa hỗn hợp muối tan trong đó có một số chất
tan cần cho hoạt động sinh trưởng của cây. Đất mặn là loại đất chứa hàm
lượng muối cao (>0,2%) có nhiều ion độc. Do nồng độ muối cao nên áp suất
thẩm thấu của dung dịch đất ở đây rất cao, có thể đạt 200-300atm hay còn có

thể cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng của cây [3].
Trong đất mặn, hàm lượng muối tan thay đổi khá rộng và có xu thế tăng
dâng theo chiều sâu. Các ion thường có trong đất gồm: các anion Cl -, SO42-,
HCO3- và các cation Na+, Mg2+, Ca2+,…Nếu đất chỉ chứa một loại muối tan sẽ
độc hơn rất nhiều so với đất có cùng độ mặn nhưng chứa nhiều loại muối tan
do có sự đối kháng ion [3].
Ở Việt Nam, có khoảng trên 1 triệu ha đất mặn chiếm 3% diện tích tự
nhiên của cả nước.Đất mặn chủ yếu phân bố ở ĐBSCL và ĐBSH [3]. Thực tế,
trên các vùng đất mặn cuả nước ta hiện nay hoặc bỏ hoang hoá hoặc trồng trọt
một số cây hạn chế với năng suất thấp. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu bản
chất sinh lý tính chống chịu mặn của thực vật có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt trong việc tạo ra các giống có tính chống chịu mặn và
việc tìm các biện pháp tăng cường tính chống chịu mặn cho cây.
Tác hại của mặn phụ thuộc vào nồng độ muối, loại muối, đất, giống và giai
đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Mặn ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng phát
triển của cây và cuối cùng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng [54], [56], [65].
Do đất mặn có áp suất thẩm thấu cao cho nên cây không thể hút được
nước gây nên hiện tượng hạn sinh lý. Mặn và hạn đều là hiện tượng cây
không thể hút được đủ nước cho quá trình phát triển. Tỉ lệ nảy mầm của hạt
cây họ đậu nói chung, cây đậu tương nói riêng giảm mạnh trong điều kiện
thiếu nước [35], [59], .
14


Trong đất mặn chứa nhiều ion độc, một số ion ở nồng độ thấp không độc
nhưng ở nồng độ cao lại gây độc. Các ion này lại cạnh tranh với chất dinh dưỡng
trong quá trình hút của rễ làm cho rễ khó hút chất dinh dưỡng [59], [71].
Mặn gây ra sự tích lũy các chất oxy hóa mạnh gây tổn hại đến lipit màng
tế bào, protein, axit nucleic [54]. Sự tích lũy các gốc tự do cũng làm suy giảm
chức năng của màng, thay đổi tính thấm của màng. Nồng độ gây độc của muối

phá huỷ tính thấm của màng tế bào. Điều đó dẫn đến cây bị mặn mất khả năng
kiểm tra nồng độ Pi nội tế bào cũng như các chất trao đổi khác, kìm hãm sự
vận chuyển tích cực của các chất đi qua màng của tế bào rễ cây cũng như các
tế bào khác [65].
Mặn đã làm thay đổi hoạt động của enzim gây rối loạn trao đổi chất,
đặc biệt là trao đổi protein [68]. Mặn có thể làm chuyển hướng từ trao đổi
CO2 của axit hữu cơ sang tổng hợp axit amin nên cây bị mặn có khuynh
hướng tích luỹ axit amin và amit ... Người ta phát hiện ra rằng NaCl và
Na2SO4 có tác dụng gây rối loạn trao đổi gluxit ở đỉnh rễ theo hướng giảm
glucose hấp thụ, giảm sự đường phân và giảm hô hấp, dẫn đến giảm sinh
trưởng của rễ [54].
Mặn làm tăng sự phân hủy diệp lục, ức chế quá trình tổng hợp sắc tố,
giảm diện tích lá dẫn đến quá trình quang hợp giảm mạnh [60],[62]. Trong điều
kiện mặn hô hấp trong tế bào diễn ra mạnh, nhưng hiệu quả năng lượng thấp,
phần lớn năng lượng của các quá trình phân huỷ đều thải ra dưới dạng nhiệt
làm cho tế bào thiếu ATP để hoạt động [49], [54],[60] [65], [67] . Phân huỷ
mạnh, tổng hợp lại yếu nên không bù đủ lượng vật chất do hô hấp phân huỷ,
chất dự trữ dần dần bị hao hụt, cây không sinh trưởng được, do vậy cây còi
cọc, năng suất thấp.
Trong quá trình sống và phát triển, cây trồng sống trong mối tương
quan chặt chẽ với môi trường và với các sinh vật, đặc biệt là các vi sinh vật
15


trong đất. Ở cây đậu tương,vi khuẩn Rhizobium Japonicumcộng sinh trong
các nốt sần giúp tổng hợp đạm từ nitơ không khí cho cây. Khi đất bị nhiễm
mặn, các vi sinh vật này bị ảnh hưởng đáng kể về số lượng, làm giảm số
lượng nốt sần hữu hiệu dẫn đến làm giảm khả năng tích lũy nitơ, giảm năng
suất cây đậu tương [52], [65].
Khả năng chịu mặn (tính chịu mặn) của cây được hiểu là khả năng để cây

trồng có thể lớn lên, phát triển và sống hết vòng đời trong môi trường đất bị nhiễm
mặn. Các loại cây trồng khác nhau có khả năng chịu mặn cũng khác nhau.
Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi thực vật có xu hướng tăng cường
tích lũy các hợp chất hữu cơ tan, tăng cường tổng hợp các hợp chất liên kết để
giảm tác động tiêu cực của môi trường sống. Do đó, ở cây chống chịu tốt khi
gặp điều kiện bất lợi hàm lượng axit amin đặc biệt là prolin, hàm lượng
đường tan, hàm lượng diệp lục liên kết có xu hướng tăng so với đối chứng
[1],[21], [31], [41], [55], [58].
Như vậy, mặn ảnh hưởng tiêu cực đến các giai đoạn phát triển của cây
trồng; kìm hãm sự sinh trưởng, từ đó làm giảm năng suất, chất lượng, sản
lượng nông nghiệp, gây thiệt hại lớn kinh tế cũng như ảnh hưởng đến an ninh
lương thực toàn cầu nếu chúng ta không có các biện pháp chủ động đối phó.
3.3. Vai trò của Molipden ( Mo) với tính chống chịu của thực vật.
Molipden tồn tại trong đất ở dạng ion molipdat thuận lợi cho quá trình
hấp thụ của cây trồng. Hàm lượng Mo từ 0,1 đến 0,5 mg/kg đất khô và có thể
lên đến 1,4 g/kg đất khô.Trong cây, hàm lượng Mo rất nhỏ (trung bình khoảng
0,2 – 2,0 mg/kg chất khô, ở cây họ đậu thì hàm lượng Mo chiếm nhiều hơn từ
0,5 – 2,0 mg/kg chất khô). Tuy hàm lượng rất nhỏ nhưng Mo là nguyên tố vi
lượng (NTVT) có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống cây trồng nói chung
và cây họ Đậu nói riêng.
16


Molypden là thành phần củaenzim nitrogenaza rất cần thiết cho quá
trình cố định đạm của vi khuẩn Rhyzobium japonicum sống cộng sinh trong
nốt sần ở rễ cây đậu tương. Molypden cũng được tìm thấy trong enzim khử
nitrat chịu trách nhiệm trong quá trình khử nitrat trong cây và trong đất.
Molypden còn có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các electron trong
hệ thống enzim thực hiện các phản ứng oxi hóa khử trong cây. Molypden
cũng rất cần thiết cho sự chuyển hóa đạm trong tế bào cũng như trong cây

[45]. MoMolypden có vai trò quan trọng trong sự cố định nitơ và đồng hóa
nitrat. Do đó,Mo có tác dụng rất tốt đối với sự sinh trưởng của các loài cây họ
Đậu. Molypden còn có vai trò quan trọng trong sự tổng hợp vitamin C của
cây. Thiếu Mo cấu trúc bình thường của lục lạp cũng bị ảnh hưởng.
Các loại cây đậu đỗ được xử lý bằng dung dịch muối Mo trước khi gieo
đều cho quả sáng, hạt to và ít lép[18], [31].
Trong cây xanh, Mo còn có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp
diệp lục, tăng mối liên hệ giữa sắc tố và protein. Do đó, trong điều kiện bất lợi
hay bóng tối, diệp lục không bị phân giải [36], [38]. Thiếu Mo, hàm lượng
diệp lục trong cây giảm, quá trình tổng hợp protein cũng giảm do giảm hàm
lượng axitamin như alanin, asparagin, prolin…
Trong điều kiện bất lợi bổ sung phân vi lượng có tác dụng hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của môi trường, tăng khả năng chống chịu và cường độ quang
hợp ở cây trồng [12], [19], [28].
Nếu thiếu Mo sẽ ảnh hưởng tới các quá trình sinh lý của cây. Biểu hiện
đầu tiên là màu vàng lục xuất hiện ở lá. Sự thiếu hụt Mođã làm quá trình đồng
hóa bị ngừng trệ, cây sinh trưởng chậm. Đối với cây bộ Đậu, nốt sần nhỏ đi,
quá trình trao đổi đạm bị phá vỡ, quá trình khử nitrat chậm hoặc nghiêm trọng
hơn là ngưng hoạt động dẫn tới cây bị đói đạm. Molipden trở nên hữu dụng
nhiều khi pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác. Chính vì điều
17


này nên hiện tượng thiếu Mo thường xảy ra ở đất chua. Đất nhẹ thường dễ bị
thiếu Mo hơn so với đất nặng [29].
Như vậy, Mo ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một số loại cây như đậu
tương, lúa, lạc, ngô… được xử lý ở nồng độ Mo thích hợp đã làm tăng tốc độ
và tỷ lệ nảy mầm của hạt lên rõ rệt. Đồng thời, các chỉ tiêu sinh trưởng của cây
cũng tăng hơn so với đối chứng: chiều cao, sinh khối tươi, khô, khả năng đẻ

nhánh... tăng năng suất của cây [4], [6], [11], [12].
3.4. Vai trò của đồng( Cu) với tính chống chịu của cây đậu tương.
Từ lâu, người ta đã phát hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của Cu
đối với sự sinh trưởng và phát triển của đời sống thực vật đó là: Cu tuyệt đối
cần cho cây trồng, không thể thay bằng bất cứ nguyên tố hay tổng các nguyên
tố nào khác cho dù hàm lượng Cu trong dung dịch đất rất nhỏ chỉ khoảng 0,01
mg/kg đất.
Đồng là thành phần của chuỗi chuyển vận điện tử trong quang hợp.
Đồng hoạt hoá nhiều enzim oxi hoá khử, các enzim mà Cu hoạt hoá liên quan
rất nhiều đến quá trình sinh lý, hoá sinh trong cây như: tổng hợp protein, axit
nucleic, dinh dưỡng nitơ, hoạt động quang hợp,…[33].
Đồng tham gia vào thành phần của các loại enzym tham gia tích cực vào
các phản ứng oxy hóa khử mà đặc biệt là các phản ứng tối trong quá trình
quang hợp. Đồng còn cấu trúc thành phần chuỗi vận chuyển điện tử trong pha
sáng của quang hợp. Tuy rằng, nguyên tố vi lượng Mn, Zn và vài nguyên tố
khác có ảnh hưởng lớn đến tốc độ của quá trình oxy hóa khử trong cơ thể
nhưng tác động của Cu trong những phản ứng đó là đặc thù và không thể do
nguyên tố khác thực hiện được [43].
Đồng cũng ảnh hưởng lớn đối với quá trình quang hợp và đặc biệt là đối
với việc hình thành chất diệp lục và đối với tính bền vững của chất diệp lục,
18


làm cho diệp lục không bị phá hỏng nên nó kéo dài hoạt động quang hợp của
các cơ quan có mầu lục, làm trì hoãn quá trình già sinh lý của lạp thể [38].
Khi bón phân đồng cũng như một vài phân vi lượng khác, tính chống
chịu của cây với các điều kiện không thuận lợi của môi trường bên ngoài đã
tăng như tính chống chịu hạn, nhiệt độ thấp, sâu bệnh,... [43].
Khi thiếu ít Cu, sinh trưởng, phát triển của cây bị kìm hãm và năng suất
giảm, khí đói nặng có xuất hiện những triệu chứng bệnh cây rất rõ rệt, không

những làm cho thu hoạch bị mất trắng mà còn làm cho cây bị chết [43].
Tuy nhiên nếu nồng độ Cu cao sẽ gây độc cho cây, làm giảm khả năng
chống chịu của cây với các điều kiện bất lợi của môi trường [59].
3.5. Vai trò của chất điều hòa sinh trưởng CCC với khả năng chống
chịu của thực vật.
Các chất điều hòa sinh trưởng là những sản phẩm bình thường của quá
trình sống ở thực vật được tham gia vào điều khiển quá trình trao đổi chất và
các quá trình hình thành mới các cơ quan ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của cây. Những chất điều hòa sinh trưởng hiện nay được biết nhiều
nhất là auxin, gibbrellin, cytokinin, axit absisic, etylen và chlorcholin chlorid
(CCC). Các chất điều hòa sinh trưởng có khả năng điều hòa sinh trưởng phát
triển cây và dẫn tới tăng năng suất cây trồng. Tùy theo mục đích thu hoạch là
thu hoạch lá, hoa, quả, thân rễ mà người ta phải sử dụng tùy chất điều hòa
sinh trưởng riêng biệt hoặc hỗn hợp chúng.
Điều lưu ý là trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đã có mặt
cùng lúc nhiều phytohormon khác nhau, nhưng với những tỷ lệ rất khác nhau.
Đặc điểm quan trọng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật này là: với một
hàm lượng rất ít đã có khả năng gây nên tác động làm thay đổi những đặc trưng
về hình thái sinh lý của thực vật và chúng có thể di chuyển trong cây được.
19


Nhìn chung, khi phun chất điều hòa sinh trưởng lên cây trồng vào đúng
giai đoạn thì có thể cho năng suất tăng trung bình từ 10 – 15%, nhiều trường
hợp tăng cao hơn từ 15 –50%. Ví dụ, phun gibberellin hoặc a- NAA cho cây
đậu tương vào thời kỳ trước khi ra hoa rộ đã làm cho cây phát triển tốt, tăng
số lượng lá trên cây, tăng số lượng và kích thước nốt sần ở rễ và tăng năng
suất đậu từ 15 tới 17% [6], [39].
Chlor cholin chlorid là chất ức chế sinh trưởng mà khi xử lý lên cây
trồng sẽ làm cho cây có lóng ngắn, thân cây cứng hơn, tăng cường màu xanh

của lá, dày hơn và cây giảm chiều cao rõ rệt, chống hiện tượng đổ, ngã cho
cây trồng. Ngoài ra, CCC còn giúp cây thúc đẩy mạnh quá trình quang hợp
[25], [37], [39].
Chlor cholin chlorid có khả năng điều hòa sinh trưởng thực vật đối với
cây cảnh và cây cho hoa bao gồm hạn chế chiều cao của cây, sự phân nhánh
đều và phong phú, kiểm soát ra hoa đồng loạt của cây hoa, kiểm soát tăng
trưởng thực vật quá mức. Vì vậy, CCC được dùng nhiều tronglĩnh vực sản
xuất cây cảnh và trồng hoa ở các nước phát triển như Úc, Israel, Thái Lan…
Trong sản xuất cây ăn quả, CCC được ứng dụng rộng rãi trong xử lý kích
thích mầm hoa ở cây xoài, sầu riêng, cây có múi: chanh, cam, bưởi … Cây
trồng được xử lý CCC sẽ chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh
sản nhanh hơn rất nhiều so với cây không xử lý.
Còn trong sản xuất lương thực, ở Thái Lan CCC được phun lên
câylúa chống đổ ngã giúp thân lúa cứng cáp hơn, làm lùn thân lúa tăng năng suất
lúa lên 20-30% mà không ảnh hưởng đến chất lượng hạt lúa.
Đối với lạc, xử lí CCC vào giai đoạn sau khi ra hoa có thể hạn chế chiều
cao thân, lá, kéo dài tuổi thọ và khả năng quang hợp tích lũy chất hữu cơ và vận
chuyển chất về cơ quan dự trữ nhờ đó tăng năng suất [39].
20


Xử lí CCC kết hợp với mặntrên cây đậu xanh thì hàm lượng diệp lục, các
hợp chất hữu cơ tan trong nước đặc biệt là axit amin prolintăng giúp điều hòa áp
suất thẩm thấu của tế bào [37], [39], [48]. Điều đó thể hiện CCC góp phần làm tăng
khả năng chống chịu của cây trồng với các điều kiện bất lợi của môi trường.
IV.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm:
Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm:
+ Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh lý Thực vật và Ứng dụng, khoa Sinh học,
trường ĐHSP Hà Nội.
+ Phòng thí nghiệm bộ môn Hóa sinh – Tế bào, khoa Sinh học, trường
ĐHSP Hà Nôi.
Thí nghiệm trồng cây trong túi bầu: tại Vườn thực nghiệm khoa Sinh
trường ĐHSP Hà Nội.
Thời gian: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014.
Gồm vụ đông 2013 và vụ xuân 2014 nhưng số liệu trong luận văn là
của vụ xuân 2014.

2.

Bố trí thí nghiệm.
2.1Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Chuẩn bị.
5 khay nhựa kích thước 20× 40 cm.
Chọn những hạt giống khỏe, đều đặn, tỷ lệ nảy mầm trên 85%, lấy hạt
trong cùng một năm và cùng một nơi nhân ra (Viện Di truyền Nông Nghiệp).
Trước khi thí nghiệm nhúng hạt trong dung dịch KMnO 4 1% trong 5-10 phút
để khử trùng.
Xếp những giấy lọc gấp nếp 23x 15 x 2 (cm) (2 là chiều cao nếp gấp)
để trải trên khay. Khử trùng khay gieo hạt bằng cồn, giấy thấm sấy ở 130 o C
trong 1 giờ, khi dùng mới bỏ ra.
Dung dịch Mo 0.03% ở dạng(NH4)2MoO4;
21



Dung dịch Cu 0.04% ở dạngCuSO4 .5H2 O;
Dung dịch chất điều hòa sinh trưởng CCC (chlorcholin chlorid) ở
nồng độ 1 g/l;
Nước cất.
b. Gieo hạt theo công thức:
Sử dụng 5 khay, gieo hạt thành 4 hàng trên giấy thấm ứng với 4 giống
trong mỗi khay, mỗi hàng gieo 30 hạt và đặt biển đánh dấu.Cung cấp 10 ml
dung dịch/ngày theo các CT ở bảng 1 như sau:
Bảng 3. Bố trí các công thức (CT) ở thí nghiệm trong phòng ở giai đoạn nảy mầm của
các giống đậu tương

NaCl 0,3 %

NaCl 0,3 %+
CCC(1g/l)
(CT 2)

(CT 1)

NaCl 0,3 %+
CuSO4 0,04%
(CT 3)

NaCl 0,3 %+
NH4MoO4
0,03%(CT4)

Nước cất
(CT 5)


ĐVN9
ĐT2008
ĐT26

ĐT2008
ĐT26
ĐT22

ĐT26
ĐT22
ĐVN9

ĐT22
ĐVN9
ĐT2008

ĐT2008
ĐT26
ĐVN9

ĐT22

ĐVN9

ĐT2008

ĐT26

ĐT22


Khi hạt nảy mầm, tiến hành đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu ở giai
đoạn nảy mầm.
2.2 Trồng cây trong túi bầu.
Chuẩn bị
Đất: trộn đất nền giá thể hữu cơ (đất giá thể T.N) do Trung tâm nghiên
cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng, Viện Thổ nhưỡng Việt Nam cung
cấpvà cát vàng theo tỉ lệ 1: 2.
Hóa chất: Chuẩn bị dung dịch các nguyên tố vi lượng 0.025% Mo ở
dạng (NH4)MoO4; 0.04% Cu ở dạngCuSO4 .5H2 O; Chất điều hòa sinh trưởng:
CCC (Chlorcholin chlorid): 1g/l.
Túi bầu, cân, dụng cụ đong đất, túi bầu bằng nilon (màu đen) kích
thước 30cm x 30cm, có5 lỗ dưới đáy.
22


Tiến hành
Diện tích vườn thực nghiệm 16m2, chia thành 4 lô (thành 4 luống),
được quây nilon xung quanh.
Giải nilon xuống dưới luống.
8 thùng xốp,kích thước mỗi thùng đựng 10 kg đất đã trộn.
128 túi bầu bằng nilon (màu đen) kích thước 30cm x 30cm, mỗi túi
đóng 5kg đất đã chuẩn bị. Tiến hành gây mặn 1 lần bằng cách tưới mỗi bầu 2l
dung dịch NaCl (0,3%), dùng que trộn đều sau đó để trong điều kiện tự nhiên
cho se đất, dùng tay kiểm tra thấy nước không rỉ ra tay là được.
Xếp các túi bầu vào 4 lô thí nghiệm ứng với 4 công thức thí nghiệm, mỗi
giống tương ứng với 1 công thức có 8 túi bầu:
Công thức 1 (CT1): Đối chứng (cung cấp nước)
Công thức 2 (CT2): Dung dịch CCC nồng độ 1g/l.
Công thức 3 (CT3): Dung dịch vi lượng 0.04% CuSO4 .5H2 O

Công thức 4 (CT4): Dung dịch vi lượng 0.03% Mo ở dạng( NH4)2MoO4
Gieo hạt vào các thùng xốp, mỗi giống gieo vào 2 thùng, mỗi thùng
gieo 150 hạt. Hàng ngày, tưới 4 lít (L) nước cho tất cả các công thức thí
nghiệm từ khi gieo hạt đến giai đoạn một lá thật, chọn những cây khỏe,đều
nhau trồng ra các túi bầu. Mỗi túi bầu trồng 6 cây nhưng sau đó tỉa để lại 5 cây và
treo biển đánh dấu.
Sau đó, hàng ngày sử dụng bình phun 1.5 l nước (CT1), 1.5 l dung dịch
cho CT2, CT3 và CT4 với tần suất 1 tuần một lần, các ngày khác tưới nước
cho tất cả các công thức. Các túi bầu thí nghiệm được đặt ở cùng một nơi
trong điều kiện tự nhiên, có ánh sáng đồng đều từ các hướng .
Phương pháp lấy mẫu phân tích
Tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu sau 3, 5, 7 ngày gieo hạt.
Lấy 4 mẫu ở cùng 1 công thức ở 5 thời điểm: 3 lá thật, 5 lá thật, 7 lá thật.
23


2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định.
2.3.1. Ðánh giá khả năng chịu mặn của các giống đậu tương thông
qua phân tích một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh ở giai đoạn hạt nẩy mầm.
2.3.1.1. Tỉ lệ nảy mầm của hạt (%).
Những hạt nảy mầm là những hạt có chiều dài rễ mầm đạt từ 3mm trở lên.
Đếm số hạt nảy mầm vào các ngày thứ 3 và 5, 7 sau khi gieo hạt và tính
theo công thức sau:
P = a/b x 100.
Trong đó: P(%) làtỉ lệ nảy mầm của hạt trong các công thức thí nghiệm
với đối chứng.
a: Số hạt nảy mầm trong mẫu thí nghiệm.
b: Số hạt nảy mầm trong mẫu đối chứng.
2.3.1.2. Xác định khả năng sinh trưởng của mầm.
Sinh trưởng của mầm (mm): Dùng thước chia đến mm đo chiều dài

của mầm từ chóp rễ đến chồi mầm. Thời gian đo sau khi gieo là 3 ngày,
5 ngày và 7 ngày.
Khối lượng tươi của mầm (g): Rửa sạch mầm bằng nước, dùng giấy
thấm thấm sạch nước, sau đó cân bằng cân phân tích ở thời điểm sau khi gieo
3 ngày, 5 ngày và 7 ngày.
Khối lượng khô của mầm (g): sau khi cân khối lượng tươi, gói mầm
trong giấy bạc, sau đó sấy 2 ngày trong tủ sấy ở nhiệt độ 600 Cđến khi khối
lượng không đổi. Xác định khối lượng khô bằng cân phân tích ở thời điểm sau
khi gieo là 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày.
2.3.1.3. Hoạt độ của enzim α- amilaza theo phương pháp Rukhliadiva
Gericheva.

24


Nguyên vật liệu: mầm, dung dịch đệm photphat 5,2, dung dịch HCl 0,1
N ,dung dịch iot gốc, dung dịch iot phân tích được pha từ 2ml iot gốc với 98ml
dung dịch HCl 0,1 N, dung dịch tinh bột 1%
Cách tiến hành:
Chuẩn bị dịch enzim: Cân 1g mầm nghiền với 2ml H2O, thêm 1ml đệm
photphat, chắt lấy nước cho vào ống fancol. Lặp lại 3 lần chiết rút, sau dẫn đến
10ml, li tâm 1200 vòng/ phút trong 15 phút. Thu dịch trong để làm thí nghiệm, có
thể pha loãng 1 số lần.
Cho các dung dịch vào ống eppendorl theo thứ tự bảng sau:
Dung dịch
Tinh bột 1%

Đối chứng

Thí nghiệm


1ml
1ml
o
Ủ ở 30 C trong 10 phút
Enzim
0,5ml
0,5ml
o
Lắc đều và ủ ở 30 C trong 10 phút
Sau đó lấy 20µl hỗn hợp trên cho vào 2 ống eppendorf khác tương ứng và

thêm vào mỗi ống 1ml dung dịch iot phân tích. Ống đối chứng có màu xanh, ống
thí nghiệm có màu tím.
Lấy 250µl dung dịch mỗi ống cho vào các giếng ở đĩa 96 giếng và lặp
lại 3 lần. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 656nm, dùng dung dịch iot phân tích để
đưa về blank.
Lượng tinh bột bị thủy phân ( C ) được tính theo công thức:
C= [( Ađối chứng - Athí nghiệm )/ (Ađối chứng - Ablank) ] *0,01
Trong đó A: độ hấp thụ ở các mẫu đo
0,01: lượng tinh bột phân tích trong 1ml tinh bột 1% (g)
Hoạt độ amylaza =

(6,8789 * C − 0,029388 )
* 100 * L
W

Trong đó: C: lượng tinh bột bị thủy phân( g)
W: khối lượng mẫu (g)
2.1.4. Xác định hoạt độ enzym proteaza theo phương pháp Anson cải

tiến theo mô tả của Nguyễn Văn Mùi (2001).
25


×