Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

QUẢN lý tài NGUYÊN nước NGẦM VÙNG hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 35 trang )

Tên đề tài : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM VÙNG HÀ NỘI

GVHD : THS KS NGUYỄN QUỐC CÔNG
SVTH : BÙI ĐÌNH TÚ
BÙI LÊ HOÀNG VŨ
TRÂN VIẾT TÂM
NGUYỄN VĂN OÁNH
LỚP

: 11QL1

1


MỤC LỤC

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGẦM VÙNG HÀ NỘI
............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG II – NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM .
9
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM TỚI SỨC KHỎE
CON NGƯỜI ................................................................................................................... 13
CHƯƠNG IV: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM........................................ 17
CHƯƠNG V :

NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ................................................. 26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 31

1



QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM VÙNG HÀ NỘI
Giới thiệu
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng bắc bộ có 2 con sông lớn chảy qua là Sông
Hồng và sông Đuống, trong đó sông Hồng là sông lớn thứ 2 của Việt Nam bắt nguồn từ
Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở Lào Cai và đổ ra biển Đông. Tài nguyên nước dưới
đất vùng Hà Nội tương đối phong phú. Theo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước đã
được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà Nước duyệt, tổng lượng nước khai
thác toàn vùng Hà Nội là 837.600 m3/ngđ. Tiềm năng nước dưới đất vùng Hà Nội còn rất
lớn, song cho đến nay trữ lượng nước thăm dò được còn it.

CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGẦM VÙNG HÀ NỘI


THỰC TRẠNG CHUNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC NGẦM Ở HÀ NỘI

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội hiện nay đang ở mức báo động
nghiêm trọng. Hà Nội có địa hình thấp về phía Nam và Đông Nam, toàn bộ nước bề mặt
kéo theo chất bẩn về đây, ngấm xuống làm bẩn cả những tầng chứa nước nằm sâu dưới
lòng đất. Tại khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội, nguồn nước ngầm đều
bị ô nhiễm năng. Hàm lượng Amôni cao hơn giới hạn cho phép nhiều lần, điển hình là
các giếng của nhà máy nước Pháp Vân chứa NH4 tới 30mg/l. ở Hà Nội, nhiều khu vực đã
xuất hiện hiện tượng tụt mực nước ngầm, lưu lượng giảm đáng kể. Một số nơi đã xảy ra
lún đất, biến dạng bề mặt đất, nhiều giếng đã bịtụt mực nước ngầm trên 10 mvà lưu lượng
bị giảm đi một nửa so với ban đầu. Nghiêm trọng hơn nữa, một số nơi đã xảy ra hiện
tượng lún đất, làm nứt hoặc biến dạng bề mặt đất dẫn đến hư hại công trình. Năm 1993
thành phố Hà Nội đã xây dựng 6 trạm quan trắc lún tại các địa điểm Ngọc Hà, Pháp Vân,
Lương Yên , Mai Dịch... Kết quảnghiên cứu lúc đầu ( 1994-1997) cho thấy tại trạm đo
lún thực nghiệm số1 Ngọc Hà sự lún bề mặt có quan hệ tuyến tính với độ hạ thấp mực
nước ngầm;còn tại trạm Pháp Vân mặt đất bị lún 20-30 mm.


1


Theo số liệu của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn và địa chất công trình miền Bắc, diễn
biến động thái nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2006, mực nước bình quân (tính bằng độ
cao tuyệt đối) tầng chứa nước Pleistocen trung thượng ( qp ) 6 tháng đầu năm thấp hơn
cùng kì năm trước và trung bình nhiều năm. Tại các vùng khai thácvới lưu lượng lớn,
mực nước dưới đất đang tiếp tục giảm mạnh. Mực nước sâu nhất cách đất vùng Hà Nội
thấp hơn cùng kì năm trước 0,48m. Dự báo 6 tháng cuối năm mực nước có thể hạ thấp
hơn 6 tháng đầu năm thêm 0,05m nữa, tức là xuống độ sâu 26,6m cách mặt đất.
Tiến hành khảo sát thực trạng nước ngầm của Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường
(TN&MT) đã phân tích các mẫu nước được lấy từ nhiều nơi trên địa bàn thành phố. Kết
quả cho thấy, tình trạng ô nhiễm nước ngầm đang lan rộng mà nguyên nhân là do các
điểm khoan khai thác nước không khoanh vùng bảo vệ, làm cho toàn bộ nước mặt đã
nhiễm bẩn tràn xuống gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Với 150 mẫu nước được lấy từ các điểm khoan tại gần 200 giếng khoan khai thác nước
quy mô công nghiệp và hàng nghìn giếng khoan khai thác nước giếng kiểu nhỏ lẻ, trong
đó có giếng khoan Unicef của các hộ gia đình, đồng thời kết hợp với các tài liệu quan trắc
nước dưới đất tại nhiều khu vực của Hà Nội cho thấy, diện tích nguồn nước ngầm bị ô
nhiễm đang có dấu hiệu mở rộng, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm. Thực tế
cho thấy, tại khu vực phía Tây Hà Nội và khu vực các huyện ngoại thành thì nguồn nước
ngầm ở cả hai tầng chứa nước nông và sâu cũng bị ô nhiễm các chất như amoni và asen.
Mặc dù Hà Nội đã có quy định xây dựng vùng bảo vệ đối với các công trình khai thác
nước tại Hà Nội, nhưng do quỹ đất hạn hẹp nên quy định này không được thực hiện.
Trong khi đó, đối với nước ngoài việc xây dựng vùng bảo vệ quanh điểm khoan lấy nước
rất quan trọng và thường được chia thành ba đới bảo vệ, để bảo đảm an toàn cho nguồn
nước ngầm.
Thêm vào đó, ở Thủ đô tình trạng giếng khoan tự phát tại các khu dân cư, giếng
khoan khai thác nước quy mô nhỏ trong sản xuất, kinh doanh nhà hàng không được kiểm

soát chặt chẽ dẫn đến thực tế khai thác tùy tiện và sử dụng cũng tùy tiện, nhất là các
giếng khoan ở khu nhà trọ. Một giếng khoan có đến hàng chục hộ sử dụng và các loại tạp
2


chất thải ngay tại khu vực khoan, ngấm xuống các tầng chứa nước ngầm. Bởi thế, khi
nước ngầm được khai thác càng nhiều thì nước nhiễm bẩn cũng tràn xuống càng lớn
khiến chất bẩn lan nhanh trong các tầng chứa nước.
Hiện nay, việc quản lý nguồn nước ngầm tại Hà Nội còn những bất cập, thành phố
chưa có quy định trong việc quản lý các giếng khoan nhỏ lẻ. Phần lớn giếng khoan nhỏ
lẻ, giếng khoan của hộ gia đình vẫn theo dạng "tự khoan, tự dùng" , chưa phải xin cấp
phép và cũng chẳng có hướng dẫn trong khai thác, sử dụng.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng của Hà Nội cần có những biện pháp và chế tài để
tuyên truyền cho người dân hiểu được việc bảo vệ nguồn nước ngầm dưới đất. Đồng thời,
hướng dẫn cách khoan và xây dựng vùng bảo vệ để hạn chế nguồn nước ngầm bị nhiễm
bẩn, bảo đảm sức khỏe cho cả cộng đồng.
Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường (Sở NN&PTNT Hà Nội) đã lấy
1.640 mẫu nước từ các giếng khoan hộ gia đình, trường mầm non, trạm y tế và 187 trạm
cấp nước tập trung tại 420 xã, thị trấn khu vực ngoại thành.
Qua phân tích, kết hợp với các tài liệu quan trắc cho thấy nguồn nước ngầm bị nhiễm
bẩn và đang lan rộng ở nhiều nơi. Tại xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Trung tâm Nước
sinh hoạt và Vệ sinh môi trường lấy 123 mẫu nước ngầm để phân tích, kết quả có 86 mẫu
bị nhiễm bẩn, trong đó 4 mẫu có màu lạ, 4 mẫu có độ đục cao gấp 5 lần quy chuẩn cho
phép, 28 mẫu có hàm lượng amoni cao gấp 8,33 lần cho phép, 44 mẫu có chỉ số
coliforms, cao gấp 2,68 lần cho phép, 3 mẫu có chỉ số ecoli cao gấp 1,3 lần cho phép.
Nhưng kết quả phân tích năm 2012, nhiều chỉ số ô nhiễm đã vượt 7-8 lần như amoni và
một số hàm lượng kim loại nặng. Tương tự, tại huyện Phú Xuyên, trung tâm đã lấy 61
mẫu tại 3 xã có tới 35 mẫu bị nhiễm bẩn, trong đó có 25 mẫu có hàm lượng amoni cao
gấp 8,3 lần quy chuẩn cho phép.
Mới đây, hàng trăm hộ dân thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm phát hiện ra

nguồn nước sinh hoạt sử dụng trong nhiều năm nay bị nhiễm chất thạch tín (asen) vượt
gấp 43 lần mức cho phép...
3


Theo số liệu nghiên cứu của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) về phân bố asen
trong đất và nước tại Hà Nội, khoảng 1/4 số hộ gia đình sử dụng trực tiếp nước ngầm
không xử lý ở khu vực ngoại thành bị ô nhiễm nặng, trong đó nước có chứa asen, tập
trung tại các huyện Thanh Trì, Gia Lâm.
Một kết quả quan trắc khác của Trung tâm Quan trắc và dự báo tài nguyên nước (Bộ
TN&MT) cũng khẳng định, mực nước ngầm tại Hà Nội đang suy giảm mạnh, chất lượng
nước ở nhiều nơi không đạt quy chuẩn. Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng nhất là vùng
gần lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, cụm công nghiệp, làng nghề và vùng Phú Xuyên, Ứng
Hòa, Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Thanh Trì, Từ Liêm...



THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ASEN Ở HÀ NỘI

Asen là nguyên tố có trong thiên nhiên, rải rác khắp nơi trong vỏ trái đất, nguồn nước
ngọt và môi trường. Asen có thể thâm nhập vào nước qua nhiều đường như: sự hoà tan tự
nhiên của khoáng chất và quặng, đặc biệt ở các vùng châu thổ có nhiều mỏ than; sử dụng
thuốc trừ sâu, chất diệt côn trùng và cỏ dại; đổ các chất thải công nghiệp, nhất là trong
quá trình làm thủy tinh, đồ gốm, thuộc da, sản xuất thuốc nhuộm và chất màu để pha sơn,
chất bảo quản gỗ; chiết xuất và tinh lọc kim loại; đốt những nhiên liệu hoá thạch…
Asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí. Trong
nước uống, asen không trông thấy được, không mùi vị, do đó nếu không có phương tiện
thử, không thể biết. Sự phát hiện người nhiễm asen rất khó do những triệu chứng của
bệnh phải từ 5 đến 15 sau mới xuất hiện.


4


Hiện trạng ô nhiễm asen ở cụm dân cư Dự án nhà để bán của Công ty Cổ phần đầu
tư Bất động sản Hà Nội, chủ căn hộ 605 – nhà N01, khu nhà để bán Mỹ Đình, xã
Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, HN

5


Kết quả phân tích
mẫu nước nhà anh Nguyễn Minh Thành với hàm lượng asen gấp 37 lần mức cho
phép
500 người dân sống tại khu nhà chung cư Mỹ Đình (từ N01 đến N05) tại thôn Phú Mỹ, Mỹ
Đình (Từ Liêm, HN) đang tố Cty CP đầu tư bất động sản Hà Nội cung cấp nước nhiễm
asen cao gấp 37-43 lần mức cho phép của Bộ Y tế.

6


Ảnh nước bị nhiễm asen. Nước có màu đên .

7


Kết quả xét nghiệm mới đây cho thấy hàm lượng asen gấp 43 lần mức cho phép

8



CHƯƠNG II – NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM
Nguồn nước ngầm ở Hà Nội bị ô nhiễm chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Môi trường nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, hàm lượng tổng coliform ở mức
cao, vượt quá TCCP loại B nhiều lần. Nguyên nhân là do nước thải từ hoạt động sản xuất
và sinh hoạt đô thị phần lớn không được xử lý khi xả thải. Theo số liệu thống kê của Cục
bảo vệ môi trường tháng 5/2006, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 450.000
m3/ngày đêm, một phần được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, sau đó xả vào các tuyến
cống chung hoặc kênh mương, ao hồ. Nhiều nơi nước được xả trực tiếp ra sông làm ô
nhiễm chất lượng nước các sông, hồ.Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 400 cơ sở
sản xuất, dịch vụ lượng nước thải đổvào hệthống thoát nước thành phốkhoảng 260.000
m3/ngày đêm. Tính đến năm2004, chỉcó 36 cơ sở sản xuất công nghiệp có Tuyển tập báo
cáo Hội thảo khoa học lần thứ10 -Viện KH KTTV & MT 129 trạm xử lý nước thải,
sốcòn lại chỉ xử lý sơ bộ qua hệ thống bể lắng lọc cơ học hoặc xả thẳng vào hệ thống
thoát nước của thành phố. Các sông nội thành Hà Nội đã bị ô nhiễm. Đặc biệt đối với các
sông thoát nước thải như sông Kim Ngưu và Tô Lịch bị ô nhiễm nặng, Hàm lượng các
chất bẩn ởcác sông này rất cao. Lượng nước thải đổvào sông Tô Lịch và Kim Ngưu quá
lớn, không còn khả năng tự làm sạch. Hàm lượng BOD5vượt TCCPloại B 3 lần; coliform
vượt 57 lầnTCCP.
- Hoạt động khai thác nước ngầm bừa bãi, không có giấy phép. Theo thống kê chưa đầy
đủ, trên địa bàn thành phố Hà Nội cho đến ngày 31/12/2006 đã có 12 Quận, Huyện thực
hiện công tác kê khai theo Quyết định 195/2005/QĐ-UB (Chỉcòn 02 quận là Đống Đa và
Cầu Giấy chưa có kết quảthực hiện công tác kê khai), kết quả cụ thể ghi trong bảng dưới
đây:

9


(Nguồn : Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý tài nguyên nước năm 2006
của Sở Tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội)
Việc khai thác nước ngầm bừa bãi, quá tải đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng nước, làm

hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất và kéo theo ô nhiễm nguồn nước.
- Có tới hơn 2.108 lỗ khoan nước bỏ đi, không dùng nữa, đã không được trám lấp cẩn
thận, tạo thành các đường thấm nước mặt ô nhiễm xuống tầng nước ngầm rất dễ dàng. ở
nước ta có rất nhiều giếng khoan nước kiểu UNICEF (kiểu giếng khoan do Quỹ Nhi đồng
của Liên hiệp quốc tài trợ) ở khu vực ngoại thành đã bỏ đi, không dùng nữa, đó là các
nguy cơ tạo ra các đường thẩm thấu ô nhiễm xuống tầng nước ngầm.
- Do sự rò rỉ nước từ các bãi rác không được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật,hoặc nước
rò rỉ từ các bể vệ sinh tự hoại thấm qua các lớp đất có khả năng bảo vệ nước ngầm kém,
hoặc thấm theo các lỗgiếng khoan nước, thấm theocọc bê tông, cọc khoan nhồi của công
trình xây dựng, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào tầng nước ngầm.
10


- Do dư lượng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong sản xuất nông
nghiệp thấm xuống, tuy rằng quá trình này diễn ra lâu dài, rất nhiều năm.
- Các chất phóng xạ có trong các khoáng sản dưới đất, hoặc các chất thải phóng xạ đã
không xử lý, đổ thải không đúng kỹ thuật, có thể ngấm dần, thông qua các lớp đất và
thâm nhập vào nước ngầm sau rất nhiều năm.
Chính sự khai thác mạnh mẽ tài nguyên nước để phục vụ các nhu cầu ăn uống, sinh
hoạt, sản xuất công nghiệp, du lịch và dịch vụ đã khiến nước dưới đất ở thành phố Hà
Nội bao gồm các quận nội thành và vùng lân cận đã có một số biểu hiện suy thoái.
Sự suy thoái về lượng biểu hiện rõ nhất ở sự suy giảm công suất khai thác ở các bãi
giếng khu vực nội thành thành phố. Lưu lượng khai thác ở tất cả các bãi giếng ở đây đều
giảm hơn so với thiết kế. Theo đó, các bãi giếng vùng ven sông Hồng như Yên Phụ,
Lương Yên không bị giảm, thậm chí còn tăng công suất khai thác. Tất cả các bãi giếng
còn lại của bảng trên nằm xa sông Hồng trong khu vực nội thành của thành phố đều bị
giảm công suất khai thác so với thiết kế. Việc giảm này thể hiện ở việc giảm dần công
suất khai thác ở các giếng khoan, có nơi thậm chí phải dừng khai thác ở một số giếng.
Đến nay công suất khai
thác các bãi giếng chỉ đạt từ 69 đến 78% công suất thiết kế.

Sự suy thoái về lượng còn biểu hiện ở sự giảm mực nước dưới đất theo thời gian, sự mở
rộng phễu hạ thấp mực nước dưới đất. Theo tài liệu quan trắc mực nước dưới đất liên tục
ở mạng cố định của Trung tâm Quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và
Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc từ những năm 90 của thế kỉ
trước đến nay cho thấy, mực nước ở các lỗ khoan quan trắc trong lòng thành phố bị giảm
trong thời kì 1990-2005 với tốc độ trung bình từ 0,3-0,5 đến 0,6-0,8m/năm, làm cho mực
nước dưới đất hạ xuống rất sâu như ở Mai Dịch đến 26m, Hạ đình dến 34m cách mặt đất.
Từ năm 2005 đến nay do giảm công suất khai thác nên mực nước dưới đất không giảm
nữa. Việc hạ thấp mực nước dẫn đến hình thành phễu hạ thấp bao trùm lên các công trình
khai thác. Cùng với sự giảm dần mực nước theo thời gian, phễu hạ thấp mực nước cũng
11


được mở rộng dần. Nếu lấy giới hạn vùng có độ cao mực nước thấp hơn 0 mét so với
mực nước biển là vùng bị ảnh hưởng do khai thác thì diện tích vùng này vào đầu những
năm 90 của thế kỉ trước chỉ khoảng 200 km2 nay đã tăng lên đến trên 250 km2 cũng là
những biểu
hiện của sự suy thoái về lượng.
Nước dưới đất ở vùng Hà Nội biểu hiện ở sự nhiễm bẩn của một số yếu tố ở số khu
vực. Biểu hiện rõ nhất là nhiễm bẩn các hợp chất nito, cụ thể là amoni ở khu vực phía
nam thành
phố, nơi có các bãi giếng Hạ Đình, Pháp Văn.
Nguyên nhân của sự suy thoái nguồn nước dưới đất chính là do quá trình đô thị hóa.
Việc bê tông và aphan hóa bề mặt đã làm giảm hoặc triệt tiêu nguồn cung cấp cho nước
dưới đất. Các công trình xây dựng lớn, nhà cao tầng với các móng sâu làm cản trở dòng
chảy cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp và cũng là nhân tố đáng kể làm suy
thoái
tài nguyên nước dưới đất về lượng.
Tài nguyên nước bị nhiễm bẩn chủ yếu do chất thải tăng lên quá nhiều. Việc khai thác
nước quá mức, làm cho mực nước hạ xuống sâu, tốc độ thấm tăng lên đồng nghĩa với

việc các chất bẩn được chuyển tải một cách nhanh lên. Việc khai thác ở trong lòng thành
phố, ở các vùng có nhiều nguồn gây bẩn ở trên mặt thì càng nhiễm bẩn nhanh hơn.

12


CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM TỚI SỨC KHỎE
CON NGƯỜI
3.1. Làng ung thư ở Hà Nội
Thôn Lũng Vị, nơi người dân quen gọi là "làng ung thư" thuộc xã Đông Phương
Yên (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Thôn có địa thế thấp nhất của xã Đông Phương Yên,
vì vậy nước thải từ các lò mổ, các xí nghiệp sản xuất mây tre đan và các công ty trên địa
bàn đều dồn về đây. Con mương dẫn nước quanh làng luôn bị phủ một màu đỏ quạch của
hóa chất và mùi tanh nồng nặc.
Đường vào "làng ung thư". Theo thống kê, cả thôn Lũng Vị có 1.800 nhân khẩu
thì 45 ca tử vong vì ung thư trong 10 năm qua. Riêng năm 2014, trong số 12 người qua
đời vì bệnh tật có 8 bệnh nhân ung thư.

13


Nhìn vào bên trong, nước giếng đầy váng nổi. Không còn cách nào khác, người dân vẫn
phải mang về lọc dùng.

Nước từ giếng này đỏ quạch có mùi vô cùng khó chịu, nếu không qua nhiều lần lọc thì
không thể dùng được. “Thiếu kiến thức và hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên bà con ở đây
cũng chỉ lọc thô sơ cho nước đỡ đục thôi, nhưng vẫn bị mùi lắm”, ông Đỗ Huy Ứng than
thở.
3.2. Anh hưởng của nhiễm Asen đến sức khỏe
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống,

con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn
gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l.
Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.

14


Số lượng

Địa điểm

Nồng độ

Khoảng nồng

trung bình

độ

(µg/l)

(µg/l)

mẫu đo

Đông Anh

48

31


<1-220

Từ Liêm

48

67

1-230

Gia Lâm

55

127

2-3050

Thanh Trì

45

432

9-3010

Tổng số

196


159

<1-3050

Các bệnh do nhiễm asen gây ra :

15


16


CHƯƠNG IV: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC NGẦM
4.1. Hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
Thực hiện Luật tài nguyên nước, nhằm khắc phục tình trạng khai thác tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước trái pháp luật gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước
Chính phủ đã ban hành :
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định việc cấp giấy phép
thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 can Chính phủ hướng dẫn Luật
tài nguyên nước.
- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định lập, quản lý hành lang
bảo vệ nguồn nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành :
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 hướng dẫn thi hành Nghị định
số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thông tư số 05/2005/ TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 hướng dẫn thi

hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên môi
trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn việt nam về môi trường.
- Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT về việc cấp phép hành nghề khoan nước
dưới đất quy mô nhỏ.
- Thông tư số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/9/2011 của Bộ Tài nguyên & Môi
trường Sửa đổi, bổ sung quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất ban
hành kèm theo Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên - Môi trường.

17


- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới
đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Thông tư 13/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên
nước dưới đất.
- Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.

UBNDTP Hà Nội đã ban hành :
- Chỉ thị Số 27/2005/CT-UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 30 tháng
11 năm 2005 Về tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Quyết định Số: 195/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2005 Quy định về
việc cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; cấp
phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Được thay thế bởi
Quyết định 35/2010/QĐ-UBND ngày 16/08/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà
Nội về việc quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu
vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội).

- Quyết định Số 132/2006/QĐ-UB ngày 9 tháng 1 năm 2006 về việc thành lập Đoàn
kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả
nước thải vào nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà nội.
- Quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước; cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà nội
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hà Nội).

18


- Chỉ thị số 24/CT-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 27 tháng 12 năm 2011 V/v
tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả
thải nước vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5.2. Phân cấp quản lý tài nguyên nước vùng Hà Nội
UBND Thành phố chỉ thị phân cấp quản lý như sau:
- Các Sở, Ngành liên quan, UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải
vào nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà nội nghiêm túc thực hiện Luật tài nguyên
nước, các Nghị định của Chính phủ, Qui đinh của UBND Thành phố về cấp phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. UBND Thành
phố nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
nước và xả nước thải vào nguồn nước trái pháp luật.
- Sở Tài nguyên môi trường nhà đất có trách nhiệm :
+ Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản số 279/UBKH&ĐT ngày 6/7/2005, tổ chức lập đề án điều tra khảo sát hiện trạng và đánh giá trữ
lượng, tình hình quản lý khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, xây dựng cơ sở dữ
liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố;
+ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch khai thác, phát triển tài nguyên nước trong đó
xác định tiềm năng các nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước của các ngành, tr-ước mắt
xác định khu vực hạn chế khai thác, chiều sâu cho phép khai thác nước dưới đất, xác

định vùng bảo hộ vệ sinh phục vụ công tác cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài
nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước nhằm phát triển bền vững nguồn tài
nguyên nước và vệ sinh môi trường;
+ Kiểm tra lập danh bạ các giếng khoan thăm dò, khai thác nước; Xác định số
lượng, vị trí, tình trạng các giếng đã hư hỏng, không còn hoạt động (bao gồm các giếng
khoan nhỏ của các hộ gia đình, giếng khoan khai thác của các cơ quan, tổ chức, giếng

19


thăm dò, giếng quan trắc đã bị hư hỏng); Xây dựng kế hoạch trám lấp; Đề xuất bổ sung
hoàn chỉnh hệ thống quan trắc nước trên địa bàn Thành phố;
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND các quận, huyện tổ chức
tổng kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước
thải vào nguồn nước, việc hành nghề khoan nước dưới đất. Kiên quyết xử lý các tổ chức,
cá nhân vi phạm, đình chỉ các hoạt động không có giấy phép, sai phép.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về tài nguyên
nước và xả nước thải vào nguồn nước cho nhân dân; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho
cán bộ quản lý tài nguyên môi trường ở cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn nhằm bảo
vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan xây dựng ngay chính
sách thu phí khai thác tài nguyên nước, xây dựng cơ chế phí thẩm định, lệ phí cấp phép
trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước nhằm tạo nguồn thu đảm bảo duy trì, phát triển
bền vững nguồn tài nguyên nước; Báo cáo UBND Thành phố để kiến nghị với Chính phủ
sửa đổi bổ sung những nội dung không còn phù hợp.
- Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường nhà đất tổ chức thường
xuyên cập nhật, trao đổi thông tin từ kết quả của mạng quan trắc lún bề mặt đất do thay
đổi mực nước ngầm và số liệu quan trắc mực nước của mạng quan trắc động thái nước
nhằm khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu thông tin do Ngân sách đầu tư.
- Sở Kế hoạch đầu tư trong quá trình thẩm định các Dự án cần lưu ý các nội dung

về phương án cấp nước, thoát nước.
- Sở Giao thông công chính chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đang khai thác nước
trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật về tài nguyên nước.
- Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra định kỳ chất lượng nước khai thác cho mục đích
sinh hoạt, đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh nước sạch với lưu lượng lớn; trong
trường hợp chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, yêu cầu các chủ thể khai thác khắc
phục ngay đồng thời báo cáo, đề xuất với UBND Thành phố để xử lý.

20


- Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan căn cứ vào các quy định
của pháp luật hiện hành về quản lý tài nguyên nước phân định rõ chức năng, nhiệm vụ
quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn
Thành phố, đồng thời nghiên cứu, đề xuất phương án bổ sung biên chế cho công tác quản
lý tài nguyên nước ở các cấp, các ngành.
- UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn tổ chức kiểm tra rà soát ngay các
tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào
nguồn nước trên địa bàn; Phân loại các đơn vị hoạt động có giấy phép, không giấy phép,
sai giấy phép; Xử lý theo thẩm quyền và tổng hợp báo cáo, đề xuất biện pháp quản lý
hiệu quả nguồn tài nguyên nước; Tổ chức đăng ký công trình khai thác nước không phải
xin phép trên địa bàn; Thống kê lập danh bạ các giếng khoan khai thác nhỏ đã hư hỏng,
không còn hoạt động, giếng khoan của các hộ gia đình, báo cáo để Sở Tài nguyên môi
trường nhà đất lập kế hoạch trám lấp.
- Các cơ quan thông tin đại chúng cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến
những quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào
nguồn nước để mọi người dân, tổ chức hiểu, thực hiện; Phát hiện, phản ánh kịp thời các
trường hợp vi phạm về quản lý tài nguyên nước nhằm quản lý khai thác, sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên nước.
UBND thành phố giao Sở Tài nguyên môi trường nhà đất tổ chức triển khai và

đôn đốc các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện, báo cáo thường xuyên kết quả về
UBND Thành phố.

4.3. Kết quả công tác quản lý tài nguyên nước năm 2006
Sở Tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội báo cáo tình hình triển khai công tác
quản lý tài nguyên nước năm 2006.
- Triển khai xây dựng Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên nước
trên địa bàn thành phố phục vụ công tác quản lý trình UBND Thành phố Hà Nội phê
21


duyệt tại quyết định số: 5149/QĐ-UB ngày 16/11/2006 và triển khai thực hiện trong thời
gian 2006-2008.
- Triển khai thực hiện chỉ thị 27/CT-UB ngày 30/11/2005 của UBND Thành phố;
Đoàn kiểm tra liên ngành đã tổ chức thanh tra kiểm tra đợt 1, 2 kết quả kiểm tra đã có
văn bản đề xuất hướng giải quyết một số vấn đề vướng mắc liên quan báo cáo UBND
Thành phố.
- Tập huấn, triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ; Các Thông tư của
Bộ Tài nguyên môi trường; Các Quyết định, Chỉ thị của UBND Thành phố về công tác
quản lý tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp, hỗ trợ giải thích, tuyên truyền về Luật và các văn bản pháp quy về tài
nguyên nước cho phòng Tài nguyên môi trường các Quận, Huyện và tổ chức hướng dẫn
điều tra kê khai, đăng ký, tổng hợp số liệu về các công trình khai thác sử dụng tài nguyên
nước và xả nước thải vào nguồn nước; Đôn đốc công tác kê khai, thống kê và tổng hợp
toàn bộ số liệu về khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn
nước tại các quận, huyện, phường, xã trên toàn địa bàn Thành phố.
- Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến yêu cầu các chủ thể sử dụng n-ước
và xả nước thải vào nguồn nước lập hồ sơ xin phép khai thác nước, xả nước thải vào
nguồn nước, kê khai nộp phí xả nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP.
- Chỉ đạo, kiểm tra công tác quan trắc mạng quan trắc động thái nước thành phố

Hà Nội; thúc đẩy việc bàn giao những phần còn lại của mạng quan trắc từ Sở Nông
nghiệp & PTNT sang Sở Tài nguyên môi trường nhà đất.
- Thụ lý và giải quyết các hồ sơ xin thoả thuận, thăm dò và khai thác nước.
- Giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài nguyên nước với Sở Giao
thông công chính và các công ty trực thuộc như : Công ty kinh doanh nước sạch Hà nội
và Công ty kinh doanh nước sạch số 2. Yêu cầu Công ty TNHH nhà nước một thành viên
thoát nước Hà Nội lập hồ sơ xin cấp phép xả thải theo quy định tại các điểm công ty bơm
thải ra nguồn nước như: tại điểm trạm bơm Yên Sở bơm nước ra Sông Hồng, tại trạm xử
lý nước thải Kim Liên và Trúc Bạch.
22


- Đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý tài
nguyên nước của Trung ương.
4.4. Kế hoạch năm 2007
- Tiếp tục hỗ trợ giải thích, tuyên truyền về Luật và các văn bản pháp quy về tài
nguyên nước tại các Quận, Huyện, Phường, Xã.
- Tiếp tục đôn đốc công tác kê khai, thống kê toàn bộ số liệu về khai thác, sử dụng
nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước tại các Quận, Huyện, Phường,
Xã trên toàn địa bàn Thành phố.
- Đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục hoạt động kiểm tra việc khai thác nước, xả
nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan giếng khai thác nước của các tổ chức, cá
nhân theo quyết định 132/QĐ-UB ngày 9/1/2006 và chỉ thị 27/CT-UB ngày 30/11/2005
của UBND Thành phố.
- Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện công tác quan trắc mạng quan trắc động thái nước
mạng Hà nội;
- Thực hiện Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn Thành
phố;
- Xây dựng và triển khai thực hiện công tác trám lấp các giếng khoan bị hư hỏng,
không sử dụng;

- Đẩy mạng công tác phối hợp với Sở Giao thông công chính, Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý tài nguyên nước;
- Khảo sát thực địa và nghiên cứu tài liệu hiện có để xác định và quy định sơ bộ về
“vùng bảo hộ vệ sinh” “độ sâu cho phép khai thác” ở một số vùng cho những đối tượng
không phải xin phép để phổ biến đến các Quận, Huyện, Phường, Xã; Xác định mục đích
sử dụng nước mặt các khu vực phục vụ việc cấp phép xả nước thải vào nguồn nước;
- Đẩy mạnh việc yêu cầu các đơn vị xin phép và thẩm định hồ sơ cấp phép khai
thác nước và xả nước thải vào nguồn nước theo Quyết định 195/2005/QĐ-UB ngày

23


×