Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------

LÊ THỊ HOAN

HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------------

LÊ THỊ HOAN

HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH HẢI DƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC THAO
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

TS. NGUYỄN NGỌC THAO

PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc
của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo của Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ học viên
trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn thạc sĩ này.
Đặc biệt học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Ngọc Thao
người đã tận tình chỉ bảo , hướng dẫn học viên trong suố t quá trình thực hiê ̣n
nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình
Học viên xin cảm ơn các cơ quan, đơn vị liên quan đã giúp đỡ phối hợp
trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực

hiện và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Lê Thị Hoan


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ ............................................................................... ii
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN
HIỆP PHỤ NỮ TỈNH .................................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ...........................5
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiến về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của
Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng .........................................................................................8
1.2.1. Kinh tế hộ gia đình ............................................................................................8
1.2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ gia đình ........................................................................8
1.2.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình .................................................................10
1.2.1.3. Vai trò của kinh tế hộ gia đình .....................................................................12
1.2.1.4. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ gia đình ...........................................13
1.2.1.5. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ...............................14
1.2.2. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ cấp
tỉnh.............................................................................................................................16
1.2.2.1. Hội Liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh .....................................................................16
1.2.2.2. Quan điểm về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên
hiệp phụ nữ tỉnh ........................................................................................................17
1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh .........................................................................................19

1.2.2.4. Nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ
nữ tỉnh .......................................................................................................................21
1.2.2.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh ................................................................................................26
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................40


2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin ...........................................................40
2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................32
2.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu luận văn .............................................................32
2.2.2. Các bƣớc nghiên cứu.......................................................................................33
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA
ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƢƠNG .................................34
3.1. Tình hình kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng...............................42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hải Dƣơng........................................42
3.1.2. Tổng quan về Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng......................................44
3.1.3. Tình hình kinh tế hộ gia đình do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Hải Dƣơng............49
3.2. Phân tích thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triên kinh tế hộ gia đình của Hội liên
hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng.....................................................................................50
3.2.1. Tổ chức các phong trào, cuộc vận động và mô hình giúp phụ nữ phát triển
kinh tế, giảm nghèo..................................................................................................51
3.2.2. Vận động, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.............................62
3.2.3. Thực trạng hỗ trợ về chuyển giao khoa học, kỹ thuật.....................................70
3.2.4. Thực trạng dạy nghề, giới thiệu việc làm .......................................................64
3.3. Đánh giá hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ
tỉnh Hải Dƣơng........................................................................................................77
3.3.1. Đánh giá theo tiêu chí....................................................................................77
3.3.2. Đánh giá theo nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng .............................................................................73
3.5.2.1. Điểm mạnh trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên

hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng .....................................................................................73
3.5.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh
tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng .........................................74
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ HỖ TRỢ
PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ
NỮ TỈNH HẢI DƢƠNG ..........................................................................................78


4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội
liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng..............................................................................86
4.2. Giải pháp nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên
hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng.....................................................................................87
4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức các phong trào, cuộc vận động, mô hình
giúp phụ nữ phát triển kinh tế...................................................................................87
4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng..........................................................................................................................90
4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện hỗ trợ về chuyển giao khoa học, kỹ thuật ...........83
4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện hỗ trợ về dạy nghề, giới thiệu việc làm ..............87
4.2.5. Nhóm giải pháp khác ......................................................................................88
4.3. Kiến nghị ............................................................................................................91
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và UBND tỉnh Hải Dƣơng ...................................919
4.3.2. Kiến nghị với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ............................................100
KẾT LUẬN ...............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LHPN

: Liên hiệp Phụ nữ


ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCH

: Ban chấp hành

NHNN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

NN-LN-TS

: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

CN-XD

: Công nghiệp - Xây dựng

CVĐ


: Cuộc vận động

NHCSXH

: Ngân hàng Chính sách Xã hội

TYM

: Quỹ tình thƣơng

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

i


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Bảng 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ của Hội LHPN phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng giai
đoạn 2011-2014 .........................................................................................................38
Bảng 3.2. Thống kê phụ nữ tham gia vào Hội LHPN phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng
...................................................................................................................................39
Bảng 3.3. Tình hình hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng phân theo ngành nghề
giai đoạn 2012-2014 ..................................................................................................41
Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014
...................................................................................................................................41
Bảng 3.5. Kết quả phong trào Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ 2012-2014
...................................................................................................................................45
Bảng 3.6. Tổng kết phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế tỉnh Hải Dƣơng

giai đoạn 2012-2014 ..................................................................................................46
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện xây dựng mô hình hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải
Dƣơng giai đoạn 2012-2014 .....................................................................................50
Bảng 3.8. Tổng hợp mô hình liên kết sản xuất của phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn
2012-2014 .................................................................................................................50
Bảng 3.9. Kết quả hỗ trợ tín dụng cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ của Hội LHPN
tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 .......................................................................59
Bảng 3.10. Kết quả hỗ trợ phụ nữ về chuyển giao khoa học kỹ thuật của Hội LHPN
tỉnh từ 2012-2014 ......................................................................................................62
Bảng 3.11. Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ phát triển
kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 ...............65
Bảng 3.12. Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình có phụ nữ nhận đƣợc sự hỗ trợ của
Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 .....................................................70

ii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu luận văn .......................................................32
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Hội LHPN phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng..................................36
Hình 3.2. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về các phong trào, mô
hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế do Hội phát động, tổ chức năm 2014 ...............51
Hình 3.3. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về vai trò hỗ trợ tín
dụng của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng năm 2014.......................................................60
Hình 3.4. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về vai trò hỗ trợ về
khoa học, kỹ thuật của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng năm 2014 .................................63
Hình 3.5. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về vai trò hỗ trợ về dạy
nghề, giới thiệu việc làm của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng năm 2014 .......................69
Hình 3.6. Tốc độ tăng trƣởng số hộ gia đình làm kinh tế có phụ nữ là thành viên Hội
LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 ............................................................70

Hình 3.7. Số lƣợng việc làm mới đƣợc tạo ra trong giai đoạn 2011-2014
...................................................................................................................................72
Hình 3.8. Đánh giá về sự cải thiện mức sống của ngƣời dân....................................72

iii


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung cần rất nhiều yếu tố tác động khác
nhau nhƣ: lao động, vốn, kỹ thuật, vốn... Để kinh tế, xã hội ngày càng phát triển
không thể không kể đến vai trò của kinh tế hộ gia đình, các nhân tố ảnh hƣởng trong
phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc nói chung và phát triển kinh tế hộ gia đình nói
riêng. Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc đã ghi nhận những cống hiến to lớn của
các tầng lớp phụ nữ Viê ̣t Nam . Họ luôn xứng đáng với tám chữ vàng đƣợc Bác Hồ
trao tặng “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” trong thời kỳ đấu tranh bảo
vệ tổ quốc và xứng đáng với tám chữ “Anh hùng , sáng tạo, trung hậu , đảm đang”
trong thời kỳ đổi mới . Họ luôn nêu cao tinh thần yêu nƣớc , đoàn kết, phát huy tiềm
năng, sức sáng tạo của bản thân trong lao động , sản xuất, rèn luyện, học tập; đã đạt
nhiều thành tích trên các lĩnh vực kinh tế , chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng,… góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dƣ̣ng và phát triể n đất nƣớc .
Trong lĩnh vực phát triển kinh tế Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam
trong đó Hội LHPN Hải Dƣơng, những năm qua có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực nhƣ: tín chấp cho phụ nữ vay vốn,
thành lập các tổ, nhóm tín dụng - tiết kiệm, góp vốn cho vay luân chuyển; tiếp tục
thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Giúp phụ
nữ nghèo có địa chỉ” tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây
dựng các mô hình phát triển kinh tế; dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Các hoạt
động trên của Hội hàng năm đã giúp cho hàng ngàn gia đình phụ nữ thoát nghèo,

vƣơn lên ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn rất nhiều gia đình phụ
nữ còn thiếu vốn, chƣa tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn hoặc thiếu kiến thức, kinh

1


nghiệm tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ còn cao… Theo số liệu thống kê 1 đến
2011 toàn tỉnh Hải Dƣơng có 453.000 nữ trong đó có 286.600 phụ nữ trong độ tuổi
lao động (18 - 55 tuổi) và theo khảo sát của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng, tính đến
tháng 12 năm 2014 toàn tỉnh 30.955 hộ nghèo, trong đó có 23.767 hộ nghèo do phụ
nữ làm chủ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu sức lao động.
Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc
sống, nâng cao vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã
hội, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Đây cũng chính là
yếu tố quan trọng thu hút hội viên đến và gắn bó với tổ chức Hội, góp phần xây
dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, đồng thời góp phần xây dựng hệ
thông chính trị Việt Nam vững mạnh.
Qua quá trình công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ phụ
nữ phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra cho bản thân, cho các
cấp hội phụ nữ. Vì vậy, nghiên cứu về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình
của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu cần thiết, từ đó đề xuất
một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa về vấn đề này, qua đó thúc
đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình theo xu hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nhƣ mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra.
Chính vì những lý do đó, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương” làm đối
tƣợng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình .
Câu hỏi đặt ra là:: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình nhƣ thế nào?

giải pháp nhằm nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên

hiệp phụ nữ tỉnh?

1

Niên giám thống kê 2011, Hải Dƣơng

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm kiếm những giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ
nữ tỉnh Hải Dƣơng trên địa bàn tỉnh. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đó, đề tài
xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống hoá khung lý thuyết cho nghiên cứu về hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình
của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng;
- Đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
Hải Dƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: nghiên cứu hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng tiếp cận nội dung hoạt động hỗ trợ.
- Về không gian: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng.
- Về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 20112014; các giải pháp đƣợc đề xuất cho những năm tiếp theo.
4. Những đóng góp mới của luận văn:


- Luận văn hoàn thành sẽ giúp cho Ban thƣờng vụ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh
đánh giá một cách khách quan toàn diện khoa học thực trạng hiệu quả quản lý hoạt
động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng
hiện nay.

3


- Đƣa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả
quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh,
góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu
thành 04 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ
trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.
Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội
Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng.
Chương 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ
PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP

PHỤ NỮ TỈNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học
nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. Trong số đó, có thể kể
ra một số công trình tiêu biểu sau:
- Các tác phẩm: “Phụ nữ nông thôn với việc phát triển ngành nghề phi NN”,
năm 1998; Việc làm - đời sống của phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam,
năm 1999 của tác giả Lê Thi. Các nghiên cứu này khẳng định vai trò của phụ nữ
nông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, nghề nghiệp và phát triển
ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn.
- Tác phẩm: “Vai trò của ngƣời phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của tác giả Hoàng Bá Thịnh, đã phân tích vai trò ngƣời phụ nữ nông
thôn trong Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
phụ nữ đối với chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vực nông thôn, đào tạo
nguồn nhân lực và đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
Bên ca ̣nh đó, có nhiều luận án, luâ ̣n văn nghiên cƣ́u về vai trò của phụ nữ:
- Luận án tiến sĩ: “Vai trò của Phu ̣ nƣ̃ trong phát triể n cô ̣ng đồ ng trên điạ bàn
tỉnh Hà Tây” , của tác giả Trần Thị Xuân Lan đã nghiên cứu thực trạng vai trò của
phụ nữ trong phát triển cộng đồng ở các lĩnh vực kinh tế , chính trị, văn hóa , chăm
sóc sức khỏe; phân tić h các yế u tố ảnh hƣởng và xu hƣớng biế n đổ i vai trò của phu ̣
nƣ̃ trong phát triể n cô ̣ng đồ ng.
- Luâ ̣n văn thạc sĩ: “Vai trò của Phu ̣ nƣ̃ Êđê trong phát triể n kinh tế hô ̣ huyê ̣n
Krông Ana, Đăk Lăk”, của tác giả Bùi Thị Hiền đã nghiên cứu về thực trạng vai trò
của phụ nữ Êđê trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Krông Ana , Đăk Lăk,
phân tić h các yế u tố ảnh hƣởng đế n vai trò của phu ̣ nƣ̃ Êđê và đƣa

5

ra mô ̣t số giải



pháp chủ yếu để tạo điều kiện phụ nữ Êđê phát huy vai trò của họ trong phát triển
kinh tế hô ̣.
- Tình hình nghiên cứu kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam:
Từ khi có Chỉ thị 100/CT - TW (1981) của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, đặc biệt
là từ sau Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (1988), hộ nông dân đƣợc xác
định là đơn vị kinh tế tự chủ, có đầy đủ tƣ cách pháp nhân và quyền bình đẳng nhƣ
mọi chủ thể kinh tế khác thì mô hình kinh tế hộ mới đƣợc chú ý, từng bƣớc đƣợc
khởi sắc và phát triển. Nghị quyết 10 đã nêu lên những chủ trƣơng, giải pháp cơ bản
để phát triển kinh tế hộ, đó là: Giao khoán ruộng đất đến hộ và nhóm hộ xã viên ổn
định lâu dài, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, kinh tế cá thể và tƣ nhân
trong nông nghiệp.
Thực hiện đƣờng lối đổi mới, Đảng ta đã đề ra một số chủ trƣơng, chính sách
lớn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nghị
quyết số 06/NQ/TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề
phát triển nông nghiệp và nông thôn đã chỉ rõ “…Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ
phát triển mạnh mẽ để tạo ra lƣợng sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất lƣợng, giá
trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi
mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng
thời thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ”
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế
trang trại đã khẳng định “…Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá
trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô
và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ
sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”. Nghị
quyết đã đề ra các biện pháp về kinh tế và tổ chức nhằm khuyến khích phát triển
kinh tế hộ ở nƣớc ta trong những năm tới.
Thành tựu nổi bật phát triển kinh tế hộ và kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam
của những năm đổi mới vừa qua là đã giải quyết vững chắc vấn đề lƣơng thực, đảm
bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, đƣa Việt Nam từ nƣớc thiếu lƣơng thực triền miên


6


thành nƣớc xuất khẩu gạo lớn của thế giới kể từ năm 1988, theo hƣớng năm sau cao
hơn năm trƣớc.
Trong những năm đổi mới vừa qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về kinh tế hộ nông dân. Nhìn chung, các công trình đã làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân nhƣ:
- Tác phẩm: “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam” của tác giả Chu Văn Vũ
và tập thể tác giả Viện Kinh tế học đã đánh giá thực trạng kinh tế hộ trên các vùng
sinh thái, xu hƣớng phát triển và những giải pháp để đẩy mạnh kinh tế nông hộ.
- Nghiên cứu về “Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới” và “Kinh
tế trang trại vùng đồi núi của tác giả Trần Đức đã hệ thống hoá lý luận về phát triển
kinh tế trang trại gia đình và vận dụng vào vùng đồi núi nƣớc ta.
- Cuốn sách “Kinh tế hộ nông dân” của tác giả Đào Thế Tuấn làm rõ lý luận
và thực tiễn kinh tế hộ nông dân và dự báo mô hình phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Cuốn sách “Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng
sông Hồng” của tác giả Vũ Thị Ngọc Trân đã phân tích thực trạng về phát triển kinh
tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Cuốn sách “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Hƣơng
(chủ biên) đã hệ thống hóa và làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận về kinh tế trang
trại, phân tích khái quát quá trình lịch sử phát triển của kinh tế trang trại ở nƣớc ta
hiện nay, xác định khả năng và các điều kiện phát triển các loại hình kinh tế trang
trại, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta.
Trong những năm gần đây, một số luận án tiến sĩ kinh tế đã đi sâu nghiên
cứu làm rõ từng khía cạnh của kinh tế hộ nông dân.
Các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần bổ sung và từng bƣớc hoàn thiện kiến

thức nghiên cứu mới cả lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ ở nƣớc ta và vai
trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cho thấy:
Các công trình nghiên cứu chủ yếu về kinh tế nông hộ, vai trò của phụ nữ nông thôn

7


trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vai trò của phụ nữ trong phát triển
cộng đồng, vai trò của phụ nữ E đê trong phát triển kinh tế hộ. Đến nay, ở tỉnh Hải
Dƣơng chƣa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh. Do vậy, luận văn tập trung những vấn đề
lý luận cơ bản và có tính đặc thù về: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của
Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh trong là rất cần thiết.
* Những bài học rút ra từ lý luận và thực tiễn

Kinh tế hộ ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu
đáng kể. Nhƣng trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra sâu rộng nhƣ
hiện nay, bên cạnh những cơ hội, phát triển kinh tế hộ phải đối mặt với không ít
những thách thức nhƣ: lao động thiếu việc làm, đất đai manh mún, năng suất cây
trồng, vật nuôi thấp, sản xuất hàng hoá chƣa phát triển, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật…
Từ thực tiễn và xu hƣớng phát triển kinh tế hộ một số nƣớc cho thấy, bộ phận
kinh tế hộ chuyển sang trang trại sản xuất hàng hóa ngày một tăng, số trang trại có
thu nhập từ thuần nông giảm và số trang trại có thu nhập từ phi nông nghiệp tăng (ở
Đài Loan có 90% trang trại kiêm ngành nghề, ở Pháp 42% thu nhập của trang trại là
từ ngoài nông nghiệp.
Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, để kinh tế hộ phát triển, bên cạnh những
chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong đó có chính sách vốn, thì việc khai thác và
sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách có hiệu quả, một cách tối ƣu nhƣ chuyển
đổi cơ cấu, nâng cao năng suất và hiệu quả của cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho
lao động nữ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

1.2. Cơ sở lý luận về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên
hiệp phụ nữ tỉnh
1.2.1. Kinh tế hộ gia đình
1.2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Kể
từ khi đƣợc thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (năm 1988), sự phát triển kinh tế hộ
gia đình nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu.

8


Đến nay, nhiều hộ gia đình đã đứng vững đƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng, có tác
động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phƣơng cũng nhƣ cả nƣớc
Kể từ khi Bộ chính trị Ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988
về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất
trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và các tƣ liệu sản xuất khác cho
hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những đơn
vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế
cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó, các hộ gia đình đƣợc tự chủ trong sản xuất,
kinh doanh, đƣợc toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm
vật tƣ kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Nhƣ vậy, có thể
hiểu kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình,
trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh
tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác do pháp luật quy định. Sự tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao
động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác nhằm phát triển sản xuất,
thoát nghèo bền vững và vƣơn lên làm giàu chính đáng.
Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế trƣớc hết ta cần thấy
rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nƣớc ta mà còn có ở tất cảc các nƣớc có nền sản
xuất nông nghiệp trên thế gới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phƣơng thức và vẫn

đang tiếp tục phát triển. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản
xuất, có nhiều khái niệm về kinh tế hộ. Tuy nhiên, các khái niệm đều xem “hộ” là
một cơ sở kinh tế có các tƣ liệu sản xuất thuộc sở hữu gia đình, sử dụng chủ yếu sức
lao động của gia đình để sản xuất và thƣờng nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn,
nhƣng chủ yếu đƣợc đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng có xu
hƣớng hoạt động với mức độ hoàn hảo không cao.
Mặt khác, về mặt pháp lý, kinh tế hộ đƣợc thể hiện dƣới hình thức hộ cá thể
(hay hộ kinh doanh cá thể). Cơ sở pháp lý của loại hình hộ cá thể đƣợc thiết lập
chính thức ở Nghị định 27-HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng ngày 09/3/1998. Tên gọi
“Hộ kinh doanh cá thể” đƣợc ghi nhận tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày

9


03/12/2000 và Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004. Hiện nay, theo Nghị
định số 36/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày
15/04/2010 của Chính phủ, hộ kinh doanh đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Hộ kinh doanh
do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình
làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời
lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với hoạt động kinh doanh.
Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội
trong đó các nguồn lực nhƣ đất đai, lao động, tiền vốn và tƣ liệu sản xuất đƣợc coi
là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ
hộ, đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.
Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của
quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ
thể hiện đƣợc các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn nhƣ hộ nông nghiệp, hộ
nông - lâm - ngƣ nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng nghiệp, ngƣ nghiệp.

Nhƣ vậy, có thể khái quát khái niệm về kinh tế hộ gia đình nhƣ sau: Kinh tế
hộ gia đình là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất
đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ
thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của
thị trường.
Kinh tế nông hộ gia đình đƣợc hình thành và phát triển một cách khách quan,
lâu dài, dựa trên sự tƣ hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù
hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh
tế - xã hội.
1.2.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình
Nhìn chung kinh tế hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, kinh tế hộ gia đình là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các
thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng nhƣ huyết thống. Về

10


mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp
tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá.
- Thứ hai, kinh tế hộ gia đình đƣợc hình thành theo một cách thức tổ chức
riêng trong phạm vi gia đình. Các thành viên trong hộ cùng có chung sở hữu các tài
sản cũng nhƣ kết quả kinh doanh của họ.
- Thứ ba, kinh tế hộ gia đình tồn tại chủ yếu ở nông thôn, hoạt động trong
lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Một bộ phận khác có hoạt động phi nông nghiệp ở
mức độ khác nhau.
- Thứ tư, trong kinh tế hộ gia đình, chủ hộ là ngƣời sở hữu nhƣng cũng là
ngƣời lao động trực tiếp. Tùy điều kiện cụ thể, họ có thuê mƣớn thêm lao động.
- Thứ năm, quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình thƣờng nhỏ, vốn đầu tƣ
ít. Sản xuất của kinh tế hộ còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hƣớng tới mục đích
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu.

- Thứ sáu, quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công và công
cụ truyền thống, do đó năng suất lao động thấp. Do vậy, tích lũy của hộ chủ yếu chỉ
dựa vào lao động gia đình là chính.
- Thứ bảy, trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ rất hạn chế,
chủ yếu là theo kinh nghiệm từ đời trƣớc truyền lại cho đời sau. Vì vậy, nhận thức
của chủ hộ về luật pháp, về kinh doanh, cũng nhƣ về kinh tế thị trƣờng rất hạn chế.
- Thứ tám, tính bền vững của kinh tế hộ không cao: Do đặc thù hộ kinh
doanh có quy mô nhỏ, thiếu vốn, ngành nghề kinh doanh thƣờng không ổn định nên
trong quá trình kinh doanh dễ bị chấm dứt hoạt động... do đó tính bền vững của kinh
tế hộ là không cao.
Tại Việt Nam, kinh tế hộ chủ yếu là kinh tế của các hộ gia đình nông dân tại
khu vực nông thôn. Xét theo cơ cấu ngành nghề, kinh tế hộ đƣợc phân chia thành
các loại: hộ thuần nông (hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ
nghiệp); hộ kiêm nghề (vừa làm nông nghiệp, vừa hoạt động tiểu thủ công nghiệp);
hộ chuyên nghề (hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề và dịch vụ); và hộ kinh
doanh tổng hợp (hoạt động cả trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ).

11


Đến nay, kinh tế hộ gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
nhiều thành phần ở nƣớc ta.
1.2.1.3. Vai trò của kinh tế hộ gia đình
- Thứ nhất, kinh tế hộ gia đình góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn:
Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nƣớc ta, là yếu tố năng động và là động
lực của nền kinh tế quốc dân nhƣng việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực vẫn
đang ở mức thấp. Giải quyết việc làm hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nếu chỉ trông chờ vào
khu vực kinh tế quốc doanh, Nhà nƣớc hoặc sự thu hút lao động ở các thành phố

lớn, các doanh nghiệp thì khả năng giải quyết việc làm sẽ rất hạn chế.
Hiện nay ở nƣớc ta còn khoảng 10 triệu lao động chƣa đƣợc sử dụng, chiếm
khoảng 25% lao động và chỉ có 40% quỹ thời gian của ngƣời lao động ở nông thôn
là đƣợc sử dụng. Còn các yếu tố sản xuất chỉ mang lại hiệu quả thấp do có sự mất
cân đối giữa lao động, đất đai và việc làm nhất là ở khu vực nông thôn.
Hộ gia đình làm kinh tế chính là một chủ thể kinh tế thu hút lao động nhàn
dỗi, đặc biệt là lao động mang tính mùa vụ ở khu vực nông thôn, từ đó, góp phần
tích vực vào công cuộc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong nền kinh tế,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phƣơng cũng nhƣ của cả nền kinh
tế quốc dân.
- Thứ hai, kinh tế hộ gia đình phát triển sẽ kích thích, thúc đẩy sản xuất hàng
hoá phát triển:
Là đơn vị kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn đƣợc làm chủ các tƣ liệu
sản xuất và quá trình sản xuất. Căn cứ điều kiện của mình và nhu cầu của thị trƣờng
họ có thể tính toán sản xuất cái gì? sản xuất nhƣ thế nào? Hộ sản xuất tự bản thân
mình có thể giải quyết đƣợc các mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao nhất mà không
phải qua nhiều cấp trung gian chờ quyết định. Với quy mô nhỏ hộ sản xuất có thể dễ
dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những sản phẩm không còn khả năng đáp ứng
nhu cầu thị trƣờng để sản xuất loại sản phẩm thị trƣờng cần mà không sợ ảnh hƣởng

12


đến kế hoạch chi tiêu do cấp trên quy định.
Nhƣ vậy, kinh tế hộ sản xuất có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu
của thị trƣờng, từ đó có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội.
Hộ sản xuất cũng là lực lƣợng thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn.
- Thứ ba, kinh tế hộ gia đình thúc đẩy xã hội phát triển:
Với hơn 80% dân số nƣớc ta sống ở nông thôn thì kinh tế hộ gia đình có vai
trò hết sức quan trọng, nhất là khi quyền quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên lâu

dài đƣợc giao cho hộ sản xuất thì vai trò sử dụng nguồn lao động, tận dụng tiềm
năng đất đai, tài nguyên, khả năng thích ứng với thị trƣờng ngày càng thể hiện rõ
nét. Ngƣời lao động có toàn quyền tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm,
trực tiếp hƣởng kết quả lao động sản xuất của mình, có trách nhiệm hơn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Ở một khía cạnh khác, kinh tế hộ sản xuất còn đóng vai
trò đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xã
hội do hành vi “nhàn cƣ vi bất thiện” gây ra.
1.2.1.4. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ gia đình
- Thứ nhất, do vai trò to lớn của kinh tế hộ gia đình đối với đời sống kinh tế xã hội của mỗi địa phƣơng nói riêng, của đất nƣớc nói chung.
Nhƣ đã đề cập ở trên, kinh tế hộ gia đình góp phần giải quyết việc làm, nâng
cao thu nhập cho ngƣời lao động nhất là ngƣời lao động ở khu vực nông thôn; đồng
thời, kinh tế hộ gia đình góp phần kích thích, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển;
v.v… từ đó, kinh tế hộ gia đình góp phần tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, do kinh tế hộ gia đình ở nƣớc ta hiện nay chƣa thật sự bền vững,
chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này
đƣợc thể hiện ở ba mặt chủ yếu sau:
+ Sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn: việc tiếp cận các nguồn lực
cần thiết cho trồng trọt và chăn nuôi nhƣ giống cây trồng vật nuôi, bảo hiểm nông
nghiệp, vốn và kỹ thuật sản xuất của các hộ sản xuất còn hạn chế. Đa số hộ sản xuất
sử dụng vốn tự có cho quá trình sản xuất. Đối với đầu ra của sản phẩm, việc thiếu
thông tin về giá cả thị trƣờng, thiếu khả năng sơ chế và kho bãi bảo quản sản phẩm,

13


chi phí vận chuyển cao là những tồn tại chung trong sản xuất nông nghiệp của các
hộ dân. Vì vậy, chất lƣợng sản phẩm, giá bán cũng nhƣ lợi nhuận của các hộ sản
xuất nông nghiệp nhìn chung còn thấp.
+ Các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam đa số làm nông nghiệp với một nền
sản xuất manh mún nên gặp nhiều rủi ro. Trong đó, các hộ nghèo, hộ thuần sản xuất

nông nghiệp thì gặp rủi ro nhiều hơn và gặp thiệt hại nặng nề hơn so với các hộ
khác. Những rủi ro đến từ thiên tai, dịch bệnh là rủi ro phổ biến nhất. Điều này góp
phần tạo ra sự bấp bênh trong thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Trong khi,
các hoạt động kinh doanh cá thể ở khu vực nông thôn không đóng góp đƣợc nhiều
cho cầu lao động địa phƣơng và thu nhập ở khu vực nông thôn.
+ Xu hƣớng di cƣ trong nƣớc gia tăng: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm ở các ngành công nghiệp và dịch vụ đã kéo theo
sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công
nghiệp dịch vụ, các đô thị. Xu thế dịch chuyển lao động là một nguyên nhân làm
cho tình trạng bỏ hoang ruộng đất tại một số vùng nông thôn đang gia tăng.
- Thứ ba, do công nghiệp, dịch vụ của đất nƣớc phát triển chƣa đủ mạnh để
thu hút một lƣợng lớn lao động nông thôn.
Trên thực tế, trình độ đào tạo của một lƣợng lớn lao động nông thôn chƣa thế
đáp ứng kịp nhu cầu lao động cho sự phát triển công nghiệp. Tình trạng vừa thừa,
vừa thiếu lao động đang hiện hữu. Bởi vậy, thách thức rất lớn đối với lao động nông
thôn là chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Phát triển kinh tế hộ gia
đình sẽ góp phần tích cực giải quyết vấn đề này.
- Thứ tư, do sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc.
Hội nhập càng sâu, nền kinh tế càng sớm hòa vào dòng chảy chung của thế
giới, rõ rệt nhất là sự san bằng mặt giá các vật phẩm tiêu dùng do giá xuất nhập
khẩu nguyên liệu đầu vào và năng lƣợng rất nhanh chóng bị “quốc tế hóa về giá”,
bởi vậy các hộ sản xuất nhỏ lẻ sẽ dễ bị tốn thƣơng khi giá cả leo thang. Chính vì
vậy, chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các tổ chức đoàn thể phải có hệ thống chính
sách hỗ trợ và đảm bảo thực hiện các vai trò của hộ sản xuất.

14


1.2.1.5. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Thực hiện nghị quyết của Đảng và Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa

đói giảm nghèo, trong những năm qua, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam - một cơ
quan có nhiệm vụ nâng cao vị thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội, đã đề ra chƣơng
trình hành động thiết thực, vận động phụ nữ cả nƣớc tham gia tích cực vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo. Qua các phong trào thi đua với sự tham gia chủ động tích
cực của chính bản thân các chị em phụ nữ nhƣ phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát
triển kinh tế gia đình”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ
nghèo”… với nội dung chủ yếu là vận động phụ nữ tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trên
tinh thần “ai có gì giúp nấy, ngƣời khó ít giúp ngƣời khó nhiều”, với nội dung, hình
thức phù hợp đã thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia, trở thành phong trào
quần chúng rộng lớn trong cả nƣớc.
Cùng với hoạt động giúp đỡ nhau trong sản xuất, phong trào “Mái ấm tình
thƣơng” đã đƣợc các cấp Hội triển khai ở tất cả các tỉnh, thành dƣới nhiều hình
thức: góp tiền, công lao động, vật liệu xây dựng… Với sự chung tay của cộng đồng
và phụ nữ cả nƣớc.
Phụ nữ luôn là ngƣời đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản
xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân
lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển
kinh tế hộ gia đình thể hiện nhƣ sau:
- Phụ nữ đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế và xóa đói

, giảm

nghèo. Phụ nữ là lực lƣợng lao động chính trong sản xuấ t nông nghiê ̣p , chiế m tỷ lê ̣
lớn ở khu vƣ̣c nông thôn . Họ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực
nông thôn.
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình,
phụ nữ còn đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc
này rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội.
- Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động cộng
đồng tại xóm, thôn, khu dân cƣ.


15


×