Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thực trạng tổ chức hội chợ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.75 KB, 5 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I)

Khái niệm về Hội chợ Triển lãm

Theo văn bản Luật Thương mại Việt Nam năm 1998, đã nêu rõ khái niệm cũng
như chức năng của Hội chợ triển lãm:
1- Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời
gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được
trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán
hàng.
2- Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng
bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc
đẩy việc tiêu thụ hàng hoá.
3- Các hội chợ, triển lãm thương mại phải xác định rõ chủ đề, quy mô, thời gian,
địa điểm tiến hành, danh mục hàng hoá, tài liệu về hàng hoá, tên, địa chỉ các tổ
chức, cá nhân tham gia.
Định nghĩa chung (theo định nghĩa của Văn phòng Triển lãm quốc tế - B.I.E) :
MỘt cuộc Triển lãm là cuộc trưng bày, cho dù với tên gì đi nữa đều có chung một
chức năng chính là giáo dục công dân, một cuộc Triển lãm có thể giới thiệu những
phương tiện theo chú ý của con người để đáp ứng nhu cầu văn minh hóa hay giới
thiệu tiến bộ đạt được của một hay nhiều ngành là kết quả của trí tuệ con người,
hay trưng bày những triển vọng cho tương lai. Một triển lãm có tính quốc tế khi có
nhiều hơn một nước có đại diện tham dự.
Theo các nhà Tổ chức, Hội chợ và triển lãm lại được định nghĩa:
+ Hội chợ Thương mại: là một hình thức xúc tiến Thương mại tập hợp các tổ
chức, các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh, các đơn vị làm dịch vụ tại một địa
điểm nhất định ( thường từ 7-10 ngày hoặc có thể hơn nữa ) nhằm giới thiệu các
hoạt động, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và tài liệu, tạo cơ hội cho họ
cũng như công chúng nhận biết, trao đổi, tiếp cận đàm phán và ký kết hợp đồng.


Đào Văn Cường


Trong hội chợ các doanh nghiệp được phép bán hàng và ngoài các khách là doanh
nghiệp đến bàn bạc làm ăn còn mở cửa tự do đón tiếp đông đảo quần chúng đến
xem và mua hàng. Hội chợ thường có những lượng khách vào đông hơn.
+ Triển lãm thương mại: cũng là một hình thức xúc tiến thương mại song có
tính chuyên môn sâu hơn tập hợp các tổ chức, các hàng , các công ty chuyên về sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ diễn ra tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian
xác định ( thường từ 3-5 ngày, có thể nhiều nhất là 10 ngày ) nhằm giới thiệu các
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài liệu là dịp tốt nhất cho các Doanh nghiệp tham dự
không bán hàng lẻ, khách tham quan được mời đến để làm quen bàn bạc đàm
phán kí kết. Triển lãm thường hội tụ các nhà chuyên môn và thực sự quan tâm đến
lịch vực họ làm việc.
Ngoài 2 loại hình Hội chợ và Triển lãm còn có một loại hình khác là EXPO với quy
mô hình thức và nội dung đa dạng và lớn hơn rất nhiều so với 2 loại hình trên.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay khái niệm về Hội chợ, Triển lãm hay EXPO còn bị hiểu
lầm chưa đúng. Do vậy, đối với một số Hội chợ, Triển lãm khi lấy tên chưa phù hợp
với quy mô, nội dung hình thức tính chất của nó.
II)

Tổ chức hoạt động hội chợ triển lãm qua các thời kì

-

Giai đoạn trước 1986: Do tình hình chung của đát nước mới lập lại hòa bình,
các hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm đa phần còn sơ khai, phần lớn còn
chưa phản ánh đúng tác dụng và hiệu quả của nó… Hội chợ triển lãm thương
mại không được mọi Doanh nghiệp, tổ chức, người dân quan tâm và biết đến,
chỉ phục vụ chủ yếu cho tuyên truyền và chính trị là chính. BỞi lẽ nó chưa phát

huy công cụ marketing, xác tiến Thương mại, không thúc đẩy được các hoạt
động kinh doanh và XNK nhằm đem lại lợi ích cho các Doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh và người tiêu dung.
Có thể nói Hội chợ Triển lãm thương mại ở giai đoạn này bị lu mờ.

-

Giai đoạn 1987- 1990 : Sau khi đất nước chuyển sang cơ chế Thị Trường, việc
tổ chức hội chợ triển lãm ở nước ta đã có nhiều thay đổi. Hoạt động xuất nhập
khẩu nói chung cũng tác động mạnh vào hoạt động triển lãm Thương mại, đòi
hỏi công việc chuẩn bị, tổ chức hội chợ cũng thay đổi theo cách thức hoạt động
mới, đáp ứng nhu cầu các hội chợ, triển lãm trong nước cũng như Quốc tế

Đào Văn Cường


ngày càng hình thành nhiều. Điển hình trong giai đoạn này là Hội chợ Triển
lãm Thương mại Quốc Tế tháng 4 năm 1987, được tổ chức bởi đơn vị Vinexad,
Hội chợ đã trở thành một công cụ xúc tiến thương mại đắc lực, để lại cho
khách tham dự, tham quan, các nhà tổ chức trong và ngoài nước hình ảnh một
ngành thương mại triển vọng.
-

Giai đoạn 1991 đến nay: Các hoạt động tổ chức Hội chợ triển lãm tăng nhanh
về số lượng, phạm vi và quy mô, chất lượng. Đặc biệt giai đoạn 91-95 là đỉnh
cao cho các hoạt động hội chợ triển lãm thương mại, là tiền đề cho sự phát
triển của các hoạt động này về sau, kể từ khi Việt Nam được gia nhập nhiều tổ
chức Kinh tế- Thương mại lớn quốc tế. Với nhu cầu ngày càng cao như vậy, việc
tổ chức Hội chợ, triển lãm ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Hoạt động hội chợ triển lãm không chỉ đơn thuần ở lĩnh vực thương mai nói

chung, ngày càng được mở rộng và tập trung vào chuyên ngành riêng, nhằm
quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ.
Các hoạt động tổ chức HỘi chợ Triển lãm ngày càng có vai trò quan trọng đối
với hoạt động xúc tiến Thương mại, có thể chỉ ra 5 vai trò cơ bản như sau:
1. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm, gắn sản phẩm với lưu thông.
2. Tạo môi trường giữa người sản xuất với các thương nhân góp phần
nâng cao quy cách, chất lượng sản phẩm.
3. Giúp Doanh nghiệp có them thông tin để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4. Gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài.
5. Giúp cho người tiêu dung hiểu biết về giá trị sử dụng của sản phẩm,
nâng cao doanh số bán hàng.

Tổng quan hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm hiện nay.
Hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm và phát triển theo đà
phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuát nhập khẩu, và ngày càng
trở nên đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó phải nói
đến các hoạt động tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại- một công cụ đắc lực, có
hiệu quả cao đối với các hoạt đọng xúc tiến thương mại hiện đại.
Ở Việt Nam hình thức xúc tiến thương mại này bắt đầu thu hút sự quan tâm chú ý
của các nhà tổ chức, các doanh nghiệp, khách tham quan cũng như các cơ quan
quản lý từ năm 1994 trơ lại đây. Từ chỗ một năm chỉ có vài hội chợ triển lãm
Thương mại, rất ít các đơn vị, cho đến bây giờ đã có hàng chục đơn vị tham gia
III)

Đào Văn Cường


vào việc tổ chức, hàng năm có tới trên 200 hội chợ triển lãm trong nước, liên kết
với nhiều hoạt động hội chợ triễn lãm Quốc tế, với quy mô tổ chức ngày càng càng
chuyên nghiệp và hiệu quả.

Các HỘi chợ và Triển lãm lớn thường niên, thường được tổ chức tại các thành phố
lớn là trung tâm Kinh tế- Chính trị, đặc biệt là tại HÀ Nội và Hồ Chí Minh. Có thể kể
qua nhưng hội chợ triển lãm điển hình trong những năm vừa qua, được công
chúng cũng như doanh nghiệp quan tâm và đánh giá cao:
- Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam - VIETNAM EXPO tổ chức thường niên vào
tháng 4 tại Hà Nội
- Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam - VIETNAM EXPO IN HOCHIMINH CITY tổ
chức thường niên vào tháng 12 tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Triển lãm Quốc tế Nhà ở - Vật liệu & Trang thiết bị nội ngoại thất Việt Nam.
- Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên tại Hà Nội.
- Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên tại TP. Hồ Chí Minh.
- Hội chợ Quốc tế Thực phẩm, Đồ uống, Thủy sản Việt Nam tại Hà Nội.
- Triển lãm Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống tại TP. Hồ Chí Minh.
- Triển lãm Quốc tế về Thiết bị công nghệ chế biến, Bao bì thực phẩm và Đồ uống
tại TP. Hồ Chí Minh.
- Hội chợ Quốc tế Du lịch Việt Nam – VITFA 1996 và 2005
và ITE TP. Hồ Chí Minh từ 2006 đến nay.
- Hội chợ thương mại Quốc tế Asean – ATF 2004 tại Hà Nội.
- Diễn đàn Triển lãm Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Vietnam For Invest’ 96 ,
2005
- Triển lãm nước ngoài tại Việt Nam: Nhật Bản, Angieri, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Thái Lan, Indonexia v.v.
Liên hệ tại địa phương tỉnh Nghệ An:
Nghệ An là một tỉnh miền Bắc Trung bộ, cũng có thể xem như là một trọng điểm
phát triển mạnh mẽ của vùng, với sự hoạt động của nhiều Doanh nghiệp lớn với đa
dạng ngành nghề và lĩnh vực đầu tư. Nhiệm vụ của ban lãnh đạo đặt ra là nâng
cao hoạt động xúc tiến thương mại, làm công cụ hỗ trợ thiết yếu, tác động đến quá
trình sản xuất, phân phối và lưu thông hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đóng góp
vào quá trình làm tăng hiệu quả hoạt động thương mại, đáp ứng nhu cầu giao


Đào Văn Cường


thương ngày càng cao của xã hội. Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở
rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Góp phần củng cố và phát triển thị
trường, tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, thu hút vốn, công
nghệ từ bên ngoài, tranh thủ ngoại lực phát huy nội lực nhằm phát triển kinh tế
đất nước. Là nơi để đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; tạo sân chơi bình
đẳng, tạo đầu vào, đầu ra cho các doanh nghiệp trong xây dựng, quảng bá thương
hiệu, cải thiện môi trường kinh doanh, tác động tích cực đến mọi mặt văn hóa, xã
hội.
Ví dụ có thực hiện Quyết định số.7423/QĐ.BCT, của Bộ Trưởng Bộ Công Thương,
ngày 21/8/2014, về việc phê duyệt đợt 4 Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc
gia 2014, Trung Tâm Xúc tiến Thương mại Nghệ An tổ chức Hội chợ Công
Thương vùng Bắc Trung Bộ- Nghệ An 2014.
Ngoài ra Nghệ an cũng tham gia nhiều Hội chợ - Triển lãm khác trên cả nước.

Đào Văn Cường



×