Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình ở việt nam hiện nay - môn xã hội học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.55 KB, 19 trang )

Học và tên:Lê thị thanh Thư.
Mã sinh viên:10031033
Nhóm :2
Lớp k55 xã hội học
MỤC LỤC
Đề Tài: Tìm hiểu “ Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”.
1. Đặt Vấn Đề: 2
2. Tình hình nghiên cứu: 3
3. Áp dụng lý thuyết: 5
4. Nội dung chính: 6
4.1. Các hình thức bạo lực: 6
4.2. Phân theo nạn nhân: 7
4.3. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng: 7
4.3.1. Bạo lực thân thể: 7
4.3.2. Bạo lực tình dục: 9
4.3.3. Bạo lực tinh thần: 10
4.4. Bạo lực giữa cha mẹ và con cái: 11
5. Kết luận: 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
1. Đặt vấn đề
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng nhân cách và tâm hồn
của mỗi người, là “thiên đường”- nơi mang đến sự yên bình và an toàn cho mỗi thành viên
– nơi ấp ủ bao hoài bão, chấp cánh những ước mơ. Gia đình là nơi ấm áp, yêu thương mà ai
cũng muốn quay về sau những thời gian làm việc vất vả. Chính gia đình là điểm tựa duy
nhất và vững bền nhất khi chúng ta gặp thất bại trong cuộc sống. Là nơi có thể cho ta lời
khuyên đúng đắn nhất khi chúng ta đang phân vân đứng giữa sự lựa chọn. Có thể nói với
mỗi chúng ta thì gia đình là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người, là thiên
đường của mỗi con người. Thế nhưng gia đình trong xã hội hiện tại còn là nơi an toàn nhất
cho mỗi cá nhân không khi mà tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trong xã hội ngày càng
nhiều, mang tính toàn cầu ở cả thế giới. Tình trạng bạo lực gia đình xảy ra không chỉ đánh


mất đi những giá trị vốn có của gia đình mà nó còn ảnh hưởng xấu tới toàn xã hội, ảnh
hưởng tới sự phát triển chung của đất nước
Bạo lực gia đình đang là 1 vấn nạn lớn của xã hội và đang có xu hướng ngày càng
gia tăng mà nạn nhân chủ yếu của Bạo Lực Gia Đình lại là phụ nữ và trẻ em. Chúng ta ai
cũng biết rằng bạo lực trong gia đình không những làm tổn thương, tổn hại đến sức khỏe,
thể xác, tinh thần của nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung
quanh và tác động đến cả xã hội. Bạo lực gia đình đang là 1 vấn đề đáng báo động. Thực
trạng ấy không chỉ diễn ra ở các nước lạc hậu, kém phát triển, mà ngay cả ở những nước
đang phát triển và phát triển, không phân biệt thành phần gia đình, tuổi tác, nghề nghiệp, dù
ở nông thôn hay thành thị thì nạn Bo lực gia đình vẫn có thể diễn ra mà hậu quả nó để lại là
hết sức nặng nề-những cơn đau dai dẳng, những nỗi buồn có thể kéo dài cả một đời người.
Gần đây, tình trạng bạo lực gia đình đang ở mức "báo động đỏ", khi mà báo chí liên
tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình gây bức xúc dư luận như vụ người chồng do bực
tức đã bắt vợ cởi quần áo, chui vào cũi chó và khóa lại, sau đó gọi mẹ vợ sang chứng kiến.
Rồi lại vụ người vợ xin ly hôn vì bị bạo hành quá nhiều lần đã bị người chồng cắt hai núm
vú bỏ vào cốc rượu
Bạo Lực gia đình xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, xúc phạm đến
danh dự, nhân phẩm và xâm hại của các nạn nhân bị hại. các nạn nhân bị ảnh hưởng đến
sức khỏe, gây đau đớn, thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể dẫn tới
cái chết. Các chị em bị bạo hành sẽ luôn bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản,
2
thất vọng trong cuộc sống, hay quẫn chí, dễ nóng giận, thần kinh không ổn định và có thể
bị phát điên. Những đứa trẻ của gia đình có bạo lực hoặc là nạn nhân của bạo lực trong gia
đình có nguy cơ trở thành người sử dụng bạo lực trong tương lai.
Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ luôn bất
hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt
là trẻ em. Không những thế gia đình họ còn bị thệt hại về kinh tế như chi phí điều trị
thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động. Cuối cùng là danh dự,
uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.
Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát

sinh tội phạm ( hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình sự ). Bạo lực gia đình làm tăng
áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội.
Nhận thức được hậu quả vô cùng to lớn mà bạo hành gia đình gây ra cho xã hội, ngày
21/11/2007, Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hành luật số
02/2007/QH12 về luật phòng, chống bạo lực gia đình. Với mục đích ngăn ngừa các vấn nạn
về bạo lực ở các gia đình Việt Nam hiện nay, có các biện pháp xử lý mạnh tay nhằm răn đe
các cá nhân có những hành động bạo lực trong gia đình. Bên cạnh đó Luật phòng chống
bạo lực gia đình còn là cơ hội để những người phụ nữ thấy rằng khi việc của mình không
thể giải quyết trong nội bộ gia đình thì nên đưa ra cộng đồng để các cơ quan nhà nước bảo
vệ và giúp đỡ.
Là một sinh viên học chuyên nghành xã hội, mong muốn sau này được làm vào lĩnh
vực chính trị - xã hội tôi muốn tìm hiểu và nhận thức đầy đủ về tình trạng bạo lực gia đình
ở Việt Nam hiện nay và hậu quả to lớn mà nó gây ra cho xã hội để sau này có thể góp một
phần công sức nho nhỏ của mình vào công tác phòng và chống bạo lực gia đình, từ đó tôi
quyết định chọn đề tài tìm hiểu về “Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Bạo lực gia đình là một vấn đề nóng trong xã hội hiện nay. Bạo lực gia đình gây
ảnh hưởng và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Đã có rất nhiều nghiên cứu, các luận văn
bàn về vấn đề bạo lực gia đình:
Trong đề tài nghiên cứu “ Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến
sức khỏe sinh sản” của Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển.
Tác giả nghiên cứu 300 hộ gia đình và nghiên cứu 3 tỉnh Thái bình, Hà Nội, Phú Thọ.
3
Trong đề tài nghiên cứu của mình tác giả đã nêu ra được nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo
lực gia đình là bất bình đẳng giới trong xã hội vẫn còn tồn tại nó ảnh hưởng sâu sắc đến các
hoạt động gia đình hiện nay. Điều đó biểu hiện rõ nét trong nhận thức và hành vi của những
người trong cuộc. Người chồng không chỉ gây ra bạo lực để giải quyết mâu thuẫn mà còn
muốn bày tỏ uy quyền, mệnh lệnh và sự áp đặt và gia trưởng đối với người phụ nữ trong
gia đình. Khi đó họ thường có những hành động mang tính bạo lực tùy tiện, giống như một
thói quen hàng ngày, bình thường của họ. Chính điều đó đã làm cho tình trạng bạo lực gia

đình ngày càng gia tăng mà đa số là do người chồng gây ra với vợ mình. Bên cạnh đó do
nhận thức của người phụ nữ còn thấp kém về pháp luật và việc xử lý các mối quan hệ phức
tạp của gia đình không đầy đủ dẫn đến mâu thuẫn gia đình ngày càng nhiều. Những người
phụ nữ họ không biết cách tự bảo vệ mình và không tìm kiếm việc giúp đỡ từ bên ngoài mà
âm thầm chịu đựng khiến cho việc kiểm soát bạo lực gia đình rất khó khăn điều đó làm cho
tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng nhanh hơn.
Một điểm mới mà tác giả đề cập tới là việc ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến
vấn đề sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Số phụ nữ bị chồng đánh đập trong thời kì sinh
sản, kết quả điều tra cho thấy trong tổng số người trả lời quan sát được các trường hợp phụ
nữ bị chồng đánh có những hành vi đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm như phụ nữ mang
thai bị đánh bằng vật nặng (18.8%), bị chồng đấm đá (18.8%) và phụ nữ sinh con sau 5
tháng bị chồng đấm đá (41.2 %). Hậu quả của việc phụ nữ trong thời kì sinh sản bị đánh
đập rất lớn.
Tiếp theo đó là đề tài “ Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt nam hiện nay”( Xuân
hùng, Tài liệu.vn). Trong đề tài nghiên cứu tác giả đã nêu ra được nguyên nhân gây nên
bạo lực gia đình xảy ra ngày càng nhiều hiện nay. Tác giả chỉ ra nguyên nhân do rược chè,
các chất kích thích tác động một phần không nhỏ đến việc người chồng hành hung người
vợ. Hay do ghen tuông mù quáng nghĩ rằng vợ mình quan hệ bất chính với người khác mà
đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, hành hung trong quan hệ vợ chồng.
Việc tình trạng bạo lực gia đình gia tăng như hiện nay là do tư tưởng cam chịu,
nhẫn nhục của người phụ nữ, họ luôn có tư tưởng chuyện gia đình nên giải quyết trong nhà
chứ không để cho người khác biết. “ Đóng của bảo nhau” việc bao che các hành động vũ
phu của người chồng chính người phụ nữ là người bị thiệt thòi nhất trong cuộc sống. Họ
luôn sống trong đau khổ và sợ hãi mà không giám nói ra. Những hành động này một phần
4
nào đó đã vô tình tiếp tay cho nạn bạo hành gia đình gia tăng. Tác giả cũng lấy những tình
huống sát thực với vấn đề mình nghiên cứu từ đó giúp người đọc nhận thức rõ hơn hậu quả
mà nạn bạo hành gây ra. Một vấn đề mà tác giả đề cập đến đó là hậu quả cuả bạo lực gia
đình làm cho tình cảm chị em xa cách, trẻ em có nguy cơ dẫn đến những hành vi sai trái.
Bạo hành gia đình không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến những người trong cuộc mà chính

những đứa con khi chứng kiến những vụ bạo hành của bố mẹ thì chúng sẽ có những nhận
thức không đúng đắn trong cuộc sống. Tác giả cũng cho rằng bạo lực gia đình là nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng li hôn của các gia đình.
Đề tài “ Nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam” TS HOÀNG BÁ THỊNH
(Trường Đại học KHXH&NV, Việt Báo,Theo_TuoiTre). Tác giả cho rằng từ trước tới nay
vấn đề bạo lực gia đình chỉ đề cập nghiên cứu đến vấn đề bạo lực giữa người chồng đối với
người vợ điều đó là chưa đủ khi mà trong xu thế hiện nay thì vấn đề bạo lực gia đình xảy ra
trong tất cả các trường hợp. Theo nghiên cứu của tác giả thì có 9-10% nạn nhân bị bạo lực
gia đình là người chồng và thủ phạm chính là các bà vợ. Các trường hợp bạo lực hiện nay
có bạo lực của người lớn với trẻ em (cha mẹ bạo lực con cái, ông bà bạo lực cháu, anh chị
bạo lực với nhau), bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi (anh chị em, mẹ chồng nàng dâu,
em chồng chị dâu ) hay bạo lực ngược ( con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà ).
Sự khiếm khuyết này trong nghiên cứu không chỉ làm nghèo đi nội dung của nghiên cứu
bạo lực gia đình mà còn khiến cộng đồng, xã hội nhận thức sai lệch, không đầy đủ về bạo
lực gia đình do thiếu thông tin.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến xã hội được đề cập đến trong các đề tài, bài
viết trên. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực mà tác giả đề cập đến thì còn có những mặt
hạn chế chưa làm được. Để giải quyết và làm rõ những mặt thiếu sót, hạn chế của các đề tài
trên thì trong đề tài “ tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay”. Qua đề tài
này tôi làm rõ những các vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình hiện nay.
3. Áp dụng lý thuyết
Có rất nhiều định nghĩa về bạo lực gia đình nhưng sau đây tôi xin lấy định nghĩa
về bạo lực gia đình của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong luật
phòng chống, bạo lực gia đình, trong đó:
5
“ Bạo Lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về vật chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong
gia đình”
Bạo lực gia đình có thể xảy ra giữa chồng và vợ, giữa bố mẹ chồng và con dâu,
giữa anh em ruột với nhau… Tuy nhiên, theo các số liệu nghiên cứu thì có tới hơn 90% các

trường hợp bạo lực gia đình là do nam giới ( đa số là người chồng ) gây ra với vợ.
Trong đề tài Tìm hiểu “ Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” tôi áp
dụng lý thuyết xung đột của Marx và Engels.
Theo Engels, sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử diễn ra cùng lúc với
sự đối kháng giữa nam và nữ trong mối quan hệ hôn nhân một vợ một chồng và sự đàn áp
đầu tiên về mặt giai cấp cũng xảy ra cùng lúc với sự áp bức của nam với nữ. Đối với
Engels thì gia đình là một thế giới thu nhỏ của xung đột giai cấp trong một xã hội rộng lớn
thay vì hàm chứa các quá trình siêu vi của xung đột.
Các nhà lý thuyết xung đột đưa ra định đề về xung đột bên trong nhóm ( ví dụ như
gia đình ) xuất phát từ việc thiếu công bằng trong việc sử dụng nguồn lực giữa các cá nhân
trong đó:
Trong một hệ thống xã hội, các nguồn lực được phân chia khác nhau, thong thường
được phân chia theo số lượng, tuổi, giới của các thành viên trong nhóm, Như là một kết quả
tất yếu, sự chênh lệch về nguồn lực tồn tại trong gia đình dẫn tới một số thành viên có
nhiều nguồn lực hơn các thành viên khác. Lý thuyết xung đột dự đoán rằng việc đối đầu và
mâu thuẫn xảy ra khi có sự cạnh tranh giữa những người có liên quan trong tình trạng thiếu
hụt các nguồn lực.
Điều này giải thích cho tình trạng bạo lực gia đình mà đa số người bị bạo hành lại
luôn là phụ nữ và trẻ em vì bản thân những người phụ nữ và trẻ em là những người nắm ít
nguồn lực nhất trong gia đình vì vấn đề giới và sức khỏe họ không làm ra được nhiều
nguồn lực bằng nam giới vì thế họ luôn là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong gia đình.
Người chồng luôn nắm giữ quyền lực, là người trụ cột trong gia đình.
Một quan điểm khác của lý thuyết xung đột có liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình
dựa trên vấn đề về bất bình đẳng giới. Một số nhà theo thuyết bình quyền cho rằng nơi nào
bất bình đẳng giới tồn tại thì nơi đó có một hệ thống xã hội gia trưởng bởi nó điều chỉnh và
chấp nhận tình trình bạo lực gia đình như là một hình thức của việc nô dịch hóa phụ nữ
6
trước nam giới. Về cơ bản, nam giới thường bảo vệ nguồn lực vượt trội của mình trước
những người yếu thế hơn và rất nhiều nguồn lực trong số đó chỉ ra rằng người phụ nữ “ nên
an phận vị trí của mình”.

Quan điểm này giải thích cho việc các chị em phụ nữ Việt Nam khi bị bạo lực do
chính người chồng của mình thì rất ít khi đưa ra chính quyền giải quyết mà họ thường âm
thầm chịu đựng sự hành hạ của người chồng về thể xác lẫn tinh thần, khi vụ việc được đưa
ra pháp luật thì những người phụ nữ đó đã mang những vết thương quá lớn. Một điều mà ở
xã hội Việt Nam chúng ta đang gặp phải đó là coi việc bạo lực gia đình là một vấn đề bình
thường của xã hội mà chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của nó mang lại. Xem
việc bạo hành gia đình là việc riêng của mỗi gia đình mà không có sự can thiệp hay lên
tiếng bảo vệ cho người phụ nữ, góp phần vào việc đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình.
Một xã hội còn chịu những tàn dư của xã hội phong kiến vẫn còn ảnh hưởng nặng nề
tới tư tưởng của mọi người, vị trí của người phụ nữ vẫn chưa được coi trọng, nam giới vẫn
là người có quyền hành, địa vị trong xã hội. Chính vì thế mà bạo lực gia đình xảy ra vẫn
chưa được xã hội quan tâm, người chồng cho mình cái quyền được dạy vợ theo kiểu hành
hung, đánh đập trong khi người vợ luôn phải cắn răng chịu đựng vì sợ mọi người xa lánh,
sợ điều tiếng trong mắt mọi người. Chính vì thế bạo lực gia đình vẫn hàng ngày xảy ra
trong các gia đình hiện nay để lại ảnh hưởng nặng nề cho xã hội.
Điều đáng quan tâm ở đây là mối quan hệ giữa các nạn nhân bị bạo lực tình dục
với các kẻ hành hung họ lại có mối quan hệ khá thân thiết, nạn nhân và kẻ phạm tội có thể
đã đính hôn, cùng sống chung trong một mái nhà vì thế khi tình trạng bạo lực gia đình xảy
ra rất ít trường hợp được phát hiện và bị xử lý nếu như người trong cuộc không tố cáo vơi
các cơ quan chức năng.
Bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề cấp thiết trong xã hội, nó để lại hậu quả nặng
nề cho gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước đã có nhiều quan
tâm tới vấn đề bạo lực gia đình, đặc biệt là Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam đã có nhiều
hoạt động tích cực trong công tác tuyên truyền luật phòng, chống bạo hành gia đình cũng
như nâng cao ý thức bảo vệ mình cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên do đặc thù của nền văn
hóa – xã hội còn mang nhiều tàn dư của chế độ phong kiến nên việc hạn chế và đẩy lùi tình
trạng bạo lực gia đình là một bài toán khó giải cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của
các cơ quan ban ngành có liên quan.
7
4. Nội dung chính

4.1. Các hình thức bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình xảy ra với nhiều hình thức trong đó bao gồm có các hình thức
chủ yếu như: tấn công thân thể, tấn công tình dục và ngược đãi tâm lý nạn nhân, theo đó:
Thứ nhất, bạo lực nhìn thấy hay còn gọi là bạo lực thể xác như: tát, đấm, cấu,
véo, đe dọa hoặc tấn công vào người khác, hành hung và gây thương tích cho nạn nhân.
Đây là hình thức bạo lực chủ yếu do sức mạnh cơ bắp để dạy bảo các thành viên trong gia
đình. Hình thức này đa số do nam giới sử dụng là chủ yếu.
Thứ hai, tấn công tình dục là các hành vi cưỡng ép, làm tình trong khi nạn nhân
không muốn. Một số kẻ dung các vũ khí tấn công vào vùng kín nạn nhân hay không cho
nạn nhân dung thuốc tránh thai hay bao cao su khi quan hệ tình dục. Các nạn nhân trong
trường hợp này không giám nói ra vì vấn đề thầm kín và tự chịu đựng. Theo nghiên cứu về
bạo lực tình dục và nguy cơ nhiễm HIV: Nhận thức từ cộng đồng do Trung tâm Nghiên cứu
và Ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) công bố ngày
26.6, đã chỉ ra rằng: Phụ nữ là nạn nhân của Bạo lực tình dục đang ngày một gia tăng. Có
đến 30% phụ nữ bị cưỡng ép tình dục.( Bạo lực tình dục trong gia đình: Người vợ phải
hứng chịu, báo mới.com)
Thứ ba, bạo lực tinh chủ yếu là dùng những ngôn ngữ thậm tệ để dày vò,chì chiết
tinh thần nạn nhân ( đây là hình thức được sử dụng phổ biến hiện nay, loại hình thức này
gây sa sút nghiêm trọng về tinh thần cho các chị em phụ nữ). Đặc biệt loại hình này đang
có xu hướng gia tăng. Theo một nghiên cứu của Trung Tâm tư vấn Tình Yêu, hôn nhân và
gia đình tại Thành Phố Hồ Chí Minh thì trong 1665 vụ bạo hành gia đình có 43,6% phụ nữ
bị bạo hành về thể xác, 55,3% vụ bạo hành về tinh thần và 1,6% bị bạo hành về tình dục (
Tạp chí Tâm Lý Học số 5, 5/2008).
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng là sự phản
ánh cuộc khủng hoảng của gia đình, bất đồng quan điểm và cả sự suy thoái về các chuẩn
mực đạo đức.
4.2 Phân chia theo nạn nhân
Các hành vi bạo lực gia đình cũng được phân chia cũng được phân chia theo nạn
nhân, trong đó:
Bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng là hình thức bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng,

8
đây là một kiểu bạo hành chủ yếu chiếm phần lớn trong cuộc sống gia đình hiện nay. Hình
thức bạo hành này chỉ tính chung vào nạn nhân của bạo hành là bạn tình hoặc vơ/chồng.
Người bị bạo hành chịu nhiều hình thức bạo hành như: bị đánh đập, tát, kéo, ép quan hệ
tình dục mà khồn muốn
Bạo lực với trẻ em bao gồm các hành vi sử dụng bạo lực với trẻ em như: tát, đánh
đập, các hành vi gây đau đớn về thể xác cũng như tinh thần cho trẻ em.
Bạo lực với người già là các hành vi như sử dụng sức khỏe để dọa nạt, gây áp lực
để làm theo ý mình, các hành vi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần
Bạo lực xã hội: ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế
nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.
4.3. Bạo lực trong quan hệ vợ chồng
Nạn bạo lực gia đình trong xã hội hiện đại với nhiều yếu tố tác động đã không
ngừng tăng lên theo các năm, đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về nạn bạo lực gia đình hiện
nay ở Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy nạn bạo lực gia đình đang có xu hướng tăng lên
ở mức báo động. Trong đó, quan hệ vợ chồng là quan hệ phức tạp và thường xuyên xảy ra
mâu thuẫn trong gia đình. Điều đó có làm cho tình trạng bạo lực xảy ra ở nước ta ngày
càng tăng. Bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng, thường có 3 hình thức:
4.3.1. Bạo lực thân thể
Rất nhiều cảnh tượng đau lòng đổ lên đầu người phụ nữ, họ bị xúc phạm, bị lăng
nhục, bị hành hạ Thân thể mảnh mại, mềm yếu của họ là nơi mà người chồng thả sức hạ
cơn tức giận bằng những cú đấm, những trận đòn roi. Thật sự không khỏi chạnh lòng khi
chúng ta đang được sống trong một thời đại mà quyền bình đẳng về giới tính được nhắc
đến nhiều nhất nhưng đâu đó lại xuất hiện cảnh người chồng hành hạ, đánh đập người vợ.
Không ít trong chúng ta đều hiểu được hậu quả khôn lường của nạn bạo hành mà
người phải gánh chịu trực tiếp đó chính là chị em phụ nữ. Họ bị sa sút, bạc nhược, khủng
hoảng tinh thần, họ không còn đủ sức mạnh để làm ăn sinh sống, chăm sóc gia đình. Đã có
nhiều người nghĩ đến và đi đến con đường tự huỷ hoại mình để tìm đường giải thoát. Họ
mất hết sự sáng suốt, tự tin và nhiều khi quay lại tự trách móc mình.
Hàng ngày, hàng giờ chỉ cần lên mạng đọc báo, tin tức chúng ta không khỏi giật

9
mình khi mà tình trạng bạo lực gia đình ngày càng nhiều. Những vụ bạo hành mang tính
chất côn đồ, dã man càng ngày diễn ra càng nhiều mà những kẻ gây tội đó lại chính là cha,
là chồng của nạn nhân.
Với tư tưởng trọng nam khinh nữ, phong kiến người chồng cho mình cái quyền được
dạy bảo vợ cộng với sự thiếu hiểu biết của pháp luật nhũng người phụ nữ bị chồng bạo
hành luôn tự chịu đựng một mình, “ Xấu chàng hổ ai” mà họ không giám báo cho các cơ
quan pháp luật. Và với Việt Nam chúng ta lại quan niêm rằng bạo lực gia đình là chuyện
riêng của mỗi gia đình nên hàng xóm láng giềng dù có thấy bạo lực gia đình đang xảy ra thì
vẫn không vào can ngăn, không tìm cách can kiệp nên việc áp dụng luật phòng, chống bạo
lực gia đình là rất khó, Bạo lực gia đình vẫn có đất để tồn tại và không ngừng gia tăng.
Theo thống kê của wikipedia có 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo
lực gia đình. Trong 5 năm từ 2000-2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi
đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn ở Việt Nam.(Bạo
lực gia đình, Wikipedia ( bách khoa toàn thư mở )
Một cuộc nghiên cứu của Quốc Gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
( do tổng cục thống kê với sự hỗ trợ của WHO ) năm 2010, đã đưa ra những phát hiện như
sau:
Tỷ lệ bạo lực thể xác do người chồng gây ra cho phụ nữ ở Việt Nam từng kết hôn
như sau: 32% bị bạo lực thể xác trong cuộc đời và 6% bị bạo lực thể xác trong vòng 12
tháng trước điều tra ( bạo lực hiện tại ).
Đối với bạo lực tình dục: Trong số phụ nữ từng kết hôn, tỷ lệ bạo lực trong cuộc
đời và trong vòng 12 tháng trước điều tra lần lượt là 10% và 25%.
Kết hợp 2 loại bạo lực thể xác và bạo lực tình dục, 34% Phụ nữ cho biết đã bị bạo
lực thể xác hoặc bạo lực tình dục do chồng gây ra ít nhất một lần trong đời, trong khi đó
9% cho biết bị bạo lực tình dục hay thể xác trong vong 12 tháng trước điều tra ( Sách xã
Hội Học Gia Đình, tr185, Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm)
Theo Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được
Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố tháng 11/2012, cứ ba phụ nữ có gia đình
hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34 phần trăm) cho biết họ đã từng bị chồng

mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải
10
chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%.
Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng – thể xác,
tình dục và tinh thần, thì có hơn một nửa (58%) phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn
nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị
người khác lạm dụng.( Nghiên cứu Quốc Gia về bạo lực gia đình đối với Phụ Nữ Việt
Nam, Tổng cục thống kê)
Điều đáng nói ở đây là mặc dù biết mình đang bị bạo lực gia đình nhưng đa số chị
em phụ nữ lại chọn cách im lặng mà không đưa ra chính quyền hay pháp luật xử lý. Những
người phụ nữ đó dợ sự kì thị của xã hội, láng giềng và mọi người xung quanh. Nhiều người
giữ im lặng vì họ cho rằng bạo lực trong quan hệ vợ chồng là một điều ‘bình thường’ và
người phụ nữ cần bao dung, nhẫn nhịn chịu đựng để gìn giữ sự êm ấm cho gia đình.” Thực
tế là cứ hai phụ nữ tham gia nghiên cứu thì có một người cho biết trước khi tham gia trả lời
phỏng vấn phục vụ nghiên cứu này, họ chưa từng nói cho ai biết về việc bị chồng mình bạo
hành.
Ở Việt Nam, cứ bốn phụ nữ từng bị chồng bạo hành thể chất hoặc tình dục thì có một
người cho biết họ phải chịu đựng những vết thương trên cơ thể và hơn một nửa trong số
này cho biết họ đã bị thương tích nhiều lần. So với những phụ nữ chưa từng bị bạo hành thì
những người đã từng bị chồng bạo hành có nhiều khả năng bị bệnh tật và sức khỏe kém
hơn gần hai lần và khả năng nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn gấp ba lần.
Đáng bàn hơn nữa cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ đang mang thai cũng có nguy
cơ bị bạo hành và đã từng bị bạo hành gia đình. Theo báo cáo nghiên cứu, khoảng 5 phần
trăm phụ nữ từng có thai cho biết họ đã bị đánh đập trong thời gian mang thai. Trong hầu
hết các trường hợp này, họ đã bị chính người cha của đứa trẻ mình đang mang trong bụng
lạm dụng. Vụ án người chồng Nguyễn Văn Hiệp (SN 1986, ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội)
giết vợ khi vợ đang mang thai đã để lại nhiều nỗi đau cho cả người bị hại và bị cáo. Nhưng
đau lòn hơn cả là một sinh linh bé nhỏ đã không kịp chào đời vì chính người cha của mình.
Chỉ vì đang chơi xóc đĩa với bạn bè thì chị Cao Thị Hồng (SN 1987, vợ Hiệp, đang mang

thai đứa con thứ hai ở 5 đến 6 tuần) sang, khi thấy chị, Hiệp bắt chị đưa tiền nhưng chị
Hồng không đưa và khi về nhà Hiệp cho rằng chị sang phá đám đã đá vào gáy chị Hồng,
11
làm chị ngã nhào từ hiên nhà xuống nền bê tông, gây chấn thương sọ não và tử vong sau
đó. Mặc dù biết vợ mình đang mang thai mà người chồng sẵn sàng hạ cẳng chân, cẳng tay
với người vợ của mình. Luật pháp đã trừng trị kẻ gây tội nhưng lương tâm của một người
cha có thể sẽ không bao giờ tha thứ được bởi chính hành động vô nhân tính của mình gây
ra.
4.3.2 Bạo lực tình dục
Bao lực tình dục xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong cuộc sống nhưng nguyên
nhân chính đó là do rượu bia hay sử dụng các chất kích thích mà không kiểm soát được
hành động thú tính của bản thân. Việc ép quan hệ tình dục có thể do ghen tuông mù quáng.
Việc chịu ảnh hưởng trọng nam khinh nữ cũng tác động không nhỏ tới hình thức bạo lực
này. Người chồng cưỡng bức vợ mình quan hệ tình dục thường xuyên với mong muốn có
con trai để nối dõi tông đường.
Bạo lực tình dục không chỉ xâm phạm nghiêm trọng đến thân thể của người phụ nữ,
gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bị hại mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của nạn
nhân. Những người bị bạo lực tình dục có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý sau này. Tình
trạng bạo lực tình dục đang ngày càng có nguy cơ gia tăng khi mà nạn nhân của bạo lực
tình dục thường che giấu vì cho rằng đây là chuyện thầm kín, chuyện tế nhị riêng tư của
mỗi gia đình, không nên mang ra phơi bày cho mọi người Chính vì thế mà bạo lực tình dục
là vấn đề khó giải quyết khi mà những người trong cuộc không chịu đưa ra pháp luật xử lý.
. Theo nghiên cứu về bạo lực tình dục và nguy cơ nhiễm HIV: Nhận thức từ cộng
đồng do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành
niên (CSAGA) công bố ngày 26.6, đã chỉ ra rằng: Phụ nữ là nạn nhân của Bạo lực tình dục
đang ngày một gia tăng. Có đến 30% phụ nữ bị cưỡng ép tình dục trong gia đình.( Bạo lực
tình dục trong gia đình: Người vợ phải hứng chịu, báo mới.com)
Đã có rất nhiều câu chuyện đau lòng về bạo lực tình dục xảy ra, song hầu hết những
người phụ nữ đó luôn giấu nỗi đau bất hạnh trong câm lặng. Họ trở thành những “ nô lệ
tình dục” của chồng mình với những nỗi đau về thể xác và tinh thần mà không giám nói ra.

Chị Minh Phượng, Quận 11 Thành Phố Hồ Chí Minh trong bài viết “ Bạo hành tình
dục, bất đắc dĩ” của báo Tiếp Thị & Gia Đình đã góp một phần nào đó nói lên những nỗi
12
đau của người vợ khi chồng mình bạo lực tình dục và một phần nào đó thay đổi nhận thức
của chúng ta trong vấn đề bạo lực tình dục. Ngay đêm tân hôn, chị Phượng đã phải đối mặt
với bi kịch của đời sống gối chăn do tính cách lạ lùng của anh Ngọc Hòa, chồng chị.
Những lúc quan hệ tình dục với vợ anh thường buộc chị phải buộc, trói, đánh, quật vào
chính mình. Càng đau anh càng phấn khích, trong khi đó chị Phượng lại cảm thấy rã rời cả
tinh thần lẫn thể xác. Lâu ngày chuyện chăn gối trở thành cực hình đối với chị. Điều đáng
nói ở đây là đã nhiều lần chị có ý định ly hôn nhưng lại không thể ly hôn, chị vẫn âm thầm
chịu đựng mà không giám nói với chồng hay tìm cách giải quyết. Khi không còn chịu đựng
được nữa chị lại tìm cách trốn tránh không quan hệ với chồng bằng cách thường xuyên
nhận đi công tác xa nhà.
Việc làm của chị một phần nào đó giống với nhận thức của nhiều phụ nữ trong xã
hội khi mà họ bị bạo lực tình dục thì lại không giám đứng ra giải quyết mà âm thầm chịu
đựng hay lại tìm cách trốn tránh.
4.3.3. Bạo lực tinh thần
Bạo lực tinh thần được coi là một hình thức phổ biến trong tương lại. Đây là loại
bạo hành có nhiều ưu điểm như: gọn nhẹ, nhanh chóng, không gây thương tích cho nạn
nhân nhưng ngược lại nó lại khoét sâu vào tâm trí của nạn nhân, nạn nhân phải chịu sự dày
vò về tinh thần. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến suy sụp tinh thần và có thể dẫn đến trầm
cảm.
Theo “Báo cáo nghiên cứu, khảo sát bạo lực gia đình tại một số tỉnh, thành phố“ năm
2006 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội công bố tháng 3/2007. Tại cộng đồng,
trung bình mỗi gia đình có 25% xảy ra bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ thường
sử dụng bạo lực tinh thần hơn nam giới. Bạo lực tinh thần gây ra những tổn thương
sâu sắc và lâu dài nhất, ảnh hưởng mạnh đến đời sống tình cảm tâm lý của nạn nhân (
Phụ nữ bạo lực tinh thần nhiều hơn nam giới, Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, Việt báo.vn)
Bạo lực tinh thần không chỉ gây tổn thương lên nạn nhân trực tiếp mà còn ảnh hưởng
đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Không khí căng thẳng trong gia

đình sẽ khiến tâm lý trẻ không ổn định, có thể gây lệch lạc về nhận thức cũng như sự phát
triển thể chất của trẻ.
13
Trong khi đó, bạo lực tinh thần lại khó phát hiện và xử lý vì không để lại "tang
chứng, vật chứng" trên cơ thể nạn nhân, lại có chiều hướng gia tăng khi kinh tế - xã hội
phát triển.
Với tư tưởng cam chịu không ít người phụ nữ đã sống hết cuộc đời làm mẹ, làm vợ
trong sợ hãi và đau đớn mà không tìm thấy được chỗ dựa tinh thần cũng như sự bảo vệ của
pháp luật.
4.4. Bạo lực giữa cha mẹ và con cái
Bạo lực gia đình xảy ra phổ biến đối với phụ nữ nhưng trẻ em cũng là nạn nhân của
bạo lực gia đình. Cứ bốn phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có một người cho biết con của họ
đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng bạo lực gia đình là
một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Những trẻ em sống trong gia
đình bị bạo hành thì có các hành vi khác so với những trẻ em khác.( Nghiên cứu Quốc Gia
về bạo lực gia đình đối với Phụ Nữ Việt Nam, Tổng cục thống kê)
Trong những gia đình mà người chồng có tính bạo hành, ngoài nạn nhân là người vợ
thì con cái là nạn nhân thứ hai phải gánh chịu hậu quả này. Chúng bị tổn thương về mặt thể
xác lẫn tinh thần, đây cũng là nguyên nhân dẫn trẻ đến con đường phạm tội. Những đau
khổ và mất mát ấy không chỉ ảnh hưởng đến gia đình nạn nhân mà nó còn gây nguy hại đến
toàn xã hội.
Tình trạng bạo lực gia đình xảy ra đe dọa đến nguy cơ tan vỡ gia đình, những đứa trẻ
sống trong ngôi nhà không hạnh phúc, chứng kiến những cảnh đau lòng từ chính người cha
của nó đang hành hạ, gây ra cho gia đình thì khó có một tuổi thơ đẹp đẽ, không chỉ thế
những cảnh tượng như thế có thể dẫn đến những hành vi sai trái cho trẻ sau này. Có những
vụ bạo hành đau lòng từ chính người cha, người mẹ gây ra cho con mình đáng lên án,
những hành vi thú tính như cưỡng bức con đến khi có thai, đánh đập, hành hạ con mình
không thương tiếc, những hành vi đó đang bị xã hội lên án mạnh mẽ và cần sự trừng tri
nghiêm khắc của pháp luật, những đứa trẻ sống trong gia đình như thế làm sao có thể phát
triển được toàn diện cả về thể xác lẫn tinh thần. Chưa kể những hành vi đó sẽ ám ảnh các

em cho mãi sau này mà hậu quả rất nặng nề. Mới đây thôi, khi báo đài và các phương tiện
truyền thông đại chúng đưa tin về vụ Cháu bé Vũ Quốc Linh (3 tuổi, trú tại thôn 6, xã Tế
Thắng, Nông Cống, Thanh Hóa) bị bỏng xăng rất nặng, nguy kịch đến tính mạng. Nhìn
14
những vết bỏng trên khuôn mặt cháu bé, khôn mặt bị biến dạng không còn nhìn rõ,những
tiếng khóc đau đớn của cháu khi phải liên tục ghép da lên vùng bị bỏng chúng ta không ai
có thể cầm được nước mắt khi mà một đứa bé 3 tuổi phải chịu đựng. Ở cái tuổi mà cháu
đang hồn nhiên, ngây thơ, đang chập chững những bước đi đầu đời thì cháu lại phải nằm
viện với những vết thương khó lành lại và sẽ theo cháu mãi mãi trong cuộc sống sau này
Theo kết quả khám bệnh cháu bị bỏng xăng rất nặng, gần 40% cơ thể. Cháu được cứu sống
qua cơn nguy kịch nhưng phải tháo bỏ cả 10 đốt ngón tay. Điều đáng nói, đây không phải
là lần đầu Quang có ý định đốt con mà trước đó Quang đã một lần dội xăng vào người con
trai nhưng chưa kịp đốt thì cháu bé được cứu. Kẻ gây ra hành động dã man, vô nhân tính
này chính là người cha của cháu, chỉ vì giận vợ mình, người cha mang tên Vũ Văn Quang
đã không ngần ngại bê cả can xăng đỗ lên người cháu bé. Cháu còn quá nhỏ để hiểu và cảm
nhận hết nỗi đau này, cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần sẽ theo cháu mãi mãi. Thời gian
trôi đi những vết bỏng trên khuôn mặt của cháu có thể liền lại nhưng vết thương trong lòng
khi mà cháu cảm nhận được những vết thương này là do người cha của mình gây nên thì
cháu sẽ cảm thấy như thế nào. Động lực nào để cháu có thể bước tiếp trong cuộc đời khi
mà những người thân đã gây ra cho cháu.
Nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình có tới 90% là nữ giới. Phần còn lại hầu hết
là trẻ em. Rồi lịêu rằng sau này những đứa trẻ sống trong những gia đình bị bạo hành đó có
thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn không khi mà kí ức tuổi thơ của các cháu luôn bị đánh
đập, cưỡng bức, chịu những vết thương quá lớn như thế.
Tình trạng bạo lực gia đình xảy ra với người già ngày càng nhiều, theo Viện Nghiên
cứu Người cao tuổi Việt Nam đã có một cuộc khảo sát thực trạng bạo lực gia đình ở một số
tỉnh miền Nam. Kết quả rất đau lòng có tới 90% số người cao tuổi được hỏi cho biết đã
từng bị con cháu bỏ rơi và không được chăm sóc, 50% người già bị con cái nhốt trong nhà.
Và theo nhiều thống kê khác thì các con số về bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Đây là
một thực trạng đáng báo động. ( Đau lòng chữ "Hiếu" thời hiện đại, Theo người đưa tin,

Báo 2sao.net )
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động những người con sẵn sàng đuổi cha
mẹ ra ngoài đường nằm giữa trời giá rét, đuổi cha mẹ, bắt cha mẹ đi ăn xin để mình không
phải nuôi, con cái tranh nhau nuôi cha mẹ chỉ vì muốn được hưởng toàn bộ tài sản cha mẹ
15
để lại. Những hình ảnh đó thực sự rất đau lòng khi mà nước Việt Nam chúng ta luôn đặt
chữ " Hiếu" lên hàng đầu thì bây giờ nó đang bị mai một dần đang đánh mất dần đi chỉ vì
đồng tiền hay sợ phải chăm khóc bố mẹ khi tuổi già, sức yếu. Đã không ít lần cộng đồng xã
hội lên án những hành vi con cái ngược đãi cha mẹ dã man, thương xót cho những người
cha, người mẹ cần mẫn làm lụng chăm sóc con cái trưởng thành có công ăn việc làm ổn
định thì lúc cuối đời lại không có một nơi nương thân lúc tuổi già. Trường hợp cụ Ngô Vi
N, 87 tuổi ở Núi Trúc ( Ba Đình, Hà Nội ) bị chính con gái và cháu rể trải chiếu đặt ra vỉa
hè, đuổi cụ ra khỏi nhà. Cụ bị phơi nắng hơn 10h đồng hồ, trước sự phẫn nộ và bức xúc của
dư luận và sự tham gia của chính quyền, cụ mới được con gái và cháu rể đưa về căn nhà cũ
ở phố Chùa Bộc. Ở cái tuổi 87 đáng lẽ ra cụ được ở bên cạnh con cái chăm sóc, vui khở
ống hết những này tháng còn lại thì cụ lại bị chính những người con mình nuôi lớn đuổi ra
khỏi nhà. Nuôi 7 người con ăn học đầy đủ đến lúc già thì các con của cụ lại đùn đẩy cho
nhau mà không muốn nuôi vì sợ ảnh hưởng tới cuộc sống của mình.
Những câu chuyện nhói lòng về cha mẹ già bị con cái ngược đãi không còn hiếm
gặp ở khắp các tỉnh thành từ đô thị đến nông thôn. Gần đây, một loạt các câu chuyện
thương tâm khi bố mẹ bị con cái phó mặc hoàn toàn cho người giúp việc chăm sóc và
không mảy may quan tâm, thậm chí cho đến lúc chết. Hiện trạng này như một tiếng chuông
cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức trầm trọng của con người trong xã hội hiện đại.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình xảy ra ngày càng nhiều
trong xã hội hiện nay, nguyên nhân sâu xa là do những tàn dư của chế độ phong kiến để lại,
tư tưởng " trọng nam khinh nữ" và lối cư xử gia trưởng phong kiến vẫn còn tồn tại rất nhiều
ở các gia đình. Người đàn ông luôn là người nắm quyền thế trong gia đình, được phép dạy
vợ mình. Không chỉ thế khi mà xã hội phát triển, mỗi thành viên trong gia đình có những
công việc riêng của mình, những vấn đề trong gia đình khó có thể giải quyết dẫn đến tình
trạng rạn nứt, khiến cho các gia đình thiếu gắn bó và không tìm được tiếng nói chung trong

gia đình. Điều đó có thể dẫn đến những bất hòa trong gia đình và nhiều khi mâu thuẫn quá
dẫn đến việc giải quyết bằng những hành động bạo lực. Trong khi đó người vợ trong gia
đình lại luôn cam chịu và cho rằng đó là việc của gia đình mình không giám nói ra sợ hàng
xóm chê cười," xấu chàng thì hổ ai" điều đó dẫn tới việc bao che cho những hành động sai
trái của chồng mình mà không chịu đưa ra cho chính quyền giả quyết. Với tư tưởng cam
chịu đó, họ luôn phải sống trong sợ hãi, đau đớn cả tinh thần lẫn thể xác mà không giám
16
nói ra. Chính việc cam chịu và sự suy nghĩ rằng việc gia đình thì chỉ cần giải quyết trong
gia đình đã lam cho tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng.
Một điều đáng bàn đó là người Việt Nam với tư tưởng " đèn nhà ai nhà nấy rạng" đã
không can thiệp vào chuyện chống lại bạo lực gia đình mà coi đó như việc quá bình thường
trong xã hội. chính Việc đó dã góp tay vào việc làm cho nạn bạo lực gia đình gia tăng.
Trong nền kinh tế thị trường với những áp lực về công việc, về những vấn đề tà
chính tron gia đình cũng gây nên những căng thẳng trong gia đình. Khó khăn về kinh tế
làm nảy sinh bạo lực đối với phụ nữ. Những bươn chải trong cuộc sống, áp lực kinh tế đè
nặng lên vai của mỗi thành viên trong gia đình làm nảy sinh những căng thẳng, ức chế tinh
thần dẫn đến tranh cãi và cuối cùng nam giới có những hành động gây bạo lực với vợ.
Những mâu thuẫn trong dời sống vợ chồng cũng có thể dẫn đến bạo lực gia đình
như việc người vợ không đáp ứng đủ nhu cầu tình dục cho chồng, những tệ nạn xã hội rượu
chè, cờ bạc, mại dâm cũng làm cho mâu thuẫn vợ chồng tăng lên.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nạn bạo hành gia đình xảy ra
nhưng những hình thức đó mang nặng hình thức mà chưa đi sâu vào vấn đề. Chưa có sự
tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan để có biện pháp
ngăn chặn nạn bạo hành gia đình một cách triệt để. Việc tuyên truyền ý thức phòng, chống
nạn bạo lực gia đình vẫn chưa đi đến trực tiếp từng người dân. Điều đó đòi hỏi phải có sự
nỗ lực của toàn xã hội và đặc biệt là các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
5. Kết luận
Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng tình trạng bạo lực gia đình hiện nay là vấn đề
đáng báo động cho xã hội. Bạo lực trong gia đình đang xảy ra như là một phần có thể chấp
nhận được của cuộc sống gia đình. Đây chính là bản chất của nhận thức về tư tưởng phong

kiến, gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã bắt rễ sâu vào con người Việt Nam. Vấn đề đặt ra
là làm cho cộng đồng phải ý thức được rằng bạo lực gia đình không phải là chuyện nội bộ
trong gia đình và tạo ra nhận thức rằng vấn đề này đang tồn tại ngày càng có xu hướng gia
tăng và là một trở ngại lớn trong tiến trình hướng tới mục tiêu vì sự bình đẳng và phát triển
của phụ nữ.
Để ngăn chặn nạn bạo hành gia đình xảy ra thì việc cần làm là thay đổi tư duy và
17
thói quen tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội hiện tại. Điều đó đòi hỏi cần có sự
tham gia của tất cả chúng ta, các cá nhân, các tổ chức và toàn xã hội. Nâng cao năng lực
của các cán bộ cấp nhà nước trung ương và địa phương trong việc thực hiện luật phòng,
chống bạo lực gia đình và luật bình đẳng giới nhằm chấm dứt bạo hành gia đình hiện nay.
Tôi tin rằng với những biện pháp tích cực trong công tác phòng và chống nạn bạo
hành gia đình thì trong những năm tới nạn bạo hành gia đình sẽ giảm đi rõ rệt. Với những
hình thức răn đe mạnh tay của cơ quan pháp luật thì nạn bạo hành gia đình sẽ giảm xuống.
Để gia đình là nơi ấm áp. yêu thương với mỗi con người. Là nơi nuôi dưỡng và hình thành
những nhân cách tốt đẹp có ích co xã hội
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách xã Hội Học Gia Đình, trang 181-189, Th.s Lê Thái Thị Băng Tâm
2. Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sức khỏe sinh sản, của Đặng
Vũ Cảnh Linh, Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển
3. Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt nam hiện nay, Xuân hùng, Tài liệu.vn
4. Nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam, TS HOÀNG BÁ THỊNH (Trường Đại
học KHXH&NV, Việt Báo,Theo_TuoiTre).
5. Bạo hành gia đình- thực trạng nhức nhối, Trung Thu, báo Eva
6. Bạo lực tình dục trong gia đình: Người vợ phải hứng chịu, báo mới.com)
7. ( Tạp chí Tâm Lý Học số 5, 5/2008).
8. Bạo hành tình dục, bất đắc dĩ, báo Tiếp Thị & Gia Đình
9. Phụ nữ bạo lực tinh thần nhiều hơn nam giới, Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, Việt
báo.vn
4. Bạo lực gia đình tại Việt Nam: Cứ 3 người vợ thì 1 người từng bị chồng bạo hành,

BaóMới.com
4. Nghiên cứu Quốc Gia về bạo lực gia đình đối với Phụ Nữ Việt Nam, Tổng cục thống
kê)
18
5. Bạo lực gia đình, Wikipedia ( bách khoa toàn thư mở )
6. Đau lòng chữ "Hiếu" thời hiện đại, Theo người đưa tin, Báo 2sao.net
19

×