Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TIỂU LUẬN tài CHÍNH QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.32 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
KHOA: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
.......................

Tài chính quỐC TẾ

Nhóm 1 ,Lớp D01A2
Quảng Ngãi ,2014



Mục lục
Mục lục..................................................................................................................................................................... 2

A. LỜI MỞ ĐẦU:
Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Quá trình sản xuất và trao đổi phát triển mạnh mẽ qua từng thời kỳ. Ngày nay cùng với
việc hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, việc tiến hành các
quan hệ thương mại – tài chính giữa các quốc gia phải thông qua các đơn vị tiền tệ khác


nhau, tất yếu dẫn đến việc cần có sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm tạo ra chế độ tiền tệ
được các quốc gia chấp nhận trong lưu thông và thanh toán quốc tế. Từ đó hệ thống tiền
tệ quốc tế hình thành và việc tồn tại đồng tiền ngang giá chung là tất yếu khách quan.
B. NỘI DUNG:
I.
Quá trình hình thành.
Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, với công cụ lao động thô sơ, năng
suất lao động thấp, con người thường chỉ có một số sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày
săn bắn, hái lượm. Khi đời sống cộng đồng phát triển, ý thức phân công lao động được


hình thành và lượng sản phẩm dư thừa đã làm nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc.
Trong giai đoạn này, trao đổi sản phẩm mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng
phương thức trao đổi sản phẩm trực tiếp H – H’.Đây là bước tiến lớn để xã hội công xã
thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Tuy nhiên, quá trình trao đổi hàng hoá ở giai đoạn
này còn rất sơ khai và chủ yếu được thực hiện dựa trên nguyên tắc sự trùng khớp ngẫu
nhiên về nhu cầu sử dụng.Tức là đòi hỏi các cá nhân tham gia vào quá trình trao đổi hàng
hóa phải trực tiếp gặp nhau và đặc biệt là phải có sự phù hợp về nhu cầu trao đổi với
nhau.Ví dụ như một người cần vải vóc và có thóc phải gặp được người cần thóc và có vải
thì sự trao đổi hàng hoá mới có thể diễn ra.Như vậy, việc thực hiện giá trị của một hàng
hoá này phụ thuộc vào giá trị sử dụng của một hàng hoá khác. Ngoài ra, trong hình thức
trao đổi này người ta còn phải thoả thuận về tỷ lệ giá trị của hàng hoá, về số lượng hoá
trao đổi,. Cùng với việc cải tiến công cụ lao động và quá trình phân công lao động xã hội
ngày một sâu sắc hơn, nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, do đó, hình thái biểu hiện
giá trị của các hàng hóa không còn mang tính ngẫu nhiên nữa. Lúc này, hàng hoá trên thị
trường đã phong phú đa dạng hơn, đòi hỏi phạm vi trao đổi phải được mở rộng hơn. Sự
phát triển của quá trình trao đổi hàng hóa dẫn đến vật trung gian trong trao đổi hàng hoá
đã ra đời.Quá trình trao đổi được thể hiện dưới phương trình H-vật trung gian-H’. Ban
đầu vật trung gian hay vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp
được với nhiều hàng hoá thông thường khác. Đặc điểm của chúng là có giá trị sử dụng
thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản, vận chuyển và mang tính đặc thù địa phương. Về sau,


với sự phát triển của trao đổi, vật ngang giá chung chỉ giới hạn ở một số hàng hoá quý
hiếm và có ý nghĩa tượng trưng như da thú, vỏ sò, vòng đá,. Khi lực lượng sản xuất phát
triển, phạm vi không gian trao đổi hàng hóa được mở rộng, đồng thời, khi trao đổi hàng
hoá đã trở thành nhu cầu thường xuyên của con người thì tình trạng có nhiều vật ngang
giá chung đã gây khó khăn cho sự lưu thông trao đổi hàng hoá, khi đó vật ngang giá
chung bằng kim loại khẳng định được ưu thế và thay thế dần các vật ngang giá chung
khác. Kim loại đầu tiên được sử dụng làm vật ngang giá chung là sắt và kẽm, sau đó là
đồng và bạc. Đến đầu thế kỷ XIX, với những đặc điểm ưu việt của mình như tính quý

hiếm, tính dễ dát mỏng, chia nhỏ, tính lâu bền và gọn nhẹ.vàng bắt đầu đóng vai trò vật
ngang giá chung và hình thái tiền tệ được cố định ở vàng, gọi là “kim loại tiền tệ”. Như
vậy, khi vàng độc chiếm vị trí vật ngang giá chung thì cái tên “vật ngang giá chung” được
thay bằng “tiền tệ”. Có thể nói sự ra đời của vật ngang giá chung trong trao đổi đã đánh
dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ, đồng thời là bước chuyển hoá từ nền
kinh tế trao đổi trực tiếp sang nền kinh tế tiền tệ. Sự hoàn thiện từng bước của vật ngang
giá chung mà kết quả là sự xuất hiện của tiền tệ ở đầu thế kỷ XIX, không những phản ánh
số lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra thị trường ngày càng phong phú, mà còn phản
ánh trình độ sản xuất hàng hoá đã tiến bộ vượt bậc so với thời gian trước đây. Trải qua
tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng yêu cầu
ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế. Như vậy, có thể khẳng định rằng tiền tệ là một
phạm trù kinh tế lịch sử. Sự xuất hiện của tiền tệ là một phát minh vĩ đại của loài người
trong lĩnh vực kinh tế. Kể từ khi ra đời, tiền tệ đã trở thành tác nhân thúc đẩy nhanh
chóng các hoạt động giao lưu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế - xã hội. Theo
K.Mark: “Tiền tệ ra đời là một sự tất yếu khách quan, tiền tệ là sản phẩm tất yếu của quá
trình trao đổi, là hình thái giá trị phát triển cao nhất trong trao đổi”
II.
Tính tất yếu khánh quan.
1. Khái quát:
Các quốc gia, dân tộc đang chuẩn bị hành trang cho một kỷ nguyên mới mà một trong các
đặc trưng cơ bản là xu hướng hợp tác, liên kết giữa các Quốc gia để giải quyết các vấn đề
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường mang tính chất toàn cầu. Ngày nay trong
quá trình phát triển của mình, các quốc gia trên thế giới đang từng bước tham gia vào các


liên kết kinh tế quốc tế với nhiều mức độ khác nhau, đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi
bên. Chính các liên kết kinh tế quốc tế là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa khu vực
đang diễn ra hết sức sôi động trong những năm gần đây.
Liên kết kinh tế quốc tế chính là sự thành lập một tôt hợp Kinh tế quốc tế của các nước
thành viền nhằm tăng cường phối hợp và điều chỉnh lợi ích giữa các bên tham gia, giảm

bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy Quan hệ kinh tế quốc tế
phá triển cả bề rộng và chiều sâu. Quá trình Liên kết kinh tế quốc tế đưa tới việc hình
thành một thực thể kinh tế mới ở cấp độ cao hơn so với các mối Quan hệ kinh tế quốc tế
phức tạp và đa dạng.
Một trong những kết quả của quá trình liên kết là Tạo lập được một đồng tiền chung của
Các quốc gia thành viên (hoặc nếu không là một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định không
thể điều chỉnh, biên độ dao động bằng 0 và khả năng chuyển đổi vô hạn giữa các đồng
tiền của khu vực); đồng tiền chung được hình thành khi:
- Cần có tự do các dòng di chuyển vốn; và khi đồng tiền nà ra đời thì dòng di chuyển
vốn của các thành viên trên thế giới hoàn toàn không bị ràng buộc và tự do.
- Hình thành một hệ thống ngân hàng trung ương, tổ chức theo kiểu của Hệ thống
Dự trữ liên bang; NHTW này sẽ là cơ quan điều hành và đề ra các chính sách tiền
tệ đối với khu vực.
- Thành lập một “trung tâm quyết định chính sách kinh tế” chịu trách nhiệm tập
trung.
- Điều chỉnh kinh tế của các nước thành viên để hội nhập theo các tiêu chí thống
nhất
Cuối cùng, khi đồng tiền chung được hình thành thì các nước thành viên sử dụng đồng
tiền này được gọi là Liên minh tiền tệ - Một hình thức cao nhất của liên kết kinh tế Quốc
tế.
“ Đồng tiền chung là một đồng tiền được sử dụng chung cho các quốc qia thành viên, các
quốc gia để được là thành viên trong khối nước sử dụng đồng tiền chung cần thỏa mãn
các điều kiện mà khói thành viên quy định. Khi gia nhập đồng tiền chung các quốc gia sẽ
được hưởng nhận lợi ích cũng như những thách thức mà đồng tiền này mang lại”
2. Những lợi ích trong việc sử dụng đồng tiền chung.


Việc sử dụng đồng tiền chung mang lại lợi ích cho các nước thành viên cũng như cho nền
kinh tế:
Thúc đẩy mối liên kết kinh tế, tài chính, tiền tệ, thậm chí cả về chính trị

Giảm bớt chênh lệch giữ các quốc gia thành viên, thúc đẩy quá trình phát triển của các
nước mạnh mẽ và bền vững.
Việc luân chuyển tiền tệ, luân chuyển vốn dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Biên giới của đồng tiền chung được nới rộng hơn, công dân một nước có thể đi lại và sử
dụng cùng một đồng tiền trên lãnh thổ nước khác mà không cần phải chuyển đổi.
Đồng tiền chung ra đời giúp ngăn ngừa, kiểm soát khủng hoảng của khu vực.
Sự ra đời của đồng tiền chung giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việc
phá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia, cũng như việc các nhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự
khong ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn
khối.
Cung cấp thêm nguồn lực tài chính cho các quốc gia thành viên.
Giảm bớt sức nặng của đồng USD trong dự trữ của các nước nội khối cũng như của các
nước ngoại khối, do vậy giảm bớt rủi ro hơn.
Ngoài ra đối với mỗi đồng tiền chung riêng còn đem lại những lợi ích khác đến với nền
kinh tế.
3. Những khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền chung.
- Sợ suy thoái: Một nền kinh tế trong khu vực gặp biến động ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các
nền kinh tế xung quanh
- Mỗi quốc gia phải tuân thủ một số quy định chung về các chính sách tiền tệ và tài chính.
Điều này sẽ gây áp lực đến các quốc gia nhỏ và kém phát triển hơn.
- Sự khác nhau về chu kỳ kinh tế : Các quốc gia trong khu vực sử dụng đồng tiền chung có
chu kỳ kinh tế khác nhau hoặc đang ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ giữa sự bùng
nổ và suy thoái
- Ngôn ngữ khó khăn, khác nhau về mặt pháp lý và lực lượng lao động
- Mất chủ quyền quốc gia là bất lợi lớn nhất thường được nhắc đến liên minh tiền tệ.
- Chi phí cao: Chi phí một lần giới thiệu đồng tiền chung là rất đáng kể.
C. KẾT LUẬN:


Thiết lập được một đồng tiền chung ,đó là kết quả của quá trình hợp tác truyền thống, lâu

dài, tuần tự từ thấp đến cao . Các bước đi của nó điều rất thận trọng , dựa trên các cơ sở
thực tiễn để không gây ra những rủi ro , bất ổn trên thị trường thế giới.
Sự cố gắng giữa các thành viên trong ổn định tỷ giá hối đoái , thắt chặt tiền tệ , tăng
cường kỷ luật tài chính, ngân sách….. sẽ tạo nên sự đồng đều nhau hơn về mặt kinh tế
làm cho các nước thành viên xích lại gần nhau hơn , đồng nhất hơn , tạo cơ sở cho sự bền
vững của đồng tiền chung.
Danh sách nhóm :
Nguyễn Ngọc Phan Văn
Lê Lộc Đức
Trịnh Văn Trang
Trần Đình Lương
Võ Thị Như Ý (13540014)
Võ Thị Như Ý (13540013)
Hồ Thị Thanh Yên
Phạm Thị Trinh
Huỳnh Thị Thu Thiên
Lê Thị Hòa Mến



×