Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiểu luận tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.43 KB, 6 trang )

Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán
Khoa Tài chính- Ngân Hàng

Câu 1 : Trình bày các chức năng của tiền tệ ?
 Tiền là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá,

dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì cho rằng tiền tệ có 3 chức năng là chức
năng đơn vị tính toán giá trị , chức năng phương tiện trao đổi và chức năng phương tiện tích
lũy giá trị .
 Chức năng thước đo giá trị hay đơn vị thanh toán .

Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị hay đơn vị tính toán giá trị khi nó đo lường và
biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác .
Chức năng này của tiền tệ biểu hiện giá trị của hàng hóa thành tiền , tức là tiền tệ được sử
dụng làm đơn vị để đo giá trị của các hàng hóa , dịch vụ trong nền kinh tế , nhờ đó mà việc
trao đổi hàng hóa được diễn ra thuận lợi hơn .
Trong bất kỳ nền kinh tế tiền tệ nào việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mang
tính chất trừu tượng , vừa có tính pháp lý ,vừa có tính khế ước .
Để thực hiện chức năng đơn vị tính toán giá trị , tiền tệ phải thỏa mãn nhưng điểu kiện sau :
+Một là tiền phải có đầy đủ giá trị
+Hai là tiền phải có tiêu chuẩn giá cả
→Với chức năng này tiền tệ làm thuận lợi quá trình trao đổi hàng hóa , giảm chi phí
trong trao đổi do giảm được số giá khi trao đổi
 Chức năng phương tiện trao đổi .
Tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi khi làm môi giới trung gian trong quá trình
mua , bán hàng hóa và dịch vụ , đồng thời thực hiện các quan hệ thanh toán tiền hàng hóa
và dịch vụ , đồng thời thực hiện các quan hệ thanh toán tiền hàng hóa , dịch vụ của các chủ
thể khác nhau trong nền kinh tế .
Khi tiền tệ làm môi giới trung gian trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ , nó vận động đồng
thời và ngược chiều với sự vận động của hàng hóa theo công thức sau :



H-T-H
Ngoài khả năng làm môi giới trung gian trong các hoạt động trao đổi , tiền tệ còn thực hiện
các quan hệ thanh toán của nhiều chủ thể khác nhau trong nhiều lĩnh vực như các hoạt
Nhóm 6

trang 1


Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán
Khoa Tài chính- Ngân Hàng

động thu , chi của tài chính nhà nước ; các hoạt động tính dụng ; bảo hiểm ; các
quan hệ thanh toán giữa các tầng lớp dân cư ; ……….
Trong quá trinh thực hiện chức năng trao đổi , tiền tệ thể hiện các đặc trưng sau :
+Một là ,có thể sử dụng tiền mặt hoặc các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
+Hai là , có thể sử dụng tiền dấu hiệu
+Ba là , lưu thông chỉ chấp nhận một số lượng tiền nhất định
 Chức năng phương tiện tích lũy giá trị
Chức năng tích lũy giá trị của tiền tệ là tích lũy sức mua của các chủ thể trong nền kinh tế
cho đến khi có nhu cầu chi tiêu .
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện tích lũy giá trị khi tạm thời rút khỏi lưu thông và
trở về trạng thái tĩnh , chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai.
Trong thực tế có nhiều hình thức để tích lũy giá trị như : cổ phiếu , trái phiếu ,vàng , tiền tệ ,
bất động sản …… trong đó có nhiều hình thức tích lũy giá trị mạng lại cho người sở hữu một
mức sinh lời nhất định.
Thực hiện chức năng phương tiện tích lũy giá trị , các phương tiện chuyền tải giá trị phải
thỏa mãn các điều kiện sau :
+Một là , giá trị cất trữ phải được thể hiện bằng nhưng phương tiện hiện thực
+Hai là , giá trị cất trữ phải bằng các phương tiện được xã hội thừ nhận

+Ba là , giá trị cất trữ phải có thời hạn
Câu 2 : Trình bày các chức năng của tài chính ?
 Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới

hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ
tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi
điều kiện nhất định.
 Bản chất của tài chính được thực hiện cụ thể thông qua việc thực hiện các chức năng
của nó . Có thể có nhiều cách nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau , nhưng vì chức
năng là thuộc tính vốn có của tài chính nên có thể thấy tài chính có hai chức năng là
chức năng phân phối và chức năng giám đốc .
 Chức năng phân phối
Hoạt động của tài chính là hoạt động phân phối nên phân phối là chức năng vốn có của
tài chính , biểu hiện bản chất của tài chính , biểu hiện bản chất của tài chính trong đời
sống kinh tế - xã hội . Đây là khả năng khách quan sử dụng tài chính để phân phối của cải
của xã hội dưới hình thức giá trị . Nhờ chức năng phân phối của tài chính , các nguồn lực

Nhóm 6

trang 2


Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán
Khoa Tài chính- Ngân Hàng

tài chính được đưa vào nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau , đáp ứng nhu cầu
khác nhau , thỏa mãn nhưng lợi ích khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội
+ Đối tượng của phân phối là toàn bộ của cải của xã hội dưới hình thức giá trị , là tổng
thể các nguồn lực tài chính trong xã hội .
+ Chủ thể phân phối là những người có thể tham gia trực tiếp vào quá trình phân phối

của nguồn lực tài chính trong xã hội đáp ứng một trong các tiêu thức sau : có quyền sở
hữu các nguồn tài chính , có quền sử dụng các nguồn tài chính , có quyền lực chính trị ,
có sự ràng buộc các quan hệ xã hội
+ Kết quả phân phối của tàu chính là sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định
cho các mục đích khác nhau của các chủ thể trong xã hội , vừa tạo nên những thế năng
mới về sức mua , vừa sử dụng những thế năng về sức mua nhất định để đáp ứng các
nhu cầu và lợi ích khác nhau của các chủ thể phân phối
+Đặc điểm phân phối của tài chính có những đặc điểm sau : phân phối tài chính luôn gắn
liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định , phân phối tài chính chỉ
diễn ra dưới hình thức giá trị không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị , phân phối tài
chính bao hàm cả quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại
 Chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc là chức năng vốn có của tài chính , đó là khả năng khác quan sử
dụng tài chính làm công cụ kiểm tra giám đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng các chức
năng phương tiện thanh toán và chức năng phương tiện cất trữ của tiền tệ . Chức năng
giám đốc bắt nguồn từ bản chất của tài chính và có mối quan hệ biện chứng với chức
năng phân phối . Hoạt động của tài chính là hoạt động phân phối dưới hình thức giá trị ,
chính từ đó tạo ra khả năng và yêu cầu giám đốc bằng đòng tiền đối với quá trình thông
qua việc xem xét tính cần thiết , quy mô và hiệu quả của việc phân phối gắn liền với việc
tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định
+ Đối tượng giám đốc là toàn bộ quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ , quá trình
vận động của các nguồn tài chính
+ Chủ thể giám đốc cũng là chủ thể phân phối , đó là chủ sỡ hữu của các quỹ tiền tệ
+Kết quả của giám đóc trước hết là đảm bảo tính hợp lý của phân phối , đảm bảo sự
đúng đắn của việc tạo lập và tính hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền tệ
+ Đặc điểm của chức năng giám đốc : trước hết , chức năng giám đốc của tài chính
không đồng nhất với mọi khả năng giám đốc của đông tiền , chủ yếu sử dụng chức năng
phương tiện trao đổi và phương tiện tích lũy giá trị của đồng tiền . hai là giám đốc tài
chính có tính thường xuyên , liên tục , toàn diện , rộng rãi , kịp thời
Hai chức năng của tài chính có mối quan hệ chặt chẽ , hữu cơ với nhau làm tiền đề bổ

sung cho nhau
Câu 3 : Mô tả khái quát sơ đồ hệ thống tài chính của việt nam hiện nay ?
 Hệ thống tài chính ?
Nhóm 6

trang 3


Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán
Khoa Tài chính- Ngân Hàng

Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong lĩnh vực đó .
Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, hệ thống tài chính bao gồm các bộ phận hợp thành với tư cách là các tụ điểm tài chính.
Dưới đây là các yếu tố hợp thành hệ thống tài chính:

Tài Chính Nhà Nước

Tài Chính Doanh
Nghiệp

Thị Trường Tài
Chính

Các Định Chế Tài
Chính Trung Gian

Tài Chính Hộ Gia

Đình
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
 Tài chính nhà nước

Tài chính nhà nước là một khâu cso vị trí quan trọng đăch biệt trong hệ thống tài chính . Đặc
trưng của tài chính nhà nước là sự tồn tại các quỹ tiền tệ lớn gắn liền với thực hiện các chức
năng , nhiệm vụ của nhà nước . Đảm bảo cung ứng nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu tồn tại và
hoạt động của bộ máy nhà nước , đảm bảo an ninh quốc phòng , thực hiện chức năng quản lý
kinh tế - xã hội của nhà nước , thực hiện đường lối đối ngoại của nhà nước
Căn cứ vào tính chất , đặc điểm của hoạt động tài chính nhà nước , có thể chia thành các bộ
phận sau :
Nhóm 6

Tài chính chung của nhà nước
Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước
trang 4


Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán
Khoa Tài chính- Ngân Hàng
-

Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước
Tài chính của các doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ theo nội dung quản lý hay theo mục đích và cơ chế hoạt động của các quỹ thộc tài
chính nhà nước có thể chia thành các bộ phận :
-

Ngân sách nhà nước

Tín dụng nhà nước
Các quỹ ngoài ngân sách nhà nước

Trong các quỹ tiền tệ ngoài nhà nước bao gồm các quỹ bảo hiểm xã hội , quỹ hưu trí , quỹ
quốc qia giải quyết việc làm và các quỹ chuyên dùng khác của nhà nước.
 Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong tài chính , đặc trưng gắn liền với hoạt động sản
xuất kin doanh hàng hóa và dịch vụ . Tài chính doanh nghiệp là nơi thu hút nguồn tài chính
từ các khâu khác để hoạt động , đồng thời cũng chính là nơi tạo ra nguồn tài chính để cung
ứng cho các khâu tài chính khác .
Sự tạo lập các quỹ này ban đầu có thể dựa vào thị trường tài chính, thu hút vốn qua việc huy
động vốn cổ phần hay vay (phát hành trái phiếu, vay ngân hàng). Sau đó, các quỹ giá trị này
được bổ sung, tái tạo nhờ sự xuất hiện các nguồn tài chính trong doanh nghiệp thông qua
việc phân phối để tạo lập các quỹ bù đắp, các quỹ từ lợi nhuận. Mỗi quỹ giá trị trong doanh
nghiệp đều có vai trò nhất định, phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của
những người tham gia sản xuất, kinh doanh.
 Các định chế tài chính trung gian

Đặc trưng của chung của các định chế tài chính trung gian là gắn với việc hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ như là một tụ điểm của các nguồn tài chính trong quá trình vận động
trước khi được sử dụng cho các mục đích tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể khác nhau
trong nền kinh tế . Hoạt động của các định chế tài chính trung gian được thực hiện thông
qua các tổ chức tín dụng , các tổ chức bảo hiểm , các công ty tài chính và các quỹ trung gian
khác , trong đó quan trọng nhất là tín dụng và bảo hiểm
-

-

Nhóm 6


Tín dụng : Hoạt động của các tổ chức này gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ thông qua thu hút các nguồn tài chính nhàn rỗi theo nguyên tắc hoàn trả có thời
hạn và có lợi tức. Các quỹ này được các tổ chức tín dụng và công ty tài chính sử dụng
cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Bảo hiểm : Đây là hình thức tài chính nảy sinh trong việc giải quyết những rủi ro có thể
xảy ra trong sản xuất và đời sống xã hội. Hoạt động bảo hiểm được thực hiện thông qua
trang 5


Trường Đại Học Tài Chính – Kế Toán
Khoa Tài chính- Ngân Hàng

ngành bảo hiểm. Thông qua huy động, nó có tác dụng huy động nguồn vốn lớn
qua nhiều đối tượng và nhiều hình thức để cung ứng cho thị trường tài chính.

-

-

Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội
Là một khâu trong hệ thống tài chính , tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội có đặc
trưng cơ bản gắn liền với các quỹ tiền tệ chủ yếu gắn với tiêu dùng .
Quỹ tài chính của các hộ gia đình được hình thành từ các thu nhập, tiền lương của các
thành viên trong gia đình do lao động sản xuất, kinh doanh, do thừa kế tài sản, quà tặng.
Quỹ này trước hết dành cho tiêu dùng và khi có tiền nhàn rỗi sẽ tham gia các quỹ tín
dụng, góp cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu. Một phần trong quỹ này tham gia đóng góp
vào ngân sách nhà nước dưới các hình thức thuế và một phần tham gia các quỹ bảo
hiểm.
Quỹ tài chính của các tổ chức xã hội hiện nay chủ yếu được hình thành bằng tài trợ từ

ngân sách nhà nước. Nhưng trong thời gian tới phải dần dần hình thành từ các nguồn
như: hội phí, quyên góp ủng hộ của dân cư và các tổ chức, của người nước ngoài. Mục
đích của các quỹ này là phục vụ cho các mục tiêu hoạt động của các tổ chức xã hội. Khi
một bộ phận quỹ tiền tệ nhàn rỗi, nó có thể tham gia tích cực vào thị trường tài chính
theo các hình thức thích hợp.
Giữa các khâu của hệ thống tài chính có mối quan hệ ràng buộc trong việc tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền , do đó hợp thành hệ thống tài chính thống nhất . Đây là những mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau , tác động qua lại với nhau một cách trực tiếp thông qua thị
trường tài chính .

Nhóm 6

trang 6



×